Đại Đường Tiểu Lang Trung
Chương 4: Chủ nhà đòi nợ
Cho dù Lý Thế Dân đã lên ngôi, đại cục thiên hạ cơ bản đã định, nhưng bây giờ mới chỉ là năm đầu, ân trạch của thời Trinh Quan chưa tưới lên người bách tính, chiến tranh chưa qua bao lâu, nhà cửa lụp xụp, mùa đông gió rét làm khung cảnh càng thêm tiêu điều, vết thương chiến tranh còn xa mới lành miệng. Bách tính ăn mặc đơn sơ, mùa đông khắc nghiệt mà nhiều người ăn mặc mỏng manh, độc có một cái áo, lạnh tới chân tay tím tái, run cầm cập.
Hai bên đường đi ăn mày đứng lố nhố trông càng thảm thương, quần áo rách nát, nam có nữ có, ai cũng gầy khô như que củi, túm tụm với nhau vào một chỗ để sưởi ấm, tay run run cầm cái bát sứt mẻ, mắt trống rống thất thần nhìn dòng người qua lại, chẳng còn sức lực để lên tiếng xin xỏ nữa.
Tả Thiếu Dương thực sự không muốn nhìn cảnh tượng này, Hồi Hương thì thản nhiên như không, vừa đi vừa tíu tít kể chuyện làng chuyện xóm với đệ đệ, rõ ràng là nàng đã quá quen rồi. Thi thoảng mới thấy được một người trông hồng hào béo tốt thong thả ngâm nga bài hát nào đó, nhưng ăn mặc cũng một màu xám xịt.
Tuy thế không phải mọi thứ đều tệ, đường xá làm rất tốt, rộng rãi còn lát đá, trên đường cũng không có mấy rước rưởi, rất sạch sẽ, tất nhiên chỉ giới hạn ở mấy con đường chính thông tới cổng thành thôi, có điều cũng đáng quý rồi.
Xuyên qua đường lớn ngõ nhỏ, chóng hết cả mặt, khi Tả Thiếu Dương cảm giác sắp không nhớ nổi đường nữa thì Hồi Hương đứng lại trước căn nhà gỗ cũ kỹ gọi: - Đệ đệ, tới nhà rồi, còn định đi đâu?
Tả Thiếu Dương cười trừ, đây là một căn nhà hai tầng ba gian, chính giữa là đại sảnh, bốn cánh cửa gỗ mở rộng, hai bên treo câu đối khắc gỗ, mặc dù rất đơn giản, nhưng gỗ được bào rất phẳng, chữ bên trên cổ kính cứng cỏi, trông có nghề lắm. Cửa chính treo một tấm biển gỗ đào, ba chữ "Quý Chi Đường" này rõ ràng cũng cùng một người viết câu đối. Tấm biển cũ không biết thời nào, chỉ cần đứng xa một chút thôi là không đọc được bên trên viết cái gì, Tả Thiếu Dương nghĩ có lẽ cũng không ảnh hưởng mấy, cái thời này trong 100 người có nổi một người biết chữ là giỏi lắm rồi.
Hai bên đại sảnh có dãy ghế dài, nhìn sâu vào bên trong nữa là cái bàn gỗ, trông không còn ra màu sơn, nhìn tiếp thì chịu, vì bây giờ là chập tối, lại chẳng có điện, tù mà tù mù không thấy rõ.
Ngưỡng cửa lõm xuống hình cánh cung, bên trên toàn là vết chém, chắc là bình thường chặt cái gì đó tiện tay kê lên đây nên thành ra như vậy.
Tả Thiếu Dương theo sau lưng Hồi Hương bước vào đại sảnh, thấy một lão giả ngồi sau cái bàn gỗ dài, người gầy khô, đội khăn chít đầu, da mặt nhăn nheo như táo tàu, để chòm râu dê, mặc trường bào đen, cái áo này quá rộng, bốn phía còn xòe ra, trông như kim tự tháp màu xám xịt, đỉnh mọc ra cái đầu nhỏ tang thương.
Tả Thiếu Dương chưa thích ứng được với tình trạng ánh sáng tồi tệ này, nhìn không rõ tình hình, Hồi Hương lớn tiếng nói: - Cha! Mẹ! Bọn con về rồi.
Lão giả gầy gò chính là Tả Quý, lang trung thích dùng quế, ông ta chỉ "ừm" một tiếng, trong bóng tối có phụ nhân nói vọng ra: - Hồi Hương, đi làm cơm đi.
Đó là Lương thị, mẹ của tỷ đệ họ.
Tiếp ngay đó trong bóng tối có giọng the thé xen vào: - Úi dà, còn có cơm mà ăn đấy, có cơm ăn sao không trả tiền thuê phòng đi? Tả gia các người đừng đùa với ta nhé, ta đợi ở đây nửa ngày rồi, không trả tiền thuê nhà thì cũng đừng ăn cơm.
Lương thị thở dài: - Tam Nương, đâu phải là chúng tôi không trả, nửa ngày rồi cô cũng thấy đấy, tổng cổng chỉ có hai người bệnh, tiền thuốc hơn mười đồng, đều đưa cô cả rồi, không còn đồng nào nữa. Cái thời buổi loạn lạc này, đến mạng còn chẳng để ý được, tiền đâu ra mà khám bệnh, nên mở hiệu thuốc có kiếm được gì đâu, kiếm cái ăn thôi đã là khó lắm rồi, cô cho hoãn...
- Kiếm được tiền hay không là chuyện của các người! Nói cho bà biết, sắp tới năm mới rồi, người xưa nói rồi đấy, năm mới không nợ nần. Làm gì có nợ qua năm, nợ năm nào thu năm đấy. Nếu nợ có vài trăm đồng thôi thì ta cũng không dồn ép các người, nhưng tiền thuê nhà các người nợ suốt từ năm trước tích góp lại, lại còn nhập thuốc, gả khuê nữ linh tinh vay tiền của ta, cộng cả lại đã là chín nghìn linh bảy mươi đồng rồi. Được, ta nhượng bộ một bước, coi như ta xui xẻo, trừ đi 70 đồng, không cần số lẻ nữa, 9000 thì phải trả không thiếu một xu.
Năm đầu thời Đường, một lượng vàng bằng 10 lượng bạc trắng, bằng một xâu tiền, một xâu tiền là 1.000 đồng.
Quý Chi Đường thiếu nợ tiền thuê nhà, tiền vay mượn tới 9.000 đồng, với hiệu thuốc ế ẩm này mà nói là con số kinh khủng.
Lương thị tiếp tục nài nỉ, giọng có chút thút thít: - Tam Nương, nhà chúng tôi không có tiền thật mà, đừng nói 9.000 đồng mà 9 đồng cũng không có, nói ăn cơm chứ cơm đâu ra, trong nồi là bột mì đen trộng với rau dại, bột mì đen còn là nhà Hồi Hương cho nửa cân để ăn Tết, rau là Hồi Hương và đệ đệ nó lên núi hái thuốc mang về... Thật.. Thật.. Không sống được nữa mà...
Lời chua xót của Lương thị làm Tả Thiếu Dương đứng đờ ra giữa đại sảnh không tiến thêm được bước nào.
- Được được rồi, đừng than nghèo kể khổ với ta nữa, thời buổi này ai chả khó khăn? Bà khóc ta còn muốn khóc to hơn, nam nhân của ta chỉ để lại cái nhà này thôi, đạp chân một cái thế là đi, mấy mẹ con ta dựa vào thuê nhà mà ăn, không thu được tiền phòng thì uống gió tây bắc mà sống à? Tả gia, ta cầu xin các người đấy, trả tiền cho ta sống với.
Dần dần mắt Tả Thiếu Dương cũng thích ứng được với bóng tối, nhìn thấy được rõ cảnh trong nhà, một thiếu phụ ngồi trên cái ghế tròn cao gần tường, tóc búi cao, chưa thấy rõ mặt nhưng tuổi không hơn tỷ tỷ y là bao, chân vắt chéo, một cái tay không ngừng ném đồ ăn từ trong cái ống đồng vào mồm, cái cằm nhọn lên xuống liên hồi, nuốt xuống cổ, đều đặn như máy, có điều không nhìn rõ được là ăn cái gì.
Mẹ y Lương thị thì ngồi phía trước, hai tay cho vào ống tay áo, đứng phía trước thiếu phụ, người hơi khom xuống, trông rất tội nghiệp.
Cha y thì từ đầu tới cuối vẫn ngồi sau cái bàn dài đó, không nói không rằng, mặt cúi xuống, chẳng biết là có tâm sự, hay là bản tinh thanh cao bị người ta tới nhà đòi nợ không còn mặt mũi thấy ai.
Hồi Hương cứ việc mình mình làm, nàng đi cất gùi thuốc hai tỷ đệ hái được vào sương phòng bên cạnh, đi ra, qua đại sảnh, tới sương phòng khác, chẳng mấy chóc sương phòng đó sáng đèn, một ngọn đèn dầu leo lét từ phía sương phòng đó trôi ra như lửa ma chơi. Hồi Hương đi tới bàn dài, đặt đèn lên: - Cha, đệ đệ hôm nay leo núi trượt chân ngã, đầu bị chảy máu, cha xem cho đệ ấy.
Tả Quý còn chưa nói gì thì Lương thị đã hét lên, cuống quýt chạy tới, vịn vai Tả Thiêu Dương, ngẩng đầu nhìn: - Trung Nhi, lại ngã nữa à? Bảo con mà, mới ôm dậy đợi thêm một hai ngày nữa đã, có đau không? Để mẹ xem nào.
Nương ánh đèn tờ mờ, Tả Thiếu Dương nhìn khuôn mặt già nua nếp nhăn chằng chịt như mặt đất nắng hạn lâu ngày, đôi mắt mờ đục cố gắng mở thật lớn, chứa đầy vẻ kinh hoàng.
Tả Thiếu Dương rất muốn gọi một tiếng mẹ, nhưng khó khăn hơn gọi "tỷ" nhiều lắm, tới giờ không quen, cố lắm mới hàm hồ nói được một câu: - Con không sao, rách chút da thôi.
Tả Quý nhìn con một lượt, mặt vẫn lạnh, gọi: - Ngồi xuống, để cha xem bị thương ở đâu.
Tả Thiếu Dương ngồi xuống cái ghế gỗ tròn bên bàn dài, cúi đầu xuống cho cha mình xem vết thương: - Chỉ có gáy bị cành cây hay gờ đá làm xước da chảy máu thôi ạ, không sau đâu. Bản thân y cũng không ngờ tình huống mười phần chết chín đó kết cục chỉ có rách chút da như vậy, người ngợm ê ẩm một chút, bẩn thỉu một chút, đến thâm tím cũng không, đúng là kỳ tích.
Hai bên đường đi ăn mày đứng lố nhố trông càng thảm thương, quần áo rách nát, nam có nữ có, ai cũng gầy khô như que củi, túm tụm với nhau vào một chỗ để sưởi ấm, tay run run cầm cái bát sứt mẻ, mắt trống rống thất thần nhìn dòng người qua lại, chẳng còn sức lực để lên tiếng xin xỏ nữa.
Tả Thiếu Dương thực sự không muốn nhìn cảnh tượng này, Hồi Hương thì thản nhiên như không, vừa đi vừa tíu tít kể chuyện làng chuyện xóm với đệ đệ, rõ ràng là nàng đã quá quen rồi. Thi thoảng mới thấy được một người trông hồng hào béo tốt thong thả ngâm nga bài hát nào đó, nhưng ăn mặc cũng một màu xám xịt.
Tuy thế không phải mọi thứ đều tệ, đường xá làm rất tốt, rộng rãi còn lát đá, trên đường cũng không có mấy rước rưởi, rất sạch sẽ, tất nhiên chỉ giới hạn ở mấy con đường chính thông tới cổng thành thôi, có điều cũng đáng quý rồi.
Xuyên qua đường lớn ngõ nhỏ, chóng hết cả mặt, khi Tả Thiếu Dương cảm giác sắp không nhớ nổi đường nữa thì Hồi Hương đứng lại trước căn nhà gỗ cũ kỹ gọi: - Đệ đệ, tới nhà rồi, còn định đi đâu?
Tả Thiếu Dương cười trừ, đây là một căn nhà hai tầng ba gian, chính giữa là đại sảnh, bốn cánh cửa gỗ mở rộng, hai bên treo câu đối khắc gỗ, mặc dù rất đơn giản, nhưng gỗ được bào rất phẳng, chữ bên trên cổ kính cứng cỏi, trông có nghề lắm. Cửa chính treo một tấm biển gỗ đào, ba chữ "Quý Chi Đường" này rõ ràng cũng cùng một người viết câu đối. Tấm biển cũ không biết thời nào, chỉ cần đứng xa một chút thôi là không đọc được bên trên viết cái gì, Tả Thiếu Dương nghĩ có lẽ cũng không ảnh hưởng mấy, cái thời này trong 100 người có nổi một người biết chữ là giỏi lắm rồi.
Hai bên đại sảnh có dãy ghế dài, nhìn sâu vào bên trong nữa là cái bàn gỗ, trông không còn ra màu sơn, nhìn tiếp thì chịu, vì bây giờ là chập tối, lại chẳng có điện, tù mà tù mù không thấy rõ.
Ngưỡng cửa lõm xuống hình cánh cung, bên trên toàn là vết chém, chắc là bình thường chặt cái gì đó tiện tay kê lên đây nên thành ra như vậy.
Tả Thiếu Dương theo sau lưng Hồi Hương bước vào đại sảnh, thấy một lão giả ngồi sau cái bàn gỗ dài, người gầy khô, đội khăn chít đầu, da mặt nhăn nheo như táo tàu, để chòm râu dê, mặc trường bào đen, cái áo này quá rộng, bốn phía còn xòe ra, trông như kim tự tháp màu xám xịt, đỉnh mọc ra cái đầu nhỏ tang thương.
Tả Thiếu Dương chưa thích ứng được với tình trạng ánh sáng tồi tệ này, nhìn không rõ tình hình, Hồi Hương lớn tiếng nói: - Cha! Mẹ! Bọn con về rồi.
Lão giả gầy gò chính là Tả Quý, lang trung thích dùng quế, ông ta chỉ "ừm" một tiếng, trong bóng tối có phụ nhân nói vọng ra: - Hồi Hương, đi làm cơm đi.
Đó là Lương thị, mẹ của tỷ đệ họ.
Tiếp ngay đó trong bóng tối có giọng the thé xen vào: - Úi dà, còn có cơm mà ăn đấy, có cơm ăn sao không trả tiền thuê phòng đi? Tả gia các người đừng đùa với ta nhé, ta đợi ở đây nửa ngày rồi, không trả tiền thuê nhà thì cũng đừng ăn cơm.
Lương thị thở dài: - Tam Nương, đâu phải là chúng tôi không trả, nửa ngày rồi cô cũng thấy đấy, tổng cổng chỉ có hai người bệnh, tiền thuốc hơn mười đồng, đều đưa cô cả rồi, không còn đồng nào nữa. Cái thời buổi loạn lạc này, đến mạng còn chẳng để ý được, tiền đâu ra mà khám bệnh, nên mở hiệu thuốc có kiếm được gì đâu, kiếm cái ăn thôi đã là khó lắm rồi, cô cho hoãn...
- Kiếm được tiền hay không là chuyện của các người! Nói cho bà biết, sắp tới năm mới rồi, người xưa nói rồi đấy, năm mới không nợ nần. Làm gì có nợ qua năm, nợ năm nào thu năm đấy. Nếu nợ có vài trăm đồng thôi thì ta cũng không dồn ép các người, nhưng tiền thuê nhà các người nợ suốt từ năm trước tích góp lại, lại còn nhập thuốc, gả khuê nữ linh tinh vay tiền của ta, cộng cả lại đã là chín nghìn linh bảy mươi đồng rồi. Được, ta nhượng bộ một bước, coi như ta xui xẻo, trừ đi 70 đồng, không cần số lẻ nữa, 9000 thì phải trả không thiếu một xu.
Năm đầu thời Đường, một lượng vàng bằng 10 lượng bạc trắng, bằng một xâu tiền, một xâu tiền là 1.000 đồng.
Quý Chi Đường thiếu nợ tiền thuê nhà, tiền vay mượn tới 9.000 đồng, với hiệu thuốc ế ẩm này mà nói là con số kinh khủng.
Lương thị tiếp tục nài nỉ, giọng có chút thút thít: - Tam Nương, nhà chúng tôi không có tiền thật mà, đừng nói 9.000 đồng mà 9 đồng cũng không có, nói ăn cơm chứ cơm đâu ra, trong nồi là bột mì đen trộng với rau dại, bột mì đen còn là nhà Hồi Hương cho nửa cân để ăn Tết, rau là Hồi Hương và đệ đệ nó lên núi hái thuốc mang về... Thật.. Thật.. Không sống được nữa mà...
Lời chua xót của Lương thị làm Tả Thiếu Dương đứng đờ ra giữa đại sảnh không tiến thêm được bước nào.
- Được được rồi, đừng than nghèo kể khổ với ta nữa, thời buổi này ai chả khó khăn? Bà khóc ta còn muốn khóc to hơn, nam nhân của ta chỉ để lại cái nhà này thôi, đạp chân một cái thế là đi, mấy mẹ con ta dựa vào thuê nhà mà ăn, không thu được tiền phòng thì uống gió tây bắc mà sống à? Tả gia, ta cầu xin các người đấy, trả tiền cho ta sống với.
Dần dần mắt Tả Thiếu Dương cũng thích ứng được với bóng tối, nhìn thấy được rõ cảnh trong nhà, một thiếu phụ ngồi trên cái ghế tròn cao gần tường, tóc búi cao, chưa thấy rõ mặt nhưng tuổi không hơn tỷ tỷ y là bao, chân vắt chéo, một cái tay không ngừng ném đồ ăn từ trong cái ống đồng vào mồm, cái cằm nhọn lên xuống liên hồi, nuốt xuống cổ, đều đặn như máy, có điều không nhìn rõ được là ăn cái gì.
Mẹ y Lương thị thì ngồi phía trước, hai tay cho vào ống tay áo, đứng phía trước thiếu phụ, người hơi khom xuống, trông rất tội nghiệp.
Cha y thì từ đầu tới cuối vẫn ngồi sau cái bàn dài đó, không nói không rằng, mặt cúi xuống, chẳng biết là có tâm sự, hay là bản tinh thanh cao bị người ta tới nhà đòi nợ không còn mặt mũi thấy ai.
Hồi Hương cứ việc mình mình làm, nàng đi cất gùi thuốc hai tỷ đệ hái được vào sương phòng bên cạnh, đi ra, qua đại sảnh, tới sương phòng khác, chẳng mấy chóc sương phòng đó sáng đèn, một ngọn đèn dầu leo lét từ phía sương phòng đó trôi ra như lửa ma chơi. Hồi Hương đi tới bàn dài, đặt đèn lên: - Cha, đệ đệ hôm nay leo núi trượt chân ngã, đầu bị chảy máu, cha xem cho đệ ấy.
Tả Quý còn chưa nói gì thì Lương thị đã hét lên, cuống quýt chạy tới, vịn vai Tả Thiêu Dương, ngẩng đầu nhìn: - Trung Nhi, lại ngã nữa à? Bảo con mà, mới ôm dậy đợi thêm một hai ngày nữa đã, có đau không? Để mẹ xem nào.
Nương ánh đèn tờ mờ, Tả Thiếu Dương nhìn khuôn mặt già nua nếp nhăn chằng chịt như mặt đất nắng hạn lâu ngày, đôi mắt mờ đục cố gắng mở thật lớn, chứa đầy vẻ kinh hoàng.
Tả Thiếu Dương rất muốn gọi một tiếng mẹ, nhưng khó khăn hơn gọi "tỷ" nhiều lắm, tới giờ không quen, cố lắm mới hàm hồ nói được một câu: - Con không sao, rách chút da thôi.
Tả Quý nhìn con một lượt, mặt vẫn lạnh, gọi: - Ngồi xuống, để cha xem bị thương ở đâu.
Tả Thiếu Dương ngồi xuống cái ghế gỗ tròn bên bàn dài, cúi đầu xuống cho cha mình xem vết thương: - Chỉ có gáy bị cành cây hay gờ đá làm xước da chảy máu thôi ạ, không sau đâu. Bản thân y cũng không ngờ tình huống mười phần chết chín đó kết cục chỉ có rách chút da như vậy, người ngợm ê ẩm một chút, bẩn thỉu một chút, đến thâm tím cũng không, đúng là kỳ tích.
Tác giả :
Mộc Dật