Đạo Mộ Bút Ký
Quyển 2 - Chương 2: Hai tầng tường mộ
Editor: Biển
Beta: Thanh Du
~oOo~
Hoàn cảnh của chú Ba và Văn Cẩm hoàn toàn khác nhau, chú Ba là thổ phu tử, nếu không sinh ra trong một gia đình có nghề gia truyền là đổ đấu thì hẳn đã trở thành thổ phỉ rồi, bất cứ việc gì cũng nghĩ đến chữ lợi trước tiên, nhìn người tất nhiên cũng xuất phát từ chữ lợi. Văn Cẩm lại không giống thế, cô là người đi du học về, tư tưởng có phần tiến bộ hơn, đi đổ đấu chủ yếu là do cảm thấy thích thú, hơn nữa vừa đổ đấu lại vừa có thể làm khảo cổ, cho nên ngay khi nghe chú Ba nói vậy, cô lập tức nghĩ đến giá trị khảo cổ của ngôi cổ mộ này. Lúc đó cô liền đem suy nghĩ của mình nói với bạn học.
Mộ thuyền táng dưới đáy biển vô cùng hiếm hoi, trong truyền thuyết dùng phương thức chôn cất giống như thế này có lẽ chỉ có con trai của Thẩm Vạn Tam, vậy nên suy nghĩ của Văn Cẩm hẳn là vô cùng lương thiện. Tuy thế chú Ba lại có chút khó xử, bởi chú vừa nghĩ tới chuyện những thứ vớt được đều phải đem sung hết vào công quỹ thì rất lúng túng. Nhưng Văn Cẩm quả thực biết cách xử lý, một nụ cười mỉm, tiếp đó là một cái hôn liền biến chú Ba từ một lục lâm hảo hán thành một nhà nghiên cứu khảo cổ cấp quốc gia, hơn nữa lại còn làm việc hết mình.
Hôm đó chú Ba cân nhắc cả một đêm, từ trước đến giờ chú vẫn chưa đổ đấu dưới biển lần nào cả, lại vừa ba hoa thổi phồng trước mặt người khác, ngày mai không thể hiện một chút thì không xong. Chú nghĩ, dưới biển không thể hạ xẻng được, thứ nhất là không thể ra sức, đóng xẻng không xuống nổi, thứ hai coi như đào ra được đi, thì bùn đất dưới biển với trên mặt đất hoàn toàn khác nhau, nói thẳng ra là kinh nghiệm hoàn toàn không có tác dụng trong chuyến này. Chú nhớ đến bản bút ký ông nội đã ghi lại, ông nội tôi quả thật đã từng đổ đấu dưới biển vài lần, nhưng ngoài việc xem xét địa hình là chủ yếu ra cũng không còn có phương pháp đặc biệt nào khác.
Thuyền mộ táng dưới đáy biển, chính là xây dựng lăng mộ trên một con thuyền, sau đó tìm một thung lũng hoặc rãnh biển, đục thủng thuyền, làm cho mộ chìm xuống, sau đó phủ kín đất lên, thật ra thì cũng giống như trên đất liền, chỉ là đem đổi xuống dưới biển mà thôi. Theo chú Ba phỏng đoán, nơi bọn họ đang lưu lại ban đầu chắc chắn là một khe biển nhỏ, sau này bị lấp bằng. Lúc thuyền chìm xuống, bốn phía tất nhiên cần rất nhiều neo để cố định, như vậy vị trí chôn cất chắc chắn nằm trong khu vực trung tâm của những cái neo còn sót lại hoặc lệch sang một chút.
Chú Ba càng nghĩ càng thấy có lý, tức khắc lòng tràn đầy tự tin. Ngày hôm sau,thời tiết cũng thuận lợi, chú cùng những người kia xuống nước, dùng dây thừng nối những hòn đá neo lại rồi đánh dấu điểm trung tâm. Chú hạ xẻng xuống vài chỗ trong khu vực đó, quả nhiên phát hiện bên dưới vị trí hơi lệch về phía đông của trung tâm có vài mẩu gỗ vụn.
Tiếp theo, bọn họ sử dụng phương pháp định vị truyền thống, không ngờ lại xác định được một địa cung cực lớn xây theo hình chữ “Thổ" (土), do hai phòng phụ, hai phòng bên đối xứng, một hành lang chạy giữa cùng một gian hậu điện tạo thành, diện tích ước chừng hơn một nghìn mét vuông. Trong đó lớn nhất là hậu điện, chiều dài hơn 30 mét, chiều rộng khoảng hơn 10 mét, xem ra đó chính là nơi đặt quan tài.
Chú Ba ngẩn người, thầm nói ai da, trong cái đấu này là nhân vật cỡ nào, coi bộ thật không đơn giản. Quy mô như thế này có thể đem so sánh với cả Hoàng lăng.
Buổi tối hôm đó, mọi người phấn chấn đến độ không ngủ được, cả nhóm ngồi vây lại một chỗ,vừa ăn canh đầu cá với hải sản tươi sống, vừa thảo luận tìm cách vào bên trong ngôi mộ. Chú Ba phân tích cho bọn họ kết cấu của mộ thuyền táng, mồ mả sợ nhất là nước, không biết hiện tại minh điện phía dưới có bị nước vào hay không, nếu đã bị nước vào, chỉ cần đục tường chui qua để vào là được rồi, họ đều có đồ lặn, hẳn sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu mộ thất bên dưới vẫn còn kín thì quả là khó xử lý, bởi vì một khi bị đục thủng, nước tràn vào có thể gây nên tai nạn khó lường. Dựa theo mảnh gỗ lấy lên từ xẻng thăm dò, xem ra bên dưới vẫn còn có không khí. Khu mộ này vô cùng rộng lớn, rất dễ hình thành kết cấu mao dẫn, nhiều khả năng bên dưới có mấy căn phòng vẫn chứa đầy không khí.
(Kết cấu mao dẫn: kết cấu lợi dụng áp suất không khí để ngăn nước tràn vào. Cả ngôi mộ chia làm nhiều căn phòng hẹp và cao, bên trên bưng kín giữ không khí, dù nước tràn vào một số phòng trong mộ thì những phòng còn lại cũng không bị ảnh hưởng.)
Những lý luận này chú Ba rút ra từ kinh nghiệm nhiều năm đi trộm mộ của bản thân, chú nói xong, mấy con mọt sách sững sờ ngồi ngẩn cả ra. Cuối cùng, chú tổng kết lại vấn đề khó khăn nhất bây giờ là làm sao để mở một lối vào. Dưới đáy nước toàn là cát, không thể định hình được, lại rất dễ bị lún, đào động không phải chuyện chơi, ở dưới nước mà bị đè ép căn bản chỉ có một con đường chết.Bàn bạc tới lui một hồi, cuối cùng họ quyết định dùng cách như trên mặt đất, trên thuyền có thuốc nổ ngư dân dùng để đánh cá, đầu tiên dùng thuốc nổ tạo hố đất ở một bên, đồng thời thổi bay luôn lượng cát dễ gây sụt lún trên mặt, sau đó tại mặt đáy rắn chắc hơn mở một đường dốc xuống dưới, khối lượng công việc tuy lớn nhưng mọi người đều bừng bừng phấn chấn. Theo chú Ba dự đoán, có lẽ sẽ mất khoảng một tuần, vấn đề là cái xác kia vẫn còn ở trên thuyền, nếu không mau đưa về sẽ bốc mùi lên mất.
Cuối cùng họ nghĩ ra một cách vẹn cả đôi đường, để thuyền lớn đem thi thể kia về trước, còn họ làm việc trên thuyền nhỏ, vì mấy ngày nay thời tiết rất tốt nên mọi người không hề có chút lo lắng nào. Họ kết ba chiếc thuyền nhỏ lại với nhau, sau đó đem toàn bộ những trang thiết bị cần dùng đặt lên một khối đá ngầm.
Ngày hôm sau thuyền lớn trở về, chú Ba cảm thấy có chút bất an. Thuyền lớn đi rồi thì ở lại trên biển thật không an toàn chút nào, nhưng lúc ấy bọn họ bị ngôi mộ lớn kia làm cho mê muội, nghĩ được một chút lại vùi đầu vào công việc. Lối vào mở ra khá thuận lợi, nhanh hơn nhiều so với tính toán của chú. Đúng bốn ngày sau, đến khi bọn họ đào được đến vách tường của ngôi mộ, chiếc thuyền kia vẫn chưa quay lại, cả nhóm bắt đầu lo lắng. Chú Ba biết lúc này chỉ có cách cho tiếp tục công việc mới có thể duy trì được trật tự ổn định, nếu không sợ rằng mọi người sẽ hoang mang, liền an ủi cả nhóm, hoặc thỉnh thoảng nói vài lời cổ vũ khích lệ để dời đi sự chú ý của mọi người.
Bọn họ kiểm tra một khối tường mộ trong động, chú Ba gõ thử, thì ra những viên gạch đó đều rỗng ruột, có lẽ là để giảm bớt trọng lượng của cả mộ huyệt, nếu không dù thuyền có lớn đến mấy, đáy thuyền cũng không trụ nổi. Chú thấy cứ cách ra năm thước lại xuất hiện một lỗ nhỏ có đường kính bằng chiếc bút máy ở trên tường, xem ra từ lúc thiết kế, ngôi mộ này đã lấy nước để niêm phong, bên trong hẳn là ngập đầy nước. Bọn họ hạ quyết tâm, bắt đầu dỡ gạch.
Trước khi vào mộ chú Ba đã từng nghĩ, ở trong nước như thế này, cơ quan ám khí gì cũng vô dụng, bởi vì sức cản của nước biển quá lớn, nếu như có nỏ ngầm, cho dù chưa mục nát thì tốc độ mũi tên bắn ra cũng rất chậm. Cạm bẫy cũng không thể có, chưa nói đến chuyện bẫy không sập xuống được, mà cho dù bẫy có sập xuống chăng nữa thì vẫn có thể bơi lên. Còn các loại cạm bẫy kiểu đá rơi hay tương tự thế đều dùng thủy ngân để kích hoạt, ở trong nước hoàn toàn không linh nghiệm, vì thủy ngân trong nước chảy rất chậm, hơn nữa còn dễ bị lan ra. Thật ra thì nước vốn tự nó đã là một cơ quan trí mạng rồi, thời xưa không có những trang bị dưỡng khí như bây giờ, hoàn toàn không thể đi đổ đấu dưới biển, cho nên khả năng có cơ quan trong ngôi mộ này vô cùng nhỏ.
Họ dỡ tường mộ xuống, bên trong là một mảng đen kịt trống huơ trống hoác, chú Ba biếtkhông trông chờ gì được vào mấy người này, liền ra hiệu bọn họ đừng hành động gì vội rồi tự mình mở đèn đi vào kiểm tra, chỉ thấy phía trước một mét lại có một vách tường. Mặt vách tường này dùng loại gạch lớn hơn nhiều so với lớp tường ngoài, hơn nữa giữa các khe đều được trát kín bằng đất sét trắng. Chú Ba ở giữa hai vách tường soi đèn quan sát xung quanh một chút, phát hiện trên đỉnh của bức tường thứ hai có một cái cửa mộ hình vuông rộng chừng nửa mét. Chú Ba hiểu được đại khái, cái mộ này xem ra không thể đào đường mà vào được.
Sau khi ngoi lên mặt nước, cả nhóm tập hợp lại trên tảng đá ngầm để bàn bạc, chú Ba nói: “Ngôi mộ này có hai tầng tường mộ, giữa hai lớp tường chứa đầy nước biển, sau đó trên lớp tường thứ hai làm một lối đi vào bên trong hướng lên trên để ngăn nước vào, thiết kế như vậy hẳn là không gian bên trong không có nước, lợi dụng nguyên lý khí áp để giữ lại một phần không khí trong mộ thất. Giờ chưa biết đường vào mộ kia dài bao nhiêu, ngày mai ba người trong chúng ta sẽ xuống đó, mỗi người mang theo bốn bình dưỡng khí, thử xem có thể cầm cự được đến nơi không."
Bọn họ ngồi đó bàn bạc tới lui mấy lần, chú Ba thì nhất định phải xuống rồi, hai người còn lại phải lựa chọn kỹ càng, bởi lẽ nếu bên trong không có nước, tình hình rõ ràng phức tạp hơn nhiều, có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Sau đó, đột nhiên Văn Cẩm la hoảng lên, cả bọn sợ hết hồn, thì ra không biết từ khi nào, tảng đá ngầm bọn họ đang ngồi đột nhiên cao lên. Chú Ba nhìn xuống dưới, chỗ họ ban đầu cách mặt biển chưa tới nửa thước, bây giờ đã thành hơn năm thước.
Chú Ba cảm thấy có gì đó không ổn, ngẩng đầu nhìn lên thì thấy ở phía xa trên đường chân trời có một luồng đen đang tiến tới gần. Trong số bọn họ có một nam học sinh tên là Lý Tứ Địa, cha mẹ cậu ta là ngư dân, vừa nhìn thấy tình cảnh này liền sợ đến tái mặt, nói: “Bão lớn sắp tới rồi!"
Beta: Thanh Du
~oOo~
Hoàn cảnh của chú Ba và Văn Cẩm hoàn toàn khác nhau, chú Ba là thổ phu tử, nếu không sinh ra trong một gia đình có nghề gia truyền là đổ đấu thì hẳn đã trở thành thổ phỉ rồi, bất cứ việc gì cũng nghĩ đến chữ lợi trước tiên, nhìn người tất nhiên cũng xuất phát từ chữ lợi. Văn Cẩm lại không giống thế, cô là người đi du học về, tư tưởng có phần tiến bộ hơn, đi đổ đấu chủ yếu là do cảm thấy thích thú, hơn nữa vừa đổ đấu lại vừa có thể làm khảo cổ, cho nên ngay khi nghe chú Ba nói vậy, cô lập tức nghĩ đến giá trị khảo cổ của ngôi cổ mộ này. Lúc đó cô liền đem suy nghĩ của mình nói với bạn học.
Mộ thuyền táng dưới đáy biển vô cùng hiếm hoi, trong truyền thuyết dùng phương thức chôn cất giống như thế này có lẽ chỉ có con trai của Thẩm Vạn Tam, vậy nên suy nghĩ của Văn Cẩm hẳn là vô cùng lương thiện. Tuy thế chú Ba lại có chút khó xử, bởi chú vừa nghĩ tới chuyện những thứ vớt được đều phải đem sung hết vào công quỹ thì rất lúng túng. Nhưng Văn Cẩm quả thực biết cách xử lý, một nụ cười mỉm, tiếp đó là một cái hôn liền biến chú Ba từ một lục lâm hảo hán thành một nhà nghiên cứu khảo cổ cấp quốc gia, hơn nữa lại còn làm việc hết mình.
Hôm đó chú Ba cân nhắc cả một đêm, từ trước đến giờ chú vẫn chưa đổ đấu dưới biển lần nào cả, lại vừa ba hoa thổi phồng trước mặt người khác, ngày mai không thể hiện một chút thì không xong. Chú nghĩ, dưới biển không thể hạ xẻng được, thứ nhất là không thể ra sức, đóng xẻng không xuống nổi, thứ hai coi như đào ra được đi, thì bùn đất dưới biển với trên mặt đất hoàn toàn khác nhau, nói thẳng ra là kinh nghiệm hoàn toàn không có tác dụng trong chuyến này. Chú nhớ đến bản bút ký ông nội đã ghi lại, ông nội tôi quả thật đã từng đổ đấu dưới biển vài lần, nhưng ngoài việc xem xét địa hình là chủ yếu ra cũng không còn có phương pháp đặc biệt nào khác.
Thuyền mộ táng dưới đáy biển, chính là xây dựng lăng mộ trên một con thuyền, sau đó tìm một thung lũng hoặc rãnh biển, đục thủng thuyền, làm cho mộ chìm xuống, sau đó phủ kín đất lên, thật ra thì cũng giống như trên đất liền, chỉ là đem đổi xuống dưới biển mà thôi. Theo chú Ba phỏng đoán, nơi bọn họ đang lưu lại ban đầu chắc chắn là một khe biển nhỏ, sau này bị lấp bằng. Lúc thuyền chìm xuống, bốn phía tất nhiên cần rất nhiều neo để cố định, như vậy vị trí chôn cất chắc chắn nằm trong khu vực trung tâm của những cái neo còn sót lại hoặc lệch sang một chút.
Chú Ba càng nghĩ càng thấy có lý, tức khắc lòng tràn đầy tự tin. Ngày hôm sau,thời tiết cũng thuận lợi, chú cùng những người kia xuống nước, dùng dây thừng nối những hòn đá neo lại rồi đánh dấu điểm trung tâm. Chú hạ xẻng xuống vài chỗ trong khu vực đó, quả nhiên phát hiện bên dưới vị trí hơi lệch về phía đông của trung tâm có vài mẩu gỗ vụn.
Tiếp theo, bọn họ sử dụng phương pháp định vị truyền thống, không ngờ lại xác định được một địa cung cực lớn xây theo hình chữ “Thổ" (土), do hai phòng phụ, hai phòng bên đối xứng, một hành lang chạy giữa cùng một gian hậu điện tạo thành, diện tích ước chừng hơn một nghìn mét vuông. Trong đó lớn nhất là hậu điện, chiều dài hơn 30 mét, chiều rộng khoảng hơn 10 mét, xem ra đó chính là nơi đặt quan tài.
Chú Ba ngẩn người, thầm nói ai da, trong cái đấu này là nhân vật cỡ nào, coi bộ thật không đơn giản. Quy mô như thế này có thể đem so sánh với cả Hoàng lăng.
Buổi tối hôm đó, mọi người phấn chấn đến độ không ngủ được, cả nhóm ngồi vây lại một chỗ,vừa ăn canh đầu cá với hải sản tươi sống, vừa thảo luận tìm cách vào bên trong ngôi mộ. Chú Ba phân tích cho bọn họ kết cấu của mộ thuyền táng, mồ mả sợ nhất là nước, không biết hiện tại minh điện phía dưới có bị nước vào hay không, nếu đã bị nước vào, chỉ cần đục tường chui qua để vào là được rồi, họ đều có đồ lặn, hẳn sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu mộ thất bên dưới vẫn còn kín thì quả là khó xử lý, bởi vì một khi bị đục thủng, nước tràn vào có thể gây nên tai nạn khó lường. Dựa theo mảnh gỗ lấy lên từ xẻng thăm dò, xem ra bên dưới vẫn còn có không khí. Khu mộ này vô cùng rộng lớn, rất dễ hình thành kết cấu mao dẫn, nhiều khả năng bên dưới có mấy căn phòng vẫn chứa đầy không khí.
(Kết cấu mao dẫn: kết cấu lợi dụng áp suất không khí để ngăn nước tràn vào. Cả ngôi mộ chia làm nhiều căn phòng hẹp và cao, bên trên bưng kín giữ không khí, dù nước tràn vào một số phòng trong mộ thì những phòng còn lại cũng không bị ảnh hưởng.)
Những lý luận này chú Ba rút ra từ kinh nghiệm nhiều năm đi trộm mộ của bản thân, chú nói xong, mấy con mọt sách sững sờ ngồi ngẩn cả ra. Cuối cùng, chú tổng kết lại vấn đề khó khăn nhất bây giờ là làm sao để mở một lối vào. Dưới đáy nước toàn là cát, không thể định hình được, lại rất dễ bị lún, đào động không phải chuyện chơi, ở dưới nước mà bị đè ép căn bản chỉ có một con đường chết.Bàn bạc tới lui một hồi, cuối cùng họ quyết định dùng cách như trên mặt đất, trên thuyền có thuốc nổ ngư dân dùng để đánh cá, đầu tiên dùng thuốc nổ tạo hố đất ở một bên, đồng thời thổi bay luôn lượng cát dễ gây sụt lún trên mặt, sau đó tại mặt đáy rắn chắc hơn mở một đường dốc xuống dưới, khối lượng công việc tuy lớn nhưng mọi người đều bừng bừng phấn chấn. Theo chú Ba dự đoán, có lẽ sẽ mất khoảng một tuần, vấn đề là cái xác kia vẫn còn ở trên thuyền, nếu không mau đưa về sẽ bốc mùi lên mất.
Cuối cùng họ nghĩ ra một cách vẹn cả đôi đường, để thuyền lớn đem thi thể kia về trước, còn họ làm việc trên thuyền nhỏ, vì mấy ngày nay thời tiết rất tốt nên mọi người không hề có chút lo lắng nào. Họ kết ba chiếc thuyền nhỏ lại với nhau, sau đó đem toàn bộ những trang thiết bị cần dùng đặt lên một khối đá ngầm.
Ngày hôm sau thuyền lớn trở về, chú Ba cảm thấy có chút bất an. Thuyền lớn đi rồi thì ở lại trên biển thật không an toàn chút nào, nhưng lúc ấy bọn họ bị ngôi mộ lớn kia làm cho mê muội, nghĩ được một chút lại vùi đầu vào công việc. Lối vào mở ra khá thuận lợi, nhanh hơn nhiều so với tính toán của chú. Đúng bốn ngày sau, đến khi bọn họ đào được đến vách tường của ngôi mộ, chiếc thuyền kia vẫn chưa quay lại, cả nhóm bắt đầu lo lắng. Chú Ba biết lúc này chỉ có cách cho tiếp tục công việc mới có thể duy trì được trật tự ổn định, nếu không sợ rằng mọi người sẽ hoang mang, liền an ủi cả nhóm, hoặc thỉnh thoảng nói vài lời cổ vũ khích lệ để dời đi sự chú ý của mọi người.
Bọn họ kiểm tra một khối tường mộ trong động, chú Ba gõ thử, thì ra những viên gạch đó đều rỗng ruột, có lẽ là để giảm bớt trọng lượng của cả mộ huyệt, nếu không dù thuyền có lớn đến mấy, đáy thuyền cũng không trụ nổi. Chú thấy cứ cách ra năm thước lại xuất hiện một lỗ nhỏ có đường kính bằng chiếc bút máy ở trên tường, xem ra từ lúc thiết kế, ngôi mộ này đã lấy nước để niêm phong, bên trong hẳn là ngập đầy nước. Bọn họ hạ quyết tâm, bắt đầu dỡ gạch.
Trước khi vào mộ chú Ba đã từng nghĩ, ở trong nước như thế này, cơ quan ám khí gì cũng vô dụng, bởi vì sức cản của nước biển quá lớn, nếu như có nỏ ngầm, cho dù chưa mục nát thì tốc độ mũi tên bắn ra cũng rất chậm. Cạm bẫy cũng không thể có, chưa nói đến chuyện bẫy không sập xuống được, mà cho dù bẫy có sập xuống chăng nữa thì vẫn có thể bơi lên. Còn các loại cạm bẫy kiểu đá rơi hay tương tự thế đều dùng thủy ngân để kích hoạt, ở trong nước hoàn toàn không linh nghiệm, vì thủy ngân trong nước chảy rất chậm, hơn nữa còn dễ bị lan ra. Thật ra thì nước vốn tự nó đã là một cơ quan trí mạng rồi, thời xưa không có những trang bị dưỡng khí như bây giờ, hoàn toàn không thể đi đổ đấu dưới biển, cho nên khả năng có cơ quan trong ngôi mộ này vô cùng nhỏ.
Họ dỡ tường mộ xuống, bên trong là một mảng đen kịt trống huơ trống hoác, chú Ba biếtkhông trông chờ gì được vào mấy người này, liền ra hiệu bọn họ đừng hành động gì vội rồi tự mình mở đèn đi vào kiểm tra, chỉ thấy phía trước một mét lại có một vách tường. Mặt vách tường này dùng loại gạch lớn hơn nhiều so với lớp tường ngoài, hơn nữa giữa các khe đều được trát kín bằng đất sét trắng. Chú Ba ở giữa hai vách tường soi đèn quan sát xung quanh một chút, phát hiện trên đỉnh của bức tường thứ hai có một cái cửa mộ hình vuông rộng chừng nửa mét. Chú Ba hiểu được đại khái, cái mộ này xem ra không thể đào đường mà vào được.
Sau khi ngoi lên mặt nước, cả nhóm tập hợp lại trên tảng đá ngầm để bàn bạc, chú Ba nói: “Ngôi mộ này có hai tầng tường mộ, giữa hai lớp tường chứa đầy nước biển, sau đó trên lớp tường thứ hai làm một lối đi vào bên trong hướng lên trên để ngăn nước vào, thiết kế như vậy hẳn là không gian bên trong không có nước, lợi dụng nguyên lý khí áp để giữ lại một phần không khí trong mộ thất. Giờ chưa biết đường vào mộ kia dài bao nhiêu, ngày mai ba người trong chúng ta sẽ xuống đó, mỗi người mang theo bốn bình dưỡng khí, thử xem có thể cầm cự được đến nơi không."
Bọn họ ngồi đó bàn bạc tới lui mấy lần, chú Ba thì nhất định phải xuống rồi, hai người còn lại phải lựa chọn kỹ càng, bởi lẽ nếu bên trong không có nước, tình hình rõ ràng phức tạp hơn nhiều, có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Sau đó, đột nhiên Văn Cẩm la hoảng lên, cả bọn sợ hết hồn, thì ra không biết từ khi nào, tảng đá ngầm bọn họ đang ngồi đột nhiên cao lên. Chú Ba nhìn xuống dưới, chỗ họ ban đầu cách mặt biển chưa tới nửa thước, bây giờ đã thành hơn năm thước.
Chú Ba cảm thấy có gì đó không ổn, ngẩng đầu nhìn lên thì thấy ở phía xa trên đường chân trời có một luồng đen đang tiến tới gần. Trong số bọn họ có một nam học sinh tên là Lý Tứ Địa, cha mẹ cậu ta là ngư dân, vừa nhìn thấy tình cảnh này liền sợ đến tái mặt, nói: “Bão lớn sắp tới rồi!"
Tác giả :
Nam Phái Tam Thúc