Cửu Môn Ký Sự
Chương 101
QUYỂN 2: CHIẾN TRANH THIÊN
Khi tin tức Thuợng Hải rơi vào tay giặc được truyền tới Trường Sa, đã là đầu mùa đông năm đó.
Ngô Lão Cẩu cầm tờ báo trong tay, quân đội Trung Quốc thương vong gần ba mươi vạn nhìn đã thấy rợn người. Nhưng làm cho y yên lòng chính là, trong danh sách báo tang của những người có quân hàm đội trưởng trở lên không thấy tên của Trương Khải Sơn.
“Chiến sĩ các nơi, vì chính nghĩa mà cứu nguy đất nước, vận mệnh sớm tối, lấy máu tắm thân ngoài tiền tuyến, xây dựng chiến hào, có chết cũng không lùi bước, trận địa hoá tro tàn, ý chí vẫn cứng như sắt đá, dũng cảm xông lên, chết một cách oanh liệt, dủ chứng tỏ *** thần độc lập của dân tộc, là trụ cột để chấn hưng Trung Hoa."
Tuyên bố rút quân ở Thượng Hải được viết một cách khí thế ngất trời, cảm động tâm can, cho dù thương vong nghiêm trọng vẫn thể hiện được sự hy sinh của các quân dân đối mặt với nguy cơ khiêu chiến. Nhưng như vậy, Thượng Hải bị chiếm đóng, cửa chính của Nam Kinh và toàn quốc đã bại dưới đạn lửa của giặc, báo hiệu những ngày tháng Trung Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ kháng chiến phòng ngự toàn diện.
“Nếu bọn giặc đã chiếm Thượng Hải, chỉ sợ mùa đông này sẽ đánh vào Nam Kinh." Ngô Lão Cẩu nhíu nhíu mày, buông tờ báo trong tay, ngẩng đầu nói với Giải Cửu bên cạnh: “Cậu thấy sao?"
Giải Cửu nhấp một ngụm trà, bỗng nhiên nói: “Sư đoàn của Phật Gia không bố trí tấn công ở Thượng Hải, cho nên thương vong chắc cũng không nhiều. Như vậy trận chiến kế tiếp, bọn họ có thể sẽ tiến hành chặn đánh, nhất định phải tử thủ ở Nam Kinh."
Những lời này hắn nói rất chậm, Ngô Lão Cẩu ngồi nghe rất nghiêm túc. Tuy rằng y không hiểu lắm về chuyện trong quân đội, nhưng ít nhất cũng hiểu những lời này của Giải Cửu có ý gì.
Chỉ là, lãnh thổ sắp rơi vào tay giặc, không ai có thể mang sinh mệnh của bản thân đặt lên chuyện quốc gia. Trên chiến trường có vô số chiến sĩ đang mỏi mệt chờ đợi được chiến đấu vì nước giết địch, không ai biết bọn họ sẽ chết khi nào ở đâu.
Ngô Lão Cẩu chưa từng cầm qua súng đạn thật lên chiến trường, nhưng tục ngữ nói rất đúng, chỉ có quan tướng không chỉ huy, không có binh lính không đánh giặc. Tinh thần của một đội quân, đều mang theo tính cách và tác phong của trưởng quan. Theo tính cách và tác phong của Trương Khải Sơn, thủ hạ của hắn khi đánh nhau tất nhiên cũng mang theo một cỗ khí phách hung hãn không sợ chết. Nhưng điều này cũng có nghĩa là, trước khi những người khác chết, Trương Khải Sơn sẽ làm tấm gương tự giao sinh mệnh của hắn đầu tiên.
Bất quá, nếu Trương Khải Sơn đã vào sinh ra tử trên chiến trường nhiều năm, Ngô Lão Cẩu lại không lo lắng năng lực cầm binh của hắn, dù không phải đột nhiên như nữ nhân lo lắng cho chồng xuất chinh, chỉ là y mơ hồ cảm thấy được, chiến tranh lần này không chỉ là chiến trường của một người, mà cả quốc gia cũng sẽ lâm vào thời khắc tồn vong.
Đất nước không còn, dân phải ở đâu? Nhưng nói cách khác, nhân dân không còn, nước sẽ ở đâu?
Mấy tháng qua, không phải y không lo lắng cho sinh tử của người kia, cho nên hầu như mỗi ngày đều quan tâm đến tình hình chiến đấu. Nhưng thời gian qua y không hề nhận được tin tức riêng gì của Trương Khải Sơn, cho dù là chiến dịch ở Thượng Hải đã sắp kết thúc, không có được vài chữ chứng minh bản thân an toàn.
Kỳ thật Ngô Lão Cẩu biết đây là chuyện đương nhiên, dù sao trong lúc đó bọn họ cũng không hứa hẹn gì, chẳng qua là có một chút tình cảm thậm chí còn không được gọi là tình yêu chưa kịp xác minh rõ ràng mà thôi. Huống chi ở trong quân doanh, thân là quan quân cũng không thể thảnh thơi để viết thư về cho nhà.
Làm một người bình thường, cho dù ở trong đấu không gì là không làm được, nhưng hiện tại việc duy nhất y có thể làm là, giống như những người khác, cùng nhau chờ kết quả chiến tranh, chuẩn bị đối mặt với khói lửa sắp lan đến đầu sông Trường Giang.
Nhưng mà, tin tức Nam Kinh bị chiếm đóng truyền tới quá nhanh.
Cuối năm sắp đến, trên báo liền đăng tin năm vạn quân Nhật đã tiến vào thành, nhưng sợ lòng quân bất ổn, lần này trong báo không đề cập đến những chuyện có liên quan đến trận đánh và số lượng thương vong.
Vừa sáng *** mơ Ngô Lão Cẩu đã biết, phỏng đoán của Giải Cửu lúc trước không sai, sư đoàn của Trương Khải Sơn vốn là chiến lực chiến đấu chủ yếu. Bây giờ nếu quân Nhật thắng, phía quân đội hiển nhiên là thương vong thê thảm. Cho dù không tự thân đến chiến trường, nhưng trong những lời đồn đại nhanh chóng lan truyền, y cũng có thể đoán ra độ thê thảm ở đó.
Quanh năm ở bên rìa sự sống và cách chết trong đấu, Ngô Lão Cẩu tưởng rằng mình đã lãnh đạm với cái chết, nhưng nỗi lo lắng không biết Trương Khải Sơn còn sống hay đã chết đã vượt xa ngoài sức tưởng tượng của y.
Vì thế, y không để ý mặt mũi nữa mà đi đến cửa hàng của lão thầy bói Tề Thiết Chuỷ, hy vọng có thể tính ra Trương Khải sơn còn sống hay không.
Tề Thiết Chuỷ không nói thẳng kết quả, mà ngấm ngầm nói cho y biết, Phật Gia có một kiếp nạn, bất quá cất nhân đều có thiên tướng, nếu có quý nhân tương trợ, vậy thì có thể vượt qua kiếp này.
Ngô Lão Cẩu nghe vậy sửng sốt, thở dài nhẹ nhõm một hơi, hỏi: “Vậy là, bây giờ hắn vẫn còn sống?"
Tề Thiết Chuỷ gật đầu, nâng tay nhẹ xoa xoa mắt kính, nói: “Hơn nữa chắc là không lâu sau hai người có thể gặp mặt."
Ngô Lão Cẩu không biết vì sao Tề Thiết Chuỷ lại chắc chắn như vậy, nhưng y chưa bao giờ hoài nghi năng lực của đối phương. Bởi vì, ba ngày sau y nhận được một phong thư khẩn.
Trong thư nói Trương Khải Sơn dẫn đầu sư đoàn 51 trong tình huống bị bao vây tứ phía, lại bị quân địch công kích kịch liệt, cuộc chiến kéo dài suốt mấy ngày liền, chỉ huy quân đội mấy ngày không ngủ, lại bị đạn lạc trên chiến trường khiến cánh tay trái và đùi phải bị thương. Bây giờ người mất máu quá nhiều hơn nữa còn quá mệt mỏi, thể lực dần không thể chống cự, quân trưởng ra lệnh nên bất đắc dĩ phải chuyển tới Giang Bắc chữa thương. Do miệng vết thương bị nhiễm trùng, để được điều trị tốt hơn, trước mắt đang trên đường chuyển đến Từ Châu.
Cuối thư cho biết, báo cho Ngô Lão Cẩu, nếu có thể nhận được phong thư này, xin nhanh chóng tìm đến Từ Châu.
Chữ trên thư là dùng chữ Khải để viết, nhìn ra được người viết thư có giáo dục rất tốt. Nhưng ngoài ý muốn là, ký tên cuối thư chỉ có một chữ ‘Trương’, không còn tin tức gì khác.
Trực giác của y cảnh báo người viết bức thư này không phải Trương Khải Sơn, bởi vì người kia chỉ nói cho y tin tức thắng lợi. Nhưng nếu trong thư có thể viết rõ tình hình bây giờ của Trương Khải Sơn như vậy, bất luận phía trước có gì đang chờ đợi, Ngô Lão Cẩu cũng quyết định phải đến Từ Châu một chuyến.
Khi tin tức Thuợng Hải rơi vào tay giặc được truyền tới Trường Sa, đã là đầu mùa đông năm đó.
Ngô Lão Cẩu cầm tờ báo trong tay, quân đội Trung Quốc thương vong gần ba mươi vạn nhìn đã thấy rợn người. Nhưng làm cho y yên lòng chính là, trong danh sách báo tang của những người có quân hàm đội trưởng trở lên không thấy tên của Trương Khải Sơn.
“Chiến sĩ các nơi, vì chính nghĩa mà cứu nguy đất nước, vận mệnh sớm tối, lấy máu tắm thân ngoài tiền tuyến, xây dựng chiến hào, có chết cũng không lùi bước, trận địa hoá tro tàn, ý chí vẫn cứng như sắt đá, dũng cảm xông lên, chết một cách oanh liệt, dủ chứng tỏ *** thần độc lập của dân tộc, là trụ cột để chấn hưng Trung Hoa."
Tuyên bố rút quân ở Thượng Hải được viết một cách khí thế ngất trời, cảm động tâm can, cho dù thương vong nghiêm trọng vẫn thể hiện được sự hy sinh của các quân dân đối mặt với nguy cơ khiêu chiến. Nhưng như vậy, Thượng Hải bị chiếm đóng, cửa chính của Nam Kinh và toàn quốc đã bại dưới đạn lửa của giặc, báo hiệu những ngày tháng Trung Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ kháng chiến phòng ngự toàn diện.
“Nếu bọn giặc đã chiếm Thượng Hải, chỉ sợ mùa đông này sẽ đánh vào Nam Kinh." Ngô Lão Cẩu nhíu nhíu mày, buông tờ báo trong tay, ngẩng đầu nói với Giải Cửu bên cạnh: “Cậu thấy sao?"
Giải Cửu nhấp một ngụm trà, bỗng nhiên nói: “Sư đoàn của Phật Gia không bố trí tấn công ở Thượng Hải, cho nên thương vong chắc cũng không nhiều. Như vậy trận chiến kế tiếp, bọn họ có thể sẽ tiến hành chặn đánh, nhất định phải tử thủ ở Nam Kinh."
Những lời này hắn nói rất chậm, Ngô Lão Cẩu ngồi nghe rất nghiêm túc. Tuy rằng y không hiểu lắm về chuyện trong quân đội, nhưng ít nhất cũng hiểu những lời này của Giải Cửu có ý gì.
Chỉ là, lãnh thổ sắp rơi vào tay giặc, không ai có thể mang sinh mệnh của bản thân đặt lên chuyện quốc gia. Trên chiến trường có vô số chiến sĩ đang mỏi mệt chờ đợi được chiến đấu vì nước giết địch, không ai biết bọn họ sẽ chết khi nào ở đâu.
Ngô Lão Cẩu chưa từng cầm qua súng đạn thật lên chiến trường, nhưng tục ngữ nói rất đúng, chỉ có quan tướng không chỉ huy, không có binh lính không đánh giặc. Tinh thần của một đội quân, đều mang theo tính cách và tác phong của trưởng quan. Theo tính cách và tác phong của Trương Khải Sơn, thủ hạ của hắn khi đánh nhau tất nhiên cũng mang theo một cỗ khí phách hung hãn không sợ chết. Nhưng điều này cũng có nghĩa là, trước khi những người khác chết, Trương Khải Sơn sẽ làm tấm gương tự giao sinh mệnh của hắn đầu tiên.
Bất quá, nếu Trương Khải Sơn đã vào sinh ra tử trên chiến trường nhiều năm, Ngô Lão Cẩu lại không lo lắng năng lực cầm binh của hắn, dù không phải đột nhiên như nữ nhân lo lắng cho chồng xuất chinh, chỉ là y mơ hồ cảm thấy được, chiến tranh lần này không chỉ là chiến trường của một người, mà cả quốc gia cũng sẽ lâm vào thời khắc tồn vong.
Đất nước không còn, dân phải ở đâu? Nhưng nói cách khác, nhân dân không còn, nước sẽ ở đâu?
Mấy tháng qua, không phải y không lo lắng cho sinh tử của người kia, cho nên hầu như mỗi ngày đều quan tâm đến tình hình chiến đấu. Nhưng thời gian qua y không hề nhận được tin tức riêng gì của Trương Khải Sơn, cho dù là chiến dịch ở Thượng Hải đã sắp kết thúc, không có được vài chữ chứng minh bản thân an toàn.
Kỳ thật Ngô Lão Cẩu biết đây là chuyện đương nhiên, dù sao trong lúc đó bọn họ cũng không hứa hẹn gì, chẳng qua là có một chút tình cảm thậm chí còn không được gọi là tình yêu chưa kịp xác minh rõ ràng mà thôi. Huống chi ở trong quân doanh, thân là quan quân cũng không thể thảnh thơi để viết thư về cho nhà.
Làm một người bình thường, cho dù ở trong đấu không gì là không làm được, nhưng hiện tại việc duy nhất y có thể làm là, giống như những người khác, cùng nhau chờ kết quả chiến tranh, chuẩn bị đối mặt với khói lửa sắp lan đến đầu sông Trường Giang.
Nhưng mà, tin tức Nam Kinh bị chiếm đóng truyền tới quá nhanh.
Cuối năm sắp đến, trên báo liền đăng tin năm vạn quân Nhật đã tiến vào thành, nhưng sợ lòng quân bất ổn, lần này trong báo không đề cập đến những chuyện có liên quan đến trận đánh và số lượng thương vong.
Vừa sáng *** mơ Ngô Lão Cẩu đã biết, phỏng đoán của Giải Cửu lúc trước không sai, sư đoàn của Trương Khải Sơn vốn là chiến lực chiến đấu chủ yếu. Bây giờ nếu quân Nhật thắng, phía quân đội hiển nhiên là thương vong thê thảm. Cho dù không tự thân đến chiến trường, nhưng trong những lời đồn đại nhanh chóng lan truyền, y cũng có thể đoán ra độ thê thảm ở đó.
Quanh năm ở bên rìa sự sống và cách chết trong đấu, Ngô Lão Cẩu tưởng rằng mình đã lãnh đạm với cái chết, nhưng nỗi lo lắng không biết Trương Khải Sơn còn sống hay đã chết đã vượt xa ngoài sức tưởng tượng của y.
Vì thế, y không để ý mặt mũi nữa mà đi đến cửa hàng của lão thầy bói Tề Thiết Chuỷ, hy vọng có thể tính ra Trương Khải sơn còn sống hay không.
Tề Thiết Chuỷ không nói thẳng kết quả, mà ngấm ngầm nói cho y biết, Phật Gia có một kiếp nạn, bất quá cất nhân đều có thiên tướng, nếu có quý nhân tương trợ, vậy thì có thể vượt qua kiếp này.
Ngô Lão Cẩu nghe vậy sửng sốt, thở dài nhẹ nhõm một hơi, hỏi: “Vậy là, bây giờ hắn vẫn còn sống?"
Tề Thiết Chuỷ gật đầu, nâng tay nhẹ xoa xoa mắt kính, nói: “Hơn nữa chắc là không lâu sau hai người có thể gặp mặt."
Ngô Lão Cẩu không biết vì sao Tề Thiết Chuỷ lại chắc chắn như vậy, nhưng y chưa bao giờ hoài nghi năng lực của đối phương. Bởi vì, ba ngày sau y nhận được một phong thư khẩn.
Trong thư nói Trương Khải Sơn dẫn đầu sư đoàn 51 trong tình huống bị bao vây tứ phía, lại bị quân địch công kích kịch liệt, cuộc chiến kéo dài suốt mấy ngày liền, chỉ huy quân đội mấy ngày không ngủ, lại bị đạn lạc trên chiến trường khiến cánh tay trái và đùi phải bị thương. Bây giờ người mất máu quá nhiều hơn nữa còn quá mệt mỏi, thể lực dần không thể chống cự, quân trưởng ra lệnh nên bất đắc dĩ phải chuyển tới Giang Bắc chữa thương. Do miệng vết thương bị nhiễm trùng, để được điều trị tốt hơn, trước mắt đang trên đường chuyển đến Từ Châu.
Cuối thư cho biết, báo cho Ngô Lão Cẩu, nếu có thể nhận được phong thư này, xin nhanh chóng tìm đến Từ Châu.
Chữ trên thư là dùng chữ Khải để viết, nhìn ra được người viết thư có giáo dục rất tốt. Nhưng ngoài ý muốn là, ký tên cuối thư chỉ có một chữ ‘Trương’, không còn tin tức gì khác.
Trực giác của y cảnh báo người viết bức thư này không phải Trương Khải Sơn, bởi vì người kia chỉ nói cho y tin tức thắng lợi. Nhưng nếu trong thư có thể viết rõ tình hình bây giờ của Trương Khải Sơn như vậy, bất luận phía trước có gì đang chờ đợi, Ngô Lão Cẩu cũng quyết định phải đến Từ Châu một chuyến.
Tác giả :
Sát Na Thất Công Tử