Cửu Ngũ
Chương 14
Kể từ sau ngày bị đánh tay, chẳng cần nói gì, nhìn thấy hai tay bị sưng to của Nam Chánh Can, lão sư liền biết hắn không thể cầm bút nổi, mà lão cũng chẳng trông chờ gì ở hắn, nên dù trong lớp học, Nam Chánh Can có ngồi như đưa đám, cũng không ai thèm ghé mắt tới.
Nhưng chẳng ngờ, từ đó về sau, dù không trốn học, Nam Chánh Can cũng chẳng thèm viết một chữ nào nữa. Thời gian ngắn thì không ai để ý, nhưng kéo dài chính là chuyện lớn. Hắn có tên thế nào thì thân phận Hoàng tử vẫn không đổi, việc học hành của hắn vẫn phải bẩm báo với Hoàng đế đó. Lão sư bực bội trách cứ hắn, hắn vẫn làm ngơ. Thử mấy bận không được, lão sư phải tâu chuyện với Hoàng đế, Hoàng đế khi nghe vậy thì im lặng một lúc, sau đó phất tay cho lão sư lui xuống rồi từ đó không nhắc tới nữa. Xem như có sự đồng ý của Hoàng đế, chẳng ai thèm quan tâm đến Ngũ hoàng tử Nam Chánh Can có học hành đàng hoàng hay không nữa.
Thay vào đó, Nam Chánh Can lại tỏ ra hứng thú với võ học, không những không vắng mặt buổi nào mà còn chăm chỉ luyện tập hơn người. Nam Quốc được như ngày hôm nay đều nhờ chiến đấu trên lưng ngựa để giành đất nước từ tay giặc ngoại xâm. Trải qua mấy mươi năm phát triển, Nam Quốc ngày một thịnh vượng, phồn vinh. Lại vì ám ảnh chiến tranh đau khổ, bắt đầu từ đấy, bắt đầu nẩy sinh tâm lý không thích vũ lực, những kẻ tôn sùng vũ lực càng bị khinh ghét. Dần dà, Nam Quốc trở thành một nước trọng văn khinh võ!
Trong giáo huấn từ tổ tiên để lại, đào tạo thế hệ thừa kế thành văn võ toàn tài vẫn còn đó, trong quy trình học tập vẫn có giờ tập võ nghệ, nhưng mấy ai nghiêm túc học theo? Thế mà, trên võ trường lúc này, bóng dáng nhỏ bé của Nam Chánh Can như ngọn núi quật cường đứng dưới ánh mặt trời chói chang khiến người khác phải chú ý.
Hắn năm nay mới hơn sáu tuổi, còn chưa cao tới thắt lưng của người lớn, vậy mà lại có sức kiên trì, nhẫn nại còn hơn cả người trưởng thành. Mặc nắng gắt thiêu đốt, hắn vẫn cắn răng chịu đựng đứng tấn, mồ hôi từ trên mặt, trên người hắn nhỏ xuống đất ướt một mảng, mặt trở nên đỏ chót vì dồn sức quá nhiều, những thớ thịt trên người thỉnh thoảng còn run lên từng hồi.
“Sức chịu đựng thật đáng nể!"
Đó là suy nghĩ của Trần võ sư.
Nếu Nam Chánh Can chỉ chịu được ngày một, ngày hai, thì Trần võ sư đã không để tâm. Nhưng từ lúc bắt đầu cho tới bây giờ, Nam Chánh Can đã kiên trì suốt ba tháng ròng, chưa từng trốn một ngày, không một ngày quay về khi chưa hoàn thành nội dung luyện tập ngày hôm đó.
Trần võ sư, Trần Hùng năm nay đã ngoài bốn mươi, vì học võ từ sớm nên ông có cơ thể rất khỏe mạnh, không ốm yếu như những người cùng tuổi càng không phải nói tới đám quan văn suốt ngày mở miệng toàn: nhân chi sơn… Nhà họ Trần làm tướng đã ba đời, từ nhỏ, Trần Hùng vẫn luôn lấy cha ông làm chí hướng để noi theo, mơ ước ngày sau có thể giúp Nam Quốc bảo vệ giang sơn. Sau khi vào đời, mới biết mọi chuyện không như ý nguyện của mình, khi đó, phong trào trọng văn khinh võ thịnh hành, võ tướng càng lúc càng bị lấn áp, bị chèn ép khắp nơi. Trần Hùng lúc đó không chịu được mà nhiều phen tranh cãi với người khác, thậm chí còn đánh nhau không ít lần.
Thậm chí còn gây ra họa lớn. Lúc đó, tuy được tha thứ, nhưng con đường làm võ tướng của Trần Hùng xem như bị cắt đứt. Mấy lần, hắn ngang bướng muốn trốn nhà đi nhập ngũ nhưng bị cha ông bắt lại, sau nhiều lần khuyên nhủ, dù có ngoan cố thế nào thì hắn cũng cảm nhận được sự khó khăn của cha già, bởi vì hắn mà chịu nhiều oan ức còn không thèm nói cho hắn biết. Ngày nhận ra sự thật, hắn đã khóc, lặng thầm khóc rất nhiều.
Sau cùng, hắn thỏa hiệp, chấp nhận cuộc sống bình lặng cha già đã bày ra cho hắn. Thời gian cứ thế trôi qua, mới đó đã hai mươi mấy năm. Cũng chẳng nhớ từ bao giờ, hắn đảm đương chức võ sư chỉ dạy võ nghệ cho các tiểu Hoàng tử, Hoàng thân.
Tư tưởng xem nhẹ quan võ từ nhỏ đã thấm vào đầu của bọn chúng, những đứa bé còn non nớt, làm sao bọn chúng nhiệt tình học tập? Nhìn thế hệ mai sau của Nam Quốc yếu ớt, không chút khí khái, Trần võ sư càng cảm thấy hổ thẹn với cha ông, những người đã gầy dựng nên Nam Quốc.
Vì vậy, bản thân gã cũng không còn hứng thú, dạy tròn bổn phận chứ không một tia trông mong gì ở thế hệ này.
Thế mà, Nam Chánh Can lại xuất hiện.
– Tại sao ngươi muốn học võ?
Ngày đó, Trần Hùng cất tiếng hỏi Nam Chánh Can.
Nam Chánh Can lúc này đã mệt lả người, thở cũng nặng nhọc, nhưng đôi mắt của hắn vẫn ngập tràn ý chí, không một chút buông lõng.
– Để bảo vệ bản thân mình! Để không ai giẫm lên tôn nghiêm của ta!
Trần Hùng có chút bất ngờ, thật không ngờ một đứa nhỏ như thế lại có suy nghĩ nặng nề như vậy. Ngẫm lại thân phận, tình cảnh của Nam Chánh Can, Trần Hùng có thể lý giải một hai. Nếu Nam Chánh Can thật sự có thể giữ vững ý chí đó, tương lai sau này chắc sẽ có thành tựu không nhỏ. Nhưng rốt cuộc, đó vẫn không phải đáp án mà Trần Hùng mong muốn nhất.
Nào ngờ sau đó, Nam Chánh Can lại nói:
– Chỉ có bản thân trở nên mạnh mẽ, ta mới có thể bảo vệ thân nhân của mình, bảo vệ những người mà ta muốn bảo vệ!!!
Nhưng chẳng ngờ, từ đó về sau, dù không trốn học, Nam Chánh Can cũng chẳng thèm viết một chữ nào nữa. Thời gian ngắn thì không ai để ý, nhưng kéo dài chính là chuyện lớn. Hắn có tên thế nào thì thân phận Hoàng tử vẫn không đổi, việc học hành của hắn vẫn phải bẩm báo với Hoàng đế đó. Lão sư bực bội trách cứ hắn, hắn vẫn làm ngơ. Thử mấy bận không được, lão sư phải tâu chuyện với Hoàng đế, Hoàng đế khi nghe vậy thì im lặng một lúc, sau đó phất tay cho lão sư lui xuống rồi từ đó không nhắc tới nữa. Xem như có sự đồng ý của Hoàng đế, chẳng ai thèm quan tâm đến Ngũ hoàng tử Nam Chánh Can có học hành đàng hoàng hay không nữa.
Thay vào đó, Nam Chánh Can lại tỏ ra hứng thú với võ học, không những không vắng mặt buổi nào mà còn chăm chỉ luyện tập hơn người. Nam Quốc được như ngày hôm nay đều nhờ chiến đấu trên lưng ngựa để giành đất nước từ tay giặc ngoại xâm. Trải qua mấy mươi năm phát triển, Nam Quốc ngày một thịnh vượng, phồn vinh. Lại vì ám ảnh chiến tranh đau khổ, bắt đầu từ đấy, bắt đầu nẩy sinh tâm lý không thích vũ lực, những kẻ tôn sùng vũ lực càng bị khinh ghét. Dần dà, Nam Quốc trở thành một nước trọng văn khinh võ!
Trong giáo huấn từ tổ tiên để lại, đào tạo thế hệ thừa kế thành văn võ toàn tài vẫn còn đó, trong quy trình học tập vẫn có giờ tập võ nghệ, nhưng mấy ai nghiêm túc học theo? Thế mà, trên võ trường lúc này, bóng dáng nhỏ bé của Nam Chánh Can như ngọn núi quật cường đứng dưới ánh mặt trời chói chang khiến người khác phải chú ý.
Hắn năm nay mới hơn sáu tuổi, còn chưa cao tới thắt lưng của người lớn, vậy mà lại có sức kiên trì, nhẫn nại còn hơn cả người trưởng thành. Mặc nắng gắt thiêu đốt, hắn vẫn cắn răng chịu đựng đứng tấn, mồ hôi từ trên mặt, trên người hắn nhỏ xuống đất ướt một mảng, mặt trở nên đỏ chót vì dồn sức quá nhiều, những thớ thịt trên người thỉnh thoảng còn run lên từng hồi.
“Sức chịu đựng thật đáng nể!"
Đó là suy nghĩ của Trần võ sư.
Nếu Nam Chánh Can chỉ chịu được ngày một, ngày hai, thì Trần võ sư đã không để tâm. Nhưng từ lúc bắt đầu cho tới bây giờ, Nam Chánh Can đã kiên trì suốt ba tháng ròng, chưa từng trốn một ngày, không một ngày quay về khi chưa hoàn thành nội dung luyện tập ngày hôm đó.
Trần võ sư, Trần Hùng năm nay đã ngoài bốn mươi, vì học võ từ sớm nên ông có cơ thể rất khỏe mạnh, không ốm yếu như những người cùng tuổi càng không phải nói tới đám quan văn suốt ngày mở miệng toàn: nhân chi sơn… Nhà họ Trần làm tướng đã ba đời, từ nhỏ, Trần Hùng vẫn luôn lấy cha ông làm chí hướng để noi theo, mơ ước ngày sau có thể giúp Nam Quốc bảo vệ giang sơn. Sau khi vào đời, mới biết mọi chuyện không như ý nguyện của mình, khi đó, phong trào trọng văn khinh võ thịnh hành, võ tướng càng lúc càng bị lấn áp, bị chèn ép khắp nơi. Trần Hùng lúc đó không chịu được mà nhiều phen tranh cãi với người khác, thậm chí còn đánh nhau không ít lần.
Thậm chí còn gây ra họa lớn. Lúc đó, tuy được tha thứ, nhưng con đường làm võ tướng của Trần Hùng xem như bị cắt đứt. Mấy lần, hắn ngang bướng muốn trốn nhà đi nhập ngũ nhưng bị cha ông bắt lại, sau nhiều lần khuyên nhủ, dù có ngoan cố thế nào thì hắn cũng cảm nhận được sự khó khăn của cha già, bởi vì hắn mà chịu nhiều oan ức còn không thèm nói cho hắn biết. Ngày nhận ra sự thật, hắn đã khóc, lặng thầm khóc rất nhiều.
Sau cùng, hắn thỏa hiệp, chấp nhận cuộc sống bình lặng cha già đã bày ra cho hắn. Thời gian cứ thế trôi qua, mới đó đã hai mươi mấy năm. Cũng chẳng nhớ từ bao giờ, hắn đảm đương chức võ sư chỉ dạy võ nghệ cho các tiểu Hoàng tử, Hoàng thân.
Tư tưởng xem nhẹ quan võ từ nhỏ đã thấm vào đầu của bọn chúng, những đứa bé còn non nớt, làm sao bọn chúng nhiệt tình học tập? Nhìn thế hệ mai sau của Nam Quốc yếu ớt, không chút khí khái, Trần võ sư càng cảm thấy hổ thẹn với cha ông, những người đã gầy dựng nên Nam Quốc.
Vì vậy, bản thân gã cũng không còn hứng thú, dạy tròn bổn phận chứ không một tia trông mong gì ở thế hệ này.
Thế mà, Nam Chánh Can lại xuất hiện.
– Tại sao ngươi muốn học võ?
Ngày đó, Trần Hùng cất tiếng hỏi Nam Chánh Can.
Nam Chánh Can lúc này đã mệt lả người, thở cũng nặng nhọc, nhưng đôi mắt của hắn vẫn ngập tràn ý chí, không một chút buông lõng.
– Để bảo vệ bản thân mình! Để không ai giẫm lên tôn nghiêm của ta!
Trần Hùng có chút bất ngờ, thật không ngờ một đứa nhỏ như thế lại có suy nghĩ nặng nề như vậy. Ngẫm lại thân phận, tình cảnh của Nam Chánh Can, Trần Hùng có thể lý giải một hai. Nếu Nam Chánh Can thật sự có thể giữ vững ý chí đó, tương lai sau này chắc sẽ có thành tựu không nhỏ. Nhưng rốt cuộc, đó vẫn không phải đáp án mà Trần Hùng mong muốn nhất.
Nào ngờ sau đó, Nam Chánh Can lại nói:
– Chỉ có bản thân trở nên mạnh mẽ, ta mới có thể bảo vệ thân nhân của mình, bảo vệ những người mà ta muốn bảo vệ!!!
Tác giả :
Hắc Đê U