Dạ Khúc: Năm Câu Chuyện Về Âm Nhạc Và Đêm Buông
Chương 24
Đã là lần thứ ba chúng tôi chơi bản nhạc phim Bố già từ sau bữa trưa, và tôi đang lia mắt qua các du khách ở bên kia piazza xem liệu bao nhiêu người đã có mặt từ lần chơi trước. Nói chung thì nếu phải nghe bài tủ nào đó quá một lần khách cũng không thấy vấn đề gì, nhưng anh không thể làm vậy quá thường xuyên vì họ sẽ ngờ anh không có một vốn tiết mục ra hồn. Thường thì vào khoảng này trong năm, lặp lại chương trình cũng không sao. Khi thu chớm đến trong gió cộng thêm cái giá cắt cổ cho mỗi cốc cà phê đủ đảm bảo lượng khách luân chuyển khá đều. Tóm lại, đấy là lý do khiến tôi đang chăm chú từng khuôn mặt trong quảng trường và tôi đã bắt gặp Tibor vì thế.
Cậu ta đang giơ tay vẫy và ban đầu tôi nghĩ là vẫy chúng tôi, nhưng rồi nhận ra cậu chỉ tìm cách gọi bồi bàn. Trông cậu già hơn, và đã lên cân, nhưng cũng không khó nhận ra. Tôi thúc một cú nhẹ vào Fabian đang đứng phong cầm ngay bên và hất đầu về phía chàng trai trẻ, dù lúc ấy không thể rời tay khỏi cây saxophone để chỉ tận nơi được. Đấy là lúc tôi nhận ra, sau khi nhìn một vòng ban nhạc, rằng ngoài tôi và Fabian, không còn ai ở lại từ đội hình mùa hè năm chúng tôi gặp Tibor.
Đồng ý, ngày đó cách nay đã bảy năm rồi, nhưng đấy vẫn là một cú sốc. Đã quen chơi cùng nhau ngày lại ngày, anh bắt đầu coi ban nhạc cũng như gia đình, những thành viên khác như là anh em. Và nếu đôi khi có người chuyển đi, anh muốn nghĩ rằng họ sẽ luôn giữ liên lạc, sẽ gửi thiếp về từ Venice hay Luân Đôn hay bất kể nơi nào họ đến, có thể cả một tấm ảnh chụp ban đang chơi cùng - như là viết thư về thăm quê. Thế nên giây phút này cứ như một lời nhắc nhở không đúng chỗ, rằng sự vật vần xoay mau chóng thế nào. Rằng bạn chí cốt hôm nay ngày mai thành người xa lạ, rắc rải khắp châu Âu, chơi cùng bản Bố già hay “Autumn Leaves" trong những quảng trường hay quán trà anh sẽ chẳng bao giờ đặt chân đến.
Khi chúng tôi chơi xong, Fabian ném cho tôi một cái nhìn thịnh nộ, bực tức vì bị thúc đúng giữa đoạn “đặc biệt" của anh ta - không hẳn là đoạn solo, mà là một trong những phút hiếm hoi khi vĩ cầm và clarinet đã dừng, tôi chỉ thổi vài nốt nhè nhẹ làm nền, một mình anh dẫn dắt giai điệu trên cây phong cầm. Khi tôi tìm cách giải thích, và chỉ Tibor giờ đang ngồi dưới cây dù khuấy cà phê, Fabian có vẻ khó khăn mới nhớ ra cậu ta. Cuối cùng anh ta cũng nói:
“À phải, thằng bé chơi cello. Không biết giờ nó còn đi với bà người Mỹ ấy không."
“Tất nhiên là không," tôi nói. “Anh không nhớ à? Mọi chuyện cuối cùng đã kết thúc vào thời kỳ đó."
Fabian nhún vai, đầu óc đã lại để cả vào tờ bản nhạc, và rồi chúng tôi đã bắt đầu bài tiếp.
Tôi thất vọng vì Fabian không tỏ ra nhiệt tình hơn, nhưng có lẽ anh ta chưa bao giờ ở trong số những người đặc biệt quan tâm đến cậu nhạc công trẻ. Fabian, anh ta trước giờ chỉ chơi ở phòng trà quán bar, anh hiểu không. Không phải như Giancarlo, người chơi vĩ cầm trong ban lúc đó, hay Ernesto chơi ghi ta bass. Họ đều đã học qua trường lớp, nên luôn bị cuốn hút về những người như Tibor. Có thể còn có một thoáng tị nạnh trong đó - vì quá trình đào tạo hàng đầu của Tibor, vì tương lai cậu ta vẫn đang rộng mở. Nhưng, nhìn nhận công bằng, tôi nghĩ chỉ là vì họ ưa bao bọc lấy những Tibor của thế giới này, chăm lo cho họ một chút, có thể còn chuẩn bị tinh thần cho họ về những gì sẽ đến, để khi gặp phải buồn phiền thất vọng cũng không đến nỗi quá khó khăn.
Mùa hè bảy năm trước trời ấm một cách kỳ lạ, và ngay cả ở thành phố chúng tôi, cũng có những lúc cứ tưởng như mình đã xuống đến biển Adriatic. Chúng tôi chơi ngoài trời suốt hơn bốn tháng - dưới vòm quán cà phê, nhìn ra quảng trường và toàn bộ khu bàn, và tôi phải nói với anh làm việc như thế rất là nóng, kể cả có hai hay ba cây quạt điện ầm ù xung quanh. Nhưng đấy là một mùa khấm khá, khách du lịch đến đông, một lượng lớn từ Đức hay Áo tới, và cả người Ý trốn nóng từ bờ biển lên. Và đấy là mùa hè đầu tiên chúng tôi để ý thấy những người Nga. Ngày nay họ chẳng còn đập vào mắt, du khách Nga cũng chẳng khác gì mọi người. Nhưng thời đó, họ vẫn còn là của hiếm đủ để anh phải ngoái nhìn. Họ ăn bận kỳ cục và đi đứng như trẻ nhỏ mới nhập trường. Lần đầu thấy Tibor, chúng tôi đang nghỉ giữa hai suất diễn, giải lao ở cái bàn to mà quán luôn giữ riêng cho chúng tôi. Cậu ta ngồi gần, chốc chốc lại đứng dậy dịch chỗ bao đàn cello để nắng khỏi chiếu vào.
“Nhìn thằng nhóc kìa," Giancarlo nói. “Một sinh viên trường nhạc người Nga không có đường kiếm sống. Và hắn sẽ làm gì? Quyết định vung tiền nốc cà phê giữa quảng trường trung tâm."
“Hắn là thằng ngốc, hẳn rồi," Ernesto nói. “Nhưng là một thằng ngốc lãng mạn. Vui lòng mà chết đói, miễn là được ngồi ở quảng trường đây cả chiều."
Cậu ta gầy gò với mái tóc màu hạt dẻ và cặp kính phản thời trang - gọng kính to đùng khiến cậu trông như một con gấu trúc. Ngày nào cậu cũng đến, và tôi không nhớ chính xác chuyện bắt đầu ra sao nhưng đến một lúc chúng tôi đã ngồi trò chuyện với cậu giữa các suất diễn. Và đôi khi nếu cậu đến trong giờ diễn chiều thì khi đã xong chúng tôi gọi cậu lại, có khi đãi cậu rượu vang và crostino.
Chúng tôi nhanh chóng được biết Tibor không phải người Nga, mà là Hungary; rằng cậu hẳn là lớn tuổi hơn bề ngoài, vì cậu đã tốt nghiệp Nhạc viện hoàng gia Luân Đôn, rồi lại hai năm ở Viên với Oleg Petrovic. Sau một khởi đầu gian nan dưới tay bậc đại danh cầm, cậu đã học được cách chinh phục những cơn hờn dỗi đã thành giai thoại của ông và rời khỏi Viên tràn đầy tự tin - cùng với một chuỗi lịch diễn ở những nhà hát châu Âu danh giá, dù nhỏ. Nhưng rồi các buổi hòa nhạc dần bị hủy vì thiếu người nghe; cậu buộc phải chơi thứ nhạc mà cậu ghét; chỗ ăn ở đều hoặc là đắt hoặc là không ra gì.
Thế nên Festival Văn hóa nghệ thuật được tổ chức đàng hoàng ở thành phố tôi - nguyên nhân đưa cậu đến đây mùa hè này - đem lại cú lên dây cót tinh thần cậu đang cần, và khi một bạn học cũ ở Nhạc viện cho cậu ở không mất tiền suốt mùa hè trong một căn hộ gần kênh, cậu đã nhận lời không lưỡng lự. Cậu rất thích thành phố này, cậu bảo chúng tôi thế, nhưng tiền bạc lúc nào cũng là vấn đề, và dù thi thoảng cũng có nơi mời diễn, lúc này cậu đang phải rất lung về bước đi tiếp theo.
Đến một lúc, sau khi lắng nghe những lo âu này thì Giancarlo và Ernesto quyết định chúng tôi phải làm gì đó giúp cậu. Và đấy là lý do Tibor đến gặp ông Kaufmann, người Amsterdam, họ hàng xa của Giancarlo với những quan hệ trong giới khách sạn.
Tôi nhớ rất rõ chiều hôm ấy. Vẫn còn là đầu mùa hè, và ông Kaufmann, Giancarlo, Ernesto, tất cả đám còn lại, chúng tôi ngồi trong nhà, trong phòng sau của quán, nghe Tibor chơi cello. Cậu thanh niên chắc đã nhận ra cậu ta đang diễn thử cho ông Kaufmann định giá, nên đến lúc này nhớ lại đêm ấy cậu háo hức chơi đến thế nào kể cũng thú vị. Cậu tỏ ra biết ơn chúng tôi rõ rệt, và anh có thể thấy rõ cậu vui lòng khi ông Kaufmann hứa sẽ hết sức giúp đỡ chừng nào quay về Amsterdam. Khi mọi người nói Tibor đã thay đổi theo chiều hướng xấu mùa hè ấy, rằng cậu ta đã thành ra tự cao quá mức cho phép, rằng tất cả là tại bà người Mỹ mà ra, thì, chà, có lẽ cũng có một phần sự thực.
Tibor đã để ý thấy bà ta khi đang uống cốc cà phê đầu tiên trong ngày. Vào giờ ấy, quảng trường mát dìu dịu rất dễ chịu - gần như cả sáng góc có quán cà phê vẫn nằm trong bóng râm - và đá lát đường còn ướt do vòi phun của công nhân vệ sinh. Vốn đã nhịn bữa sáng, cậu ta nhìn bằng cặp mắt ghen tị trong khi bàn bên bà ta gọi một loại nước quả, tiếp đó - rõ ràng vì nổi hứng, vì lúc đó còn chưa đến mười giờ - thêm một bát trai hấp. Cậu ta mơ hồ cảm thấy bà ta, đến lượt mình, cũng đôi lúc lén nhìn về phía cậu, nhưng lúc đó cậu chưa nghĩ gì nhiều.
“Bà ta rất ưa nhìn, đẹp nữa là khác," sau đó cậu kể cho chúng tôi. “Nhưng các anh thấy, bà ta phải hơn tôi đến mười, mười lăm tuổi. Thế thì làm sao tôi lại nghĩ chuyện gì được?"
Cậu đã quên bẵng bà và chuẩn bị quay về phòng để tập luyện vài giờ trước khi người hàng xóm ghé vào ăn trưa và bật radio, thì bỗng nhiên thấy người đàn bà đứng trước mặt mình.
Bà ta tươi cười rạng rỡ, dáng vẻ tỏ ra họ đã quen biết từ trước. Thực tế là chỉ vì bản tính nhút nhát mà cậu không lên tiếng chào bà ta. Rồi bà đặt một tay lên vai cậu, cứ như cậu vừa trượt một bài thi nhưng vẫn được tha thứ như thường, và nói:
“Mấy hôm trước tôi đã nghe anh độc tấu. Ở San Lorenzo."
“Cám ơn bà," cậu đáp, dù thấy ngay câu đó nghe ngớ ngẩn thế nào. Rồi vì người đàn bà vẫn tiếp tục tươi cười nhìn cậu, cậu nói tiếp: “À phải, nhà thờ San Lorenzo. Đúng thế. Tôi quả có chơi ở đó."
Người đàn bà cười to, rồi bỗng nhiên kéo ghế ngồi trước mặt cậu. “Anh nói cứ như anh gần đây có lịch diễn dày đặc lắm," bà ta nói, giọng có ý mỉa mai.
“Nếu thật thế thì tôi vừa khiến bà hiểu lầm. Buổi độc tấu bà đến là buổi duy nhất của tôi từ hai tháng nay."
“Nhưng anh mới chỉ vừa bắt đầu," bà nói. “Anh có được cuộc biểu diễn nào là khá lắm rồi. Và hôm đó cũng có kha khá khán giả đấy chứ."
“Kha khá khán giả? Có đúng hai mươi tư người."
“Đấy là buổi chiều. Biểu diễn ban chiều như thế là tốt rồi."
“Tôi không có tư cách than phiền. Nhưng thế cũng không phải nhiều lắm. Toàn du khách không có việc gì làm."
“Ồi! Anh không nên khinh thường họ thế. Suy cho cùng, ở đó có tôi. Tôi là một trong số du khách ấy." Rồi trong lúc mặt cậu đỏ lên - vì cậu vốn không có ý xúc phạm - bà ta chạm vào tay cậu và mỉm cười nói: “Anh mới vừa bắt đầu thôi. Đừng lo về số lượng khán giả vội. Đấy không phải lý do anh biểu diễn."
“Thế à? Thế tôi chơi nhạc để làm gì nếu không phải vì khán giả?"
“Tôi không muốn nói thế. Điều tôi muốn nói là ở quãng này trong sự nghiệp của anh, khán giả hai mươi người hay hai trăm người không quan trọng. Tôi có nên cho anh biết vì sao không? Vì anh có nó!"
“Tôi có nó?"
“Anh có nó. Chắc chắn là thế. Anh có… tiềm năng."
Cậu ghìm một tiếng cười khẩy suýt bật ra trên môi. Cậu thấy bực tức với mình nhiều hơn với bà, vì đã nghĩ bà sẽ nói kiểu như “thiên tư" hay ít nhất là “tài năng" và lập tức nhận ra mình đã tự lừa phỉnh mình thế nào mới mong chờ một nhận xét như thế. Nhưng người đàn bà vẫn đang nói tiếp:
“Ở quãng này, điều anh cần làm là chờ đợi cái người đặc biệt ấy đến và nghe anh. Và cái người ấy cũng rất có khả năng có mặt ở một căn phòng như thế vào một ngày thứ Ba, trong một đám khán giả chỉ hai chục người…"
“Có hai mươi tư người, chưa kể ban tổ chức…"
“Hai mươi tư, thế nào cũng được. Điều tôi muốn nói là lúc này số lượng không quan trọng. Lúc này quan trọng là cái người ấy."
“Ý bà là người từ hãng thu âm?"
“Hãng thu âm? Ồ không, không. Cái đó tự nó sẽ đến. Không, tôi muốn nói cái người sẽ làm cho anh tỏa sáng. Cái người sẽ nghe thấy anh và nhận ra anh không chỉ là một trong những gã tầm thường được đào tạo bài bản. Rằng cho dù anh vẫn còn trong kén, nhưng chỉ cần một chút giúp đỡ, anh sẽ xòe rộng đôi cánh bướm mà bay."
“Tôi hiểu. Có sự tình cờ nào khiến bà lại là cái người ấy không?"
“Ồi, thôi nào! Tôi hiểu anh là một chàng trai trẻ kiêu hãnh. Nhưng tôi cũng không thấy có vẻ có nhiều thầy hướng dẫn cậy cục mà đến với anh. Ít ra thì cũng không phải những người ở cỡ tôi."
Bây giờ cậu mới nghĩ ra mình đang phạm phải một điều đại ngớ ngẩn, và cậu quan sát kỹ khuôn mặt người đàn bà. Giờ bà ta đã gỡ đôi kính râm, và cậu nhìn thấy một khuôn mặt về cơ bản là hiền từ và dịu dàng, nhưng hơi bực dọc và có lẽ sắp chuyển sang giận dữ. Cậu cố gắng nhìn bà, hy vọng sẽ sớm nhận ra, nhưng cuối cùng cũng buộc phải nói:
“Tôi xin lỗi vô cùng. Có lẽ bà là một nhạc sĩ danh tiếng?"
“Tôi là Eloise McCormack," bà xưng danh với một nụ cười, và chìa tay ra. Thật không may, cái tên ấy chẳng nói lên gì cả và Tibor thấy mình tiến thoái lưỡng nan. Phản xạ đầu tiên của cậu là giả vờ kinh ngạc, và cậu thậm chí đã nói: “Thật ư. Thật là ngạc nhiên hết sức." Rồi cậu trấn tĩnh lại, nhận ra nói suông như thế chẳng những thiếu trung thực mà còn rất có khả năng dẫn đến lộ tẩy và hổ thẹn chỉ sau tích tắc. Thế nên cậu ngồi thẳng dậy mà nói:
“Miss McCormack, rất hân hạnh được gặp bà. Tôi hiểu là bà sẽ không tin nổi điều này, nhưng tôi xin bà thứ lỗi cho sự non nớt của tôi lẫn việc tôi trưởng thành trong khối Đông Âu cũ, phía sau bức rèm sắt. Có rất nhiều ngôi sao màn bạc và tên tuổi chính trường là tên cửa miệng ở phương Tây song cho đến tận hôm nay tôi vẫn chưa được biết. Vì thế bà phải tha lỗi cho chuyện tôi không biết chính xác bà là ai."
“Chà… thật là thẳng thắn đáng khâm phục." Mặc dù nói thế, bà tỏ ra bị xúc phạm thấy rõ, và vẻ hào hứng ban đầu có vẻ đã nguội mất. Sau một phút lúng túng, cậu nhắc lại:
“Bà là một nhạc sĩ danh tiếng, phải không ạ?"
Bà ta gật đầu, ánh mắt đánh sang bên kia quảng trường.
“Lần nữa tôi xin thứ lỗi," cậu nói. “Quả thật là vinh hạnh được một người như bà đến nghe buổi diễn của tôi. Và xin phép hỏi bà chơi nhạc cụ gì?"
“Cũng như anh," bà nói nhanh. “Cello. Vì thế tối mới vào. Kể cả là một buổi diễn xoàng như của anh, tôi cũng không đừng được. Tôi không thể bỏ qua. Tôi có cảm giác về sứ mệnh, tôi nghĩ thế."
“Sứ mệnh?"
“Tôi không biết có thể gọi bằng từ gì khác. Tôi muốn mọi người chơi cello đều chơi tốt. Đều chơi tuyệt đẹp. Nhưng quá nhiều khi, họ chơi một cách lầm lạc."
“Xin phép, nhưng có phải chỉ là nhạc công cello chúng ta mắc tội trình diễn lầm lạc? Hay bà nói đến tất cả các nhạc công?"
“Có thể với cả các nhạc công khác nữa. Nhưng tôi chơi cello, nên tôi lắng nghe những người chơi cello khác, và khi nghe thấy một người chơi hỏng… Anh biết không, mấy hôm trước, tôi thấy vài nhạc công trẻ chơi trong sảnh Bảo tàng thành phố và mọi người cứ thế đi qua, nhưng tôi không thể không đứng lại nghe. Và anh biết không, tôi cố gắng hết sức mới ngăn được mình đến chỗ họ nói cho họ biết."
“Họ chơi lỗi à?"
“Không hẳn là lỗi. Nhưng… chà, chỉ là nó không có đó. Nó không hề có ở đó. Nhưng anh thấy đấy, tôi yêu cầu quá nhiều. Tôi biết không nên đòi hỏi tất cả mọi người phải lên được mức tôi đặt ra cho mình. Họ chỉ là sinh viên trường nhạc thôi, tôi nghĩ thế."
Bà ngả người vào ghế lần đầu tiên và nhìn ra mấy đứa trẻ, ở đài nước giữa quảng trường, đang té nước nhau ầm ĩ. Cuối cùng, Tibor nói:
“Hôm thứ Ba trước bà cũng cảm thấy nỗi sốt ruột ấy, có lẽ thế. Nỗi sốt ruột muốn đến chỗ tôi và đưa ra lời khuyên."
Bà mỉm cười, nhưng một giây sau đã chuyển sang vẻ mặt cực kỳ nghiêm túc. “Có thể," bà nói. “Quả là thế. Bởi khi nghe anh chơi, tôi có thể nghe được chính mình ngày xưa. Anh đừng để bụng, điều tôi sắp nói thô lỗ lắm. Nhưng thực tình là, anh không hẳn đang đi đúng đường lúc này. Và khi tôi nghe anh, tôi rất muốn giúp anh tìm đến nó. Càng sớm càng tốt."
“Tôi phải nói trước là, tôi đã theo học Oleg Petrovic." Tibor nói thẳng và chờ phản ứng của bà. Hết sức ngạc nhiên, cậu thấy bà cố nén nụ cười.
“Petrovic, phải," bà nói. “Petrovic, vào thời của ông, là một nhạc sĩ đáng kính. Và tôi biết với các học trò ông ấy hẳn vẫn còn là một nhân vật đáng kể. Nhưng với rất nhiều người trong chúng ta hiện nay, những ý tưởng, những phương pháp của ông…" Bà lắc đầu và xòe đôi tay. Rồi trong khi Tibor vẫn chằm chằm nhìn bà, nghẹn lời vì tức giận, bà lần nữa lại đặt tay lên cánh tay cậu. “Tôi nói nhiều quá rồi. Tôi không có quyền làm thế. Tôi sẽ để cho anh yên."
Bà đứng lên và cử chỉ này làm cơn giận của cậu lắng xuống; Tibor tính tình rộng lượng và bản tính cậu không thể tức tối được lâu. Thêm nữa, điều bà vừa nói về người thầy cũ đã làm bật lên một nốt không vui từ sâu trong lòng cậu - những ý nghĩ cậu không hẳn dám tự nói với mình. Thế nên khi cậu nhìn lên bà, nét mặt cậu trên hết chỉ cho thấy nỗi bối rối.
“Xem này," bà nói, “lúc này anh chắc hẳn là quá bực tức với tôi nên không thể nghĩ về chuyện đó. Nhưng tôi muốn giúp anh. Nếu anh quyết định muốn nói chuyện tiếp, tôi đang ở ngay đằng kia. Ở Excelsior."
Khách sạn này, khách sạn lộng lẫy nhất toàn thành phố, nằm ở đầu kia quảng trường từ quán cà phê, và bà đang chỉ nó cho Tibor, rồi mỉm cười, và quay người bỏ đi về đó. Cậu vẫn đang nhìn theo thì bất ngờ bà quay lại khi đến gần đài nước, khiến bầy chim câu giật mình, đưa tay vẫy cậu, rồi đi tiếp.
Cậu ta đang giơ tay vẫy và ban đầu tôi nghĩ là vẫy chúng tôi, nhưng rồi nhận ra cậu chỉ tìm cách gọi bồi bàn. Trông cậu già hơn, và đã lên cân, nhưng cũng không khó nhận ra. Tôi thúc một cú nhẹ vào Fabian đang đứng phong cầm ngay bên và hất đầu về phía chàng trai trẻ, dù lúc ấy không thể rời tay khỏi cây saxophone để chỉ tận nơi được. Đấy là lúc tôi nhận ra, sau khi nhìn một vòng ban nhạc, rằng ngoài tôi và Fabian, không còn ai ở lại từ đội hình mùa hè năm chúng tôi gặp Tibor.
Đồng ý, ngày đó cách nay đã bảy năm rồi, nhưng đấy vẫn là một cú sốc. Đã quen chơi cùng nhau ngày lại ngày, anh bắt đầu coi ban nhạc cũng như gia đình, những thành viên khác như là anh em. Và nếu đôi khi có người chuyển đi, anh muốn nghĩ rằng họ sẽ luôn giữ liên lạc, sẽ gửi thiếp về từ Venice hay Luân Đôn hay bất kể nơi nào họ đến, có thể cả một tấm ảnh chụp ban đang chơi cùng - như là viết thư về thăm quê. Thế nên giây phút này cứ như một lời nhắc nhở không đúng chỗ, rằng sự vật vần xoay mau chóng thế nào. Rằng bạn chí cốt hôm nay ngày mai thành người xa lạ, rắc rải khắp châu Âu, chơi cùng bản Bố già hay “Autumn Leaves" trong những quảng trường hay quán trà anh sẽ chẳng bao giờ đặt chân đến.
Khi chúng tôi chơi xong, Fabian ném cho tôi một cái nhìn thịnh nộ, bực tức vì bị thúc đúng giữa đoạn “đặc biệt" của anh ta - không hẳn là đoạn solo, mà là một trong những phút hiếm hoi khi vĩ cầm và clarinet đã dừng, tôi chỉ thổi vài nốt nhè nhẹ làm nền, một mình anh dẫn dắt giai điệu trên cây phong cầm. Khi tôi tìm cách giải thích, và chỉ Tibor giờ đang ngồi dưới cây dù khuấy cà phê, Fabian có vẻ khó khăn mới nhớ ra cậu ta. Cuối cùng anh ta cũng nói:
“À phải, thằng bé chơi cello. Không biết giờ nó còn đi với bà người Mỹ ấy không."
“Tất nhiên là không," tôi nói. “Anh không nhớ à? Mọi chuyện cuối cùng đã kết thúc vào thời kỳ đó."
Fabian nhún vai, đầu óc đã lại để cả vào tờ bản nhạc, và rồi chúng tôi đã bắt đầu bài tiếp.
Tôi thất vọng vì Fabian không tỏ ra nhiệt tình hơn, nhưng có lẽ anh ta chưa bao giờ ở trong số những người đặc biệt quan tâm đến cậu nhạc công trẻ. Fabian, anh ta trước giờ chỉ chơi ở phòng trà quán bar, anh hiểu không. Không phải như Giancarlo, người chơi vĩ cầm trong ban lúc đó, hay Ernesto chơi ghi ta bass. Họ đều đã học qua trường lớp, nên luôn bị cuốn hút về những người như Tibor. Có thể còn có một thoáng tị nạnh trong đó - vì quá trình đào tạo hàng đầu của Tibor, vì tương lai cậu ta vẫn đang rộng mở. Nhưng, nhìn nhận công bằng, tôi nghĩ chỉ là vì họ ưa bao bọc lấy những Tibor của thế giới này, chăm lo cho họ một chút, có thể còn chuẩn bị tinh thần cho họ về những gì sẽ đến, để khi gặp phải buồn phiền thất vọng cũng không đến nỗi quá khó khăn.
Mùa hè bảy năm trước trời ấm một cách kỳ lạ, và ngay cả ở thành phố chúng tôi, cũng có những lúc cứ tưởng như mình đã xuống đến biển Adriatic. Chúng tôi chơi ngoài trời suốt hơn bốn tháng - dưới vòm quán cà phê, nhìn ra quảng trường và toàn bộ khu bàn, và tôi phải nói với anh làm việc như thế rất là nóng, kể cả có hai hay ba cây quạt điện ầm ù xung quanh. Nhưng đấy là một mùa khấm khá, khách du lịch đến đông, một lượng lớn từ Đức hay Áo tới, và cả người Ý trốn nóng từ bờ biển lên. Và đấy là mùa hè đầu tiên chúng tôi để ý thấy những người Nga. Ngày nay họ chẳng còn đập vào mắt, du khách Nga cũng chẳng khác gì mọi người. Nhưng thời đó, họ vẫn còn là của hiếm đủ để anh phải ngoái nhìn. Họ ăn bận kỳ cục và đi đứng như trẻ nhỏ mới nhập trường. Lần đầu thấy Tibor, chúng tôi đang nghỉ giữa hai suất diễn, giải lao ở cái bàn to mà quán luôn giữ riêng cho chúng tôi. Cậu ta ngồi gần, chốc chốc lại đứng dậy dịch chỗ bao đàn cello để nắng khỏi chiếu vào.
“Nhìn thằng nhóc kìa," Giancarlo nói. “Một sinh viên trường nhạc người Nga không có đường kiếm sống. Và hắn sẽ làm gì? Quyết định vung tiền nốc cà phê giữa quảng trường trung tâm."
“Hắn là thằng ngốc, hẳn rồi," Ernesto nói. “Nhưng là một thằng ngốc lãng mạn. Vui lòng mà chết đói, miễn là được ngồi ở quảng trường đây cả chiều."
Cậu ta gầy gò với mái tóc màu hạt dẻ và cặp kính phản thời trang - gọng kính to đùng khiến cậu trông như một con gấu trúc. Ngày nào cậu cũng đến, và tôi không nhớ chính xác chuyện bắt đầu ra sao nhưng đến một lúc chúng tôi đã ngồi trò chuyện với cậu giữa các suất diễn. Và đôi khi nếu cậu đến trong giờ diễn chiều thì khi đã xong chúng tôi gọi cậu lại, có khi đãi cậu rượu vang và crostino.
Chúng tôi nhanh chóng được biết Tibor không phải người Nga, mà là Hungary; rằng cậu hẳn là lớn tuổi hơn bề ngoài, vì cậu đã tốt nghiệp Nhạc viện hoàng gia Luân Đôn, rồi lại hai năm ở Viên với Oleg Petrovic. Sau một khởi đầu gian nan dưới tay bậc đại danh cầm, cậu đã học được cách chinh phục những cơn hờn dỗi đã thành giai thoại của ông và rời khỏi Viên tràn đầy tự tin - cùng với một chuỗi lịch diễn ở những nhà hát châu Âu danh giá, dù nhỏ. Nhưng rồi các buổi hòa nhạc dần bị hủy vì thiếu người nghe; cậu buộc phải chơi thứ nhạc mà cậu ghét; chỗ ăn ở đều hoặc là đắt hoặc là không ra gì.
Thế nên Festival Văn hóa nghệ thuật được tổ chức đàng hoàng ở thành phố tôi - nguyên nhân đưa cậu đến đây mùa hè này - đem lại cú lên dây cót tinh thần cậu đang cần, và khi một bạn học cũ ở Nhạc viện cho cậu ở không mất tiền suốt mùa hè trong một căn hộ gần kênh, cậu đã nhận lời không lưỡng lự. Cậu rất thích thành phố này, cậu bảo chúng tôi thế, nhưng tiền bạc lúc nào cũng là vấn đề, và dù thi thoảng cũng có nơi mời diễn, lúc này cậu đang phải rất lung về bước đi tiếp theo.
Đến một lúc, sau khi lắng nghe những lo âu này thì Giancarlo và Ernesto quyết định chúng tôi phải làm gì đó giúp cậu. Và đấy là lý do Tibor đến gặp ông Kaufmann, người Amsterdam, họ hàng xa của Giancarlo với những quan hệ trong giới khách sạn.
Tôi nhớ rất rõ chiều hôm ấy. Vẫn còn là đầu mùa hè, và ông Kaufmann, Giancarlo, Ernesto, tất cả đám còn lại, chúng tôi ngồi trong nhà, trong phòng sau của quán, nghe Tibor chơi cello. Cậu thanh niên chắc đã nhận ra cậu ta đang diễn thử cho ông Kaufmann định giá, nên đến lúc này nhớ lại đêm ấy cậu háo hức chơi đến thế nào kể cũng thú vị. Cậu tỏ ra biết ơn chúng tôi rõ rệt, và anh có thể thấy rõ cậu vui lòng khi ông Kaufmann hứa sẽ hết sức giúp đỡ chừng nào quay về Amsterdam. Khi mọi người nói Tibor đã thay đổi theo chiều hướng xấu mùa hè ấy, rằng cậu ta đã thành ra tự cao quá mức cho phép, rằng tất cả là tại bà người Mỹ mà ra, thì, chà, có lẽ cũng có một phần sự thực.
Tibor đã để ý thấy bà ta khi đang uống cốc cà phê đầu tiên trong ngày. Vào giờ ấy, quảng trường mát dìu dịu rất dễ chịu - gần như cả sáng góc có quán cà phê vẫn nằm trong bóng râm - và đá lát đường còn ướt do vòi phun của công nhân vệ sinh. Vốn đã nhịn bữa sáng, cậu ta nhìn bằng cặp mắt ghen tị trong khi bàn bên bà ta gọi một loại nước quả, tiếp đó - rõ ràng vì nổi hứng, vì lúc đó còn chưa đến mười giờ - thêm một bát trai hấp. Cậu ta mơ hồ cảm thấy bà ta, đến lượt mình, cũng đôi lúc lén nhìn về phía cậu, nhưng lúc đó cậu chưa nghĩ gì nhiều.
“Bà ta rất ưa nhìn, đẹp nữa là khác," sau đó cậu kể cho chúng tôi. “Nhưng các anh thấy, bà ta phải hơn tôi đến mười, mười lăm tuổi. Thế thì làm sao tôi lại nghĩ chuyện gì được?"
Cậu đã quên bẵng bà và chuẩn bị quay về phòng để tập luyện vài giờ trước khi người hàng xóm ghé vào ăn trưa và bật radio, thì bỗng nhiên thấy người đàn bà đứng trước mặt mình.
Bà ta tươi cười rạng rỡ, dáng vẻ tỏ ra họ đã quen biết từ trước. Thực tế là chỉ vì bản tính nhút nhát mà cậu không lên tiếng chào bà ta. Rồi bà đặt một tay lên vai cậu, cứ như cậu vừa trượt một bài thi nhưng vẫn được tha thứ như thường, và nói:
“Mấy hôm trước tôi đã nghe anh độc tấu. Ở San Lorenzo."
“Cám ơn bà," cậu đáp, dù thấy ngay câu đó nghe ngớ ngẩn thế nào. Rồi vì người đàn bà vẫn tiếp tục tươi cười nhìn cậu, cậu nói tiếp: “À phải, nhà thờ San Lorenzo. Đúng thế. Tôi quả có chơi ở đó."
Người đàn bà cười to, rồi bỗng nhiên kéo ghế ngồi trước mặt cậu. “Anh nói cứ như anh gần đây có lịch diễn dày đặc lắm," bà ta nói, giọng có ý mỉa mai.
“Nếu thật thế thì tôi vừa khiến bà hiểu lầm. Buổi độc tấu bà đến là buổi duy nhất của tôi từ hai tháng nay."
“Nhưng anh mới chỉ vừa bắt đầu," bà nói. “Anh có được cuộc biểu diễn nào là khá lắm rồi. Và hôm đó cũng có kha khá khán giả đấy chứ."
“Kha khá khán giả? Có đúng hai mươi tư người."
“Đấy là buổi chiều. Biểu diễn ban chiều như thế là tốt rồi."
“Tôi không có tư cách than phiền. Nhưng thế cũng không phải nhiều lắm. Toàn du khách không có việc gì làm."
“Ồi! Anh không nên khinh thường họ thế. Suy cho cùng, ở đó có tôi. Tôi là một trong số du khách ấy." Rồi trong lúc mặt cậu đỏ lên - vì cậu vốn không có ý xúc phạm - bà ta chạm vào tay cậu và mỉm cười nói: “Anh mới vừa bắt đầu thôi. Đừng lo về số lượng khán giả vội. Đấy không phải lý do anh biểu diễn."
“Thế à? Thế tôi chơi nhạc để làm gì nếu không phải vì khán giả?"
“Tôi không muốn nói thế. Điều tôi muốn nói là ở quãng này trong sự nghiệp của anh, khán giả hai mươi người hay hai trăm người không quan trọng. Tôi có nên cho anh biết vì sao không? Vì anh có nó!"
“Tôi có nó?"
“Anh có nó. Chắc chắn là thế. Anh có… tiềm năng."
Cậu ghìm một tiếng cười khẩy suýt bật ra trên môi. Cậu thấy bực tức với mình nhiều hơn với bà, vì đã nghĩ bà sẽ nói kiểu như “thiên tư" hay ít nhất là “tài năng" và lập tức nhận ra mình đã tự lừa phỉnh mình thế nào mới mong chờ một nhận xét như thế. Nhưng người đàn bà vẫn đang nói tiếp:
“Ở quãng này, điều anh cần làm là chờ đợi cái người đặc biệt ấy đến và nghe anh. Và cái người ấy cũng rất có khả năng có mặt ở một căn phòng như thế vào một ngày thứ Ba, trong một đám khán giả chỉ hai chục người…"
“Có hai mươi tư người, chưa kể ban tổ chức…"
“Hai mươi tư, thế nào cũng được. Điều tôi muốn nói là lúc này số lượng không quan trọng. Lúc này quan trọng là cái người ấy."
“Ý bà là người từ hãng thu âm?"
“Hãng thu âm? Ồ không, không. Cái đó tự nó sẽ đến. Không, tôi muốn nói cái người sẽ làm cho anh tỏa sáng. Cái người sẽ nghe thấy anh và nhận ra anh không chỉ là một trong những gã tầm thường được đào tạo bài bản. Rằng cho dù anh vẫn còn trong kén, nhưng chỉ cần một chút giúp đỡ, anh sẽ xòe rộng đôi cánh bướm mà bay."
“Tôi hiểu. Có sự tình cờ nào khiến bà lại là cái người ấy không?"
“Ồi, thôi nào! Tôi hiểu anh là một chàng trai trẻ kiêu hãnh. Nhưng tôi cũng không thấy có vẻ có nhiều thầy hướng dẫn cậy cục mà đến với anh. Ít ra thì cũng không phải những người ở cỡ tôi."
Bây giờ cậu mới nghĩ ra mình đang phạm phải một điều đại ngớ ngẩn, và cậu quan sát kỹ khuôn mặt người đàn bà. Giờ bà ta đã gỡ đôi kính râm, và cậu nhìn thấy một khuôn mặt về cơ bản là hiền từ và dịu dàng, nhưng hơi bực dọc và có lẽ sắp chuyển sang giận dữ. Cậu cố gắng nhìn bà, hy vọng sẽ sớm nhận ra, nhưng cuối cùng cũng buộc phải nói:
“Tôi xin lỗi vô cùng. Có lẽ bà là một nhạc sĩ danh tiếng?"
“Tôi là Eloise McCormack," bà xưng danh với một nụ cười, và chìa tay ra. Thật không may, cái tên ấy chẳng nói lên gì cả và Tibor thấy mình tiến thoái lưỡng nan. Phản xạ đầu tiên của cậu là giả vờ kinh ngạc, và cậu thậm chí đã nói: “Thật ư. Thật là ngạc nhiên hết sức." Rồi cậu trấn tĩnh lại, nhận ra nói suông như thế chẳng những thiếu trung thực mà còn rất có khả năng dẫn đến lộ tẩy và hổ thẹn chỉ sau tích tắc. Thế nên cậu ngồi thẳng dậy mà nói:
“Miss McCormack, rất hân hạnh được gặp bà. Tôi hiểu là bà sẽ không tin nổi điều này, nhưng tôi xin bà thứ lỗi cho sự non nớt của tôi lẫn việc tôi trưởng thành trong khối Đông Âu cũ, phía sau bức rèm sắt. Có rất nhiều ngôi sao màn bạc và tên tuổi chính trường là tên cửa miệng ở phương Tây song cho đến tận hôm nay tôi vẫn chưa được biết. Vì thế bà phải tha lỗi cho chuyện tôi không biết chính xác bà là ai."
“Chà… thật là thẳng thắn đáng khâm phục." Mặc dù nói thế, bà tỏ ra bị xúc phạm thấy rõ, và vẻ hào hứng ban đầu có vẻ đã nguội mất. Sau một phút lúng túng, cậu nhắc lại:
“Bà là một nhạc sĩ danh tiếng, phải không ạ?"
Bà ta gật đầu, ánh mắt đánh sang bên kia quảng trường.
“Lần nữa tôi xin thứ lỗi," cậu nói. “Quả thật là vinh hạnh được một người như bà đến nghe buổi diễn của tôi. Và xin phép hỏi bà chơi nhạc cụ gì?"
“Cũng như anh," bà nói nhanh. “Cello. Vì thế tối mới vào. Kể cả là một buổi diễn xoàng như của anh, tôi cũng không đừng được. Tôi không thể bỏ qua. Tôi có cảm giác về sứ mệnh, tôi nghĩ thế."
“Sứ mệnh?"
“Tôi không biết có thể gọi bằng từ gì khác. Tôi muốn mọi người chơi cello đều chơi tốt. Đều chơi tuyệt đẹp. Nhưng quá nhiều khi, họ chơi một cách lầm lạc."
“Xin phép, nhưng có phải chỉ là nhạc công cello chúng ta mắc tội trình diễn lầm lạc? Hay bà nói đến tất cả các nhạc công?"
“Có thể với cả các nhạc công khác nữa. Nhưng tôi chơi cello, nên tôi lắng nghe những người chơi cello khác, và khi nghe thấy một người chơi hỏng… Anh biết không, mấy hôm trước, tôi thấy vài nhạc công trẻ chơi trong sảnh Bảo tàng thành phố và mọi người cứ thế đi qua, nhưng tôi không thể không đứng lại nghe. Và anh biết không, tôi cố gắng hết sức mới ngăn được mình đến chỗ họ nói cho họ biết."
“Họ chơi lỗi à?"
“Không hẳn là lỗi. Nhưng… chà, chỉ là nó không có đó. Nó không hề có ở đó. Nhưng anh thấy đấy, tôi yêu cầu quá nhiều. Tôi biết không nên đòi hỏi tất cả mọi người phải lên được mức tôi đặt ra cho mình. Họ chỉ là sinh viên trường nhạc thôi, tôi nghĩ thế."
Bà ngả người vào ghế lần đầu tiên và nhìn ra mấy đứa trẻ, ở đài nước giữa quảng trường, đang té nước nhau ầm ĩ. Cuối cùng, Tibor nói:
“Hôm thứ Ba trước bà cũng cảm thấy nỗi sốt ruột ấy, có lẽ thế. Nỗi sốt ruột muốn đến chỗ tôi và đưa ra lời khuyên."
Bà mỉm cười, nhưng một giây sau đã chuyển sang vẻ mặt cực kỳ nghiêm túc. “Có thể," bà nói. “Quả là thế. Bởi khi nghe anh chơi, tôi có thể nghe được chính mình ngày xưa. Anh đừng để bụng, điều tôi sắp nói thô lỗ lắm. Nhưng thực tình là, anh không hẳn đang đi đúng đường lúc này. Và khi tôi nghe anh, tôi rất muốn giúp anh tìm đến nó. Càng sớm càng tốt."
“Tôi phải nói trước là, tôi đã theo học Oleg Petrovic." Tibor nói thẳng và chờ phản ứng của bà. Hết sức ngạc nhiên, cậu thấy bà cố nén nụ cười.
“Petrovic, phải," bà nói. “Petrovic, vào thời của ông, là một nhạc sĩ đáng kính. Và tôi biết với các học trò ông ấy hẳn vẫn còn là một nhân vật đáng kể. Nhưng với rất nhiều người trong chúng ta hiện nay, những ý tưởng, những phương pháp của ông…" Bà lắc đầu và xòe đôi tay. Rồi trong khi Tibor vẫn chằm chằm nhìn bà, nghẹn lời vì tức giận, bà lần nữa lại đặt tay lên cánh tay cậu. “Tôi nói nhiều quá rồi. Tôi không có quyền làm thế. Tôi sẽ để cho anh yên."
Bà đứng lên và cử chỉ này làm cơn giận của cậu lắng xuống; Tibor tính tình rộng lượng và bản tính cậu không thể tức tối được lâu. Thêm nữa, điều bà vừa nói về người thầy cũ đã làm bật lên một nốt không vui từ sâu trong lòng cậu - những ý nghĩ cậu không hẳn dám tự nói với mình. Thế nên khi cậu nhìn lên bà, nét mặt cậu trên hết chỉ cho thấy nỗi bối rối.
“Xem này," bà nói, “lúc này anh chắc hẳn là quá bực tức với tôi nên không thể nghĩ về chuyện đó. Nhưng tôi muốn giúp anh. Nếu anh quyết định muốn nói chuyện tiếp, tôi đang ở ngay đằng kia. Ở Excelsior."
Khách sạn này, khách sạn lộng lẫy nhất toàn thành phố, nằm ở đầu kia quảng trường từ quán cà phê, và bà đang chỉ nó cho Tibor, rồi mỉm cười, và quay người bỏ đi về đó. Cậu vẫn đang nhìn theo thì bất ngờ bà quay lại khi đến gần đài nước, khiến bầy chim câu giật mình, đưa tay vẫy cậu, rồi đi tiếp.
Tác giả :
Kazuo Ishiguro