Danh Môn Khuê Tú Và Nông Phu
Chương 26: Thu hoạch vụ thu
Thời gian mỗi ngày một trôi qua, Lâm Thanh Uyển dần dần quen với hình thức sinh hoạt của Dương gia, cũng quen với cảnh Hà thị cách năm ba bữa lại đập phá gây chuyện.
Cũng do nàng mới mới về nhà chồng nên chưa phát sinh vấn đề ‘Đẻ trứng’, chỉ cần nàng làm tốt việc trong nhà, Hà thị cũng không thể nói được gì.
Về phần Hà thị tự dưng đi đập phá, nàng coi như không thấy hoặc là mặc kệ, hoặc nữa là tỏ thái độ thực lòng nhận sai.
Hà thị không có cách nào trị được nàng, đều là một quyền đánh vào vải bông, không khi dễ được nhị con dâu này. Thời gian dài sau, Hà thị không đi gây phiền toái với Lâm Thanh Uyển nữa, chẳng khác nào tự mình tìm tức giận, huống chi còn phải để ý tới cảm thụ của nhị nhi tử.
Tuy rằng Hà thị này là người ưa nháo loạn không phân rõ phải trái, nhưng vẫn biết lão nhị rất yêu thương cái nàng dâu hồ ly tinh này. Ngươi có thể nói hắn, nói như thế nào hắn cũng không lên tiếng, nhưng ngươi nói vợ hắn không phải, có mấy lần Hà thị nói Lâm Thanh Uyển thì lập tức nhìn thấy bộ mặt tức giận đùng đùng của nhị nhi tử.
Không phải Hà thị đã thông suốt biết đau lòng cho con trai đâu. Mà là bà biết tiền thu vào trong nhà này còn phải dựa vào Dương Thiết Trụ, bà mà chọc giận hắn, lúc sai hắn lên núi hắn hất đầu mặc kệ lập tức quay người rời đi.
Cho nên Hà thị vẫn phải rộng lượng với Lâm Thanh Uyển, rất nhiều việc đành phải mắt nhắm mắt mở, còn đối với Diêu thị thì hung ác vẫn nguyên hung ác.
Nếu không tại sao người ta nói, địa vị của nữ nhân ở cổ đại dựa vào người nam nhân của họ. Nam nhân không thua kém sẽ được người ta chú ý nhiều hơn, đạo lý này không chỉ phổ biến ở trong nhà mà cả bên ngoài xã hội nữa.
Mà tính tình hai người Lâm Thanh Uyển và Diêu thị đều ôn nhu, làm người khoan dung ôn hòa, không dễ dàng phát sinh mâu thuẫn. Thời gian dài ở chung với nhau cũng dần có tình cảm.
Về phần Vương thị, Lâm Thanh Uyển ở lâu mới biết thì ra ả cũng là một cực phẩm.
Mới đầu nàng chỉ cho rằng Vương thị là lười biếng mà thôi, Hà thị sai ả làm gì đó toàn chối đẩy, sắc mặt luôn âm dương quái khí, nhất là lúc nàng và Diêu thị giúp nhau làm việc.
Càng về sau mới thấy Vương thị thật làm người ta chán ghét.
Ngày thường đến lượt Vương thị nấu cơm, ả không phải gọi Diêu thị hỗ trợ thì chính là gọi nàng hỗ trợ. Mới đầu nàng còn chưa rõ ràng lắm Vương thị làm người thế nào, nghĩ rằng đại tẩu bận việc nhờ nàng thì nàng giúp thôi, không nói thêm gì cả.
Nhưng sau này mỗi lần tới lượt Vương thị làm việc nhà, ả lại gọi người tới hỗ trợ, không phải nhờ sai người giúp ả cho lợn ăn thì chính là sai người giúp ả cho gà ăn, hoặc là sai ngươi giúp ả hái rau trong vườn hay tưới nước bón phân gì đó.
Nếu như ả thật sự bận việc gì đó thì người ta còn có thể lý giải. Nhưng có mấy lần Vương thị nhờ Lâm Thanh Uyển, Lâm Thanh Uyển toàn thấy Vương thị chạy đi ngủ, nàng lập tức thấy ghê tởm hơn cả cảnh nuốt phải ruồi bọ.
Sau đó Vương thị gọi nàng hỗ trợ nàng không thèm đi giúp nữa.
Lần này làm Vương thị mất hứng, nhìn thấy nàng liền âm dương quái khí. Nói nàng bất kính trưởng bối, tẩu tử gọi nàng tới hỗ trợ thế nhưng lại từ chối, nói nàng được chiều chuộng sinh hư không ai sai được nàng…
Lâm Thanh Uyển không phải là cái bánh bao mềm mặc cho người nặn. Mỗi lần Vương thị dùng lời châm chích, nàng hoặc là mặc kệ ả, hoặc chính là châm chích lại.
Hai người tranh cãi vài lần, dần dần sau đấy trừ khi là việc tất yếu còn lại là không ai nói chuyện với ai cả.
… … … …
Trong nháy mắt trời đã vào thu, người Dương gia cũng bận rộn lên, bởi vì trong ruộng có rất nhiều thứ cần phải thu gặt.
Thôn Lạc Hạp này thuộc về phương Bắc, khí hậu rét lạnh, hoa màu trồng một năm một loại. Cho nên, mùa thu cũng là mùa thôn dân mười dặm tám thôn quanh núi Lạc Hạp bận rộn nhất.
Đối với hoa màu trên ruộng, Lâm Thanh Uyển từ đời trước đến đời này đều không quen thuộc, cũng không phân biệt được ở Đại Hi triều này nơi nào trồng được cái gì nơi nào không trồng được cái gì. Nàng chỉ biết thôn Lạc Hạp này trồng lúa mì, cao lương, hạt kê, bắp ngô. Cải dầu cũng trồng một ít, nhưng nhà nơi này trồng rất ít, chỉ trồng để ép dầu cho nhà mình dùng đủ một năm là thôi.
Nơi này không trồng lúa, có lẽ do đất đai không thích hợp, cũng có rất ít nhà ăn cơm. Nếu như muốn ăn cũng được thôi, trấn trên tiệm gạo có bán đấy, chẳng qua là đắt hơn so với lương thực khác một chút.
Món ăn chính ở nơi này chính là hạt cao lương, thử thước ( tiểu mễ), hạt kê thước (cùng loại với hạt kê nhưng lớn hơn một chút, được gọi là hạt kê vàng), còn có bột ngô. Về phần lúa mì thì nơi này được trồng rất nhiều, nhưng lại thuộc lương thực tinh, gia đình nông dân không nỡ ăn, đều là trồng để bán lấy tiền.
Dương gia thu gặt lúa mì trước, đợi thu gặt lúa mì xong thì thu hoạch cao lương, đậu phộng, thục thử, bắp ngô, hạt kê và các loại khác.
Đến lúc thu hoạch vụ thu, già trẻ trong Dương gia đều xuất động, trừ bỏ Hà thị và Dương Nhị Muội ở nhà nấu cơm thuận tiện trông mấy đứa nhỏ, bao gồm cả hai đứa trên dưới mười tuổi nhà đại phòng kia đều đi ra đồng hỗ trợ.
Đương nhiên còn có một ngoại lệ, đó chính là Dương Học Chương.
Tuy rằng là lúc thu hoạch vụ thu, học viện có cho các học sinh nghỉ về nhà giúp thu hoạch. Nhưng Dương Học Chương lại không phải xuống ruộng, một là bởi vì Hà thị luyến tiếc, một nguyên nhân khác chính là mỗi lần thu hoạch vụ thu qua đi sẽ bắt đầu có cuộc thi huyện thử, Dương Học Chương phải ôn tập công khóa.
Lâm Thanh Uyển đích thực không biết cầm liềm gặt lúa, cho nên nhiệm vụ của nàng chính là bó ngọn và gốc lúa cho tốt sau đó chuyển đến xe bò. Còn có thêm việc nữa là đi nhặt những bông lúa bị rơi lúc gặt.
Nắng gắt cuối thu tàn sát khắp đất trời, nhưng những nông dân đang thu gặt kia dù có bị nắng chiếu cháy da cũng không dám than mặt trời dữ dằn.
Bởi vì nắng gắt như vậy thì càng tốt cho việc phơi lương thực gặt về. Đổ mưa mới là không tốt, bởi vì một khi đổ mưa sẽ làm ướt lương thực, lương thực sẽ mọc mầm không thể ăn được nữa.
Lâm Thanh Uyển trên đầu đội mũ rơm, trên người bọc kín mít, ngay cả mặt cũng dùng vải quấn lại, chỉ hở hai con mắt. Trẻ nhỏ và nữ nhân xuống ruộng toàn mặc trang phục như vậy, bởi vì mặt trời quá gay gắt không chỉ làm đen da mà còn có thể bị cảm nữa.
Mấy nam nhân Dương gia đều bị nắng chiếu bóc da, Lâm Thanh Uyển nhìn thấy trên người Dương Thiết Trụ có chỗ bị rộp da. Thế này mới chỉ là bắt đầu thu hoạch vụ thu, thật không biết thu hoạch vụ thu xong sẽ là bộ dáng gì đây.
Lâm Thanh Uyển cõng cái sọt, cong lưng nhặt bông lúa dưới ruộng.
Bởi vì thu gặt lúa mì đều là thu hoạch từng lũng một, cắt từ đầu tới đuôi, có đôi khi không tránh khỏi sẽ bị rơi vãi xuống ruộng. Nhiệm vụ của nàng và Vương thị chính là đi theo những người gặt lúa phía trước nhặt những bông lúa rơi này, Diêu thị thì cầm liềm đi gặt cùng với mấy nam nhân.
Lâm Thanh Uyển trên tay đeo một đôi bao tay giản dị chính mình làm nhặt bông lúa, tích đủ tay cầm lại vất vào giỏ trên lưng. Vương thị nhặt bên cạnh nàng cách đó không xa.
Vương thị vừa nhặt vừa lau mồ hôi, chỉ chốc lát liền mệt đến cùng cực. Ả ngồi bệt luôn xuống ruộng, bất chấp có bị bẩn quần áo hay không.
“Nhị đệ muội, ngươi thật chiều chuộng nha, bọc kín thế, sợ phơi đen da à." Vương thị đã sớm kéo vải che mặt xuống, bởi vì ả thực sự nóng không chịu nổi nữa, vừa buồn chán vừa nóng, cả người thấm đẫm mồ hôi.
“Hai tên tiểu tử thúi Đại Lang Nhị Lang này chạy đi đâu rồi, lão nương các ngươi thì mệt sắp chết đây còn các ngươi thì chạy…"
Lâm Thanh Uyển không để ý tới ả, cúi đầu tiếp tục nhặt.
Nàng thật sự cũng mệt không nói nổi nữa rồi, nàng sợ nàng mà nói ra thì sức lực cũng tán hết, cũng sẽ ngồi bệt xuống bờ ruộng như Vương thị kia.
“Bao tay ngươi đeo kia vậy mà không chịu làm cho đại tẩu một đôi, thật đúng là keo kiệt." Vương thị ngồi một chỗ lấy khăn vải quạt gió, cũng mặc kệ Lâm Thanh Uyển có để ý tới ả hay không, ả vẫn nói câu được câu không.
Lâm Thanh Uyển trợn trắng mắt vẫn không để ý tới ả. Người khác có cái gì Vương thị đều đều đỏ mắt, sau đó sẽ lại bóng gió đòi lấy. Ngươi cho ả hay không thì đều bị ả chê thành dơ bẩn cả.
Mới đầu nàng còn bị Vương thị lấy đi mấy thước vải, khi đó nàng còn không biết bản tính Vương thị như thế nào. Ngươi nói xem, đại tẩu mở miệng nói đứa nhỏ trong nhà không có vải may quần áo, lại nói đám vải này nhà ngươi rất thích hợp cho mấy đứa Lang nhà ta, ngươi nói xem ngươi có thể không cho ả sao?
Được rồi, lần đầu tiên nàng cho. Lần thứ hai Vương thị lại đổi thành một cái Lang khác, nàng lại cho. Lần thứ ba ả lại tới, Lâm Thanh Uyển rốt cuộc phát hỏa, nghiêm mặt nói mình cũng không có quần áo mặc hay là đại tẩu cho nàng ít vải làm một bộ đi. Lúc ấy Vương thị tức giận bỏ đi … Nhưng là —
Nhưng là, không quá mấy ngày, Vương thị nhìn thấy nàng làm cho Dương Thiết Trụ một bộ mặc đơn giản ở nhà bằng vải thô, ả lại chạy tới hỏi nàng vải này có thừa hay không, để ả cũng làm cho Dương Thiết Xuyên một bộ…
Có lúc Lâm Thanh Uyển nghĩ, Vương thị người này có phải hay không thuộc họ con gián. Bất luận nàng cự tuyệt như thế nào, tiếp theo chỉ cần ả coi trọng ngươi thứ gì, ả sẽ lại tiếp tục mở miệng đòi hỏi ngươi như chưa từng phát sinh chuyện gì vậy…
Cho tới bây giờ Lâm Thanh Uyển mới hiểu được Vương thị là dạng người thế nào.
Dùng ngôn ngữ thông dụng đời trước của nàng mà nói, Vương thị tựa như một con cóc nhảy dưới chân của ngươi, nó không làm gì ngươi đâu, nhưng nó có thể ghê tởm chết ngươi.
Vương thị từ dưới đất bò dậy, đỡ eo, đi tới bóng cây để nước.
“Ai nha, ta khát quá, ta đi uống nước đây."
Lâm Thanh Uyển vẫn mặc kệ ả, mặc ả tự quyết định. Nàng rốt cuộc kiên trì không được, ngồi bệt xuống đất thở phì phò. Ngồi dưới nền đất nóng bỏng một hồi lâu mới đứng dậy tiếp tục đi về phía trước nhặt lúa.
Đột nhiên nhớ tới Vương thị nửa ngày không nói chuyện, nàng quay đầu nhìn lại phía bóng cây để nước, lúc này dưới bóng cây nào có bóng người nào.
Xem ra Vương thị cũng chạy. Nàng mắng thầm ả ở trong lòng một chút.
Lại nhặt thêm một hồi, Lâm Thanh Uyển thấy tay chân mình không còn cảm giác nữa rồi.
Lúc này, Diêu thị bỗng nhiên đi tới chào hỏi nàng.
“Nhị tẩu, đừng nhặt nữa, nhanh đi nghỉ ngơi một chút đi."
Lâm Thanh Uyển ngồi dậy, liếc mắt nhìn qua thấy các nam nhân đều đang trở về. Lúc này nàng mới thở phào nhẹ nhõm, đứng vững người đang định bước đi thì thấy một trận choáng váng mắt hoa.
Đột nhiên được người ôm cả người lẫn gùi dậy, Lâm Thanh Uyển nhìn qua một hồi lâu mới biết người ôm nàng là Dương Thiết Trụ.
“Nàng dâu, nàng không sao chứ, có phải do mệt quá không?"
Dương Thiết Trụ mới mặc kệ người khác có nhìn hay không, hắn chỉ biết vợ hắn đứng không nổi nữa, nhanh chóng ôm nàng tới bóng cây.
Lâm Thanh Uyển cũng không có khí lực mà giãy dụa, cứ để Dương Thiết Trụ ôm nàng tới dưới bóng cây.
“Ta không sao, chỉ là cúi lưng lâu quá nên hoa mắt chóng mặt chút thôi."
“Vậy thì tốt rồi, nhanh uống hớp nước đi." Dương Thiết Trụ cầm một bát nước đưa qua.
Lâm Thanh Uyển nhìn người nam nhân mặt xanh đen, còn cái miệng nữa, bèn đẩy bát nước lại.
“Chàng uống trước."
Nàng tháo khăn che mặt xuống, lấy ra tấm khăn lau mồ hôi cho mình. Hiện cả người nàng ướt nhẹp toàn mồ hôi, tựa hồ quần áo bên trong đều dính hết vào người.
Lau xong cho mình lại lau cho Dương Thiết Trụ. Thực ra thì mồ hôi trên mặt của Dương Thiết Trụ không nhiều, bởi vì phơi nắng nhiều mà làm da biến thành đen hết còn rộp trắng lên.
Lâm Thanh Uyển biết đó là biểu hiện của muối trong cơ thể bốc hơi hết, nàng quyết định ngày mai đi ra đồng thì phải bỏ thêm ít muối vào nước sôi để uống.
Cũng do nàng mới mới về nhà chồng nên chưa phát sinh vấn đề ‘Đẻ trứng’, chỉ cần nàng làm tốt việc trong nhà, Hà thị cũng không thể nói được gì.
Về phần Hà thị tự dưng đi đập phá, nàng coi như không thấy hoặc là mặc kệ, hoặc nữa là tỏ thái độ thực lòng nhận sai.
Hà thị không có cách nào trị được nàng, đều là một quyền đánh vào vải bông, không khi dễ được nhị con dâu này. Thời gian dài sau, Hà thị không đi gây phiền toái với Lâm Thanh Uyển nữa, chẳng khác nào tự mình tìm tức giận, huống chi còn phải để ý tới cảm thụ của nhị nhi tử.
Tuy rằng Hà thị này là người ưa nháo loạn không phân rõ phải trái, nhưng vẫn biết lão nhị rất yêu thương cái nàng dâu hồ ly tinh này. Ngươi có thể nói hắn, nói như thế nào hắn cũng không lên tiếng, nhưng ngươi nói vợ hắn không phải, có mấy lần Hà thị nói Lâm Thanh Uyển thì lập tức nhìn thấy bộ mặt tức giận đùng đùng của nhị nhi tử.
Không phải Hà thị đã thông suốt biết đau lòng cho con trai đâu. Mà là bà biết tiền thu vào trong nhà này còn phải dựa vào Dương Thiết Trụ, bà mà chọc giận hắn, lúc sai hắn lên núi hắn hất đầu mặc kệ lập tức quay người rời đi.
Cho nên Hà thị vẫn phải rộng lượng với Lâm Thanh Uyển, rất nhiều việc đành phải mắt nhắm mắt mở, còn đối với Diêu thị thì hung ác vẫn nguyên hung ác.
Nếu không tại sao người ta nói, địa vị của nữ nhân ở cổ đại dựa vào người nam nhân của họ. Nam nhân không thua kém sẽ được người ta chú ý nhiều hơn, đạo lý này không chỉ phổ biến ở trong nhà mà cả bên ngoài xã hội nữa.
Mà tính tình hai người Lâm Thanh Uyển và Diêu thị đều ôn nhu, làm người khoan dung ôn hòa, không dễ dàng phát sinh mâu thuẫn. Thời gian dài ở chung với nhau cũng dần có tình cảm.
Về phần Vương thị, Lâm Thanh Uyển ở lâu mới biết thì ra ả cũng là một cực phẩm.
Mới đầu nàng chỉ cho rằng Vương thị là lười biếng mà thôi, Hà thị sai ả làm gì đó toàn chối đẩy, sắc mặt luôn âm dương quái khí, nhất là lúc nàng và Diêu thị giúp nhau làm việc.
Càng về sau mới thấy Vương thị thật làm người ta chán ghét.
Ngày thường đến lượt Vương thị nấu cơm, ả không phải gọi Diêu thị hỗ trợ thì chính là gọi nàng hỗ trợ. Mới đầu nàng còn chưa rõ ràng lắm Vương thị làm người thế nào, nghĩ rằng đại tẩu bận việc nhờ nàng thì nàng giúp thôi, không nói thêm gì cả.
Nhưng sau này mỗi lần tới lượt Vương thị làm việc nhà, ả lại gọi người tới hỗ trợ, không phải nhờ sai người giúp ả cho lợn ăn thì chính là sai người giúp ả cho gà ăn, hoặc là sai ngươi giúp ả hái rau trong vườn hay tưới nước bón phân gì đó.
Nếu như ả thật sự bận việc gì đó thì người ta còn có thể lý giải. Nhưng có mấy lần Vương thị nhờ Lâm Thanh Uyển, Lâm Thanh Uyển toàn thấy Vương thị chạy đi ngủ, nàng lập tức thấy ghê tởm hơn cả cảnh nuốt phải ruồi bọ.
Sau đó Vương thị gọi nàng hỗ trợ nàng không thèm đi giúp nữa.
Lần này làm Vương thị mất hứng, nhìn thấy nàng liền âm dương quái khí. Nói nàng bất kính trưởng bối, tẩu tử gọi nàng tới hỗ trợ thế nhưng lại từ chối, nói nàng được chiều chuộng sinh hư không ai sai được nàng…
Lâm Thanh Uyển không phải là cái bánh bao mềm mặc cho người nặn. Mỗi lần Vương thị dùng lời châm chích, nàng hoặc là mặc kệ ả, hoặc chính là châm chích lại.
Hai người tranh cãi vài lần, dần dần sau đấy trừ khi là việc tất yếu còn lại là không ai nói chuyện với ai cả.
… … … …
Trong nháy mắt trời đã vào thu, người Dương gia cũng bận rộn lên, bởi vì trong ruộng có rất nhiều thứ cần phải thu gặt.
Thôn Lạc Hạp này thuộc về phương Bắc, khí hậu rét lạnh, hoa màu trồng một năm một loại. Cho nên, mùa thu cũng là mùa thôn dân mười dặm tám thôn quanh núi Lạc Hạp bận rộn nhất.
Đối với hoa màu trên ruộng, Lâm Thanh Uyển từ đời trước đến đời này đều không quen thuộc, cũng không phân biệt được ở Đại Hi triều này nơi nào trồng được cái gì nơi nào không trồng được cái gì. Nàng chỉ biết thôn Lạc Hạp này trồng lúa mì, cao lương, hạt kê, bắp ngô. Cải dầu cũng trồng một ít, nhưng nhà nơi này trồng rất ít, chỉ trồng để ép dầu cho nhà mình dùng đủ một năm là thôi.
Nơi này không trồng lúa, có lẽ do đất đai không thích hợp, cũng có rất ít nhà ăn cơm. Nếu như muốn ăn cũng được thôi, trấn trên tiệm gạo có bán đấy, chẳng qua là đắt hơn so với lương thực khác một chút.
Món ăn chính ở nơi này chính là hạt cao lương, thử thước ( tiểu mễ), hạt kê thước (cùng loại với hạt kê nhưng lớn hơn một chút, được gọi là hạt kê vàng), còn có bột ngô. Về phần lúa mì thì nơi này được trồng rất nhiều, nhưng lại thuộc lương thực tinh, gia đình nông dân không nỡ ăn, đều là trồng để bán lấy tiền.
Dương gia thu gặt lúa mì trước, đợi thu gặt lúa mì xong thì thu hoạch cao lương, đậu phộng, thục thử, bắp ngô, hạt kê và các loại khác.
Đến lúc thu hoạch vụ thu, già trẻ trong Dương gia đều xuất động, trừ bỏ Hà thị và Dương Nhị Muội ở nhà nấu cơm thuận tiện trông mấy đứa nhỏ, bao gồm cả hai đứa trên dưới mười tuổi nhà đại phòng kia đều đi ra đồng hỗ trợ.
Đương nhiên còn có một ngoại lệ, đó chính là Dương Học Chương.
Tuy rằng là lúc thu hoạch vụ thu, học viện có cho các học sinh nghỉ về nhà giúp thu hoạch. Nhưng Dương Học Chương lại không phải xuống ruộng, một là bởi vì Hà thị luyến tiếc, một nguyên nhân khác chính là mỗi lần thu hoạch vụ thu qua đi sẽ bắt đầu có cuộc thi huyện thử, Dương Học Chương phải ôn tập công khóa.
Lâm Thanh Uyển đích thực không biết cầm liềm gặt lúa, cho nên nhiệm vụ của nàng chính là bó ngọn và gốc lúa cho tốt sau đó chuyển đến xe bò. Còn có thêm việc nữa là đi nhặt những bông lúa bị rơi lúc gặt.
Nắng gắt cuối thu tàn sát khắp đất trời, nhưng những nông dân đang thu gặt kia dù có bị nắng chiếu cháy da cũng không dám than mặt trời dữ dằn.
Bởi vì nắng gắt như vậy thì càng tốt cho việc phơi lương thực gặt về. Đổ mưa mới là không tốt, bởi vì một khi đổ mưa sẽ làm ướt lương thực, lương thực sẽ mọc mầm không thể ăn được nữa.
Lâm Thanh Uyển trên đầu đội mũ rơm, trên người bọc kín mít, ngay cả mặt cũng dùng vải quấn lại, chỉ hở hai con mắt. Trẻ nhỏ và nữ nhân xuống ruộng toàn mặc trang phục như vậy, bởi vì mặt trời quá gay gắt không chỉ làm đen da mà còn có thể bị cảm nữa.
Mấy nam nhân Dương gia đều bị nắng chiếu bóc da, Lâm Thanh Uyển nhìn thấy trên người Dương Thiết Trụ có chỗ bị rộp da. Thế này mới chỉ là bắt đầu thu hoạch vụ thu, thật không biết thu hoạch vụ thu xong sẽ là bộ dáng gì đây.
Lâm Thanh Uyển cõng cái sọt, cong lưng nhặt bông lúa dưới ruộng.
Bởi vì thu gặt lúa mì đều là thu hoạch từng lũng một, cắt từ đầu tới đuôi, có đôi khi không tránh khỏi sẽ bị rơi vãi xuống ruộng. Nhiệm vụ của nàng và Vương thị chính là đi theo những người gặt lúa phía trước nhặt những bông lúa rơi này, Diêu thị thì cầm liềm đi gặt cùng với mấy nam nhân.
Lâm Thanh Uyển trên tay đeo một đôi bao tay giản dị chính mình làm nhặt bông lúa, tích đủ tay cầm lại vất vào giỏ trên lưng. Vương thị nhặt bên cạnh nàng cách đó không xa.
Vương thị vừa nhặt vừa lau mồ hôi, chỉ chốc lát liền mệt đến cùng cực. Ả ngồi bệt luôn xuống ruộng, bất chấp có bị bẩn quần áo hay không.
“Nhị đệ muội, ngươi thật chiều chuộng nha, bọc kín thế, sợ phơi đen da à." Vương thị đã sớm kéo vải che mặt xuống, bởi vì ả thực sự nóng không chịu nổi nữa, vừa buồn chán vừa nóng, cả người thấm đẫm mồ hôi.
“Hai tên tiểu tử thúi Đại Lang Nhị Lang này chạy đi đâu rồi, lão nương các ngươi thì mệt sắp chết đây còn các ngươi thì chạy…"
Lâm Thanh Uyển không để ý tới ả, cúi đầu tiếp tục nhặt.
Nàng thật sự cũng mệt không nói nổi nữa rồi, nàng sợ nàng mà nói ra thì sức lực cũng tán hết, cũng sẽ ngồi bệt xuống bờ ruộng như Vương thị kia.
“Bao tay ngươi đeo kia vậy mà không chịu làm cho đại tẩu một đôi, thật đúng là keo kiệt." Vương thị ngồi một chỗ lấy khăn vải quạt gió, cũng mặc kệ Lâm Thanh Uyển có để ý tới ả hay không, ả vẫn nói câu được câu không.
Lâm Thanh Uyển trợn trắng mắt vẫn không để ý tới ả. Người khác có cái gì Vương thị đều đều đỏ mắt, sau đó sẽ lại bóng gió đòi lấy. Ngươi cho ả hay không thì đều bị ả chê thành dơ bẩn cả.
Mới đầu nàng còn bị Vương thị lấy đi mấy thước vải, khi đó nàng còn không biết bản tính Vương thị như thế nào. Ngươi nói xem, đại tẩu mở miệng nói đứa nhỏ trong nhà không có vải may quần áo, lại nói đám vải này nhà ngươi rất thích hợp cho mấy đứa Lang nhà ta, ngươi nói xem ngươi có thể không cho ả sao?
Được rồi, lần đầu tiên nàng cho. Lần thứ hai Vương thị lại đổi thành một cái Lang khác, nàng lại cho. Lần thứ ba ả lại tới, Lâm Thanh Uyển rốt cuộc phát hỏa, nghiêm mặt nói mình cũng không có quần áo mặc hay là đại tẩu cho nàng ít vải làm một bộ đi. Lúc ấy Vương thị tức giận bỏ đi … Nhưng là —
Nhưng là, không quá mấy ngày, Vương thị nhìn thấy nàng làm cho Dương Thiết Trụ một bộ mặc đơn giản ở nhà bằng vải thô, ả lại chạy tới hỏi nàng vải này có thừa hay không, để ả cũng làm cho Dương Thiết Xuyên một bộ…
Có lúc Lâm Thanh Uyển nghĩ, Vương thị người này có phải hay không thuộc họ con gián. Bất luận nàng cự tuyệt như thế nào, tiếp theo chỉ cần ả coi trọng ngươi thứ gì, ả sẽ lại tiếp tục mở miệng đòi hỏi ngươi như chưa từng phát sinh chuyện gì vậy…
Cho tới bây giờ Lâm Thanh Uyển mới hiểu được Vương thị là dạng người thế nào.
Dùng ngôn ngữ thông dụng đời trước của nàng mà nói, Vương thị tựa như một con cóc nhảy dưới chân của ngươi, nó không làm gì ngươi đâu, nhưng nó có thể ghê tởm chết ngươi.
Vương thị từ dưới đất bò dậy, đỡ eo, đi tới bóng cây để nước.
“Ai nha, ta khát quá, ta đi uống nước đây."
Lâm Thanh Uyển vẫn mặc kệ ả, mặc ả tự quyết định. Nàng rốt cuộc kiên trì không được, ngồi bệt xuống đất thở phì phò. Ngồi dưới nền đất nóng bỏng một hồi lâu mới đứng dậy tiếp tục đi về phía trước nhặt lúa.
Đột nhiên nhớ tới Vương thị nửa ngày không nói chuyện, nàng quay đầu nhìn lại phía bóng cây để nước, lúc này dưới bóng cây nào có bóng người nào.
Xem ra Vương thị cũng chạy. Nàng mắng thầm ả ở trong lòng một chút.
Lại nhặt thêm một hồi, Lâm Thanh Uyển thấy tay chân mình không còn cảm giác nữa rồi.
Lúc này, Diêu thị bỗng nhiên đi tới chào hỏi nàng.
“Nhị tẩu, đừng nhặt nữa, nhanh đi nghỉ ngơi một chút đi."
Lâm Thanh Uyển ngồi dậy, liếc mắt nhìn qua thấy các nam nhân đều đang trở về. Lúc này nàng mới thở phào nhẹ nhõm, đứng vững người đang định bước đi thì thấy một trận choáng váng mắt hoa.
Đột nhiên được người ôm cả người lẫn gùi dậy, Lâm Thanh Uyển nhìn qua một hồi lâu mới biết người ôm nàng là Dương Thiết Trụ.
“Nàng dâu, nàng không sao chứ, có phải do mệt quá không?"
Dương Thiết Trụ mới mặc kệ người khác có nhìn hay không, hắn chỉ biết vợ hắn đứng không nổi nữa, nhanh chóng ôm nàng tới bóng cây.
Lâm Thanh Uyển cũng không có khí lực mà giãy dụa, cứ để Dương Thiết Trụ ôm nàng tới dưới bóng cây.
“Ta không sao, chỉ là cúi lưng lâu quá nên hoa mắt chóng mặt chút thôi."
“Vậy thì tốt rồi, nhanh uống hớp nước đi." Dương Thiết Trụ cầm một bát nước đưa qua.
Lâm Thanh Uyển nhìn người nam nhân mặt xanh đen, còn cái miệng nữa, bèn đẩy bát nước lại.
“Chàng uống trước."
Nàng tháo khăn che mặt xuống, lấy ra tấm khăn lau mồ hôi cho mình. Hiện cả người nàng ướt nhẹp toàn mồ hôi, tựa hồ quần áo bên trong đều dính hết vào người.
Lau xong cho mình lại lau cho Dương Thiết Trụ. Thực ra thì mồ hôi trên mặt của Dương Thiết Trụ không nhiều, bởi vì phơi nắng nhiều mà làm da biến thành đen hết còn rộp trắng lên.
Lâm Thanh Uyển biết đó là biểu hiện của muối trong cơ thể bốc hơi hết, nàng quyết định ngày mai đi ra đồng thì phải bỏ thêm ít muối vào nước sôi để uống.
Tác giả :
Giả Diện Đích Thịnh Yến