Đế Chế Đại Việt
Chương 155: Thừa Mệnh năm thứ ba
Mùa Đông Thừa Mệnh năm thứ hai trôi qua quả thực không dễ dàng gì. Bởi tích cực chuẩn bị chiến lược cho tình hình sắp đến, cung cấp lương thực cho năm vạn cư dân mới triệu hoán đến khiến tình hình lương thực của Đại Việt trở nên căng thẳng. Thừa Mệnh hoàng đế tuyên bộ toàn quốc hạn chế bán lương thực cho ngoại quốc, chỉ chủ trương tiêu dùng trong nước, đồng thời ra lệnh cho giới thương nhân dẫn đầu là Tập đoàn thương mại quốc doanh không được tăng giá lương thực lên quá cao. Đồng thời triều đình cũng như năm ngoái, chuẩn bị hầu hết các vật phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho mùa Đông, năm nay lại có thêm đồ len, dạ từ ngoại quốc, màu sắc y phục của dân chúng Đại Việt càng thêm phong phú. Thế nhưng tình hình căng thẳng về lương thực khiến cả bộ máy triều đình Đại Việt căn thẳng. Lúc này Thái hậu Ỷ Lan lấy tư cách là hội trưởng Hội Chữ Thập Đỏ ra lệnh phía hậu cung giảm bớt chi tiêu, vận động thương gia quyên góp, lại đi đến từng hộ gia đình tặng quà, động viên dân chúng cố gắng, cùng bệ hạ vượt qua mùa Đông gian khó. Thừa Mệnh bệ hạ cũng tuyên bố ngày chủ nhật chỉ ăn một bữa cơm, số gạo còn lại để quyền góp Hội Chữ Thập Đỏ cứu tế cho người dân. Các quan trong triều cũng học theo, dân chúng Thăng Long cũng học theo sau đó liền lan ra sang toàn quốc. Người ta gọi đó là “Ngày đồng tâm", ngày mà toàn quốc đồng lòng để quốc gia có thể vượt qua thời kỳ khó khăn.
May mắn thay Đại Việt có đến hàng chục vạn mẫu ruộng tốt trên toàn quốc, tốc độ sinh trưởng của cây lương thực trên những mẫu ruộng này gấp đôi bình thường, nên vào cuối mùa Đông. Lúc này năm vạn cư dân mới phát huy ra sức mạnh của bọn hắn, sản lượng lương thực sản xuất ra vậy mà vượt cùng kỳ năm ngoái đến hơn ba mươi phần trăm, các ngành nghề khác cũng có nguồn nhân lực bổ sung, đều tăng trung bình mười phần trăm. Vui mừng nhất chính là lò rèn, được bổ sung công tượng, tốc độ sản xuất súng đạn trực tiếp tăng cao. Chỉ riêng hai tháng cuối năm và tháng đầu tiên của năm thứ ba lò rèn đã sản xuất ra súng kíp năm trăm chi, đại pháo năm mươi ổ các loại, bằng tổng sản lượng của gần năm tháng trước đó cộng lại.
Nhờ đó tuy mùa Đông khá vất vả nhưng dân chúng Đại Việt lại được đón một cái tết ấm no đầm ấm, trên khắp lãnh thổ mọi dân chúng đều hoang ca, kể cả những nô lệ trong các đồn điền, lâm trường, hầm mỏ cũng được cấp phát quần áo mới, khẩu phần ăn cũng tăng lên.
Tháng một Thừa Mệnh năm thứ ba, những đoàn tàu vận tải đầu tiên của Bravia trong năm mới cũng đã cập cảng Đại Việt, chỉ khác lần này cập cảng không phải là cảng An Bang, mà lại là cảng Giác Long. Đoàn tàu này dưới danh nghĩa không phải Hoa Hồng Đen thương hội mà là một cái tên rất là lẫm: Công ty liên doanh E&W. Vừa nghe mọi người liền không hiểu đây là gì, nhưng tất cả vị đại thần trong Cơ mật viện đều có thể đoán ra đây chắc chắn là cái tên cùi bắp do vị Thừa Mệnh hoàng đế này đặt ra đấy.
Thuyền của công ty E&W cập bến Giác Long đưa xuống không phải là máy móc hay vật liệu gì, một đội tàu hơn mười chiếc toàn bộ đều là các loại gia súc như cừu, dê,…còn có cả một loại bò đối với dân chúng Đại Việt rất lạ lẫm, loại bò này thân to cao, béo vô cùng, da lại không phải là nâu mà là trắng và đen đấy. Tất cả đều là những thứ mà Lý Anh Tú tranh thủ dựa vào quan hệ với Pavong, đồng thời cũng là sự bang giao giữa hai nước mà mua về. Một phần đám gia súc này được để tại Giác Long nuôi dưỡng, một số khác lại đưa về trang trại tại Thăng Long để gây giống.
Một sự kiện lớn nữa của Đại Việt chính là Thừa Mệnh bệ hạ đã ký sắc lệnh mở trường dạy nghề tại bốn thành thị trên cả nước gồm: Thăng Long, Giác Long, An Bang và Triệu Phong, giáo viên là những công tượng, thợ thủ công giỏi từ công bộ, lễ bộ và một số thợ giỏi trong vùng. Ai muốn vào học đều được, học phí cũng lại rất rẻ, chỉ một quan một năm mà thôi, hơn nữa ai học tập tốt còn có thể nhận thưởng tại mỗi kỳ khảo sát. Nghe tin này toàn bộ dân chúng đều vui mừng không thôi, thực tế trước giờ dù là cư dân Việt tộc triệu hoán ra hay dân bản địa muốn có nghề nghiệp đều phải tự đi tìm sư phụ chỉ dạy, giờ Đại Việt tập trung những thợ có tay nghề giỏi lại, trực tiếp mở trường dạy tại địa phương, có thể tiết kiệm cho bọn họ không ít thời gian.
Tháng hai, Thừa Mệnh năm thứ ba, Càn Nguyên điện, Lý Anh Tú nhìn quần thần bên dươi ai nấy cúi đầu, trong lòng hắn cùng buồn phiền không thôi. Năm mới, ăn tết xong mấy tên đại thần dẫn đầu là Trần Thủ Độ ăn no rửng mỡ lại dâng tấu xin bệ hạ tuyển phi.
- Bẩm bệ hạ, hiện tại bệ hạ cũng đã đến tuổi lập thất, dưới sự trị vì của bệ hạ, đất nước yên vui, an ổn, dân chúng đều mong bệ hạ sớm tuyển phi tử, sinh con nối dài hoàng tộc, để vận nước càng thêm thịnh vượng.
Trần Thủ Độ một mực nghĩa bất dung từ nói, đi theo sau lại có một số quần thần ủng hộ. Những vị quan này thực chất không phải là vì lợi ích của họ Trần mà bị Trần Thủ Độ lôi kéo, bọn hắn chính là thực tâm muốn Lý Anh Tú có thể cưới vợ sinh con, kéo dài hoàng tộc, dù sao hoàng đế hai mươi lăm tuổi vẫn chưa có con như Lý Anh Tú thực ra vẫn là chuyện hiếm. Hoàng tộc có nhiều trữ thì vận nước mới lâu dài, như vua Minh Mạng từ khi biết được công năng tạo người cho đến lúc chết cũng tạo được đến một trăm bốn mươi hai vị hoàng tử và hoàng nữ, các con của Minh Mạng cũng không chịu thua kém kiến tạo mỗi người lại vài chục vị, phải nói dòng họ Nguyễn Phúc con đàn cháu đống, nối dài mãi đến thời hiện đại mới thưa bớt đi để lại mấy con mọt suốt ngày mang danh “hoàng tộc" đi chửi bới chế độ, phá rối đất nước.
Lý Anh Tú nhìn xuống Lữ Gia muốn Lữ Gia đứng ra cứu mình một phen nhưng Lữ Gia vẫn đứng im như tượng đất, xem ra vẫn là bị Trần Thủ Độ thuyết phục rồi. Lý Đạo Tái vậy mà đứng ra thêm dầu vào lửa nói.
- Bẩm bệ hạ, đêm qua thần chiêm tinh, nhận thấy Văn Khúc tinh cực sáng, dự báo điềm lành, bệ hạ trong năm nay lập phi tuyệt đối mang lại điềm lành cho đất nước.
Chiêm tinh con em ngươi à? Mặc dù ta ít học nhưng ta cũng biết Văn Khúc tinh không liên quan gì đến đám cưới nhà người ta được không? Lý Anh Tú thật muốn đem Lý Đạo Tái ra đánh một trận vì tội chém gió trên triều đình. Lý Anh Tú ho một tiếng nói.
- Việc tuyển phi của Trẫm tự Trẫm có thể cân nhắc, các khanh không cần nhiều lời. Chuyện này không nên nhắc lại nữa.
- Bệ hạ…
Đột nhiên một tiếng kêu thảm thiết, một vị quan lễ bộ bước ra. Lý Anh Tú nhận biết người này, người này tên là Thái Tuấn, là một trong ngũ tự khanh Thường bảo tự Lễ bộ, từng theo Lê Văn Thịnh đi sứ. Thái Tuấn tuổi đã ngoài lục tuần đã xem như sống thọ, xuất thần từ bồ chính đi lên đến chức Ngũ tự khanh, theo Lý Anh Tú cũng đã trọn vẹn gần hai năm.
- Xin bệ hạ mau tuyển phi, nếu không con gái lão thần tuyệt đối ở giá rồi.
Lão Thái Tuấn kêu khóc thảm thiết, Lý Anh Tú trợn trừng mắt nói.
- Nói bậy, Trẫm lập phi hay không thì liên quan gì đến con gái nhà ngươi?
Lão Thái Tuấn chùi giọt lệ bên khóe mắt nói.
- Bẩm bệ hạ, thần tuổi đã cao, có một đứa con gái năm nay vừa ba mươi tuổi, không ai chịu lấy. May mắn gặp được Phạm tứng quân tâm đầu ý hợp liền muốn kết hôn. Nhưng Phạm tướng quân lại nói phận làm thần tử nào dám cưới trước quân vương nên nhất quyết chờ bệ hạ cưới vợ thì Phạm tướng quân mới cưới con gái thần.
Lý Anh Tú như bị chậu bông rơi xuống trúng đầu mắt trợn trừng như muốn lòi cả ra.
- Khanh nói Phạm tướng quân nào? Trẫm nhớ trong hàng ngũ tướng quân không có vị nào họ Phạm lại đến tuổi lập thất.
Thái Tuấn tỉnh bơ nói.
- Bẩm bệ hạ, là Chấn Vũ Bá Phạm Cự Lượng tướng quân.
Trời ạ, Lý Anh Tú muốn kêu thảm, Phạm Cự Lượng chính là tuổi trung niên rồi được không, lại còn muốn lấy vợ. Thế nhưng Lý Anh Tú nghĩ lại nhưng danh nhân triệu hoán đến cơ hồ đều đơn côi, kiếp trước bọn họ chính là đều có gia đình, có con cái, nhưng triệu hoán đến thế giới này cũng chỉ bơ vơ một mình họ. Như Lữ Gia chẳng hạn. Nghe Ám vệ báo cáo không ít lần Lữ Gia từ triều về ở trong một phủ đệ lớn như vậy nhưng cũng chỉ lui cui một mình. Lữ Gia già rồi, Phạm Tu cũng thế, Chu Văn An cũng vậy. Bọn hắn đã qua tuổi thành gia lập thất, súng cũng hết sạch đạn, còn cưới vợ làm gì, Phạm Tu, Chu Văn An ngày ngày đi Diễn Võ Trường hay Quốc Tử Giám dạy học sinh, Lữ Gia thì trở về nhà cũng nuôi con chó, trồng hoa, cắt cỏ cho khuây khỏa mà thôi. Nếu tính ra Lý Anh Tú thực sự nợ bọn họ rất nhiều, có những thứ mà hắn vĩnh viễn không thể nào bù đắp được cho bọn họ.
=========================++
Ngày mai sáng, trưa, chiều, tối đều ở trên trường cả, nên có lẽ sẽ ra chương chậm. Tệ nhất là không có chương luôn.
May mắn thay Đại Việt có đến hàng chục vạn mẫu ruộng tốt trên toàn quốc, tốc độ sinh trưởng của cây lương thực trên những mẫu ruộng này gấp đôi bình thường, nên vào cuối mùa Đông. Lúc này năm vạn cư dân mới phát huy ra sức mạnh của bọn hắn, sản lượng lương thực sản xuất ra vậy mà vượt cùng kỳ năm ngoái đến hơn ba mươi phần trăm, các ngành nghề khác cũng có nguồn nhân lực bổ sung, đều tăng trung bình mười phần trăm. Vui mừng nhất chính là lò rèn, được bổ sung công tượng, tốc độ sản xuất súng đạn trực tiếp tăng cao. Chỉ riêng hai tháng cuối năm và tháng đầu tiên của năm thứ ba lò rèn đã sản xuất ra súng kíp năm trăm chi, đại pháo năm mươi ổ các loại, bằng tổng sản lượng của gần năm tháng trước đó cộng lại.
Nhờ đó tuy mùa Đông khá vất vả nhưng dân chúng Đại Việt lại được đón một cái tết ấm no đầm ấm, trên khắp lãnh thổ mọi dân chúng đều hoang ca, kể cả những nô lệ trong các đồn điền, lâm trường, hầm mỏ cũng được cấp phát quần áo mới, khẩu phần ăn cũng tăng lên.
Tháng một Thừa Mệnh năm thứ ba, những đoàn tàu vận tải đầu tiên của Bravia trong năm mới cũng đã cập cảng Đại Việt, chỉ khác lần này cập cảng không phải là cảng An Bang, mà lại là cảng Giác Long. Đoàn tàu này dưới danh nghĩa không phải Hoa Hồng Đen thương hội mà là một cái tên rất là lẫm: Công ty liên doanh E&W. Vừa nghe mọi người liền không hiểu đây là gì, nhưng tất cả vị đại thần trong Cơ mật viện đều có thể đoán ra đây chắc chắn là cái tên cùi bắp do vị Thừa Mệnh hoàng đế này đặt ra đấy.
Thuyền của công ty E&W cập bến Giác Long đưa xuống không phải là máy móc hay vật liệu gì, một đội tàu hơn mười chiếc toàn bộ đều là các loại gia súc như cừu, dê,…còn có cả một loại bò đối với dân chúng Đại Việt rất lạ lẫm, loại bò này thân to cao, béo vô cùng, da lại không phải là nâu mà là trắng và đen đấy. Tất cả đều là những thứ mà Lý Anh Tú tranh thủ dựa vào quan hệ với Pavong, đồng thời cũng là sự bang giao giữa hai nước mà mua về. Một phần đám gia súc này được để tại Giác Long nuôi dưỡng, một số khác lại đưa về trang trại tại Thăng Long để gây giống.
Một sự kiện lớn nữa của Đại Việt chính là Thừa Mệnh bệ hạ đã ký sắc lệnh mở trường dạy nghề tại bốn thành thị trên cả nước gồm: Thăng Long, Giác Long, An Bang và Triệu Phong, giáo viên là những công tượng, thợ thủ công giỏi từ công bộ, lễ bộ và một số thợ giỏi trong vùng. Ai muốn vào học đều được, học phí cũng lại rất rẻ, chỉ một quan một năm mà thôi, hơn nữa ai học tập tốt còn có thể nhận thưởng tại mỗi kỳ khảo sát. Nghe tin này toàn bộ dân chúng đều vui mừng không thôi, thực tế trước giờ dù là cư dân Việt tộc triệu hoán ra hay dân bản địa muốn có nghề nghiệp đều phải tự đi tìm sư phụ chỉ dạy, giờ Đại Việt tập trung những thợ có tay nghề giỏi lại, trực tiếp mở trường dạy tại địa phương, có thể tiết kiệm cho bọn họ không ít thời gian.
Tháng hai, Thừa Mệnh năm thứ ba, Càn Nguyên điện, Lý Anh Tú nhìn quần thần bên dươi ai nấy cúi đầu, trong lòng hắn cùng buồn phiền không thôi. Năm mới, ăn tết xong mấy tên đại thần dẫn đầu là Trần Thủ Độ ăn no rửng mỡ lại dâng tấu xin bệ hạ tuyển phi.
- Bẩm bệ hạ, hiện tại bệ hạ cũng đã đến tuổi lập thất, dưới sự trị vì của bệ hạ, đất nước yên vui, an ổn, dân chúng đều mong bệ hạ sớm tuyển phi tử, sinh con nối dài hoàng tộc, để vận nước càng thêm thịnh vượng.
Trần Thủ Độ một mực nghĩa bất dung từ nói, đi theo sau lại có một số quần thần ủng hộ. Những vị quan này thực chất không phải là vì lợi ích của họ Trần mà bị Trần Thủ Độ lôi kéo, bọn hắn chính là thực tâm muốn Lý Anh Tú có thể cưới vợ sinh con, kéo dài hoàng tộc, dù sao hoàng đế hai mươi lăm tuổi vẫn chưa có con như Lý Anh Tú thực ra vẫn là chuyện hiếm. Hoàng tộc có nhiều trữ thì vận nước mới lâu dài, như vua Minh Mạng từ khi biết được công năng tạo người cho đến lúc chết cũng tạo được đến một trăm bốn mươi hai vị hoàng tử và hoàng nữ, các con của Minh Mạng cũng không chịu thua kém kiến tạo mỗi người lại vài chục vị, phải nói dòng họ Nguyễn Phúc con đàn cháu đống, nối dài mãi đến thời hiện đại mới thưa bớt đi để lại mấy con mọt suốt ngày mang danh “hoàng tộc" đi chửi bới chế độ, phá rối đất nước.
Lý Anh Tú nhìn xuống Lữ Gia muốn Lữ Gia đứng ra cứu mình một phen nhưng Lữ Gia vẫn đứng im như tượng đất, xem ra vẫn là bị Trần Thủ Độ thuyết phục rồi. Lý Đạo Tái vậy mà đứng ra thêm dầu vào lửa nói.
- Bẩm bệ hạ, đêm qua thần chiêm tinh, nhận thấy Văn Khúc tinh cực sáng, dự báo điềm lành, bệ hạ trong năm nay lập phi tuyệt đối mang lại điềm lành cho đất nước.
Chiêm tinh con em ngươi à? Mặc dù ta ít học nhưng ta cũng biết Văn Khúc tinh không liên quan gì đến đám cưới nhà người ta được không? Lý Anh Tú thật muốn đem Lý Đạo Tái ra đánh một trận vì tội chém gió trên triều đình. Lý Anh Tú ho một tiếng nói.
- Việc tuyển phi của Trẫm tự Trẫm có thể cân nhắc, các khanh không cần nhiều lời. Chuyện này không nên nhắc lại nữa.
- Bệ hạ…
Đột nhiên một tiếng kêu thảm thiết, một vị quan lễ bộ bước ra. Lý Anh Tú nhận biết người này, người này tên là Thái Tuấn, là một trong ngũ tự khanh Thường bảo tự Lễ bộ, từng theo Lê Văn Thịnh đi sứ. Thái Tuấn tuổi đã ngoài lục tuần đã xem như sống thọ, xuất thần từ bồ chính đi lên đến chức Ngũ tự khanh, theo Lý Anh Tú cũng đã trọn vẹn gần hai năm.
- Xin bệ hạ mau tuyển phi, nếu không con gái lão thần tuyệt đối ở giá rồi.
Lão Thái Tuấn kêu khóc thảm thiết, Lý Anh Tú trợn trừng mắt nói.
- Nói bậy, Trẫm lập phi hay không thì liên quan gì đến con gái nhà ngươi?
Lão Thái Tuấn chùi giọt lệ bên khóe mắt nói.
- Bẩm bệ hạ, thần tuổi đã cao, có một đứa con gái năm nay vừa ba mươi tuổi, không ai chịu lấy. May mắn gặp được Phạm tứng quân tâm đầu ý hợp liền muốn kết hôn. Nhưng Phạm tướng quân lại nói phận làm thần tử nào dám cưới trước quân vương nên nhất quyết chờ bệ hạ cưới vợ thì Phạm tướng quân mới cưới con gái thần.
Lý Anh Tú như bị chậu bông rơi xuống trúng đầu mắt trợn trừng như muốn lòi cả ra.
- Khanh nói Phạm tướng quân nào? Trẫm nhớ trong hàng ngũ tướng quân không có vị nào họ Phạm lại đến tuổi lập thất.
Thái Tuấn tỉnh bơ nói.
- Bẩm bệ hạ, là Chấn Vũ Bá Phạm Cự Lượng tướng quân.
Trời ạ, Lý Anh Tú muốn kêu thảm, Phạm Cự Lượng chính là tuổi trung niên rồi được không, lại còn muốn lấy vợ. Thế nhưng Lý Anh Tú nghĩ lại nhưng danh nhân triệu hoán đến cơ hồ đều đơn côi, kiếp trước bọn họ chính là đều có gia đình, có con cái, nhưng triệu hoán đến thế giới này cũng chỉ bơ vơ một mình họ. Như Lữ Gia chẳng hạn. Nghe Ám vệ báo cáo không ít lần Lữ Gia từ triều về ở trong một phủ đệ lớn như vậy nhưng cũng chỉ lui cui một mình. Lữ Gia già rồi, Phạm Tu cũng thế, Chu Văn An cũng vậy. Bọn hắn đã qua tuổi thành gia lập thất, súng cũng hết sạch đạn, còn cưới vợ làm gì, Phạm Tu, Chu Văn An ngày ngày đi Diễn Võ Trường hay Quốc Tử Giám dạy học sinh, Lữ Gia thì trở về nhà cũng nuôi con chó, trồng hoa, cắt cỏ cho khuây khỏa mà thôi. Nếu tính ra Lý Anh Tú thực sự nợ bọn họ rất nhiều, có những thứ mà hắn vĩnh viễn không thể nào bù đắp được cho bọn họ.
=========================++
Ngày mai sáng, trưa, chiều, tối đều ở trên trường cả, nên có lẽ sẽ ra chương chậm. Tệ nhất là không có chương luôn.
Tác giả :
Hàm Ngư