Đại Ca
Chương 51
Bà Tống căng đôi mắt hơi lòa nhìn mẹ Mặt Rỗ một hồi, nhưng ngay cả khả năng diễn đạt cũng đã bị hạn chế, rõ ràng có chuyện muốn nói mà không tài nào nói cho mạch lạc, chỉ có thể mặc chúng chen nhau chặn dưới đầu lưỡi cứng đờ.
Mẹ Mặt Rỗ bình thản giải thích: “Chị xem, cha mẹ tôi mất sớm, chồng chết rồi, bây giờ ngay cả con trai cũng mất nốt, chẳng còn người thân nào nữa. Bản thân tôi lại thành ra thế này, sống thêm cũng chỉ thành liên lụy, nhưng trước kia tôi luôn nghĩ, nếu tôi chết, cháu Tam và cháu Khiêm chịu khổ từng ấy năm chẳng hóa uổng phí sao? Thế nên tôi vẫn chưa dám chết. Mấy hôm trước chị chồng tôi đến đây một chuyến, nói căn nhà này không rẻ, mới nhắc nhở tôi rằng cái mạng già này còn đáng một căn nhà, tôi muốn để nó lại cho hai cháu."
Bà Tống trầy trật nói: “Dì nghĩ ngợi linh tinh gì vậy?"
“Tôi không nghĩ ngợi linh tinh, tôi chỉ muốn chọn một chỗ tốt, để đi rồi không ai tìm được nữa." Mẹ Mặt Rỗ nhẹ nhàng nói.
Dường như mạng sống đã thành một gánh nặng nhọc nhằn, khiến bà lao tới cái chết đặc biệt nhanh nhẹn thoải mái.
Nói đến đây, mẹ Mặt Rỗ quay đầu hỏi bà Tống: “Chị à, chị có đi cùng tôi không?"
Bà Tống vội lắc đầu, vụng về nói: “Tôi không dám, ở quê tôi, người già nhà ai như vậy, chính là để người ta đâm cột sống con cháu đời sau!"
Bà nói nhanh, mẹ Mặt Rỗ nghe mấy lần mới hiểu, lập tức bật cười: “Chị nghĩ nhiều quá, chị à, chỗ chúng ta ở, đi ra đi vào, ai biết chị là ai? Ở tầng trên là nam hay nữ là già hay trẻ chị có biết không? Ai đâm cột sống của ai đây?"
Bà Tống không phản bác được, mồm mép bà đã mất đi sự lanh lẹ sau đợt bệnh nặng, bây giờ dù người khác mắng ngay trước mặt, bà cũng chẳng biết nên đáp trả thế nào, mặt bà đỏ bừng lên vì sốt ruột.
Mẹ Mặt Rỗ phì cười: “Chị nói chậm thôi, không gấp, chị em mình bây giờ đều rảnh rỗi cả."
Tuy mẹ Mặt Rỗ không nói thẳng, nhưng đi như vậy chẳng phải là chết sao?
Con người ta sao có thể tự tìm cái chết được? Việc đó… mất mặt lắm!
Bà Tống ráng sức suy nghĩ xem nên ngăn cản thế nào, cố gắng để nhịp thở dồn dập dần thong thả lại.
Trí nhớ của bà bây giờ kém như gì, chuyện mấy chục năm trước lại như tảng đá dưới lòng sông, theo mặt nước dần khô cạn mà lộ ra.
Bà Tống trầy trật nói từng chữ, hòng phát âm rõ hơn.
“Lúc tôi bảy tám tuổi thì quân Nhật Bản sang, họ có đại bản doanh ở ngay phía Tây thành phố, thường có rất nhiều đàn bà Nhật Bản ra vào, nhà ông ba tôi ở ngay bên đó, người lớn không dám sang, trẻ con trái lại chẳng ai quản, ông tôi bảo tôi đi đưa lương thực cho họ. Thật ra quản mà làm chi, mẹ tôi đẻ năm đứa con gái, lần nào cũng gọi là nha đầu, nha đầu chẳng đáng xu nào, sống một hay chết một, trừ mẹ ruột ra thì có ai thèm để ý đâu?" Bà Tống nhìn mẹ Mặt Rỗ, buồn bã nói, “Lúc ấy tôi còn nhỏ, đâu biết sợ hãi, cũng đâu sợ quân Nhật Bản giết, đi lại bao nhiêu chuyến mà chưa từng gặp chuyện gì, gia đình đều nói mạng tôi lớn."
Mẹ Mặt Rỗ chỉ nở nụ cười không rõ ý tứ.
Bà Tống thấy không thể lay chuyển, đành phải nói tiếp: “Sau đó ba năm liền thiên tai đói kém, không có cái ăn, nhà đông được chia chút lương thực, nhưng trên có già dưới có trẻ, nào tới lượt chúng tôi. Mùa đông khắc nghiệt, tôi và chị dâu cầm miếng dưa muối cuối cùng nhúng nước lã mà ăn, tôi nói sang xuân rau dại mọc lên là không lo chết đói nữa. Chị dâu bảo: ‘Hà, em còn muốn sống đến đầu xuân cơ à? Chị không dám mơ mộng vậy đâu.’ Kết quả thế nào? Cả hai đều sống đến mùa xuân, còn thành hai con rùa bảy tám mươi."
Lần này, ngay cả nụ cười của mẹ Mặt Rỗ cũng trở nên hờ hững, trong đôi mắt đã lòa như có một lớp màng, nhẹ nhàng ngăn cách tất cả những lời bà Tống nói ở ngoài tai.
Bà Tống trầy trật bắt lấy tay còn lại đã biến dạng của mẹ Mặt Rỗ, ra sức mà lắc: “Sống tiếp đi, em à, khó khăn biết mấy, hãy sống tiếp đi!"
Mẹ Mặt Rỗ im lặng rất lâu, rốt cuộc vẫn lắc đầu: “Chị khỏi phải nói nữa, tôi đã nghĩ kỹ rồi, chờ tôi quyết định đi đâu, nghiên cứu xong cách đi, là sẽ tìm cơ hội mà đi."
Bà Tống thở dài lau mắt, nhưng mắt bà khô khốc, đâu dễ khóc ra nước mắt.
Mẹ Mặt Rỗ hỏi: “Việc này, chị sẽ nói với người khác chứ?"
Bà Tống chưa kịp nghĩ kỹ, đã lắc đầu theo bản năng.
Nét mặt mẹ Mặt Rỗ vừa như dỡ được gánh nặng, vừa như hiểu được điều gì đó, bà ngắt lời: “Tôi biết… tôi biết mà, rồi có một ngày, chị cũng sẽ giống tôi thôi."
Sau đó bà Tống chống gậy, lê bước chân nặng nề, rời khỏi chỗ mẹ Mặt Rỗ, hai người chẳng ai thuyết phục được ai.
Mẹ Mặt Rỗ khiến lòng bà rất khó chịu, bà Tống cảm thấy mặt nóng rát, cũng có chút giận, cảm thấy mẹ Mặt Rỗ thật chẳng ra gì, phụ sự vất vả của Tam Béo và Ngụy Khiêm mấy năm nay.
Những tình cảm dẫu khó khăn gian khổ thế nào cũng không rời không bỏ đó, chẳng lẽ chỉ đáng mấy gian phòng nát sao?
Nhưng mà xét đến cùng, bà Tống cũng phải thừa nhận, nhìn từ khía cạnh nào đó thì mẹ Mặt Rỗ đúng – hoặc là phụ sự vất vả của bọn Ngụy Khiêm trước kia, hoặc là tiếp tục liên lụy.
Hoặc làm tròn lương tâm của bọn nhỏ, hoặc làm tròn lương tâm của chính mình.
Bà Tống sợ chết, đường đời càng đi đến cuối lại càng sợ cái chết hơn.
Bà được cứu lại và phục hồi như hiện giờ đâu có dễ… Nhưng khi bà run rẩy một lúc lâu mới cố gắng mở được cửa, trong lòng vẫn một lần nữa cảm khái với mình giữa muôn vàn khó khăn thế này: “Đồ bỏ đi, sống thật vô dụng!"
Thế nhưng cảm xúc này kéo dài không lâu, bởi tối hôm ấy Tống Tiểu Bảo kết thúc tập huấn quay về.
Tống Tiểu Bảo không có trách nhiệm nuôi gia đình hay sắp xếp các công việc lớn nhỏ trong nhà, chỉ cần vui vẻ từ sáng đến tối là được, trách nhiệm không lớn và cô làm cũng không tệ – quả thật ngày nào cũng om sòm hết.
Tiểu Bảo không ghét bỏ bà nội, bà nội nói chuyện chậm cũng không hề gì – dù sao ở nhà chỉ cần có cô thì hầu như chẳng còn đường cho người khác nói, một mình cô dư sức lải nhải từ đầu đến cuối.
Ngụy Khiêm đẩy cửa tiến vào, vừa vặn nghe thấy cô bé đang ở đó khoa tay múa chân khoác lác: “Bà nội à con bảo nhé, chờ mai kia con giỏi rồi không chừng còn được đi đóng phim điện ảnh đó! Bà chưa từng xem phim điện ảnh nhỉ… Không đâu, không giống với ti vi, màn hình to hơn ti vi nhiều, to như bức tường vậy đó bà!"
Ngụy Khiêm đứng ngay cửa, không cầm được lòng nở nụ cười.
Gã nhớ lúc còn trẻ mình luôn chê cô bé này quá ồn ào, đến bây giờ mới phát hiện, trong nhà có một người có thể ồn ào, đó là tốt phúc.
“Anh!" Tống Tiểu Bảo nhào đến như sóng thần, ríu rít nói, “Thiếu nữ này có gầy không? Có đẹp không? Giống một đóa hoa không?"
Ngụy Khiêm nét mặt ôn hòa nhưng miệng vẫn độc, gã lạnh lùng bảo: “Giống, y chang bông hoa đuôi chó."
Tiểu Bảo đeo lên người gã làm nũng như khỉ, khó khăn lắm Ngụy Khiêm mới lôi được cô bé xuống: “Anh ba mày cuối tuần mới về, hai hôm nữa tao cũng phải đi công tác, mày ở nhà một mình, chăm sóc bà nội được không?"
Tống Tiểu Bảo vội vàng đứng nghiêm: “Yên tâm đi, nhân dân là hậu thuẫn lớn nhất của anh!"
Ngụy Khiêm đập đầu “nhân dân" một phát: “Đi xem xem tiền lẻ trong nhà còn đủ dùng không?"
Tống Tiểu Bảo vui vẻ chạy đến xem ngăn kéo thường để tiền mặt rồi quay lại báo cáo: “Đủ… à, khoan đã."
Nói xong lại vào phòng bà Tống lấy thuốc thường dùng ra kiểm tra, xòe tay tính thử, quay đầu lại bảo Ngụy Khiêm: “Anh, thuốc của bà sắp hết rồi, anh để cho em thêm ít tiền."
Thấy Tống Tiểu Bảo chạy ra, bà Tống không nhịn được chậm chạp lê bước chân thò đầu xem thử.
Bà liền nhìn thấy Ngụy Khiêm lấy ví đếm một xấp tiền mặt đỏ chóe đưa cho Tiểu Bảo.
Nụ cười từ khi Tiểu Bảo trở về vẫn nằm trên mặt bà Tống dần mất đi.
Bà nghĩ: “Ôi trời, sao mua thuốc một lần lắm tiền như vậy? Uống vàng chắc?"
Quả nhiên, cách một hôm Ngụy Khiêm liền đi, trước khi đi, gã ném gia đình và văn phòng chính cho Tam Béo trông nom.
Tam Béo chẳng biết dây nào bị chập, đang nói liền nhắc lại chuyện cũ, muốn mai mối cho Ngụy Khiêm.
Ngụy Khiêm lập tức đau đầu: “Mẹ kiếp ông Tam, xin ông đó, tôi sắp mất phương hướng luôn rồi mà ông còn lo chuyện mai mối cho tôi?"
Tam Béo chẩn đoán bệnh như thật: “Mất phương hướng hả? Cảm giác đặc biệt luống cuống hả? Cảm thấy cuộc đời đầy áp lực, không hề có niềm vui đáng nói hả? Chú bị thiếu tình yêu đó."
Ngụy Khiêm mặt không cảm xúc nói: “Tôi cảm thấy tôi không thiếu tình yêu lắm, chứng bệnh này chắc do thiếu tiền dẫn đến thôi, giờ ông kiếm cho tôi mấy trăm triệu, bảo tôi lấy thân báo đáp ngay tại chỗ cũng được."
“Cút đi," Tam Béo xù lông, “Nữ thần nhà anh rọi sáng ngàn đời, bằng… bằng cái tảng đá hôi thối dưới hầm cầu như chú, cho cũng chẳng ai thèm."
Ngụy Khiêm nhún vai: “Được, không ai thèm thì thôi, tôi đi đây."
“Quay lại!" Tam Béo vừa nói vừa lấy tấm hình của cô gái lần trước, cố nhét cho Ngụy Khiêm, “Lần trước anh nói rồi đó, cô này tên Phùng Ninh, cùng khóa với Lâm Thanh, tốt nghiệp thạc sĩ rồi ở lại trường luôn, bây giờ vừa làm công tác hành chính vừa tiếp tục học lên, chờ xong tiến sĩ là ngay lập tức có thể chuyển thành giảng viên chính thức…"
Ngụy Khiêm chỉ muốn rên rỉ: “Tha cho tôi đi, tôi thực…"
Tam Béo cắt ngang: “Người ta là dân trí thức, có tài có sắc, giới thiệu coi như hời cho chú lắm đó – anh biết bây giờ chú rất bận, chờ lo xong chuyện hạng mục, quay về gặp mặt làm quen một chút, nghe chưa? Bao nhiêu người theo đuổi đó, chậm chân coi chừng bị cướp mất."
Ngụy Khiêm nói lấy lệ: “Lo xong nói sau."
Khuôn mặt lúc nào cũng vui vẻ hòa nhã của Tam Béo đột nhiên biến sắc, nét mặt sầm xuống, hắn lạnh lùng hỏi: “Sao nào, cô gái tốt như vậy còn không xứng với chú à? Chú cứ suốt ngày nói nọ nói kia Tiểu Viễn nhà chú, bản thân chú thì sao?"
Ngụy Khiêm dừng bước.
“Anh Tam không hại chú, anh biết chú không thích kiểu này, nhưng sống đâu chỉ cần tim đập thình thịch, còn phải hợp nhau mới có thể lâu dài, nhất thời vừa mắt nhưng về ở chung rồi ngày ngày rảnh rỗi đánh nhau, thì có tốt không?" Tam Béo thở dài, dịu giọng hơn, khuyên nhủ chân thành, “Với cái tính nết của chú, mấy cô gái trẻ chịu nổi? Chú phải tìm một người tính cách ôn hòa, chịu bao dung. Gặp mặt một lần thì thế nào? Không được thì tìm người khác, bộ mất miếng thịt chắc? Chú dám gánh vác cục diện lộn xộn như vậy mà không dám gặp một cô gái à?"
Chỉ một lần, Ngụy Khiêm rốt cuộc nhượng bộ.
Thật ra từ thâm tâm mà nói, bản thân gã cũng biết mình không hề cảm thấy hứng thú với Phùng Ninh, chỉ bị mấy câu của Tam Béo kích thích thôi.
Gã giống như nóng lòng muốn chứng minh rằng mình có thể làm tấm gương tốt cho Ngụy Chi Viễn, gã cũng có thể đưa ra lựa chọn lý trí của người lớn, chứ không nghe theo sự bốc đồng không nên có trong nội tâm.
Về phần sự khó chịu thấp thoáng trong lòng, bị Ngụy Khiêm lơ đi không hề băn khoăn, gã đã quen chịu đựng các loại áp lực và không thoải mái, cũng chẳng hề mong đợi quá nhiều vào cuộc sống hôn nhân.
Chỉ có điều, con người ta cần phải như vậy.
Sau đó, Ngụy Khiêm dẫn tiến sĩ Mã bay đến thành phố C xa xôi.
Khi gã vừa đi, Ngụy Chi Viễn mỗi sáng tối đều đặn gửi tin nhắn thăm hỏi đủ điều, ăn uống vệ sinh cái gì cũng phải nghe ngóng phải quản, đến cả dự báo thời tiết chỗ Ngụy Khiêm mỗi ngày cũng gửi qua nhắc nhở, phiền muốn chết.
Sau một thời gian, Ngụy Khiêm chỉ cần nghe tiếng chuông di động, khỏi cần nhìn đã biết tám chín phần mười lại là ông em phiền phức kia.
Rồi một ngày nọ, chẳng biết có chuyện gì mà Ngụy Chi Viễn đột nhiên gửi tin nhắn không đầu đuôi hỏi: “Cô ấy rất tốt?"
Ngụy Khiêm chẳng hiểu gì hết, tưởng Ngụy Chi Viễn gửi nhầm, vốn tính lát nữa hỏi thử, ngờ đâu vừa vặn có chút việc, thế là quên khuấy luôn.
Sau đó đột nhiên không còn tin tức của Ngụy Chi Viễn.
Mới đầu Ngụy Khiêm không thích ứng lắm, hơi mất vui khi bỗng nhiên bị coi nhẹ. Nhưng lúc gọi điện về báo bình an không thấy Tiểu Bảo có gì khác thường, mọi việc ở nhà đều tốt đẹp, Ngụy Khiêm suy bụng ta ra bụng người, đoán là Ngụy Chi Viễn cũng quá bận rộn, cảm giác khó chịu giằng co trong lòng vài ngày rồi thôi.
Phương Nam không như phương Bắc, công trình sẽ bị thời tiết ảnh hưởng, Ngụy Khiêm vừa đến hôm trước thì hôm sau đã mời một nhóm thiết kế, mất hai tuần bàn bạc ra một phương án sửa đổi.
Ban đầu khu biệt thự chia làm đôi, một là bệnh viện ở phía Bắc, một là trung tâm nghỉ dưỡng ở phía Nam.
Phía Bắc nhờ vào suối nước nóng trên núi, cải tạo thành một trung tâm dưỡng sinh phục vụ cả làm đẹp, trung tâm nghỉ dưỡng phía Nam thì bị sửa thành trường tư thục.
Vì ngôi trường này mà Lão Hùng lại bị phái về, lão bay một vòng các nơi trên toàn quốc, nhờ gần hết các mối quan hệ mới mời được một đơn vị đào tạo du học nổi tiếng, đưa ra điều kiện là miễn tiền thuê đồng thời cung cấp ăn ngủ và nghỉ dưỡng định kỳ cho giáo sư, mượn tên của đơn vị đào tạo du học kia, mở một “trường tư thục quốc tế".
Phục vụ trọn gói từ dạy ngoại ngữ đến môi giới du học, ký kết giao kèo giữ gốc với học viên, cam đoan nơi du học từ cấp nhà trường trở lên.
Chủ hộ ở khu biệt thự được miễn học phí và phí phục vụ.
Lần này quảng cáo lấy danh nghĩa “trường tư thục quốc tế", do một đơn vị đào tạo du học ra mặt, nhanh chóng tìm được các khách hàng mục tiêu, biến khu biệt thự nghỉ ngơi thành “khu trường học", trong vòng hai tháng gần như đã thu hồi được chi phí.
Sau hơn nửa năm, cả hạng mục đã thanh toán xong, thậm chí vượt xa khoản lợi nhuận 200% ban đầu ông Trương mong muốn.
Đương nhiên, những việc còn lại thuộc về đội ngũ kinh doanh của công ty hạng mục, lúc họ đón đợt khách thứ nhất từ nơi khác đến xem nhà, Ngụy Khiêm biết rằng cửa đầu tiên khó khăn nhất đã qua rồi.
Trên đường về, Mã Xuân Minh kích động hỏi gã y như mông mọc nhọt: “Thế, thế việc tư vấn của tôi lần này tính là thành công chứ? Tính là trót lọt chứ? Chủ tịch Ngụy, lúc trước ông bảo tôi đến chỗ ông làm việc là thật chứ? Tôi có thể…"
Hắn nghiêng đầu nhìn Ngụy Khiêm một cái, đột nhiên ngậm miệng.
Máy bay còn chưa rời khỏi đường băng mà Ngụy Khiêm đã dựa lên lưng ghế ngủ thiếp đi.
Làm ông chủ cũng chẳng dễ dàng gì, Mã Xuân Minh nghĩ thầm.
Sự tròng trành qua đi, tiến sĩ Mã hạ ghế xuống, lấy bút và sổ ra ghi lại những điều tâm đắc của toàn bộ chuyến công tác một cách cẩn thận và nghiêm túc. Sau đó hắn lật đến trang cuối, chăm chú vẽ một con rùa nhỏ đang bò lên núi vào trang trống.
Ngụy Khiêm nửa đường bị tiếp viên hàng không đưa cơm đánh thức, lúc ấy trên sổ của tiến sĩ Mã đã có nguyên một đội rùa.
Nét vẽ quen thuộc và động tác sống động giúp Ngụy Khiêm nhiều năm sau liếc qua là nhận ra, ba chữ “Mã Xuân Minh" lập tức trở nên quen thuộc, trùng khít với cái tên trên quyển sách giáo khoa cũ từng dùng.
Ngụy Khiêm không nhịn được hỏi: “Anh cũng tốt nghiệp cấp ba ở thành phố đó nhỉ?"
Tiến sĩ Mã luống cuống gấp sổ lại, hối hận vì mình nhất thời đắc ý quá, lại đem mặt đáng xấu hổ nhất trưng ra cho sếp tương lai thấy.
Ngụy Khiêm không nhịn được bật cười: “Không sao, anh vẽ à, vẽ đẹp lắm."
Gã không ngờ mình lại gặp “Thần Quy chân nhân" như thế này, trái đất quả thật quá tròn. Gã nhớ lại chuyện năm đó mình cầm hai quyển sách đi đánh hắc quyền ở Lưỡng Quảng, hé màn che giữa tiếng ù ù của động cơ máy bay, từng đám mây to ở bên dưới, tia tử ngoại mạnh đâm vào mắt đau nhói.
Trong lồng ngực Ngụy Khiêm đột nhiên như trời cao biển rộng.
… Đương nhiên, nếu gã biết trong thời gian mình vắng mặt, Tam Béo đã lén làm gì sau lưng, và lúc về mình sẽ phải đối mặt với điều gì, chưa biết chừng gã chẳng vui mừng sớm như vậy đâu.
Ngay hôm đầu Ngụy Khiêm vừa đi, Tam Béo liền mò sang nói với Tiểu Bảo là có một xấp tài liệu của công ty phải vào phòng Ngụy Khiêm lấy.
Tiểu Bảo đương nhiên không hề hoài nghi, ngậm táo đi qua chẳng buồn nhìn.
Tam Béo là người quen gây án dễ dàng như bỡn, sau khi vào phòng Ngụy Khiêm, hắn nhanh nhẹn gỡ tấm ảnh tốt nghiệp cũ rích vốn nằm trên bàn, thay bằng ảnh Phùng Ninh, còn để một hộp quà nhỏ ở bên cạnh đầy ám chỉ – trong cái hộp hiển nhiên do con gái gói đựng một cái bật lửa tinh xảo.
Ngụy Chi Viễn vốn không ngờ Ngụy Khiêm sẽ đột nhiên quyết định đến phương Nam, không thì cậu đã chẳng đi, một tuần sau cậu về nhà đúng hạn, tuy hơi tiếc nuối vì không thực hiện được kết quả kiểm tra, nhưng mỗi ngày vẫn kiên trì quấy rầy Ngụy Khiêm một lần, vui vẻ vô cùng.
Một ngày nọ, dường như cậu rốt cuộc đã làm phiền Ngụy Khiêm, Ngụy Khiêm gọi về, thoạt tiên hỏi khái quát tình hình ở nhà, sau đó bắt đầu mắng Ngụy Chi Viễn: “Mày có thôi không hả? Điện thoại mới về với bản là đã chơi di động ngay hả? Tiền điện thoại tháng này của tao cao hơn tay tư vấn ngu ngốc đang yêu đương kia rồi!"
Mấy câu cuối cùng nghe êm tai cực kỳ, Ngụy Chi Viễn bị mắng đến nở hoa trong bụng, nhưng nụ hoa này còn chưa nở hẳn thì Ngụy Chi Viễn đã sững ra vì tin tức khác – Tam Béo gõ cửa, xách vào mấy hộp bánh ngọt đóng gói xinh xinh, đưa cho Tiểu Bảo, nói: “Anh hai đứa không về được, chỉ béo hai đứa, ăn đi."
Tiểu Bảo mặt dày vô sỉ vừa mở hộp vừa làm bộ khách sáo: “Ôi anh Tam, anh qua chơi là được rồi còn bánh kẹo chi nữa… lần sau mang thêm mấy hộp được không?"
“Tham ăn quá!" Tam Béo cười hì hì trả lời, lại như cố ý như vô tình nhìn lướt qua Ngụy Chi Viễn, cố tình dùng giọng điệu mập mờ nói, “Đừng có tưởng bở, không phải mua cho em đâu, đây là người ta tặng riêng cho anh hai em đó."
Tiểu Bảo phải giữ dáng nên không dám ăn nhiều, chỉ bẻ nửa miếng cho đỡ thèm: “Ai ạ? Ai mua cho anh hai em?"
Tam Béo cười bí hiểm với Ngụy Chi Viễn đứng sau lưng cô bé: “Chị dâu tương lai của mấy đứa."
Hắn vừa lòng nhìn thấy Ngụy Chi Viễn bỗng dưng biến sắc.
Tiểu Bảo ngây ra giây lát, thoạt đầu nhíu mày hơi khó chịu, nhưng cô bé chấp nhận rất nhanh, lại thoải mái hỏi Tam Béo: “Chuyện từ bao giờ ạ? Sao anh hai không nói? Chị ấy đang làm gì? Tính tình được chứ? Người như thế nào?"
Tam Béo cười ha ha: “Anh Tam em giới thiệu mà tệ được sao? Vào phòng anh hai em mà xem, chắc chắn có hình đấy."
Tiểu Bảo lập tức chạy vào, nhanh chóng tìm được tấm hình Phùng Ninh cùng hộp quà trên bàn Ngụy Khiêm, ngạc nhiên như phát hiện đại lục mới, còn định kéo Ngụy Chi Viễn đến xem chung.
“Tiểu Bảo," Lúc này Ngụy Chi Viễn đột nhiên mở miệng, “Hình như bà nội đang gọi mày đấy."
“Dạ," Tống Tiểu Bảo không nghi ngờ, bỏ nốt miếng bánh còn lại vào miệng, má phồng lên quay đầu chạy ngay, “Có con!"
Tam Béo dò xét sắc mặt Ngụy Chi Viễn đang sầm xuống, hắn chưa bao giờ thấy Ngụy Chi Viễn như vậy, sự lạnh lùng u ám chẳng hề che giấu đó khiến Tam Béo không nhịn được nhớ tới sát nhân biến thái trả thù xã hội, chỉ ánh mắt đã khiến người ta không rét mà run.
Ngụy Khiêm mù hay sao mà cả điều này cũng không nhận ra – Tam Béo thầm cảm thán, dự cảm được Ngụy Chi Viễn muốn trở mặt với mình, những lời giấu kín phải nói thẳng ra rồi.
Tam Béo làm bộ như vừa mới phát giác, nhìn sắc mặt Ngụy Chi Viễn mà trêu ghẹo: “Sao nào? Không vui à?"
Ngụy Chi Viễn thoạt đầu không lên tiếng.
“Ôi, anh Tam biết, cảm giác này giống như khi cha cưới mẹ kế vậy, cũng chỉ mình con bé Tiểu Bảo kia là có thể vô tâm vô tư thôi." Tam Béo ra vẻ thấu hiểu vỗ bả vai cứng đờ của Ngụy Chi Viễn, làm bộ làm tịch nói, “Nhưng em nghĩ lại xem, anh hai dù sao cũng là anh hai em, ngay cả cha mẹ còn chẳng ở bên con cái cả đời, huống chi là anh em, rồi một ngày kia mấy đứa đều phải có gia đình riêng, đây là quy luật tự nhiên thôi."
Nói xong Tam Béo ngẩng đầu quan sát nét mặt Ngụy Chi Viễn, nhưng không dò ra chút gì từ ánh mắt cậu, bên trong chỉ là một màu đen u ám, hắn rốt cuộc không nhịn được buột miệng: “Anh hai em đời này chẳng dễ dàng gì, em… em… ôi, đừng khiến nó nhọc lòng thêm."
Ngụy Chi Viễn hạ thấp giọng, môi hầu như không mở ra: “Anh Tam, anh biết rồi à?"
Tam Béo không biết phải trả lời thế nào, đứng trước khuôn mặt nhợt nhạt vô cùng của cậu bé mình chứng kiến trưởng thành, hắn nhất thời không nói nên lời.
Khóe môi Ngụy Chi Viễn hơi mấp máy, dường như nhanh chóng cười khẩy một tiếng, rồi sau đó chẳng nói chẳng rằng quay người đi mất. Ánh mắt sau cùng khiến Tam Béo không nhịn được hoảng sợ, hắn khó nén nổi nghĩ: thằng bé này sẽ không bị kích thích rồi gây ra chuyện gì chứ?
Mẹ Mặt Rỗ bình thản giải thích: “Chị xem, cha mẹ tôi mất sớm, chồng chết rồi, bây giờ ngay cả con trai cũng mất nốt, chẳng còn người thân nào nữa. Bản thân tôi lại thành ra thế này, sống thêm cũng chỉ thành liên lụy, nhưng trước kia tôi luôn nghĩ, nếu tôi chết, cháu Tam và cháu Khiêm chịu khổ từng ấy năm chẳng hóa uổng phí sao? Thế nên tôi vẫn chưa dám chết. Mấy hôm trước chị chồng tôi đến đây một chuyến, nói căn nhà này không rẻ, mới nhắc nhở tôi rằng cái mạng già này còn đáng một căn nhà, tôi muốn để nó lại cho hai cháu."
Bà Tống trầy trật nói: “Dì nghĩ ngợi linh tinh gì vậy?"
“Tôi không nghĩ ngợi linh tinh, tôi chỉ muốn chọn một chỗ tốt, để đi rồi không ai tìm được nữa." Mẹ Mặt Rỗ nhẹ nhàng nói.
Dường như mạng sống đã thành một gánh nặng nhọc nhằn, khiến bà lao tới cái chết đặc biệt nhanh nhẹn thoải mái.
Nói đến đây, mẹ Mặt Rỗ quay đầu hỏi bà Tống: “Chị à, chị có đi cùng tôi không?"
Bà Tống vội lắc đầu, vụng về nói: “Tôi không dám, ở quê tôi, người già nhà ai như vậy, chính là để người ta đâm cột sống con cháu đời sau!"
Bà nói nhanh, mẹ Mặt Rỗ nghe mấy lần mới hiểu, lập tức bật cười: “Chị nghĩ nhiều quá, chị à, chỗ chúng ta ở, đi ra đi vào, ai biết chị là ai? Ở tầng trên là nam hay nữ là già hay trẻ chị có biết không? Ai đâm cột sống của ai đây?"
Bà Tống không phản bác được, mồm mép bà đã mất đi sự lanh lẹ sau đợt bệnh nặng, bây giờ dù người khác mắng ngay trước mặt, bà cũng chẳng biết nên đáp trả thế nào, mặt bà đỏ bừng lên vì sốt ruột.
Mẹ Mặt Rỗ phì cười: “Chị nói chậm thôi, không gấp, chị em mình bây giờ đều rảnh rỗi cả."
Tuy mẹ Mặt Rỗ không nói thẳng, nhưng đi như vậy chẳng phải là chết sao?
Con người ta sao có thể tự tìm cái chết được? Việc đó… mất mặt lắm!
Bà Tống ráng sức suy nghĩ xem nên ngăn cản thế nào, cố gắng để nhịp thở dồn dập dần thong thả lại.
Trí nhớ của bà bây giờ kém như gì, chuyện mấy chục năm trước lại như tảng đá dưới lòng sông, theo mặt nước dần khô cạn mà lộ ra.
Bà Tống trầy trật nói từng chữ, hòng phát âm rõ hơn.
“Lúc tôi bảy tám tuổi thì quân Nhật Bản sang, họ có đại bản doanh ở ngay phía Tây thành phố, thường có rất nhiều đàn bà Nhật Bản ra vào, nhà ông ba tôi ở ngay bên đó, người lớn không dám sang, trẻ con trái lại chẳng ai quản, ông tôi bảo tôi đi đưa lương thực cho họ. Thật ra quản mà làm chi, mẹ tôi đẻ năm đứa con gái, lần nào cũng gọi là nha đầu, nha đầu chẳng đáng xu nào, sống một hay chết một, trừ mẹ ruột ra thì có ai thèm để ý đâu?" Bà Tống nhìn mẹ Mặt Rỗ, buồn bã nói, “Lúc ấy tôi còn nhỏ, đâu biết sợ hãi, cũng đâu sợ quân Nhật Bản giết, đi lại bao nhiêu chuyến mà chưa từng gặp chuyện gì, gia đình đều nói mạng tôi lớn."
Mẹ Mặt Rỗ chỉ nở nụ cười không rõ ý tứ.
Bà Tống thấy không thể lay chuyển, đành phải nói tiếp: “Sau đó ba năm liền thiên tai đói kém, không có cái ăn, nhà đông được chia chút lương thực, nhưng trên có già dưới có trẻ, nào tới lượt chúng tôi. Mùa đông khắc nghiệt, tôi và chị dâu cầm miếng dưa muối cuối cùng nhúng nước lã mà ăn, tôi nói sang xuân rau dại mọc lên là không lo chết đói nữa. Chị dâu bảo: ‘Hà, em còn muốn sống đến đầu xuân cơ à? Chị không dám mơ mộng vậy đâu.’ Kết quả thế nào? Cả hai đều sống đến mùa xuân, còn thành hai con rùa bảy tám mươi."
Lần này, ngay cả nụ cười của mẹ Mặt Rỗ cũng trở nên hờ hững, trong đôi mắt đã lòa như có một lớp màng, nhẹ nhàng ngăn cách tất cả những lời bà Tống nói ở ngoài tai.
Bà Tống trầy trật bắt lấy tay còn lại đã biến dạng của mẹ Mặt Rỗ, ra sức mà lắc: “Sống tiếp đi, em à, khó khăn biết mấy, hãy sống tiếp đi!"
Mẹ Mặt Rỗ im lặng rất lâu, rốt cuộc vẫn lắc đầu: “Chị khỏi phải nói nữa, tôi đã nghĩ kỹ rồi, chờ tôi quyết định đi đâu, nghiên cứu xong cách đi, là sẽ tìm cơ hội mà đi."
Bà Tống thở dài lau mắt, nhưng mắt bà khô khốc, đâu dễ khóc ra nước mắt.
Mẹ Mặt Rỗ hỏi: “Việc này, chị sẽ nói với người khác chứ?"
Bà Tống chưa kịp nghĩ kỹ, đã lắc đầu theo bản năng.
Nét mặt mẹ Mặt Rỗ vừa như dỡ được gánh nặng, vừa như hiểu được điều gì đó, bà ngắt lời: “Tôi biết… tôi biết mà, rồi có một ngày, chị cũng sẽ giống tôi thôi."
Sau đó bà Tống chống gậy, lê bước chân nặng nề, rời khỏi chỗ mẹ Mặt Rỗ, hai người chẳng ai thuyết phục được ai.
Mẹ Mặt Rỗ khiến lòng bà rất khó chịu, bà Tống cảm thấy mặt nóng rát, cũng có chút giận, cảm thấy mẹ Mặt Rỗ thật chẳng ra gì, phụ sự vất vả của Tam Béo và Ngụy Khiêm mấy năm nay.
Những tình cảm dẫu khó khăn gian khổ thế nào cũng không rời không bỏ đó, chẳng lẽ chỉ đáng mấy gian phòng nát sao?
Nhưng mà xét đến cùng, bà Tống cũng phải thừa nhận, nhìn từ khía cạnh nào đó thì mẹ Mặt Rỗ đúng – hoặc là phụ sự vất vả của bọn Ngụy Khiêm trước kia, hoặc là tiếp tục liên lụy.
Hoặc làm tròn lương tâm của bọn nhỏ, hoặc làm tròn lương tâm của chính mình.
Bà Tống sợ chết, đường đời càng đi đến cuối lại càng sợ cái chết hơn.
Bà được cứu lại và phục hồi như hiện giờ đâu có dễ… Nhưng khi bà run rẩy một lúc lâu mới cố gắng mở được cửa, trong lòng vẫn một lần nữa cảm khái với mình giữa muôn vàn khó khăn thế này: “Đồ bỏ đi, sống thật vô dụng!"
Thế nhưng cảm xúc này kéo dài không lâu, bởi tối hôm ấy Tống Tiểu Bảo kết thúc tập huấn quay về.
Tống Tiểu Bảo không có trách nhiệm nuôi gia đình hay sắp xếp các công việc lớn nhỏ trong nhà, chỉ cần vui vẻ từ sáng đến tối là được, trách nhiệm không lớn và cô làm cũng không tệ – quả thật ngày nào cũng om sòm hết.
Tiểu Bảo không ghét bỏ bà nội, bà nội nói chuyện chậm cũng không hề gì – dù sao ở nhà chỉ cần có cô thì hầu như chẳng còn đường cho người khác nói, một mình cô dư sức lải nhải từ đầu đến cuối.
Ngụy Khiêm đẩy cửa tiến vào, vừa vặn nghe thấy cô bé đang ở đó khoa tay múa chân khoác lác: “Bà nội à con bảo nhé, chờ mai kia con giỏi rồi không chừng còn được đi đóng phim điện ảnh đó! Bà chưa từng xem phim điện ảnh nhỉ… Không đâu, không giống với ti vi, màn hình to hơn ti vi nhiều, to như bức tường vậy đó bà!"
Ngụy Khiêm đứng ngay cửa, không cầm được lòng nở nụ cười.
Gã nhớ lúc còn trẻ mình luôn chê cô bé này quá ồn ào, đến bây giờ mới phát hiện, trong nhà có một người có thể ồn ào, đó là tốt phúc.
“Anh!" Tống Tiểu Bảo nhào đến như sóng thần, ríu rít nói, “Thiếu nữ này có gầy không? Có đẹp không? Giống một đóa hoa không?"
Ngụy Khiêm nét mặt ôn hòa nhưng miệng vẫn độc, gã lạnh lùng bảo: “Giống, y chang bông hoa đuôi chó."
Tiểu Bảo đeo lên người gã làm nũng như khỉ, khó khăn lắm Ngụy Khiêm mới lôi được cô bé xuống: “Anh ba mày cuối tuần mới về, hai hôm nữa tao cũng phải đi công tác, mày ở nhà một mình, chăm sóc bà nội được không?"
Tống Tiểu Bảo vội vàng đứng nghiêm: “Yên tâm đi, nhân dân là hậu thuẫn lớn nhất của anh!"
Ngụy Khiêm đập đầu “nhân dân" một phát: “Đi xem xem tiền lẻ trong nhà còn đủ dùng không?"
Tống Tiểu Bảo vui vẻ chạy đến xem ngăn kéo thường để tiền mặt rồi quay lại báo cáo: “Đủ… à, khoan đã."
Nói xong lại vào phòng bà Tống lấy thuốc thường dùng ra kiểm tra, xòe tay tính thử, quay đầu lại bảo Ngụy Khiêm: “Anh, thuốc của bà sắp hết rồi, anh để cho em thêm ít tiền."
Thấy Tống Tiểu Bảo chạy ra, bà Tống không nhịn được chậm chạp lê bước chân thò đầu xem thử.
Bà liền nhìn thấy Ngụy Khiêm lấy ví đếm một xấp tiền mặt đỏ chóe đưa cho Tiểu Bảo.
Nụ cười từ khi Tiểu Bảo trở về vẫn nằm trên mặt bà Tống dần mất đi.
Bà nghĩ: “Ôi trời, sao mua thuốc một lần lắm tiền như vậy? Uống vàng chắc?"
Quả nhiên, cách một hôm Ngụy Khiêm liền đi, trước khi đi, gã ném gia đình và văn phòng chính cho Tam Béo trông nom.
Tam Béo chẳng biết dây nào bị chập, đang nói liền nhắc lại chuyện cũ, muốn mai mối cho Ngụy Khiêm.
Ngụy Khiêm lập tức đau đầu: “Mẹ kiếp ông Tam, xin ông đó, tôi sắp mất phương hướng luôn rồi mà ông còn lo chuyện mai mối cho tôi?"
Tam Béo chẩn đoán bệnh như thật: “Mất phương hướng hả? Cảm giác đặc biệt luống cuống hả? Cảm thấy cuộc đời đầy áp lực, không hề có niềm vui đáng nói hả? Chú bị thiếu tình yêu đó."
Ngụy Khiêm mặt không cảm xúc nói: “Tôi cảm thấy tôi không thiếu tình yêu lắm, chứng bệnh này chắc do thiếu tiền dẫn đến thôi, giờ ông kiếm cho tôi mấy trăm triệu, bảo tôi lấy thân báo đáp ngay tại chỗ cũng được."
“Cút đi," Tam Béo xù lông, “Nữ thần nhà anh rọi sáng ngàn đời, bằng… bằng cái tảng đá hôi thối dưới hầm cầu như chú, cho cũng chẳng ai thèm."
Ngụy Khiêm nhún vai: “Được, không ai thèm thì thôi, tôi đi đây."
“Quay lại!" Tam Béo vừa nói vừa lấy tấm hình của cô gái lần trước, cố nhét cho Ngụy Khiêm, “Lần trước anh nói rồi đó, cô này tên Phùng Ninh, cùng khóa với Lâm Thanh, tốt nghiệp thạc sĩ rồi ở lại trường luôn, bây giờ vừa làm công tác hành chính vừa tiếp tục học lên, chờ xong tiến sĩ là ngay lập tức có thể chuyển thành giảng viên chính thức…"
Ngụy Khiêm chỉ muốn rên rỉ: “Tha cho tôi đi, tôi thực…"
Tam Béo cắt ngang: “Người ta là dân trí thức, có tài có sắc, giới thiệu coi như hời cho chú lắm đó – anh biết bây giờ chú rất bận, chờ lo xong chuyện hạng mục, quay về gặp mặt làm quen một chút, nghe chưa? Bao nhiêu người theo đuổi đó, chậm chân coi chừng bị cướp mất."
Ngụy Khiêm nói lấy lệ: “Lo xong nói sau."
Khuôn mặt lúc nào cũng vui vẻ hòa nhã của Tam Béo đột nhiên biến sắc, nét mặt sầm xuống, hắn lạnh lùng hỏi: “Sao nào, cô gái tốt như vậy còn không xứng với chú à? Chú cứ suốt ngày nói nọ nói kia Tiểu Viễn nhà chú, bản thân chú thì sao?"
Ngụy Khiêm dừng bước.
“Anh Tam không hại chú, anh biết chú không thích kiểu này, nhưng sống đâu chỉ cần tim đập thình thịch, còn phải hợp nhau mới có thể lâu dài, nhất thời vừa mắt nhưng về ở chung rồi ngày ngày rảnh rỗi đánh nhau, thì có tốt không?" Tam Béo thở dài, dịu giọng hơn, khuyên nhủ chân thành, “Với cái tính nết của chú, mấy cô gái trẻ chịu nổi? Chú phải tìm một người tính cách ôn hòa, chịu bao dung. Gặp mặt một lần thì thế nào? Không được thì tìm người khác, bộ mất miếng thịt chắc? Chú dám gánh vác cục diện lộn xộn như vậy mà không dám gặp một cô gái à?"
Chỉ một lần, Ngụy Khiêm rốt cuộc nhượng bộ.
Thật ra từ thâm tâm mà nói, bản thân gã cũng biết mình không hề cảm thấy hứng thú với Phùng Ninh, chỉ bị mấy câu của Tam Béo kích thích thôi.
Gã giống như nóng lòng muốn chứng minh rằng mình có thể làm tấm gương tốt cho Ngụy Chi Viễn, gã cũng có thể đưa ra lựa chọn lý trí của người lớn, chứ không nghe theo sự bốc đồng không nên có trong nội tâm.
Về phần sự khó chịu thấp thoáng trong lòng, bị Ngụy Khiêm lơ đi không hề băn khoăn, gã đã quen chịu đựng các loại áp lực và không thoải mái, cũng chẳng hề mong đợi quá nhiều vào cuộc sống hôn nhân.
Chỉ có điều, con người ta cần phải như vậy.
Sau đó, Ngụy Khiêm dẫn tiến sĩ Mã bay đến thành phố C xa xôi.
Khi gã vừa đi, Ngụy Chi Viễn mỗi sáng tối đều đặn gửi tin nhắn thăm hỏi đủ điều, ăn uống vệ sinh cái gì cũng phải nghe ngóng phải quản, đến cả dự báo thời tiết chỗ Ngụy Khiêm mỗi ngày cũng gửi qua nhắc nhở, phiền muốn chết.
Sau một thời gian, Ngụy Khiêm chỉ cần nghe tiếng chuông di động, khỏi cần nhìn đã biết tám chín phần mười lại là ông em phiền phức kia.
Rồi một ngày nọ, chẳng biết có chuyện gì mà Ngụy Chi Viễn đột nhiên gửi tin nhắn không đầu đuôi hỏi: “Cô ấy rất tốt?"
Ngụy Khiêm chẳng hiểu gì hết, tưởng Ngụy Chi Viễn gửi nhầm, vốn tính lát nữa hỏi thử, ngờ đâu vừa vặn có chút việc, thế là quên khuấy luôn.
Sau đó đột nhiên không còn tin tức của Ngụy Chi Viễn.
Mới đầu Ngụy Khiêm không thích ứng lắm, hơi mất vui khi bỗng nhiên bị coi nhẹ. Nhưng lúc gọi điện về báo bình an không thấy Tiểu Bảo có gì khác thường, mọi việc ở nhà đều tốt đẹp, Ngụy Khiêm suy bụng ta ra bụng người, đoán là Ngụy Chi Viễn cũng quá bận rộn, cảm giác khó chịu giằng co trong lòng vài ngày rồi thôi.
Phương Nam không như phương Bắc, công trình sẽ bị thời tiết ảnh hưởng, Ngụy Khiêm vừa đến hôm trước thì hôm sau đã mời một nhóm thiết kế, mất hai tuần bàn bạc ra một phương án sửa đổi.
Ban đầu khu biệt thự chia làm đôi, một là bệnh viện ở phía Bắc, một là trung tâm nghỉ dưỡng ở phía Nam.
Phía Bắc nhờ vào suối nước nóng trên núi, cải tạo thành một trung tâm dưỡng sinh phục vụ cả làm đẹp, trung tâm nghỉ dưỡng phía Nam thì bị sửa thành trường tư thục.
Vì ngôi trường này mà Lão Hùng lại bị phái về, lão bay một vòng các nơi trên toàn quốc, nhờ gần hết các mối quan hệ mới mời được một đơn vị đào tạo du học nổi tiếng, đưa ra điều kiện là miễn tiền thuê đồng thời cung cấp ăn ngủ và nghỉ dưỡng định kỳ cho giáo sư, mượn tên của đơn vị đào tạo du học kia, mở một “trường tư thục quốc tế".
Phục vụ trọn gói từ dạy ngoại ngữ đến môi giới du học, ký kết giao kèo giữ gốc với học viên, cam đoan nơi du học từ cấp nhà trường trở lên.
Chủ hộ ở khu biệt thự được miễn học phí và phí phục vụ.
Lần này quảng cáo lấy danh nghĩa “trường tư thục quốc tế", do một đơn vị đào tạo du học ra mặt, nhanh chóng tìm được các khách hàng mục tiêu, biến khu biệt thự nghỉ ngơi thành “khu trường học", trong vòng hai tháng gần như đã thu hồi được chi phí.
Sau hơn nửa năm, cả hạng mục đã thanh toán xong, thậm chí vượt xa khoản lợi nhuận 200% ban đầu ông Trương mong muốn.
Đương nhiên, những việc còn lại thuộc về đội ngũ kinh doanh của công ty hạng mục, lúc họ đón đợt khách thứ nhất từ nơi khác đến xem nhà, Ngụy Khiêm biết rằng cửa đầu tiên khó khăn nhất đã qua rồi.
Trên đường về, Mã Xuân Minh kích động hỏi gã y như mông mọc nhọt: “Thế, thế việc tư vấn của tôi lần này tính là thành công chứ? Tính là trót lọt chứ? Chủ tịch Ngụy, lúc trước ông bảo tôi đến chỗ ông làm việc là thật chứ? Tôi có thể…"
Hắn nghiêng đầu nhìn Ngụy Khiêm một cái, đột nhiên ngậm miệng.
Máy bay còn chưa rời khỏi đường băng mà Ngụy Khiêm đã dựa lên lưng ghế ngủ thiếp đi.
Làm ông chủ cũng chẳng dễ dàng gì, Mã Xuân Minh nghĩ thầm.
Sự tròng trành qua đi, tiến sĩ Mã hạ ghế xuống, lấy bút và sổ ra ghi lại những điều tâm đắc của toàn bộ chuyến công tác một cách cẩn thận và nghiêm túc. Sau đó hắn lật đến trang cuối, chăm chú vẽ một con rùa nhỏ đang bò lên núi vào trang trống.
Ngụy Khiêm nửa đường bị tiếp viên hàng không đưa cơm đánh thức, lúc ấy trên sổ của tiến sĩ Mã đã có nguyên một đội rùa.
Nét vẽ quen thuộc và động tác sống động giúp Ngụy Khiêm nhiều năm sau liếc qua là nhận ra, ba chữ “Mã Xuân Minh" lập tức trở nên quen thuộc, trùng khít với cái tên trên quyển sách giáo khoa cũ từng dùng.
Ngụy Khiêm không nhịn được hỏi: “Anh cũng tốt nghiệp cấp ba ở thành phố đó nhỉ?"
Tiến sĩ Mã luống cuống gấp sổ lại, hối hận vì mình nhất thời đắc ý quá, lại đem mặt đáng xấu hổ nhất trưng ra cho sếp tương lai thấy.
Ngụy Khiêm không nhịn được bật cười: “Không sao, anh vẽ à, vẽ đẹp lắm."
Gã không ngờ mình lại gặp “Thần Quy chân nhân" như thế này, trái đất quả thật quá tròn. Gã nhớ lại chuyện năm đó mình cầm hai quyển sách đi đánh hắc quyền ở Lưỡng Quảng, hé màn che giữa tiếng ù ù của động cơ máy bay, từng đám mây to ở bên dưới, tia tử ngoại mạnh đâm vào mắt đau nhói.
Trong lồng ngực Ngụy Khiêm đột nhiên như trời cao biển rộng.
… Đương nhiên, nếu gã biết trong thời gian mình vắng mặt, Tam Béo đã lén làm gì sau lưng, và lúc về mình sẽ phải đối mặt với điều gì, chưa biết chừng gã chẳng vui mừng sớm như vậy đâu.
Ngay hôm đầu Ngụy Khiêm vừa đi, Tam Béo liền mò sang nói với Tiểu Bảo là có một xấp tài liệu của công ty phải vào phòng Ngụy Khiêm lấy.
Tiểu Bảo đương nhiên không hề hoài nghi, ngậm táo đi qua chẳng buồn nhìn.
Tam Béo là người quen gây án dễ dàng như bỡn, sau khi vào phòng Ngụy Khiêm, hắn nhanh nhẹn gỡ tấm ảnh tốt nghiệp cũ rích vốn nằm trên bàn, thay bằng ảnh Phùng Ninh, còn để một hộp quà nhỏ ở bên cạnh đầy ám chỉ – trong cái hộp hiển nhiên do con gái gói đựng một cái bật lửa tinh xảo.
Ngụy Chi Viễn vốn không ngờ Ngụy Khiêm sẽ đột nhiên quyết định đến phương Nam, không thì cậu đã chẳng đi, một tuần sau cậu về nhà đúng hạn, tuy hơi tiếc nuối vì không thực hiện được kết quả kiểm tra, nhưng mỗi ngày vẫn kiên trì quấy rầy Ngụy Khiêm một lần, vui vẻ vô cùng.
Một ngày nọ, dường như cậu rốt cuộc đã làm phiền Ngụy Khiêm, Ngụy Khiêm gọi về, thoạt tiên hỏi khái quát tình hình ở nhà, sau đó bắt đầu mắng Ngụy Chi Viễn: “Mày có thôi không hả? Điện thoại mới về với bản là đã chơi di động ngay hả? Tiền điện thoại tháng này của tao cao hơn tay tư vấn ngu ngốc đang yêu đương kia rồi!"
Mấy câu cuối cùng nghe êm tai cực kỳ, Ngụy Chi Viễn bị mắng đến nở hoa trong bụng, nhưng nụ hoa này còn chưa nở hẳn thì Ngụy Chi Viễn đã sững ra vì tin tức khác – Tam Béo gõ cửa, xách vào mấy hộp bánh ngọt đóng gói xinh xinh, đưa cho Tiểu Bảo, nói: “Anh hai đứa không về được, chỉ béo hai đứa, ăn đi."
Tiểu Bảo mặt dày vô sỉ vừa mở hộp vừa làm bộ khách sáo: “Ôi anh Tam, anh qua chơi là được rồi còn bánh kẹo chi nữa… lần sau mang thêm mấy hộp được không?"
“Tham ăn quá!" Tam Béo cười hì hì trả lời, lại như cố ý như vô tình nhìn lướt qua Ngụy Chi Viễn, cố tình dùng giọng điệu mập mờ nói, “Đừng có tưởng bở, không phải mua cho em đâu, đây là người ta tặng riêng cho anh hai em đó."
Tiểu Bảo phải giữ dáng nên không dám ăn nhiều, chỉ bẻ nửa miếng cho đỡ thèm: “Ai ạ? Ai mua cho anh hai em?"
Tam Béo cười bí hiểm với Ngụy Chi Viễn đứng sau lưng cô bé: “Chị dâu tương lai của mấy đứa."
Hắn vừa lòng nhìn thấy Ngụy Chi Viễn bỗng dưng biến sắc.
Tiểu Bảo ngây ra giây lát, thoạt đầu nhíu mày hơi khó chịu, nhưng cô bé chấp nhận rất nhanh, lại thoải mái hỏi Tam Béo: “Chuyện từ bao giờ ạ? Sao anh hai không nói? Chị ấy đang làm gì? Tính tình được chứ? Người như thế nào?"
Tam Béo cười ha ha: “Anh Tam em giới thiệu mà tệ được sao? Vào phòng anh hai em mà xem, chắc chắn có hình đấy."
Tiểu Bảo lập tức chạy vào, nhanh chóng tìm được tấm hình Phùng Ninh cùng hộp quà trên bàn Ngụy Khiêm, ngạc nhiên như phát hiện đại lục mới, còn định kéo Ngụy Chi Viễn đến xem chung.
“Tiểu Bảo," Lúc này Ngụy Chi Viễn đột nhiên mở miệng, “Hình như bà nội đang gọi mày đấy."
“Dạ," Tống Tiểu Bảo không nghi ngờ, bỏ nốt miếng bánh còn lại vào miệng, má phồng lên quay đầu chạy ngay, “Có con!"
Tam Béo dò xét sắc mặt Ngụy Chi Viễn đang sầm xuống, hắn chưa bao giờ thấy Ngụy Chi Viễn như vậy, sự lạnh lùng u ám chẳng hề che giấu đó khiến Tam Béo không nhịn được nhớ tới sát nhân biến thái trả thù xã hội, chỉ ánh mắt đã khiến người ta không rét mà run.
Ngụy Khiêm mù hay sao mà cả điều này cũng không nhận ra – Tam Béo thầm cảm thán, dự cảm được Ngụy Chi Viễn muốn trở mặt với mình, những lời giấu kín phải nói thẳng ra rồi.
Tam Béo làm bộ như vừa mới phát giác, nhìn sắc mặt Ngụy Chi Viễn mà trêu ghẹo: “Sao nào? Không vui à?"
Ngụy Chi Viễn thoạt đầu không lên tiếng.
“Ôi, anh Tam biết, cảm giác này giống như khi cha cưới mẹ kế vậy, cũng chỉ mình con bé Tiểu Bảo kia là có thể vô tâm vô tư thôi." Tam Béo ra vẻ thấu hiểu vỗ bả vai cứng đờ của Ngụy Chi Viễn, làm bộ làm tịch nói, “Nhưng em nghĩ lại xem, anh hai dù sao cũng là anh hai em, ngay cả cha mẹ còn chẳng ở bên con cái cả đời, huống chi là anh em, rồi một ngày kia mấy đứa đều phải có gia đình riêng, đây là quy luật tự nhiên thôi."
Nói xong Tam Béo ngẩng đầu quan sát nét mặt Ngụy Chi Viễn, nhưng không dò ra chút gì từ ánh mắt cậu, bên trong chỉ là một màu đen u ám, hắn rốt cuộc không nhịn được buột miệng: “Anh hai em đời này chẳng dễ dàng gì, em… em… ôi, đừng khiến nó nhọc lòng thêm."
Ngụy Chi Viễn hạ thấp giọng, môi hầu như không mở ra: “Anh Tam, anh biết rồi à?"
Tam Béo không biết phải trả lời thế nào, đứng trước khuôn mặt nhợt nhạt vô cùng của cậu bé mình chứng kiến trưởng thành, hắn nhất thời không nói nên lời.
Khóe môi Ngụy Chi Viễn hơi mấp máy, dường như nhanh chóng cười khẩy một tiếng, rồi sau đó chẳng nói chẳng rằng quay người đi mất. Ánh mắt sau cùng khiến Tam Béo không nhịn được hoảng sợ, hắn khó nén nổi nghĩ: thằng bé này sẽ không bị kích thích rồi gây ra chuyện gì chứ?
Tác giả :
Priest