Đạo Mộ Bút Ký
Quyển 4 - Chương 11: Cảnh khốn đốn
Editor: Yoo Chan
Beta: Thanh Du
~0O0~
Tôi vừa thúc ngựa tiến lên, vừa nhìn theo hướng Bàn Tử chỉ. Xuyên qua đám cây cối lưa thưa tôi thấy ven hồ có khoảng ba mươi người và hơn năm mươi ngựa đang tụ tập rất đông vui, là một đoàn ngựa thồ rất lớn. Những người đó đang dựng trại ven hồ, có vẻ muốn nghỉ chân qua đêm ngay bên bờ hồ này. Trong đám người có một cô gái đang mở thứ gì đó giống như rada ra điều chỉnh thử. Tôi nhìn qua ống nhòm, nhận ra cô gái kia không phải ai khác, mà chính là A Ninh ở Hải Nam.
Tôi chửi thề một tiếng, cô ả cũng đến nơi này chứng tỏ những gì chúng tôi suy đoán đều đúng. Người dây dưa với chú Ba chỉ e đúng là họ, không biết công ty mò thuyền vét bùn này đi vào đất liền làm gì.
Hoa hòa thượng thấy đoàn ngựa thồ dưới núi, sắc mặt liền thay đổi, nhỏ giọng hỏi Trần Bì A Tứ phải làm sao bây giờ.
Trần Bì A Tứ liếc mắt một cái, cười khinh khỉnh: “Tới đúng lúc lắm, chứng tỏ chúng ta không đi nhầm đường. Cứ tiếp tục đi thôi, mặc xác bọn chúng."
Tôi lấy ống nhòm nhìn kĩ từng người một nhưng không thấy chú Ba đâu cả. Có điều nếu chú Ba rơi vào tay bọn họ, e là sẽ không dược tự do đi lại, có khi nào đang bị nhốt trong mấy cái lều vải kia chăng? Điều khiến tôi cảm thấy không thoải mái chính là một nửa số người dưới kia hình như đều đeo súng trường K-56 (1) trên lưng, ngoài ra tôi còn thấy cả điện thoại vệ tinh và rất nhiều thiết bị hiện đại khác. Bàn Tử thấy súng phát thèm, đốp lại Trần Bì A Tứ: “Này lão già, ông cứ nói không mua súng, giờ hãy xem người ta vai vác súng, đạn lên nòng đuổi theo tới đây, nếu xảy ra va chạm thì đối phó kiểu gì? Hay là định lấy chậu rửa mặt làm khiên, dùng băng vệ sinh mà đánh bọn họ?"
Trần Bì A Tứ liếc Bàn Tử một cái, lắc lắc đầu rồi cười nói:"Làm nghề này xưa nay chúng ta chưa bao giờ dựa vào nhân số, đến vùng núi tuyết ngươi sẽ biết đi theo ta là lựa chọn chính xác."
Khi trao đổi với nhau chúng tôi đều dùng phương ngữ, Thuận Tử không thạo tiếng Hán nên không nghe ra được. Tuy nhiên Thuận Tử dẫn đường đã nhiều năm, cũng biết khách nói chuyện thì đừng nghe, nghe nhiều quá không chừng người ta giết mình diệt khẩu.
Chúng tôi tiếp tục hướng lên phía trên, cho đến khi trước mắt xuất hiện mấy căn nhà gỗ tồi tàn có cửa sắt, bên trên còn viết khẩu hiệu: “Lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc là bất khả xâm phạm."
Thuận Tử cho chúng tôi biết đây là trạm tiếp tế cho những trận đánh tiền tiêu. Sau cuộc hội đàm đa phương, mấy trạm gác ở đây đều chuyển đi cả, nơi này trở nên hoang phế. Mấy trạm gác trên vùng tuyết cũng không còn ai nữa, nếu chúng tôi cứ đi lên mãi thì sẽ có cơ hội được thấy.
Màn đêm buông xuống, chúng tôi ở tạm trong này một đêm, sáng sớm hôm sau thức dậy bèn gấp rút lên đường. Thuận Tử đã cảm thấy kỳ quặc, hiếm có khách du lịch nào lại bạt mạng như chúng tôi, nhưng dù gì cũng đã nhận tiền nên vẫn thuận theo.
Khi chúng tôi thức dậy thì tuyết cũng bắt đầu rơi, nhiệt độ không khí đột ngột hạ xuống. Người miền nam rất khó có thể thích ứng với thời tiết này, ngoại trừ Bàn Tử và Diệp Thành, những người khác không khỏi cảm thấy thân thể mình đông cứng.
Cứ đi mãi rồi cũng tiến vào vùng núi phủ tuyết, chúng tôi rốt cuộc đã thấy tuyết đọng trên mặt đất. Ban đầu lớp tuyết còn mỏng, càng lên cao càng dày, cây cối ngày càng ít, các loại đá tảng lại nhiều thêm, Trần Bì A Tứ nói đó là dấu vết của một công trình đã được xây dựng ở đây.
Đến giữa trưa thì bốn phía xung quanh chúng tôi bao phủ trong một màu trắng xóa, lớp tuyết trên mặt đất dày đến độ phủ kín cả lối đi, tất cả chỉ biết đi theo Thuận Tử cưỡi ngựa ở phía trước dẫn đường.
Đúng lúc này bỗng nổi lên một trận gió to, Thuận Tử quan sát đám mây rồi hỏi nhóm chúng tôi hay là hôm nay chỉ đi đến đây thôi? Xem chừng sẽ có gió to, núi tuyết đã hơi nghiêng ngả rồi, tiếp tục đi lên có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Trần Bì A Tứ lập tức khoát tay, bảo hắn cứ từ từ. Chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi, ăn chút lương khô, vài người thì ngắm phong cảnh xung quanh.
Chúng tôi đang ở trên lưng chừng một ngọn núi thấp, có thể nhìn thấy cánh rừng nơi chúng tôi bắt đầu tiến vào. Lão dõi mắt nhìn ra xa rồi chỉ vào một dải đất trũng, nói với chúng tôi. “Thời cổ khi xây lăng mộ người ta thường lấy vật liệu tại chỗ, ngươi xem mảng rừng kia rõ ràng thưa thớt hơn những cánh rừng gần đó rất nhiều, trăm năm trước chắc chắn là có người phát quang cây mà thành. Vả lại dọc đường tới đây chúng ta đi đứng hơi vất vả nhưng không có chướng ngại gì đặc biệt khó qua, gần đây chắc chắn từng có một công trình cổ đại, thế núi ở đây từng có người tu sửa. Chúng ta đã đi đúng hướng rồi, phải tiếp tục hướng lên cao nữa."
Diệp Thành hỏi: “Lão gia, dãy núi này có hơn mười ngọn đều bắt đầu từ đây đi lên, chúng ta tìm kiểu gì bây giờ?"
Trần Bì A Tứ nói: “Cứ vừa đi vừa quan sát, đầu rồng hẳn phải có điểm đặc biệt. Chỗ địa mạch ngắt quãng chính là long huyệt, nơi này nhiều núi nhưng địa mạch chỉ có một, chúng ta đang đi dọc địa mạch, không sợ không đến nơi, cùng lắm là mất nhiều thời gian thôi."
Tôi nhìn theo hướng nhìn của Trần Bì A Tứ, chỉ thấy từng mảng từng mảng cây cối, trông chẳng có gì khác nhau, trong lòng không khỏi cảm thấy xấu hổ.
Quay đầu nhìn Muộn Du Bình, tôi đã thấy hắn chăm chú nhìn lên núi tuyết phía trước; đôi mày khẽ nhíu lại, tựa như đang lo lắng điều gì. Tôi biết chắc hỏi hắn bây giờ cũng như không, bèn xoay người tìm Bàn Tử nói chuyện phiếm.
Thuận Tử nghe chúng tôi nói muốn đi tiếp lên trên, bèn thở dài, lắc đầu nói nếu muốn lên cao hơn nữa sẽ không thể cưỡi ngựa, phải dùng đến xe trượt tuyết kéo bằng ngựa. Núi Trường Bạch vào mùa đông thật ra lại là nơi giao thông thuận lợi nhất, ngoại trừ những khi có bão tuyết, bình thường dùng ngựa kéo xe trượt tuyết là có thể đến bất kì nơi nào ngựa còn đi được. Nhưng một khi gió nổi lên thì chúng tôi tuyệt đối phải nghe lời hắn, hắn nói quay lại là quay lại, tuyệt đối không được có ý kiến.
Chúng tôi đều gật đầu đồng ý, lập tức dỡ hết hành lí xuống, đặt lên xe trượt tuyết. Chuẩn bị xong xuôi, Thuận Tử hô lớn rồi quất roi thúc con ngựa của mình đi trước dẫn đường, ngựa chúng tôi tự động theo sau, cả đoàn người lướt đi như bay trên đất tuyết .
Vừa mới ngồi vào xe trượt tuyết tôi cảm thấy rất thích thú, cái này cũng giống như đi bằng xe chó kéo vậy. Nhưng chỉ lát sau, không biết có phải vì gió lớn hay ngồi trên xe trượt không thể nhúc nhích mà tứ chi đều lạnh run lên, thân thể cứ như mất hết tri giác. Vì đây là đường núi nên ngựa chạy không được êm, cứ xóc nảy liên tục. Bàn Tử vì quá nặng nên mấy lần bị lật xe, ngã dúi vào đống tuyết làm chúng tôi cũng lại phải dừng lại chờ.
Chúng tôi cứ chạy mãi như thế cho đến khi màn đêm dần buông, gió càng lúc càng mạnh, ngựa chạy ngày càng chậm. Chúng tôi phải đeo kính chắn gió mới có thể nhìn rõ phía trước, khắp nơi đã trắng xóa một màu không biết là tuyết rơi trên trời xuống hay là tuyết lở trên núi xuống. Tiếng gió thổi vù vù bên tai, muốn nói một câu thôi mà mới mở miệng ra gió lạnh đã thốc thẳng vào vòm họng, nói theo cách của Bàn Tử là mấy câu chửi thề cũng muốn đông cứng lại trong cổ họng rồi.
Chạy một hồi lâu, cuối cùng con ngựa dẫn đầu của Thuận Tử cũng dừng lại. Tôi mơ hồ thấy có gì đó không ổn, bây giờ mới 2h chiều, sao trời đã xám xịt như tro rồi? Chúng tôi chạy ngược gió, nhanh chóng bắt kịp Thuận Tử, chỉ thấy hắn vừa xoa xoa cổ vừa quan sát bốn phía, mặt nhăn mày nhó.
Chúng tôi vây lấy Thuận Tử hỏi hắn xem có chuyện gì, hắn tặc lưỡi một cái: “Gió to quá, hơn nữa nơi này hình như đã xảy ra tuyết lở, nhìn không giống lần trước tôi đi qua. Còn nữa, mọi người nhìn xem, trước mặt toàn là tuyết từ trên núi lở xuống, vừa dày vừa xốp, tiến lên một bước là tuyết ngập đến tận bụng ngựa, lũ ngựa không chịu đi qua đâu. Loại tuyết này bên trong còn có bọt khí, rất dễ sụp xuống, cực kì nguy hiểm, nếu đi tiếp sẽ không thể tụ tập cùng nhau."
“Vậy phải làm gì bây giờ?" Phan Tử nhìn trời, “Xem chừng thời tiết hôm nay không tốt, có nên quay về không?"
Thuận Tử hết nhìn bầu trời lại nhìn sang chúng tôi, nói: “Cũng chưa chắc, nhưng một khi gió nổi lên thì phải ít nhất hai ngày hai đêm mới tạm ngừng, nếu chúng ta cứ ở lì lại đây thì chỉ có con đường chết. Không xa về phía trước có một trạm gác biên phòng bỏ hoang, chúng ta có thể vào đó tránh gió tuyết. Tôi thấy bây giờ có muốn quay lại cũng không kịp nữa rồi, chỉ còn cách đi bộ qua đó thôi."
Bàn Tử đè chặt cái mũ che tai trên đầu, nhón chân tiến thử một bước, kết quả bị lún vào tuyết đến đùi. Hắn chật vật nhích lên từng bước, chửi thề: “Con bà nó chứ, cứ như hành xác."
Chúng tôi xỏ giày đi tuyết vào chân, ngược gió mà kéo xe trượt ngập sâu trong tuyết, chật vật tiến lên. Chỗ này là đầu ngọn gió, nằm chính giữa hai sườn núi, gió rất lớn chả trách sao có tuyết lở. Chúng tôi hướng về phía đầu ngọn gió, Thuận Tử nói cứ đi khoảng một tiếng nữa sẽ tới trạm gác, nhưng lại không tính tới chuyện chúng tôi đang ì ạch tiến lên như rùa. Mà hình như Thuận Tử đã nhầm đường, chúng tôi đi hơn 6 tiếng, đến khi trời chạng vạng vẫn không thấy bóng dáng cái trạm gác kia đâu.
Thuận Tử bối rối đi qua đi lại, bỗng “Ai da!" một tiếng: “Xong rồi, tôi biết trạm gác ở đâu rồi!"
Chúng tôi vây quanh, thấy sắc mặt hắn cực kì khó coi: “Sao tôi lại không nghĩ ra chứ, chỗ này vừa có tuyết lở, hẳn là trạm gác bị tuyết vùi mất rồi. Có khi nó nằm ngay dưới chân chúng ta cũng nên, bảo sao tìm nửa ngày trời mà không thấy!"
Phan Tử thở dài, nói một câu, dựa theo khẩu hình chính là: “Mẹ cái đất chết tiệt này!"
Bàn Tử gào lớn hỏi Thuận Tử: “Vậy bây giờ tính sao? Ngựa thì không có, lẽ nào chúng ta phải chết ở đây sao?"
Thuận Tử chỉ chỉ về phía trước: “Còn một hi vọng cuối cùng, tôi nhớ gần đây có một suối nước nóng nằm trong một sườn núi, nhiệt độ rất cao. Nếu có thể đến đó, chúng ta có thể ăn lương khô sống tạm vài ngày, suối nước nóng kia tương đối cao, chắc vẫn chưa bị tuyết vùi. Chẳng may tìm không được thì chỉ còn cách dựa vào ý chí sinh tồn, từng bước từng bước một mà quay về.
“Anh có dám chắc chắn không đó?" Bàn Tử bắt đầu không tin tưởng Thuận Tử.
Thuận Tử gật đầu: “Lần này tuyệt đối không sai, nếu không tìm được suối nước nóng thì anh cứ trừ tiền công của tôi."
Tôi cười khổ trong lòng. Con mẹ nhà anh chứ, nếu thực sự phải trừ tiền công của anh thì chỉ e đến kiếp sau chúng tôi mới có cơ hội.
Mọi người đeo lên vẻ mặt như đưa đám, theo Thuận Tử tiến lên trên. Càng đi trời càng tối, Thuận Tử lấy dây thừng ra buộc vào từng người chúng tôi. Do tầm nhìn bị hạn chế, không thấy rõ người, gọi cũng không nghe tiếng nên chỉ còn cách dùng dây thừng mới có thể tập hợp chúng tôi lại một chỗ.
Tôi đi mãi đi mãi cho tới khi mắt hoa lên, không thể nhìn rõ được nữa. Người phía trước càng lúc càng xa, người đằng sau càng lúc càng tụt lại. Tôi nhìn trước nhìn sau đều không thấy bóng người, trong lòng trống rỗng, thầm nghĩ phải chăng lên núi vào lúc này là một sai lầm, không lẽ mình phải bỏ mạng ở đây? Không đâu, bước đi của Thuận Tử vẫn rất ổn định, tuy tôi không nhìn thấy hắn nhưng có thể cảm nhận được hướng đi của sợi dây thừng truyền lại rất kiên định, hẳn là đã quen đứng vững trong gió tuyết, chắc đi theo hắn sẽ không sao đâu.
Tôi vừa tự an ủi mình vừa tiếp tục tiến về phía trước, chợt thấy trong màn tuyết trước mặt xuất hiện một bóng đen mờ mờ ảo ảo, thoạt nhìn không thể nhận ra là ai. Đi được vài bước, bóng đen kia đột ngột nghiêng ngả rồi ngã nhào xuống tuyết. Tôi vội vàng chạy tới xem xét, thì ra người gục xuống tuyết đó chính là Thuận Tử.
Muộn Du Bình từ phía sau cũng vừa đuổi kịp, thấy đó là Thuận Tử bèn nhanh chóng đỡ hắn đứng lên. Chúng tôi khoác vai Thuận Tử rồi kéo mạnh dây thừng để những người khác nhanh chóng tập trung lại.
Bàn Tử vừa nhìn thấy Thuận Tử, nét mặt đã trở nên vô cùng cổ quái, hét lớn: “Con mẹ nhà hắn làm dẫn đường kiểu gì vậy? Không biết đường cũng chưa nói, đằng đây chúng ta còn chưa ngất hắn đã xỉu rồi. Chúng ta biết làm sao bây giờ?" Hắn còn định mắng tiếp nhưng nửa câu sau đã bị một cơn gió vừa thổi tới cuốn đi mất.
Tôi phóng mắt nhìn ra xung quanh, trời đất ơi, tình hình bây giờ đã không kiểm soát được nữa rồi. Gió dữ cuốn theo vô vàn bông tuyết đập vào nham thạch, vờn quanh chúng tôi, cách một mét đã không thấy gì, đến cả những dấu chân cũ của chúng tôi cũng bị gió thổi bay biến. Chúng tôi không thể phân biệt phương hướng, mỗi khi gió dữ thổi qua, đến đầu cũng không ngẩng lên nổi, bây giờ mà đứng lên sẽ bị gió thổi bay mất.
Mặt mũi ai nấy đều trắng tái, mắt Trần Bì A Tứ còn nổi cộm lên, xem ra lão già này gặp phải hoàn cảnh khắc nghiệt cực độ đã rơi vào trạng thái nửa hôn mê rồi. Nếu Thuận Tử không ngã xuống thì chắc lão cũng không thể chịu đựng lâu hơn nữa.
Phan Tử nói: “Chúng ta không thể đứng đây chờ chết, suối nước nóng có lẽ ở ngay gần đây thôi. Chúng ta sẽ nối thêm dây thừng, tản ra tìm kiếm, ai tìm được thì kéo dây thừng làm tín hiệu."
Mọi người tản ra xung quanh, tôi cũng không biết mình đang đi về hướng nào, mới đi vài bước đã hoa mắt chóng mặt, cảm giác tê dại theo tứ chi truyền khắp thân thể. Trước đây tôi xem rất nhiều phim đều nói ở trên núi tuyết, người ta càng đi sẽ càng nguy khốn, lỡ ngủ quên thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ tỉnh lại. Có người còn sinh ra vô vàn ảo giác, ví dụ như trước mặt hiện lên bát cơm nóng hổi chẳng hạn.
Tôi ra sức nhắc nhở bản thân phải tỉnh táo, nhưng lại không thể kiên trì cho nổi. Mỗi bước đi là mắt giống như đeo thêm một khối chì, nặng nề đến nỗi chỉ chực cụp xuống.
Đúng vào lúc ai nấy tưởng chừng mất hết hi vọng, đột nhiên lại nghe Bàn Tử kêu lên một tiếng, do gió quá mạnh nên không nghe rõ hắn kêu cái gì. Tôi nhìn lại, chỉ thấy bóng hắn thoắt cái đã biến mất. Muộn Du Bình lập tức quay đầu, phái hiện dây thừng trên mắt đất đột ngột bị kéo mạnh, mặt lập tức biến sắc, thét to: “Không xong rồi! Mau cởi dây thừng, có người thụt xuống hố tuyết!"
Lời còn chưa dứt, tuyết dưới chân hắn đã đột ngột sụp xuống, cả người hắn bị dây thừng kéo vào hố tuyết, kế đến là tôi – người đứng gần hắn nhất. Chúng tôi bị Bàn Tử kéo vào trong tuyết từng người một giống như một chùm nho, cứ lăn lông lốc không biết bao lâu mới dừng lại.
Mắt tôi bị tuyết bịt kín, không tài nào mở ra được, chỉ nghe tiếng Phan Tử bảo mọi người đừng nhúc nhích. Anh ở cuối dây thừng, đợi anh bò xuống rồi tính sau.
Đúng lúc này, đột nhiên nghe tiếng Diệp Thành kêu lên: “Khoan đã! Tiên sư nó, đừng ai đi xuống, trong đống tuyết kia có cái gì vậy?"
Beta: Thanh Du
~0O0~
Tôi vừa thúc ngựa tiến lên, vừa nhìn theo hướng Bàn Tử chỉ. Xuyên qua đám cây cối lưa thưa tôi thấy ven hồ có khoảng ba mươi người và hơn năm mươi ngựa đang tụ tập rất đông vui, là một đoàn ngựa thồ rất lớn. Những người đó đang dựng trại ven hồ, có vẻ muốn nghỉ chân qua đêm ngay bên bờ hồ này. Trong đám người có một cô gái đang mở thứ gì đó giống như rada ra điều chỉnh thử. Tôi nhìn qua ống nhòm, nhận ra cô gái kia không phải ai khác, mà chính là A Ninh ở Hải Nam.
Tôi chửi thề một tiếng, cô ả cũng đến nơi này chứng tỏ những gì chúng tôi suy đoán đều đúng. Người dây dưa với chú Ba chỉ e đúng là họ, không biết công ty mò thuyền vét bùn này đi vào đất liền làm gì.
Hoa hòa thượng thấy đoàn ngựa thồ dưới núi, sắc mặt liền thay đổi, nhỏ giọng hỏi Trần Bì A Tứ phải làm sao bây giờ.
Trần Bì A Tứ liếc mắt một cái, cười khinh khỉnh: “Tới đúng lúc lắm, chứng tỏ chúng ta không đi nhầm đường. Cứ tiếp tục đi thôi, mặc xác bọn chúng."
Tôi lấy ống nhòm nhìn kĩ từng người một nhưng không thấy chú Ba đâu cả. Có điều nếu chú Ba rơi vào tay bọn họ, e là sẽ không dược tự do đi lại, có khi nào đang bị nhốt trong mấy cái lều vải kia chăng? Điều khiến tôi cảm thấy không thoải mái chính là một nửa số người dưới kia hình như đều đeo súng trường K-56 (1) trên lưng, ngoài ra tôi còn thấy cả điện thoại vệ tinh và rất nhiều thiết bị hiện đại khác. Bàn Tử thấy súng phát thèm, đốp lại Trần Bì A Tứ: “Này lão già, ông cứ nói không mua súng, giờ hãy xem người ta vai vác súng, đạn lên nòng đuổi theo tới đây, nếu xảy ra va chạm thì đối phó kiểu gì? Hay là định lấy chậu rửa mặt làm khiên, dùng băng vệ sinh mà đánh bọn họ?"
Trần Bì A Tứ liếc Bàn Tử một cái, lắc lắc đầu rồi cười nói:"Làm nghề này xưa nay chúng ta chưa bao giờ dựa vào nhân số, đến vùng núi tuyết ngươi sẽ biết đi theo ta là lựa chọn chính xác."
Khi trao đổi với nhau chúng tôi đều dùng phương ngữ, Thuận Tử không thạo tiếng Hán nên không nghe ra được. Tuy nhiên Thuận Tử dẫn đường đã nhiều năm, cũng biết khách nói chuyện thì đừng nghe, nghe nhiều quá không chừng người ta giết mình diệt khẩu.
Chúng tôi tiếp tục hướng lên phía trên, cho đến khi trước mắt xuất hiện mấy căn nhà gỗ tồi tàn có cửa sắt, bên trên còn viết khẩu hiệu: “Lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc là bất khả xâm phạm."
Thuận Tử cho chúng tôi biết đây là trạm tiếp tế cho những trận đánh tiền tiêu. Sau cuộc hội đàm đa phương, mấy trạm gác ở đây đều chuyển đi cả, nơi này trở nên hoang phế. Mấy trạm gác trên vùng tuyết cũng không còn ai nữa, nếu chúng tôi cứ đi lên mãi thì sẽ có cơ hội được thấy.
Màn đêm buông xuống, chúng tôi ở tạm trong này một đêm, sáng sớm hôm sau thức dậy bèn gấp rút lên đường. Thuận Tử đã cảm thấy kỳ quặc, hiếm có khách du lịch nào lại bạt mạng như chúng tôi, nhưng dù gì cũng đã nhận tiền nên vẫn thuận theo.
Khi chúng tôi thức dậy thì tuyết cũng bắt đầu rơi, nhiệt độ không khí đột ngột hạ xuống. Người miền nam rất khó có thể thích ứng với thời tiết này, ngoại trừ Bàn Tử và Diệp Thành, những người khác không khỏi cảm thấy thân thể mình đông cứng.
Cứ đi mãi rồi cũng tiến vào vùng núi phủ tuyết, chúng tôi rốt cuộc đã thấy tuyết đọng trên mặt đất. Ban đầu lớp tuyết còn mỏng, càng lên cao càng dày, cây cối ngày càng ít, các loại đá tảng lại nhiều thêm, Trần Bì A Tứ nói đó là dấu vết của một công trình đã được xây dựng ở đây.
Đến giữa trưa thì bốn phía xung quanh chúng tôi bao phủ trong một màu trắng xóa, lớp tuyết trên mặt đất dày đến độ phủ kín cả lối đi, tất cả chỉ biết đi theo Thuận Tử cưỡi ngựa ở phía trước dẫn đường.
Đúng lúc này bỗng nổi lên một trận gió to, Thuận Tử quan sát đám mây rồi hỏi nhóm chúng tôi hay là hôm nay chỉ đi đến đây thôi? Xem chừng sẽ có gió to, núi tuyết đã hơi nghiêng ngả rồi, tiếp tục đi lên có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Trần Bì A Tứ lập tức khoát tay, bảo hắn cứ từ từ. Chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi, ăn chút lương khô, vài người thì ngắm phong cảnh xung quanh.
Chúng tôi đang ở trên lưng chừng một ngọn núi thấp, có thể nhìn thấy cánh rừng nơi chúng tôi bắt đầu tiến vào. Lão dõi mắt nhìn ra xa rồi chỉ vào một dải đất trũng, nói với chúng tôi. “Thời cổ khi xây lăng mộ người ta thường lấy vật liệu tại chỗ, ngươi xem mảng rừng kia rõ ràng thưa thớt hơn những cánh rừng gần đó rất nhiều, trăm năm trước chắc chắn là có người phát quang cây mà thành. Vả lại dọc đường tới đây chúng ta đi đứng hơi vất vả nhưng không có chướng ngại gì đặc biệt khó qua, gần đây chắc chắn từng có một công trình cổ đại, thế núi ở đây từng có người tu sửa. Chúng ta đã đi đúng hướng rồi, phải tiếp tục hướng lên cao nữa."
Diệp Thành hỏi: “Lão gia, dãy núi này có hơn mười ngọn đều bắt đầu từ đây đi lên, chúng ta tìm kiểu gì bây giờ?"
Trần Bì A Tứ nói: “Cứ vừa đi vừa quan sát, đầu rồng hẳn phải có điểm đặc biệt. Chỗ địa mạch ngắt quãng chính là long huyệt, nơi này nhiều núi nhưng địa mạch chỉ có một, chúng ta đang đi dọc địa mạch, không sợ không đến nơi, cùng lắm là mất nhiều thời gian thôi."
Tôi nhìn theo hướng nhìn của Trần Bì A Tứ, chỉ thấy từng mảng từng mảng cây cối, trông chẳng có gì khác nhau, trong lòng không khỏi cảm thấy xấu hổ.
Quay đầu nhìn Muộn Du Bình, tôi đã thấy hắn chăm chú nhìn lên núi tuyết phía trước; đôi mày khẽ nhíu lại, tựa như đang lo lắng điều gì. Tôi biết chắc hỏi hắn bây giờ cũng như không, bèn xoay người tìm Bàn Tử nói chuyện phiếm.
Thuận Tử nghe chúng tôi nói muốn đi tiếp lên trên, bèn thở dài, lắc đầu nói nếu muốn lên cao hơn nữa sẽ không thể cưỡi ngựa, phải dùng đến xe trượt tuyết kéo bằng ngựa. Núi Trường Bạch vào mùa đông thật ra lại là nơi giao thông thuận lợi nhất, ngoại trừ những khi có bão tuyết, bình thường dùng ngựa kéo xe trượt tuyết là có thể đến bất kì nơi nào ngựa còn đi được. Nhưng một khi gió nổi lên thì chúng tôi tuyệt đối phải nghe lời hắn, hắn nói quay lại là quay lại, tuyệt đối không được có ý kiến.
Chúng tôi đều gật đầu đồng ý, lập tức dỡ hết hành lí xuống, đặt lên xe trượt tuyết. Chuẩn bị xong xuôi, Thuận Tử hô lớn rồi quất roi thúc con ngựa của mình đi trước dẫn đường, ngựa chúng tôi tự động theo sau, cả đoàn người lướt đi như bay trên đất tuyết .
Vừa mới ngồi vào xe trượt tuyết tôi cảm thấy rất thích thú, cái này cũng giống như đi bằng xe chó kéo vậy. Nhưng chỉ lát sau, không biết có phải vì gió lớn hay ngồi trên xe trượt không thể nhúc nhích mà tứ chi đều lạnh run lên, thân thể cứ như mất hết tri giác. Vì đây là đường núi nên ngựa chạy không được êm, cứ xóc nảy liên tục. Bàn Tử vì quá nặng nên mấy lần bị lật xe, ngã dúi vào đống tuyết làm chúng tôi cũng lại phải dừng lại chờ.
Chúng tôi cứ chạy mãi như thế cho đến khi màn đêm dần buông, gió càng lúc càng mạnh, ngựa chạy ngày càng chậm. Chúng tôi phải đeo kính chắn gió mới có thể nhìn rõ phía trước, khắp nơi đã trắng xóa một màu không biết là tuyết rơi trên trời xuống hay là tuyết lở trên núi xuống. Tiếng gió thổi vù vù bên tai, muốn nói một câu thôi mà mới mở miệng ra gió lạnh đã thốc thẳng vào vòm họng, nói theo cách của Bàn Tử là mấy câu chửi thề cũng muốn đông cứng lại trong cổ họng rồi.
Chạy một hồi lâu, cuối cùng con ngựa dẫn đầu của Thuận Tử cũng dừng lại. Tôi mơ hồ thấy có gì đó không ổn, bây giờ mới 2h chiều, sao trời đã xám xịt như tro rồi? Chúng tôi chạy ngược gió, nhanh chóng bắt kịp Thuận Tử, chỉ thấy hắn vừa xoa xoa cổ vừa quan sát bốn phía, mặt nhăn mày nhó.
Chúng tôi vây lấy Thuận Tử hỏi hắn xem có chuyện gì, hắn tặc lưỡi một cái: “Gió to quá, hơn nữa nơi này hình như đã xảy ra tuyết lở, nhìn không giống lần trước tôi đi qua. Còn nữa, mọi người nhìn xem, trước mặt toàn là tuyết từ trên núi lở xuống, vừa dày vừa xốp, tiến lên một bước là tuyết ngập đến tận bụng ngựa, lũ ngựa không chịu đi qua đâu. Loại tuyết này bên trong còn có bọt khí, rất dễ sụp xuống, cực kì nguy hiểm, nếu đi tiếp sẽ không thể tụ tập cùng nhau."
“Vậy phải làm gì bây giờ?" Phan Tử nhìn trời, “Xem chừng thời tiết hôm nay không tốt, có nên quay về không?"
Thuận Tử hết nhìn bầu trời lại nhìn sang chúng tôi, nói: “Cũng chưa chắc, nhưng một khi gió nổi lên thì phải ít nhất hai ngày hai đêm mới tạm ngừng, nếu chúng ta cứ ở lì lại đây thì chỉ có con đường chết. Không xa về phía trước có một trạm gác biên phòng bỏ hoang, chúng ta có thể vào đó tránh gió tuyết. Tôi thấy bây giờ có muốn quay lại cũng không kịp nữa rồi, chỉ còn cách đi bộ qua đó thôi."
Bàn Tử đè chặt cái mũ che tai trên đầu, nhón chân tiến thử một bước, kết quả bị lún vào tuyết đến đùi. Hắn chật vật nhích lên từng bước, chửi thề: “Con bà nó chứ, cứ như hành xác."
Chúng tôi xỏ giày đi tuyết vào chân, ngược gió mà kéo xe trượt ngập sâu trong tuyết, chật vật tiến lên. Chỗ này là đầu ngọn gió, nằm chính giữa hai sườn núi, gió rất lớn chả trách sao có tuyết lở. Chúng tôi hướng về phía đầu ngọn gió, Thuận Tử nói cứ đi khoảng một tiếng nữa sẽ tới trạm gác, nhưng lại không tính tới chuyện chúng tôi đang ì ạch tiến lên như rùa. Mà hình như Thuận Tử đã nhầm đường, chúng tôi đi hơn 6 tiếng, đến khi trời chạng vạng vẫn không thấy bóng dáng cái trạm gác kia đâu.
Thuận Tử bối rối đi qua đi lại, bỗng “Ai da!" một tiếng: “Xong rồi, tôi biết trạm gác ở đâu rồi!"
Chúng tôi vây quanh, thấy sắc mặt hắn cực kì khó coi: “Sao tôi lại không nghĩ ra chứ, chỗ này vừa có tuyết lở, hẳn là trạm gác bị tuyết vùi mất rồi. Có khi nó nằm ngay dưới chân chúng ta cũng nên, bảo sao tìm nửa ngày trời mà không thấy!"
Phan Tử thở dài, nói một câu, dựa theo khẩu hình chính là: “Mẹ cái đất chết tiệt này!"
Bàn Tử gào lớn hỏi Thuận Tử: “Vậy bây giờ tính sao? Ngựa thì không có, lẽ nào chúng ta phải chết ở đây sao?"
Thuận Tử chỉ chỉ về phía trước: “Còn một hi vọng cuối cùng, tôi nhớ gần đây có một suối nước nóng nằm trong một sườn núi, nhiệt độ rất cao. Nếu có thể đến đó, chúng ta có thể ăn lương khô sống tạm vài ngày, suối nước nóng kia tương đối cao, chắc vẫn chưa bị tuyết vùi. Chẳng may tìm không được thì chỉ còn cách dựa vào ý chí sinh tồn, từng bước từng bước một mà quay về.
“Anh có dám chắc chắn không đó?" Bàn Tử bắt đầu không tin tưởng Thuận Tử.
Thuận Tử gật đầu: “Lần này tuyệt đối không sai, nếu không tìm được suối nước nóng thì anh cứ trừ tiền công của tôi."
Tôi cười khổ trong lòng. Con mẹ nhà anh chứ, nếu thực sự phải trừ tiền công của anh thì chỉ e đến kiếp sau chúng tôi mới có cơ hội.
Mọi người đeo lên vẻ mặt như đưa đám, theo Thuận Tử tiến lên trên. Càng đi trời càng tối, Thuận Tử lấy dây thừng ra buộc vào từng người chúng tôi. Do tầm nhìn bị hạn chế, không thấy rõ người, gọi cũng không nghe tiếng nên chỉ còn cách dùng dây thừng mới có thể tập hợp chúng tôi lại một chỗ.
Tôi đi mãi đi mãi cho tới khi mắt hoa lên, không thể nhìn rõ được nữa. Người phía trước càng lúc càng xa, người đằng sau càng lúc càng tụt lại. Tôi nhìn trước nhìn sau đều không thấy bóng người, trong lòng trống rỗng, thầm nghĩ phải chăng lên núi vào lúc này là một sai lầm, không lẽ mình phải bỏ mạng ở đây? Không đâu, bước đi của Thuận Tử vẫn rất ổn định, tuy tôi không nhìn thấy hắn nhưng có thể cảm nhận được hướng đi của sợi dây thừng truyền lại rất kiên định, hẳn là đã quen đứng vững trong gió tuyết, chắc đi theo hắn sẽ không sao đâu.
Tôi vừa tự an ủi mình vừa tiếp tục tiến về phía trước, chợt thấy trong màn tuyết trước mặt xuất hiện một bóng đen mờ mờ ảo ảo, thoạt nhìn không thể nhận ra là ai. Đi được vài bước, bóng đen kia đột ngột nghiêng ngả rồi ngã nhào xuống tuyết. Tôi vội vàng chạy tới xem xét, thì ra người gục xuống tuyết đó chính là Thuận Tử.
Muộn Du Bình từ phía sau cũng vừa đuổi kịp, thấy đó là Thuận Tử bèn nhanh chóng đỡ hắn đứng lên. Chúng tôi khoác vai Thuận Tử rồi kéo mạnh dây thừng để những người khác nhanh chóng tập trung lại.
Bàn Tử vừa nhìn thấy Thuận Tử, nét mặt đã trở nên vô cùng cổ quái, hét lớn: “Con mẹ nhà hắn làm dẫn đường kiểu gì vậy? Không biết đường cũng chưa nói, đằng đây chúng ta còn chưa ngất hắn đã xỉu rồi. Chúng ta biết làm sao bây giờ?" Hắn còn định mắng tiếp nhưng nửa câu sau đã bị một cơn gió vừa thổi tới cuốn đi mất.
Tôi phóng mắt nhìn ra xung quanh, trời đất ơi, tình hình bây giờ đã không kiểm soát được nữa rồi. Gió dữ cuốn theo vô vàn bông tuyết đập vào nham thạch, vờn quanh chúng tôi, cách một mét đã không thấy gì, đến cả những dấu chân cũ của chúng tôi cũng bị gió thổi bay biến. Chúng tôi không thể phân biệt phương hướng, mỗi khi gió dữ thổi qua, đến đầu cũng không ngẩng lên nổi, bây giờ mà đứng lên sẽ bị gió thổi bay mất.
Mặt mũi ai nấy đều trắng tái, mắt Trần Bì A Tứ còn nổi cộm lên, xem ra lão già này gặp phải hoàn cảnh khắc nghiệt cực độ đã rơi vào trạng thái nửa hôn mê rồi. Nếu Thuận Tử không ngã xuống thì chắc lão cũng không thể chịu đựng lâu hơn nữa.
Phan Tử nói: “Chúng ta không thể đứng đây chờ chết, suối nước nóng có lẽ ở ngay gần đây thôi. Chúng ta sẽ nối thêm dây thừng, tản ra tìm kiếm, ai tìm được thì kéo dây thừng làm tín hiệu."
Mọi người tản ra xung quanh, tôi cũng không biết mình đang đi về hướng nào, mới đi vài bước đã hoa mắt chóng mặt, cảm giác tê dại theo tứ chi truyền khắp thân thể. Trước đây tôi xem rất nhiều phim đều nói ở trên núi tuyết, người ta càng đi sẽ càng nguy khốn, lỡ ngủ quên thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ tỉnh lại. Có người còn sinh ra vô vàn ảo giác, ví dụ như trước mặt hiện lên bát cơm nóng hổi chẳng hạn.
Tôi ra sức nhắc nhở bản thân phải tỉnh táo, nhưng lại không thể kiên trì cho nổi. Mỗi bước đi là mắt giống như đeo thêm một khối chì, nặng nề đến nỗi chỉ chực cụp xuống.
Đúng vào lúc ai nấy tưởng chừng mất hết hi vọng, đột nhiên lại nghe Bàn Tử kêu lên một tiếng, do gió quá mạnh nên không nghe rõ hắn kêu cái gì. Tôi nhìn lại, chỉ thấy bóng hắn thoắt cái đã biến mất. Muộn Du Bình lập tức quay đầu, phái hiện dây thừng trên mắt đất đột ngột bị kéo mạnh, mặt lập tức biến sắc, thét to: “Không xong rồi! Mau cởi dây thừng, có người thụt xuống hố tuyết!"
Lời còn chưa dứt, tuyết dưới chân hắn đã đột ngột sụp xuống, cả người hắn bị dây thừng kéo vào hố tuyết, kế đến là tôi – người đứng gần hắn nhất. Chúng tôi bị Bàn Tử kéo vào trong tuyết từng người một giống như một chùm nho, cứ lăn lông lốc không biết bao lâu mới dừng lại.
Mắt tôi bị tuyết bịt kín, không tài nào mở ra được, chỉ nghe tiếng Phan Tử bảo mọi người đừng nhúc nhích. Anh ở cuối dây thừng, đợi anh bò xuống rồi tính sau.
Đúng lúc này, đột nhiên nghe tiếng Diệp Thành kêu lên: “Khoan đã! Tiên sư nó, đừng ai đi xuống, trong đống tuyết kia có cái gì vậy?"
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc