Cửu Trọng Tử
Chương 183: Lên Kinh
Tống Mặc nghiêng người nhìn cây đào dại ở bên kia sông, trầm ngâm không nói. Không phải ai cũng chấp nhận cưới một người vợ có địa vị cao hơn mình.
Đậu Chiêu cho là Tống Mặc không thích công chúa, nghĩ ngợi rồi nói: “Ở thời Thái Tông hoàng đế, có Vĩnh Thừa bá Phùng Kiện làm Phò mã Vĩnh Bình Trường công tử, không chỉ được Hoàng Thượng tín nhiệm, giao cho giữ chức Hữu Tông nhân của Tông Nhân phủ, mà còn lần lượt nhậm các chức Đại đồng Tổng binh, Ngũ quân Đô đốc phủ Đô đốc, dẹp loạn Thỏa Đức, được người đời kính ngưỡng. Thời Nhân Tông hoàng đế có Thế tử Quảng Ân bá Đổng Lân, là Phò mã của trưởng công chúa Hoài Thục, lại vì lúc say rượu nói bậy mà bị phế Thế tử, biếm làm thứ dân, cuối cùng chết nơi đất khách quê người. Phò mã chưa chắc là không tốt, quan trọng là cách hành sự của mình thôi." Lại nói, “Việc trên đời này từ trước tới nay đều có lợi và hại, ở những hoàn cảnh khác nhau sẽ có cái lợi và cái hại riêng, chỉ là lợi hay hại nhiều hơn thôi."
Tống Nghi Xuân mới khoảng bốn mươi tuổi, vẫn còn sống khỏe mười mấy hai mươi năm nữa, một chữ “Hiếu" đè lên vai, Tống Mặc phải vận khí lực gấp đôi gấp ba bình thường mới khiến ông ta kiêng dè, cuộc sống như thế quả là mệt mỏi.
Đậu Chiêu thấy so với lúc ngủ cũng phải mở một mắt thì lấy công chúa vẫn hơn. Dù sao con cháu gia đình công khanh khó mà trở thành quyền thần hiển hách có ảnh hưởng đến xã tắc, thà nghĩ cách mà sống cho dễ chịu, thoải mái.
Tống Mặc mỉm cười.
Phò mã thời Thái Tông có thể dẫn binh đánh giặc, nắm quyền bính trong tay rất vẻ vang, còn Phò mã thời Nhân Tông lại chỉ có thể làm đồ trang trí, phục vụ người ta, sống đời vô nghĩa chìm trong mơ hồ, cả ngày nhàn rỗi. Tất nhiên, để Hoàng quyền ổn định, Hoàng Thượng sẽ không muốn thấy các gia đình huân quý nắm thực quyền trong triều, cộng thêm con cháu trong các gia đình này thường được nuông chiều từ nhỏ, không màng việc nhà, dần trở nên suy đồi.
Đậu Chiêu đọc sách sử rất nhiều, sao lại không hiểu đạo lý này? Chỉ là nàng muốn an ủi mình thôi, để mình sống dưới áp lực của phụ thân không đến nỗi thất bại quá.
Cảm giác này thật lạ lùng.
Hắn là cháu trai trưởng của phủ Anh quốc công, từ khi bắt đầu biết ghi nhớ, tai luôn phải nghe những nào là trách nhiệm, gánh nặng, làm rạng rỡ dòng họ, không được quên lời răn dạy, chí hướng của tổ tông, cả phụ thân, mẫu thân và đại cữu đều tin vào tài năng của hắn, tin rằng hắn sẽ làm cho phủ Anh quốc công thoát khỏi dấu ấn “quyền thần", trở thành “thuần thần"[1], để phủ Anh quốc công thực sự là một thế gia truyền đời trăm năm, không bị ảnh hưởng bởi sự luân chuyển của Hoàng quyền.
[1] Quyền thần: vị quan nắm quyền trong tay; Thuần: trong sạch, thuần thục; Thuần thần: vị quan liêm khiết, tài năng. Ý so sánh ở đây là phủ AQC muốn được nhìn nhận như mình có thực tài chứ không phải vô dụng nhưng do được ban tước mà nắm quyền.
Đậu Chiêu luôn lo lắng cho hắn. Nhưng không thể nói rằng lo lắng là do không tin vào năng lực của hắn, nàng chưa từng hoài nghi những quyết định hắn đưa ra; nhưng cũng khó nói rằng nàng lo là vì tin tưởng, đối với những chuyện của Tống Mặc, nàng luôn cảnh giác hắn một cách khó hiểu, như là chỉ một giây sau hắn sẽ ngã xuống bùn, không cách nào tự thoát khỏi. Ánh mắt nàng nhìn hắn vẫn mang phần soi xét kỹ càng.
Tuy nhiên, dù vì lý do gì, Tống Mặc cũng thấy rất thú vị, thậm chí hắn còn thoáng cảm giác được mình thường vô tình lợi dụng tấm lòng ấy của Đậu Chiêu, hoặc là nói những lời sẽ làm nàng lo, hoặc là làm những việc sẽ khiến nàng nghĩ ngợi… như đứa trẻ ngây thơ, vui vẻ.
Đôi khi, hắn cũng nghĩ sao mình lại biến thành thế này? Hoàn toàn không còn chắc chắn như thường… Hắn liền nghĩ về lần đầu gặp nhau thật kinh hãi, nghĩ đến tính cách quá lạnh lùng, kiềm chế, lý trí và tự tin của Đậu Chiêu, khiến hắn có thể không cần che giấu điều gì trước mặt nàng, cũng không cần giả vờ gì hết.
Giờ phút này, Tống Mặc cũng phản ứng theo bản năng như mọi lần, đáp lời: “Sao nàng biết rõ tình cảnh của mấy vị công tử đó? Đến Nghiêm tiên sinh cũng không điều tra được. Ta đã nói với Nghiêm tiên sinh rồi, nếu lấy công chúa thì phải tìm một người hiền thục nghe lời, ta muốn nạp thiếp."
Đậu Chiêu nghe xong thì cười lớn, quan sát hắn từ trên xuống dưới với ánh mắt soi mói, rồi trêu: “Ngươi ư? Nếu ngươi quyết tâm nạp thiếp thì dù công chúa có mạnh mẽ đến mấy cũng chắc gì đã ngăn cản được? Chỉ là phải cẩn thận. Phò mã của trưởng công chúa Nam Bình ngày trẻ hay trêu hoa ghẹo nguyệt, khi về già thì nằm liệt giường, trưởng công chúa Nam Bình liền ban chết cho tất cả thiếp thất của Phò mã, còn phái ma ma thân cận đến hỏi Phò mã, cứ mỗi canh giờ một lần, rằng: “Còn dám nạp thiếp nữa không?…"
Tống Mặc cười không dừng được, đáp: “Sao nàng lại biết nhiều chuyện của Hoàng gia thế?"
Đậu Chiêu cười, hỏi lại: “Bình thường ngươi không đọc sách à?"
Tống Mặc lại cười to, tiếng cười réo rắt như suối chảy xao động trong rừng, kinh động đến đàn chim hót véo von không ngừng.
* * *
Từ sau núi về, Đậu Chiêu lập tức đến chỗ Trần Khúc Thủy, kể cho ông ta nghe chuyện Kỷ Vịnh hại Ngụy Đình Du ngủ lại ở nam phong quán.
Trần Khúc Thủy hoảng hốt: “Sao Kỷ biên tu lại biết? Tống thế tử còn nói gì nữa không?" Ông tự nhận mình không hề để lộ dấu vết gì.
“Không nói gì khác nữa." Đậu Chiêu cũng đau cả đầu, nhưng nàng ở Chân Định, lời Tống Mặc nói cũng rất rõ ràng rồi, với cách làm việc của Kỷ Vịnh thì họ không thể tìm ra sơ hở của Kỷ Vịnh qua lời của Tống Mặc, nàng lại lo việc khác: “Kỷ biểu ca gây rối thế này, việc nhỏ lại hóa to, mà có rất ít người có thể thuyết phục hắn. Còn Tống thế tử lại đích thân đến đây báo tin cho ta, chắc hẳn là để báo đáo ơn cứu mạng ngày trước của chúng ta. Hắn còn hỏi ta có phải muốn từ hôn không, ta làm sao dám nhận?"
Đậu Chiêu cười gượng: “Hẳn là sự việc ở ngõ Thiên Tự đã khiến hắn phát giác ra, nếu cũng giống Kỷ biểu ca tự cho là mình thông minh mà ra tay giúp đỡ thì hỏng bét mất. Kinh thành là địa bàn của hắn, thiên thời địa lợi nhân hoà, chúng ta căn bản không có khả năng qua mắt hắn. Nếu hắn nhúng tay vào thì không chỉ như Kỷ biểu ca náo loạn một trận thôi đâu!" Nàng trầm ngâm, “Sự việc đã thay đổi mà chúng ta không ngờ được, cứ tiếp tục thì không biết sẽ còn xảy ra chuyện gì nữa. Ta đang nghĩ liệu chúng ta có cần lên kinh một chuyến không…"
Nghe Đậu Chiêu nói muốn lên kinh, Trần Khúc Thủy lập tức phản đối: “Không được, nếu việc bị lộ, trưởng bối của Đậu gia và người bên Ngụy gia sẽ đổ hết lỗi lên tiểu thư." Rồi lại áy náy nói, “Đều tại ta không làm tốt."
“Trần tiên sinh ngàn lần đừng nói thế." Đậu Chiêu cảm thán, “Kỷ biểu ca cộng thêm Tống thế tử giống như cơn bão trăm năm có một lần, có mấy ai cản nổi đây? Nếu không phải hôn sự với Ngụy gia có liên quan đến nửa đời sau của ta thì ta sẽ mắt nhắm mắt mở, cứ gả đi cho xong."
Nhưng mỗi lần nghĩ đến mấy năm gả cho Ngụy Đình Du ở kiếp trước thường khóc lén, nghĩ đến những uất ức không thể nói với ai, nàng lại thấy rùng mình.
Nàng nhất quyết không gả cho Ngụy Đình Du.
Đậu Chiêu cảm ơn ông Trời không chỉ một lần vì đã cho nàng trở lại ngày mẫu thân chưa mất, để nàng nhìn rõ gương mặt mẫu thân, chứ không phải đưa nàng về lại những ngày đã đi lấy chồng, nếu là vậy thì giờ đây sợ là nàng đang vắt óc nghĩ cách hòa ly Ngụy Đình Du.
Nàng thuyết phục Trần Khúc Thủy: “Ông xem, chúng ta hành sự một lượt mà Ngụy Đình Trân đâu nhảy ra đâu? Hồng Cô thì chỉ dùng được một lần. Muốn từ hôn thuận lợi với Ngụy gia e là phải rat ay từ bên trong, tiên sinh đi một mình trước không tiện."
Trần Khúc Thủy im lặng. Hắn thấy Đậu Chiêu nói cũng hợp lý, lại nghĩ nếu không thành công thì còn Tống Mặc, thế là gật đầu.
Lỡ may sự việc đi đến bước đó, chỉ đành xin lỗi Ngụy Đình Du!
Đậu Chiêu đến chào từ biệt tổ mẫu: “Lục bá mẫu để Trần tiên sinh gửi thư cho cháu, bảo kiểu gì cháu cũng phải lên kinh thành, nói là cô lớn của phủ Tế Ninh hầu, chính là người được giả cho phủ Cảnh quốc công làm phu nhân Thế tử ấy ạ, đã nhắc đến cháu với Ngũ bá mẫu không chỉ một lần, hỏi sao cháu còn ở Chân Định. Ý của Lục bá mẫu là để cháu lên kinh trước."
Đây vốn là nguyện vọng của tổ mẫu từ lâu nên tất nhiên đồng ý.
Đậu Chiêu viết cho Lục bá mẫu một lá thư, nói tổ mẫu đang giục nàng lên kinh.
Lục bá mẫu nhận được thư thì hồi đáp ngay, hỏi nàng ngày nào sẽ đi.
Đậu Chiêu lại mang thư của Lục bá mẫu tới gặp Nhị thái phu nhân.
Nhị thái phu nhân đã sống với Đậu Chiêu mười mấy năm, nếu nói không có chút tình cảm nào thì quá vô tình, nhưng đôi lúc tình cảm không át được lý trí, chỉ khi không tính toán lợi ích thì tình cảm mới thắm thiết.
“Vì sao phụ nữ đều không thích con gái mình sống xa nhà nhỉ?" Bà kéo tay Đậu Chiêu, cảm khái nói với Nhị phu nhân ngồi bên cạnh, “Giờ Thọ Cô đi, sợ cả đời sẽ không gặp lại nữa."
Nhị phu nhân luôn miệng an ủi Nhị thái phu nhân: “Hai năm sau, chắc chắn Thọ Cô sẽ đưa cô gia đến chúc thọ người mà. Con nói xem đúng không?"
Đậu Chiêu nghe vậy thì nảy ra suy nghĩ, Tống Mặc có thể nhìn ra sơ hở, thì người khác sớm muộn cũng sẽ nhận ra. Kế hoạch trước đây đã trở nên vô hiệu, chỉ có thể thay đổi suy nghĩ, vạch ra một kế hoạch khác, nếu ngoắng đục nước lên thì sẽ có nhiều cơ hội hơn bây giờ…
Nàng cũng khuyên Nhị thái phu nhân: “Hay người cùng lên kinh với cháu đi! Cháu nghe nói, thời Nhân Tông hoàng đế, Thái Hậu nương nương từng hạ chỉ cho mẫu thân của Nội các Thủ phủ Lương Thanh vào kinh diện thánh. Lương Thanh đó là nhân sĩ ở phủ Nam Xương, cách kinh thành cả ngàn dặm đường. Còn từ Chân Định đến kinh thành cùng lắm là đi bốn, năm ngày đường thôi, sao người không đi cùng cháu đến thăm Ngũ bá phụ luôn? Đã mấy năm người không gặp Ngũ bá phụ rồi nhỉ? Ngũ bá phụ nếu là Đại học sĩ Nội các thì công việc rất bận, không rời ra được…"
Nhị thái phu nhân động lòng.
“Phải đó, phải đó!" Nhị phu nhân hùa vào, “Người còn có thể tận mắt nhìn Thọ Cô xuất giá."
Nhị thái phu nhân không khỏi gật đầu.
Đậu Chiêu cười nói: “Vậy coi như người đã đồng ý. Để cháu gửi thư cho Lục bá mẫu và phụ thân."
Đi thuyền, cưỡi ngựa đều khá nguy hiểm, có người cả đời không ra khỏi cửa nhà, mà Nhị thái phu nhân đã lớn tuổi, nay lên kinh thành đúng là một chuyện lớn.
Ba huynh đệ Đậu thị ở kinh thành nhận được tin liền bàn bạc, để Đậu Chiêu và Nhị thái phu nhân ở lại phủ của Đậu Thế Xu, Lục phu nhân tạm thời chuyển đến ngõ Hòe Thụ, giao việc nhà bên ngõ Mao Nhi cho Hàn thị, người mới gả về không lâu.
Đậu Thế Hoành đồng ý, đích thân đưa Kỷ thị đến ngõ Hòe Thụ.
Từ ngày lấy chồng, Ngũ phu nhân chưa chính thức sống cùng Nhị thái phu nhân một ngày nào nên lòng khá rối bời. Kỷ thị đến ở làm nàng vui mừng khôn xiết, khách sáo nói một tràng, để dành phòng lớn, kéo Kỷ thị ra sân, bố trí phòng ốc, lên thực đơn, sắp xếp nha hoàn, ma ma, liên hệ với bên Chân Định để lấy danh sách người đi theo, bận đến xoay vòng vòng. Hai con dâu của Ngũ phu nhân là Quách thị và Thái thị cũng giúp một tay, Hàn thị cũng thi thoảng chạy qua xem xét. Chỉ mấy ngày sau, mọi người đều được xếp sắp đâu ra đấy.
Ngày bốn tháng tám năm Canh Thân, Đậu Chiêu và Nhị thái phu nhân trở về kinh thành, nơi mà thực tế tính ra đã mười bốn năm không quay lại, còn trong mắt người khác là chưa từng đặt chân đến.
Đậu Chiêu cho là Tống Mặc không thích công chúa, nghĩ ngợi rồi nói: “Ở thời Thái Tông hoàng đế, có Vĩnh Thừa bá Phùng Kiện làm Phò mã Vĩnh Bình Trường công tử, không chỉ được Hoàng Thượng tín nhiệm, giao cho giữ chức Hữu Tông nhân của Tông Nhân phủ, mà còn lần lượt nhậm các chức Đại đồng Tổng binh, Ngũ quân Đô đốc phủ Đô đốc, dẹp loạn Thỏa Đức, được người đời kính ngưỡng. Thời Nhân Tông hoàng đế có Thế tử Quảng Ân bá Đổng Lân, là Phò mã của trưởng công chúa Hoài Thục, lại vì lúc say rượu nói bậy mà bị phế Thế tử, biếm làm thứ dân, cuối cùng chết nơi đất khách quê người. Phò mã chưa chắc là không tốt, quan trọng là cách hành sự của mình thôi." Lại nói, “Việc trên đời này từ trước tới nay đều có lợi và hại, ở những hoàn cảnh khác nhau sẽ có cái lợi và cái hại riêng, chỉ là lợi hay hại nhiều hơn thôi."
Tống Nghi Xuân mới khoảng bốn mươi tuổi, vẫn còn sống khỏe mười mấy hai mươi năm nữa, một chữ “Hiếu" đè lên vai, Tống Mặc phải vận khí lực gấp đôi gấp ba bình thường mới khiến ông ta kiêng dè, cuộc sống như thế quả là mệt mỏi.
Đậu Chiêu thấy so với lúc ngủ cũng phải mở một mắt thì lấy công chúa vẫn hơn. Dù sao con cháu gia đình công khanh khó mà trở thành quyền thần hiển hách có ảnh hưởng đến xã tắc, thà nghĩ cách mà sống cho dễ chịu, thoải mái.
Tống Mặc mỉm cười.
Phò mã thời Thái Tông có thể dẫn binh đánh giặc, nắm quyền bính trong tay rất vẻ vang, còn Phò mã thời Nhân Tông lại chỉ có thể làm đồ trang trí, phục vụ người ta, sống đời vô nghĩa chìm trong mơ hồ, cả ngày nhàn rỗi. Tất nhiên, để Hoàng quyền ổn định, Hoàng Thượng sẽ không muốn thấy các gia đình huân quý nắm thực quyền trong triều, cộng thêm con cháu trong các gia đình này thường được nuông chiều từ nhỏ, không màng việc nhà, dần trở nên suy đồi.
Đậu Chiêu đọc sách sử rất nhiều, sao lại không hiểu đạo lý này? Chỉ là nàng muốn an ủi mình thôi, để mình sống dưới áp lực của phụ thân không đến nỗi thất bại quá.
Cảm giác này thật lạ lùng.
Hắn là cháu trai trưởng của phủ Anh quốc công, từ khi bắt đầu biết ghi nhớ, tai luôn phải nghe những nào là trách nhiệm, gánh nặng, làm rạng rỡ dòng họ, không được quên lời răn dạy, chí hướng của tổ tông, cả phụ thân, mẫu thân và đại cữu đều tin vào tài năng của hắn, tin rằng hắn sẽ làm cho phủ Anh quốc công thoát khỏi dấu ấn “quyền thần", trở thành “thuần thần"[1], để phủ Anh quốc công thực sự là một thế gia truyền đời trăm năm, không bị ảnh hưởng bởi sự luân chuyển của Hoàng quyền.
[1] Quyền thần: vị quan nắm quyền trong tay; Thuần: trong sạch, thuần thục; Thuần thần: vị quan liêm khiết, tài năng. Ý so sánh ở đây là phủ AQC muốn được nhìn nhận như mình có thực tài chứ không phải vô dụng nhưng do được ban tước mà nắm quyền.
Đậu Chiêu luôn lo lắng cho hắn. Nhưng không thể nói rằng lo lắng là do không tin vào năng lực của hắn, nàng chưa từng hoài nghi những quyết định hắn đưa ra; nhưng cũng khó nói rằng nàng lo là vì tin tưởng, đối với những chuyện của Tống Mặc, nàng luôn cảnh giác hắn một cách khó hiểu, như là chỉ một giây sau hắn sẽ ngã xuống bùn, không cách nào tự thoát khỏi. Ánh mắt nàng nhìn hắn vẫn mang phần soi xét kỹ càng.
Tuy nhiên, dù vì lý do gì, Tống Mặc cũng thấy rất thú vị, thậm chí hắn còn thoáng cảm giác được mình thường vô tình lợi dụng tấm lòng ấy của Đậu Chiêu, hoặc là nói những lời sẽ làm nàng lo, hoặc là làm những việc sẽ khiến nàng nghĩ ngợi… như đứa trẻ ngây thơ, vui vẻ.
Đôi khi, hắn cũng nghĩ sao mình lại biến thành thế này? Hoàn toàn không còn chắc chắn như thường… Hắn liền nghĩ về lần đầu gặp nhau thật kinh hãi, nghĩ đến tính cách quá lạnh lùng, kiềm chế, lý trí và tự tin của Đậu Chiêu, khiến hắn có thể không cần che giấu điều gì trước mặt nàng, cũng không cần giả vờ gì hết.
Giờ phút này, Tống Mặc cũng phản ứng theo bản năng như mọi lần, đáp lời: “Sao nàng biết rõ tình cảnh của mấy vị công tử đó? Đến Nghiêm tiên sinh cũng không điều tra được. Ta đã nói với Nghiêm tiên sinh rồi, nếu lấy công chúa thì phải tìm một người hiền thục nghe lời, ta muốn nạp thiếp."
Đậu Chiêu nghe xong thì cười lớn, quan sát hắn từ trên xuống dưới với ánh mắt soi mói, rồi trêu: “Ngươi ư? Nếu ngươi quyết tâm nạp thiếp thì dù công chúa có mạnh mẽ đến mấy cũng chắc gì đã ngăn cản được? Chỉ là phải cẩn thận. Phò mã của trưởng công chúa Nam Bình ngày trẻ hay trêu hoa ghẹo nguyệt, khi về già thì nằm liệt giường, trưởng công chúa Nam Bình liền ban chết cho tất cả thiếp thất của Phò mã, còn phái ma ma thân cận đến hỏi Phò mã, cứ mỗi canh giờ một lần, rằng: “Còn dám nạp thiếp nữa không?…"
Tống Mặc cười không dừng được, đáp: “Sao nàng lại biết nhiều chuyện của Hoàng gia thế?"
Đậu Chiêu cười, hỏi lại: “Bình thường ngươi không đọc sách à?"
Tống Mặc lại cười to, tiếng cười réo rắt như suối chảy xao động trong rừng, kinh động đến đàn chim hót véo von không ngừng.
* * *
Từ sau núi về, Đậu Chiêu lập tức đến chỗ Trần Khúc Thủy, kể cho ông ta nghe chuyện Kỷ Vịnh hại Ngụy Đình Du ngủ lại ở nam phong quán.
Trần Khúc Thủy hoảng hốt: “Sao Kỷ biên tu lại biết? Tống thế tử còn nói gì nữa không?" Ông tự nhận mình không hề để lộ dấu vết gì.
“Không nói gì khác nữa." Đậu Chiêu cũng đau cả đầu, nhưng nàng ở Chân Định, lời Tống Mặc nói cũng rất rõ ràng rồi, với cách làm việc của Kỷ Vịnh thì họ không thể tìm ra sơ hở của Kỷ Vịnh qua lời của Tống Mặc, nàng lại lo việc khác: “Kỷ biểu ca gây rối thế này, việc nhỏ lại hóa to, mà có rất ít người có thể thuyết phục hắn. Còn Tống thế tử lại đích thân đến đây báo tin cho ta, chắc hẳn là để báo đáo ơn cứu mạng ngày trước của chúng ta. Hắn còn hỏi ta có phải muốn từ hôn không, ta làm sao dám nhận?"
Đậu Chiêu cười gượng: “Hẳn là sự việc ở ngõ Thiên Tự đã khiến hắn phát giác ra, nếu cũng giống Kỷ biểu ca tự cho là mình thông minh mà ra tay giúp đỡ thì hỏng bét mất. Kinh thành là địa bàn của hắn, thiên thời địa lợi nhân hoà, chúng ta căn bản không có khả năng qua mắt hắn. Nếu hắn nhúng tay vào thì không chỉ như Kỷ biểu ca náo loạn một trận thôi đâu!" Nàng trầm ngâm, “Sự việc đã thay đổi mà chúng ta không ngờ được, cứ tiếp tục thì không biết sẽ còn xảy ra chuyện gì nữa. Ta đang nghĩ liệu chúng ta có cần lên kinh một chuyến không…"
Nghe Đậu Chiêu nói muốn lên kinh, Trần Khúc Thủy lập tức phản đối: “Không được, nếu việc bị lộ, trưởng bối của Đậu gia và người bên Ngụy gia sẽ đổ hết lỗi lên tiểu thư." Rồi lại áy náy nói, “Đều tại ta không làm tốt."
“Trần tiên sinh ngàn lần đừng nói thế." Đậu Chiêu cảm thán, “Kỷ biểu ca cộng thêm Tống thế tử giống như cơn bão trăm năm có một lần, có mấy ai cản nổi đây? Nếu không phải hôn sự với Ngụy gia có liên quan đến nửa đời sau của ta thì ta sẽ mắt nhắm mắt mở, cứ gả đi cho xong."
Nhưng mỗi lần nghĩ đến mấy năm gả cho Ngụy Đình Du ở kiếp trước thường khóc lén, nghĩ đến những uất ức không thể nói với ai, nàng lại thấy rùng mình.
Nàng nhất quyết không gả cho Ngụy Đình Du.
Đậu Chiêu cảm ơn ông Trời không chỉ một lần vì đã cho nàng trở lại ngày mẫu thân chưa mất, để nàng nhìn rõ gương mặt mẫu thân, chứ không phải đưa nàng về lại những ngày đã đi lấy chồng, nếu là vậy thì giờ đây sợ là nàng đang vắt óc nghĩ cách hòa ly Ngụy Đình Du.
Nàng thuyết phục Trần Khúc Thủy: “Ông xem, chúng ta hành sự một lượt mà Ngụy Đình Trân đâu nhảy ra đâu? Hồng Cô thì chỉ dùng được một lần. Muốn từ hôn thuận lợi với Ngụy gia e là phải rat ay từ bên trong, tiên sinh đi một mình trước không tiện."
Trần Khúc Thủy im lặng. Hắn thấy Đậu Chiêu nói cũng hợp lý, lại nghĩ nếu không thành công thì còn Tống Mặc, thế là gật đầu.
Lỡ may sự việc đi đến bước đó, chỉ đành xin lỗi Ngụy Đình Du!
Đậu Chiêu đến chào từ biệt tổ mẫu: “Lục bá mẫu để Trần tiên sinh gửi thư cho cháu, bảo kiểu gì cháu cũng phải lên kinh thành, nói là cô lớn của phủ Tế Ninh hầu, chính là người được giả cho phủ Cảnh quốc công làm phu nhân Thế tử ấy ạ, đã nhắc đến cháu với Ngũ bá mẫu không chỉ một lần, hỏi sao cháu còn ở Chân Định. Ý của Lục bá mẫu là để cháu lên kinh trước."
Đây vốn là nguyện vọng của tổ mẫu từ lâu nên tất nhiên đồng ý.
Đậu Chiêu viết cho Lục bá mẫu một lá thư, nói tổ mẫu đang giục nàng lên kinh.
Lục bá mẫu nhận được thư thì hồi đáp ngay, hỏi nàng ngày nào sẽ đi.
Đậu Chiêu lại mang thư của Lục bá mẫu tới gặp Nhị thái phu nhân.
Nhị thái phu nhân đã sống với Đậu Chiêu mười mấy năm, nếu nói không có chút tình cảm nào thì quá vô tình, nhưng đôi lúc tình cảm không át được lý trí, chỉ khi không tính toán lợi ích thì tình cảm mới thắm thiết.
“Vì sao phụ nữ đều không thích con gái mình sống xa nhà nhỉ?" Bà kéo tay Đậu Chiêu, cảm khái nói với Nhị phu nhân ngồi bên cạnh, “Giờ Thọ Cô đi, sợ cả đời sẽ không gặp lại nữa."
Nhị phu nhân luôn miệng an ủi Nhị thái phu nhân: “Hai năm sau, chắc chắn Thọ Cô sẽ đưa cô gia đến chúc thọ người mà. Con nói xem đúng không?"
Đậu Chiêu nghe vậy thì nảy ra suy nghĩ, Tống Mặc có thể nhìn ra sơ hở, thì người khác sớm muộn cũng sẽ nhận ra. Kế hoạch trước đây đã trở nên vô hiệu, chỉ có thể thay đổi suy nghĩ, vạch ra một kế hoạch khác, nếu ngoắng đục nước lên thì sẽ có nhiều cơ hội hơn bây giờ…
Nàng cũng khuyên Nhị thái phu nhân: “Hay người cùng lên kinh với cháu đi! Cháu nghe nói, thời Nhân Tông hoàng đế, Thái Hậu nương nương từng hạ chỉ cho mẫu thân của Nội các Thủ phủ Lương Thanh vào kinh diện thánh. Lương Thanh đó là nhân sĩ ở phủ Nam Xương, cách kinh thành cả ngàn dặm đường. Còn từ Chân Định đến kinh thành cùng lắm là đi bốn, năm ngày đường thôi, sao người không đi cùng cháu đến thăm Ngũ bá phụ luôn? Đã mấy năm người không gặp Ngũ bá phụ rồi nhỉ? Ngũ bá phụ nếu là Đại học sĩ Nội các thì công việc rất bận, không rời ra được…"
Nhị thái phu nhân động lòng.
“Phải đó, phải đó!" Nhị phu nhân hùa vào, “Người còn có thể tận mắt nhìn Thọ Cô xuất giá."
Nhị thái phu nhân không khỏi gật đầu.
Đậu Chiêu cười nói: “Vậy coi như người đã đồng ý. Để cháu gửi thư cho Lục bá mẫu và phụ thân."
Đi thuyền, cưỡi ngựa đều khá nguy hiểm, có người cả đời không ra khỏi cửa nhà, mà Nhị thái phu nhân đã lớn tuổi, nay lên kinh thành đúng là một chuyện lớn.
Ba huynh đệ Đậu thị ở kinh thành nhận được tin liền bàn bạc, để Đậu Chiêu và Nhị thái phu nhân ở lại phủ của Đậu Thế Xu, Lục phu nhân tạm thời chuyển đến ngõ Hòe Thụ, giao việc nhà bên ngõ Mao Nhi cho Hàn thị, người mới gả về không lâu.
Đậu Thế Hoành đồng ý, đích thân đưa Kỷ thị đến ngõ Hòe Thụ.
Từ ngày lấy chồng, Ngũ phu nhân chưa chính thức sống cùng Nhị thái phu nhân một ngày nào nên lòng khá rối bời. Kỷ thị đến ở làm nàng vui mừng khôn xiết, khách sáo nói một tràng, để dành phòng lớn, kéo Kỷ thị ra sân, bố trí phòng ốc, lên thực đơn, sắp xếp nha hoàn, ma ma, liên hệ với bên Chân Định để lấy danh sách người đi theo, bận đến xoay vòng vòng. Hai con dâu của Ngũ phu nhân là Quách thị và Thái thị cũng giúp một tay, Hàn thị cũng thi thoảng chạy qua xem xét. Chỉ mấy ngày sau, mọi người đều được xếp sắp đâu ra đấy.
Ngày bốn tháng tám năm Canh Thân, Đậu Chiêu và Nhị thái phu nhân trở về kinh thành, nơi mà thực tế tính ra đã mười bốn năm không quay lại, còn trong mắt người khác là chưa từng đặt chân đến.
Tác giả :
Chi Chi