Dám Kháng Chỉ? Chém!
Chương 10: Một núi không thể có hai hổ

Dám Kháng Chỉ? Chém!

Chương 10: Một núi không thể có hai hổ

Trong nhà kinh tế eo hẹp, bác Đồng lại hàng địch phản quốc, ta chỉ e ngày nào đó Phượng Triều Văn chợt tiện tay hạ thánh chỉ ban hôn, phá vỡ mộng đẹp được làm dân đen của ta, nên ta đành phải gấp rút kiếm tiền, hằng ngày vì kế sinh nhai mà bôn ba khắp đế kinh, nào ngờ lần này lại xảy ra chuyện.

Hôm kia bán hết rượu xong, ta gom tiền vào túi cẩn thận, thúc giục bốn cung nữ hầu cận về phủ, còn mình dạo phố cả buổi chiều nhưng không thu hoạch được gì, đành phải về phủ. Nhưng trên đường về, ta bị một người trẻ tuổi da đen xì, râu xồm xoàm chặn lại ở ngõ.

Ta vốn định đi đường tắt, chỗ này ít người qua lại hệt như ngõ sau của gia đình giàu sang nào vậy. Nam tử trẻ tuổi cao hơn ta một cái đầu, từng bước điềm tĩnh đi tới, ta vừa khom lưng giả vờ phủi bụi trên giày, vừa lén tìm con dao găm giấu bên trong. Lúc thiếu niên đó vươn cánh tay nhào đến, ta hành động nhanh như chớp…

Chỉ nghe thấy một tiếng thét thảm thiết quen thuộc, nam tử ôm bụng ngồi thụp xuống, luôn miệng kêu đau: “Tiểu Dật, Tiểu Dật, sao ngươi nỡ hạ thủ mạnh bạo với ta như vậy!"

Giọng nói này quen thuộc quá, song người trước mặt thật lạ lẫm, ta nhất thời không dám thừa nhận. Ta véo tai nó nhấc lên, thấy nó không hề phản kháng, lúc này ta mới thử xác nhận thân phận của nó.

“Tiểu Hoàng, ngươi ăn vận quỷ quái thế này làm gì?"

Theo kinh nghiệm nhiều năm véo tai vua bị phế truất của ta, lần này nó chắc chắn sẽ giữ tai kêu đau xin tha.

Nhưng hôm nay hai tay nó đều ôm bụng, máu chảy ra ngoài theo kẽ ngón tay, kêu đau văng vẳng bên tai, ta nhất thời không rảnh rỗi chú ý đến tai nó.

Ta nhớ lại mấy hôm trước Phượng Triều Văn sai Điền Bỉnh Thanh đến truyền khẩu dụ, tàn dư Đại Trần xuất hiện ở đế kinh, báo người trong phủ trông nom cửa nhà cẩn thận,

… Thật ra, ta và bác Đồng chính là tàn dư Đại Trần còn gì.

Tiểu Hoàng rưng rưng nước mắt ngẩng đầu lên nhìn ta, vẻ mặt lên án: “Tiểu Dật, người đúng là càng ngày càng bạo lực!"

Ta chọc vào vết thương của nó, khiến nó luôn miệng gào thảm thiết, làm ta hết sức tán đồng với nó ý kiến này.

“Ờ, tao bạo lực hơn ngày trước, có điều trông bộ dạng người hệt như ăn cướp,ta cũng đâu phải kẻ ngốc, lẽ nào đợi đến lúc trúng chiêu của ngươi à?"

Ta rất muốn đâm trăm nhát dao lên người nó, không liên quan gì đến nỗi khổ cực ba năm kia mà chỉ để đền bù cho món nợ của mẹ nó, một mạng của cha ta chẳng phải từ mẹ nó mà ra ư?

Chỉ là nếu mẹ nó không phải mẹ ruột… thì việc này cần chờ chứng thực xem sao.

Bác Đồng nhìn thấy ta dìu một nam tử trẻ tuổi từ cửa bên đi vào, lại thấy dao găm phòng thâm của ta cắm trên bụng nam tử, vô cùng hoảng sợ: “Tiểu lang cầm vũ khí hành hung người khác hả?"

Xưa nay ta không phải lương dân biết tuân theo pháp luật, bác kỳ vọng quá cao ở ta rồi!

Nga Hoàng trợn tròn đôi mắt long lanh nước, sợ hải lùi về sau: “Cô nương kéo người bị hại về nhà, chuẩn bị hủy xác xóa dấu vết ư?" Nàng ấy “á" một tiếng, ngã ngửa xuống đất, “Sau này nô tì không dám ra sân sau lén hái quả ăn nữa!"

… Cuối cùng ta đã biết nguyên nhân quả trên cây lê trong sân sau càng ngày càng ít rồi.

“Ta chuẩn bị chôn người này dưới gốc cây lên trong sân sau làm phân bón!"

Nga Hoàng run rẩy còn kinh khủng hơn Tiểu Hoàng.

Bốn cung nữ hầu cận kia trung thành trách nhiệm, thể hiện rõ phẩm đức nghề nghiệp, tiến lên trước đỡ lấy Tiểu Hoàng, nghiêm túc cam đoan với ta: “Cô nương, việc này giao cho thuộc hạ giải quyết, nhất định phải xử lý hắn sạch sẽ, không để lại một chút dấu vết!"

Chẳng lẽ phi tần trong hậu cung thường sai họ làm những chuyện kiểu này sao? Trông họ có vẻ rất thạo việc.

Ta vung cánh tay nhức mỏi, nghỉ một chút rồi ngăn họ lại: “Đưa nó vào phòng ta."

Lúc này Nga Hoàng còn run rẩy hơn ban nãy, nàng lắp bắp nhắc nhở: “Cô nương… Nếu để bệ hạ biết trong khuê phòng cô nương giấu nam nhân… Nô tì sẽ chết mà không có chỗ chôn!"

Bốn cung nữ kia cũng trở nên hung dữ, như thể ta đã cắm sừng Hoàng đế bệ hạ còn bọn họ không thế nhắm mắt làm ngơ vậy.

Tiểu Hoàng nhìn ta chằm chằm, bác Đồng nói lời thấm thía: “Tiểu lang à, thà cháu giết tiểu tử này ủ làm phân bón hoa còn an toàn hơn nhiều so với việc nuôi hắn trong phòng chứ?"

Ta thất bại trước một đống ánh mắt hoài nghi, cuối cùng hiểu rằng phải tự biện minh một câu: “Cháu chỉ trị thương cho nó thôi."

Tiểu Hoàng được giữ lại trong phủ như vậy đó, nó ở phòng bác Đồng, vết thương cũng là do bác Đồng lo liệu. Bởi họ đều chưa từng gặp mặt Hoàng đế bị phế truất của Đại Trần, vả lại năm đó lúc gặp Phượng Triều Văn, nó là quả bóng thịt béo tròn, ngũ quan khó nhận biết, ta chẳng hề sợ bị ai vạch trần sự thật.

Khi vết thương của nó đỡ hơn một chút, ta liền giấu mọi người thúc giục nó cuốn gói.

Nó bày ra vẻ mặt đáng thương, cầu xin ta: “Tiểu Dật, ta vẫn cảm thấy ăn ngon ngủ ngon khi ở bên ngươi. Xa người hơn nửa năm, ta chưa từng ngủ nổi một giấc tử tế…"

Ta tiến lên trước định chọc vào vết thương của nó, nhưng lại thấy buồn cười khi nó hít một hơi thật sâu, cố sức chịu đau. Ta nói: “Lần này người đến có chuyện gì vậy? Lẽ bào vẫn chưa mất hy vọng vào tấm binh phủ kia?"

Râu ria mọc đầy trên mặt nó, chẳng thể nhìn ra mặt nó có đỏ hay không, chỉ là ánh mắt nó lóe sáng, cuối cùng gục đầu xuống: “Ngày trước ngươi lén mang rượu từ nhà vào cung cho ta uống, hôm đó ta đã uống được loại rượu ấy ở tửu lầu… Đợi suốt mấy hôm, nhìn thấy ngươi ta không nhịn nổi liền đi theo…"

Ta ra sức chọc chọc vào vết thương của nó, nghĩ đến sắp phải giết một đống Đảng Bảo Hoàng đến nhà, ta cảm thấy đau đầu vô cùng.

Giây phút đó, ta chỉ muốn tiến cung ngay lập tức.

Hoàng đế bệ hạ, ta sai rồi! Ta không nên tự ý rời cung!

Ta xưa nay luôn giữ thái độ kính nhi viễn chi với Đảng Bảo Hoàng điên cuồng này. Bất luận họ vì danh dự hay vì phú quý, ta bày tỏ sự kính trọng từ tận đáy lòng trước tín ngưỡng cao cả dám liều mạng vì lý tưởng của họ. Nhưng ta chỉ muốn sống trong xó xỉnh của mình, lấy đó làm vui sướng mà thôi.

Ta cốc đầu Tiểu Hoàng trách mắng: “Người, làm một thủ lĩnh của phần tử cấp tiến khác hẳn với dân lành là ta, ngươi đi đường ngươi, ta đi đường ta không được sao?"

Nó ngẩng đầu nhìn thẳng ta, ánh mắt trong veo. Nửa năm không gặp, nó lớn trông vừa đen vừa cao, lại thêm râu ria đầy mặt, bộ dạng thật lạ lùng, nhưng kiểu uất ức kia chẳng thay đổi chút nào: “Ta chỉ là vô tình theo ngươi về đây, ai ngờ ngươi đâm ta một nhát."

Ta chẳng hề xấu hổ, xoa cằm hỏi ngược lại: “Lẽ nào ta đâm ngươi sâu lắm sao?"

Nó lắc đầu, “Đâm nhẹ, đâm nhẹ mà."

Ta chậm rãi rút dao găm từ trong giày ra, “Nói vậy thì ta nên đâm lại mấy nhát nhỉ?"

Nó hoảng hốt, trông có vẻ hiền lành hơn nhiều, nhưng lộ rõ sự bất bình trong ánh mắt.

Ta cầm dao găm nhẹ nhàng lướt qua lướt lại trước mặt nó, cười ngọt ngào: “Bệ hạ, trước giờ ta rất tò mò, trong cung có một lời đồn từ xưa, rằng bệ hạ không phải con ruột của Thái hậu nương nương mà là do cung nữ bên cạnh bà ta sinh hạ. Không biết chuyện này là thật hay giả?"

Vẻ u ám chợt hiện trên gương mặt nó: “Ngươi nói không sai, ta hoàn toàn không phải con ruột của Thái hậu mà là cung nữ thay y phục bên cạnh bà ta sinh hạ. Ta vừa ra đời đã bị bà ta bế đi, rồi mượn cớ hại chết mẹ ta. Hồi nhỏ bà ta chẳng bế ta bao giờ, ta luôn cảm thấy kỳ lạ, mỗi lần nhìn thấy bà ta đều sợ phát khiếp… Sau này một cung nữ trong cung bà ta bị chịu phạt trượng, trước khi chết kêu gào thốt ra chuyện này. Ta vô tình gặp phải, lúc đó mới biết sự tình."

Ta thu dao găm lại, “Ngươi đi đi, từ nay về sau đừng đến kinh thành, nơi đây không thích hợp với ngươi."

Một núi không thể có hai hổ, cho dù là Hoàng đế bị phế truất thì Phượng Triều Văn cũng sẽ không bằng lòng nhìn thấy nó.

Nó chớp chớp mắt, một tia vui vẻ hiện trên gương mặt: “Tiểu Dật, ngươi không giận ta chứ? Nếu ta không giả ngốc giả đần, để Thái hậu yên tâm nắm quyền, ba ta há có thể tha cho ta sống đến lúc trưởng thành?"

Ta vỗ vai nó lấy làm tiếc: “Ta vốn nghĩ nếu ngươi là con trai của Thái hậu, vừa hay lôi ngươi ra trả món nợ xưa, nào ngờ ngươi cũng có thù giết mẹ với bà ta. Ngươi và ta đồng bệnh tương liên, may cho ngươi đó!"

Có ân phải báo, có thù phải trả, tự tay giết kẻ thù mới đúng kiểu hiệp khách giang hồ.

Nó để lộ hàm răng trắng bóng, cười tươi như hoa, vươn cánh tay định ôm chầm lấy ta. Ta chạy về phía sau, chỉ thắng nó, hét: “Nam nữ thụ thụ bất thân!"

“Giữa ngươi và ta việc gì phải coi trọng nghi thức xã giao ấy?!" Nó bướng bỉnh vươn tay ra, giống hệt dáng vẻ hồi nhỏ chìa mặt ra đòi ôm ấp, bị ta lạnh lùng cự tuyệt.

Nhớ lại những vất vả ba năm đó, hai mắt ta lóe sáng nhìn sang nó: “Dù gì ta cũng đã nuôi ngươi ba năm, ngươi phải trả chút phí chăm sóc cho ta, hay mua một cửa hàng đi?"

Mấy ngày trước ta quan sát khắp nơi, mất hết hy vọng. Thời đại này, nghề nào vừa kiếm được tiền, vừa giữ được thể diện thì ta không đủ vốn, nghề nào kiếm được tiền nhưng không giữ được thể diện thì không phù hợp với ta, đúng là tiến thoái lưỡng nan.

Nó lục tìm một lúc, cuối cùng rút ra một tờ ngân phiếu. Ta liền giật lấy, nhìn thấy bên trên ghi năm trăm lượng bạc, ta mừng rối rít, tiến lên trước ra sức vỗ vai nó, hận không thể ôm chầm lấy: “Đúng là huynh đệ tốt, hoạn nạn có nhau!"

Lúc ta và nó đang huynh đệ thân thiết, hòa hợp hết sức trong phòng bác Đồng, bỗng nghe thấy tiếng động lớn ngoài cổng sân, giọng nói già nua của bác Đồng vang lên: “Ai đấy?"

“Bác Đồng mau mở của ra, gia đến rồi!"

Thái dương ta giật liên hồi, chỉ mong tìm được một nơi giấu Tiểu Hoàng trước, giọng nói này rõ ràng là của Điền Bỉnh Thanh.

Tiểu Hoàng nhìn ta ngơ ngác: “Lẽ nào Nhiếp chính vương…"

Nó đang nghĩ cái quái gì thế? Cha ta đã qua đời ba năm rồi mà.

Ta trợn mắt với nó, “Bảo ngươi đi sớm thì ngươi không chịu đi, người đến kia chính là Hoàng đế Đại Tề!"

Nó nhìn ta, trầm ngâm suy nghĩ. Ta giấu kỹ ngân phiếu rồi dặn nó: “Ngươi trốn trong này đừng ra ngoài, nhất định đừng ra ngoài nha…" Lại chợt nghĩ, Phượng Triều Văn tính tình đa nghi, nếu hắn biết trong phủ giấu nam nhân, ngộ nhỡ sai người kiểm tra thì… “Hay ngươi cứ ra đi, cùng ta đi đón hắn."

Cổng sân mở toang, ta và Tiểu Hoàng bước ra, nhìn thấy Hoàng đế bệ hạ mặc một bộ áo gấm dài màu xanh đen, dáng đi uy vũ tiến vào trong, Điền Bỉnh Thanh cẩn thận đứng hầu bên cạnh, xử sự đúng khuôn phép.

Phượng Triều Văn thấy ta, dường như tâm trạng khá tốt, hắn vẫy tay: “Tiểu Dật lại đây, cho nàng xem một thứ hay ho."

Bên cạnh Hoàng đế bệ hạ đâu có thứ gì tầm thường? Ta nghĩ đến cảnh túng thiếu nghèo rớt mồng tơi của mình, liền trở nên vui sướng. Hắn nhét cuộn giấy cho ta, ta nhìn tờ giấy khác hẳn ngân phiếu, lập tức mất hứng: “Chỉ là cuộn giấy mà thôi, chẳng đáng tiền."

Hắn cười cười, khích lệ ta mở ra: “Xem thử bên trên viết cái gì đã."

Ta mở ra xem, hơn nữa còn xem những mấy lần, tờ giấy này là chiếu thư phác thảo, nói rằng ta dịu dàng đoan trang, là tấm gương noi theo của nữ tử trong thiên hạ, của phi tần trong cung. Nói ngắn gọn, đây là chiếu lập Hậu.

Phượng Triều Văn nháy mắt với ta, ngầm tỏ vẻ “Nàng và trẫm đều biết, những thứ viết về nàng trong này khác xa sự thật, có điều phải dùng nó để qua mặt các trọng thần trong triều." Hắn chậm rãi bước lên trước, ra hiệu bảo ta tiến theo: “Ngày giờ cự thể nàng và trẫm thương lượng lại sau, trẫm vốn không sốt ruột, nhưng nghe nói nàng dẫn nam tử về nhà…" Mắt hắn liền quăng ánh nhìn sáng phía Tiểu Hoàng đang đứng đằng xa.

Nếu là bách tính thứ dân bình thường, lúc này nhìn thấy Phượng Triều Văn cho dù không biết thân phận của hắn cũng phải bất giác tiến lên hành lễ. Nhưng Tiểu Hoàng ngày ngày được người khác quỳ lạy thành quen, vậy nên nó không có tính tự giác trong chuyện này.

Ta vẫy tay: “An Nhị, qua đây hành lễ!"

Tiểu Hoàng ngoan ngoãn đi tới hành lễ với Phượng Triều Văn, ta chỉ vào nó cười nói: “Bệ hạ không biết đó chứ, bác Đồng tuổi đã cao, luôn cần người chăm sóc, nên thần lên phố mua một thằng nhóc về ở bên cạnh bác."

Bác Đồng than ngắn thở dài trước mặt Phượng Triều Văn: “Cũng chẳng biết là ai chăm sóc ai…"

Mồ hôi lạnh túa ra trên trán ta, dạo này bác càng nhìn ta càng thấy ngứa mắt, lúc nào cũng nghĩ cách đẩy ra khỏi cửa… Người cha có con gái trong nhà phải chăng đều mang tâm trạng gả chồng cho con càng nhanh càng tốt?

Ánh mắt Phượng Triều Văn lướt qua một lượt sắc mặt Tiểu Hoàng và ta, do dự nói: “Sao ta nghe nói, là nàng ngộ thương vị tiểu ca này, sau đó lôi về nhà định hủy xác xóa dấu vết, nhưng đã giữ lại cái mạng cho hắn trước sự khuyên nhủ của mọi người? Xem mạng người như cỏ rác không phải thói quen tốt."

… Đây là phiên bản nào vậy?

Ta tìm kiếm bóng dáng Nga Hoàng trong sân… Nha đầu này càng ngày càng khó dạy!

Nga Hoàng thu mình lại sau lưng bốn cung nữ như cột sắt kia, nhỏ tiếng tố cáo: “Vừa rồi nô tì còn nhìn thấy cô nương nói chuyện với tiểu ca này trong phòng bác Đồng nữa cơ, nếu không phải bệ hạ đến thì…"

Ta ghét nhất là cái lũ gián điệp gì đó!

Hoàng đế bệ hạ quay đầu căn dặn Điền Bỉnh Thạnh: “Tối nay ngươi mang tiểu tử này vào cung tịnh thân, đợi vết thương khỏi hẳn hẵng trả hắn về cho bác Đồng sai bảo."

“Không… Không được đâu… Bệ hạ…"

Ta kéo tay áo Phượng Triều Văn, trong lòng gào thét: Bệ hạ đã cướp giang sơn của người ta còn muốn khiến người ta tuyệt tử tuyệt tôn, có phải độc ác quá rồi không?

Hoàng đế bệ hạ cười híp mắt nắm lấy tay ta kín đáo vuốt ve, gương mặt ấm áp: “Nói xem, tại sao không chịu đưa An Nhị vào cung tịnh thân?"

Ta ngửa cổ, mặt đỏ bừng. Bị hắn kéo tay sờ sờ mó mó giữa nơi đông người, đặc biệt là trước mặt Tiểu Hoàng, tuy da mặt ta dày, nhưng vẫn cảm thấy lúng túng xấu hổ, nhỏ tiếng kháng nghị: “An Nhị là nô bộc của nhà thần, tương là hắn còn phải thành thân sinh con…"

“Hắn thành thân sinh con liên quan gì đến nàng?"

Hoàng đế bệ hạ ung dung ngắm ta, thưởng thức ta bối rối hai má đỏ bừng.

“Tương lại hắn thành thân sinh con, đó đều là con dân Đại Tề, phải nộp chút thuế khóa cho quốc gia, đóng góp một phần sức lực cho ngân khố đang trống rỗng. Thần làm thế chẳng phải vì muốn tốt cho bệ hạ đó sao?"

Tiểu Hoàng ở đằng xa từ sau lúc hành lễ thì cứ đứng đó, Hoàng đế bệ hạ lại liếc nhìn mấy cái, quăng một quả pháo bên tai ta: “Ta cảm thấy tiểu tử này lai lịch bất mình. Nàng còn xin xỏ nữa, ta chắc chắn sẽ nghĩ rằng bọn nàng là bạn cũ." Hắn tiện thể thổi nhẹ một cái vào trong tai ta.

Ta giật nảy mình, suýt thì buột miệng nói thật. Nửa thân người đã bị hắn ghì sát vào lòng, mồ hôi lạnh trên lưng ròng ròng chảy, nhìn qua bờ vai hắn, ta thấy Tiểu Hoàng cách đó không xa đang nghiến chặt môi, gân xanh trên trán như sắp nổ tung…

Đứa trẻ này không muốn sống nữa chắc?!

Tiểu Hoàng để trần cánh tay, cầm xẻng thu dọn đống phân tích trữ trong chuồng ngựa đã lâu lắm rồi chưa ai động vào. Mồ hôi chảy theo tấm lưng nhẵn mịn thành mấy khe suối nhỏ, chảy xuống thắt lưng liền bị đai quần vải bông ngăn lại, lộ ra vết ẩm tối màu.

Nga Hoàng túm cánh tay ta, lắc mấy cái: “Cô nương, nô tì ở đây trông coi là được rồi, cô nương nghỉ ngơi chút đi."

Từ sau khi ta kiên quyết từ chối đưa thằng nhỏ An Nhị mà nhà ta mới mua vào cung tịnh thân, Hoàng đế bệ hạ không hề có ý kiến khác, tinh mơ ngày hôm sau cửa nhà ta như thể sắp bị Thái giám truyền chỉ đạp vỡ.

Nội dung chiếu chỉ giống hệt với chiếu thư Phượng Triều Văn từng cho ta xem truớc đó một ngày, chỉ là hôm nay nó được viết trên lụa vàng gấm vóc, có ngọc tỉ đóng dấu, long trọng hết sức.

Hoàng đế bệ hạ nóng lòng quá rồi đấy!

Ngoài ta thà chết không chịu khuất phục và Tiểu Hoàng mặt mày phẫn nộ ra, những người còn lại đều tươi như hoa. Bác Đồng hai mắt ngấn lệ, xúc động nói: “Lão gia luôn lo lắng tiểu lang không gả đi được. Mặc dù bây giờ điều kiện của con rể chỉ là tàm tạm, bởi có sự khác biệt quá lớn so với tiêu chuẩn chọn rể trước sau như một của lão gia, nhưng coi như đã gả nổi tiểu lang rồi. Bác chết cũng có thể an tâm gặp lão gia nơi chín suối…"

Bác Đồng, thiếu nữ nơi đế kinh mót gả chồng mà nghe được câu này của bác chắc sẽ tan nát trái tim cả một lượt đó!

Nga Hoàng rõ ràng không đồng ý lắm với quan điểm của bác Đồng: “Bác Đồng, các nhà quyền quý trong kinh thành đánh nhau vỡ đầu chỉ vì để con gái nhà mình được lên ngôi vị Hoàng hậu, bác nói vậy là đại bất kinh!"

Thái giám truyền chỉ chúc mừng xong liền nghiêng mình nhường đường, đội thị vệ phía sau lập tức bảo mọi người xem thế là đủ rồi. Sau đó đám cung nhân mang vật ngự ban xếp vào chật kín sân nhà ta, trâm phượng châu ngọc, mũ miện nữ trang, đông chu mã não… Ta vùi đầu vào đống khay châu báu xem xét hồi lâu, tính toán rõ ràng gia sản một lượt, trước ánh nhìn chăm chú cùng bầu không khí lắng đọng quanh sân, ta bình tĩnh vung tay xua đám người này rời khỏi.

Đối diện với đống tặng phẩm ngự ban hậu hĩnh như vậy, thật ra ta cảm thấy… chẳng cần thiết phải “thà chết không chịu khuất phục" đâu!

Tiểu Hoàng tỏ ra hết sức kinh ngạc bởi ta thay đổi thái độ quá nhanh, xác nhận năm lần bảy lượt: “Hắn không ép ngươi, không uy hiếp ngươi đấy chứ? Thật sự không chứ?"

Từ hôm sau khi Phượng Triều Văn rời khỏi, ta đã nghe câu này không dưới hai mươi lần.

Ta nghĩ chắc tại nó rảnh rỗi không có việc gì làm.

Nhân lúc Nga Hoàng cùng bốn cung nữ thu dọn đồ đạc ngự ban, ta dẫn Tiểu Hoàng đi loanh quanh trong phủ, tiện thể giao cho nó chút việc cần làm ngày hôm nay.

Ví dụ như rất lâu rồi chưa ai dọn chuồng ngựa, dọn nhà vệ sinh sân sau…

Nga Hoàng không thể lý giải tâm trạng vui sướng nảy sinh một cách tự nhiên từ trong ra ngoài của ta khi sai bảo Tiểu Hoàng. Ta thì ghét nàng ấy cứ luẩn quẩn quanh ta gọi “Nương nương… nương nương" không ngừng, gọi đến nỗi đầu ta đau nhức, đành sai nàng ra sân trước.

Tiểu Hoàng mất hai canh giờ dọn dẹp chuồng ngựa, hai canh giờ dọn dẹp nhà vệ sinh, trong khoảng thời gian đó mắc ói mấy lần. Xong xuôi, nó nhoài người vục mặt vào ang nước lớn ở sân sau uống no bụng nước, ngẩng đầu nhìn hai đống củi nhô cao như núi, mặt liền trắng bệch.

Nó nằm bò trên mặt đất, nhất định không chịu đứng dậy, lẩm bẩm nửa ngày trời mới mở miệng chỉ trích ta: “Ngươi lấy việc công trả thù riêng!"

Ta cười tít mắt gật đầu thừa nhận: “Thật ra từ khi biết ngươi giả ngốc bỡn cợt ta, ta đã mong chờ ngày này rất lâu rồi, chỉ là chưa có cơ hội mà thôi. Nay người tự dẫn xác đến, ông trời đúng là có mắt."

Nó ngước đôi mắt to long lanh nước, lên án nhìn ta: “Ngươi hối hận năm xưa dẫn theo ta chạy trốn đúng không?"

Ta đá nó hai cái: “Đừng có giả chết, mau dậy làm việc!"

Nó lảo đảo bò dậy, nhặt rìu lên đi chẻ củi, chẻ được mấy cái liền quăng xuống đất, hai mắt đỏ hoe gào lên với ta: “Ngày trước ta ngốc nghếch, ngươi chẳng bao giờ bắt nạt ta. Cuộc sống đúng là vô vị, thà ta làm thằng ngốc còn sướng hơn!"

Nó lại còn khóc lóc rên rỉ ngồi xuống đất ăn vạ…

Ta cẩn thận tiến đến ngồi xổm trước mặt nó, nhìn thấy từng hạt nước theo khóe mắt nó lăn xuống, ta đành dịu dàng an ủi: “Lớn từng này rồi, làm tí việc cũng khóc sướt mướt, nói ra không sợ mất mặt à? Chẳng qua ta hơi nhớ những ngày tháng vất vả suốt ba năm lưu vong của chúng ta nên bảo ngươi làm việc để hồi tưởng lại chút đắng cay ngọt bùi khi xưa ấy mà…"

Nhìn nó khóc lúc này dường như vẫn là đứa ngốc trước kia, cảm xúc bộc lộ ra bên ngoài tự nhiên chẳng buồn che đây, ta chợt mềm lòng…

Mềm lòng thì cứ việc mềm lòng, còn vấn đề nguyên tắc không thể nhượng bộ. Ta nhét rìu vào tay, vỗ vỗ vai nó: “Cố chịu đi, tối nay làm mấy cái đùi gà cho ngươi ăn nhé?"

Tâm trạng nó bỗng ảm đạm: “Sau khi rời xa ngươi, ta chẳng ăn được miếng đùi gà nào…"

Đây là lần đầu tiên từ khi đến đây nó nhắc đến chuyện sau khi rời xa ta. Song ta chẳng hứng thú với những chuyện đó. Hồi ta quen biết nó, nó là đứa trẻ ngốc mập mạp, ta thay nó xử lí bài vở mà Thái Phó giao cho, thay nó chịu phạt, cùng ngủ trên một chiếc giường lớn, có gì ngon thì chia nhau ăn, nắm tay nó cùng nhau dần trưởng thành. Ta là thư đồng của nó, nó cũng ở bên bầu bạn với kẻ cô đơn là ta, ta và nó đã mơ về một khung cảnh phồn hoa tươi đẹp giữa cung Đại Trần.

Mộng tỉnh, nước mất nhà tan, chiến tranh lan tràn. Lúc ta nắm tay nó rời khỏi cung Đại Trần, cũng là lúc ta coi nó như người thân duy nhất còn lại của ta trên cõi đời này, một đệ đệ tương thân tương ái.

Ước nguyện ban đầu của ta chỉ là giữa loạn thế này, có thể bảo vệ cái đầu vô hại của nó không bị đem ra tế lễ cho Đại Trần đã diệt vong…

Nghe nói khi Phượng Triều Văn tiêu diệt các nước, những Hoàng đế mới tại vị vài năm hay mười mấy năm chẳng có lấy một người giữ nổi cái đầu mình.

Mấy trăm năm nay, thiên hạ đại loạn, quần hùng tranh giành, trộm cướp khắp nơi, bách tính lưu lạc. Người mang chí hướng cao vời như Yến bá bá luôn mong mỏi quân chủ hiền minh xuất hiện, kết thúc những năm tháng chiến loạn rối ren này để thiên hạ nhất thống; người hết lòng trung thành như cha ta thì dốc toàn lực bảo vệ Đại Trần ở thế bấp bênh, mặc dù biết rõ tương lại thật đáng lo ngại; người không thể tự mình quyết định như Tiểu Hoàng, đứng trên đỉnh cao quyền lực vẫn chẳng thể khống chế vận mệnh của chính mình…

Nó là con rối bị Thái hậu giật dây, là lí do để những kẻ dã tâm phất cờ khởi nghĩa, là điểm mấu chốt khiến triều đại diệt vong… Không cần nói ta cũng hiểu trong đó có bao chuyện nó đành bó tay.

Ta xoa đầu nó, bùi ngùi nhận lời: “Chỉ cần ngươi chăm chỉ làm việc, cho dù là đùi vịt đùi ngỗng, ta nhất định sẽ bảo nhà bếp chuẩn bị cho ngươi."

Nó lẩm bẩm biện bạch: “Ta đâu có tham ăn như thế…" Trước ánh mắt cười mà như không của ta, nó đỏ mặt im bặt.

Ta cảm thấy ngày trước khi ta sống tại cung Đại Trần, nó dốc hết sức chăm sóc việc ăn uống của ta, thứ gì bản thân thích ăn nó luôn để dành cho ta một phần. Bây giờ dĩ nhiên ta không thể hà khắc với nó, nếu đã hứa rồi thì phải thực hiện. Thế là ta đặc biệt dạo nhà bếp một vòng, dặn dò làm rất nhiều món ăn.

Lúc quay lại, Tiểu Hoàng vẫn ngồi trước hai đống củi lớn, ta giáo dục thằng bé lười biếng này bằng lời nói chân tình: “Cần cù là một đức tính tốt đẹp, An Nhị ngươi đã thiếu đức tính này rồi."

Nó lau xong nước mắt, thấy ta ngoài việc hứa hẹn đồ ăn ngon ra thì chẳng có động tĩnh gì, đành ngoan ngoãn ngồi chẻ củi.

Ta vui vẻ trở lại đằng trước tìm bác Đồng, khá vừa lòng về buổi giáo dục cấp tốc ngày hôm nay của mình dành cho tiểu Hoàng đế vong quốc. Thánh nhân có câu, “Trời trao ta trách nhiệm lớn lao"… Trách nhiệm lớn gì thì ta không biết, trước tiên ta cứ giúp nó tôi luyện ý chí, rèn luyện gân cốt, nhẫn nại chịu đói một lượt, đó cũng vì ta muốn tốt cho nó thôi!

Bác Đồng ngồi trong phòng, nhìn thấy ta lại đứng dậy hành lễ: “Thảo dân tham kiến Hoàng hậu nương nương!"

Ta hoảng hốt nhảy dựng lên, nhìn bác chăm chú như nhìn quái vật, sau khi nhận ra bác không bị ma quỷ nhập hồn, ta liền rơi lệ: “Nga Hoàng từ trong cung tới, thích nhất mấy lễ tiết phức tạp này, ngay cả bác Đồng cũng bắt nạt cháu… Bác còn thế này, cháu rời khỏi nhà rồi…"

Bác vội vàng dỗ dành ta: “Chẳng phải bác đang diễn tập trước một lượt đó sao, tránh sau này luống cuống, không biết hành lễ thì phiền to rồi."

Ta đong đưa tay áo rộng thùng thình của bác, ương bướng: “Ngày tháng còn chưa định, bác chê cháu phiền phức sao?"

Bác nghiêm mặt: “Ừ đấy, bác thấy cháu phiền từ lâu rồi, chỉ mong gả cháu đi cho nhanh. Cô nương nhà người ta, mười lăm mười sáu tuổi đã xuất giá, cháu thì hay rồi, tận hai mươi mốt tuổi mới có Hoàng đế bệ hạ chịu lấy." Nhưng khóe miệng bác hơi cong lên, ngay cả bộ râu cũng vểnh theo, rõ ràng đang rất vui.

Lần đầu tiên ta cảm thấy, Hoàng đế bệ hạ thật ra cũng không tồi.

Nếu để hắn biết An Nhị mà ta thu nhận và giúp đỡ chính là Hoàng đế Đại Trần vong quốc thì… Nghĩ tới cảnh đó ta đã không kìm được, lạnh buốt sống lưng, toàn thân rung rẩy, quyết định sau khi lao động cải tạo cho Tiểu Hoàng xong phải mau chóng đưa nó rời khỏi nhà.

Ta khẽ hỏi bác Đồng: “Có phải cha cháu có tấm binh phù?"

Bác Đồng ngơ ngác, hết sức nghi hoặc: “Không phải cháu đã chôn nó rồi sao?"

“Chôn rồi?" Hình dạng binh phù ra sao ta còn chẳng biết.

Bác Đồng đang hứng chịu sự đả kích quá lớn: “Tại sao tiểu lang không nhớ ra tấm binh phù nhỉ? Cái đêm trước hôm an táng lão gia, bác đã đưa cho cháu cái tráp bên trong có…"

Cái thứ hình thù quái dị ấy chính là binh phù?

Ý trời đây mà!

Ta đập ván giường, không ngừng cười vang, cười đau cả bụng, nằm bò trên giường, cười chảy nước mắt.

Bác vỗ vai ta mặt mày sợ hãi: “Tiểu lang…"

Ta nắm chặt cánh tay duy nhất còn lại của bác, vừa lau nước mắt vừa hỏi: “Bác Đồng, bác còn muốn nhìn thấy chiến tranh không?"

Bác sờ lên trán ta: “Tiểu lang bị ấm đầu hả? Đâu có ai thích chiến tranh, quãng đời còn lại bác chỉ muốn nhìn thấy cháu sinh con đẻ cái, sống bình an tới già."

Ta càng nghĩ càng buồn cười, luôn miệng đồng ý: “Nhất định nhất định rồi!"

Ta mới hứa với bác Đồng sẽ sống thật tốt, khi tỉnh lại phát hiện mình đang ở một nơi xa lạ, tay chân bị trói chặt ném lên một ván giường lớn cứng nhắc.

Dưới ánh đèn bên cạnh có tiểu đạo cô tay cầm kiếm đang ngủ gật, da dẻ trắng mịn, lông mày hơi cong, mặt mũi hiền hòa, không giống với bọn ác bá cướp của chút nào.

Ta thầm oán hận hôn lễ xa hoa phô trương của Phượng Triều Văn, khiến một An phủ nghèo rớt mùng tơi lọt vào tầm ngắm của bọn cướp, khiến ta vừa ngủ đã bị bắt đi chỗ khác.

Đạo cô vừa mở mắt liền lộ ra sát ý: “Tặc tử, cuối cùng ngươi đã tỉnh!"

Ta nghĩ thầm, đạo cô gọi như thế không đúng chút nào.

Ta khẽ mỉm cười: “Đạo trưởng gọi như vậy, An Dật thật sự không dám nhận. Ta cảm thấy “tặc tử" dùng để chỉ các hạ thì hợp hơn." Dám đi cướp bóc, không phải tặc tử mới lạ!

Nàng ta rút kiếm đặt lên cổ ta, mắt ánh lên vẻ hung ác, thì ra là một tiểu đạo cô xấu xa.

“Có tin bần đạo sẽ dùng một kiếm kết liễu cái mạng của tặc tử nhà ngươi?"

Ta lùi về phía sau: “Đạo trưởng cẩn thận, đao kiếm không có mắt. Tại hạ và đạo trưởng hình như không thù không oán. Đạo trưởng nóng giận như vậy không biết là vì lý do gì?"

Nàng ta cười một cách khinh thường: “Ngươi là tên gian tặc bán nước tư thông với địch, không những theo địch lại còn dám khua chiêng múa trống định làm Hoàng hậu của tên cẩu Hoàng đế Đại Tề! Ta nhổ vào! Đúng là làm xấu mặt Nhiếp chính vương!"

Lòng ta thất vọng khó nói thành lời, nhưng chưa đến nỗi khiến ta nản chí: “Tần Huy ở đâu, dẫn hắn đến gặp ta.

Tiểu đạo cô lại nhìn ta phỉ nhổ, khinh thường nói: “Tên húy của Bệ hạ, ngươi dám tùy tiện gọi sao?" Sau đó quay đi không thèm để ý đến ta.

Cái khó ló cái khôn, đột nhiên khiến ta nhớ đến một khả năng: Có lẽ, Tiểu Hoàng hoàn toàn không biết ta bị bắt đi

“Chỉ e Bệ hạ cũng không biết ta bị các ngươi bắt? Hoặc là các ngươi đã mất dấu Bệ hạ?"

Trên mặt tiểu đạo cô thoảng qua nét xấu hổ: “Đó là vì Bệ hạ thường cải trang vi hành… cải trang vi hành…"

Ta không nhịn nổi cười phá lên, quả nhiên Tiểu Hoàng không lừa ta.

Trưa ngày hôm sau, Tiểu Hoàng “cải trang vi hành" mặt mày xám xịt trở về.

Lúc ấy ta đã giằng co với tiểu đạo cô một ngày một đêm, cuối cùng dưới sự oanh tạc khủng bố tinh thần của ta, nàng đã đồng ý cởi trói, ta có thể tự do đi lại trong phòng.

Ta từng nhìn ra ngoài theo khe cửa, bên ngoài rừng cây rậm rạp, ngoài cửa có hai đạo sĩ đứng canh, cũng không biết là đạo sĩ thật hay giả, còn bên cạnh thì ta không trông thấy.

Tiểu đạo cô ngồi ở đầu giường, lạnh lùng nói: “Tặc tử, ngươi đừng phí sức, nơi này hoang vu lại được canh gác cẩn mật, chỉ mình ngươi không tài nào thoát được đâu."

Lúc Tiểu Hoàng đá cửa xông vào, chiếc giường lớn đã bị tiểu đạo cô chiếm mất, còn ta sau khi làm loạn chán chê mệt mỏi thì nằm ở chiếc giường nhỏ nghỉ ngơi. Đang mơ màng ngủ, chợt mở mắt nhìn: “Ngươi đã về rồi à?" Sau đó nằm xuống chuẩn bị ngủ tiếp.

Nó đi tới trước giường kéo ta dậy: “Đi theo ta!"

Tiểu đạo cô lập tức như con mèo xù lông, nhấc kiếm chạy tới: “Bệ hạ, chúng ta đã mất bao công sức bắt tên gian tặc này đến đây, sao có thể dễ dàng thả ả đi như thế được?"

Ta đã hoàn toàn tỉnh táo.

Tiểu đạo cô này quả nhiên không hiểu lễ tiết gì cả, Tiểu Hoàng cũng là Hoàng đế vong quốc, nếu như xuất hiện trước mặt Phượng Văn Triều đã sớm bị dùng gậy đánh chết rồi.

Tiểu Hoàng nắm tay ta, nắm rất chặt, lạnh lùng nhìn tiểu đạo cô. Trước ánh mắt ấy, nàng ta cũng đã quỳ xuống: “Thuộc hạ có tội!"

Nó cắn chặt môi, kéo ta đi không nói câu nào, tiểu đạo cô đứng dây đuổi theo, hai đạo sĩ ở cửa cũng đi cùng, giống như hòa thượng đang niệm kinh, miệng đồng thanh: “Bệ hạ, tuyệt đối thể thể thả nàng ta. Bệ hạ…"

Ta thừa dịp quan sát nơi này một phen. Cũng không biết là nhà của gia đình nào bỏ hoàng, qua đống kiến trúc đổ nát có thể tưởng tượng ra khung cảnh phồn hoa ngày trước. Dọc đường đi canh gác cẩn mật, nhìn thấy Tiểu Hoàng đưa ta ra ngoài, tuy không ai dám rút kiếm ngăn cản nhưng người đi theo niệm kinh ngày càng nhiều, tất cả cùng niệm một bài.

Nhìn thấy cửa Thùy Hoa[1], nhiều khả năng đã đến tiền trạch, đột nhiên bên ngoài cửa xông tới một đoàn người, đi đầu là một người cao to vạm vỡ, tóc hoa râm nhuộm đầy gió sương, nhưng vẫn còn quắc thước. Ông ta sải bước tới, có khí chất của binh tướng, khi đến trước mặt Tiểu Hoàng thì khom người hành lễ: “Vi thần tham kiếm Bệ hạ!"

[1] Cửa Thùy Hoa: Một kiểu cửa trong kiến trúc cổ Trung Quốc, bên trên cửa có mái che, có bốn trụ lửng bên trên sơn màu.

“Hoàng thúc mau đứng lên!" Tiểu Hoàng một tay nắm chặt lấy tay ta, lòng bàn tay đầy mồ hôi, nhưng trên mặt vẫn ung dung bình tĩnh, một tay còn lại đỡ ông ta dậy.

Ta liếc nhìn, ông già này quả thật có vài phần giống với Tiên đế.

Các huynh đệ của Tiên đế ta hầu như biết hết, chỉ có vị này là xa lạ. Nghĩ kĩ một lúc, ta liền nhớ đến một người: Dực Vương.

Dực Vương do một a hoàn trong Cán y cục[2] sinh ra, kế thừa vẻ đẹp của mẫu thân, có điều do xuất thân thấp kém nên trước giờ không được các huynh trưởng coi trọng. Sau khi trưởng thành ông ta được phong làm Dực Vương, vùng đất phong của ông ta nổi tiếng xơ xác nghèo đói. Trong số tất cả các vị Vương gia, chỉ có ông ta là chưa về kinh lần nào.

[2] Cán y: Nơi phụ trách giặt đồ trong cung.

Người mẹ của ông ta vì ngày đó khó sinh nên cũng đã qua đời.

Sống trong cung, xuất thân không thể chối cãi. Thời buổi loạn lạc lại không có nhà mẹ đẻ làm chỗ dựa, hậu cung Đại Trần cũng đối xử chẳng ra gì với Dực Vương, e là đã gây ra vết thương lòng cho ông ta.

Dực Vương quét mắt hổ tựa như đao sắc nhìn ta, ta thở dài: Vị Dực Vương này chẳng có chút thiện cảm nào với mình.

“Nghe nói Nhiếp chính vương chỉ có một con trai duy nhất, thật không ngờ lại là thân nữ nhi, lại còn trượng nghĩa xuất binh cứu Bệ hạ một mạng, cũng chính là cứu Đại Trần ta một mạng. Xin nhận của bản vương một lạy!" Nói xong ông định quỳ xuống.

Các cận thần phía sau của ông ấy cũng tỏ vẻ xúc động, dường như cũng muốn quỳ theo.

Ta vượt lên trước một bước thi lễ: “ Tiểu nữ lần đầu gặp mặt đã bị khí thế ngút trời của Vương gia làm kinh sợ, nghe danh Vương gia đã lâu, ngài làm như vậy tiểu nữ không dám nhận!"

Đôi mắt Dực Vương hơi trầm xuống, thấy ta cuối thấp người, ông vuốt râu khẽ cười: “Cô nương không cần đa lễ!" Sau đó ông không nhắc đến chuyện cứu vua nữa.

Nếu như lúc bấy giờ ta không biết tốt xấu, đứng đó để mặc cho Dực Vương quỳ lạy, những người khác không biết thế nào, nhưng e tiểu đạo cô nhất định sẽ một kiếm chém đứt cổ ta.

Tiểu Hoàng có ý muốn dẫn ta ra ngoài giờ cũng coi như thất bại!

Nó nắm tay ta dắt về chỗ của mình, đẹp đẽ sạch sẽ hơn nhiều so với chỗ ta bị nhốt.

Tiểu đạo cô theo sau, lải nhải: “Cô nam quả nữ, cùng chung một phòng, không sợ người khác chê trách?"

Ta quay đầu hỏi lại: “Chẳng lẽ đạo trưởng sẽ chê trách Bệ hạ?"

Khuôn mặt nàng ta bỗng đỏ bừng, gân cổ lên: “Đương nhiên là không!" Đôi mắt nàng ta như mũi khoan đâm vào người ta, đáng tiếc ta đây da mặt dày, không sứt mẻ chút nào.

Ta ôm lấy cánh tay Tiểu Hoàng cười mập mờ với đạo cô: “Bệ hạ mệt rồi, tại hạ phải đưa người vào nghỉ ngơi, đạo trưởng có đi cùng không?"

Tiểu đạo cô rút kiếm ra, một nhát chém đứt góc chiếc bàn làm từ gỗ hoa lê trong phòng, vụn gỗ bay tứ tung, đỏ mặt mắng um lên: “Đồ ong bướm lẳng lơ, ai cũng có thể lấy làm chồng! Đứng núi này trông núi nọ!" Rồi quay người đi ra ngoài.

Ta ở trong phòng cười lớn, Tiểu Hoàng kéo ta lên giường. Ta im lặng nhìn nó, nó khẽ nhắc bên tai ta: “Lại gần đây, chúng ta nói chuyện."

Thì ra từ lúc sáng sớm, phát hiện ta biến mất, trong nhà náo loạn, Nga Hoàng vào cung bẩm báo, nó thừa dịp hỗn loạn chuồn ra ngoài.

Ta lại gần nó, có chút gượng gạo, nhưng giờ ta cũng chẳng nghĩ nhiều đến vậy, ta ghé vào tai nó thì thầm: “Thật ra, ta thấy ngươi làm em vợ của Hoàng đế Đại Tề chẳng phải tốt hơn làm thủ hạ dưới trướng Dực Vương ư?"

Nó ngơ ngác nhìn ta, ánh mắt mang theo vài phần khó tin và ngốc nghếch.

Ta thở dài một tiếng: “Chẳng phải Dực Vương rất hận ta sao? Nếu ta đem binh phù giao ra, ông ta nhất định hết sức vui mừng. Nhưng ông ta không những chưa lấy được binh phù trong tay ta, còn cả đống vấn đề nan giải bất đắc dĩ ập lên đầu, ngươi không mệt mỏi ư?"

Hai mắt Tiểu Hoàng ngấn lên, bướng bỉnh quay mặt đi.

Không phải ai cũng dám nói sự thật, và cũng không phải ai cũng đồng ý tiếp nhận sự thật.

Ta xoa xoa đầu nó, trong lòng có chút thương xót không nói thành lời. Dù nó tâm cao hơn trời, nhưng từ nhỏ chỉ sống trong cung, chưa được tôi luyện.

“Nhiếp chính vương Đại Tề có con trai riêng bên ngoài, giờ mới về nhận tổ tông, lấy tên là gì cho hay?"

Nó đột ngột quay đầu: “Ngươi…"

Ta véo má nó: “Cả đời cha luôn mong muốn có một đứa con trai, sau này nếu đến Tết Thanh Minh mà ngươi không đi tảo mộ, cẩn thận ta sẽ đánh gãy chân ngươi!" Sau đó cốc đầu nó: “Ngươi cái gì mà ngươi, gọi ta là tỷ tỷ!"

Dưới sự uy hiếp vô hình của ta, cuối cùng nó cũng phải mở miệng khẽ gọi: “Tỷ tỷ…"

Ta vui vẻ nhéo má nó: “Vậy gọi đệ là An Lạc đi!"

Dực Vương trời sinh nhìn xa trông rộng, là một chính trị gia lỗi lạc, ông ta giỏi nhất là chiêu “giết gà dọa khỉ". Dưới cường độ luyện tập mạnh mẽ của ông ấy, cho dù nửa đêm canh ba có tiếng kêu thảm thiết ngoài cửa sổ, ta vẫn có thể bịt tai mà ngủ tiếp.

… Lúc này, ta rất nhớ vòng tay của Phượng Triều Văn.

Tội nghiệp cho Tiểu Hoàng tuổi nhỏ, tỉnh dậy giữa tiếng hét thảm thiết ngoài cửa sổ, mặt tái nhợt, đi tới đi lui. Người bên ngoài nghe thấy trong phòng có động tĩnh, cung kính tạ tội: “Chúng thần quấn nhiễu thánh giá, tội đáng muôn chết, xin bệ hạ thứ lỗi! Nhưng tên tặc tử phản quốc lừa vua này, Vương gia nói nhất định phải trừng phạt trước thánh giá!"

Trừng phạt gian thần bán nước trước mặt thánh giá không sai, nhưng nửa đêm canh ba bắt Hoàng thượng phải nghe thanh âm hành hạ phạm nhân thì đúng là hiểm ác khó lường! Nếu như vị vua yếu dạ, rất dễ đi đời nhà ma. May mà Tiểu Hoàng sức khỏe tốt, không có bệnh tật gì.

Tiểu Hoàng nắm chặt tay, đi đi lại lại trong phòng, trên trán nổi đầy gân xanh, giống như con thú nhỏ bị bắt. Ta đành bò từ trên giường xuống, ra sức vỗ về con thú nhỏ đang xù lông này, lôi nó đến trước cửa sổ nói: “Hiếm khi Dực Vương vất vả vì nước, đêm hôm khuya khoắt còn trừng phạt gian thần phản quốc, nếu bệ hạ thấy không yên lòng, vậy chuẩn bị đi hỏi thăm Dực Vương thôi."

Vương gia à, thật ra quấy nhiễu mộng đẹp của người khác là chuyện ai cũng có thể làm…

Tiểu Hoàng cười với ta một cách ngây ngô, lông mày giãn ra, không nắm chặt tay nữa, gân xanh trên trán cũng không còn nổi lên, cả người thoải mái trở lại.

Người bên ngoài phòng liên tục thoái thác: “Sao có thể làm phiền Thánh giá?"

… Sợ là làm nhiễu mộng đẹp của Dực Vương gia?

Tiểu Hoàng nhanh nhẹn mặc áo ngoài, phấn chấn thúc giục ta, không đợi người bên ngoài từ chối, nó đã mở cửa đi ra. Ta theo sát đằng sau, nhưng nhìn thấy một đống hỗn độn ngoài cửa phòng, kẻ bị tra tấn đang thoi thóp, bốn năm hộ vệ chìa tay đầy máu ra chuẩn bị ngăn cản Tiểu Hoàng liền bị nó đạp cho một cước lăn lông lốc. Cũng coi như bọn chúng thông minh, lợi dụng thời cơ lăn ra xa, chắc là muốn đến báo tin cho Dực Vương.

Ta và Tiểu Hoàng đến chỗ Dực Vương, nhìn thấy đèn đuốc rực rỡ, Dực Vương quần áo xộc xệch mặt còn ngái ngủ chạy đến nghênh đón. Sau căn phòng đóng kín ẩn hiện mùi son phấn… Người này cả công việc và sinh hoạt đều rất chăm chỉ!

Dực Vương mặt mày khó chịu nhìn chằm chằm Tiểu Hoàng. Nam nhân nào bị quấy rầy trong lúc này cũng không vui nổi!… Đáng tiếc Tiểu Hoàng không hiểu sự đời, đâu thấy ánh mắt giết người kia, tiến lên phía trước nắm lấy tay ông ta, như sắp rơi lệ nói: “Trẫm bất tài, liên lụy đến Vương thúc đêm hôm không được yên giấc, phải thẩm án những kẻ gian tặc kia. Trong lòng trẫm lo lắng, nên đặc biệt đến bầu bạn với Vương thúc, cùng Vương thúc chia sẻ gánh nặng."

Ta đứng sau lưng Tiểu Hoàng, thầm tán dương lời hắn nói rất chuẩn xác, khiến Dực Vương tỉnh ngủ hoàn toàn. Ta cúi đầu kính cẩn, cười đến đau bụng.

Dực Vương nửa đêm trừng phạt kẻ ác, Hoàng đế bệ hạ thấu hiểu nỗi khổ của ông, năm đêm liên tiếp đến an ủi, vua tôi hòa hợp. Ban ngày Dực Vương còn thiết yến khoản đãi “Quảng Vũ tướng quan trung dung ái quốc", ngoài ra còn sắp xếp bố trí chuyện phòng ngự. Không đến sáu, bảy ngày trên mắt vua tôi hai người đều thâm quầng, quả nhiên là vì nước vì dân, tấm lòng chân thành này quả khiến người ta khâm phục!

Lúc này Dực Vương đã thể hiện ra bộ mặt nhân ái rộng lượng của mình.

Trong bữa tiệc ông ta mặt mày ủ rũ, ca thán Đại Trần thế lực mỏng manh, những nhân sĩ yêu nước trong lúc nước nhà gặp nguy nan, phải đồng lòng tiến lên, dốc bầu nhiệt huyết vì nước nhà.

… “Thế lực mỏng manh" với “nước mất nhà tan" chắc vẫn có sự khác biệt nhỉ?

Ta gặm chân giò muối, miệng đầy dầu mỡ, không ngừng phụ họa.

Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt, giống như ta vậy, sao có thể vì chuyện nhỏ thế này mà tranh chấp với Dực Vương?

Tiểu Hoàng nhéo cánh tay ta dưới gầm bàn, mưu sĩ phía sau Dực Vương cũng không ngừng ca thán: “Quảng Vũ tướng quân không biết rồi, hiện nay trong tay Vương gia có chưa đầy hai vạn quân, không những phải bảo vệ an toàn cho Bệ hạ, mà còn phải chạy đôn chạy đáo lo đại nghiệp phục quốc, quả thật khó khăn chồng chất!"

Ta cảm thấy vừa gặm chân giò vừa làm mặt buồn không thể bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với Dực Vương được, nên đành vứt cái chân giò xuống, lau dầu mỡ trên tay, vẻ mặt trung hậu bày tỏ: “Vương gia trước giờ đều rõ, An Dật sống trong lụa là, chức vụ tướng quân chẳng qua là do gia phụ giao cho. Đối với việc bày binh bố trận đại nghiệp phục quốc, An Dật có lòng giúp ngài, nhưng lại không có sức…"

Ánh mắt Dực Vương chợt lóe lên tia sáng lạnh lùng, sau đó lại tiếp tục nhìn ta âu sầu.

…Nhìn nữa cũng vô ích, ta không phải Quan Âm cứu khổ cứu nạn.

Ta chăm chú lau đi dầu mỡ trên ngón tay, giả vờ không thấy gì hết.

Phụ tá bên cạnh ông ta híp mắt lại, nhìn ta như thể miếng thịt béo: “Tướng quân có biết, trong tay Nhiếp chính vương có một miếng binh phù? Nghe nói miếng binh phù đó có thể điều động quân đội bí mật của Đại Trần, chỉ cần có được đội quân này, lo gì không phục quốc được?"

Mọi người mất thời im lặng, tuy ta cúi đầu nhưng vẫn có thể cảm nhận được ánh mắt của mọi người đều dồn lên người mình.

Ta ngẩng đầu, nhìn Dực Vương thành khẩn: “Chuyện binh phù là có thật. Có điều… Vương gia cũng biết, lúc trước mạt tướng bại trận ở Hoàng Hà cốc, bị thái tử Đại Tề bắt được…" Sau đó nhìn mọi người bằng ánh mắt xin lỗi.

Vị phụ tá kia trí tưởng tượng phong phú, nhất thời không khống chế được cảm xúc của mình, nổi cơn tam bành mắng ta té tát: “Con nha đầu thối này, dám đem binh phù cho Thái tử nước địch, có phải đã dân quân đội bí mật cho Đại Tề rồi không? Thảo nào có thể leo lên ngôi vị Hoàng hậu! Vương gia…" Ông ta tức giận đứng đó thở phì phò, cứ như ta đã đào mộ tổ nhà ông ta lên vậy.

Thật ra ta chỉ muốn nói cho ông ta biết, đầu ta bị va đập mạnh nên không nhớ được bất cứ chuyện gì!

Dực Vương đợi ông ta trút kha khá bực dọc xong, mới bình thản quát: “Câm miệng! Quảng Vũ tướng quân là con gái của Nhiếp chính vương, hành sự đều là vì nước vì dân, sao có thể là gian thần phản quốc? Nàng làm như vậy nhất định là tương kế tựu kế…" Nói xong, sắc mặt ông ta trở nên khó coi, chắc cũng cảm thấy những lời mình nói vừa rồi cũng quá khó tin.

Cho nên ta nói, Dực Vương còn nhân ái rộng lượng chán, tuy chỉ là bề ngoài, nhưng ông ta chưa từng giải ta vào ngục, dùng hình tra tấn, mà còn thiết đãi rượu ngon canh ngọt. Ngoài việc không được tự do đi lại, tất cả những yêu cầu khác của ta đều được thỏa mãn.

Một vài lần sau đó cứ nhắc tới binh phù là Dực Vương lại thở ngắn than dài, dáng vẻ khó mà nuốt trôi cơm. Ta hơi ngại cho sự ngon miệng của mình, không muốn ngồi cùng ông ta nữa nên cũng mượn cớ cáo lui.

Tiểu Hoàng tuy thường phải ra ngoài, nhưng phần lớn thời gian đều ở trong sân luyện võ cùng tiểu đạo cô.

Tiểu đạo cô ra tay nhanh nhẹn, chưa từng nể nang, luôn mồm: “Bệ hạ, xin đắc tội!" Mỗi lần ra chiêu chế ngự Tiểu Hoàng tàn nhẫn hơn bất cứ người nào, như muốn đắc tội một cách triệt để với hắn.

Ta rất sợ Tiểu Hoàng sẽ khóc cha khóc mẹ, làm mất thể thống, nhưng phát hiện nó vẫn cắn răng chịu đựng không nói một lời. Ta xúc động nghĩ, đứa trẻ này giờ đã lớn!

Lúc nó dừng lại nghỉ ngơi, ta miễn cưỡng khuyên nó vài câu, lúc nào có thể vui thì cứ vui, liền bị nó trừng mắt, bộ mặt nghiêm túc: “Tiểu Dật, chúng ta giờ như rơi vào hang cọp, nếu đệ không cố gắng khổ luyện, e rằng chính mình còn không giữ nổi mạng, sao có thể bảo vệ tỷ?"

Ta chăm chú ngắm nghía ngũ quan sắc nét của nó, không nén được khẽ cười: “Đệ khổ luyện chắc không chỉ ngày một ngày hai? Từ sau khi bị chia cắt với tỷ trên xe tù, gặp được Dực Vương gia, chứng kiến tài trí mưu lược của ông ta, đệ đã bắt đầu khổ luyện rồi à?"

Một Dực Vương tài trí mưu lược nhưng lòng lang dạ sói, sao có thể chịu quỳ gối trước một thiếu niên vô danh?

Nó có chút tự giễu nhìn ta: “Đúng là không gì có thể qua mắt tỷ. Lúc nhỏ đệ nghĩ về mọi chuyện khó tránh khỏi khờ khạo ngây ngô." Sau đó nó vỗ vỗ vai ta: “Bây giờ đệ thấy tỷ còn ngây thơ hơn đệ gấp trăm lần."

Ta ra vẻ khiêm tốn, lắng nghe nó dạy dỗ: “Hoàng đế Đại Tề vì chuyện binh phù lập tỷ làm Hậu, nhưng hậu cung xưa ngay không dễ sống, tính tỷ lại không dễ khiến người khác yêu thích, làm sao có thể đảm bảo hắn sủng ái tỷ cả đời?"

Một kiếp người dài đằng đẵng, ta sao dám ước mơ xa vời đến thế?

Nó nói: “Chi bằng chúng ta cùng nhau trốn đi, mai danh ẩn tích sống cuộc đời của người dân bình thường? Trước kia ta không biết quý trọng tỷ, khi xa rồi, nửa đêm nằm mơ đều thấy cảnh chúng ta ẩn cư trên núi. Lúc đó đầu óc tỷ tuy có hơi mơ màng, cuộc sống có nghèo khổ, nhưng đối với ta, đó là những tháng ngày vui vẻ nhất. Không cần phải nghĩ đến sẽ có một ngày phải mất mạng, không chịu sự sắp đặt của người khác rồi sống trong cái lồng vàng ngọc, bó mình trong nhung gấm mà chẳng có ngày nào được thảnh thơi."

Hắn đã không cố chấp chuyện miếng binh phù có thể gây họa sát thân nữa rồi.

Trên đời này luôn có một con đường, lúc đầu ta đi là do bất đắc dĩ, nhưng càng đi ta càng bị phong cảnh nơi đó mê hoặc, quên mất sự hối hận lúc ban đầu.

Người ấy, ngày xưa ta vô cùng căm ghét, sau lại miễng cưỡn mặc kệ. Trải qua nhiều vướng mắc, bây giờ ta lúc nào ta cũng nhớ tới vòng tay ấm áp trong những đêm lạnh giá, vô hình chung đã nảy sinh cảm giác chẳng nỡ rời xa, không muốn buông bỏ.

Nơi này sáng tối đều rất lạnh, tường cao ngói đỏ chẳng thể che lấp núi xanh ẩn hiện bên ngoài. Nếu ta đoán không lầm, nhất định đang ở trong núi sâu ngoài kinh thành.

Khi Tiểu Hoàng đôn đáo khắp nơi tìm đường trốn, Trung Thu đã đến gần.

Ngày hôm ấy Dực Vương gặp mặt quân đội, mời ta và Tiểu Hoàng cùng đến ngắm trăng. Tiểu đạo cô theo sát Tiểu Hoàng, nhìn ta bằng ánh mắt thương xót, khiến trong lòng ta thoáng có phần đợi mong.

Trăng treo giữa trời, ta bị nhét vào một cái kiệu bốn bề canh phòng nghiêm ngặt đi khoảng hai canh giờ, xóc tới nỗi ruột gan sắp ói ra ngoài. Lúc được dìu xuống, ta nhìn thấy một nam tử bị vây quanh dưới ánh đuốc đối diện, áo bào đen bị gió thổi phần phật tung bay, mắt phượng dưới mũ quan không giấu được tà khí, kèm theo đó là sự bá đạo vương giả trời sinh. Hắn nhìn Dực Vương như nhìn xác chết. Sát khí như thể toát ra từ biển máu chiến trường ấy khiến người khác chỉ mong lập tức quỳ gối xin hàng.

Ta nhìn hắn cười nịnh nọt. Trước ánh mắt trách cứ của hắn, ta cảm thấy may mắn vạn phần khi mình đã đi theo quân địch…

Phải công nhận Dực Vương chọn chỗ này khá kín đáo, dốc cao hiểm trở, lưng kề chân núi, rừng cây rậm rạp, tiến lên có thể công kích, lùi lại có thể phòng thủ, ngộ nhỡ không địch nổi thì tháo chạy vào rừng núi, Phượng Triều Văn cũng chẳng thể làm gì.

Kỵ binh của Hoàng đế Đại Tề quân dung nghiêm chỉnh, giáp chiến đen, y phục cũng đen nốt, sắc đen như mây mù vần vũ lặng lẽ dừng lại cách ta năm mươi bước, dường như chỉ cần một động tác tay đơn giản của Phượng Triều Văn đã có thể khiếm sấm chớp bất ngờ giáng xuống… Trong bầu không khí yên lặng khiến người khác nghẹt thở, Dực Vương trêu đùa: “Nghe nói Hoàng đế Đại Tề rất sủng ái Quảng Vũ tướng quân, bản vương chỉ mới nghe đồn, hôm nay được tận mắt chứng kiến mới biết chuyện này là thật." Ánh mắt lanh lẽo của ông ta quét về phía ta mấy lần, nhưng giọng nói vẫn điềm nhiên trước sau như một.

Cũng không biết tin tức này truyền ra ngoài do uy lực của lời đồn đại trong cung hay là công lao của lũ gián điệp…

Tiểu Hoàng lén quan sát ta từ trên xuống dưới, nói thầm: “Thì ra khẩu vị của Hoàng đế Đại Tề rất đặc biệt đó nha."

Ta hơi xấu hổ: “Vương gia không biết rồi, Đại Tề là vùng đât giá buốt, nữ tử đều có vóc dáng cao lớn, khỏe mạnh phi thường. Còn người như ta đây… thực chất thuộc loại yếu đuối đứng còn chẳng vững." Lại không nén được, than thở: “Xưa nay Đế Vương sủng ái ai, chẳng quá nổi dăm ba bữa… Vương gia không cần cho là thật."

Mặc dù bịa chuyện và chơi xấu luôn là kỹ năng sở trường của ta, nhưng quả thực lần đầu tiên ta tự tâng bốc mình như vậy. Hoàng đế bệ hạ, xin lỗi người, ta không hề có ý phỉ báng người chưa từng thấy qua cảnh đời, chỉ là sống chết lấy làm trọng, giờ ta cũng không thể lo quá nhiều.

Tiểu Hoàng như chợt tỉnh ngộ, lộ vẻ thương xót với Phượng Triều Văn… Đứa trẻ này đến nay đầu óc vẫn ngây ngô lắm, nhưng hai tay ta bị trói sau lưng, không thể vung lên cốc đầu nó một cái, thực lấy làm tiếc.

Trước khi đi, Dực Vương từng nói: “Tuy Quảng Vũ tướng quân là cựu thần Đại Trần, nhưng nay đương lúc cần tướng quân hy sinh vì đất nước, xả thân vì công lý, vậy nên phải nhờ Quảng Vũ tướng quân chịu oan ức giả vờ…" Không cần ta đồng ý, tiểu đạo cô tiến lên phía trước, vài ba chiêu đã trói chặt ta lại, cầm thanh kiếm theo sát ta.

Tiểu Hoàng không cam tâm, cũng nhấc kiếm đối diện với tiểu đạo cô, khó lòng biết được nó định nhân cơ hội cắt đứng dây thừng giúp ta trốn hay muốn một kiếm kết liễu tiểu đạo cô kia.

Mấy ngày gần đây ta nghe thấy nhiều lời lẽ của Tiểu Hoàng ẩn chứa ý căm hận tiểu đạo cô, lại nhìn thấy nhiều lúc tiểu đạo cô giao đấu với nó xuống tay chẳng chút lưu tình, nhưng không ngờ hôm nay nó lại có ý định thừa dịp hỗn loạn báo thù.

Phụ tá của Dực Vương lớn tiếng kêu: “Không biết bệ hạ có mang theo binh phù của Đại Trần ta chăng?"

… Thứ đó… bây giờ vẫn đang ở trong phần mộ của cha ta cơ mà?

Ai ngờ tình huống lắt léo, phía quân Tề lập tức có người đáp: “Binh phù ở đây, Hoàng hậu nương nương đâu?"

Đầu ta vang tiếng ong ong, chỉ còn lại một ý nghĩ duy nhất: Phượng Triều Văn, người dám đào bới mộ tổ nhà ta?

Ngay sau đó, ta liền bị Tiểu Hoàng đá nhẹ một cái vào chân, bèn phẫn nộ trừng mắt nhìn nó… mộ tổ nhà ngươi bị đào lên rồi kìa!

Nó chớp chớp mắt với ta, ta định thần lại, trong lòng nguôi ngoai, không chừng binh phù này là giả…

Ta chớp chớp mắt với Tiểu Hoàng, ra hiệu đã hiểu. Lúc tiểu đạo cô lôi một bên tay ta định vượt qua đám người, nó vội đuổi theo, kéo nốt bên tay còn lại của ta, ba người đứng trước trận tiền.

Sau lưng nó có thần tử khẽ nói: “Bệ hạ, người không nên mạo hiểm."

Dực Vương gia hời hợt đáp: “Hoàng đế Đại Tề trước giờ trọng lời hứa, nếu hắn đã đồng ý dùng binh phù đổi Hoàng hậu, đương nhiên sẽ không nuốt lời, bệ hạ tuổi không còn nhỏ, cứ để bệ hạ rèn luyện."

… Thế là phía sau im bặt.

Vương gia à, thật ra ông muốn đứa trẻ này tự tìm đường chết phải không? Chiêu mượn đao giết người này của ông hay lắm!

Ta hơi nghiêng mình, nhìn thấy Tiểu Hoàn
Tác giả : Lam Ngã Thảo
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại