Đạo Mộ Bút Ký
Quyển 5 - Chương 10: Cầu Đức Khảo
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
(Chuyện tiếp theo chú Ba kể rất rắc rối, dính líu đến nhiều vụ việc ở Trường Sa thuở trước. Có điều, tôi lại rất có hứng thú với những chuyện như thế này, bởi từ khi còn nhỏ tôi đã rất thích những câu chuyện xưa cũ thoáng tanh mùi đất này, rất có cảm giác nặng tính lịch sử, nghe một chút cũng chẳng hề gì.)
Gã giáo sĩ được nhắc tới trong lời kể của chú Ba là Hendrie Cox, tên tiếng Trung là Cầu Đức Khảo, làm việc tại một trường Công giáo ở Trường Sa, là một trong số những người Mỹ vào Trung Quốc theo phong trào Đông tiến thời kỳ Quốc Dân Đảng. Nhưng người này từ nhỏ lục căn không thanh tịnh, thầy chùa Tây phương không thích làm, lại đi thích văn hóa Trung Hoa. Có lẽ trong quan niệm kinh tế của dân Mỹ, cổ vật cũng chỉ là một loại hàng hóa, có thể tự do mua bán thì dĩ nhiên cũng đem xuất khẩu được. Bởi vậy nên ở Trung Quốc đến năm thứ ba, thỉnh thoảng lão lại lén lút đánh một quả buôn lậu cổ vật. Năm đó lão mới mười chín tuổi.
10154320_675878045813448_2375599718092362696_nNhững phi vụ buôn lậu của lão vẫn luôn được tiến hành cẩn thận, chứ không tham ăn dày đánh lớn. Ở thời điểm đó, buôn lậu có hai kiểu: một là bán chác với bên quân đội, tẩu tán được số lượng hàng nhiều nhưng giá trả rất thấp, chơi theo kiểu năm ăn năm thua, vô cùng mạo hiểm. Còn kiểu của Cầu Đức Khảo gọi là “buôn nguội", giá được trả cao, hàng có thể ít nhưng rất an toàn, làm vụ nào thắng vụ đó. Cách làm ăn của lão như vậy lại rất hợp khẩu vị ông tôi, cho nên hồi đó quan hệ giữa lão và ông tôi tốt lắm.
Nhưng cái tay Cầu Đức Khảo này lại không phải loại bạn bè đáng kết giao. Từ tận đáy lòng, lão chưa bao giờ xem ông tôi là bằng hữu, thậm chí còn chẳng buồn nhấc ông lên hàng bằng vai phải lứa. Về sau ông nội tôi mới biết, đằng sau lưng, lão lén gọi ông là đồ chấy rận.
Năm 1949, Trường Sa giải phóng. Quốc Dân Đảng hoàn toàn tan tác. Sau đó, năm 1952, Giáo hội bắt đầu rời khỏi Trung Quốc, nhiều người Mỹ từng sống ở Trung Quốc cũng bắt đầu hồi hương. Cầu Đức Khảo nhận được điện tín của Giáo hội, gọi lão trở về nhân lúc hãy còn an toàn.
Lão cảm thấy chuyện làm ăn ở Trung Quốc của mình sắp tới hồi xuống dốc, vì vậy bèn bắt đầu tiến hành những công tác chuẩn bị có liên quan hòng tẩu tán số tài sản của mình. Lúc trước khi đi, lão còn nảy ra một ý đồ nham hiểm. Lão và đồng bọn bắt đầu vung tay mua vét đồ minh khí, lợi dụng tâm lý tín nhiệm với quan hệ lâu năm của người Trung Quốc để thâu tóm một lượng lớn cổ vật chỉ bằng một số tiền đặt cọc rẻ bèo, trong đó có cuốn sách lụa Chiến quốc của ông tôi.
Năm đó ông tôi cũng không chịu bán món đồ mà cha chú mình phải đánh đổi tính mạng mới đem ra được này đâu. Chính là Cầu Đức Khảo đã nói láo rằng số tiền này sẽ được dùng để xây dựng các ngôi nhà từ thiện, ông tôi thấy đó là tích đức, mới miễn cưỡng ra tay. (Đương nhiên đó là ông nội tôi nói thế, chứ ai biết có thật hay không. Còn tôi thấy con người ông ít có khả năng đầy lòng từ bi kiểu đó lắm.)
Sau khi toàn bộ số hàng đã được chuyển lên tàu hết cả, Cầu Đức Khảo biết trong nhóm người này cũng có vài kẻ không dễ chọc vào, nên để tránh lưu lại hậu hoạ, khi đã ở trên tàu, lão liền gửi điện báo cho đơn vị kiểm soát thời đó, đem nhân thân của ông nội tôi và đại khái khoảng mười thổ phu tử khác tiết lộ hết cho quân Giải phóng đang đồn trú ở Trường Sa.
Đây chính là “Vụ án sách lụa Chiến quốc" cực kỳ nổi tiếng ngày đó. Nó không chỉ đơn giản là vụ án buôn lậu đồ cổ. Bởi Cầu Đức Khảo có quan hệ với tướng lĩnh Quốc Dân đảng trước Giải Phóng nên chuyện này còn liên lụy đến rất nhiều nhân tố đặc biệt của thời đại đó mà ngày nay khó có thể hình dung được, ví dụ như gián điệp, phản quốc v.v… Sự tình trở nên vô cùng phức tạp, suýt thì đánh động cả đến cả chính quyền trung ương. Ngày đó Cầu Đức Khảo hốt được một mẻ lớn, còn đám thổ phu tử đã ky cóp của cải cho lão xơi tái kia, người bị xử bắn, người phải ngồi tù, kêu gào thảm thiết.
Tuy cũng là đúng người đúng tội, thế nhưng cái chết như vậy, quả thật cũng có phần bi thảm quá mức. Sau này đến thời Kế hoạch Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa thì không còn những vụ buôn lậu đồ cổ ở Trung Quốc nữa, âu cũng là có liên quan tới cái chết của đám người ngày ấy.
Hồi đó ông nội tôi nhanh trí, thấy tình hình bất ổn bèn cả đêm chạy trốn lên núi, ẩn nấp trong một tòa cổ mộ. Sau hai tuần lễ ngủ chung với xác chết, ông mới tránh được tai bay vạ gió, sau đó hai bàn tay trắng chạy đến Hàng Châu. Chuyện này đối với ông nội tôi là một đòn đả kích cực lớn, cho nên về sau sách lụa Chiến quốc đối với ông cũng là chuyện cấm kị số một. Thuở sinh tiền, ông vẫn một mực dặn dò chúng tôi không được nói lung tung về chuyện này, cho nên người nhà chúng tôi vẫn kín tiếng như bưng.
Cầu Đức Khảo sau khi trở về Mỹ liền bán đấu giá những cổ vật kia rồi phát tài to. Cuốn sách lụa Chiến Quốc được bán về tay viện bảo tàng Metropolitan ở New York với giá rất hời, trở thành món cổ vật được trả giá cao nhất trong các buổi đấu giá thời ấy. Còn Cầu Đức Khảo một bước trở thành triệu phú, gia nhập vào hàng ngũ trưởng giả mới của xã hội thượng lưu. Chuyện ở Trung Quốc của lão được viết thành hồi ký, lưu hành rộng rãi.
Sau khi phát tài, Cầu Đức Khảo dần dần chuyển sang hứng thú với việc xã giao. Vào khoảng năm 1957, lão được mời đảm nhiệm chức cố vấn mảng nghệ thuật Viễn Đông của bảo tàng Metropolitan New York, làm cố vấn cho công tác nghiên cứu sách lụa Chiến quốc. Giám đốc Viện Bảo tàng này khi đó là Allen(*) tiếng xấu vang dội. Cả hai đều am hiểu về Trung Quốc, đều dựa vào việc thuê thổ phỉ đào trộm cổ vật ở Trung Quốc mà phất lên, nên trở thành bè bạn rất nhanh. Cầu Đức Khảo còn tài trợ một khoản tiền lớn cho viện bảo tàng, làm quỹ dùng để thu mua cổ vật Trung Quốc trôi nổi trong dân gian.
(*) Thực ra giám đốc bảo tàng Metropolitan New York trong thời kỳ này là James J. Rorimer, và chả liên quan gì đến trộm mộ đất Tàu đâu =))
Đại khái là vì giàu lên rồi, sống an nhàn quá, cộng thêm sự nhiệt tình yêu thích đối với văn hóa Trung Hoa, sau này Cầu Đức Khảo tu thân dưỡng tính, dần dần chìm đắm trong những nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc. Lão làm chủ nhiệm một số hạng mục nghiên cứu lớn của bảo tàng Metropolitan, kết quả cũng khá có tiếng tăm. Thế nhưng chuyện khiến lão chính thức được lưu tên trong sử sách, thì lại chính là vụ việc năm 1974, khi lão giải được mật văn trong cuốn sách lụa Chiến Quốc.
Ngày ấy nghiên cứu của lão về sách lụa Chiến Quốc đã dằng dai kéo suốt hai mươi năm. Lúc đầu lão làm thế chỉ để nâng giá cuốn sách lên thôi, nhưng sau này thì hoàn toàn là do có hứng thú với nó.
Lúc mới bắt đầu, chẳng có bất kỳ một ai cho rằng một người Mỹ như lão lại có thể giải được mật mã Trung Hoa cổ đại cả. Thế nhưng Cầu Đức Khảo lại làm được chuyện ấy bằng một nghị lực phi thường.
Nhắc tới thì cũng thật trùng hợp. Nhờ linh cảm từ một bản “tú phổ"(**) của Trung Quốc mà lão đã phát hiện được ra cách giải mã “Chiến quốc thư đồ". Cách giải mã này thật ra là giống với cách thức sử dụng con chữ để ghi lại trình tự các mũi thêu trong tú phổ. Dùng toán học móc nối các điểm thành hình vẽ, nói phức tạp thì cũng không hẳn, nó hoàn toàn chỉ là một sự khôn khéo. Nếu anh có thể nghĩ đến nó thì sẽ giải được ra, còn nếu không mảy may nghĩ tới thì dù có tinh thông mật mã học Trung Quốc cổ đại đến mấy cũng chỉ vô dụng.
(**) Tú phổ là sơ đồ mũi thêu bằng ký tự. Nếu mà bạn có học đan móc, thì nó cũng giống như chart chữ trong móc len sợi ý =")))
Phát hiện ra cách giải mật mã rồi, Cầu Đức Khảo vô cùng mừng rỡ, lập tức triệu tập nhân sự, tiến hành biên dịch lại phần sách lụa Chiến Quốc của ông tôi một cách rất qui mô. Sau một tháng thì cả bản mật mã đã được phá giải.
Thế nhưng, vượt ra khỏi dự đoán của Cầu Đức Khảo chính là, lúc bấy giờ, thứ xuất hiện trên tờ giấy ghi kết quả giải mã không phải là cổ văn về bói toán hay phép làm lịch thời Chiến Quốc như lão dự đoán, mà là một hình vẽ cổ quái, hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả.
Hình vẽ này cổ quái như thế nào là điều thật sự rất khó hình dung. Sau khi tôi nhìn hình vẽ chú Ba phác lại cho mình cũng lần không ra nổi đầu mối. Nếu dùng lời lẽ miêu tả thử, thì chỉ có thể nói là hình vẽ này hết sức đơn giản, chỉ được tạo thành bởi sáu đường cong ngoằn ngoèo và một đường tròn ngẫu nhiên. Những đường cong này cùng trải rộng ra, có phần giống dòng chảy của sông trên bản đồ, hoặc thân dây leo bò lan gì đó, nhưng khi nhìn chúng vây quanh đường tròn kia thì lại cảm thấy là không phải. Cầm lên để ra xa một chút mà nhìn thì trông như một ký tự trừu tượng; nhìn gần, thì lại hoàn toàn chẳng hiểu nó là cái gì.
Ngoài nó ra thì không hề có bất cứ một thông tin nào khác. Nếu anh không bảo rằng hình vẽ này được lấy ra từ một cuộn sách cổ Trung Quốc tàn tạ thì chắc chắn mọi người đều sẽ tưởng đây là những đường cong do đứa trẻ mới biết cầm bút vạch bừa trên giấy.
Phải trải qua muôn vàn khó khăn mới giải mã được, ấy thế mà kết quả lại chỉ là một hình vẽ không thể hiểu nổi, Cầu Đức Khảo cảm thấy kinh ngạc vô cùng. Lão còn từng cho rằng cách giải mã của mình sai rồi, nhưng sau nhiều lần thử nghiệm, lão phát hiện điều đó là không có khả năng. Nếu làm sai thì sẽ không thể nào đem những ký tự này chuyển đổi thành hình vẽ một cách liền mạch không chỗ sơ hở như thế này được. Rõ ràng thứ được ghi lại bằng mật văn chính là bảy nét vẽ kia.
Bảy nét vẽ đó biểu thị cho cái gì? Vì sao chủ nhân cuốn sách lụa lại phải đem nó giấu trong mớ văn tự này?
Dựa vào kinh nghiệm từ bao nhiêu năm nằm vùng ở Trung Quốc, trực giác mách bảo với lão rằng, có thể được người ta mã hóa thành mật văn rồi ghi lại trên loại tơ lụa vô cùng đắt giá nhường kia thì không thể là một hình vẽ bình thường được. Những đường cong này chắc chắn phải có ý nghĩa đặc biệt gì đó. Nói không chừng là chuyện nghiêm trọng chứ chả chơi.
Lão liền sinh lòng hứng thú say mê đối với chuyện này, lập tức bắt đầu tìm đọc các loại tài liệu. Lão bỏ ra một khoảng thời gian rất lớn để đảo qua vô số thư viện, đồng thời cũng cầm bức hình này đến các trường đại học để thỉnh giáo những nhà Hán học người Hoa kiều đương thời. Thế nhưng, đám người sống tại Mỹ kia trình độ có hạn, cù cưa hơn nửa năm vẫn chẳng có bất cứ kết quả nào. Cho dù có người đoán mò, thì cũng chẳng ra đầu cua tai nheo chi sất, hoàn toàn vô căn cứ, nghe một cái là biết ngay họ chỉ nói quàng nói xiên.
Ngay khi hứng thú của lão dần tụt giảm, bắt đầu cảm thấy không nơi bấu víu, thì có một người bạn cùng học đại học đã chỉ cho lão một con đường sáng. Y nói với Cầu Đức Khảo, rằng món đồ Trung Hoa kỳ dị thế này thì có lẽ nên tìm đến những người già cả ở Chinatown mà hỏi. Năm ấy đang vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Chinatown có không ít những học giả cao tuổi đến từ Đài Loan, là một nơi ngọa hổ tàng long, biết đâu tìm được manh mối.
Cừu Đức Khảo nghe xong thấy cũng có lý. Lão bèn ôm hy vọng cuối cùng, tìm đến Chinatown thỉnh giáo.
Chinatown có một loại thư quán dành cho những người già cả tụ tập. Cầu Đức Khảo chỉ chuyên tìm đến những nơi này, giở hình vẽ ra xem xét. Cũng may là lão tốt số nên quả nhiên đã gặp được một cao nhân.
Vị cao nhân này là một ông lão gầy đét, là nhân vật có tiếng trong vùng đó. Hôm ấy ông ta đến quán trà nghe kể chuyện, đúng lúc đụng phải Cầu Đức Khảo vào đến nơi, đang trải bức vẽ trải ra xem xét. Mới vừa nhìn thấy, ông ta liền kinh hãi, lập tức hỏi Cầu Đức Khảo kiếm được nó ở đâu.
Cầu Đức Khảo thấy có cửa thì không khỏi mừng húm. Tất nhiên lão đã thủ sẵn một bộ lý do lý trấu để thoái thác không kể rành mạch ngọn nguồn với cụ già nọ, rồi vội vàng hỏi ông cụ phải chăng đã biết được điều gì.
Cụ già lắc đầu nói không đâu, có điều, cụ lại bảo với Cầu Đức Khảo rằng, mặc dù không biết lai lịch bức vẽ nọ, nhưng cụ đã từng thấy thứ tương tự ở một nơi.
Cầu Đức Khảo nghe xong, trong lòng nhấp nhổm. Lão vội hỏi xem ông cụ đã thấy thứ đó ở chỗ nào.
Ông cụ bèn đáp rằng, đó là hồi cụ còn ở đại lục, trong một đạo quán ở Kỳ Mông Sơn, cụ đã từng thấy một cái lò luyện đan. Hình vẽ nọ chính là được khắc trên cái lò luyện đan đó.
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
(Chuyện tiếp theo chú Ba kể rất rắc rối, dính líu đến nhiều vụ việc ở Trường Sa thuở trước. Có điều, tôi lại rất có hứng thú với những chuyện như thế này, bởi từ khi còn nhỏ tôi đã rất thích những câu chuyện xưa cũ thoáng tanh mùi đất này, rất có cảm giác nặng tính lịch sử, nghe một chút cũng chẳng hề gì.)
Gã giáo sĩ được nhắc tới trong lời kể của chú Ba là Hendrie Cox, tên tiếng Trung là Cầu Đức Khảo, làm việc tại một trường Công giáo ở Trường Sa, là một trong số những người Mỹ vào Trung Quốc theo phong trào Đông tiến thời kỳ Quốc Dân Đảng. Nhưng người này từ nhỏ lục căn không thanh tịnh, thầy chùa Tây phương không thích làm, lại đi thích văn hóa Trung Hoa. Có lẽ trong quan niệm kinh tế của dân Mỹ, cổ vật cũng chỉ là một loại hàng hóa, có thể tự do mua bán thì dĩ nhiên cũng đem xuất khẩu được. Bởi vậy nên ở Trung Quốc đến năm thứ ba, thỉnh thoảng lão lại lén lút đánh một quả buôn lậu cổ vật. Năm đó lão mới mười chín tuổi.
10154320_675878045813448_2375599718092362696_nNhững phi vụ buôn lậu của lão vẫn luôn được tiến hành cẩn thận, chứ không tham ăn dày đánh lớn. Ở thời điểm đó, buôn lậu có hai kiểu: một là bán chác với bên quân đội, tẩu tán được số lượng hàng nhiều nhưng giá trả rất thấp, chơi theo kiểu năm ăn năm thua, vô cùng mạo hiểm. Còn kiểu của Cầu Đức Khảo gọi là “buôn nguội", giá được trả cao, hàng có thể ít nhưng rất an toàn, làm vụ nào thắng vụ đó. Cách làm ăn của lão như vậy lại rất hợp khẩu vị ông tôi, cho nên hồi đó quan hệ giữa lão và ông tôi tốt lắm.
Nhưng cái tay Cầu Đức Khảo này lại không phải loại bạn bè đáng kết giao. Từ tận đáy lòng, lão chưa bao giờ xem ông tôi là bằng hữu, thậm chí còn chẳng buồn nhấc ông lên hàng bằng vai phải lứa. Về sau ông nội tôi mới biết, đằng sau lưng, lão lén gọi ông là đồ chấy rận.
Năm 1949, Trường Sa giải phóng. Quốc Dân Đảng hoàn toàn tan tác. Sau đó, năm 1952, Giáo hội bắt đầu rời khỏi Trung Quốc, nhiều người Mỹ từng sống ở Trung Quốc cũng bắt đầu hồi hương. Cầu Đức Khảo nhận được điện tín của Giáo hội, gọi lão trở về nhân lúc hãy còn an toàn.
Lão cảm thấy chuyện làm ăn ở Trung Quốc của mình sắp tới hồi xuống dốc, vì vậy bèn bắt đầu tiến hành những công tác chuẩn bị có liên quan hòng tẩu tán số tài sản của mình. Lúc trước khi đi, lão còn nảy ra một ý đồ nham hiểm. Lão và đồng bọn bắt đầu vung tay mua vét đồ minh khí, lợi dụng tâm lý tín nhiệm với quan hệ lâu năm của người Trung Quốc để thâu tóm một lượng lớn cổ vật chỉ bằng một số tiền đặt cọc rẻ bèo, trong đó có cuốn sách lụa Chiến quốc của ông tôi.
Năm đó ông tôi cũng không chịu bán món đồ mà cha chú mình phải đánh đổi tính mạng mới đem ra được này đâu. Chính là Cầu Đức Khảo đã nói láo rằng số tiền này sẽ được dùng để xây dựng các ngôi nhà từ thiện, ông tôi thấy đó là tích đức, mới miễn cưỡng ra tay. (Đương nhiên đó là ông nội tôi nói thế, chứ ai biết có thật hay không. Còn tôi thấy con người ông ít có khả năng đầy lòng từ bi kiểu đó lắm.)
Sau khi toàn bộ số hàng đã được chuyển lên tàu hết cả, Cầu Đức Khảo biết trong nhóm người này cũng có vài kẻ không dễ chọc vào, nên để tránh lưu lại hậu hoạ, khi đã ở trên tàu, lão liền gửi điện báo cho đơn vị kiểm soát thời đó, đem nhân thân của ông nội tôi và đại khái khoảng mười thổ phu tử khác tiết lộ hết cho quân Giải phóng đang đồn trú ở Trường Sa.
Đây chính là “Vụ án sách lụa Chiến quốc" cực kỳ nổi tiếng ngày đó. Nó không chỉ đơn giản là vụ án buôn lậu đồ cổ. Bởi Cầu Đức Khảo có quan hệ với tướng lĩnh Quốc Dân đảng trước Giải Phóng nên chuyện này còn liên lụy đến rất nhiều nhân tố đặc biệt của thời đại đó mà ngày nay khó có thể hình dung được, ví dụ như gián điệp, phản quốc v.v… Sự tình trở nên vô cùng phức tạp, suýt thì đánh động cả đến cả chính quyền trung ương. Ngày đó Cầu Đức Khảo hốt được một mẻ lớn, còn đám thổ phu tử đã ky cóp của cải cho lão xơi tái kia, người bị xử bắn, người phải ngồi tù, kêu gào thảm thiết.
Tuy cũng là đúng người đúng tội, thế nhưng cái chết như vậy, quả thật cũng có phần bi thảm quá mức. Sau này đến thời Kế hoạch Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa thì không còn những vụ buôn lậu đồ cổ ở Trung Quốc nữa, âu cũng là có liên quan tới cái chết của đám người ngày ấy.
Hồi đó ông nội tôi nhanh trí, thấy tình hình bất ổn bèn cả đêm chạy trốn lên núi, ẩn nấp trong một tòa cổ mộ. Sau hai tuần lễ ngủ chung với xác chết, ông mới tránh được tai bay vạ gió, sau đó hai bàn tay trắng chạy đến Hàng Châu. Chuyện này đối với ông nội tôi là một đòn đả kích cực lớn, cho nên về sau sách lụa Chiến quốc đối với ông cũng là chuyện cấm kị số một. Thuở sinh tiền, ông vẫn một mực dặn dò chúng tôi không được nói lung tung về chuyện này, cho nên người nhà chúng tôi vẫn kín tiếng như bưng.
Cầu Đức Khảo sau khi trở về Mỹ liền bán đấu giá những cổ vật kia rồi phát tài to. Cuốn sách lụa Chiến Quốc được bán về tay viện bảo tàng Metropolitan ở New York với giá rất hời, trở thành món cổ vật được trả giá cao nhất trong các buổi đấu giá thời ấy. Còn Cầu Đức Khảo một bước trở thành triệu phú, gia nhập vào hàng ngũ trưởng giả mới của xã hội thượng lưu. Chuyện ở Trung Quốc của lão được viết thành hồi ký, lưu hành rộng rãi.
Sau khi phát tài, Cầu Đức Khảo dần dần chuyển sang hứng thú với việc xã giao. Vào khoảng năm 1957, lão được mời đảm nhiệm chức cố vấn mảng nghệ thuật Viễn Đông của bảo tàng Metropolitan New York, làm cố vấn cho công tác nghiên cứu sách lụa Chiến quốc. Giám đốc Viện Bảo tàng này khi đó là Allen(*) tiếng xấu vang dội. Cả hai đều am hiểu về Trung Quốc, đều dựa vào việc thuê thổ phỉ đào trộm cổ vật ở Trung Quốc mà phất lên, nên trở thành bè bạn rất nhanh. Cầu Đức Khảo còn tài trợ một khoản tiền lớn cho viện bảo tàng, làm quỹ dùng để thu mua cổ vật Trung Quốc trôi nổi trong dân gian.
(*) Thực ra giám đốc bảo tàng Metropolitan New York trong thời kỳ này là James J. Rorimer, và chả liên quan gì đến trộm mộ đất Tàu đâu =))
Đại khái là vì giàu lên rồi, sống an nhàn quá, cộng thêm sự nhiệt tình yêu thích đối với văn hóa Trung Hoa, sau này Cầu Đức Khảo tu thân dưỡng tính, dần dần chìm đắm trong những nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc. Lão làm chủ nhiệm một số hạng mục nghiên cứu lớn của bảo tàng Metropolitan, kết quả cũng khá có tiếng tăm. Thế nhưng chuyện khiến lão chính thức được lưu tên trong sử sách, thì lại chính là vụ việc năm 1974, khi lão giải được mật văn trong cuốn sách lụa Chiến Quốc.
Ngày ấy nghiên cứu của lão về sách lụa Chiến Quốc đã dằng dai kéo suốt hai mươi năm. Lúc đầu lão làm thế chỉ để nâng giá cuốn sách lên thôi, nhưng sau này thì hoàn toàn là do có hứng thú với nó.
Lúc mới bắt đầu, chẳng có bất kỳ một ai cho rằng một người Mỹ như lão lại có thể giải được mật mã Trung Hoa cổ đại cả. Thế nhưng Cầu Đức Khảo lại làm được chuyện ấy bằng một nghị lực phi thường.
Nhắc tới thì cũng thật trùng hợp. Nhờ linh cảm từ một bản “tú phổ"(**) của Trung Quốc mà lão đã phát hiện được ra cách giải mã “Chiến quốc thư đồ". Cách giải mã này thật ra là giống với cách thức sử dụng con chữ để ghi lại trình tự các mũi thêu trong tú phổ. Dùng toán học móc nối các điểm thành hình vẽ, nói phức tạp thì cũng không hẳn, nó hoàn toàn chỉ là một sự khôn khéo. Nếu anh có thể nghĩ đến nó thì sẽ giải được ra, còn nếu không mảy may nghĩ tới thì dù có tinh thông mật mã học Trung Quốc cổ đại đến mấy cũng chỉ vô dụng.
(**) Tú phổ là sơ đồ mũi thêu bằng ký tự. Nếu mà bạn có học đan móc, thì nó cũng giống như chart chữ trong móc len sợi ý =")))
Phát hiện ra cách giải mật mã rồi, Cầu Đức Khảo vô cùng mừng rỡ, lập tức triệu tập nhân sự, tiến hành biên dịch lại phần sách lụa Chiến Quốc của ông tôi một cách rất qui mô. Sau một tháng thì cả bản mật mã đã được phá giải.
Thế nhưng, vượt ra khỏi dự đoán của Cầu Đức Khảo chính là, lúc bấy giờ, thứ xuất hiện trên tờ giấy ghi kết quả giải mã không phải là cổ văn về bói toán hay phép làm lịch thời Chiến Quốc như lão dự đoán, mà là một hình vẽ cổ quái, hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả.
Hình vẽ này cổ quái như thế nào là điều thật sự rất khó hình dung. Sau khi tôi nhìn hình vẽ chú Ba phác lại cho mình cũng lần không ra nổi đầu mối. Nếu dùng lời lẽ miêu tả thử, thì chỉ có thể nói là hình vẽ này hết sức đơn giản, chỉ được tạo thành bởi sáu đường cong ngoằn ngoèo và một đường tròn ngẫu nhiên. Những đường cong này cùng trải rộng ra, có phần giống dòng chảy của sông trên bản đồ, hoặc thân dây leo bò lan gì đó, nhưng khi nhìn chúng vây quanh đường tròn kia thì lại cảm thấy là không phải. Cầm lên để ra xa một chút mà nhìn thì trông như một ký tự trừu tượng; nhìn gần, thì lại hoàn toàn chẳng hiểu nó là cái gì.
Ngoài nó ra thì không hề có bất cứ một thông tin nào khác. Nếu anh không bảo rằng hình vẽ này được lấy ra từ một cuộn sách cổ Trung Quốc tàn tạ thì chắc chắn mọi người đều sẽ tưởng đây là những đường cong do đứa trẻ mới biết cầm bút vạch bừa trên giấy.
Phải trải qua muôn vàn khó khăn mới giải mã được, ấy thế mà kết quả lại chỉ là một hình vẽ không thể hiểu nổi, Cầu Đức Khảo cảm thấy kinh ngạc vô cùng. Lão còn từng cho rằng cách giải mã của mình sai rồi, nhưng sau nhiều lần thử nghiệm, lão phát hiện điều đó là không có khả năng. Nếu làm sai thì sẽ không thể nào đem những ký tự này chuyển đổi thành hình vẽ một cách liền mạch không chỗ sơ hở như thế này được. Rõ ràng thứ được ghi lại bằng mật văn chính là bảy nét vẽ kia.
Bảy nét vẽ đó biểu thị cho cái gì? Vì sao chủ nhân cuốn sách lụa lại phải đem nó giấu trong mớ văn tự này?
Dựa vào kinh nghiệm từ bao nhiêu năm nằm vùng ở Trung Quốc, trực giác mách bảo với lão rằng, có thể được người ta mã hóa thành mật văn rồi ghi lại trên loại tơ lụa vô cùng đắt giá nhường kia thì không thể là một hình vẽ bình thường được. Những đường cong này chắc chắn phải có ý nghĩa đặc biệt gì đó. Nói không chừng là chuyện nghiêm trọng chứ chả chơi.
Lão liền sinh lòng hứng thú say mê đối với chuyện này, lập tức bắt đầu tìm đọc các loại tài liệu. Lão bỏ ra một khoảng thời gian rất lớn để đảo qua vô số thư viện, đồng thời cũng cầm bức hình này đến các trường đại học để thỉnh giáo những nhà Hán học người Hoa kiều đương thời. Thế nhưng, đám người sống tại Mỹ kia trình độ có hạn, cù cưa hơn nửa năm vẫn chẳng có bất cứ kết quả nào. Cho dù có người đoán mò, thì cũng chẳng ra đầu cua tai nheo chi sất, hoàn toàn vô căn cứ, nghe một cái là biết ngay họ chỉ nói quàng nói xiên.
Ngay khi hứng thú của lão dần tụt giảm, bắt đầu cảm thấy không nơi bấu víu, thì có một người bạn cùng học đại học đã chỉ cho lão một con đường sáng. Y nói với Cầu Đức Khảo, rằng món đồ Trung Hoa kỳ dị thế này thì có lẽ nên tìm đến những người già cả ở Chinatown mà hỏi. Năm ấy đang vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Chinatown có không ít những học giả cao tuổi đến từ Đài Loan, là một nơi ngọa hổ tàng long, biết đâu tìm được manh mối.
Cừu Đức Khảo nghe xong thấy cũng có lý. Lão bèn ôm hy vọng cuối cùng, tìm đến Chinatown thỉnh giáo.
Chinatown có một loại thư quán dành cho những người già cả tụ tập. Cầu Đức Khảo chỉ chuyên tìm đến những nơi này, giở hình vẽ ra xem xét. Cũng may là lão tốt số nên quả nhiên đã gặp được một cao nhân.
Vị cao nhân này là một ông lão gầy đét, là nhân vật có tiếng trong vùng đó. Hôm ấy ông ta đến quán trà nghe kể chuyện, đúng lúc đụng phải Cầu Đức Khảo vào đến nơi, đang trải bức vẽ trải ra xem xét. Mới vừa nhìn thấy, ông ta liền kinh hãi, lập tức hỏi Cầu Đức Khảo kiếm được nó ở đâu.
Cầu Đức Khảo thấy có cửa thì không khỏi mừng húm. Tất nhiên lão đã thủ sẵn một bộ lý do lý trấu để thoái thác không kể rành mạch ngọn nguồn với cụ già nọ, rồi vội vàng hỏi ông cụ phải chăng đã biết được điều gì.
Cụ già lắc đầu nói không đâu, có điều, cụ lại bảo với Cầu Đức Khảo rằng, mặc dù không biết lai lịch bức vẽ nọ, nhưng cụ đã từng thấy thứ tương tự ở một nơi.
Cầu Đức Khảo nghe xong, trong lòng nhấp nhổm. Lão vội hỏi xem ông cụ đã thấy thứ đó ở chỗ nào.
Ông cụ bèn đáp rằng, đó là hồi cụ còn ở đại lục, trong một đạo quán ở Kỳ Mông Sơn, cụ đã từng thấy một cái lò luyện đan. Hình vẽ nọ chính là được khắc trên cái lò luyện đan đó.
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc