Đại Đường Tiểu Lang Trung
Chương 68: Bào chế dược liệu
Tả Thiếu Dương dẫn Miêu Bội Lan khỏi ngõa thị, nói với nàng:
- Thuốc ở đây không hợp nhu cầu, ta phải tự gia công mới được, muội về trước đi, ngày kia ta cùng cha ta tới Mai Thôn khám bệnh, mai không được rồi, để lâu cũng không tốt cho mắt của Nhị Tử, vậy đi, nếu như mai muội vào thành tới chỗ ta, ta đưa thuốc cho.
Miêu Bội Lan cám ơn, mang gùi về.
Tả Thiếu Dương về nhà thì thấy Đại Đậu và Đậu Hoa đang ngồi ở ngưỡng cửa chơi, tay chân lấm lem bẩn thỉu cười khanh khách vang nhà, thầm nghĩ trẻ con thời xưa sức khỏe tốt, thời hiện đại nuôi trẻ con bây giờ thiếu điều cho vào phòng vô trùng rồi, vậy mà vẫn cứ bệnh tật suốt.
Mẹ và tỷ tỷ đang ở bếp làm thức ăn, cha cùng Hầu Phổ ngồi ở đại sảnh trò chuyện, thấy còn một khoảng thời gian nữa mới ăn cơm, Tả Thiếu Dương nói:
- Cha, con muốn điều chế một loại thuốc.
Tả Quý ngớ ra, đột nhiên đi ra chợ một chuyến lại muốn điều chế thuốc:
- Thuốc gì?
- Con phát hiện ra băng sa ở ngõa thị rất thô, không thể dùng được trong số trường hợp, còn cả vài loại thuốc từ khoáng vật nữa, đều quá to, Đổng Mập nói nếu làm được thứ mịn hơn thì ông ta sẽ mua.
Hầu Phổ hứng thủ hỏi:
- Sao đệ biết cách điều chế, hiệu thuốc còn không biết mà.
Tả Quý tự động giải thích:
- Đệ đệ con từng cứu một vị linh y sắp chết đói, nên ông ấy dạy nó rất nhiều thứ.
Hầu Phổ vỗ đùi cười:
- Đại lang à, đệ thật quá tốt rồi, nghĩ mà xem, linh y đó chết đói, còn cần đệ cứu tế, thế thì ông ta có bản lĩnh gì được chứ, nếu có sao không tự kiếm tiền, tới mức chết đói như vậy. Đệ thành thật quá mức, người ta lừa ăn của đệ đấy.
Đây đúng là sơ hở trong câu chuyện của y, Hầu Phổ không thẹn là người trong nha môn, nghe cái là phát hiện ra vấn đề ngay, Tả Thiếu Dương chỉ cười cho qua, cha chấp nhận câu chuyện của y là đủ rồi.
Thuốc làm từ khoáng vật thời Đường đều dùng lửa nung, sau đó đập nát, vì thế mà hạt tương đối thô. Tới thời Tống thì phương pháp điều chế thuốc khoáng vật có cải tiến lớn, đặc biệt là tử thạch anh càng có phát triển nhảy vọt, dùng biện pháp nóng nở lạnh co sau đó tiến hành thủy phi, có được bột mịn hơn rất nhiều.
Thủy phi là một phương pháp bào chế thuốc, sau khi nghiền nát thuốc ra, cho vào bát nghiền thuốc, thêm nước sạch, nghiền thành hồ, sau đó thêm nhiều nước quấy lên, bột thô sẽ chìm xuống, đổ nước bên trên ra, tiếp tục nghiền hạt thô lắng dưới, lặp đi lặp lại, cuối cùng đem tạp chất không thể hòa trộn vào nước vứt đi. Hỗn hợp thu được đem để lắng tiếp, sau đó đung cho bay hết nước, lại nghiền tiếp, sẽ có được bột cực mịn. Vào thời nay mọi người nghe thấy quá đơn giản, nhưng phải biết rằng đó là nhờ chúng ta có kiến thức tổng hợp về các mặt khoa học cơ bản, còn thời xưa khi không có kiến thức đây là phát hiện lớn lao, nó đưa tới tiến bộ cực lớn trong lịch sử dược liệu.
Tả Thiếu Dương sau khi tốt nghiệp đại học có thời gian làm việc ở phòng thuốc ở Trung y viện, bọn họ có phòng bào chế thuốc riêng, đối với thuốc thường dùng, đều tự bào chế, như thế có thể giảm chi phí, đề cao lợi nhuận, cho dù đa phần sử dụng máy móc cơ khí, nhưng về nguyên lý cơ bản là từ truyền thống ra, cho nên y biết cách bào chế thuốc này.
Cân nhắc một hồi Tả Thiếu Dương chọn tử thạch anh, thứ thuốc khoáng thạch khó nghiền nát nhất làm đối tượng bào chế, để thử nghiệm công cụ bào chế cổ đại hiệu quả ra sao, nếu tử thạch anh còn bào chế thành bột được thì thứ khác không phải lo lắng rồi.
Y lấy một miếng tử thạch anh, cho vào nồi nấu quặng khô, nung tới khi tử thạch anh đỏ rực, sau đó đổ ngay vào dấm theo tỉ lệ một ba, làm đi làm lại tới bảy lần, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ở phòng bào chế hiện đại, y chỉ cần nung khô hai lần thôi.
Nung xong, đợi tử thạch anh khô hết mới nghiền được, cho nên trong lúc rảnh rỗi Tả Thiếu Dương bào chế bằng sa.
So ra thì đáng lẽ bào chế bằng sa phức tạp hơn, cần nhiều phụ liệu, về sau nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ liệu này không tạo ảnh hưởng rõ ràng, có thể lược bỏ, bằng sa không cứng bằng tử thạch anh nên đơn giản hơn nhiều.
Bắt tay vào chuyện thuốc men là Tả Thiếu Dương quên trời đất, quên cả mục đích dùng thuốc bán lấy tiền, đem tất cả thứ thuốc bột mà y ngứa mắt trong hiệu bào chế lại hết, trong đó phiền toái nhất là bào chế lô cam thạch, kiểm tra các công cụ thời Đường, thì thấy phương pháp tam hoàng than thời Minh thích hợp, nhưng vẫn cần cải tiến một chút. Trước tiên chuẩn bị hoàng liên, hoàng bách, hoàng cầm đun ba lần, tới khi vị đắng thật nhạt, lọc bã, cho vào nồi đun, lấy hỗn hợp nước hòa tan, lọc mấy lần, đợi khô đem dùng.
Càng làm càng quen tay, càng có cải biến mới, tuy chỉ nhỏ thôi, không phải đột phá gì song thích hợp hơn với công cụ cổ đại, làm công việc thuận lợi hơn nhiều.
Hầu Phổ tiếp chuyện Tả Quý ở ngoài, nghe tiếng gõ tiếng đập trong phòng vang lên liên hồi, biết Tả Thiếu Dương nói làm là làm, thực sự đang bào chế thuốc, đi tới gõ cửa hỏi xem có cần giúp không, Tả Thiếu Dương chưa nắm hết các yếu quyết, muốn cải biến thật hoàn thiện, nên nói không cần.
Khi trời chập tối vẫn thấy tiếng động trong phòng bào chế truyền ra, không đợi được nữa, Hồi Hương giục:
- Đệ, ra ăn cơm thôi.
Gọi tới lần thứ ba thì Tả Thiếu Dương mới tắt lửa đi ra, Hầu Phồ thấy y mướt mồ hôi, hỏi:
- Kết quả ra sao rồi?
- Đại khái là hoàn thành một nửa rồi, đang làm khô, tối còn cần nghiền nữa, kết quả cuối cùng thì mai mới biết.
Chuyện lão thần tiên kia dạy cho nhi tử mình đủ thứ kỳ quái Tả Quý đã không còn lạ nữa rồi, ông cũng không cần biết Tả Thiếu Dương làm thế nào, già rồi, học chẳng được nhiều như vậy, con mình có bản lĩnh là tốt, nên ung dung ngồi đợi kết quả, dù sao thuốc kim thạch không đắt, làm hỏng chỉ tốn công thôi chứ không sợ.
Mặt trời đã xuống núi, cơm nước cũng đặt lên bàn, Tả Quý bảo:
- Rửa mặt đi rồi ra ăn cơm.
Nói rồi đi tới trước bàn cũng, phủi sạch bụi bặm, cung kính dâng một nén hương mới vào bàn.
Những người khác cũng lần lượt đi dâng hương rồi ngồi vào cái bàn tròn nhỏ, Tả Quý ngồi ở chính vị, Hầu Phổ bên trái, Tả Thiếu Dương bên phải, sau đó là Lương thị và Hồi Hương ngồi ở vị trí xoay lưng ra cửa, đây là vị trí thấp kém nhất trong bàn rồi, quy củ này tuy về sau nhà bình thường không còn dùng nữa, nhưng ở các sự kiện trang nghiêm vẫn áp dụng, thế nên Tả Thiếu Dương không lạ gì cả. Hầu Phổ ngồi vị trí bên trái chính vị là vị trí quan trọng thứ hai, nếu ở nhà đại hộ, Tô Xán còn biết bàn tiệc chính không có chỗ cho nữ nhân.
Nhà Hầu Phổ sang chúc Tết, mang theo một miếng thịt lợn, nửa túi gạo và một bầu rượu. Lương thị lấy thịt dê tế tổ đêm ba mươi chiêu đãi nữ tế, thịt trâu và bánh Tết thì để nữ tế mang về đáp lễ. Trên bàn cơm có thịt dê và thịt lợn do Hầu Phổ mang tới, ít nhất có hai món thịt, làm ra được một món canh, một món xào, làm Đại Đậu và Đậu Hoa cứ nuốt nước bọt liên hồi. Đối với trẻ con nhà nghèo mà nói, suốt cả năm trừ năm mới ra có khi không lần nào thấy thịt nữa, cho nên chúng mới thích Tết.
Nữ tế tới chúc Tết, mang theo rượu thịt, không thể nào để nữ tế tôn tử ăn bánh bao đen với vỏ dâu được, nên Lương thị cắn răng đem nửa túi gạo ra, thêm một bát bột mì đen, nấu thành cháo bột mì. Múc cho hai đứa bé mỗi đứa một bát to, rưới nước thịt xào lên, bên trên cho hai miếng thịt to nhất, hai đứa bé reo hò ầm trời bê bát chạy ra ngưỡng cửa ngồi ăn.
Tả Thiếu Dương biết trẻ con không thích ngồi ăn với người lớn, cha y thì nhiều quy củ, nên cũng kệ, cho chúng thoải mái.
- Thuốc ở đây không hợp nhu cầu, ta phải tự gia công mới được, muội về trước đi, ngày kia ta cùng cha ta tới Mai Thôn khám bệnh, mai không được rồi, để lâu cũng không tốt cho mắt của Nhị Tử, vậy đi, nếu như mai muội vào thành tới chỗ ta, ta đưa thuốc cho.
Miêu Bội Lan cám ơn, mang gùi về.
Tả Thiếu Dương về nhà thì thấy Đại Đậu và Đậu Hoa đang ngồi ở ngưỡng cửa chơi, tay chân lấm lem bẩn thỉu cười khanh khách vang nhà, thầm nghĩ trẻ con thời xưa sức khỏe tốt, thời hiện đại nuôi trẻ con bây giờ thiếu điều cho vào phòng vô trùng rồi, vậy mà vẫn cứ bệnh tật suốt.
Mẹ và tỷ tỷ đang ở bếp làm thức ăn, cha cùng Hầu Phổ ngồi ở đại sảnh trò chuyện, thấy còn một khoảng thời gian nữa mới ăn cơm, Tả Thiếu Dương nói:
- Cha, con muốn điều chế một loại thuốc.
Tả Quý ngớ ra, đột nhiên đi ra chợ một chuyến lại muốn điều chế thuốc:
- Thuốc gì?
- Con phát hiện ra băng sa ở ngõa thị rất thô, không thể dùng được trong số trường hợp, còn cả vài loại thuốc từ khoáng vật nữa, đều quá to, Đổng Mập nói nếu làm được thứ mịn hơn thì ông ta sẽ mua.
Hầu Phổ hứng thủ hỏi:
- Sao đệ biết cách điều chế, hiệu thuốc còn không biết mà.
Tả Quý tự động giải thích:
- Đệ đệ con từng cứu một vị linh y sắp chết đói, nên ông ấy dạy nó rất nhiều thứ.
Hầu Phổ vỗ đùi cười:
- Đại lang à, đệ thật quá tốt rồi, nghĩ mà xem, linh y đó chết đói, còn cần đệ cứu tế, thế thì ông ta có bản lĩnh gì được chứ, nếu có sao không tự kiếm tiền, tới mức chết đói như vậy. Đệ thành thật quá mức, người ta lừa ăn của đệ đấy.
Đây đúng là sơ hở trong câu chuyện của y, Hầu Phổ không thẹn là người trong nha môn, nghe cái là phát hiện ra vấn đề ngay, Tả Thiếu Dương chỉ cười cho qua, cha chấp nhận câu chuyện của y là đủ rồi.
Thuốc làm từ khoáng vật thời Đường đều dùng lửa nung, sau đó đập nát, vì thế mà hạt tương đối thô. Tới thời Tống thì phương pháp điều chế thuốc khoáng vật có cải tiến lớn, đặc biệt là tử thạch anh càng có phát triển nhảy vọt, dùng biện pháp nóng nở lạnh co sau đó tiến hành thủy phi, có được bột mịn hơn rất nhiều.
Thủy phi là một phương pháp bào chế thuốc, sau khi nghiền nát thuốc ra, cho vào bát nghiền thuốc, thêm nước sạch, nghiền thành hồ, sau đó thêm nhiều nước quấy lên, bột thô sẽ chìm xuống, đổ nước bên trên ra, tiếp tục nghiền hạt thô lắng dưới, lặp đi lặp lại, cuối cùng đem tạp chất không thể hòa trộn vào nước vứt đi. Hỗn hợp thu được đem để lắng tiếp, sau đó đung cho bay hết nước, lại nghiền tiếp, sẽ có được bột cực mịn. Vào thời nay mọi người nghe thấy quá đơn giản, nhưng phải biết rằng đó là nhờ chúng ta có kiến thức tổng hợp về các mặt khoa học cơ bản, còn thời xưa khi không có kiến thức đây là phát hiện lớn lao, nó đưa tới tiến bộ cực lớn trong lịch sử dược liệu.
Tả Thiếu Dương sau khi tốt nghiệp đại học có thời gian làm việc ở phòng thuốc ở Trung y viện, bọn họ có phòng bào chế thuốc riêng, đối với thuốc thường dùng, đều tự bào chế, như thế có thể giảm chi phí, đề cao lợi nhuận, cho dù đa phần sử dụng máy móc cơ khí, nhưng về nguyên lý cơ bản là từ truyền thống ra, cho nên y biết cách bào chế thuốc này.
Cân nhắc một hồi Tả Thiếu Dương chọn tử thạch anh, thứ thuốc khoáng thạch khó nghiền nát nhất làm đối tượng bào chế, để thử nghiệm công cụ bào chế cổ đại hiệu quả ra sao, nếu tử thạch anh còn bào chế thành bột được thì thứ khác không phải lo lắng rồi.
Y lấy một miếng tử thạch anh, cho vào nồi nấu quặng khô, nung tới khi tử thạch anh đỏ rực, sau đó đổ ngay vào dấm theo tỉ lệ một ba, làm đi làm lại tới bảy lần, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ở phòng bào chế hiện đại, y chỉ cần nung khô hai lần thôi.
Nung xong, đợi tử thạch anh khô hết mới nghiền được, cho nên trong lúc rảnh rỗi Tả Thiếu Dương bào chế bằng sa.
So ra thì đáng lẽ bào chế bằng sa phức tạp hơn, cần nhiều phụ liệu, về sau nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ liệu này không tạo ảnh hưởng rõ ràng, có thể lược bỏ, bằng sa không cứng bằng tử thạch anh nên đơn giản hơn nhiều.
Bắt tay vào chuyện thuốc men là Tả Thiếu Dương quên trời đất, quên cả mục đích dùng thuốc bán lấy tiền, đem tất cả thứ thuốc bột mà y ngứa mắt trong hiệu bào chế lại hết, trong đó phiền toái nhất là bào chế lô cam thạch, kiểm tra các công cụ thời Đường, thì thấy phương pháp tam hoàng than thời Minh thích hợp, nhưng vẫn cần cải tiến một chút. Trước tiên chuẩn bị hoàng liên, hoàng bách, hoàng cầm đun ba lần, tới khi vị đắng thật nhạt, lọc bã, cho vào nồi đun, lấy hỗn hợp nước hòa tan, lọc mấy lần, đợi khô đem dùng.
Càng làm càng quen tay, càng có cải biến mới, tuy chỉ nhỏ thôi, không phải đột phá gì song thích hợp hơn với công cụ cổ đại, làm công việc thuận lợi hơn nhiều.
Hầu Phổ tiếp chuyện Tả Quý ở ngoài, nghe tiếng gõ tiếng đập trong phòng vang lên liên hồi, biết Tả Thiếu Dương nói làm là làm, thực sự đang bào chế thuốc, đi tới gõ cửa hỏi xem có cần giúp không, Tả Thiếu Dương chưa nắm hết các yếu quyết, muốn cải biến thật hoàn thiện, nên nói không cần.
Khi trời chập tối vẫn thấy tiếng động trong phòng bào chế truyền ra, không đợi được nữa, Hồi Hương giục:
- Đệ, ra ăn cơm thôi.
Gọi tới lần thứ ba thì Tả Thiếu Dương mới tắt lửa đi ra, Hầu Phồ thấy y mướt mồ hôi, hỏi:
- Kết quả ra sao rồi?
- Đại khái là hoàn thành một nửa rồi, đang làm khô, tối còn cần nghiền nữa, kết quả cuối cùng thì mai mới biết.
Chuyện lão thần tiên kia dạy cho nhi tử mình đủ thứ kỳ quái Tả Quý đã không còn lạ nữa rồi, ông cũng không cần biết Tả Thiếu Dương làm thế nào, già rồi, học chẳng được nhiều như vậy, con mình có bản lĩnh là tốt, nên ung dung ngồi đợi kết quả, dù sao thuốc kim thạch không đắt, làm hỏng chỉ tốn công thôi chứ không sợ.
Mặt trời đã xuống núi, cơm nước cũng đặt lên bàn, Tả Quý bảo:
- Rửa mặt đi rồi ra ăn cơm.
Nói rồi đi tới trước bàn cũng, phủi sạch bụi bặm, cung kính dâng một nén hương mới vào bàn.
Những người khác cũng lần lượt đi dâng hương rồi ngồi vào cái bàn tròn nhỏ, Tả Quý ngồi ở chính vị, Hầu Phổ bên trái, Tả Thiếu Dương bên phải, sau đó là Lương thị và Hồi Hương ngồi ở vị trí xoay lưng ra cửa, đây là vị trí thấp kém nhất trong bàn rồi, quy củ này tuy về sau nhà bình thường không còn dùng nữa, nhưng ở các sự kiện trang nghiêm vẫn áp dụng, thế nên Tả Thiếu Dương không lạ gì cả. Hầu Phổ ngồi vị trí bên trái chính vị là vị trí quan trọng thứ hai, nếu ở nhà đại hộ, Tô Xán còn biết bàn tiệc chính không có chỗ cho nữ nhân.
Nhà Hầu Phổ sang chúc Tết, mang theo một miếng thịt lợn, nửa túi gạo và một bầu rượu. Lương thị lấy thịt dê tế tổ đêm ba mươi chiêu đãi nữ tế, thịt trâu và bánh Tết thì để nữ tế mang về đáp lễ. Trên bàn cơm có thịt dê và thịt lợn do Hầu Phổ mang tới, ít nhất có hai món thịt, làm ra được một món canh, một món xào, làm Đại Đậu và Đậu Hoa cứ nuốt nước bọt liên hồi. Đối với trẻ con nhà nghèo mà nói, suốt cả năm trừ năm mới ra có khi không lần nào thấy thịt nữa, cho nên chúng mới thích Tết.
Nữ tế tới chúc Tết, mang theo rượu thịt, không thể nào để nữ tế tôn tử ăn bánh bao đen với vỏ dâu được, nên Lương thị cắn răng đem nửa túi gạo ra, thêm một bát bột mì đen, nấu thành cháo bột mì. Múc cho hai đứa bé mỗi đứa một bát to, rưới nước thịt xào lên, bên trên cho hai miếng thịt to nhất, hai đứa bé reo hò ầm trời bê bát chạy ra ngưỡng cửa ngồi ăn.
Tả Thiếu Dương biết trẻ con không thích ngồi ăn với người lớn, cha y thì nhiều quy củ, nên cũng kệ, cho chúng thoải mái.
Tác giả :
Mộc Dật