Đại Đường Đạo Soái
Chương 137: Người kháng Nhật mạnh nhất
Đỗ Như Hối dẫn Đỗ Hà đến hoàng cung, bái kiến Lý Thế Dân.
Lý Thế Dân lại kêu người đưa bọn họ đến Thừa Khánh điện. Khi hai người tiến vào Thừa Khánh điện đã thấy trong đại điện đã có một người, người này khoảng chừng 30 tuổi, mi thanh mắt đẹp, dáng người cao lớn, dưới cằm có ba chùm râu quai nón, ăn mặc kiểu văn sĩ, nhưng lung hắn thẳng tắp, gương mặt trầm ổn, phong thái như Tướng quân. Đỗ Như Hối và Đỗ Hà đều lộ ra thần sắc tò mò.
Thừa Khánh điện bình thường chỉ dùng để tiếp kiến trọng thần, Lý Thế Dân dùng nơi này tiếp kiến người này, đủ thấy người này tương đối được coi trọng, nhưng bọn họ hoàn toàn không biết người này là ai.
- Đỗ tướng đến rất đúng lúc!
Lý Thế Dân vẻ mặt nghiêm nghị, khi có người ngoài ở đây, Lý Thế Dân có đầy phong phạm đế vương, uy phong lẫm liệt, đưa tay kêu tùy tùng đưa một bản tấu chương cho Đỗ Như Hối:
- Ngươi xem qua đi, bọn Nhật Bản này thật là đáng hận, nếu không có Lưu ái khanh cảnh giác, những văn hóa kỹ thuật này đã truyền đến Nhật quốc rồi.
Đỗ Như Hối xem nội dung tấu chương, thoáng trầm ngâm nói:
- Hoàng Thượng, lần này lão tôn đến là có chuyện quan trọng muốn bẩm báo, có lẽ hai chuyện này có liên quan đến nhau cũng không chừng.
Lý Thế Dân còn chưa biết Đỗ Hà gặp chuyện gì, nghi vấn nhìn Đỗ Như Hối.
Đỗ Như Hối trầm mặt, tỉ mỉ kể lại chuyện Đỗ Hà gặp phải cho Lý Thế Dân, khi hắn nói đến Đằng Nguyên Kiệt Thái đột ngột lấy dao đâm Đỗ Hà, Lý Thế Dân vô cùng kích động, thần sắc lo lắng, nhưng nhìn thấy Đỗ Hà ở bên cạnh không chịu tổn thương, cũng thầm nhẹ nhàng thở ra, nghe Đỗ Như Hối nói tiếp.
Sau khi nghe xong, hắn nổi trận lôi đình, vỗ bàn quát:
- Bọn người Nhật Bản này thật là to gan lớn mật. Bọn chúng đánh cắp cơ mật Đại Đường ta còn chưa nói, còn dám phái thích khách ám sát tuấn kiệt Đại Đường ta!
Đỗ Hà có vẻ không hiểu, Lý Thế Dân lại kêu Đỗ Như Hối đưa tấu chương cho Đỗ Hà.
Đỗ Hà xem qua nội dung trong tấu chương, cuối cùng mới hiểu rõ nguyên do.
Thì ra nửa năm trước, có một đám phú thương đến huyện Trần Thương, nhưng kỳ quái là đám phú thương này kết giao với nhiều láng giềng, hơn nữa thích làm việc thiện, quan hệ với láng giềng vô cùng tốt, được dân chúng trong huyện hết lòng ca ngợi.
Như thế lại làm cho người có nhân tâm như Huyện úy huyện Trần Thương sinh lòng nghi vấn:
- Một thương nhân nhất là phú thương lẽ ra càng phải biết tiền bạc quan trọng như thế nào mới đúng, dưới tình huống không có lợi lộc gì lại tiêu tiền như nước, nhân vật như vậy tuyệt đối không thể trở thành phú thương. Hơn nữa trải qua nhiều ngày điều tra tỉ mỉ mới phát hiện tên phú thương này căn bản không giống giao thiệp thị trường, bởi vì hắn mua bán hàng hóa căn bản không hề cò kè mặc cả.
Một thương nhân không biết cò kè mặc cả, chẳng phải sẽ trở thành trò cười cực lớn?
Vì vậy, Huyện úy càng để ý đến cử động của nhóm người này, trải qua thời gian điều tra cẩn thận, Huyện úy lại phát hiện bọn họ có hành tung khả nghi, hơn nữa trong phủ đệ thường có người Nhật Bản ra vào.
Huyện úy rất để ý đến chuyện này, trong lòng biết rõ bọn người này đang có chuyện mờ ám, nói dối gạt người, tất có bí mật không thể cho ai biết, lại kêu người thường xuyên để ý đến động tĩnh của bọn chúng.
Bọn chúng càng yên tĩnh, càng khiến Huyện úy cảm thấy nghi vấn. Hôm qua, nhóm người này đột nhiên vận chuyển rất nhiều rương lớn nhỏ ra ngoài.
Huyện úy cũng bắt đầu hành động, dẫn theo nha dịch chặn đường, lấy cớ ở huyện Trần Thương mất trộm, yêu cầu kê biên tài sản.
Đối phương không biết làm gì, chỉ có thể giả vờ lấy cớ đưa số sách này cho thân thích ở xa, biểu thị trong rương toàn là sách. Huyện úy kiểm tra xác thực là sách, nhưng Huyện úy thận trọng tùy ý chọn ra mấy cuốn nghiệm chứng, lập tức phát hiện ra mánh khóe. Số sách này không phải là những cuốn sách văn hóa bình thường, mà là y thuật chữa bệnh, sách dạy trồng trọt, còn có một số phương pháp chế tạo công cụ.
Nhớ tới trong nhà này thường xuyên xuất hiện người Nhật Bản, Huyện úy nhất thời hiểu rõ nguyên do, lúc này ra lệnh cho nha dịch bắt hết bọn chúng.
Nhóm người này cũng ra sức phản kháng, nhưng không địch lại được nên đều bị bắt.
Trong tấu chương, Huyện úy xưng mình là thần, cho nên Đỗ Hà cũng không biết Huyện úy là người nào, không khỏi liếc nhìn người có khuôn mặt khôi ngô bên cạnh, âm thầm tán thưởng. Từ hoài nghi đến âm thầm điều tra cuối cùng bắt được kẻ khả nghi, mỗi hành động của Huyện úy khiến Đỗ Hà nhớ tới một câu “Trước tiên lo nỗi lo của thiên hạ, sau đó mới vui niềm vui của thiên hạ".
Đây là danh ngôn của Văn Chính công Phạm Trọng Yêm, nhưng việc này có bao nhiêu người có thể làm được?
Người thì đông, chuyện thì nhiều, cũng chỉ chờ sau khi chuyện xảy ra mới cảnh giác, lúc đó cảnh giác còn có ý nghĩa gì nữa?
Tác dụng duy nhất là “mất bò mới lo làm chuồng", còn câu
“muộn còn hơn không" chỉ là nói nhảm.
Thế nào là “muộn còn hơn không", bò đã mất thì không thể tìm về, huống chi đánh mất quốc gia đại sự không phải đơn giản như mất một con bò.
Việc này nếu không có Huyện úy lo lắng cho dân chúng, lo lắng cho Đại Đường, phát giác ra việc khác thường, sau đó âm thầm điều tra tỉ mỉ, dùng thái độ tích cực dự phòng thì hậu quả khó mà lường được.
Cũng chính vì thái độ tích cực của Huyện úy khiến cho hắn kịp thời khống chế được chuyện xảy ra, không để cho bọn người Nhật Bản cướp đi di sản văn hóa của Đại Đường ta.
Đỗ Hà tất nhiên vô cùng tán thưởng, ánh mắt lại tập trung vào bút tích ký phía dưới bản tấu chương.
Huyện úy Trần Thương, Lưu Nhân Quỹ!
Lưu Nhân Quỹ!
Đỗ Hà trở nên kích động, ánh mắt nóng bỏng, là hắn!
Lưu Nhân Quỹ là đại thần Đường triều, thống soái hải quân, tướng lĩnh quân sự nổi tiếng. Tên gia hỏa này là một nhân vật văn võ song tài, vô cùng lợi hại.
Sách sử ghi lại Lưu Nhân Quỹ xuất thân trong gia đình bình dân cuối thời nhà Tùy, mặc dù sinh ra trong thời đại nhiễu loạn, nhưng vô cùng hiếu học, chăm chỉ, học thức uyên bác.
Năm đầu Vũ Đức, Hà Nam Đạo đại sứ, Quản Quốc Công Nhâm Côi dâng biểu luận sự, sau khi Lưu Nhân Quỹ nhìn thấy bản nháp liền đề bút sửa lại mấy chữ, khiến cho bản tấu chương rực rỡ hẳn lên. Nhâm Côi xem qua, vô cùng kinh ngạc, lập tức bổ nhiệm Lưu Nhân Quỹ vào tham quân Tức châu.
Sau khi Lưu Nhân Quỹ đến nhận chức, thời gian rất lâu vẫn không có tiếng tăm gì. Nhưng vào năm Trinh Quán thứ mười bốn, bởi vì Lưu Nhân Quỹ không sợ cường quyền, đánh chết Đô úy Lỗ Ninh tự cao tự đại, được Lý Thế Dân để ý, từ đó về sau bắt đầu một bước lên mây.
Nhưng bởi vì tính tình thẳng thắn, vào thời Cao Tông đắc tội với Quyền tương Lý Nghĩa Phủ, từ đó đã bị giáng chức, từ đó sống cuộc đời tầm thường vô vị. Tình huống này cứ kéo dài đến năm hắn 60 tuổi.
Năm đó lần đầu tiên hắn có cơ hội lãnh binh.
Lúc ấy Đại Đường tiến đánh Bách Tế, Triều Tiên không lâu, Bách Tế liên hợp với Nhật Bản phản kháng Đại Đường, thư sinh Lưu Nhân Quỹ chưa bao giờ lĩnh binh tham chiến đã đại xuất danh tiếng trong chiến dịch này, dẫn Đường quân liên tục chiến đấu ở các chiến trường, không đâu địch nổi.
Sau này thiên hoàng Thiên Trí của Nhật Bản lấy danh nghĩa viện trợ Bách Tế, đã dẫn hai vạn bảy ngàn binh mã tinh nhuệ tiến đánh Tân La, sau khi chiếm được mấy thành, liền lao thẳng tới Bách Tế trước kia đã bị Đại Đường quản hạt.
Lưu Nhân Quỹ quyết đoán xuất kích, ở Bạch Giang khẩu dùng 170 chiếc chiến hạm đón đánh một ngàn chiến thuyền của Nhật Bản, đại chiến tứ trường, đường thủy đều thắng, tựa hồ khiến toàn quân Nhật Bản bị tiêu diệt.
Hải chiến Bạch Giang khẩu chính là quyết chiến mở màn giữa Hoa Hạ và Nhật Bản, dẫn tới đại thắng sau này.
Về sau Lưu Nhân Quỹ một bước lên mây, trở thành cánh tay đắc lực của vương triều Đại Đường, khi hắn 76 tuổi, vẫn nắm giữ ấn soái xuất chinh, là một vị tướng có tài nhưng thành đạt muộn, là trụ cột vững chắc của Đại Đường, thật sự là anh tài lúc đó.
Trên mạng, người hiểu chuyện đều phong hắn là nhân vật kháng Nhật số một của Trung Quốc.
Không ngờ kế hoạch lần này của Nhật Bản lại thất bại trong tay người kháng Nhật số một này.
Đỗ Hà cúi đầu thật sâu trước mặt Lưu Nhân Quỹ:
- Lưu Huyện úy, “Trước tiên lo nỗi lo của thiên hạ, sau đó mới vui niềm vui của thiên hạ", bảo vệ khoa học kỹ thuật của Đại Đường ta không rơi vào tay kẻ xấu, thật là công đức vô thượng.
Đỗ Hà rất thật tâm cúi đầu, theo hắn thấy bất cứ khoa học kỹ thuật nào của Trung Quốc cũng không thể rơi vào tay người Nhật Bản.
Bởi vì người Nhật Bản rất giỏi dung hợp sở trường của người khác vào bản thân mình, nếu để Nhật Bản học được kỹ thuật Đường triều, chắc chắn sẽ làm cho Nhật Bản có biến hóa nghiêng trời lệch đất. Mặc dù không đến mức trở thành đại địch của Đại Đường nhưng tuyệt đối là một uy hiếp lớn lao.
Lưu Nhân Quỹ vội nói không dám!
Lý Thế Dân, Đỗ Như Hối cũng lộ vẻ xúc động.
- “Trước tiên lo nỗi lo của thiên hạ, sau đó mới vui niềm vui của thiên hạ". Câu nói này đúng là danh ngôn trị thế.
Lý Thế Dân vô cùng tán thưởng:
- Nếu quan viên Đại Đường ta đều xem lời này là lý tưởng, Đại Đường ta chắc chắn càng thêm phú cường. Đỗ ái khanh, khi nào quay về ngươi hãy viết lại câu nói này, trẫm sẽ làm thành bảng vàng treo lên phía trên chánh điện của Thái Cực điện, để cho tất cả quan viên đại thần đều lấy đó làm gương.
Đỗ Hà có vẻ xấu hổ, nhưng vẫn thản nhiên tiếp nhận.
Thấy chủ đề chính có vẻ đi xa, Lý Thế Dân trở lại chuyện chính:
- Đỗ tướng cho rằng chuyện này có liên quan đến ám sát lệnh lang sao?
Đỗ Như Hối gật đầu nói:
- Gần như chắc chắn! Bệ Hạ, người nghĩ xem, Đại Đường ta hơn nửa năm trước đã quyết định nghiêm mật tài liệu khoa học kỹ thuật quan trọng, không được để lộ cho các nước khác.
Nhưng bọn người Nhật Bản này nửa năm trước đã đến ở huyện Trần Thương, dụng ý tương đối rõ ràng. Điều này hiển nhiên là coi trọng một nơi xa xôi hẻo lánh như huyện Trần Thương, nơi này lại cách Trường An rất gần, ý định ở ẩn nơi đó, tùy thời lấy được cơ mật Đại Đường ta.
Trong vòng nửa năm, bọn chúng không hề có động tĩnh, cũng đủ thấy phương diện chứng thực tình báo ở Đại Đường ta cũng tương đối hoàn thiện, khiến bọn chúng không có kẽ hở. Nhưng đêm qua tại sao bọn chúng lại nhận được nhiều tài liệu kỹ thuật của Đại Đường như vậy, nguyên do ở đâu? Theo vi thần thấy, chuyện này chắc chắn có kẻ trộm bên trong gây chuyện, dùng những cơ mật quốc gia làm thứ trao đổi, nhờ bọn họ làm việc gì đó, vừa vặn hôm nay tiểu nhi bị người Nhật Bản ám sát trên lôi đài, liên kết hai chuyện này lại, không khó tổng kết mấu chốt của vấn đề.
- Nói có lý!
Lý Thế Dân trầm mặc hồi lâu, nghi vấn nói:
- Chỉ có điều không biết Đỗ khanh đắc tội với người nào mà hắn lại muốn giết ngươi?
- Cái này…
Đỗ Hà định nói gì đó lại thôi, nhưng cuối cùng vẫn nói:
- Thần ít kết thù kết oán với người khác, thực sự cũng không biết rút cuộc tại sao người Nhật lại ám sát mình.
Lý Thế Dân là người từng trải, nhìn thấy biểu lộ của Đỗ Hà nhận ra hắn không nói thật, trong lòng khẽ động, nhớ tới cách đây không lâu Đỗ Hà tố cáo chuyện Lý Thừa Càn trộm trâu, thần sắc cũng kịch biến:
- Chẳng lẽ là Thừa Càn?
Với tư cách một Hoàng Đế, hắn có nghĩa vụ hoài nghi như vậy, nhưng với tư cách một phụ thân lại không dám suy nghĩ theo hướng này, do dự hồi lâu, tức giận nói:
- Trẫm sẽ lập tức lệnh cho Đại Lý Tự điều tra chuyện này, không điều tra ra kẻ nào đứng phía sau, quyết không bỏ qua.
- Bệ Hạ, thần có chuyện khải tấu.
Lúc này Đỗ Hà bỗng nhiên nhảy ra.
- Nói đi!
- Bọn người Nhật Bản lòng muông dạ thú, vì khoa học kỹ thuật của Đại Đường ta, thậm chí không tiếc vận dụng thủ đoạn độc ác. Có thể thấy được mặc dù Nhật Bản là tiểu quốc, nhưng lòng tàn nhẫn âm độc, không phải bàn cãi! Thần khẩn cầu Hoàng Thượng vì tương lai Đại Đường ta, giết gà dọa khỉ, hạ lệnh khu trục tất cả người Nhật Bản trong cảnh nội, để người Nhật Bản từ sau không dám bước vào Đại Đường ta một bước!
Người ám hại chắc chắn là Lý Thừa Càn, nhưng không có căn cứ xác thực, không tiện nói rõ. Nhưng bọn người Nhật Bản tiến hành ám sát lại có chứng cớ vô cùng xác thực, vừa vặn cho Đỗ Hà cơ hội trả thù.
Đại Đường xuất binh đánh Nhật Bản là chuyện không phù hợp thực tế, Lý Thế Dân cũng sẽ không đồng ý, nhưng khu trục người Nhật, ngăn cách người Nhật, không để cho bọn chúng có thể học được bất cứ khoa học kỹ thuật nào của Đại Đường là chuyện hoàn toàn có thể thực hiện.
Bởi vì Đại Đường vốn không chiếm được bất cứ lợi ích nào từ trên người Nhật Bản.
Lý Thế Dân lại kêu người đưa bọn họ đến Thừa Khánh điện. Khi hai người tiến vào Thừa Khánh điện đã thấy trong đại điện đã có một người, người này khoảng chừng 30 tuổi, mi thanh mắt đẹp, dáng người cao lớn, dưới cằm có ba chùm râu quai nón, ăn mặc kiểu văn sĩ, nhưng lung hắn thẳng tắp, gương mặt trầm ổn, phong thái như Tướng quân. Đỗ Như Hối và Đỗ Hà đều lộ ra thần sắc tò mò.
Thừa Khánh điện bình thường chỉ dùng để tiếp kiến trọng thần, Lý Thế Dân dùng nơi này tiếp kiến người này, đủ thấy người này tương đối được coi trọng, nhưng bọn họ hoàn toàn không biết người này là ai.
- Đỗ tướng đến rất đúng lúc!
Lý Thế Dân vẻ mặt nghiêm nghị, khi có người ngoài ở đây, Lý Thế Dân có đầy phong phạm đế vương, uy phong lẫm liệt, đưa tay kêu tùy tùng đưa một bản tấu chương cho Đỗ Như Hối:
- Ngươi xem qua đi, bọn Nhật Bản này thật là đáng hận, nếu không có Lưu ái khanh cảnh giác, những văn hóa kỹ thuật này đã truyền đến Nhật quốc rồi.
Đỗ Như Hối xem nội dung tấu chương, thoáng trầm ngâm nói:
- Hoàng Thượng, lần này lão tôn đến là có chuyện quan trọng muốn bẩm báo, có lẽ hai chuyện này có liên quan đến nhau cũng không chừng.
Lý Thế Dân còn chưa biết Đỗ Hà gặp chuyện gì, nghi vấn nhìn Đỗ Như Hối.
Đỗ Như Hối trầm mặt, tỉ mỉ kể lại chuyện Đỗ Hà gặp phải cho Lý Thế Dân, khi hắn nói đến Đằng Nguyên Kiệt Thái đột ngột lấy dao đâm Đỗ Hà, Lý Thế Dân vô cùng kích động, thần sắc lo lắng, nhưng nhìn thấy Đỗ Hà ở bên cạnh không chịu tổn thương, cũng thầm nhẹ nhàng thở ra, nghe Đỗ Như Hối nói tiếp.
Sau khi nghe xong, hắn nổi trận lôi đình, vỗ bàn quát:
- Bọn người Nhật Bản này thật là to gan lớn mật. Bọn chúng đánh cắp cơ mật Đại Đường ta còn chưa nói, còn dám phái thích khách ám sát tuấn kiệt Đại Đường ta!
Đỗ Hà có vẻ không hiểu, Lý Thế Dân lại kêu Đỗ Như Hối đưa tấu chương cho Đỗ Hà.
Đỗ Hà xem qua nội dung trong tấu chương, cuối cùng mới hiểu rõ nguyên do.
Thì ra nửa năm trước, có một đám phú thương đến huyện Trần Thương, nhưng kỳ quái là đám phú thương này kết giao với nhiều láng giềng, hơn nữa thích làm việc thiện, quan hệ với láng giềng vô cùng tốt, được dân chúng trong huyện hết lòng ca ngợi.
Như thế lại làm cho người có nhân tâm như Huyện úy huyện Trần Thương sinh lòng nghi vấn:
- Một thương nhân nhất là phú thương lẽ ra càng phải biết tiền bạc quan trọng như thế nào mới đúng, dưới tình huống không có lợi lộc gì lại tiêu tiền như nước, nhân vật như vậy tuyệt đối không thể trở thành phú thương. Hơn nữa trải qua nhiều ngày điều tra tỉ mỉ mới phát hiện tên phú thương này căn bản không giống giao thiệp thị trường, bởi vì hắn mua bán hàng hóa căn bản không hề cò kè mặc cả.
Một thương nhân không biết cò kè mặc cả, chẳng phải sẽ trở thành trò cười cực lớn?
Vì vậy, Huyện úy càng để ý đến cử động của nhóm người này, trải qua thời gian điều tra cẩn thận, Huyện úy lại phát hiện bọn họ có hành tung khả nghi, hơn nữa trong phủ đệ thường có người Nhật Bản ra vào.
Huyện úy rất để ý đến chuyện này, trong lòng biết rõ bọn người này đang có chuyện mờ ám, nói dối gạt người, tất có bí mật không thể cho ai biết, lại kêu người thường xuyên để ý đến động tĩnh của bọn chúng.
Bọn chúng càng yên tĩnh, càng khiến Huyện úy cảm thấy nghi vấn. Hôm qua, nhóm người này đột nhiên vận chuyển rất nhiều rương lớn nhỏ ra ngoài.
Huyện úy cũng bắt đầu hành động, dẫn theo nha dịch chặn đường, lấy cớ ở huyện Trần Thương mất trộm, yêu cầu kê biên tài sản.
Đối phương không biết làm gì, chỉ có thể giả vờ lấy cớ đưa số sách này cho thân thích ở xa, biểu thị trong rương toàn là sách. Huyện úy kiểm tra xác thực là sách, nhưng Huyện úy thận trọng tùy ý chọn ra mấy cuốn nghiệm chứng, lập tức phát hiện ra mánh khóe. Số sách này không phải là những cuốn sách văn hóa bình thường, mà là y thuật chữa bệnh, sách dạy trồng trọt, còn có một số phương pháp chế tạo công cụ.
Nhớ tới trong nhà này thường xuyên xuất hiện người Nhật Bản, Huyện úy nhất thời hiểu rõ nguyên do, lúc này ra lệnh cho nha dịch bắt hết bọn chúng.
Nhóm người này cũng ra sức phản kháng, nhưng không địch lại được nên đều bị bắt.
Trong tấu chương, Huyện úy xưng mình là thần, cho nên Đỗ Hà cũng không biết Huyện úy là người nào, không khỏi liếc nhìn người có khuôn mặt khôi ngô bên cạnh, âm thầm tán thưởng. Từ hoài nghi đến âm thầm điều tra cuối cùng bắt được kẻ khả nghi, mỗi hành động của Huyện úy khiến Đỗ Hà nhớ tới một câu “Trước tiên lo nỗi lo của thiên hạ, sau đó mới vui niềm vui của thiên hạ".
Đây là danh ngôn của Văn Chính công Phạm Trọng Yêm, nhưng việc này có bao nhiêu người có thể làm được?
Người thì đông, chuyện thì nhiều, cũng chỉ chờ sau khi chuyện xảy ra mới cảnh giác, lúc đó cảnh giác còn có ý nghĩa gì nữa?
Tác dụng duy nhất là “mất bò mới lo làm chuồng", còn câu
“muộn còn hơn không" chỉ là nói nhảm.
Thế nào là “muộn còn hơn không", bò đã mất thì không thể tìm về, huống chi đánh mất quốc gia đại sự không phải đơn giản như mất một con bò.
Việc này nếu không có Huyện úy lo lắng cho dân chúng, lo lắng cho Đại Đường, phát giác ra việc khác thường, sau đó âm thầm điều tra tỉ mỉ, dùng thái độ tích cực dự phòng thì hậu quả khó mà lường được.
Cũng chính vì thái độ tích cực của Huyện úy khiến cho hắn kịp thời khống chế được chuyện xảy ra, không để cho bọn người Nhật Bản cướp đi di sản văn hóa của Đại Đường ta.
Đỗ Hà tất nhiên vô cùng tán thưởng, ánh mắt lại tập trung vào bút tích ký phía dưới bản tấu chương.
Huyện úy Trần Thương, Lưu Nhân Quỹ!
Lưu Nhân Quỹ!
Đỗ Hà trở nên kích động, ánh mắt nóng bỏng, là hắn!
Lưu Nhân Quỹ là đại thần Đường triều, thống soái hải quân, tướng lĩnh quân sự nổi tiếng. Tên gia hỏa này là một nhân vật văn võ song tài, vô cùng lợi hại.
Sách sử ghi lại Lưu Nhân Quỹ xuất thân trong gia đình bình dân cuối thời nhà Tùy, mặc dù sinh ra trong thời đại nhiễu loạn, nhưng vô cùng hiếu học, chăm chỉ, học thức uyên bác.
Năm đầu Vũ Đức, Hà Nam Đạo đại sứ, Quản Quốc Công Nhâm Côi dâng biểu luận sự, sau khi Lưu Nhân Quỹ nhìn thấy bản nháp liền đề bút sửa lại mấy chữ, khiến cho bản tấu chương rực rỡ hẳn lên. Nhâm Côi xem qua, vô cùng kinh ngạc, lập tức bổ nhiệm Lưu Nhân Quỹ vào tham quân Tức châu.
Sau khi Lưu Nhân Quỹ đến nhận chức, thời gian rất lâu vẫn không có tiếng tăm gì. Nhưng vào năm Trinh Quán thứ mười bốn, bởi vì Lưu Nhân Quỹ không sợ cường quyền, đánh chết Đô úy Lỗ Ninh tự cao tự đại, được Lý Thế Dân để ý, từ đó về sau bắt đầu một bước lên mây.
Nhưng bởi vì tính tình thẳng thắn, vào thời Cao Tông đắc tội với Quyền tương Lý Nghĩa Phủ, từ đó đã bị giáng chức, từ đó sống cuộc đời tầm thường vô vị. Tình huống này cứ kéo dài đến năm hắn 60 tuổi.
Năm đó lần đầu tiên hắn có cơ hội lãnh binh.
Lúc ấy Đại Đường tiến đánh Bách Tế, Triều Tiên không lâu, Bách Tế liên hợp với Nhật Bản phản kháng Đại Đường, thư sinh Lưu Nhân Quỹ chưa bao giờ lĩnh binh tham chiến đã đại xuất danh tiếng trong chiến dịch này, dẫn Đường quân liên tục chiến đấu ở các chiến trường, không đâu địch nổi.
Sau này thiên hoàng Thiên Trí của Nhật Bản lấy danh nghĩa viện trợ Bách Tế, đã dẫn hai vạn bảy ngàn binh mã tinh nhuệ tiến đánh Tân La, sau khi chiếm được mấy thành, liền lao thẳng tới Bách Tế trước kia đã bị Đại Đường quản hạt.
Lưu Nhân Quỹ quyết đoán xuất kích, ở Bạch Giang khẩu dùng 170 chiếc chiến hạm đón đánh một ngàn chiến thuyền của Nhật Bản, đại chiến tứ trường, đường thủy đều thắng, tựa hồ khiến toàn quân Nhật Bản bị tiêu diệt.
Hải chiến Bạch Giang khẩu chính là quyết chiến mở màn giữa Hoa Hạ và Nhật Bản, dẫn tới đại thắng sau này.
Về sau Lưu Nhân Quỹ một bước lên mây, trở thành cánh tay đắc lực của vương triều Đại Đường, khi hắn 76 tuổi, vẫn nắm giữ ấn soái xuất chinh, là một vị tướng có tài nhưng thành đạt muộn, là trụ cột vững chắc của Đại Đường, thật sự là anh tài lúc đó.
Trên mạng, người hiểu chuyện đều phong hắn là nhân vật kháng Nhật số một của Trung Quốc.
Không ngờ kế hoạch lần này của Nhật Bản lại thất bại trong tay người kháng Nhật số một này.
Đỗ Hà cúi đầu thật sâu trước mặt Lưu Nhân Quỹ:
- Lưu Huyện úy, “Trước tiên lo nỗi lo của thiên hạ, sau đó mới vui niềm vui của thiên hạ", bảo vệ khoa học kỹ thuật của Đại Đường ta không rơi vào tay kẻ xấu, thật là công đức vô thượng.
Đỗ Hà rất thật tâm cúi đầu, theo hắn thấy bất cứ khoa học kỹ thuật nào của Trung Quốc cũng không thể rơi vào tay người Nhật Bản.
Bởi vì người Nhật Bản rất giỏi dung hợp sở trường của người khác vào bản thân mình, nếu để Nhật Bản học được kỹ thuật Đường triều, chắc chắn sẽ làm cho Nhật Bản có biến hóa nghiêng trời lệch đất. Mặc dù không đến mức trở thành đại địch của Đại Đường nhưng tuyệt đối là một uy hiếp lớn lao.
Lưu Nhân Quỹ vội nói không dám!
Lý Thế Dân, Đỗ Như Hối cũng lộ vẻ xúc động.
- “Trước tiên lo nỗi lo của thiên hạ, sau đó mới vui niềm vui của thiên hạ". Câu nói này đúng là danh ngôn trị thế.
Lý Thế Dân vô cùng tán thưởng:
- Nếu quan viên Đại Đường ta đều xem lời này là lý tưởng, Đại Đường ta chắc chắn càng thêm phú cường. Đỗ ái khanh, khi nào quay về ngươi hãy viết lại câu nói này, trẫm sẽ làm thành bảng vàng treo lên phía trên chánh điện của Thái Cực điện, để cho tất cả quan viên đại thần đều lấy đó làm gương.
Đỗ Hà có vẻ xấu hổ, nhưng vẫn thản nhiên tiếp nhận.
Thấy chủ đề chính có vẻ đi xa, Lý Thế Dân trở lại chuyện chính:
- Đỗ tướng cho rằng chuyện này có liên quan đến ám sát lệnh lang sao?
Đỗ Như Hối gật đầu nói:
- Gần như chắc chắn! Bệ Hạ, người nghĩ xem, Đại Đường ta hơn nửa năm trước đã quyết định nghiêm mật tài liệu khoa học kỹ thuật quan trọng, không được để lộ cho các nước khác.
Nhưng bọn người Nhật Bản này nửa năm trước đã đến ở huyện Trần Thương, dụng ý tương đối rõ ràng. Điều này hiển nhiên là coi trọng một nơi xa xôi hẻo lánh như huyện Trần Thương, nơi này lại cách Trường An rất gần, ý định ở ẩn nơi đó, tùy thời lấy được cơ mật Đại Đường ta.
Trong vòng nửa năm, bọn chúng không hề có động tĩnh, cũng đủ thấy phương diện chứng thực tình báo ở Đại Đường ta cũng tương đối hoàn thiện, khiến bọn chúng không có kẽ hở. Nhưng đêm qua tại sao bọn chúng lại nhận được nhiều tài liệu kỹ thuật của Đại Đường như vậy, nguyên do ở đâu? Theo vi thần thấy, chuyện này chắc chắn có kẻ trộm bên trong gây chuyện, dùng những cơ mật quốc gia làm thứ trao đổi, nhờ bọn họ làm việc gì đó, vừa vặn hôm nay tiểu nhi bị người Nhật Bản ám sát trên lôi đài, liên kết hai chuyện này lại, không khó tổng kết mấu chốt của vấn đề.
- Nói có lý!
Lý Thế Dân trầm mặc hồi lâu, nghi vấn nói:
- Chỉ có điều không biết Đỗ khanh đắc tội với người nào mà hắn lại muốn giết ngươi?
- Cái này…
Đỗ Hà định nói gì đó lại thôi, nhưng cuối cùng vẫn nói:
- Thần ít kết thù kết oán với người khác, thực sự cũng không biết rút cuộc tại sao người Nhật lại ám sát mình.
Lý Thế Dân là người từng trải, nhìn thấy biểu lộ của Đỗ Hà nhận ra hắn không nói thật, trong lòng khẽ động, nhớ tới cách đây không lâu Đỗ Hà tố cáo chuyện Lý Thừa Càn trộm trâu, thần sắc cũng kịch biến:
- Chẳng lẽ là Thừa Càn?
Với tư cách một Hoàng Đế, hắn có nghĩa vụ hoài nghi như vậy, nhưng với tư cách một phụ thân lại không dám suy nghĩ theo hướng này, do dự hồi lâu, tức giận nói:
- Trẫm sẽ lập tức lệnh cho Đại Lý Tự điều tra chuyện này, không điều tra ra kẻ nào đứng phía sau, quyết không bỏ qua.
- Bệ Hạ, thần có chuyện khải tấu.
Lúc này Đỗ Hà bỗng nhiên nhảy ra.
- Nói đi!
- Bọn người Nhật Bản lòng muông dạ thú, vì khoa học kỹ thuật của Đại Đường ta, thậm chí không tiếc vận dụng thủ đoạn độc ác. Có thể thấy được mặc dù Nhật Bản là tiểu quốc, nhưng lòng tàn nhẫn âm độc, không phải bàn cãi! Thần khẩn cầu Hoàng Thượng vì tương lai Đại Đường ta, giết gà dọa khỉ, hạ lệnh khu trục tất cả người Nhật Bản trong cảnh nội, để người Nhật Bản từ sau không dám bước vào Đại Đường ta một bước!
Người ám hại chắc chắn là Lý Thừa Càn, nhưng không có căn cứ xác thực, không tiện nói rõ. Nhưng bọn người Nhật Bản tiến hành ám sát lại có chứng cớ vô cùng xác thực, vừa vặn cho Đỗ Hà cơ hội trả thù.
Đại Đường xuất binh đánh Nhật Bản là chuyện không phù hợp thực tế, Lý Thế Dân cũng sẽ không đồng ý, nhưng khu trục người Nhật, ngăn cách người Nhật, không để cho bọn chúng có thể học được bất cứ khoa học kỹ thuật nào của Đại Đường là chuyện hoàn toàn có thể thực hiện.
Bởi vì Đại Đường vốn không chiếm được bất cứ lợi ích nào từ trên người Nhật Bản.
Tác giả :
Đạo Soái Nhị Đại