Đàn Hương Hình
Chương 42
Vào những năm Ung Chính, một quái kiệt có tên Thường Mậu đến vùng Đông Bắc Cao Mật ta. Ông không vợ con, một mình một bóng, chỉ mỗi con mèo đen làm bạn. Thường Mậu là thợ hàn nồi, gánh đồ nghề trên vai, ngày ngày đi khắp hang cùng ngỏ hẽm, hàn vá nồi niêu xoong chảo. Ông tay nghề khá, con người đứng đắn, được mọi người quí mến. Tình cờ một bận dự đám tang người bạn. Đứng trước mộ bạn, nhớ lại lúc sinh thời bạn đối xử rất tốt với mình, thương xót bạn nên tâm tình phát động, ông vừa kể vừa khóc, giọng kể mượt mà, tiếng khóc có tình, khiến thân nhân người chết quên cả khóc, những người đưa đám thôi ồn ào. Ai nấy lẳng lặng mà nghe, xúc động sâu sắc. Không ai ngờ một ông thợ hàn nồi mà có giọng hay đến thế!
Đây là thời kỳ trang nghiêm trong lịch sử Miêu Xoang. Những lời than van xuất phát từ tấm lòng trung thực, lời hát tang của Thường Mậu như cây trúc xanh mọc trên tầm cao, hơn hẳn cảnh gào khóc, tỉ tê của các bà các cô, hay tiếng khóc hờ của cánh đàn ông. Nó vỗ về an ủi những người đang đau xót vì mất người thân. Nó đem lại sự thưởng thức cho những người ngoài cuộc. Nó là sự cải cách tang lễ truyền thống chỉ kêu với khóc, mở ra một nghi thức mới về tang lễ trong con mắt mọi người, chẳng khác các tín đồ đạo Phật nhìn thấy quầng thiên hoa trên đầu đức Phật nơi cực lạc; y như người ta sau khi tắm gội rũ sạch bụi trần, uống bìng trà nóng, mồ hôi toát ra từ lỗ chân lông. Vậy là một truyền mười, ai cũng biết ông thợ Thường Mậu không những tay nghề cự phách, mà giọng hát thì hay như chuông đồng, mà trí nhớ thì thấy gì nhớ nấy, mà ăn nói thì xuất khẩu thành chương. Dần dà, những gia đình có người chết đều mời ông đến dự đám tang, nhờ ông hát trước mộ an ủi linh hồn người chết, xoa dịu nỗi đau người sống. Thoạt đầu, ông thoái thác, hát cho người quá cố mà mình không quen thì chẳng ra làm sao. nhưng lần một lần hai không đi còn được, lần thứ ba thì khó mà từ chối. Lưu Huyền Đức mời Khổng Minh chẳng phải ba lần đến lều cỏ đấy sao? huống hồ là người trong thôn xóm, tắt lửa tối đèn, lần ngược trăm năm vẫn là thân thích họ hàng, không nể người sống thì nể người đã chết. Người chết dữ như hổ, hổ chết hiền như cừu. Người đã chết cao sang, người còn sống ti tiện. Vậy là đi, một lần hai lần ba lần, lần nào cũng được coi như thượng khách, đón tiếp nồng nhiệt. Cây sợ tưới nước tiểu vào rễ cái, người sợ tưới rượu thịt vào tâm can. Một anh thợ hàn mà được trọng vọng nhường ấy, cảm kích vô cùng, tất nhiên phục vụ bất kể sống chết. Dao càng mài càng sắc, nghề càng luyện càng tinh. Nghệ thuật của ông được nâng cao đến mấy tầm. Để có những khúc hát mới lạ, ông tôn Mã Đại Quan tiên sinh được coi là có học nhất trong thôn làm thầy, thường xuyên kể chuyện xưa và nay cho ông nghe. Sáng nào ông cũng lên mặt đê luyện giọng.
Lúc đầu, chỉ các hộ bình thường mời Thường Mậu hát tang, khi đã tiếng lành đồn xa, các đại gia bắt đầu mời ông. Những năm tháng ấy, đám tang nào có ông dự, cầm bằng ngày hội ở Cao Mật. Người ta dìu già dắt trẻ, mấy chục dặm đường cũng đến nghe. Đám nào không có ông, thì dù hào hoa đến mấy, sang trọng đến mấy, cờ phướn rợp trời, rượu thịt la liệt, người dự vẫn lèo tèo.
Rồi đến một ngày, Thường Mậu quẳng gánh đồ nghề, trở thành đại sư hát tang chuyên nghiệp.
Nghe nói ở phủ Khổng có người người chuyên khóc tang, giọng tốt, đều là nữ. Nhưng họ đóng giả làm thân nhân người chết mà khóc, kêu trời kêu đất, ai oán não nùng. Kiểu khóc tang của họ khác hoàn toàn hát tang của Thường Mậu. Vì sao sư phụ phải so sánh hát tang của miếu Khổng vớ hát tang của tổ sư chúng ta? vì rằng, cách đây mấy chục năm có người xuyên tạc, rằng tổ sư của chúng ta nghe theo lời khuyên của một vị khóc tang ở miếu Khổng, chuyển sang kiếm ăn bằng nghề hát tang. Sư phụ đã từng đến khảo sát ở miếu Khổng, ở đó hiện vẫn còn một số phụ nữ làm nghề khóc tang. Họ chỉ thuộc lòng một số câu chữ, nào trời ơi, nào đất hỡi, hoàn toàn không giống hát tang của tổ sư trước linh cữu của người đã khuất. So sánh tổ sư với họ, chẳng khác đem trời so với đất, đem phượng hoàng so với gà rừng!
Tổ sư chúng ta hoàn toàn ngẫu hứng mà diễn xướng trước vong linh người chết, câu chữ là căn cứ vào hành trạng lúc sinh thời mà đặt. Người có biệt tài xuất khẩu thành chương, đặt câu ghép vần, vừa giản dị dễ hiểu, vừa tao nhã hào hoa. Lời hát tang của ông thực ra là lời điếu. Nâng tầm lên nhằm thỏa mãn tâm lý người nghe, ông không chỉ tán dương hành trạng người đã khuất, mà còn thêm vào đấy nội dung về thế thái nhân tình. Đó chính là Miêu Xoang của chúng ta.
Kể đến đây, tui thấy quan huyện hình như nghiêng đầu lắng nghe với một thái độ trân trọng. Thích nghe thì nghe, ông nghe cũng tốt thôi. anh không hiểu Miêu Xoang thì không hiểu con người Cao Mật. Anh không hiểu lịch sử Miêu Xoang, thì không lý giải nổi tâm linh người dân Cao Mật! Tui cố ý nói to, dù họng tui rát như chèm lửa, đầu lưỡi nhức nhối.
Như trên đã nói, tổ sư nuôi một con mèo. Nó là con linh miêu, cũng như con ngựa của Quan Công là ngựa xích thố. Tổ sư rất yêu con mèo, con mèo cũng rất yêu tổ sư. Ông đi đến đâu, con mèo đi theo tới đó. Khi ông hát trước mộ, con mèo ngồi trước mặt ông lắng nghe. Hát đến chỗ bi thảm, con mèo cũng cất tiếng kêu ai oán phụ họa. Giọng ông thì gầm trời có một, giọng con mèo thì cũng không thể có hai. Quan hệ giữa người với mèo khăng khít đến vậy, nên người ta gọi ông là Thường – Mèo. Cho đến bây giờ, vẫn có câu cửa miệng: “Nghe ông lớn thuyết giáo, không bằng nghe mèo của Thường Mậu kêu" - Uùt Sơn tiếp lời, ý tứ sâu xa.
Về sau, con mèo chết, có mấy cách giải thích: có người nói, con mèo chết già; có người nói, một kép hát ghen tị tài hoa của tổ sư, đầu độc chết con mèo; có người nói, một phụ nữ đập chết mèo vì chị ta yêu tổ sư nhưng tổ sư không lấy chị ta. Dù sao thì con mèo đã chết. Mèo chết, tổ sư đứt từng khúc ruột, ôm xác con mèo khóc ba ngày ba đêm, không chỉ có khóc, mà vừa khóc vừa hát, hát khóc cho đến khi mắt đổ máu tươi!
Nỗi đau ghê gớm rồi cũng qua, tổ sư lấy lông thú làm hai chiếc áo. Chiếc nhỏ là bộ lông con mèo rừng, ngày thường ông đội trên đầu, hai tai bểnh lên, cái đuôi buông thõng cùng với bím tóc của ông. Chiếc to được may bằng mười mấy bộ da mèo như đại lễ phục, dưới mông là chiếc đuôi to tướng. Sau này ông mặc chiếc áo ấy mỗi khi đi hát tang.
Sau khi con mèo chết, phong cách diễn xướng của ông thay đổi hẳn. Trước kia nội dung còn có những đoạn vui tươi nhí nhảnh, sau kho mèo chết, toàn bộ là làn thảm, đau thương từ đầu chí cuối. Trình thức cũng thay đổi, xen vào lời ca là tiếng mèo kêu với đủ loại giọng hoặc uyển chuyển hoặc đau thương hoặc thê thảm để chuyển làn. Trình thức này được bảo lưu cho đến bây giờ, coi đó là đặc trưng nổi bật của Miêu Xoang.
“M… eo, m… eo, m… eo" Uùt Sơn buột miệng đệm tiếng mèo kêu trong khi tui kể, chan chứa cảm hoài!
Sau khi mèo chết, tổ sư bắt chước mèo trong dáng đi, giọng nói, hình như hồn con mèo đã nhập vào ông, ông với mèo là một. Ngay cả mắt ông cũng biến đổi: ban ngày lim dim, ban đêm lóe sáng. Sau đó tổ sư mất, đồn rằng trước khi mất ông biến thành một con mèo khổng lồ, hai vai mọc đôi cánh, húc vỡ cửa sổ, rơi trên ngọn cây lớn trong sân, rồi từ ngọn cây bay thẳng lên cung trăng. Tổ sư chết rồi, chấm dứt luôn cuộc mưu sinh bằng hát tang, nhưng làn điệu du dương của nó, tiếng ca não lòng của nó còn vương vấn mãi trong lòng chúng ta cho đến tận bây giờ.
Khoảng những năm giữa Gia Khánh và Đạo Quang, trên địa bàn Cao Mật có một gánh hát nhỏ của một gia đình mô phỏng làn điệu của tổ sư, biểu diễn có tính thường xuyên. Đó là một cặp vợ chồng, một đứa con. Chồng hát vợ đệm, đứa con đội lốt mèo, xen vào từng tiếng mi-ao khi bố mẹ hát. Đôi khi họ cũng hát tang – chú ý, thời kỳ này không “khóc tang" mà “hát tang" – cho một số nhà giàu, nhưng phần lớn là hát ở chợ. Vợ chồng vào vai, vừa hát vừa làm điệu bộ, đứa con cầm rá đi vòng quanh thu tiền. Các tiết mục quá nửa là trích đoạn, nào la “Lan Thủy Liên bán nước", nào “Mã quả phụ khóc mồ", nào “Chị ba Vương nhớ chồng"… Thực ra, biểu diễn kiểu này là để kiếm cơm. Miêu Xoang ta với nghề ăn mày có duyên với nhau, hát là để kiếm cơm, nếu không, chúng ta đã không thành thầy trò.
- Thầy nói đúng quá! – Uùt Sơn nói.
Hình thức biểu diễn như đã nói ở trên duy trì đến mấy chục năm. Miêu Xoang khi đó chưa có nhạc đệm, chưa có vở diễn chính thức, là kịch mà chưa phải là kịch. Ngàoi một nhà một hộ như trên đã kể, còn có một số con em nông dân lúc nông nhàn ngồi bện giày cỏ trong buồng, hoặc nằm khểnh trên giường gõ phèng la của người bán kẹo, gõ sênh của người bán đậu phụ, tự biên tự diễn, hát cho mình nghe, nhằm vơi đi nỗi cô đơn hoặc đau khổ. Phèng la và sênh là bộ gõ đầu tiên của dàn nhạc Miêu Xoang.
Hồi đó, sư phụ còn trẻ, nhanh nhẹn tháo vát, không phải tự khoe, giọng sư phụ hay nhất trong mười tám thôn vùng Đông Bắc Cao Mật. Người ta tụ tập tại một nơi để hát, dần dà có tên có tuổi. Lúc đầu người trong thôn đến nghe, về sau, cả người thôn khác cũng đến nghe. Người đông, giường, buồng chứa không hết, phải chuyển ra sân hoặc bãi trục lúa. Trên giường và trong buồng thì ngồi mà hát. Ra sân hoặc trên bãi trục lúa thì không chỉ ngồi mà còn phải đứng làm điệu bộ. Làm điệu bộ thì quần áo thường không hợp, phải có trang phục. Mặc trang phục vào thì mặt không để tự nhiên mà phải hóa trang. Hóa trang rồi thì một phèng la, một sênh gõ không đủ, mà phải có dàn nhạc. Khi ấy, số gánh hát từ nơi khác đến Cao Mật biểu diễn, có “lư hí" (ngồi trên lừa mà hát) từ Lỗ Nam đến; “Lưu Xoang" (giọng từ cung bậc cao đổ xuống thấp, y như người trượt dốc) từ Giao Đông tới; lại còn có gánh “Gà Trống" (Cuối câu hát có tiếng nấc cụt như gà trống gáy) từ vùng giáp giới giữa Sơn Đông và Hà Nam… Những gánh hát này đều có dàn nhạc đệm, đại để có hồ cầm, sáo, sô na, kèn bầu. Cùng nghề nên họ đưa dàn nhạc đến đệm cho ta hát Miêu Xoang, tăng hiệu quả diễn xuất lên rất nhiều. Nhưng sư phụ là con người hiếu thắng, không thích dùng những thứ có sẵn. Khi ấy, kịch của ta đã có tên là Miêu Xoang, muốn khác người thì phải bám vào chữ “miêu" mà suy ngẫm. Do vậy ta phát minh ra miêu hồ. Sau khi có miêu hồ, kịch hát Miêu Xoang trụ vững.
So sánh miêu hồ của ta với hồ cầm khác, một là to, hai là nó có bốn dây hai đường mã vĩ, khi kéo tiếng đôi làn điệu kép, nghe lịm người! Bầu của hồ cầm bịt bằng da rắn, miêu cầm của ta bịt bằng da mèo thuộc. Hồ cầm chỉ tấu được một số làn điệu thông thường, miêu cầm của ta có thể nhái tiếng mèo kêu chó cắn, lừa kêu ngựa hí, trẻ con khóc cô gái cười vui, gà trống gáy gà mái cục tác đẻ trứng… thiên hạ có tiếng gì, miêu cầm ta nhại được tiếng ấy. Có miêu hồ, Miêu Xoang lập tức thành danh, tiếng lành đồn xa, các gánh hát tỉnh ngoài không còn địa bàn Cao Mật để biểu diễn.
Sau miêu hồ, sư phụ lại phát minh miêu cổ, loại trống cơm bịt bằng da mèo, vẽ trên mặt trống hơn chục khuôn mặt của mèo, có mặt vui, mặt giận, mặt gian, mặt trung, mặt tình, mặt oán, mặt hận, mặt xấu… Có thể nói như thế này: không có Tôn Bính thì không có Miêu Xoang như bây giờ.
- Sư phụ nói phải! – Uùt Sơn nói.
Tất nhiên, tui không phải tổ sư Miêu Xoang. Tổ sư Miêu Xoang vẫn là Thường Mậu. Bảo rằng Miêu Xoang là một cây đại thụ, thì Thường Mậu là rễ cái của cây.
- Hiền đệ, hơn chục năm trước đây, ta dạy hiền đệ hai vở nào nhỉ?
- “Hồng môn yến" - Uùt Sơn nói khẽ – “Truy bắt Hàn Tín".
- Ơø, mấy vở đó là ta đánh cắp trong kịch chủng của thiên hạ. Như hiền đệ đã biết, để học lỏm, ta đã từng đi theo hơn một chục gánh hát làm tạp dịch, sắm vai phụ, từng xuống Giang Nam, ra Sơn Tây, qua Trường Giang, vào Lưỡng Quảng. Không có loại kịch nghệ nào mà sư phụ không biết hát, không có vai diễn nào mà sư phụ không thể đóng. Như một con ong, sư phụ lấy phấn của trăm hoa, luyện thành mật Miêu Xoang.
- Sư phụ, người là bậc kỳ tài!
- Ta ao ước đến cháy bỏng, là một ngày nào đó, ta sẽ trình diễn Miêu Xoang ở Bắc Kinh để Hoàng thượng Hoàng Thái Hậu xem. Ta sẽ đưa Miêu Xoang lên tầm quốc hí. Miêu Xoang trở thành quốc hí thì không sợ mai một ở nam bắc Trường Giang. Tiếc là chí ta chưa đạt thì có kẻ gian ác vặt hết râu của ta. Râu là cái uy của ta, là cái gan của ta, là linh hồn của Miêu Xoang! Ta mất râu như mèo mất ria, như gà sống mất lông đuôi, như tuấn mã bị cắt trụi lông, bờm. Đồ đệ ơi, sư phụ không còn cách nào khác, đành mở một quán trà, rau cháo qua ngày… Rõ là tráng chí chưa thành, thân đã bại! Anh hùng đau lắm, lệ tràn mi.
Kể đến đây, tui thấy tri huyện Cao Mật run bần bật, thấy Uùt Sơn nước mắt lưng tròng.
- Đồ đệ, vở Miêu Xoang ruột của ta là “Thường Miêu khóc tang", đây là một vở hoành tráng của sư phụ. Nó cũng là vở mở màn cho mùa diễn hàng năm. Vở này là diễn tốt, đảm bảo thuận lợi cho cả mùa; diễn không tốt, chắc chắn sẽ sinh chuyện. Chú em quê Đông Bắc ta, đã xem vở diễn này bao lần rồu?
- Đồ đệ không nhớ rõ, cũng phải mấy chục lần.
- Chú có thấy lần biểu diễn nào giống như lần diễn nào không?
- Không ạ, mỗi lần xem đều thấy mới hoàn toàn – Uùt Sơn thấy người lâng lâng – Đệ tử còn nhớ có lần xem “Thường Miêu khóc tang" của sư phụ, khi ấy đệ tử còn là một đứa trẻ, đội trên đầu tấm da mèo. Nghe sư phụ hát, chim sẻ rớt từ trên cây xuống đất. Hấp dẫn nhất chưa phải là lời ca của sư phụ, mà là nhại tiếng mèo của cậu thanh niên, không tiếng nào giống tiếng nào. Diễn đến nửa chừng thì người lớn trẻ con phát điên. Tụi con len lỏi giữa đám đông, nhại tiếng mèo kêu, mi-ao mi-ao mi-ao. Góc sân có ba cây đại thụ, bọn con tranh nhau trèo lên. con có biết trèo cây đâu, vậy mà trèo thoăn thoắt đúng là đã hóa thành mèo! Trên cây có rất nhiều mèo thật, không hiểu chúng trèo lên từ khi nào. Chúng gào thi cùng bọn trẻ, mi-ao mi-ao mi-ao, trên dưới sân khấu, trên trời dưới đất, đâu đâu cũng vang lên tiếng mèo. Đàn ông đàn bà người già người trẻ mèo thật mèo giả quyện vào nhau, cuốn lấy nhau, thân hình lắ clư, có những động tác mà lúc bình thường không thể làm nổi. Cuối cùng, ai nấy mồ hôi ướt đầm, nước mắt nước mũi giàn giụa, chân tay mỏi rời ngã lăn ra đất, hồn bay đi chỉ còn cái xác. Mèo trẻ con trên cây từng đứa rớt xuống như hòn đá, mèo thật như có mạng giữa hai chân, bay xuống như chồn bay. Con nhớ nhất là âm “mi-ao" kết thúc câu hát cuối cùng của sư phụ, vút lên cao, còn mọi người thì thả hồn theo tiếng hát lên tận chín tầng mây!
- Đồ đệ, chú có thể chủ diễn “Thường Miêu khóc tang" được rồi!
- Chưa được đâu, sư phụ! Nếu như được diễn cùng sư phụ, con xin sắm vai mèo!
Tui nhìn đắm đuối con người ưu tú của vùng Đông Bắc Cao Mật, nói:
- Con thân yêu, chúng ta đang diễn vở ruột thứ hai của kịch Miêu Xoang. Vở này có tên “Đàn hương hình".
Căn cứ vào qui định của các triều đại để lại, họ đưa bọn tui lên sảnh lớn, đem đến cho bọn tui bốn dĩa thức ăn, một hồ rượu, một xếp bánh tráng, một dúm hành. Bốn đĩa thức ăn, một đĩa là thịt lợn quay, một đĩa thịt gà rán, một đĩa cá, một đĩa thịt bò luộc chấm tương. Bánh tráng to hơn nắp vung, hành mọng nước, rượu hâm nóng hôi hổi. Tui cùng đồ đệ Uùt Sơn, đối mặt cả cười, một Tôn Bính thật, một Tôn Bính rởm, nâng bát rượu lên, cụng bát đánh cốp, ngửa cổ uống ực. Rượu hâm ấm bụng, nước mắt ướt nhòe, giang hồ nghĩa khí, khảng khái cương cường! Nhìn lên đài thượng, dắt tay cùng lên; hóa thành cầu vồng, bay lên trời xanh. Rồi tui ngồi ăn ngốn ngấu, răng đau nuốt chửng, sống gửi thác về, tâm thần bình ổn. Một vở kịch lớn, long trọng mở màn.
Xe tù ra đường phố lớn, hai bên người đông nghịt. Điều mà người biểu diễn mong nhất, là tinh thần thái độ người xem. Phút bi tráng nhất của cuộc đời là lúc lên xe tù ra pháp trường. Tôn Bính tui ba mươi năm diễn trò, chỉ hôm nay mới có phút giây lừng lẫy.
Tui trông thấy lưỡi lê sáng ngời nhấp nhô phía trước, chóp đỏ chóp xanh lấp lóa đằng sau, ánh mắt bà con dàn hai bên phố. Tui trông thấy bao nhiêu hương thân râu phơ phất, bao nhiêu phụ nữ lệ chảy tràn, bao nhiêu em nhỏ miệng há hốc, nước bọt trào ra chảy ướt cằm. Bỗng tui trông thấy Mi Nương lẩn trong đám phụ nữ, lòng đau như cắt, nước mắt rưng rưng. Nam nhi thà chết không rơi lệ, anh hùng biết giấu nỗi đoạn trường.
Xe tù lăn bánh trên đường đá, nắng rọi đầu tù chợt ngứa ran. Thanh la dẫn đường phèng phèng, tháng Tám gió thu nhè nhẹ. Ngẩng nhìn thăm thẳm trời xanh, nỗi lòng tê tái. Nhìn mây trắng trời xanh, chợt nhớ mây in dòng Mã Tang. Chợt nhớ nước sông trong vắt, đem về đãi khách bốn phương. Nhớ Đào Hồng, nhớ hai con, bầm tím ruột gan thù giặc Đức. Chúng làm đường sắt, phá tan tành vùng Đông Bắc! Chạm nỗi đau, bật lên tiếng hát:
Tiền hô hậu ủng oai phong khiếp! Ta mặc long bào, đội kim quan, đai ngọc ngang lưng, dáng đi đường bệ. Bớ phường cẩu trệ đứa nào dám cản bước chân ta…
Lời ca vừa dứt, hàng vạn người hai bên đường ồ lên tán thưởng. Đồ đệ Uùt Sơn của tui chớp thời cơ đệm các loại tiếng mèo, mi-ao mi-ao mi-ao, khiến giọng ca của tui càng mượt.
Ngắm trời cao gió thu vàng lồng lộng, nhìn đất dày cây cỏ xanh rờn, ta đây vốn anh kiệt hóa thân, dựng cờ nghĩa thay trời hành động, cứu Trung Hoa kiếp nạn trầm luân.
Không cho giặc dựng xong đường sắt!
… Vừa ăn xong gan rồng óc phượng, vừa uống xong ngọc dịch quỳnh tương…
mi-ao mi-ao mi-ao!
Đồ đệ khá lắm, đệm đúng nhịp.
Tui nhìn thấy bà con nước mắt chan hòa. Bắt đầu từ trẻ con cùng Uùt Sơn nhại tiếng mèo kêu, rồi đến người lớn, hàng vạn tiếng kêu quyện làm một, như tập trung ở đây toàn bộ thế giới của loài mèo!
Trong tiếng ca Miêu Xoang cao vút tầng mây, trong tiếng mèo ran ran mặt đất, tui trông thấy Viên Thế Khải và Caclôt mặt vàng bệch, lũ quan quân hoảng loạn như gặp địch! Được một lần biểu diễn như thế này trong đời, tui có chết cũng đáng!
Thôi thôi thôi, bà con chớ phiền phiền não não… Bọn gian tặc mở mắt mà trông, đệ tử ta phất cờ nổi dậy, phá tan hoang đường sắt Giao Đông! Ta chết không ân hận, lửa cháy lên rồi, ta những chờ mong!…
Mi-ao mi-ao mi-ao!
Meo meo meo!
Đây là thời kỳ trang nghiêm trong lịch sử Miêu Xoang. Những lời than van xuất phát từ tấm lòng trung thực, lời hát tang của Thường Mậu như cây trúc xanh mọc trên tầm cao, hơn hẳn cảnh gào khóc, tỉ tê của các bà các cô, hay tiếng khóc hờ của cánh đàn ông. Nó vỗ về an ủi những người đang đau xót vì mất người thân. Nó đem lại sự thưởng thức cho những người ngoài cuộc. Nó là sự cải cách tang lễ truyền thống chỉ kêu với khóc, mở ra một nghi thức mới về tang lễ trong con mắt mọi người, chẳng khác các tín đồ đạo Phật nhìn thấy quầng thiên hoa trên đầu đức Phật nơi cực lạc; y như người ta sau khi tắm gội rũ sạch bụi trần, uống bìng trà nóng, mồ hôi toát ra từ lỗ chân lông. Vậy là một truyền mười, ai cũng biết ông thợ Thường Mậu không những tay nghề cự phách, mà giọng hát thì hay như chuông đồng, mà trí nhớ thì thấy gì nhớ nấy, mà ăn nói thì xuất khẩu thành chương. Dần dà, những gia đình có người chết đều mời ông đến dự đám tang, nhờ ông hát trước mộ an ủi linh hồn người chết, xoa dịu nỗi đau người sống. Thoạt đầu, ông thoái thác, hát cho người quá cố mà mình không quen thì chẳng ra làm sao. nhưng lần một lần hai không đi còn được, lần thứ ba thì khó mà từ chối. Lưu Huyền Đức mời Khổng Minh chẳng phải ba lần đến lều cỏ đấy sao? huống hồ là người trong thôn xóm, tắt lửa tối đèn, lần ngược trăm năm vẫn là thân thích họ hàng, không nể người sống thì nể người đã chết. Người chết dữ như hổ, hổ chết hiền như cừu. Người đã chết cao sang, người còn sống ti tiện. Vậy là đi, một lần hai lần ba lần, lần nào cũng được coi như thượng khách, đón tiếp nồng nhiệt. Cây sợ tưới nước tiểu vào rễ cái, người sợ tưới rượu thịt vào tâm can. Một anh thợ hàn mà được trọng vọng nhường ấy, cảm kích vô cùng, tất nhiên phục vụ bất kể sống chết. Dao càng mài càng sắc, nghề càng luyện càng tinh. Nghệ thuật của ông được nâng cao đến mấy tầm. Để có những khúc hát mới lạ, ông tôn Mã Đại Quan tiên sinh được coi là có học nhất trong thôn làm thầy, thường xuyên kể chuyện xưa và nay cho ông nghe. Sáng nào ông cũng lên mặt đê luyện giọng.
Lúc đầu, chỉ các hộ bình thường mời Thường Mậu hát tang, khi đã tiếng lành đồn xa, các đại gia bắt đầu mời ông. Những năm tháng ấy, đám tang nào có ông dự, cầm bằng ngày hội ở Cao Mật. Người ta dìu già dắt trẻ, mấy chục dặm đường cũng đến nghe. Đám nào không có ông, thì dù hào hoa đến mấy, sang trọng đến mấy, cờ phướn rợp trời, rượu thịt la liệt, người dự vẫn lèo tèo.
Rồi đến một ngày, Thường Mậu quẳng gánh đồ nghề, trở thành đại sư hát tang chuyên nghiệp.
Nghe nói ở phủ Khổng có người người chuyên khóc tang, giọng tốt, đều là nữ. Nhưng họ đóng giả làm thân nhân người chết mà khóc, kêu trời kêu đất, ai oán não nùng. Kiểu khóc tang của họ khác hoàn toàn hát tang của Thường Mậu. Vì sao sư phụ phải so sánh hát tang của miếu Khổng vớ hát tang của tổ sư chúng ta? vì rằng, cách đây mấy chục năm có người xuyên tạc, rằng tổ sư của chúng ta nghe theo lời khuyên của một vị khóc tang ở miếu Khổng, chuyển sang kiếm ăn bằng nghề hát tang. Sư phụ đã từng đến khảo sát ở miếu Khổng, ở đó hiện vẫn còn một số phụ nữ làm nghề khóc tang. Họ chỉ thuộc lòng một số câu chữ, nào trời ơi, nào đất hỡi, hoàn toàn không giống hát tang của tổ sư trước linh cữu của người đã khuất. So sánh tổ sư với họ, chẳng khác đem trời so với đất, đem phượng hoàng so với gà rừng!
Tổ sư chúng ta hoàn toàn ngẫu hứng mà diễn xướng trước vong linh người chết, câu chữ là căn cứ vào hành trạng lúc sinh thời mà đặt. Người có biệt tài xuất khẩu thành chương, đặt câu ghép vần, vừa giản dị dễ hiểu, vừa tao nhã hào hoa. Lời hát tang của ông thực ra là lời điếu. Nâng tầm lên nhằm thỏa mãn tâm lý người nghe, ông không chỉ tán dương hành trạng người đã khuất, mà còn thêm vào đấy nội dung về thế thái nhân tình. Đó chính là Miêu Xoang của chúng ta.
Kể đến đây, tui thấy quan huyện hình như nghiêng đầu lắng nghe với một thái độ trân trọng. Thích nghe thì nghe, ông nghe cũng tốt thôi. anh không hiểu Miêu Xoang thì không hiểu con người Cao Mật. Anh không hiểu lịch sử Miêu Xoang, thì không lý giải nổi tâm linh người dân Cao Mật! Tui cố ý nói to, dù họng tui rát như chèm lửa, đầu lưỡi nhức nhối.
Như trên đã nói, tổ sư nuôi một con mèo. Nó là con linh miêu, cũng như con ngựa của Quan Công là ngựa xích thố. Tổ sư rất yêu con mèo, con mèo cũng rất yêu tổ sư. Ông đi đến đâu, con mèo đi theo tới đó. Khi ông hát trước mộ, con mèo ngồi trước mặt ông lắng nghe. Hát đến chỗ bi thảm, con mèo cũng cất tiếng kêu ai oán phụ họa. Giọng ông thì gầm trời có một, giọng con mèo thì cũng không thể có hai. Quan hệ giữa người với mèo khăng khít đến vậy, nên người ta gọi ông là Thường – Mèo. Cho đến bây giờ, vẫn có câu cửa miệng: “Nghe ông lớn thuyết giáo, không bằng nghe mèo của Thường Mậu kêu" - Uùt Sơn tiếp lời, ý tứ sâu xa.
Về sau, con mèo chết, có mấy cách giải thích: có người nói, con mèo chết già; có người nói, một kép hát ghen tị tài hoa của tổ sư, đầu độc chết con mèo; có người nói, một phụ nữ đập chết mèo vì chị ta yêu tổ sư nhưng tổ sư không lấy chị ta. Dù sao thì con mèo đã chết. Mèo chết, tổ sư đứt từng khúc ruột, ôm xác con mèo khóc ba ngày ba đêm, không chỉ có khóc, mà vừa khóc vừa hát, hát khóc cho đến khi mắt đổ máu tươi!
Nỗi đau ghê gớm rồi cũng qua, tổ sư lấy lông thú làm hai chiếc áo. Chiếc nhỏ là bộ lông con mèo rừng, ngày thường ông đội trên đầu, hai tai bểnh lên, cái đuôi buông thõng cùng với bím tóc của ông. Chiếc to được may bằng mười mấy bộ da mèo như đại lễ phục, dưới mông là chiếc đuôi to tướng. Sau này ông mặc chiếc áo ấy mỗi khi đi hát tang.
Sau khi con mèo chết, phong cách diễn xướng của ông thay đổi hẳn. Trước kia nội dung còn có những đoạn vui tươi nhí nhảnh, sau kho mèo chết, toàn bộ là làn thảm, đau thương từ đầu chí cuối. Trình thức cũng thay đổi, xen vào lời ca là tiếng mèo kêu với đủ loại giọng hoặc uyển chuyển hoặc đau thương hoặc thê thảm để chuyển làn. Trình thức này được bảo lưu cho đến bây giờ, coi đó là đặc trưng nổi bật của Miêu Xoang.
“M… eo, m… eo, m… eo" Uùt Sơn buột miệng đệm tiếng mèo kêu trong khi tui kể, chan chứa cảm hoài!
Sau khi mèo chết, tổ sư bắt chước mèo trong dáng đi, giọng nói, hình như hồn con mèo đã nhập vào ông, ông với mèo là một. Ngay cả mắt ông cũng biến đổi: ban ngày lim dim, ban đêm lóe sáng. Sau đó tổ sư mất, đồn rằng trước khi mất ông biến thành một con mèo khổng lồ, hai vai mọc đôi cánh, húc vỡ cửa sổ, rơi trên ngọn cây lớn trong sân, rồi từ ngọn cây bay thẳng lên cung trăng. Tổ sư chết rồi, chấm dứt luôn cuộc mưu sinh bằng hát tang, nhưng làn điệu du dương của nó, tiếng ca não lòng của nó còn vương vấn mãi trong lòng chúng ta cho đến tận bây giờ.
Khoảng những năm giữa Gia Khánh và Đạo Quang, trên địa bàn Cao Mật có một gánh hát nhỏ của một gia đình mô phỏng làn điệu của tổ sư, biểu diễn có tính thường xuyên. Đó là một cặp vợ chồng, một đứa con. Chồng hát vợ đệm, đứa con đội lốt mèo, xen vào từng tiếng mi-ao khi bố mẹ hát. Đôi khi họ cũng hát tang – chú ý, thời kỳ này không “khóc tang" mà “hát tang" – cho một số nhà giàu, nhưng phần lớn là hát ở chợ. Vợ chồng vào vai, vừa hát vừa làm điệu bộ, đứa con cầm rá đi vòng quanh thu tiền. Các tiết mục quá nửa là trích đoạn, nào la “Lan Thủy Liên bán nước", nào “Mã quả phụ khóc mồ", nào “Chị ba Vương nhớ chồng"… Thực ra, biểu diễn kiểu này là để kiếm cơm. Miêu Xoang ta với nghề ăn mày có duyên với nhau, hát là để kiếm cơm, nếu không, chúng ta đã không thành thầy trò.
- Thầy nói đúng quá! – Uùt Sơn nói.
Hình thức biểu diễn như đã nói ở trên duy trì đến mấy chục năm. Miêu Xoang khi đó chưa có nhạc đệm, chưa có vở diễn chính thức, là kịch mà chưa phải là kịch. Ngàoi một nhà một hộ như trên đã kể, còn có một số con em nông dân lúc nông nhàn ngồi bện giày cỏ trong buồng, hoặc nằm khểnh trên giường gõ phèng la của người bán kẹo, gõ sênh của người bán đậu phụ, tự biên tự diễn, hát cho mình nghe, nhằm vơi đi nỗi cô đơn hoặc đau khổ. Phèng la và sênh là bộ gõ đầu tiên của dàn nhạc Miêu Xoang.
Hồi đó, sư phụ còn trẻ, nhanh nhẹn tháo vát, không phải tự khoe, giọng sư phụ hay nhất trong mười tám thôn vùng Đông Bắc Cao Mật. Người ta tụ tập tại một nơi để hát, dần dà có tên có tuổi. Lúc đầu người trong thôn đến nghe, về sau, cả người thôn khác cũng đến nghe. Người đông, giường, buồng chứa không hết, phải chuyển ra sân hoặc bãi trục lúa. Trên giường và trong buồng thì ngồi mà hát. Ra sân hoặc trên bãi trục lúa thì không chỉ ngồi mà còn phải đứng làm điệu bộ. Làm điệu bộ thì quần áo thường không hợp, phải có trang phục. Mặc trang phục vào thì mặt không để tự nhiên mà phải hóa trang. Hóa trang rồi thì một phèng la, một sênh gõ không đủ, mà phải có dàn nhạc. Khi ấy, số gánh hát từ nơi khác đến Cao Mật biểu diễn, có “lư hí" (ngồi trên lừa mà hát) từ Lỗ Nam đến; “Lưu Xoang" (giọng từ cung bậc cao đổ xuống thấp, y như người trượt dốc) từ Giao Đông tới; lại còn có gánh “Gà Trống" (Cuối câu hát có tiếng nấc cụt như gà trống gáy) từ vùng giáp giới giữa Sơn Đông và Hà Nam… Những gánh hát này đều có dàn nhạc đệm, đại để có hồ cầm, sáo, sô na, kèn bầu. Cùng nghề nên họ đưa dàn nhạc đến đệm cho ta hát Miêu Xoang, tăng hiệu quả diễn xuất lên rất nhiều. Nhưng sư phụ là con người hiếu thắng, không thích dùng những thứ có sẵn. Khi ấy, kịch của ta đã có tên là Miêu Xoang, muốn khác người thì phải bám vào chữ “miêu" mà suy ngẫm. Do vậy ta phát minh ra miêu hồ. Sau khi có miêu hồ, kịch hát Miêu Xoang trụ vững.
So sánh miêu hồ của ta với hồ cầm khác, một là to, hai là nó có bốn dây hai đường mã vĩ, khi kéo tiếng đôi làn điệu kép, nghe lịm người! Bầu của hồ cầm bịt bằng da rắn, miêu cầm của ta bịt bằng da mèo thuộc. Hồ cầm chỉ tấu được một số làn điệu thông thường, miêu cầm của ta có thể nhái tiếng mèo kêu chó cắn, lừa kêu ngựa hí, trẻ con khóc cô gái cười vui, gà trống gáy gà mái cục tác đẻ trứng… thiên hạ có tiếng gì, miêu cầm ta nhại được tiếng ấy. Có miêu hồ, Miêu Xoang lập tức thành danh, tiếng lành đồn xa, các gánh hát tỉnh ngoài không còn địa bàn Cao Mật để biểu diễn.
Sau miêu hồ, sư phụ lại phát minh miêu cổ, loại trống cơm bịt bằng da mèo, vẽ trên mặt trống hơn chục khuôn mặt của mèo, có mặt vui, mặt giận, mặt gian, mặt trung, mặt tình, mặt oán, mặt hận, mặt xấu… Có thể nói như thế này: không có Tôn Bính thì không có Miêu Xoang như bây giờ.
- Sư phụ nói phải! – Uùt Sơn nói.
Tất nhiên, tui không phải tổ sư Miêu Xoang. Tổ sư Miêu Xoang vẫn là Thường Mậu. Bảo rằng Miêu Xoang là một cây đại thụ, thì Thường Mậu là rễ cái của cây.
- Hiền đệ, hơn chục năm trước đây, ta dạy hiền đệ hai vở nào nhỉ?
- “Hồng môn yến" - Uùt Sơn nói khẽ – “Truy bắt Hàn Tín".
- Ơø, mấy vở đó là ta đánh cắp trong kịch chủng của thiên hạ. Như hiền đệ đã biết, để học lỏm, ta đã từng đi theo hơn một chục gánh hát làm tạp dịch, sắm vai phụ, từng xuống Giang Nam, ra Sơn Tây, qua Trường Giang, vào Lưỡng Quảng. Không có loại kịch nghệ nào mà sư phụ không biết hát, không có vai diễn nào mà sư phụ không thể đóng. Như một con ong, sư phụ lấy phấn của trăm hoa, luyện thành mật Miêu Xoang.
- Sư phụ, người là bậc kỳ tài!
- Ta ao ước đến cháy bỏng, là một ngày nào đó, ta sẽ trình diễn Miêu Xoang ở Bắc Kinh để Hoàng thượng Hoàng Thái Hậu xem. Ta sẽ đưa Miêu Xoang lên tầm quốc hí. Miêu Xoang trở thành quốc hí thì không sợ mai một ở nam bắc Trường Giang. Tiếc là chí ta chưa đạt thì có kẻ gian ác vặt hết râu của ta. Râu là cái uy của ta, là cái gan của ta, là linh hồn của Miêu Xoang! Ta mất râu như mèo mất ria, như gà sống mất lông đuôi, như tuấn mã bị cắt trụi lông, bờm. Đồ đệ ơi, sư phụ không còn cách nào khác, đành mở một quán trà, rau cháo qua ngày… Rõ là tráng chí chưa thành, thân đã bại! Anh hùng đau lắm, lệ tràn mi.
Kể đến đây, tui thấy tri huyện Cao Mật run bần bật, thấy Uùt Sơn nước mắt lưng tròng.
- Đồ đệ, vở Miêu Xoang ruột của ta là “Thường Miêu khóc tang", đây là một vở hoành tráng của sư phụ. Nó cũng là vở mở màn cho mùa diễn hàng năm. Vở này là diễn tốt, đảm bảo thuận lợi cho cả mùa; diễn không tốt, chắc chắn sẽ sinh chuyện. Chú em quê Đông Bắc ta, đã xem vở diễn này bao lần rồu?
- Đồ đệ không nhớ rõ, cũng phải mấy chục lần.
- Chú có thấy lần biểu diễn nào giống như lần diễn nào không?
- Không ạ, mỗi lần xem đều thấy mới hoàn toàn – Uùt Sơn thấy người lâng lâng – Đệ tử còn nhớ có lần xem “Thường Miêu khóc tang" của sư phụ, khi ấy đệ tử còn là một đứa trẻ, đội trên đầu tấm da mèo. Nghe sư phụ hát, chim sẻ rớt từ trên cây xuống đất. Hấp dẫn nhất chưa phải là lời ca của sư phụ, mà là nhại tiếng mèo của cậu thanh niên, không tiếng nào giống tiếng nào. Diễn đến nửa chừng thì người lớn trẻ con phát điên. Tụi con len lỏi giữa đám đông, nhại tiếng mèo kêu, mi-ao mi-ao mi-ao. Góc sân có ba cây đại thụ, bọn con tranh nhau trèo lên. con có biết trèo cây đâu, vậy mà trèo thoăn thoắt đúng là đã hóa thành mèo! Trên cây có rất nhiều mèo thật, không hiểu chúng trèo lên từ khi nào. Chúng gào thi cùng bọn trẻ, mi-ao mi-ao mi-ao, trên dưới sân khấu, trên trời dưới đất, đâu đâu cũng vang lên tiếng mèo. Đàn ông đàn bà người già người trẻ mèo thật mèo giả quyện vào nhau, cuốn lấy nhau, thân hình lắ clư, có những động tác mà lúc bình thường không thể làm nổi. Cuối cùng, ai nấy mồ hôi ướt đầm, nước mắt nước mũi giàn giụa, chân tay mỏi rời ngã lăn ra đất, hồn bay đi chỉ còn cái xác. Mèo trẻ con trên cây từng đứa rớt xuống như hòn đá, mèo thật như có mạng giữa hai chân, bay xuống như chồn bay. Con nhớ nhất là âm “mi-ao" kết thúc câu hát cuối cùng của sư phụ, vút lên cao, còn mọi người thì thả hồn theo tiếng hát lên tận chín tầng mây!
- Đồ đệ, chú có thể chủ diễn “Thường Miêu khóc tang" được rồi!
- Chưa được đâu, sư phụ! Nếu như được diễn cùng sư phụ, con xin sắm vai mèo!
Tui nhìn đắm đuối con người ưu tú của vùng Đông Bắc Cao Mật, nói:
- Con thân yêu, chúng ta đang diễn vở ruột thứ hai của kịch Miêu Xoang. Vở này có tên “Đàn hương hình".
Căn cứ vào qui định của các triều đại để lại, họ đưa bọn tui lên sảnh lớn, đem đến cho bọn tui bốn dĩa thức ăn, một hồ rượu, một xếp bánh tráng, một dúm hành. Bốn đĩa thức ăn, một đĩa là thịt lợn quay, một đĩa thịt gà rán, một đĩa cá, một đĩa thịt bò luộc chấm tương. Bánh tráng to hơn nắp vung, hành mọng nước, rượu hâm nóng hôi hổi. Tui cùng đồ đệ Uùt Sơn, đối mặt cả cười, một Tôn Bính thật, một Tôn Bính rởm, nâng bát rượu lên, cụng bát đánh cốp, ngửa cổ uống ực. Rượu hâm ấm bụng, nước mắt ướt nhòe, giang hồ nghĩa khí, khảng khái cương cường! Nhìn lên đài thượng, dắt tay cùng lên; hóa thành cầu vồng, bay lên trời xanh. Rồi tui ngồi ăn ngốn ngấu, răng đau nuốt chửng, sống gửi thác về, tâm thần bình ổn. Một vở kịch lớn, long trọng mở màn.
Xe tù ra đường phố lớn, hai bên người đông nghịt. Điều mà người biểu diễn mong nhất, là tinh thần thái độ người xem. Phút bi tráng nhất của cuộc đời là lúc lên xe tù ra pháp trường. Tôn Bính tui ba mươi năm diễn trò, chỉ hôm nay mới có phút giây lừng lẫy.
Tui trông thấy lưỡi lê sáng ngời nhấp nhô phía trước, chóp đỏ chóp xanh lấp lóa đằng sau, ánh mắt bà con dàn hai bên phố. Tui trông thấy bao nhiêu hương thân râu phơ phất, bao nhiêu phụ nữ lệ chảy tràn, bao nhiêu em nhỏ miệng há hốc, nước bọt trào ra chảy ướt cằm. Bỗng tui trông thấy Mi Nương lẩn trong đám phụ nữ, lòng đau như cắt, nước mắt rưng rưng. Nam nhi thà chết không rơi lệ, anh hùng biết giấu nỗi đoạn trường.
Xe tù lăn bánh trên đường đá, nắng rọi đầu tù chợt ngứa ran. Thanh la dẫn đường phèng phèng, tháng Tám gió thu nhè nhẹ. Ngẩng nhìn thăm thẳm trời xanh, nỗi lòng tê tái. Nhìn mây trắng trời xanh, chợt nhớ mây in dòng Mã Tang. Chợt nhớ nước sông trong vắt, đem về đãi khách bốn phương. Nhớ Đào Hồng, nhớ hai con, bầm tím ruột gan thù giặc Đức. Chúng làm đường sắt, phá tan tành vùng Đông Bắc! Chạm nỗi đau, bật lên tiếng hát:
Tiền hô hậu ủng oai phong khiếp! Ta mặc long bào, đội kim quan, đai ngọc ngang lưng, dáng đi đường bệ. Bớ phường cẩu trệ đứa nào dám cản bước chân ta…
Lời ca vừa dứt, hàng vạn người hai bên đường ồ lên tán thưởng. Đồ đệ Uùt Sơn của tui chớp thời cơ đệm các loại tiếng mèo, mi-ao mi-ao mi-ao, khiến giọng ca của tui càng mượt.
Ngắm trời cao gió thu vàng lồng lộng, nhìn đất dày cây cỏ xanh rờn, ta đây vốn anh kiệt hóa thân, dựng cờ nghĩa thay trời hành động, cứu Trung Hoa kiếp nạn trầm luân.
Không cho giặc dựng xong đường sắt!
… Vừa ăn xong gan rồng óc phượng, vừa uống xong ngọc dịch quỳnh tương…
mi-ao mi-ao mi-ao!
Đồ đệ khá lắm, đệm đúng nhịp.
Tui nhìn thấy bà con nước mắt chan hòa. Bắt đầu từ trẻ con cùng Uùt Sơn nhại tiếng mèo kêu, rồi đến người lớn, hàng vạn tiếng kêu quyện làm một, như tập trung ở đây toàn bộ thế giới của loài mèo!
Trong tiếng ca Miêu Xoang cao vút tầng mây, trong tiếng mèo ran ran mặt đất, tui trông thấy Viên Thế Khải và Caclôt mặt vàng bệch, lũ quan quân hoảng loạn như gặp địch! Được một lần biểu diễn như thế này trong đời, tui có chết cũng đáng!
Thôi thôi thôi, bà con chớ phiền phiền não não… Bọn gian tặc mở mắt mà trông, đệ tử ta phất cờ nổi dậy, phá tan hoang đường sắt Giao Đông! Ta chết không ân hận, lửa cháy lên rồi, ta những chờ mong!…
Mi-ao mi-ao mi-ao!
Meo meo meo!
Tác giả :
Mạc Ngôn