Đế Chế Đại Việt
Chương 269: Thừa mệnh năm thứ tư (3)
Sản nghiệp dưới tay của Công bộ thực ra vẫn còn một thứ nữa chính là xưởng sản xuất thuốc súng, có đầy đủ diêm tiêu xưởng này hoạt động hết công suất, không những phục vụ cho quân đội Đại Việt mà còn phục vụ cho cả xuất khẩu. Những thứ này đều mang lợi nhuận kinh người.
Công bộ lui xuống lục bộ chỉ còn cuối cùng Hộ bộ, Thạch Tiến cầm theo sổ gấp đi lên. Hộ bộ chủ quản thu thuế, ruộng đất, hộ tịch các loại nên báo cáo rất dài dòng. Thạch Tiến trình lên Lý Anh Tú một bản tấu sau đó mới tổng kết lại những thứ cốt lõi.
- Bẩm bệ hạ, tháng vừa rồi Hộ bộ đã tiến hành thu thuế ruộng đợt hai, tổng cộng thu được một triệu năm trăm ngàn quan. Thuế thương nghiệp quý vừa rồi thu được tổng cộng hai triệu quan, các loại thuế phí khác thu được bảy trăm ngàn quan. Nhà máy dệt nộp thuế tháng vừa rồi một trăm ngàn quan, tập đoàn thương mại quốc doanh nộp thuế bốn trăm ngàn quan, Công bộ bảy trăm ngàn quan. Sau khi trừ các khoảng chi phí cuối năm hiện tại Hộ bộ còn đang nắm giữ tròn năm triệu quan.
Năm triệu quan, nói nhiều không nhiều, nói ít không ít, chỉ vừa tạm đủ cho một công trình đường sông nội địa mà thôi. Lý Anh Tú hỏi.
- Hiện tại triều đình chi cho quốc phòng khoảng bao nhiêu?
Thạch Thiến lật lại sổ liền nói.
- Bẩm bệ hạ, hiện tại con số ngân sách chi cho quân đội là mười phần trăm, nếu tính cả việc đóng tàu vào thì con số này tăng lên là mười lăm phần trăm.
Đại Việt sử dụng đều là những binh lính chuyên nghiệp, tiền lương cơ bản bằng lương của một công nhân, nhưng bởi vì dùng là binh lính chuyên nghiệp nên số lượng quân đội Đại Việt còn khá ít, chỉ vẻn vẹn hai mươi hai ngàn người. Đại Việt lại tự chủ được tất cả nguồn cung cấp từ vũ khí cho đến quân nhu, phương tiện chiến tranh nên chi phí bỏ ra cho quân đội thấp hơn Lý Anh Tú nghĩ rất nhiều. Tiền sẵn sàng Lý Anh Tú cũng sẵn lòng mở rộng quân đội ra.
Đối với sự phát triển trong năm qua Lý Anh Tú vẫn rất hài lòng. Hắn nói.
- Như Lục bộ báo cáo, tình hình đất nước về cơ bản đã phát triển vượt bậc so với trước kia. Tuy nhiên để Đại Việt luôn đi đúng phương hướng triều đình hôm nay cần phải đề ra một phương hướng mới để Đại Việt càng thêm phát triển. Trẫm đã lên một cái kế hoạch, các khanh xem một chút.
Trần Thư lập tức phân phát đi xuống bản kế hoạch của bệ hạ, mấy chục quan viên, thực chất cũng chỉ có hai mươi bản, các vị đại thần lục bộ đương nhiên độc nhiêm mỗi người một bản, những người khác chỉ có thể chuyền tay nhau.
Bản kế hoạch này Lý Anh Tú đã suy nghĩ từ rất lâu, bao gồm hầu hết tất cả các lĩnh vực. Chủ trương của Lý Anh Tú có ba giai đoạn, đầu tiên Đại Việt căn cơ là nông nghiệp nên bước đầu tiên phải đảm bảo được cho dân chúng đủ ăn, đủ mặc, đủ hàng tiêu dùng. Từ những điền trang thực nghiệm cho thấy áp dụng phương thức sản xuất mới cho ra năng suất cao hơn bình thường đến ba mươi, bốn mươi phần trăm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nông sản có giá cao hơn bình thường, lãi suất thu về còn cao hơn cả thuế ruộng đất. Do đó mục tiêu trong năm thứ tư của Đại Việt chính là biến toàn bộ ba trăm ngàn mẫu ruộng tốt toàn bộ chuyển thành điền trang.
Bước hai để đảm bảo hàng tiêu dùng cho nhân dân và xuất khẩu, Lý Anh Tú chủ trương cổ vũ thủ công nghiệp, lấy các xưởng quốc doanh dẫn đầu kéo theo cả nền công nghiệp của Đại Việt. Đồng thời triều đình cũng sẽ hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho tư nhân, để bọn hắn có thể tự mở xưởng kinh doanh, phát triển nền kinh tế. Đồng thời thúc đẩy cả ngoại thương và nội thương, tăng cường cạnh tranh để đưa ra những sản phẩm tốt nhất.
Bước ba, cũng là bước cuối cùng, Đại Việt liền hướng đến ngành công nghiệp nặng, là cốt lõi của một cường quốc. Nhưng bước thứ ba này thực sự quá xa xôi, Lý Anh Tú chỉ khái lược một thoáng.
Toàn bộ bước một và bước hai Lý Anh Tú gộp lại gọi là “kế hoạch năm năm lần thứ nhất", mục tiêu chính là sau năm năm, Đại Việt phải hoàn thành đầy đủ mọi điều kiện để thực hiện bước thứ ba.
Để đưa ra kế hoạch này Lý Anh Tú đã cân nhắc rất kỹ, hiện tại Đại Việt muốn trực tiếp đi lên công nghiệp nặng để trở thành một cường quốc là điều không tưởng. Đại Việt hiện tại không có cái gì làm nền tảng cả, do đó mọi chuyện cần phải từng bước, từ những cái căn bản nhất mà đi lên. Con đường mà Hồ chủ tịch đưa ra cơ hồ phù hợp với Đại Việt. Đại Việt hiện tại đang dần dần đi đến trình độ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, khởi nguyên của nó chính là từ công nghiệp nhẹ, nhưng cũng chính vì công nghiệp nhẹ nên nó sẽ mất tương đối khá nhiều thời gian. Nhưng Lý Anh Tú không ngại, hắn năm nay mới chỉ hai mươi mấy tuổi, có đầy đủ thời gian, cộng thêm hệ thống hỗ trợ, tin tưởng hắn sẽ nhanh chóng đưa Đại Việt lên đến thời đại công nghiệp trong vòng mười năm.
Ngược lại triều thần bị bản kế hoạch của Lý Anh Tú dọa cho kinh người. Cao Lỗ nhìn bước thứ hai không khỏi nhăn nhó nói.
- Bệ hạ, nếu quả thực triều đình chia sẻ ra kỹ thuật thì nguồn thu vào sẽ hạn chế rất nhiều.
Kỹ thuật từ đâu ra, chính là từ Hàn Lâm viện và Công bộ đi ra, nhất là Công bộ, phía dưới xưởng của bọn hắn làm ăn với danh nghĩa quốc doanh cơ hồ là độc quyền, nếu kỹ thuật đi ra, tư nhân nhảy vào làm nguồn thu của Công bộ đương nhiên sẽ ít đi. Lý Anh Tú nói.
- Nước giàu, dân mạnh, điều đó là chưa chắc, nhưng dân giàu, nước mạnh là điều chắc chắn. Triều đình có thể kiếm được tiền, nhưng dân chúng lại chỉ có thể đi làm thuê, làm công cho nhà nước thì đến bao giờ kinh tế Đại Việt mới phát triển được. Có cạnh tranh mới có tiến bộ, nếu cứ để các xưởng nghiệp quốc doanh độc quyền về lâu dài sẽ có vấn đề xảy ra.
Lý Anh Tú rút kinh nghiệm chính là từ Hùng quốc, bọn hắn luôn quan niệm rằng nước giàu thì dân mới mạnh, cả nước trong liên tiếp mấy chục năm dân chúng lúc nào cũng phải thặt lưng buột bụng làm việc trong khi bọn hắn không hưởng được những thứ xứng đáng mà bọn hắn bỏ ra, nhà nước độc quyền trên mọi lĩnh vực, các xí nghiệp quốc doanh không sáng tạo, khuôn mẫu, thiếu sức cạnh tranh làm ăn ngày càng trở nên bết bác, dần dần Hồng quốc từ một cường quốc liền trở nên lạc hậu, không theo kịp với thời đại. Lý Anh Tú cũng không muốn Đại Việt trải qua như vậy, mặc dù kinh tế quốc doanh hiện tại vẫn là nòng cốt, xương sống của nền kinh tế, nhưng một con sếu đầu đàn là không thể nào một mình bay đến phương Nam, mà phải có cả đàn. Quốc doanh quan trọng, kinh tế tư nhân đồng dạng cũng quan trọng không kém, có cạnh tranh, có bổ trợ dưới sự quản lý của nhà nước, như vậy nền kinh tế mới có thể phát triển ổn định.
Lý Anh Tú lại nói.
- Hơn nữa số lượng công tượng của Công bộ có hạn, nên nhớ nhiệm vụ công bộ chủ yếu không phải nằm trên mặt này. Thay vì vậy tập trung nhân lực vào sản xuất các ngành cốt lõi lợi ích đem đến đương nhiên sẽ không thiếu, còn những thứ vặt vãnh có thể giao cho tư nhân, nhà nước chiếm một chút cổ phần liền có thể.
Ý của Lý Anh Tú chính là các ngành nghề thủ công, công nghiệp nhẹ có thể để cho tư nhân đến làm, Công bộ nên tập trung vào công nghiệp quốc phòng và sau này là công nghiệp nặng mới có thể đem lại cho Đại Việt lợi ích lớn nhất. Dù sao tương lai, bước thứ ba công nghiệp nặng chính là xương sống của nền kinh tế đây.
- Là thần tầm mắt hạn hẹp, thần xin thụ giáo.
Cao Lỗ là siêu cấp đại Boss, thông minh vô cùng đương nhiên hiểu được ý tứ của Lý Anh Tú liền không có dị nghị nào nữa. Bên trong triều đình vẫn tràn đầy thanh âm thán phục, cũng có một chút người phàn nàn, nhưng rất nhanh cũng sẽ bị phản bác lại.
Thưởng triều đến trưa liền giải tán, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đại Việt một buổi thượng triều lại kéo dài đến mười hai giờ trưa. Dù sao kế hoạch lần này của Lý Anh Tú có thể xem là một đợt cải cách lớn, tuy Lý Anh Tú đưa ra phương hướng có thể phù hợp nhưng cũng cần phải có những bước đi cụ thể, lúc này kinh nghiệm của những vị đại thần chính là nguồn bộ sung cực kỳ hữu ích. Một chính sách có thể đúng đắn, nhưng nếu không phù hợp với thực tiễn thì nó là sai. Bài học của Hồ Quý Ly vẫn còn đó, Lý Anh Tú cũng sợ hãi, không dám tự làm theo ý của mình.
Lý Anh Tú trở về điện Minh Nguyệt, nơi đó Ỷ Lan và An Tư đã chờ sẵn, nhìn thấy hắn Ỷ Lan mỉm cười hỏi.
- Mọi việc đã bàn giao xong cả chưa? Làm việc con cũng đừng quá làm thân thể mệt nhọc.
Bên cạnh An Tư cũng gật đầu đồng ý, hai người biết Lý Anh Tú hôm nay chính là phổ biến một sự kiện trọng đại nên cũng không hỏi gì. Dù sao quan niệm của hai người vẫn là hậu cung thì không xen vào việc của triều chính đây.
=======================++
Đây hoàn toàn chính là lấy từ tư tưởng Hồ Chí Minh và NEP đây, các bác thỏa lòng chưa =)))
Công bộ lui xuống lục bộ chỉ còn cuối cùng Hộ bộ, Thạch Tiến cầm theo sổ gấp đi lên. Hộ bộ chủ quản thu thuế, ruộng đất, hộ tịch các loại nên báo cáo rất dài dòng. Thạch Tiến trình lên Lý Anh Tú một bản tấu sau đó mới tổng kết lại những thứ cốt lõi.
- Bẩm bệ hạ, tháng vừa rồi Hộ bộ đã tiến hành thu thuế ruộng đợt hai, tổng cộng thu được một triệu năm trăm ngàn quan. Thuế thương nghiệp quý vừa rồi thu được tổng cộng hai triệu quan, các loại thuế phí khác thu được bảy trăm ngàn quan. Nhà máy dệt nộp thuế tháng vừa rồi một trăm ngàn quan, tập đoàn thương mại quốc doanh nộp thuế bốn trăm ngàn quan, Công bộ bảy trăm ngàn quan. Sau khi trừ các khoảng chi phí cuối năm hiện tại Hộ bộ còn đang nắm giữ tròn năm triệu quan.
Năm triệu quan, nói nhiều không nhiều, nói ít không ít, chỉ vừa tạm đủ cho một công trình đường sông nội địa mà thôi. Lý Anh Tú hỏi.
- Hiện tại triều đình chi cho quốc phòng khoảng bao nhiêu?
Thạch Thiến lật lại sổ liền nói.
- Bẩm bệ hạ, hiện tại con số ngân sách chi cho quân đội là mười phần trăm, nếu tính cả việc đóng tàu vào thì con số này tăng lên là mười lăm phần trăm.
Đại Việt sử dụng đều là những binh lính chuyên nghiệp, tiền lương cơ bản bằng lương của một công nhân, nhưng bởi vì dùng là binh lính chuyên nghiệp nên số lượng quân đội Đại Việt còn khá ít, chỉ vẻn vẹn hai mươi hai ngàn người. Đại Việt lại tự chủ được tất cả nguồn cung cấp từ vũ khí cho đến quân nhu, phương tiện chiến tranh nên chi phí bỏ ra cho quân đội thấp hơn Lý Anh Tú nghĩ rất nhiều. Tiền sẵn sàng Lý Anh Tú cũng sẵn lòng mở rộng quân đội ra.
Đối với sự phát triển trong năm qua Lý Anh Tú vẫn rất hài lòng. Hắn nói.
- Như Lục bộ báo cáo, tình hình đất nước về cơ bản đã phát triển vượt bậc so với trước kia. Tuy nhiên để Đại Việt luôn đi đúng phương hướng triều đình hôm nay cần phải đề ra một phương hướng mới để Đại Việt càng thêm phát triển. Trẫm đã lên một cái kế hoạch, các khanh xem một chút.
Trần Thư lập tức phân phát đi xuống bản kế hoạch của bệ hạ, mấy chục quan viên, thực chất cũng chỉ có hai mươi bản, các vị đại thần lục bộ đương nhiên độc nhiêm mỗi người một bản, những người khác chỉ có thể chuyền tay nhau.
Bản kế hoạch này Lý Anh Tú đã suy nghĩ từ rất lâu, bao gồm hầu hết tất cả các lĩnh vực. Chủ trương của Lý Anh Tú có ba giai đoạn, đầu tiên Đại Việt căn cơ là nông nghiệp nên bước đầu tiên phải đảm bảo được cho dân chúng đủ ăn, đủ mặc, đủ hàng tiêu dùng. Từ những điền trang thực nghiệm cho thấy áp dụng phương thức sản xuất mới cho ra năng suất cao hơn bình thường đến ba mươi, bốn mươi phần trăm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nông sản có giá cao hơn bình thường, lãi suất thu về còn cao hơn cả thuế ruộng đất. Do đó mục tiêu trong năm thứ tư của Đại Việt chính là biến toàn bộ ba trăm ngàn mẫu ruộng tốt toàn bộ chuyển thành điền trang.
Bước hai để đảm bảo hàng tiêu dùng cho nhân dân và xuất khẩu, Lý Anh Tú chủ trương cổ vũ thủ công nghiệp, lấy các xưởng quốc doanh dẫn đầu kéo theo cả nền công nghiệp của Đại Việt. Đồng thời triều đình cũng sẽ hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho tư nhân, để bọn hắn có thể tự mở xưởng kinh doanh, phát triển nền kinh tế. Đồng thời thúc đẩy cả ngoại thương và nội thương, tăng cường cạnh tranh để đưa ra những sản phẩm tốt nhất.
Bước ba, cũng là bước cuối cùng, Đại Việt liền hướng đến ngành công nghiệp nặng, là cốt lõi của một cường quốc. Nhưng bước thứ ba này thực sự quá xa xôi, Lý Anh Tú chỉ khái lược một thoáng.
Toàn bộ bước một và bước hai Lý Anh Tú gộp lại gọi là “kế hoạch năm năm lần thứ nhất", mục tiêu chính là sau năm năm, Đại Việt phải hoàn thành đầy đủ mọi điều kiện để thực hiện bước thứ ba.
Để đưa ra kế hoạch này Lý Anh Tú đã cân nhắc rất kỹ, hiện tại Đại Việt muốn trực tiếp đi lên công nghiệp nặng để trở thành một cường quốc là điều không tưởng. Đại Việt hiện tại không có cái gì làm nền tảng cả, do đó mọi chuyện cần phải từng bước, từ những cái căn bản nhất mà đi lên. Con đường mà Hồ chủ tịch đưa ra cơ hồ phù hợp với Đại Việt. Đại Việt hiện tại đang dần dần đi đến trình độ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, khởi nguyên của nó chính là từ công nghiệp nhẹ, nhưng cũng chính vì công nghiệp nhẹ nên nó sẽ mất tương đối khá nhiều thời gian. Nhưng Lý Anh Tú không ngại, hắn năm nay mới chỉ hai mươi mấy tuổi, có đầy đủ thời gian, cộng thêm hệ thống hỗ trợ, tin tưởng hắn sẽ nhanh chóng đưa Đại Việt lên đến thời đại công nghiệp trong vòng mười năm.
Ngược lại triều thần bị bản kế hoạch của Lý Anh Tú dọa cho kinh người. Cao Lỗ nhìn bước thứ hai không khỏi nhăn nhó nói.
- Bệ hạ, nếu quả thực triều đình chia sẻ ra kỹ thuật thì nguồn thu vào sẽ hạn chế rất nhiều.
Kỹ thuật từ đâu ra, chính là từ Hàn Lâm viện và Công bộ đi ra, nhất là Công bộ, phía dưới xưởng của bọn hắn làm ăn với danh nghĩa quốc doanh cơ hồ là độc quyền, nếu kỹ thuật đi ra, tư nhân nhảy vào làm nguồn thu của Công bộ đương nhiên sẽ ít đi. Lý Anh Tú nói.
- Nước giàu, dân mạnh, điều đó là chưa chắc, nhưng dân giàu, nước mạnh là điều chắc chắn. Triều đình có thể kiếm được tiền, nhưng dân chúng lại chỉ có thể đi làm thuê, làm công cho nhà nước thì đến bao giờ kinh tế Đại Việt mới phát triển được. Có cạnh tranh mới có tiến bộ, nếu cứ để các xưởng nghiệp quốc doanh độc quyền về lâu dài sẽ có vấn đề xảy ra.
Lý Anh Tú rút kinh nghiệm chính là từ Hùng quốc, bọn hắn luôn quan niệm rằng nước giàu thì dân mới mạnh, cả nước trong liên tiếp mấy chục năm dân chúng lúc nào cũng phải thặt lưng buột bụng làm việc trong khi bọn hắn không hưởng được những thứ xứng đáng mà bọn hắn bỏ ra, nhà nước độc quyền trên mọi lĩnh vực, các xí nghiệp quốc doanh không sáng tạo, khuôn mẫu, thiếu sức cạnh tranh làm ăn ngày càng trở nên bết bác, dần dần Hồng quốc từ một cường quốc liền trở nên lạc hậu, không theo kịp với thời đại. Lý Anh Tú cũng không muốn Đại Việt trải qua như vậy, mặc dù kinh tế quốc doanh hiện tại vẫn là nòng cốt, xương sống của nền kinh tế, nhưng một con sếu đầu đàn là không thể nào một mình bay đến phương Nam, mà phải có cả đàn. Quốc doanh quan trọng, kinh tế tư nhân đồng dạng cũng quan trọng không kém, có cạnh tranh, có bổ trợ dưới sự quản lý của nhà nước, như vậy nền kinh tế mới có thể phát triển ổn định.
Lý Anh Tú lại nói.
- Hơn nữa số lượng công tượng của Công bộ có hạn, nên nhớ nhiệm vụ công bộ chủ yếu không phải nằm trên mặt này. Thay vì vậy tập trung nhân lực vào sản xuất các ngành cốt lõi lợi ích đem đến đương nhiên sẽ không thiếu, còn những thứ vặt vãnh có thể giao cho tư nhân, nhà nước chiếm một chút cổ phần liền có thể.
Ý của Lý Anh Tú chính là các ngành nghề thủ công, công nghiệp nhẹ có thể để cho tư nhân đến làm, Công bộ nên tập trung vào công nghiệp quốc phòng và sau này là công nghiệp nặng mới có thể đem lại cho Đại Việt lợi ích lớn nhất. Dù sao tương lai, bước thứ ba công nghiệp nặng chính là xương sống của nền kinh tế đây.
- Là thần tầm mắt hạn hẹp, thần xin thụ giáo.
Cao Lỗ là siêu cấp đại Boss, thông minh vô cùng đương nhiên hiểu được ý tứ của Lý Anh Tú liền không có dị nghị nào nữa. Bên trong triều đình vẫn tràn đầy thanh âm thán phục, cũng có một chút người phàn nàn, nhưng rất nhanh cũng sẽ bị phản bác lại.
Thưởng triều đến trưa liền giải tán, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đại Việt một buổi thượng triều lại kéo dài đến mười hai giờ trưa. Dù sao kế hoạch lần này của Lý Anh Tú có thể xem là một đợt cải cách lớn, tuy Lý Anh Tú đưa ra phương hướng có thể phù hợp nhưng cũng cần phải có những bước đi cụ thể, lúc này kinh nghiệm của những vị đại thần chính là nguồn bộ sung cực kỳ hữu ích. Một chính sách có thể đúng đắn, nhưng nếu không phù hợp với thực tiễn thì nó là sai. Bài học của Hồ Quý Ly vẫn còn đó, Lý Anh Tú cũng sợ hãi, không dám tự làm theo ý của mình.
Lý Anh Tú trở về điện Minh Nguyệt, nơi đó Ỷ Lan và An Tư đã chờ sẵn, nhìn thấy hắn Ỷ Lan mỉm cười hỏi.
- Mọi việc đã bàn giao xong cả chưa? Làm việc con cũng đừng quá làm thân thể mệt nhọc.
Bên cạnh An Tư cũng gật đầu đồng ý, hai người biết Lý Anh Tú hôm nay chính là phổ biến một sự kiện trọng đại nên cũng không hỏi gì. Dù sao quan niệm của hai người vẫn là hậu cung thì không xen vào việc của triều chính đây.
=======================++
Đây hoàn toàn chính là lấy từ tư tưởng Hồ Chí Minh và NEP đây, các bác thỏa lòng chưa =)))
Tác giả :
Hàm Ngư