Đạo Mộ Bút Ký
Quyển 3 - Chương 9: Người đá
Editor: Biển
*****
Ngây ngây ngẩn ngẩn cả đoạn đường, đột nhiên phát hiện đằng trước xuất hiện một người nào đó, chẳng mấy ai có thể kịp phản ứng.
Chúng tôi bất giác lùi về phía sau muốn giữ khoảng cách với người kia, nhưng nhất thời cả hai đều không nhấc nổi chân lên, chỉ cảm thấy kinh hoàng, thân thể cứng đờ ra.
Lão Dương can đảm hơn tôi một chút, hít vào một hơi thật sâu rồi hô to: “Ai… ai đó?".
Người kia không hề phản ứng, cũng không nhúc nhích, giống hệt như một tảng đá.
Lão Dương hạ giọng hỏi tôi: “Cậu xem, sao hắn lại không thèm chú ý tới chúng ta? Lão Ngô, chẳng lẽ ông già Lưu kia nói đúng, gặp phải âm binh rồi sao?"
Một cơn gió lạnh thổi qua, tôi thoáng tỉnh táo lại, liền đáp: “Đừng hoảng, nếu là người thì không việc gì phải sợ, chờ chúng ta thấy rõ ràng hẵng nói!", dứt lời tôi lấy đèn pin chiếu về phía đó.
“Người" kia mặc một bộ quần áo cổ quái, để lộ ra cánh tay màu xám trắng, đứng ngây ra giữa đường đi, trong bóng tối giữa khe núi âm u, nhìn có vẻ quỷ dị vô cùng. Đèn pin chiếu trên người kẻ đó, hắn lại không hề nhúc nhích.
Lúc này tôi lại phát hiện có chỗ bất thường.
Thì ra trên cơ thể người này bao phủ một lớp rêu xanh biếc.
Trừ rùa đen thì đúng ra chẳng có loài nào để cho rêu xanh mọc trên người mình mới phải chứ? Tôi nhìn kỹ lại mới thấy “Người" này không phải bằng xương bằng thịt mà dường như được điêu khắc nên từ đá, chỉ là người đá này được điêu khắc quá mức sinh động, trong cảnh tranh tối tranh sáng thế này rất dễ bị nhìn nhầm thành người thật.
Dù vậy tôi vẫn không cười nổi, người đá này được tạo hình quá sắc sảo điêu luyện, chạm khắc giống hệt như thật, dù chúng tôi đã nhìn ở khoảng cách rất gần vẫn có cảm giác sợ hãi, đầu đổ đầy mồ hôi lạnh.
Chờ nỗi sợ hãi qua đi, sau đó chúng tôi mới thấy nửa thân dưới của “Người đá" bị chôn trong đống đá vụn, có lẽ là do phần đá ở trên bị sạt lở, nó cũng bị rơi xuống theo. Tượng đá chỉ còn lại cổ, không có phần đầu. Tôi ngẩng nhìn lên quả nhiên thấy vách núi thẳng đứng bên trên có một khoảng khá rời rạc, chỉ có điều thế núi hơi nghiêng hình thành một góc chết, tôi không quan sát được tình hình thật sự là như thế nào.
Người đá để hai tay trần, không phải phong cách văn hóa của thời Hán, tôi đã phát hiện ra trên quần áo người này có điêu khắc hoa văn rắn hai đầu, kiểu cách quần áo tôi chưa từng được thấy, màu sắc đã bị phai đi ít nhiều, phần đầu bị khuyết, có lẽ là lúc ngã xuống bị đụng vỡ ra.
Quan sát một lượt, tôi khẳng định thứ này hẳn là tượng người đá bồi táng.
Tôi ngẩng nhìn lên trên, tượng người đá từ phía trên rớt xuống đây, xem ra bên trên hẳn là có gì đó.
Lão Dương vốn nóng nảy, không chờ cho tôi quan sát kỹ càng đã hấp tấp tìm đường bò lên. Tôi cũng theo hắn áp sát vào vách đá, từng chút một bò lên theo sườn dốc, rất nhanh đã lên được đến chỗ bị sụp xuống.
Phía trên dường như là một cái hố cạn được đục vào vách đá, có không ít người đá giống y hệt như thế đang quỳ lạy trong đó. Kỳ lạ một nỗi, những người đá này đều không có đầu, trên cổ có gắn đầu lâu, dùng bùn trát lại.
Tôi biết cái này gọi là tượng đầu người, ngày xưa, sau khi kết thúc chiến tranh, nếu đem cả cỗ thi thể về để tranh công thì quá nặng nên chỉ lấy đầu người, những cái đầu này đem gắn lên trên người đá để tuẫn táng thay cho người sống.
Ngoài ra còn có hình khắc đá khoảng thời đầu Tây Chu, nhưng hầu hết đã bị nước mưa rửa trôi không còn phân biệt được màu sắc nữa. Dưới đáy động có một bức tượng bán thân được điêu khắc dựa theo thế núi, phần cơ thể từ ngực đến đầu đã bị phá vỡ vụn, chỉ còn lại một bàn tay và nửa bả vai là còn nhìn ra được hình dạng.
Ở giữa vùng bị sạt lở có một cái hố cỡ bằng quả bóng rổ đen thăm thẳm, tôi dằn lại nỗi vui mừng khôn xiết, rọi thử đèn pin vào bên trong, liền thấy không gian trong đó rất rộng lớn.
Trực giác của tôi mách bảo rằng, đằng sau bức tượng người đá khổng lồ này có thể là một cổ mộ, hơn nữa rất có thể đây chính là mộ huyệt mà cái hố tuẫn táng kia cúng tế như lão Dương đã nói, chẳng qua không biết là cao nhân nào đã vào đó trước một chuyến rồi.
Nói như vậy, có thể đặt mộ ở đây, thân phận của chủ nhân ngôi mộ hẳn là vô cùng hiển hách. Nhưng người có thể đổ một cái đấu ở nơi như thế này lại càng là cao thủ trong cao thủ, dân trộm mộ bình thường dù có đi qua đi lại trong khe núi này đến mấy trăm lượt cũng tuyệt đối không thể nghĩ ra được ở trên đầu còn có cả một thế giới khác.
Tôi cùng lão Dương tính toán một hồi, quyết định cứ vào xem thử trước, dù sao mục tiêu cũng ở ngay gần đây, nếu trong này không có thứ gì thì chỉ cần quay trở ra thôi. Chúng tôi đi chuyến này, thấy động mà không chui vào quả là khó chịu chết được.
Hắn gầy hơn nên chui vào trước, cửa động này hơi cao, chân hắn không chạm đến đáy nên đành phải tựa trên vách đá. Tôi đưa đèn pin cho hắn, hắn vừa lấy rọi xuống liền mắng: “Khỉ thật, trong này có nước."
Tôi ló đầu vào xem, bên trong là một thạch thất dạng mái vòm rất lớn, hẳn là được đào nên, trên đỉnh có vài dấu vết của hình khắc đá, mực nước trong này rất cao, gần lên đến sát mép phần mái vòm, có thể thấy được phía dưới mặt nước, vách tường bốn phía đều được đục thành nhiều hố cạn, bên trong đầy tượng người đá không đầu phủ đầy rêu xanh. Nước ở đây không biết là do nước mưa từ cửa động chảy vào tích lại hay vì nguyên nhân nào khác.
Lão Dương nói với tôi, lần trước hắn đến đây, tượng người đá kia chưa bị sụp xuống, vậy có nghĩa là, lỗ hổng này mới chỉ xuất hiện trong vòng ba năm gần đây, lượng nước này không thể nào là nước mưa tích lại được.
Tôi dặn hắn phải tuyệt đối cẩn thận, hắn lại ỷ vào mình bơi giỏi, buông tay nhảy xuống, lập tức nước liền ngập tới ngực, hắn hoảng hồn, cả người chới với.
Tôi nhìn mà líu cả lưỡi, mực nước ở đây có thể sâu quá đầu, bèn hỏi hắn: “Cậu thăm dò dưới đáy nước thử xem dưới đó là bùn hay là đá?"
Lão Dương nói: “Không chạm được tới đáy. Mẹ nó chứ, nước dưới này lạnh thấy bà luôn."
Tôi lấy túi chống thấm ra bọc hai cái ba lô lại, một cái ném cho hắn, một cái đeo trên lưng, sau đó cẩn thận trượt xuống nước, lập tức một cảm giác lạnh toát truyền đến từ hai bàn chân khiến tôi run cầm cập.
Dười chân trống không, quả nhiên là rất sâu, tôi thầm nhủ, bởi vì ban đầu không hề ngờ tới chuyện phải hoạt động trong nước, tôi không chuẩn bị trang bị phù hợp nào, chúng tôi chỉ còn cách mở đèn pin bơi vào bên trong.
Mới bơi được vài sải đã thấy một cánh cửa đá mở ra ở phần trong cùng của vách tường.
Vì mực nước dâng khá cao nên phần cửa đá lộ ra vô cùng thấp, bên trong cửa là một thạch đạo đủ rộng cho hai chiếc xe vận tải cỡ lớn tối đen như mực, những nới ánh sáng đèn pin chiếu qua đều là vách đá màu xanh xám, có dấu vết đục đẽo thô sơ, có vài nơi xuất hiện hình khắc nhưng đa phần đều đã bị ăn mòn không còn nhìn ra được.
Bơi thẳng vào bên trong khoảng hơn mười mét, thạch đạo đột nhiên chuyển hướng một góc 90 độ. Tôi lại rọi thử đèn pin, phát hiện bên trong thật đáng sợ, không khỏi ngừng lại, chẳng dám xông bừa vào.
Thực ra thì, với tình hình hiện giờ, tiếp tục tiến vào bên trong là rất không sáng suốt, mực nước sâu như vậy, lại không nhìn được dưới nước có gì, điều này thực sự khiến cho người ta hoảng sợ. Nếu chút nữa mà có thứ gì trồi lên từ dưới nước, dù đó chỉ là một khúc gỗ thôi cũng đủ hù cho tôi chết khiếp rồi.
Lão Dương nhìn vách tường bốn phía, hỏi tôi: “Cậu có phát hiện ra không, ngôi mộ này tuy rằng rất lớn nhưng xây dựng lại rất thô sơ, cậu nhìn mấy tảng đá này đi, tảng nào tảng nấy đều nham nhở, hoàn toàn không hề được gia công chế tác, không phải nói là chủ nhân ngôi mộ này rất giàu có sao, mở được núi chẳng lẽ lại không có tiền trang hoàng sửa sang."
Tôi nói: “Đây có thể là khu vực ngoài cùng của lăng mộ, cậu xem chỗ này có nhiều tượng người đá chưa hoàn thành như vậy, có thể chỉ là nơi những người thợ xây lăng điêu khắc đá thôi, vào sâu nữa có lẽ sẽ rõ ràng hơn."
Chúng tôi tiếp tục tiến về phía trước, từ chỗ ngoặt bơi vào thêm được mấy phút liền nghe thấy từ bóng tối đằng trước truyền lại tiếng quẫy nước trầm trầm, giống như có thứ gì đó đang lặn dưới nước.
Tôi chụp tay lão Dương, lấy đèn trong tay hắn rọi về phía phát ra âm thanh, lập tức nhìn thấy ba vết nước hình tam giác đồng thời xuất hiện, nháy mắt đã chìm vào trong nước.
Tôi còn chưa kịp phản ứng gì, lão Dương đã hất tay tôi ra, quay đầu hét to một tiếng: “Chạy!
*****
Ngây ngây ngẩn ngẩn cả đoạn đường, đột nhiên phát hiện đằng trước xuất hiện một người nào đó, chẳng mấy ai có thể kịp phản ứng.
Chúng tôi bất giác lùi về phía sau muốn giữ khoảng cách với người kia, nhưng nhất thời cả hai đều không nhấc nổi chân lên, chỉ cảm thấy kinh hoàng, thân thể cứng đờ ra.
Lão Dương can đảm hơn tôi một chút, hít vào một hơi thật sâu rồi hô to: “Ai… ai đó?".
Người kia không hề phản ứng, cũng không nhúc nhích, giống hệt như một tảng đá.
Lão Dương hạ giọng hỏi tôi: “Cậu xem, sao hắn lại không thèm chú ý tới chúng ta? Lão Ngô, chẳng lẽ ông già Lưu kia nói đúng, gặp phải âm binh rồi sao?"
Một cơn gió lạnh thổi qua, tôi thoáng tỉnh táo lại, liền đáp: “Đừng hoảng, nếu là người thì không việc gì phải sợ, chờ chúng ta thấy rõ ràng hẵng nói!", dứt lời tôi lấy đèn pin chiếu về phía đó.
“Người" kia mặc một bộ quần áo cổ quái, để lộ ra cánh tay màu xám trắng, đứng ngây ra giữa đường đi, trong bóng tối giữa khe núi âm u, nhìn có vẻ quỷ dị vô cùng. Đèn pin chiếu trên người kẻ đó, hắn lại không hề nhúc nhích.
Lúc này tôi lại phát hiện có chỗ bất thường.
Thì ra trên cơ thể người này bao phủ một lớp rêu xanh biếc.
Trừ rùa đen thì đúng ra chẳng có loài nào để cho rêu xanh mọc trên người mình mới phải chứ? Tôi nhìn kỹ lại mới thấy “Người" này không phải bằng xương bằng thịt mà dường như được điêu khắc nên từ đá, chỉ là người đá này được điêu khắc quá mức sinh động, trong cảnh tranh tối tranh sáng thế này rất dễ bị nhìn nhầm thành người thật.
Dù vậy tôi vẫn không cười nổi, người đá này được tạo hình quá sắc sảo điêu luyện, chạm khắc giống hệt như thật, dù chúng tôi đã nhìn ở khoảng cách rất gần vẫn có cảm giác sợ hãi, đầu đổ đầy mồ hôi lạnh.
Chờ nỗi sợ hãi qua đi, sau đó chúng tôi mới thấy nửa thân dưới của “Người đá" bị chôn trong đống đá vụn, có lẽ là do phần đá ở trên bị sạt lở, nó cũng bị rơi xuống theo. Tượng đá chỉ còn lại cổ, không có phần đầu. Tôi ngẩng nhìn lên quả nhiên thấy vách núi thẳng đứng bên trên có một khoảng khá rời rạc, chỉ có điều thế núi hơi nghiêng hình thành một góc chết, tôi không quan sát được tình hình thật sự là như thế nào.
Người đá để hai tay trần, không phải phong cách văn hóa của thời Hán, tôi đã phát hiện ra trên quần áo người này có điêu khắc hoa văn rắn hai đầu, kiểu cách quần áo tôi chưa từng được thấy, màu sắc đã bị phai đi ít nhiều, phần đầu bị khuyết, có lẽ là lúc ngã xuống bị đụng vỡ ra.
Quan sát một lượt, tôi khẳng định thứ này hẳn là tượng người đá bồi táng.
Tôi ngẩng nhìn lên trên, tượng người đá từ phía trên rớt xuống đây, xem ra bên trên hẳn là có gì đó.
Lão Dương vốn nóng nảy, không chờ cho tôi quan sát kỹ càng đã hấp tấp tìm đường bò lên. Tôi cũng theo hắn áp sát vào vách đá, từng chút một bò lên theo sườn dốc, rất nhanh đã lên được đến chỗ bị sụp xuống.
Phía trên dường như là một cái hố cạn được đục vào vách đá, có không ít người đá giống y hệt như thế đang quỳ lạy trong đó. Kỳ lạ một nỗi, những người đá này đều không có đầu, trên cổ có gắn đầu lâu, dùng bùn trát lại.
Tôi biết cái này gọi là tượng đầu người, ngày xưa, sau khi kết thúc chiến tranh, nếu đem cả cỗ thi thể về để tranh công thì quá nặng nên chỉ lấy đầu người, những cái đầu này đem gắn lên trên người đá để tuẫn táng thay cho người sống.
Ngoài ra còn có hình khắc đá khoảng thời đầu Tây Chu, nhưng hầu hết đã bị nước mưa rửa trôi không còn phân biệt được màu sắc nữa. Dưới đáy động có một bức tượng bán thân được điêu khắc dựa theo thế núi, phần cơ thể từ ngực đến đầu đã bị phá vỡ vụn, chỉ còn lại một bàn tay và nửa bả vai là còn nhìn ra được hình dạng.
Ở giữa vùng bị sạt lở có một cái hố cỡ bằng quả bóng rổ đen thăm thẳm, tôi dằn lại nỗi vui mừng khôn xiết, rọi thử đèn pin vào bên trong, liền thấy không gian trong đó rất rộng lớn.
Trực giác của tôi mách bảo rằng, đằng sau bức tượng người đá khổng lồ này có thể là một cổ mộ, hơn nữa rất có thể đây chính là mộ huyệt mà cái hố tuẫn táng kia cúng tế như lão Dương đã nói, chẳng qua không biết là cao nhân nào đã vào đó trước một chuyến rồi.
Nói như vậy, có thể đặt mộ ở đây, thân phận của chủ nhân ngôi mộ hẳn là vô cùng hiển hách. Nhưng người có thể đổ một cái đấu ở nơi như thế này lại càng là cao thủ trong cao thủ, dân trộm mộ bình thường dù có đi qua đi lại trong khe núi này đến mấy trăm lượt cũng tuyệt đối không thể nghĩ ra được ở trên đầu còn có cả một thế giới khác.
Tôi cùng lão Dương tính toán một hồi, quyết định cứ vào xem thử trước, dù sao mục tiêu cũng ở ngay gần đây, nếu trong này không có thứ gì thì chỉ cần quay trở ra thôi. Chúng tôi đi chuyến này, thấy động mà không chui vào quả là khó chịu chết được.
Hắn gầy hơn nên chui vào trước, cửa động này hơi cao, chân hắn không chạm đến đáy nên đành phải tựa trên vách đá. Tôi đưa đèn pin cho hắn, hắn vừa lấy rọi xuống liền mắng: “Khỉ thật, trong này có nước."
Tôi ló đầu vào xem, bên trong là một thạch thất dạng mái vòm rất lớn, hẳn là được đào nên, trên đỉnh có vài dấu vết của hình khắc đá, mực nước trong này rất cao, gần lên đến sát mép phần mái vòm, có thể thấy được phía dưới mặt nước, vách tường bốn phía đều được đục thành nhiều hố cạn, bên trong đầy tượng người đá không đầu phủ đầy rêu xanh. Nước ở đây không biết là do nước mưa từ cửa động chảy vào tích lại hay vì nguyên nhân nào khác.
Lão Dương nói với tôi, lần trước hắn đến đây, tượng người đá kia chưa bị sụp xuống, vậy có nghĩa là, lỗ hổng này mới chỉ xuất hiện trong vòng ba năm gần đây, lượng nước này không thể nào là nước mưa tích lại được.
Tôi dặn hắn phải tuyệt đối cẩn thận, hắn lại ỷ vào mình bơi giỏi, buông tay nhảy xuống, lập tức nước liền ngập tới ngực, hắn hoảng hồn, cả người chới với.
Tôi nhìn mà líu cả lưỡi, mực nước ở đây có thể sâu quá đầu, bèn hỏi hắn: “Cậu thăm dò dưới đáy nước thử xem dưới đó là bùn hay là đá?"
Lão Dương nói: “Không chạm được tới đáy. Mẹ nó chứ, nước dưới này lạnh thấy bà luôn."
Tôi lấy túi chống thấm ra bọc hai cái ba lô lại, một cái ném cho hắn, một cái đeo trên lưng, sau đó cẩn thận trượt xuống nước, lập tức một cảm giác lạnh toát truyền đến từ hai bàn chân khiến tôi run cầm cập.
Dười chân trống không, quả nhiên là rất sâu, tôi thầm nhủ, bởi vì ban đầu không hề ngờ tới chuyện phải hoạt động trong nước, tôi không chuẩn bị trang bị phù hợp nào, chúng tôi chỉ còn cách mở đèn pin bơi vào bên trong.
Mới bơi được vài sải đã thấy một cánh cửa đá mở ra ở phần trong cùng của vách tường.
Vì mực nước dâng khá cao nên phần cửa đá lộ ra vô cùng thấp, bên trong cửa là một thạch đạo đủ rộng cho hai chiếc xe vận tải cỡ lớn tối đen như mực, những nới ánh sáng đèn pin chiếu qua đều là vách đá màu xanh xám, có dấu vết đục đẽo thô sơ, có vài nơi xuất hiện hình khắc nhưng đa phần đều đã bị ăn mòn không còn nhìn ra được.
Bơi thẳng vào bên trong khoảng hơn mười mét, thạch đạo đột nhiên chuyển hướng một góc 90 độ. Tôi lại rọi thử đèn pin, phát hiện bên trong thật đáng sợ, không khỏi ngừng lại, chẳng dám xông bừa vào.
Thực ra thì, với tình hình hiện giờ, tiếp tục tiến vào bên trong là rất không sáng suốt, mực nước sâu như vậy, lại không nhìn được dưới nước có gì, điều này thực sự khiến cho người ta hoảng sợ. Nếu chút nữa mà có thứ gì trồi lên từ dưới nước, dù đó chỉ là một khúc gỗ thôi cũng đủ hù cho tôi chết khiếp rồi.
Lão Dương nhìn vách tường bốn phía, hỏi tôi: “Cậu có phát hiện ra không, ngôi mộ này tuy rằng rất lớn nhưng xây dựng lại rất thô sơ, cậu nhìn mấy tảng đá này đi, tảng nào tảng nấy đều nham nhở, hoàn toàn không hề được gia công chế tác, không phải nói là chủ nhân ngôi mộ này rất giàu có sao, mở được núi chẳng lẽ lại không có tiền trang hoàng sửa sang."
Tôi nói: “Đây có thể là khu vực ngoài cùng của lăng mộ, cậu xem chỗ này có nhiều tượng người đá chưa hoàn thành như vậy, có thể chỉ là nơi những người thợ xây lăng điêu khắc đá thôi, vào sâu nữa có lẽ sẽ rõ ràng hơn."
Chúng tôi tiếp tục tiến về phía trước, từ chỗ ngoặt bơi vào thêm được mấy phút liền nghe thấy từ bóng tối đằng trước truyền lại tiếng quẫy nước trầm trầm, giống như có thứ gì đó đang lặn dưới nước.
Tôi chụp tay lão Dương, lấy đèn trong tay hắn rọi về phía phát ra âm thanh, lập tức nhìn thấy ba vết nước hình tam giác đồng thời xuất hiện, nháy mắt đã chìm vào trong nước.
Tôi còn chưa kịp phản ứng gì, lão Dương đã hất tay tôi ra, quay đầu hét to một tiếng: “Chạy!
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc