Đế Chế Đại Việt

Chương 272: Cải cách (1)

- Bệ hạ anh minh, thần xin thụ giáo.

Trần Thủ Độ khẽ lùi lại một bước bái Lý Anh Tú một bái. Cái gì gọi là xấu xa, nham hiểm, hắn sinh thời bị người đương thời phỉ nhổ là kẻ xảo quyệt, không từ thủ đoạn, thế bệ hạ đây chính là gì? Rõ ràng muốn đốt nhà người ta lại còn đưa cho người ta cây đuốc, hơn nữa còn là lấy tiền, ăn gì mà khôn quá vậy?

Lý Anh Tú cũng đắc ý muốn thăng thiên, phải biết Trần Thủ Độ là siêu cấp đại Boss đây, ấy vậy mà hôm nay cũng phải khâm phục hắn, Lý Anh Tú cảm thấy mình thật sự quá có thành tựu đây. Lý Anh Tú đắc ý lại nói tiếp.

- Tuy nhiên chúng ta cũng không thể trực tiếp bán cho Vinhem quốc vương. Thề với Lê nin Vinhem tuyệt đối xem Đại Việt là kẻ thù. Vì vậy Ám bộ phải giả dạng thành một thương nhân người Franzt, chủ động tiếp cận Vinhem quốc vương để chào hàng.

Tuy không biết Lê nin là ai nhưng Trần Thủ Độ cũng biết Vinhem quốc vương hận thù Đại Việt đến như thế nào. Trần Thủ Độ khẽ nhíu mày nói.

- Bẩm bệ hạ, nếu thực lực của vua Vinhem được tăng cường chỉ sợ Philp đại công sẽ không dám khởi sự.

Lý Anh Tú gật đầu nói.

- Đúng vậy, nên nhiệm vụ của Ám bộ chính là phải làm sao đó cung cấp được cho hai bên những tin tức tình báo, vua Vinhem chỉ cần nghe phong phanh Đại vương tử và Philp đại công muốn làm đảo chính thì mâu thuẫn giữa hai bên sẽ không thể ngừng lại, quân vương điều cơ bản nhất là phải biết nghi kỵ điều này khanh hẳn so với Trẫm rõ ràng.

- Thế nhưng nếu chúng ta cung cấp quá nhiều Vinhem có thể tiêu diệt Philp đại công thì như thế nào? Với sự hận thù vốn có Vinhem chắc chắn sẽ hướng mũi nhọn vào Đại Việt.

Trần Thủ Độ ngược lại lo lắng, Lý Anh Tú lắc đầu nói.

- Vinhem có thắng hay bại đều không quan trọng. Quan trọng là Gemanic nguyên khí sẽ bị đại thương. Huống chi cho dù Vinhem có thắng đối với Đại Việt cũng không quá tệ. Dù sao có một kẻ thù cũng sẽ không làm Đại Việt vì an nhàn mà sinh bệnh.

Trong lịch sử có biết bao nhiêu triều đại sau thời kỳ phát triển thịnh vượng liền đi xuống con đường suy thoái. Một phần cũng là vì bọn hắn quá an nhàn, quên đi bản mệnh của mình là gì. Có một kẻ thù sẽ luôn nhắc nhở Đại Việt phải dè chừng, không ngừng tự nhắc nhở mình phải càng phát triển, chỉ có phát triển mới có thể đè bẹp kẻ thù. Tựa như Mẽo quốc, bọn hắn là quốc gia phát triển bậc nhất thế giới, thế nhưng luôn đề ra những kẻ thù giả tưởng, một phần là để gây chiến thể hiện sức mạnh, hai chính là để hướng tầm nhìn của dân chúng ra bên ngoài, để dân chúng cảm thấy Mẽo quốc luôn phải dè chừng với kẻ thù trước mắt.

- Thần đã rõ, Ám bộ sẽ lập tức chuẩn bị thực hiện kế hoạch.

Trần Thủ Độ lui ra ngoài, lần này hắn triệt để hiểu rõ được bên trong triều đình này ai mới là người xấu bụng nhất, tuyệt đối chính là Thừa Mệnh hoàng đế, có thù ắt phải trả, thậm chí không phải chỉ trả một lần thôi.

Thời gian thấm thoát trôi đi, tháng hai đã đến, cũng là lúc mà Elina cũng phải rời đi. Lý Anh Tú cũng lần nửa cử Trần Khánh Dư dẫn Tập đoàn thương mại Đại Việt cầm theo quốc thư đi về phía Đông. Thực ra nhiệm vụ đi sứ đặt giao thương chỉ là phụ, bảo vệ Elina mới là việc chính.

Đoàn thương đội đầu tiên sẽ trở về Bravia, sau đó sẽ cũng Hoa Hồng Đen thương hội đi về phía Đông. Dự kiến của Elina lần này sẽ mất đến sáu tháng, Lý Anh Tú thật không nỡ nhưng cũng không thể giữ nàng lại. Lý Anh Tú hai tay nắm lấy bờ vai của Elina nói.

- Còn nhớ hứa hẹn của ta chứ? Ba năm, chính là năm nay, chờ đợi nàng trở về, ta sẽ cử người sang Bravia cầu hôn.

Elina trên gương mặt khẽ đỏ ửng, nàng vẫn luôn nhớ về điều đó đây, nàng tin tưởng Lý Anh Tú sẽ làm được. Elina gật đầu nói.

- Thiếp tin chàng, đợi chàng.

Nàng lại chủ động ôm chầm lấy hắn. Thế nhưng cuối cùng nàng cũng phải đi, dưới sự hộ tống của hộ vệ rời khỏi Thăng Long. Lý Anh Tú đứng trên tường thành nhìn theo đoàn người dần đi xa khuất khẽ thở dài. An Tư từ phía sau cầm theo một chiếc áo choàng khoác lên người hắn nói.

- Bên ngoài gió lạnh, chàng về cung thôi. Elina sẽ sớm trở về.

Lý Anh Tú chợt bật cười, hắn vậy mà cần đến An Tư an ủi đây. Hắn gật đầu nói.

- Đúng vậy, Trẫm cũng phải chuẩn bị tất cả mọi thứ thôi.

Tiếp theo đó Đại Việt đứng trước một đợt cao triều cải cách, từ triều đình trung ương liên tục đưa ra những chính sách để thực hiện một nền kinh tế mới. Đầu tiên chính là “chiếu khuyến nông" tăng thời gian sử dụng ruộng đất lên năm mươi năm, cho phép buôn bán quyền sử dụng lượng lớn ruộng đất, khuyến khích nông dân cày cấy, khuyên khích sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, làm nông nghiệp lớn, toàn bộ điền trang trên Đại Việt đồng loạt chuyển sang nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đồng thời hạ lệnh cho chính quyền địa phương giám sát, ai sản xuất tốt, có sáng tạo trong sản xuất cuối năm sẽ được xét duyệt huân chương lao động từ triều đình ban thưởng.

Chiếu khuyến nông vừa phát ra lập tức bùng nổ lên một đợt cao triều, trước kia triều đình cũng cho phép mua bán ruộng đất, nhưng chỉ được sử dụng trong hai mươi năm, các phú nông, thương nhân cũng do dự, không muốn mua bán ruộng đất, thế nhưng lần này thời gian sử dụng vậy mà tăng lên đến năm mươi năm bọn họ lập tức tâm động. Mặt khác huân chương cũng làm nông dân càng thêm phấn khích sản xuất, bởi huân chương mặt dù không mang lại lợi ích thiết thực nhưng nó đại diện chính là vinh dự.

Sau khi chiếu khuyến nông phát ra, một bản chiếu chí khác tiếp tục phát ra gọi là “chiếu khuyến thương", khuyến khích thương nhân bỏ vốn đầu tư, lập xưởng sản xuất, làm ăn kinh tế. Triều đình cho vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật để tư nhân có thể mở xưởng, các thủ tục được đơn giản hóa để việc khởi nghiệp được dễ dàng hơn. Các xưởng nghiệp của nhà nước như xưởng sản xuất máy cấy, xưởng xe đạp tuyên bố cổ phần hóa, cho phép tư nhân tham gia vào quản lý, sáu phần cổ phần về thương nhân, triều đình chiếm bốn phần các sản nghiệp này nắm lấy quyền bỏ phiếu (hơn nửa cổ phần là quyền quyết định, bốn phần cổ quyền nắm quyền bỏ phiếu). Mặt khác nước Đại Việt cũng đối ngoại khuyến khích đối với thương nhân nước ngoài cũng có thể bỏ vốn đầu tư vào Đại Việt để mở nhà xưởng, thuế của những nhà máy này đương nhiên được giảm xuống tương tự như các xưởng của Đại Việt.

Lần này Đại Việt không chỉ làm giới thương nhân Đại Việt vui mừng mà thương nhân nước ngoài cũng sửng sốt, trước giờ những nước khác chỉ có thể đến nước khác xin mở thương điếm, lại chưa có nước nào đồng ý để người ngoài đầu tư mở xưởng đây, hơn nửa thuế lại được giảm xuống rõ ràng là thêm cho bọn hắn thêm một phần lợi nhuận đây.

Lý Anh Tú sở dĩ làm vậy chính là vì nông nghiệp sắp chuyển hướng sang sản xuất tư bản chủ nghĩa, trước mắt chính là hàng trăm điền trang của Đại Việt. Lúc đó không phải là hàng ngàn mà là hàng vạn nông dân Đại Việt sẽ không có việc làm, trong khi đó xưởng dệt, các xưởng quốc doanh, xưởng tư nhân Đại Việt chưa thể nuốt được nguồn lao động này, nên để tư nhân nước ngoài bỏ vốn vào mở xưởng là cách nhanh nhất để có thể tạo việc làm cho nông dân Đại Việt.

Lúc này bên trong hoàng cung Lý Anh Tú đã triệu tập Cơ Mật viện, lần này với đầy đủ tất cả đại thần lục bộ, còn có một số người khác nữa. Nhìn mặt các vị đại thần ai cũng trở nên phờ phạc. Mấy ngày qua bệ hạ tựa như làm việc cuồng nhân, chiếu chỉ liên tục đưa xuống bắt buộc các bộ phải thi hành. Lữ Gia đối với Lý Anh Tú than thở nói.

- Bẩm bệ hạ, mấy ngày qua nhân lực có chút thiếu, chúng thần kham không nổi, có thể chậm một chút tiến trình cải cách hay không?

Những vị đại thần khác đồng ý kiến gật đầu. Đến cả Trần Thủ Độ cũng bận đến tối tăm mặt mũi đồng cảm với Lữ Gia, ngay cả Đinh Lễ vừa mới từ phủ Trấn Ninh trở về cũng bị Lê Phụng Hiểu bắt lính lôi vào Binh bộ làm việc.

Thế nhưng Lý Anh Tú lắc đầu nói.

- Cải cách cần phải thực hiện nhanh chóng, đồng bộ, như vậy mới càng có thể tránh được những rắc rối, phiền phức, những chính sách này năm ngoái cũng đã được thí điểm thi nghiệm, hiện tại mở rộng tựu không thành vấn đề. Lần này Trẫm triệu tập các khanh là vì cải cách kinh tế cơ bản đã hoàn thành, chính trị, quân sự cũng cần phải đổi mới, dựa trên kế hoạch năm năm lần trước. Tuy nhiên tình hình của Đại Việt hiện tại còn chưa cho phép có thể toàn diện đổi mới, nên Trẫm muốn thay đổi cơ cấu triều đình một chút, các khanh xem thử kế hoạch xem sao?

Trần Thư lập tức đưa xuống cho mỗi người một bản kế hoạch. Theo đó tổ chức triều đình đứng đầu sẽ là Thừa Mệnh hoàng đế, bên dưới là thủ tướng dẫn đầu một nội các có vai trò tham mưu, đề suất ý kiến cho Thừa Mệnh hoàng đế. Dưới nội các là các Bộ, đứng đầu là các bộ trưởng, giúp việc các các bộ trưởng là các thứ trưởng. Lý Anh Tú đề xuất giải tán Lại bộ thay vào đó là Bộ nội vụ, nắm vai trò quản lý nhân lực của triều đình tại trung ương và địa phương, các tổ chức của triều đình và của nhân dân trong xã hội; giải tán Binh bộ lập ra Bộ quốc phòng và Bộ quốc An, trong đó Bộ quốc phòng nắm giữ toàn bộ quân đội của Đại Việt, Bộ quốc an nắm giữ toàn bộ lực lượng thành quản Đại đội và lực lượng tình báo, đối nội trấn áp các lực lượng phản động, phá hoại trật tự, an ninh quốc gia, đối ngoại tiêu diệt các nguy cơ ảnh hưởng đến Đại Việt. Những bộ này chính là những bộ xương sống, nắm những chức năng quan trọng, mang tính bảo vệ an toàn cho Đại Việt cả bên trong và bên ngoài.

Còn nữa...

=====================++

Thử đoán xem ai sẽ nắm các ghế bộ trưởng =))

À quên, thông báo vì mình sắp đi TP. HCM nên phải trữ chương để đăng các ngày mình không viết. Nên giảm xuống mỗi ngày ra 1 chương. Xong việc sẽ khôi phục lại 2c/ngày.

Tác giả : Hàm Ngư
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại