Đế Chế Đại Việt
Chương 290: Đại Boss, Boss, tiểu Boss
Lý Anh Tú lấy tay che mặt, dù đến đầu gối hắn cũng đoán ra được hai người này chính là Nguyễn Quỳnh và Đoàn Thị Điểm, không biết vì sao hệ thống lại triệu hoán họ ra lúc còn trẻ như vậy, có vẻ đều chưa đầy hai mươi, Nguyễn Quỳnh có lẽ trạc tuổi này kiếp trước thi đỗ được Giải Nguyên đi.
Nói về Nguyễn Quỳnh và Đoàn Thị Điểm người ta luôn nghĩ đến một cặp trai tài gái sắc nhưng lại không thể đến được với nhau. Thế nhưng theo cái nhìn của Lý Anh Tú thì cặp đôi này phải gọi là tài nữ và dâm tặc thì đúng hơn.
Không sai đâu, chính là tài nữ và dâm tặc. Đoàn Thị Điểm xinh đẹp, tài giỏi là một bậc tài nữ, Nguyễn Quỳnh cũng là một người có tài, nhưng hắn hoàn toàn thoát khỏi những lễ giáo phong kiến tầm thường, tên này thuộc dạng người “mình thích thì mình làm thôi", ngày xưa học tại nhà của Đoàn Thị Điểm hết rình nàng tắm lại mò vào giường của nàng để sàm sỡ, chiếm không biết bao nhiêu tiện nghi. Đoàn Thị Điểm tức lắm, nhưng không làm gì được, chỉ có thể lấy văn thơ ra đè một đầu, Nguyễn Quỳnh quả nhiên không địch nổi bỏ chạy toáng loạn.
- Khụ, khụ, thần Nguyễn Bỉnh Khiêm bái kiến bệ hạ.
Người lớn tuổi nhất là Nguyễn Bình Khiêm nhìn thấy hai người sắp choảng nhau lập tức ho khan hai tiếng hành lễ với Lý Anh Tú. Hai người lúc này mới phát hiện ra Lý Anh Tú đứng trước mặt vội vàng hành lễ.
- Chúng thần bái kiến bệ hạ.
Lý Anh Tú che mặt, quả thực là một đôi cực phẩm đây. Lần lượt những người khác cũng hành lễ với hắn. Lý Anh Tú lúc này mới quan sát từng người một.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tự là Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân am cư sĩ, Tuyết Giang phu tử, tước vị Trình quốc công dưới thời Mạc là một người tài giỏi, chính trực có tầm nhìn chiếc lược tuyệt vời, người hậu thế xưng tụng ông có tài tiên tri. Tư chất (SSS). Kỹ năng: Nội chính, phán đoán, mưu lược.
Phán đoán: Người này có thể dựa trên các dấu hiệu của một sự vật, hiện tượng, từ đó dựa trên phương pháp luận của chính mình để đưa ra các lời phán đoán có độ chính xác cao mà người ta gọi là tiên tri.
Không hổ là siêu cấp Boss của thời Nam – Bắc triều, mặc dù ít hơn các siêu cấp Boss khác một cái kỹ năng nhưng kỹ năng của Nguyễn Bỉnh Khiên vô cùng thực dụng và lợi hại. Có thể dựa vào kỹ năng này Đại Việt sẽ có thể phát hiện được các âm mưu thủ đoạn của địch quốc.
Lý Anh Tú lại nhìn bên cạnh Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh là một người mặc trường sam cũng trạc tuổi hắn, tầm ngoài năm mươi tuổi, Lý Anh Tú có thể chắc chắn rằng người này chính là siêu cấp đại Boss của thời kỳ Đàng trong – Đàng ngoài – Đào Duy Từ.
Đào Duy Từ: Người có công lao phò tá Chúa Nguyễn trở thành một đối trọng với Chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Tư chất: (SSS). Kỹ năng: Nội chính, mưu lược, thiết kế.
So với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì những kỹ năng của Đào Duy Từ không đặc biệt nổi trội, thế nhưng tổng hòa những kỹ năng đó lại thì Đào Duy Từ lại cực kỳ đáng sợ. Phải biết Đào Duy Từ là người được kẻ đương thời ví với Ngọa Long, Phượng Sồ. Đào Duy Từ phò tá chúa Nguyễn chẳng khác nào Khổng Minh phò tá Lưu Bị, thậm chí còn được đánh giá cao hơn một bậc (Tác giả đánh giá:v). Đào Duy Từ không những thông minh về chính trị, giỏi giang về mưu lược mà về mảng thiết kế công trình quân sự, vũ khí cũng có một tay. Lũy Thầy và Hỏa cầu lưu hoàng chính là những dấu ấn lớn mà Đào Duy Từ để lại trong lĩnh vực này. Chỉ là Lý Anh Tú lo lắng trong lịch sử Đào Duy Từ đến sáu mươi tư tuổi thì bệnh chết, lúc này hắn đã ngoài năm mươi, chỉ sợ thời gian còn lại là rất ít.
Lý Anh Tú lại nhìn tiếp sang bên, một vị võ tướng tuổi trung niên, lưng hùm vai gấu, gương mặt chính khí, uy vũ, cứng cỏi, tỏa ra khí tức trầm ổn. Đây cũng là một trong số ít khai quốc công thần của nhà Hậu Lê “được" chết già – Nguyễn Xí.
Nguyễn Xí: Khai quốc công thần triều Hậu Lê, khí chứa cứng cỏi, to tát, tính vốn trầm hùng, văn võ đều giỏi. Tư Chất: (SS). Kỹ năng: Thống lĩnh, huấn luyện.
Huấn luyện: Người này có thể huấn luyện ra quân Thiết Đột.
Nguyễn Xí và Đinh Lễ đều là những người nắm trong tay lực lượng tinh nhuệ nhất của nghĩa quân Lam Sơn: Quân Thiết Đột, bọn hắn là chiến hữu thân thiết, lúc bị bắt cũng là bị bắt cùng nhau. Đinh Lễ không chịu hàng bị giặc giết, Nguyễn Xí lợi dụng đêm tối vượt ngục được khỏi Đông quan. Hậu thế lại đánh giá cao Đinh Lễ hơn một bậc so với Nguyễn Xí.
Tiếp đến cũng là một đại công thần của triều Hậu Lê, Thái giám Trịnh Khả. Thực ra gọi là Thái giám nhưng hắn tuyệt đối là đàn ông chân chính, hắn đã da đen, còn có râu đây. Người hiện đại thường nghĩ rằng Thái Giám là một chức vụ của hoạn quan, hoặc hoạn quan thì gọi là Thái Giám, nhưng thực ra không phải vậy, Thái Giám thực ra là một chức vụ có chức năng trông coi, giám sát, vì dụ như Trịnh Khả được phong làm Đô thái giám bốn đạo, coi quản việc trong ngoài, kiêm án phủ sứ ở Tuyên Quang, hay làm Thái Giám coi quản sáu quân Ngự Tiền, coi quản các đội Thiết Đột, Trung quân.
Trịnh Khả: Khai quốc công thần triều Hậu Lê, làm người chính trực, thẳng thắng, vũ dùng, văn thao vũ lược. Tư chất: (SS). Kỹ năng: Thống binh, thần lực.
Trịnh Khả từng quản lý các đơn vị của quân Thiết Đột, hắn trời sinh thần lực, lao vào chiến trận tựa như một con trâu điên, không ai có thể cản được. Chỉ tiếc rằng kết thúc của Trịnh Khả lại không có hậu.
Xong hai vị khai quốc công thần nhà Hậu Lê lại nhìn thấy hai vị võ tướng đang trừng mắt hổ nhìn nhau Lý Anh Tú mới thực sự đau đầu. Một người chính là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật và Đương quận công Đào Quang Nhiêu. Một người là danh tướng thống lĩnh thủy binh xứ Đàng trong, người kia là danh tướng thống lĩnh quân Nam tiến Đàng ngoài. Hai người vốn là địch thủ của nhau ở hai bờ chiến tuyến. Có Nguyễn Hữu Dật quân Trịnh không thể nào tiến vào Đàng trong một bước, ngược lại có Đào Quang Nhiêu quân Nguyễn cũng chẳng thể tiến nổi ra phía Bắc. Nếu không phải có Đào Quang Nhiêu thì Nguyễn Hữu Dật đã có thể dễ dàng chiếm được Nghệ An, về sau Đào Quang Nhiêu được giao trấn thủ Nghệ An va chạm giữa hai người càng nhiều.
Nguyễn Hữu Dật: Đại công thần của chúa Nguyễn ở Đàng trong, giữ vững lãnh thổ Đàng trong trước công cuộc Nam tiến của quân Trịnh, là cháu 18 đời của Định Quốc Công Nguyễn Bặc, cháu tám đời của Nguyễn Trãi. Tư chất (SS). Kỹ năng: Thống lĩnh thủy binh, huấn luyện. (trời *** vậy sau này Nguyễn Trãi xuất hiện sao đây?)
Đào Quang Nhiêu: Công thần của chúa Trịnh ở Đàng ngoài, có công trấn thủ Nghệ An chống lại Bắc tiến của quân Đàng trong. Tư chất: (S+). Kỹ năng: Thống binh.
Như vậy mặc dù là kỳ phùng địch thủ nhưng hệ thống (tác giả) vẫn đánh giá cao Nguyễn Hữu Dật cao hơn một bậc so với Đào Quang Nhiêu.
Vũ Như Tô và Lê Lai ngược lại yên tĩnh đứng một góc, nhìn rất không nổi bật. Lê Lai dung mạo hiên ngang, anh tuấn nhưng nhìn có vẻ trầm mặc, ít nói, Vũ Như Tô bởi vì thân phận thấp kém, chỉ là một người thợ nên lại có chút tự ti trước các vị danh nhân đại thần.
Lê Lai: Viên tướng của khởi nghĩa Lam Sơn, từng thế thân cứu Lê Lợi khỏi sự bao vây của quân Minh. Tư Chất: (S+???). Kỹ năng: Hậu cần, thế thân.
Hậu cần: Người này có khả năng thống lĩnh trong công tác hậu cần, lo việc lương thảo, quân nhu.
Thế thân: Người này có thể liều minh hi sinh cứu chúa, không ngại hi sinh.
Kỹ năng của Lê Lai quả thực rất giống với trong sử sách. Khi Lê Lợi hỏi ai dám mặc áo vàng thế thân Lê Lợi lao ra ngoài, chúng tướng Lam Sơn ở hội thề Lũng Nhai cũng chỉ có mình Lê Lai dám bước ra nhận lấy nhiệm vụ.
Vũ Như Tô: Thợ xây tài ba thời Lê, rất tiếc chưa kịp thể hiện tài hoa thì phải nhận kết cục thảm khốc. Tư Chất (SS???). Kỹ năng: Thiết kế, xây dựng.
Vũ Như Tô tư chất dừng lại ở (SS???) chứng tỏ hắn vẫn còn không gian để tiếp tục phát triển nữa.
Cuối cùng vẫn là cặp đôi tài nữ và dâm tặc nãy giờ vẫn còn hoạnh họe nhau đây.
Nguyễn Quỳnh: Là Trạng Quỳnh. Tư chất (SS). Dạy học, hùng biện.
Đoàn Thị Điểm: Là người nổi tiếng nhất về tài năng và sắc đẹp của tứ tài nữ của Việt quốc. Tư chất (SS). Kỹ năng: Dạy học, đối đáp.
Quả nhiên là một cặp trời sinh, không hiểu vì sao hệ thống lại miêu tả về Nguyễn Quỳnh chỉ bằng đúng một câu, cũng giống như phần giới thiệu hệ thống còn ngập ngừng đây. Nếu xét về số liệu kỹ năng, tư chất hai người lại tương đương nhau, một người hùng biện, một người đối đáp, thế nhưng Đoàn Thị Điểm dường như nhỉnh hơn một chút, bởi hầu như lần nào đối đáp với nhau nàng cũng là người thắng thế.
Lướt qua xong thông tin của các vị danh nhân, Lý Anh Tú mới nói.
- Hiện tại các khanh đã hóa kiếp khác, những ân oán trước kia hãy xóa bỏ. Hiện tại các khanh đang ở trong một đất nước Đại Việt thống nhất. Trẫm hi vọng các khanh có thể hết lòng phụng sự Đại Việt.
- Chúng thần rõ ràng.
Tất cả mọi người đồng thanh nói. Nguyễn Bỉnh Khiêm lại khụ khụ ho hai tiếng nói.
- Bẩm bệ hạ, thần cũng đã già...
Lý Anh Tú lập tức cắt ngang nói.
- Rõ rồi, ráng làm quan vài năm Trẫm cho khanh về nuôi cá và trồng thêm rau.
==========================++
Có những vị danh tướng thời Lê Trung Hưng quả thực không nổi tiếng vì suốt giai đoạn này là nội chiến mà không phải chống ngoại xâm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bọn họ sẽ kém hơn những danh tướng tiền triều. Ta đánh giá ở đây là theo nhận định cảm quan dựa vào thành tích họ đạt được trên chiến trường, không phải là bảng xếp hạng có cơ sở nên cũng đừng hỏi vì sao những vị tướng không ai biết tên lại được đánh giá cao như vậy.
Nói về Nguyễn Quỳnh và Đoàn Thị Điểm người ta luôn nghĩ đến một cặp trai tài gái sắc nhưng lại không thể đến được với nhau. Thế nhưng theo cái nhìn của Lý Anh Tú thì cặp đôi này phải gọi là tài nữ và dâm tặc thì đúng hơn.
Không sai đâu, chính là tài nữ và dâm tặc. Đoàn Thị Điểm xinh đẹp, tài giỏi là một bậc tài nữ, Nguyễn Quỳnh cũng là một người có tài, nhưng hắn hoàn toàn thoát khỏi những lễ giáo phong kiến tầm thường, tên này thuộc dạng người “mình thích thì mình làm thôi", ngày xưa học tại nhà của Đoàn Thị Điểm hết rình nàng tắm lại mò vào giường của nàng để sàm sỡ, chiếm không biết bao nhiêu tiện nghi. Đoàn Thị Điểm tức lắm, nhưng không làm gì được, chỉ có thể lấy văn thơ ra đè một đầu, Nguyễn Quỳnh quả nhiên không địch nổi bỏ chạy toáng loạn.
- Khụ, khụ, thần Nguyễn Bỉnh Khiêm bái kiến bệ hạ.
Người lớn tuổi nhất là Nguyễn Bình Khiêm nhìn thấy hai người sắp choảng nhau lập tức ho khan hai tiếng hành lễ với Lý Anh Tú. Hai người lúc này mới phát hiện ra Lý Anh Tú đứng trước mặt vội vàng hành lễ.
- Chúng thần bái kiến bệ hạ.
Lý Anh Tú che mặt, quả thực là một đôi cực phẩm đây. Lần lượt những người khác cũng hành lễ với hắn. Lý Anh Tú lúc này mới quan sát từng người một.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tự là Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân am cư sĩ, Tuyết Giang phu tử, tước vị Trình quốc công dưới thời Mạc là một người tài giỏi, chính trực có tầm nhìn chiếc lược tuyệt vời, người hậu thế xưng tụng ông có tài tiên tri. Tư chất (SSS). Kỹ năng: Nội chính, phán đoán, mưu lược.
Phán đoán: Người này có thể dựa trên các dấu hiệu của một sự vật, hiện tượng, từ đó dựa trên phương pháp luận của chính mình để đưa ra các lời phán đoán có độ chính xác cao mà người ta gọi là tiên tri.
Không hổ là siêu cấp Boss của thời Nam – Bắc triều, mặc dù ít hơn các siêu cấp Boss khác một cái kỹ năng nhưng kỹ năng của Nguyễn Bỉnh Khiên vô cùng thực dụng và lợi hại. Có thể dựa vào kỹ năng này Đại Việt sẽ có thể phát hiện được các âm mưu thủ đoạn của địch quốc.
Lý Anh Tú lại nhìn bên cạnh Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh là một người mặc trường sam cũng trạc tuổi hắn, tầm ngoài năm mươi tuổi, Lý Anh Tú có thể chắc chắn rằng người này chính là siêu cấp đại Boss của thời kỳ Đàng trong – Đàng ngoài – Đào Duy Từ.
Đào Duy Từ: Người có công lao phò tá Chúa Nguyễn trở thành một đối trọng với Chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Tư chất: (SSS). Kỹ năng: Nội chính, mưu lược, thiết kế.
So với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì những kỹ năng của Đào Duy Từ không đặc biệt nổi trội, thế nhưng tổng hòa những kỹ năng đó lại thì Đào Duy Từ lại cực kỳ đáng sợ. Phải biết Đào Duy Từ là người được kẻ đương thời ví với Ngọa Long, Phượng Sồ. Đào Duy Từ phò tá chúa Nguyễn chẳng khác nào Khổng Minh phò tá Lưu Bị, thậm chí còn được đánh giá cao hơn một bậc (Tác giả đánh giá:v). Đào Duy Từ không những thông minh về chính trị, giỏi giang về mưu lược mà về mảng thiết kế công trình quân sự, vũ khí cũng có một tay. Lũy Thầy và Hỏa cầu lưu hoàng chính là những dấu ấn lớn mà Đào Duy Từ để lại trong lĩnh vực này. Chỉ là Lý Anh Tú lo lắng trong lịch sử Đào Duy Từ đến sáu mươi tư tuổi thì bệnh chết, lúc này hắn đã ngoài năm mươi, chỉ sợ thời gian còn lại là rất ít.
Lý Anh Tú lại nhìn tiếp sang bên, một vị võ tướng tuổi trung niên, lưng hùm vai gấu, gương mặt chính khí, uy vũ, cứng cỏi, tỏa ra khí tức trầm ổn. Đây cũng là một trong số ít khai quốc công thần của nhà Hậu Lê “được" chết già – Nguyễn Xí.
Nguyễn Xí: Khai quốc công thần triều Hậu Lê, khí chứa cứng cỏi, to tát, tính vốn trầm hùng, văn võ đều giỏi. Tư Chất: (SS). Kỹ năng: Thống lĩnh, huấn luyện.
Huấn luyện: Người này có thể huấn luyện ra quân Thiết Đột.
Nguyễn Xí và Đinh Lễ đều là những người nắm trong tay lực lượng tinh nhuệ nhất của nghĩa quân Lam Sơn: Quân Thiết Đột, bọn hắn là chiến hữu thân thiết, lúc bị bắt cũng là bị bắt cùng nhau. Đinh Lễ không chịu hàng bị giặc giết, Nguyễn Xí lợi dụng đêm tối vượt ngục được khỏi Đông quan. Hậu thế lại đánh giá cao Đinh Lễ hơn một bậc so với Nguyễn Xí.
Tiếp đến cũng là một đại công thần của triều Hậu Lê, Thái giám Trịnh Khả. Thực ra gọi là Thái giám nhưng hắn tuyệt đối là đàn ông chân chính, hắn đã da đen, còn có râu đây. Người hiện đại thường nghĩ rằng Thái Giám là một chức vụ của hoạn quan, hoặc hoạn quan thì gọi là Thái Giám, nhưng thực ra không phải vậy, Thái Giám thực ra là một chức vụ có chức năng trông coi, giám sát, vì dụ như Trịnh Khả được phong làm Đô thái giám bốn đạo, coi quản việc trong ngoài, kiêm án phủ sứ ở Tuyên Quang, hay làm Thái Giám coi quản sáu quân Ngự Tiền, coi quản các đội Thiết Đột, Trung quân.
Trịnh Khả: Khai quốc công thần triều Hậu Lê, làm người chính trực, thẳng thắng, vũ dùng, văn thao vũ lược. Tư chất: (SS). Kỹ năng: Thống binh, thần lực.
Trịnh Khả từng quản lý các đơn vị của quân Thiết Đột, hắn trời sinh thần lực, lao vào chiến trận tựa như một con trâu điên, không ai có thể cản được. Chỉ tiếc rằng kết thúc của Trịnh Khả lại không có hậu.
Xong hai vị khai quốc công thần nhà Hậu Lê lại nhìn thấy hai vị võ tướng đang trừng mắt hổ nhìn nhau Lý Anh Tú mới thực sự đau đầu. Một người chính là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật và Đương quận công Đào Quang Nhiêu. Một người là danh tướng thống lĩnh thủy binh xứ Đàng trong, người kia là danh tướng thống lĩnh quân Nam tiến Đàng ngoài. Hai người vốn là địch thủ của nhau ở hai bờ chiến tuyến. Có Nguyễn Hữu Dật quân Trịnh không thể nào tiến vào Đàng trong một bước, ngược lại có Đào Quang Nhiêu quân Nguyễn cũng chẳng thể tiến nổi ra phía Bắc. Nếu không phải có Đào Quang Nhiêu thì Nguyễn Hữu Dật đã có thể dễ dàng chiếm được Nghệ An, về sau Đào Quang Nhiêu được giao trấn thủ Nghệ An va chạm giữa hai người càng nhiều.
Nguyễn Hữu Dật: Đại công thần của chúa Nguyễn ở Đàng trong, giữ vững lãnh thổ Đàng trong trước công cuộc Nam tiến của quân Trịnh, là cháu 18 đời của Định Quốc Công Nguyễn Bặc, cháu tám đời của Nguyễn Trãi. Tư chất (SS). Kỹ năng: Thống lĩnh thủy binh, huấn luyện. (trời *** vậy sau này Nguyễn Trãi xuất hiện sao đây?)
Đào Quang Nhiêu: Công thần của chúa Trịnh ở Đàng ngoài, có công trấn thủ Nghệ An chống lại Bắc tiến của quân Đàng trong. Tư chất: (S+). Kỹ năng: Thống binh.
Như vậy mặc dù là kỳ phùng địch thủ nhưng hệ thống (tác giả) vẫn đánh giá cao Nguyễn Hữu Dật cao hơn một bậc so với Đào Quang Nhiêu.
Vũ Như Tô và Lê Lai ngược lại yên tĩnh đứng một góc, nhìn rất không nổi bật. Lê Lai dung mạo hiên ngang, anh tuấn nhưng nhìn có vẻ trầm mặc, ít nói, Vũ Như Tô bởi vì thân phận thấp kém, chỉ là một người thợ nên lại có chút tự ti trước các vị danh nhân đại thần.
Lê Lai: Viên tướng của khởi nghĩa Lam Sơn, từng thế thân cứu Lê Lợi khỏi sự bao vây của quân Minh. Tư Chất: (S+???). Kỹ năng: Hậu cần, thế thân.
Hậu cần: Người này có khả năng thống lĩnh trong công tác hậu cần, lo việc lương thảo, quân nhu.
Thế thân: Người này có thể liều minh hi sinh cứu chúa, không ngại hi sinh.
Kỹ năng của Lê Lai quả thực rất giống với trong sử sách. Khi Lê Lợi hỏi ai dám mặc áo vàng thế thân Lê Lợi lao ra ngoài, chúng tướng Lam Sơn ở hội thề Lũng Nhai cũng chỉ có mình Lê Lai dám bước ra nhận lấy nhiệm vụ.
Vũ Như Tô: Thợ xây tài ba thời Lê, rất tiếc chưa kịp thể hiện tài hoa thì phải nhận kết cục thảm khốc. Tư Chất (SS???). Kỹ năng: Thiết kế, xây dựng.
Vũ Như Tô tư chất dừng lại ở (SS???) chứng tỏ hắn vẫn còn không gian để tiếp tục phát triển nữa.
Cuối cùng vẫn là cặp đôi tài nữ và dâm tặc nãy giờ vẫn còn hoạnh họe nhau đây.
Nguyễn Quỳnh: Là Trạng Quỳnh. Tư chất (SS). Dạy học, hùng biện.
Đoàn Thị Điểm: Là người nổi tiếng nhất về tài năng và sắc đẹp của tứ tài nữ của Việt quốc. Tư chất (SS). Kỹ năng: Dạy học, đối đáp.
Quả nhiên là một cặp trời sinh, không hiểu vì sao hệ thống lại miêu tả về Nguyễn Quỳnh chỉ bằng đúng một câu, cũng giống như phần giới thiệu hệ thống còn ngập ngừng đây. Nếu xét về số liệu kỹ năng, tư chất hai người lại tương đương nhau, một người hùng biện, một người đối đáp, thế nhưng Đoàn Thị Điểm dường như nhỉnh hơn một chút, bởi hầu như lần nào đối đáp với nhau nàng cũng là người thắng thế.
Lướt qua xong thông tin của các vị danh nhân, Lý Anh Tú mới nói.
- Hiện tại các khanh đã hóa kiếp khác, những ân oán trước kia hãy xóa bỏ. Hiện tại các khanh đang ở trong một đất nước Đại Việt thống nhất. Trẫm hi vọng các khanh có thể hết lòng phụng sự Đại Việt.
- Chúng thần rõ ràng.
Tất cả mọi người đồng thanh nói. Nguyễn Bỉnh Khiêm lại khụ khụ ho hai tiếng nói.
- Bẩm bệ hạ, thần cũng đã già...
Lý Anh Tú lập tức cắt ngang nói.
- Rõ rồi, ráng làm quan vài năm Trẫm cho khanh về nuôi cá và trồng thêm rau.
==========================++
Có những vị danh tướng thời Lê Trung Hưng quả thực không nổi tiếng vì suốt giai đoạn này là nội chiến mà không phải chống ngoại xâm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bọn họ sẽ kém hơn những danh tướng tiền triều. Ta đánh giá ở đây là theo nhận định cảm quan dựa vào thành tích họ đạt được trên chiến trường, không phải là bảng xếp hạng có cơ sở nên cũng đừng hỏi vì sao những vị tướng không ai biết tên lại được đánh giá cao như vậy.
Tác giả :
Hàm Ngư