Để Hôn Em Lần Nữa
Chương 31
Một lần nữa, Quỳnh rùng mình. Cô biết chắc anh ta sẽ lôi Đức vào câu chuyện nhưng không nghĩ câu hỏi lại… sỗ sàng và tọc mạch đến vậy.
- Tôi nghĩ đây là chuyện cá nhân – cô nói nhanh, không vấp nhưng cũng không thật mạch lạc.
Ý tứ của câu nói, thái độ quấy quá, bất hợp tác của Quỳnh khiến người đối diện nổi quạu:
- Tôi nghĩ thế này, tôi nghĩ thế khác. Em chỉ biết bản thân em thôi hay sao? Trong toà nhà này còn có bao nhiêu người, em biết không?
“Còn đến một tỷ người đi nữa thì cũng không ai rỗi hơi tự nhiên lôi tôi vào đây tra hỏi nói năng vô lý như anh", Quỳnh những muốn quăng thẳng câu ra đấy để đáp trả luận điệu chụp mũ của Đăng, nhưng cuối cùng, cô chỉ trình cho anh ta một bản rút gọn:
- Họ thì có liên quan gì đâu ạ!
- Sao không liên quan! – Đăng gắt gỏng – Em có biết em đang trở thành chủ đề cho người ta bàn ra tán vào không?
- Người ta nào? – Quỳnh cũng không ngần ngại đáp lại bằng giọng gắt gỏng không kém – Mà họ bàn tán cái gì cơ chứ?
- Cũng không có gì đặc biệt đâu – Đăng sục tay vào túi quần, mỉa mai – Chỉ là em xinh hay xấu, quê hay tỉnh, có xứng với Đức không, liệu bao giờ sẽ bị nó đá… vậy thôi.
Quỳnh hơi đờ ra, một lát sau mới mấp máy được một câu, không rõ là muốn nói một mình hay muốn hỏi người đối diện:
- Có nhất thiết phải ngồi lê đôi mách đến vậy không?
Đăng quay hẳn sang nhìn cô chăm chú, như muốn tìm hiểu xem mấy tiềng lầu bầu đầy bất bình kia nhằm đến ai. Đúng lúc đó, Quỳnh cũng ngẩng lên, và anh đột nhiên nín thở. Tại sao trải qua bốn năm với không ít phiền muộn, gương mặt cô vẫn còn giữ nguyên nét trẻ thơ khiến người ta mềm lòng như vậy? Gò má lấm tấm những đốm tàn nhang nâu nhạt, đôi mắt đen trong sáng chứa đựng ánh nhìn vừa bối rối vừa hoang mang của cô khiến Đăng cùng lúc cảm thấy lòng mình có cả lửa và nước, bồn chồn nóng nảy nhưng cũng rất êm dịu…
Cảm thấy mối đe doạ rõ rệt từ cái nhìn lạ mà quen của Đăng, Quỳnh nhích xa thêm một bước, đồng thời nhìn ra phía cửa như muốn tính đường tháo chạy. Giọng cô run run:
- Chúng tôi không có gì đâu. Chỉ là… chỉ là…
Đăng tự nhiên thấy buồn cười. Những cảm giác khó chịu vô cớ đeo bám anh từ sáng nay bỗng chốc tan biến cả, chỉ vì mấy câu lắp bắp chẳng đâu vào đâu của cô nhóc này. Anh rút trong túi quần ra một phong bì nhỏ dán kín, đặt lên mặt bàn rồi đẩy về phía Quỳnh:
- Em cầm cái này đi.
Phong bì làm bằng loại giấy dày và sần, muốn biết bên trong có gì, người nhận phải mở hẳn ra chứ không thể sờ hay soi ra ánh sáng rồi đoán. Quỳnh mới chạm ngón tay vào một góc định bóc thì Đăng đã khoát tay ngăn lại:
- Để lát nữa hãy mở… Ừm… tôi về phòng trước đây.
Nói xong những lời dịu dàng hiếm hoi ấy, Đăng quay người đi nhanh về phía cửa. Quỳnh không biết phải làm gì, cô như một nạn nhân vừa bị cướp giật ngoài đường mà không thể hô hoán hay truy đuổi, chỉ dùng cặp mắt ngơ ngác của mình dõi theo cho đến khi không còn thấy anh ta đâu nữa.
- Tôi nghĩ đây là chuyện cá nhân – cô nói nhanh, không vấp nhưng cũng không thật mạch lạc.
Ý tứ của câu nói, thái độ quấy quá, bất hợp tác của Quỳnh khiến người đối diện nổi quạu:
- Tôi nghĩ thế này, tôi nghĩ thế khác. Em chỉ biết bản thân em thôi hay sao? Trong toà nhà này còn có bao nhiêu người, em biết không?
“Còn đến một tỷ người đi nữa thì cũng không ai rỗi hơi tự nhiên lôi tôi vào đây tra hỏi nói năng vô lý như anh", Quỳnh những muốn quăng thẳng câu ra đấy để đáp trả luận điệu chụp mũ của Đăng, nhưng cuối cùng, cô chỉ trình cho anh ta một bản rút gọn:
- Họ thì có liên quan gì đâu ạ!
- Sao không liên quan! – Đăng gắt gỏng – Em có biết em đang trở thành chủ đề cho người ta bàn ra tán vào không?
- Người ta nào? – Quỳnh cũng không ngần ngại đáp lại bằng giọng gắt gỏng không kém – Mà họ bàn tán cái gì cơ chứ?
- Cũng không có gì đặc biệt đâu – Đăng sục tay vào túi quần, mỉa mai – Chỉ là em xinh hay xấu, quê hay tỉnh, có xứng với Đức không, liệu bao giờ sẽ bị nó đá… vậy thôi.
Quỳnh hơi đờ ra, một lát sau mới mấp máy được một câu, không rõ là muốn nói một mình hay muốn hỏi người đối diện:
- Có nhất thiết phải ngồi lê đôi mách đến vậy không?
Đăng quay hẳn sang nhìn cô chăm chú, như muốn tìm hiểu xem mấy tiềng lầu bầu đầy bất bình kia nhằm đến ai. Đúng lúc đó, Quỳnh cũng ngẩng lên, và anh đột nhiên nín thở. Tại sao trải qua bốn năm với không ít phiền muộn, gương mặt cô vẫn còn giữ nguyên nét trẻ thơ khiến người ta mềm lòng như vậy? Gò má lấm tấm những đốm tàn nhang nâu nhạt, đôi mắt đen trong sáng chứa đựng ánh nhìn vừa bối rối vừa hoang mang của cô khiến Đăng cùng lúc cảm thấy lòng mình có cả lửa và nước, bồn chồn nóng nảy nhưng cũng rất êm dịu…
Cảm thấy mối đe doạ rõ rệt từ cái nhìn lạ mà quen của Đăng, Quỳnh nhích xa thêm một bước, đồng thời nhìn ra phía cửa như muốn tính đường tháo chạy. Giọng cô run run:
- Chúng tôi không có gì đâu. Chỉ là… chỉ là…
Đăng tự nhiên thấy buồn cười. Những cảm giác khó chịu vô cớ đeo bám anh từ sáng nay bỗng chốc tan biến cả, chỉ vì mấy câu lắp bắp chẳng đâu vào đâu của cô nhóc này. Anh rút trong túi quần ra một phong bì nhỏ dán kín, đặt lên mặt bàn rồi đẩy về phía Quỳnh:
- Em cầm cái này đi.
Phong bì làm bằng loại giấy dày và sần, muốn biết bên trong có gì, người nhận phải mở hẳn ra chứ không thể sờ hay soi ra ánh sáng rồi đoán. Quỳnh mới chạm ngón tay vào một góc định bóc thì Đăng đã khoát tay ngăn lại:
- Để lát nữa hãy mở… Ừm… tôi về phòng trước đây.
Nói xong những lời dịu dàng hiếm hoi ấy, Đăng quay người đi nhanh về phía cửa. Quỳnh không biết phải làm gì, cô như một nạn nhân vừa bị cướp giật ngoài đường mà không thể hô hoán hay truy đuổi, chỉ dùng cặp mắt ngơ ngác của mình dõi theo cho đến khi không còn thấy anh ta đâu nữa.
Tác giả :
Trần Trang