Dạ Khúc: Năm Câu Chuyện Về Âm Nhạc Và Đêm Buông
Chương 2
Khi tôi tới gặp ông Gardner thì đường phố đã khá tối và vắng vẻ. Hồi ấy tôi vẫn còn lạc đường mỗi lần đi xa quảng trường San Marco, thế nên dù đã khởi hành sớm, dù đã biết vị trí cây cầu nơi ông Gardner hẹn, tôi vẫn đến muộn vài phút.
Ông đứng ngay dưới ngọn đèn đường, mặc bộ com lê nhăm nhúm, áo sơ mi mở ba hay bốn nút, có thể nhìn thấy cả lông trên ngực. Khi tôi tạ lỗi đến muộn, ông bảo:
“Vài phút thì có hề gì? Lindy và tôi lấy nhau đã hai mươi bảy năm. Vài phút thì có hề gì?"
Ông không bực tức, nhưng có vẻ nghiêm trọng và âu sầu – không có gì là lãng mạn. Đằng sau ông là chiếc gondola dập dềnh nhẹ nhàng trên sóng, và tôi thấy người đứng thuyền là Vittorio, một người tôi không mấy ưa. Trước mặt tôi, Vittorio lúc nào cũng xởi lởi, nhưng tôi biết – ngay từ hồi ấy – anh ta đi khắp nơi nói đủ thứ chuyện tồi tệ, toàn chuyện đặt điều, về những kẻ như tôi, những kẻ anh ta gọi là “bọn ngoại quốc từ các nước mới nứt mắt". Thế nên hôm ấy khi anh ta chào tôi hồ hởi như anh em ruột, tôi chỉ đáp lại bằng cái gật đầu, và im lặng đợi anh ta đỡ ông Gardner vào thuyền. Rồi tôi đưa anh ta cầm cây đàn – tôi mang theo cây Tây Ban Cầm, để cây có lỗ ô van ở nhà – và cũng trèo vào theo.
Ông Gardner liên tục xoay trở ở đằng mũi, có một lần còn ngồi phịch xuống đến nỗi suýt làm lật thuyền. Nhưng có vẻ ông không để ý thấy, và khi thuyền rời bờ, ông cứ nhìn đăm đăm xuống nước.
Mất vài phút chúng tôi lướt đi lặng lẽ giữa hai dãy nhà tối đen, chốc chốc lọt qua bên dưới những cây cầu thấp. Rồi ông bứt khỏi những ý nghĩ đăm chiêu mà nói:
“Nghe này, anh bạn. Tôi biết là chúng ta đã thỏa thuận xong các tiết mục tối nay. Nhưng tôi vừa nghĩ nãy giờ. Lindy rất thích bài ‘By the time I get to Phoenix’. Tôi có ghi âm bài đó một lần lâu lắm rồi."
“Vâng, thưa ông Gardner. Mẹ tôi lúc nào cũng nói bài đó ông hát hay hơn cả Sinatra. Hơn cả cái bản nổi tiếng do Glenn Campbell hát nữa."
Ông Gardner gật đầu, rồi một lúc lâu tôi không nhìn rõ mặt ông. Vittorio cất tiếng hô báo hiệu vang dội các bức tường trước khi cho thuyền ngoặt qua chỗ rẽ.
“Tôi đã hát cho bà ấy nghe bài này rất nhiều lần," ông Gardner nói. “Anh hiểu không, tôi nghĩ bà ấy sẽ thích được nghe bài ấy tối nay. Anh có thuộc nhạc chứ?"
Lúc này cây đàn đã ra khỏi bao, nên tôi chơi vài khúc.
“Lên chút nữa," ông nói. “Lên đến mi giáng. Hồi thu đĩa tôi hát thế mà."
Thế nên tôi chơi lại đoạn nhạc theo tông mới, và khi đã hết có lẽ cả một đời, ông Gardner cất tiếng hát, rất khẽ khàng, ghìm nhịp thở, như là không nhớ rõ lời. Nhưng giọng ông vọng lại rất rõ trong lòng kênh yên tĩnh. Quả thật là nghe rất tuyệt. Và trong một lúc hình như tôi trở lại làm đứa bé con, ở trong căn hộ, nằm ườn trên thảm trong lúc mẹ ngồi trên xô pha, mệt lử, hoặc có khi sầu não, còn đĩa Tony Gardner thì quay trong góc phòng.
Ông Gardner đột ngột ngưng hát và nói: “Được rồi. Chúng ta sẽ chơi ‘Phoenix’ cung mi giáng. Rồi có thể là ‘I fall in love too easily’, như chúng ta đã bàn. Và kết thúc bằng ‘One for my baby’. Thế là đủ. Bà ấy sẽ không nghe nhiều hơn đâu."
Sau đó ông lại chìm vào suy tưởng, và chúng tôi cứ thế trôi qua bóng tối trong tiếng khỏa nước nhè nhẹ của Vittorio.
“Ông Gardner ạ", rốt cuộc tôi nói, “mong ông thứ lỗi câu hỏi của tôi. Nhưng bà Gardner có biết trước cuộc trình diễn này không? Hay đây là một bất ngờ thú vị?"
Ông thở dài nặng nhọc, rồi nói: “Tôi nghĩ chắc là phải xếp vào mục bất ngờ thú vị." Rồi nói thêm: “Có Chúa biết bà ấy sẽ phản ứng thế nào. Có thể chúng ta sẽ không tới được tận ‘One for my baby’."
Vittorio cho thuyền ngoặt qua một khúc kênh nữa, và đột ngột nghe vang lên tiếng cười và tiếng nhạc, chúng tôi trôi qua một nhà hàng lớn, đèn đuốc sang trưng. Bàn nào hình như cũng kín khách, các anh bồi lăng xăng hối hả, thực khách đều có vẻ sung sướng, dù ở bên kênh đào vào mùa này trong năm chắc cũng không ấm mấy. Sau cảnh tĩnh mịch và bóng tối chúng tôi vừa đi qua, nhà hàng này gây cho tôi cảm giác bất an. Có vẻ như chúng tôi mới là người đứng yên, đứng trên bến tàu mà ngắm, trong lúc con tàu dạ tiệc lấp lánh ấy trôi qua. Tôi nhìn thấy vài khuôn mặt ngoảnh ra phía mình, nhưng không ai để ý nhiều đến chúng tôi. Rồi nhà hàng đã nằm lại đằng sau, và tôi nói:
“Kể cũng buồn cười. Ông có tưởng tượng được đám khách du lịch ấy sẽ làm gì nếu họ vỡ lẽ là có chiếc thuyền chở Tony Gardner huyền thoại vừa đi qua không?"
Vittorio, dù không khá tiếng Anh lắm, cũng hiểu được đại ý và cười một tiếng nho nhỏ. Nhưng một hồi lâu ông Gardner không đáp lại. Chúng tôi vừa trở lại trong bóng tối, trên một khúc kênh hẹp giữa những cửa ra vào sáng nhờ nhờ, thì ông bảo:
“Anh bạn, anh đã sống tại một nước cộng sản. Chính vì thế anh không nhận ra ở đây thế giới vận hành thế nào."
“Ông Gardner," tôi nói, “giờ nước tôi không còn là cộng sản nữa. Giờ chúng tôi là một dân tộc tự do."
“Tôi xin lỗi. Tôi không có ý khinh thường tổ quốc anh. Các anh là một dân tộc anh dũng. Tôi mong cho các anh chóng được hòa bình và thịnh vượng. Nhưng tôi định nói với anh là, anh bạn, tôi có ý là vì anh sinh trưởng ở quê hương anh cho nên điều tự nhiên là có nhiều chuyện anh chưa hiểu hết. Cũng như sẽ có nhiều điều tôi không hiểu về đất nước anh."
“Tôi nghĩ là ông nói đúng, thưa ông Gardner."
“Những người chúng ta vừa đi qua. Nếu anh đến chỗ họ mà bảo, ‘Này, các anh có ai còn nhớ Tony Gardner không?’ thì có thể một vài người trong đó, phần lớn cũng nên, sẽ bảo có. Ai biết được? Nhưng đi thuyền qua như chúng ta vừa rồi, ngay cả nếu họ có nhận ra tôi, liệu họ có phấn khích không? Tôi nghĩ là không. Họ sẽ không buông nĩa, sẽ không ngắt quãng câu chuyện tâm tình bên ánh nến đâu. Việc gì phải thế? Chẳng qua là một gã hát tình ca của một thời xưa cũ mà thôi."
“Cái này thì tôi không tin được, thưa ông Gardner. Ông là một giọng hát kinh điển. Ông cũng ngang với Sinatra hay Dean Martin. Những nhân vật kinh điển, họ không bao giờ lỗi mốt. Không phải như đám nhạc pop bây giờ."
“Anh nói thế là tử tế lắm, anh bạn. Tôi biết anh có thiện ý. Nhưng một đêm như đêm nay, đây không phải là lúc để phỉnh nịnh tôi."
Tôi đã muốn phản đối, nhưng có gì đó trong dáng vẻ ông khiến tôi không muốn tiếp tục đề tàu này. Thế nên chúng tôi đi tiếp, không nói câu nào. Thành thực mà nói, lúc này tôi bắt đầu nghĩ xem mình đã rơi vào chuyện gì, cái trò hát bên cửa sổ này là sao. Và những người này là người Mỹ nữa chứ. Làm sao tôi dám chắc rằng khi ông Gardner bắt đầu hát bà Gardner sẽ không đến bên cửa chĩa súng nã đạn vào chúng tôi.
Có lẽ Vittorio cũng đang nghĩ tương tự trong đầu, bởi khi chúng tôi lướt qua gần một cây đèn gắn trên tường, anh ta ném cho tôi một cái nhìn như muốn nói: “Chúng ta vớ được một gã gàn dở, phải không, amico?" Nhưng tôi không đáp lại. Tôi không định về phe với loại người như anh ta chống lại ông Gardner. Theo lời Vittorio, những kẻ nhập cư như tôi chỉ có đi lột tiền của khách du lịch, xả rác xuống kênh, và nói chung là hủy hoại cả thành phố. Có những ngày, nếu đang gặp cơn khó chịu, anh ta sẵn sàng kết tội chúng tôi là bọn xin đểu – dâm tặc nữa không chừng. Tôi đã có lần hỏi thẳng mặt có đúng là anh ta nói vậy về chúng tôi không, và anh ta thề thốt đấy chỉ toàn là bịa đặt. Làm sao anh ta mà lại hận thù chủng tộc được, trong khi có một bà dì người Do Thái mà anh ta tôn thờ như mẹ? Nhưng một buổi chiều nọ tôi đang tiêu khiển giữa hai suất diễn, tựa mình trên cây cầu ở Dorsoduro thì thấy một chiếc gondola trôi quabên dưới. Trên đó có ba du khách đang ngồi, và Vittorio đứng dựa cây chèo, làm một bài diễn văn cho cả thế giới cùng nghe, miệng tuôn ra đúng những lời lẽ ấy. Cho nên anh ta cứ việc tìm mắt tôi tùy thích, nhưng đừng có hòng tranh thủ tình đồng đội của tôi.
“Tôi sẽ cho anh biết một bí mật nhỏ," ông Gardner thình lình nói. “Một bí mật nhỏ về nghề diễn. Trao đổi kinh nghiệm nhà nghề. Cũng đơn giản thôi. Anh phải biết một điều gì đó, điều gì cũng được, anh phải biết một điều gì đó về khán giả của anh. Một điều gì đó đủ cho anh có thể ngầm phân biệt được khán giả này với những người anh vừa hát cho nghe đêm hôm trước. Ta lấy ví dụ anh đang ở Milwaukee. Anh phải tự hỏi mình, có gì khác, có gì đặc biệt ở khán giả Milwaukee? Có gì khiến họ khác với khán giả Madison? Nếu không nghĩ ra được gì, anh cứ phải nghĩ tiếp đến lúc tìm được. Milwaukee, Milwaukee. Ở Milwaukee có món sườn lợn rất ngon. Chỉ thế là đủ, đấy là cái sẽ giúp anh khi bước ra sân khấu. Anh không cần phải nói ra với họ, chỉ cần giữ trong đầu khi anh hát cho họ nghe. Những người ở trước mặt anh đây, họ là những người vẫn hay ăn sườn hảo hạng. Họ có đòi hỏi rất cao đối với món sườn. Anh hiểu tôi nói gì không? Như thế khán giả trở thành một người mà anh hiểu, một người anh có thể biểu diễn cho nghe. Đấy, bí mật của tôi là thế. Trao đổi kinh nghiệm nhà nghề."
“Vâng, cám ơn, thưa ông Gardner. Tôi chưa bao giờ nghĩ theo cách đó. Chỉ bảo của một người như ông, tôi sẽ không bao giờ quên."
“Thế nên," ông nói tiếp, “tối nay chúng ta đang biểu diễn cho Lindy. Lindy là khán giả. Thế nên tôi sẽ nói với anh gì đó về Lindy. Anh có muốn nghe về Lindy không?"
“Có chứ, thưa ông Gardner," tôi nói. “Tôi hết sức muốn nghe về bà ấy."
Ông đứng ngay dưới ngọn đèn đường, mặc bộ com lê nhăm nhúm, áo sơ mi mở ba hay bốn nút, có thể nhìn thấy cả lông trên ngực. Khi tôi tạ lỗi đến muộn, ông bảo:
“Vài phút thì có hề gì? Lindy và tôi lấy nhau đã hai mươi bảy năm. Vài phút thì có hề gì?"
Ông không bực tức, nhưng có vẻ nghiêm trọng và âu sầu – không có gì là lãng mạn. Đằng sau ông là chiếc gondola dập dềnh nhẹ nhàng trên sóng, và tôi thấy người đứng thuyền là Vittorio, một người tôi không mấy ưa. Trước mặt tôi, Vittorio lúc nào cũng xởi lởi, nhưng tôi biết – ngay từ hồi ấy – anh ta đi khắp nơi nói đủ thứ chuyện tồi tệ, toàn chuyện đặt điều, về những kẻ như tôi, những kẻ anh ta gọi là “bọn ngoại quốc từ các nước mới nứt mắt". Thế nên hôm ấy khi anh ta chào tôi hồ hởi như anh em ruột, tôi chỉ đáp lại bằng cái gật đầu, và im lặng đợi anh ta đỡ ông Gardner vào thuyền. Rồi tôi đưa anh ta cầm cây đàn – tôi mang theo cây Tây Ban Cầm, để cây có lỗ ô van ở nhà – và cũng trèo vào theo.
Ông Gardner liên tục xoay trở ở đằng mũi, có một lần còn ngồi phịch xuống đến nỗi suýt làm lật thuyền. Nhưng có vẻ ông không để ý thấy, và khi thuyền rời bờ, ông cứ nhìn đăm đăm xuống nước.
Mất vài phút chúng tôi lướt đi lặng lẽ giữa hai dãy nhà tối đen, chốc chốc lọt qua bên dưới những cây cầu thấp. Rồi ông bứt khỏi những ý nghĩ đăm chiêu mà nói:
“Nghe này, anh bạn. Tôi biết là chúng ta đã thỏa thuận xong các tiết mục tối nay. Nhưng tôi vừa nghĩ nãy giờ. Lindy rất thích bài ‘By the time I get to Phoenix’. Tôi có ghi âm bài đó một lần lâu lắm rồi."
“Vâng, thưa ông Gardner. Mẹ tôi lúc nào cũng nói bài đó ông hát hay hơn cả Sinatra. Hơn cả cái bản nổi tiếng do Glenn Campbell hát nữa."
Ông Gardner gật đầu, rồi một lúc lâu tôi không nhìn rõ mặt ông. Vittorio cất tiếng hô báo hiệu vang dội các bức tường trước khi cho thuyền ngoặt qua chỗ rẽ.
“Tôi đã hát cho bà ấy nghe bài này rất nhiều lần," ông Gardner nói. “Anh hiểu không, tôi nghĩ bà ấy sẽ thích được nghe bài ấy tối nay. Anh có thuộc nhạc chứ?"
Lúc này cây đàn đã ra khỏi bao, nên tôi chơi vài khúc.
“Lên chút nữa," ông nói. “Lên đến mi giáng. Hồi thu đĩa tôi hát thế mà."
Thế nên tôi chơi lại đoạn nhạc theo tông mới, và khi đã hết có lẽ cả một đời, ông Gardner cất tiếng hát, rất khẽ khàng, ghìm nhịp thở, như là không nhớ rõ lời. Nhưng giọng ông vọng lại rất rõ trong lòng kênh yên tĩnh. Quả thật là nghe rất tuyệt. Và trong một lúc hình như tôi trở lại làm đứa bé con, ở trong căn hộ, nằm ườn trên thảm trong lúc mẹ ngồi trên xô pha, mệt lử, hoặc có khi sầu não, còn đĩa Tony Gardner thì quay trong góc phòng.
Ông Gardner đột ngột ngưng hát và nói: “Được rồi. Chúng ta sẽ chơi ‘Phoenix’ cung mi giáng. Rồi có thể là ‘I fall in love too easily’, như chúng ta đã bàn. Và kết thúc bằng ‘One for my baby’. Thế là đủ. Bà ấy sẽ không nghe nhiều hơn đâu."
Sau đó ông lại chìm vào suy tưởng, và chúng tôi cứ thế trôi qua bóng tối trong tiếng khỏa nước nhè nhẹ của Vittorio.
“Ông Gardner ạ", rốt cuộc tôi nói, “mong ông thứ lỗi câu hỏi của tôi. Nhưng bà Gardner có biết trước cuộc trình diễn này không? Hay đây là một bất ngờ thú vị?"
Ông thở dài nặng nhọc, rồi nói: “Tôi nghĩ chắc là phải xếp vào mục bất ngờ thú vị." Rồi nói thêm: “Có Chúa biết bà ấy sẽ phản ứng thế nào. Có thể chúng ta sẽ không tới được tận ‘One for my baby’."
Vittorio cho thuyền ngoặt qua một khúc kênh nữa, và đột ngột nghe vang lên tiếng cười và tiếng nhạc, chúng tôi trôi qua một nhà hàng lớn, đèn đuốc sang trưng. Bàn nào hình như cũng kín khách, các anh bồi lăng xăng hối hả, thực khách đều có vẻ sung sướng, dù ở bên kênh đào vào mùa này trong năm chắc cũng không ấm mấy. Sau cảnh tĩnh mịch và bóng tối chúng tôi vừa đi qua, nhà hàng này gây cho tôi cảm giác bất an. Có vẻ như chúng tôi mới là người đứng yên, đứng trên bến tàu mà ngắm, trong lúc con tàu dạ tiệc lấp lánh ấy trôi qua. Tôi nhìn thấy vài khuôn mặt ngoảnh ra phía mình, nhưng không ai để ý nhiều đến chúng tôi. Rồi nhà hàng đã nằm lại đằng sau, và tôi nói:
“Kể cũng buồn cười. Ông có tưởng tượng được đám khách du lịch ấy sẽ làm gì nếu họ vỡ lẽ là có chiếc thuyền chở Tony Gardner huyền thoại vừa đi qua không?"
Vittorio, dù không khá tiếng Anh lắm, cũng hiểu được đại ý và cười một tiếng nho nhỏ. Nhưng một hồi lâu ông Gardner không đáp lại. Chúng tôi vừa trở lại trong bóng tối, trên một khúc kênh hẹp giữa những cửa ra vào sáng nhờ nhờ, thì ông bảo:
“Anh bạn, anh đã sống tại một nước cộng sản. Chính vì thế anh không nhận ra ở đây thế giới vận hành thế nào."
“Ông Gardner," tôi nói, “giờ nước tôi không còn là cộng sản nữa. Giờ chúng tôi là một dân tộc tự do."
“Tôi xin lỗi. Tôi không có ý khinh thường tổ quốc anh. Các anh là một dân tộc anh dũng. Tôi mong cho các anh chóng được hòa bình và thịnh vượng. Nhưng tôi định nói với anh là, anh bạn, tôi có ý là vì anh sinh trưởng ở quê hương anh cho nên điều tự nhiên là có nhiều chuyện anh chưa hiểu hết. Cũng như sẽ có nhiều điều tôi không hiểu về đất nước anh."
“Tôi nghĩ là ông nói đúng, thưa ông Gardner."
“Những người chúng ta vừa đi qua. Nếu anh đến chỗ họ mà bảo, ‘Này, các anh có ai còn nhớ Tony Gardner không?’ thì có thể một vài người trong đó, phần lớn cũng nên, sẽ bảo có. Ai biết được? Nhưng đi thuyền qua như chúng ta vừa rồi, ngay cả nếu họ có nhận ra tôi, liệu họ có phấn khích không? Tôi nghĩ là không. Họ sẽ không buông nĩa, sẽ không ngắt quãng câu chuyện tâm tình bên ánh nến đâu. Việc gì phải thế? Chẳng qua là một gã hát tình ca của một thời xưa cũ mà thôi."
“Cái này thì tôi không tin được, thưa ông Gardner. Ông là một giọng hát kinh điển. Ông cũng ngang với Sinatra hay Dean Martin. Những nhân vật kinh điển, họ không bao giờ lỗi mốt. Không phải như đám nhạc pop bây giờ."
“Anh nói thế là tử tế lắm, anh bạn. Tôi biết anh có thiện ý. Nhưng một đêm như đêm nay, đây không phải là lúc để phỉnh nịnh tôi."
Tôi đã muốn phản đối, nhưng có gì đó trong dáng vẻ ông khiến tôi không muốn tiếp tục đề tàu này. Thế nên chúng tôi đi tiếp, không nói câu nào. Thành thực mà nói, lúc này tôi bắt đầu nghĩ xem mình đã rơi vào chuyện gì, cái trò hát bên cửa sổ này là sao. Và những người này là người Mỹ nữa chứ. Làm sao tôi dám chắc rằng khi ông Gardner bắt đầu hát bà Gardner sẽ không đến bên cửa chĩa súng nã đạn vào chúng tôi.
Có lẽ Vittorio cũng đang nghĩ tương tự trong đầu, bởi khi chúng tôi lướt qua gần một cây đèn gắn trên tường, anh ta ném cho tôi một cái nhìn như muốn nói: “Chúng ta vớ được một gã gàn dở, phải không, amico?" Nhưng tôi không đáp lại. Tôi không định về phe với loại người như anh ta chống lại ông Gardner. Theo lời Vittorio, những kẻ nhập cư như tôi chỉ có đi lột tiền của khách du lịch, xả rác xuống kênh, và nói chung là hủy hoại cả thành phố. Có những ngày, nếu đang gặp cơn khó chịu, anh ta sẵn sàng kết tội chúng tôi là bọn xin đểu – dâm tặc nữa không chừng. Tôi đã có lần hỏi thẳng mặt có đúng là anh ta nói vậy về chúng tôi không, và anh ta thề thốt đấy chỉ toàn là bịa đặt. Làm sao anh ta mà lại hận thù chủng tộc được, trong khi có một bà dì người Do Thái mà anh ta tôn thờ như mẹ? Nhưng một buổi chiều nọ tôi đang tiêu khiển giữa hai suất diễn, tựa mình trên cây cầu ở Dorsoduro thì thấy một chiếc gondola trôi quabên dưới. Trên đó có ba du khách đang ngồi, và Vittorio đứng dựa cây chèo, làm một bài diễn văn cho cả thế giới cùng nghe, miệng tuôn ra đúng những lời lẽ ấy. Cho nên anh ta cứ việc tìm mắt tôi tùy thích, nhưng đừng có hòng tranh thủ tình đồng đội của tôi.
“Tôi sẽ cho anh biết một bí mật nhỏ," ông Gardner thình lình nói. “Một bí mật nhỏ về nghề diễn. Trao đổi kinh nghiệm nhà nghề. Cũng đơn giản thôi. Anh phải biết một điều gì đó, điều gì cũng được, anh phải biết một điều gì đó về khán giả của anh. Một điều gì đó đủ cho anh có thể ngầm phân biệt được khán giả này với những người anh vừa hát cho nghe đêm hôm trước. Ta lấy ví dụ anh đang ở Milwaukee. Anh phải tự hỏi mình, có gì khác, có gì đặc biệt ở khán giả Milwaukee? Có gì khiến họ khác với khán giả Madison? Nếu không nghĩ ra được gì, anh cứ phải nghĩ tiếp đến lúc tìm được. Milwaukee, Milwaukee. Ở Milwaukee có món sườn lợn rất ngon. Chỉ thế là đủ, đấy là cái sẽ giúp anh khi bước ra sân khấu. Anh không cần phải nói ra với họ, chỉ cần giữ trong đầu khi anh hát cho họ nghe. Những người ở trước mặt anh đây, họ là những người vẫn hay ăn sườn hảo hạng. Họ có đòi hỏi rất cao đối với món sườn. Anh hiểu tôi nói gì không? Như thế khán giả trở thành một người mà anh hiểu, một người anh có thể biểu diễn cho nghe. Đấy, bí mật của tôi là thế. Trao đổi kinh nghiệm nhà nghề."
“Vâng, cám ơn, thưa ông Gardner. Tôi chưa bao giờ nghĩ theo cách đó. Chỉ bảo của một người như ông, tôi sẽ không bao giờ quên."
“Thế nên," ông nói tiếp, “tối nay chúng ta đang biểu diễn cho Lindy. Lindy là khán giả. Thế nên tôi sẽ nói với anh gì đó về Lindy. Anh có muốn nghe về Lindy không?"
“Có chứ, thưa ông Gardner," tôi nói. “Tôi hết sức muốn nghe về bà ấy."
Tác giả :
Kazuo Ishiguro