Cửu Dung
Quyển 5 - Chương 19: Ỗi bi ai cả nước
Hoàng hậu nương nương thê lương mỉm cười, nói: “Muội muội, muội không cần an ủi ta nữa. Muội thấy dáng vẻ của ta giờ thế này, có thể khỏe lên nữa hay sao? Nếu hôm nay ta không nói, sau này sẽ không còn cơ hội để nói. Muội cũng không cần phải giữ lễ tiết, cứ coi đây là tỷ muội ta tán gẫu chuyện nhà". Mặc dù Hoàng hậu nói là cứ coi như tán gẫu chuyện nhà, nhưng vẻ mặt nàng vẫn rất nghiêm túc.
Nàng nói tiếp: “Hoàng hậu ta đây hầu như là không có thực quyền, trên có Hoàng thái hậu nghe gì tin nấy, dưới có Minh quý phi tự đại ngông cuồng. Ta vốn định giúp đỡ Hoàng thượng xử lý việc nước, nhưng hết lần này đến lần khác đều có thuyết rằng hậu cung không được can dự vào việc triều chính. Ta muốn chỉnh đốn hậu cung tử tế nhưng mà Minh quý phi, còn cả mấy phi tử không hiểu chuyện lại khiến cả hậu cung này tối tăm hỗn loạn. Mà ta, từ tấm bé đã có chứng bệnh ho ra máu này rồi, thân thể xưa nay vốn rất yếu. Lại chưa từng sinh được đứa con trai con gái nào cho Hoàng thượng. Minh quý phi nhiều lần chỉ trích ta, bản thân ta cũng không so đo gì cả. Điều mà ta so đo, chính là nếu sau khi ta chết đi, bản thân Hoàng thượng phải đối mặt với cục diện rối rắm nhường này, phải xử lý thế nào mới tốt đây? Vì thế…". Nàng nói đến đây, uống một hớp nước, thở hơi chậm lại rồi thong thả tiếp: “Ta từng quan sát những phi tần trong hậu cung, người được lòng ta chỉ có riêng Cửu Dung muội muội mà thôi. Muội xuất thân bần hàn, không kiêu căng, cũng không khiếp nhược, vả lại rất rõ đại nghĩa, phàm là việc gì cũng biết phải lấy đại nghĩa quốc gia làm trọng. Những việc muội làm thường ngày, tuy rằng ta chưa từng hỏi đến, song phần lớn ta đều biết. Ta chết đi, hậu cung này và Hoàng thượng xin phó thác cho muội muội. Ta cũng hy vọng muội muội có thể trợ giúp Hoàng thượng, trị vì Tây Tống ta thật tốt, hoàn thành tâm nguyện của ta".
“Nương nương, muội…" Trong chốc lát, tôi có trăm mối cảm xúc, cũng không biết phải đáp sao cho tốt, đành nói: “Nương nương, người đã quá đề cao Cửu Dung rồi. Muội nào có bản lĩnh đó".
Hoàng hậu chậm rãi lắc đầu: “Dung Nhi muội muội, không phải là muội không có bản lĩnh đó, mà là thường ngày muội không giống những người khác hay đoạt tình tranh công thôi. Con người sắp chết, thường nói lời hay, đây chỉ là một thỉnh cầu của người sắp chết. Hy vọng muội muội có thể đồng ý. Ta đây chết đi, có lẽ Minh quý phi sẽ huênh hoang trở lại, đến lúc đó chỉ sợ cả hậu cung sẽ không được an bình, hết thảy xin nhờ cả vào muội muội vậy".
Nói xong những lời này, Hoàng hậu đã thở dốc vô cùng, trên khuôn mặt ốm yếu lại lộ ra vẻ trông chờ, ánh mắt dường như toát ra vẻ mong ngóng. Những lời Thư Vũ nói với tôi đêm qua lại vang lên bên tai một lần nữa, vì bảo vệ chính mình, cũng vì bảo vệ những người trên kẻ dưới của Quỳnh Anh lâu, chỉ có thể nhờ vào cơ hội duy nhất trước mắt này hòng sống yên trong hậu cung.
Bởi vậy tôi không dám từ chối thêm nữa, đáp: “Lời dặn dò của nương nương, Dung Nhi không dám không tuân theo. Nhất định sẽ dốc hết sức mình, không phụ sự phó thác của nương nương".
Hoàng hậu thở ra một hơi nhẹ nhõm, lộ vẻ vui mừng, nói: “Ừ, ta biết ta không nhìn nhầm muội mà. Dung phi muội muội, có những lời này của muội, chuyện trong lòng ta đã xong, dù có ra đi cũng có thể yên tâm".
Hoàng hậu vẻ vang vô hạn, cai quản hậu cung ngày xưa giờ đây lại triền miên giường bệnh, bị giày vò đến mức thân thể gầy mỏng. Trong lòng tôi chịu không nổi, không cầm được nước mắt, nói: “Nương nương nhất thiết đừng nói thế. Người là cánh phượng đầu đàn của hậu cung, người hiền đều có trời phù hộ, tuyệt đối sẽ không xảy ra chuyện gì đâu".
Hoàng hậu chỉ cười nhạt: “Ta biết rồi, ta biết rồi", rồi chậm rãi khép mắt lại. Tôi biết thân thể nàng suy nhược, không thể duy trì được quá lâu, đành phải cáo lui.
Ra khỏi Trường Khánh cung, đi đến chỗ khuất nẻo, Thư Vũ nhân lúc chung quanh không có ai nhỏ giọng hỏi tôi: “Nương nương, Hoàng hậu có gì giao phó?".
Lúc này trong lòng tôi còn hơi rối loạn. Thứ nhất là nhớ đến Hoàng hậu đối xử với tôi không tệ, thấy thời gian của nàng không còn nhiều nữa, cảm thấy đồng tình; thứ nhì là thấy Hoàng hậu rơi vào tình cảnh ngày hôm nay, khó tránh sinh lòng buồn rầu. Đưa mắt nhìn bốn phía, trăm trượng tường thành sơn son mái vàng, đình đài lầu hiên hùng vĩ lộng lẫy, một khoảng nguy nga tráng lệ, một cảnh cẩm tú may mắn. Đây là nội viện hoàng cung mà vô số thế nhân không ngừng ao ước, nhưng nào ai có biết trong nội viện này, đấu đá lẫn nhau như thế nào, lừa gạt lẫn nhau ra sao? Mặc dù là người đứng đầu hậu cung, mẫu nghi thiên hạ, song nào có ai hay nỗi khổ sở gian nan trong đó?
Thư Vũ thấy tôi không nói gì, không truy vấn nữa, nhưng bất kể đối với cô hay với tôi, đáp án đều đã rõ ràng rồi.
Sẩm tối ngày thứ năm, tôi đang ngẩn người trước cửa sổ một mình, bỗng nhiên vang lên tiếng bước chân lộn xộn, quay đầu lại nhìn, ra là Thư Vũ đang tiến vào. Nhìn dáng vẻ khẩn trương của cô, tôi liền đoán được Hoàng hậu đã xảy ra chuyện!
Quả nhiên Thư Vũ thấp giọng thưa: “Nương nương, thái y của Thái y viện đều đã đến Trường Khánh cung nghe tuyên, xem ra Hoàng hậu đang lịm dần rồi, nương nương cũng nên chuẩn bị sẵn mới được".
Mặc dù tôi đã đoán được trước, tuy nhiên trong lòng vẫn lo lắng một trận, chỉ gật gật đầu. Một lần nữa nhìn gương chỉnh trang lại trang phục nhan sắc, vừa mới chỉnh trang ổn thỏa, đã có thái giám đến tuyên, lệnh cho chúng phi tần tới Trường Khánh cung thị giá, Hoàng hậu đã qua đời.
Vội vàng đi đến Trường Khánh cung thì các phi tần khác đều đã đến, chỉ thiếu mình Minh quý phi. Tất cả mọi người tôn kính đứng hầu ở hành lang của tẩm cung, không ai dám lên tiếng, rường cột tẩm cung chạm trổ cũng là cảnh không khí âm trầm.
Sau thời gian một ly trà, Minh quý phi mới khoan thai đi đến, phục sức vẫn rực rỡ, bước trên đường nhất bộ tam diêu[1], trên mặt không giấu nổi vẻ tự mãn. Tôi thấy nàng ta vẫn tô son điểm phấn, trên tóc cài một cây trâm hoa khảm vàng xuyết ngọc, chuỗi ngọc đung đưa. Phép tắc trong cung từ xưa đến nay vốn nhiều, phàm là thánh giá hoặc ý giá có gì khó chịu, phi tần không được thoa son phấn, đeo ngọc bội. Chỉ riêng chuyện này, Minh quý phi đã tỏ rõ cõi lòng.
[1] Có nghĩa là đi được một bước thì đung đưa vài ba lượt. Có hai cách giải thích: một là do tục bó chân thời xưa nên phụ nữ bước đi khó khăn, hai là chỉ cách đi đủng đỉnh thong thả, không có gì vội vàng.
Đêm đó vang lên tiếng khóc nức nở, tin tức Hoàng hậu qua đời khẩn cấp được báo đi các nơi, cả nước Tây Tống vô cùng bi thương. Bắc Trần một mực nhòm ngó thừa cơ cử binh xâm lược, nội trong bốn ngày đã tấn công hai tòa châu thành. Triều đình ra lệnh phong Minh Thiên Hạc làm chủ soái, triệu tập binh mã chống địch liền mấy đêm.
Minh quý phi nhân cơ hội này đề xuất tiết kiệm, la lối om sòm không cho tiến hành tang sự của Hoàng hậu theo như lễ tiết. Tuy rằng cuối cùng Hoàng thượng vẫn khăng khăng, nhưng so với hoàng hậu tiền triều, tất cả vẫn tương đối đơn giản. Thứ nhất là bởi Hoàng thượng kiêng dè Minh Thiên Hạc, thứ nhì là bởi hiện giờ quả thật quốc gia đương buổi nhiễu nhương, vì việc Bắc Trần tiến công, Hoàng thượng đã bộn bề đến nỗi sứt đầu mẻ trán.
Tang sự của Hoàng hậu vừa qua, Minh quý phi lại bắt đầu sắp đặt khắp nơi. Trong lòng nàng ta, chức hoàng hậu đã là thứ nắm chắc trong tay, nàng ta muốn đoạt được thì cũng dễ dàng như lấy đồ trong túi.
Ý muốn ban đầu của Hoàng thượng tất nhiên là không chịu. Nhưng vì vướng trở cục diện trước mắt nên có miệng mà khó nói.
Còn phía bên kia, Hoàng thái hậu lại bắt đầu như hổ rình mồi tôi, trăm phương nghìn kế tìm cơ hội muốn đưa tôi vào chỗ chết. Mối hận đối với tôi còn nhiều hơn Minh quý phi rất nhiều.
Ngày hôm đó, mặt trời ấm áp, Thư Vũ bưng trà đến, làm như vô tình, cố ý hỏi thăm dò: “Nương nương, quang cảnh thời tiết gần đây lại rất đẹp. Gần đây nương nương cũng nhàn nhã hơn nhiều. Giờ Minh quý phi ngấp nghé ngôi vị hoàng hậu, thế mà cũng không tìm đến nương nương gây phiền toái nhỉ".
Tôi nhẹ nhàng gật đầu: “Có câu rằng Khánh Phụ bất tử, Lỗ nạn vị dĩ[2]. Hiện giờ trong hoàng cung, người muốn đưa ta và Tiết vương gia vào chỗ chết nhất, không phải Minh quý phi mà là Hoàng thái hậu. Lãnh Cửu Dung ta vốn không có lòng hại người, có điều cũng không muốn uổng mạng, chết không minh bạch. Nếu ta không chết, vậy thì người chết hiển nhiên là người hại ta".
[2] Khánh Phụ không chết, nạn của nước Lỗ không thể dừng: Thời Xuân Thu, công tử nước Lỗ là Khánh Phụ là em của Lỗ Trang Công. Lỗ Trang Công qua đời, Tử Ban lên kế vị, Khánh Phụ bất mãn với Tử Ban bèn giết Ban để lập Mẫn Công làm vua. Rồi Khánh Phụ lại bất mãn với Mẫn Công và lại giết chết. Khánh Phụ chuyên quyền tàn bạo giết liền hai vua dẫn đến nổi loạn. Tề Hoàn Công đứng đầu chư hầu đương thời sai đại thần đến nước Lỗ để thăm dò tình hình. Đại thần về báo với Tề Hoàn Công: Kiếp nạn ở nước Lỗ đều do Khánh Phụ gây ra, không trừ Khánh Phụ thì nước Lỗ chẳng yên. Về sau người nước Lỗ đứng lên phản kháng, Khánh Phụ chạy trốn sang nước Cử. Không lâu sau đó thì Khánh Phụ bị giải về nước Lỗ, ông ta tự biết tội mình quá nặng nên tự sát trên đường về.
Thư Vũ liếc mắt nhìn tôi, nói: “Lẽ nào đã ra quyết định, muốn đưa Thái hậu vào chỗ chết sao?".
Tôi cười bảo: “Ta chỉ là một phi tử chính nhị phẩm nho nhỏ, lấy đâu ra bản lĩnh như thế, có thể động đến Hoàng thái hậu đây? Huống chi, ta và Hoàng thái hậu không thù không oán, vì sao lại phải gây sự với bà ta? Cho dù Hoàng thái hậu có xảy ra chuyện gì thì cũng nên đến tìm hoàng hậu tương lai - Minh quý phi mới phải".
Thư Vũ sao mà thông minh, tôi chỉ nhếch môi cười một cái là cô đã hiểu ý tôi rồi. Cô cười nói: “Cách nghĩ của nương nương rất chính xác, nhưng không biết phải làm thế nào mới được? Nương nương nói vậy, chắc hẳn trong lòng đã có chủ ý rồi?".
Tôi đáp: “Chuyện này ta đã có cách. Nhưng thực hiện thế nào, còn cần phiền cô cô mới được. Cô cô có biết, hiện giờ trước mặt Minh quý phi, nha đầu được sủng ái nhất là ai không?".
“Vốn có hai người. Trước đây có một người tên là Thanh Thúy đã bị định tội giáng chức vì đắc tội nương nương rồi. Còn một người nữa tên là Đào Hồng, tâm phúc trước mặt Minh quý phi, là tân sủng." Thư Vũ nói: “Nếu nương nương có gì sai khiến, nô tỳ đi tìm Đào Hồng nói chuyện là được rồi".
“Ồ?" Tôi dạt dào hứng thú hỏi: “Xin hỏi cô cô, Đào Hồng này là người thế nào?".
Thư Vũ cười đáp: “Thì ra nương nương lo lắng việc này, vậy thì không cần đâu. Tục ngữ có câu ông chủ thế nào thì nô tài thế ấy. Minh quý phi là loại người ra sao, trong lòng nương nương đương nhiên đã rõ. Đào Hồng cũng chẳng khác gì chủ nhân của cô ta. Hung hãn, là hạng người ỷ thế hiếp người. Cái này thì không cần phải nói, Tiểu Đào Hồng còn có một ham mê đặc biệt, đó là rất có cảm hứng với vàng. Cô ta từng phao tin rằng, đi theo Minh quý phi ba năm thì sẽ đúc một tòa nhà bằng vàng. Sau khi có người nói chuyện này cho Minh quý phi, Minh quý phi lại khen Đào Hồng chí khí. Có thể thấy rằng cô ta được sủng ái đến mức độ nào".
Nàng nói tiếp: “Hoàng hậu ta đây hầu như là không có thực quyền, trên có Hoàng thái hậu nghe gì tin nấy, dưới có Minh quý phi tự đại ngông cuồng. Ta vốn định giúp đỡ Hoàng thượng xử lý việc nước, nhưng hết lần này đến lần khác đều có thuyết rằng hậu cung không được can dự vào việc triều chính. Ta muốn chỉnh đốn hậu cung tử tế nhưng mà Minh quý phi, còn cả mấy phi tử không hiểu chuyện lại khiến cả hậu cung này tối tăm hỗn loạn. Mà ta, từ tấm bé đã có chứng bệnh ho ra máu này rồi, thân thể xưa nay vốn rất yếu. Lại chưa từng sinh được đứa con trai con gái nào cho Hoàng thượng. Minh quý phi nhiều lần chỉ trích ta, bản thân ta cũng không so đo gì cả. Điều mà ta so đo, chính là nếu sau khi ta chết đi, bản thân Hoàng thượng phải đối mặt với cục diện rối rắm nhường này, phải xử lý thế nào mới tốt đây? Vì thế…". Nàng nói đến đây, uống một hớp nước, thở hơi chậm lại rồi thong thả tiếp: “Ta từng quan sát những phi tần trong hậu cung, người được lòng ta chỉ có riêng Cửu Dung muội muội mà thôi. Muội xuất thân bần hàn, không kiêu căng, cũng không khiếp nhược, vả lại rất rõ đại nghĩa, phàm là việc gì cũng biết phải lấy đại nghĩa quốc gia làm trọng. Những việc muội làm thường ngày, tuy rằng ta chưa từng hỏi đến, song phần lớn ta đều biết. Ta chết đi, hậu cung này và Hoàng thượng xin phó thác cho muội muội. Ta cũng hy vọng muội muội có thể trợ giúp Hoàng thượng, trị vì Tây Tống ta thật tốt, hoàn thành tâm nguyện của ta".
“Nương nương, muội…" Trong chốc lát, tôi có trăm mối cảm xúc, cũng không biết phải đáp sao cho tốt, đành nói: “Nương nương, người đã quá đề cao Cửu Dung rồi. Muội nào có bản lĩnh đó".
Hoàng hậu chậm rãi lắc đầu: “Dung Nhi muội muội, không phải là muội không có bản lĩnh đó, mà là thường ngày muội không giống những người khác hay đoạt tình tranh công thôi. Con người sắp chết, thường nói lời hay, đây chỉ là một thỉnh cầu của người sắp chết. Hy vọng muội muội có thể đồng ý. Ta đây chết đi, có lẽ Minh quý phi sẽ huênh hoang trở lại, đến lúc đó chỉ sợ cả hậu cung sẽ không được an bình, hết thảy xin nhờ cả vào muội muội vậy".
Nói xong những lời này, Hoàng hậu đã thở dốc vô cùng, trên khuôn mặt ốm yếu lại lộ ra vẻ trông chờ, ánh mắt dường như toát ra vẻ mong ngóng. Những lời Thư Vũ nói với tôi đêm qua lại vang lên bên tai một lần nữa, vì bảo vệ chính mình, cũng vì bảo vệ những người trên kẻ dưới của Quỳnh Anh lâu, chỉ có thể nhờ vào cơ hội duy nhất trước mắt này hòng sống yên trong hậu cung.
Bởi vậy tôi không dám từ chối thêm nữa, đáp: “Lời dặn dò của nương nương, Dung Nhi không dám không tuân theo. Nhất định sẽ dốc hết sức mình, không phụ sự phó thác của nương nương".
Hoàng hậu thở ra một hơi nhẹ nhõm, lộ vẻ vui mừng, nói: “Ừ, ta biết ta không nhìn nhầm muội mà. Dung phi muội muội, có những lời này của muội, chuyện trong lòng ta đã xong, dù có ra đi cũng có thể yên tâm".
Hoàng hậu vẻ vang vô hạn, cai quản hậu cung ngày xưa giờ đây lại triền miên giường bệnh, bị giày vò đến mức thân thể gầy mỏng. Trong lòng tôi chịu không nổi, không cầm được nước mắt, nói: “Nương nương nhất thiết đừng nói thế. Người là cánh phượng đầu đàn của hậu cung, người hiền đều có trời phù hộ, tuyệt đối sẽ không xảy ra chuyện gì đâu".
Hoàng hậu chỉ cười nhạt: “Ta biết rồi, ta biết rồi", rồi chậm rãi khép mắt lại. Tôi biết thân thể nàng suy nhược, không thể duy trì được quá lâu, đành phải cáo lui.
Ra khỏi Trường Khánh cung, đi đến chỗ khuất nẻo, Thư Vũ nhân lúc chung quanh không có ai nhỏ giọng hỏi tôi: “Nương nương, Hoàng hậu có gì giao phó?".
Lúc này trong lòng tôi còn hơi rối loạn. Thứ nhất là nhớ đến Hoàng hậu đối xử với tôi không tệ, thấy thời gian của nàng không còn nhiều nữa, cảm thấy đồng tình; thứ nhì là thấy Hoàng hậu rơi vào tình cảnh ngày hôm nay, khó tránh sinh lòng buồn rầu. Đưa mắt nhìn bốn phía, trăm trượng tường thành sơn son mái vàng, đình đài lầu hiên hùng vĩ lộng lẫy, một khoảng nguy nga tráng lệ, một cảnh cẩm tú may mắn. Đây là nội viện hoàng cung mà vô số thế nhân không ngừng ao ước, nhưng nào ai có biết trong nội viện này, đấu đá lẫn nhau như thế nào, lừa gạt lẫn nhau ra sao? Mặc dù là người đứng đầu hậu cung, mẫu nghi thiên hạ, song nào có ai hay nỗi khổ sở gian nan trong đó?
Thư Vũ thấy tôi không nói gì, không truy vấn nữa, nhưng bất kể đối với cô hay với tôi, đáp án đều đã rõ ràng rồi.
Sẩm tối ngày thứ năm, tôi đang ngẩn người trước cửa sổ một mình, bỗng nhiên vang lên tiếng bước chân lộn xộn, quay đầu lại nhìn, ra là Thư Vũ đang tiến vào. Nhìn dáng vẻ khẩn trương của cô, tôi liền đoán được Hoàng hậu đã xảy ra chuyện!
Quả nhiên Thư Vũ thấp giọng thưa: “Nương nương, thái y của Thái y viện đều đã đến Trường Khánh cung nghe tuyên, xem ra Hoàng hậu đang lịm dần rồi, nương nương cũng nên chuẩn bị sẵn mới được".
Mặc dù tôi đã đoán được trước, tuy nhiên trong lòng vẫn lo lắng một trận, chỉ gật gật đầu. Một lần nữa nhìn gương chỉnh trang lại trang phục nhan sắc, vừa mới chỉnh trang ổn thỏa, đã có thái giám đến tuyên, lệnh cho chúng phi tần tới Trường Khánh cung thị giá, Hoàng hậu đã qua đời.
Vội vàng đi đến Trường Khánh cung thì các phi tần khác đều đã đến, chỉ thiếu mình Minh quý phi. Tất cả mọi người tôn kính đứng hầu ở hành lang của tẩm cung, không ai dám lên tiếng, rường cột tẩm cung chạm trổ cũng là cảnh không khí âm trầm.
Sau thời gian một ly trà, Minh quý phi mới khoan thai đi đến, phục sức vẫn rực rỡ, bước trên đường nhất bộ tam diêu[1], trên mặt không giấu nổi vẻ tự mãn. Tôi thấy nàng ta vẫn tô son điểm phấn, trên tóc cài một cây trâm hoa khảm vàng xuyết ngọc, chuỗi ngọc đung đưa. Phép tắc trong cung từ xưa đến nay vốn nhiều, phàm là thánh giá hoặc ý giá có gì khó chịu, phi tần không được thoa son phấn, đeo ngọc bội. Chỉ riêng chuyện này, Minh quý phi đã tỏ rõ cõi lòng.
[1] Có nghĩa là đi được một bước thì đung đưa vài ba lượt. Có hai cách giải thích: một là do tục bó chân thời xưa nên phụ nữ bước đi khó khăn, hai là chỉ cách đi đủng đỉnh thong thả, không có gì vội vàng.
Đêm đó vang lên tiếng khóc nức nở, tin tức Hoàng hậu qua đời khẩn cấp được báo đi các nơi, cả nước Tây Tống vô cùng bi thương. Bắc Trần một mực nhòm ngó thừa cơ cử binh xâm lược, nội trong bốn ngày đã tấn công hai tòa châu thành. Triều đình ra lệnh phong Minh Thiên Hạc làm chủ soái, triệu tập binh mã chống địch liền mấy đêm.
Minh quý phi nhân cơ hội này đề xuất tiết kiệm, la lối om sòm không cho tiến hành tang sự của Hoàng hậu theo như lễ tiết. Tuy rằng cuối cùng Hoàng thượng vẫn khăng khăng, nhưng so với hoàng hậu tiền triều, tất cả vẫn tương đối đơn giản. Thứ nhất là bởi Hoàng thượng kiêng dè Minh Thiên Hạc, thứ nhì là bởi hiện giờ quả thật quốc gia đương buổi nhiễu nhương, vì việc Bắc Trần tiến công, Hoàng thượng đã bộn bề đến nỗi sứt đầu mẻ trán.
Tang sự của Hoàng hậu vừa qua, Minh quý phi lại bắt đầu sắp đặt khắp nơi. Trong lòng nàng ta, chức hoàng hậu đã là thứ nắm chắc trong tay, nàng ta muốn đoạt được thì cũng dễ dàng như lấy đồ trong túi.
Ý muốn ban đầu của Hoàng thượng tất nhiên là không chịu. Nhưng vì vướng trở cục diện trước mắt nên có miệng mà khó nói.
Còn phía bên kia, Hoàng thái hậu lại bắt đầu như hổ rình mồi tôi, trăm phương nghìn kế tìm cơ hội muốn đưa tôi vào chỗ chết. Mối hận đối với tôi còn nhiều hơn Minh quý phi rất nhiều.
Ngày hôm đó, mặt trời ấm áp, Thư Vũ bưng trà đến, làm như vô tình, cố ý hỏi thăm dò: “Nương nương, quang cảnh thời tiết gần đây lại rất đẹp. Gần đây nương nương cũng nhàn nhã hơn nhiều. Giờ Minh quý phi ngấp nghé ngôi vị hoàng hậu, thế mà cũng không tìm đến nương nương gây phiền toái nhỉ".
Tôi nhẹ nhàng gật đầu: “Có câu rằng Khánh Phụ bất tử, Lỗ nạn vị dĩ[2]. Hiện giờ trong hoàng cung, người muốn đưa ta và Tiết vương gia vào chỗ chết nhất, không phải Minh quý phi mà là Hoàng thái hậu. Lãnh Cửu Dung ta vốn không có lòng hại người, có điều cũng không muốn uổng mạng, chết không minh bạch. Nếu ta không chết, vậy thì người chết hiển nhiên là người hại ta".
[2] Khánh Phụ không chết, nạn của nước Lỗ không thể dừng: Thời Xuân Thu, công tử nước Lỗ là Khánh Phụ là em của Lỗ Trang Công. Lỗ Trang Công qua đời, Tử Ban lên kế vị, Khánh Phụ bất mãn với Tử Ban bèn giết Ban để lập Mẫn Công làm vua. Rồi Khánh Phụ lại bất mãn với Mẫn Công và lại giết chết. Khánh Phụ chuyên quyền tàn bạo giết liền hai vua dẫn đến nổi loạn. Tề Hoàn Công đứng đầu chư hầu đương thời sai đại thần đến nước Lỗ để thăm dò tình hình. Đại thần về báo với Tề Hoàn Công: Kiếp nạn ở nước Lỗ đều do Khánh Phụ gây ra, không trừ Khánh Phụ thì nước Lỗ chẳng yên. Về sau người nước Lỗ đứng lên phản kháng, Khánh Phụ chạy trốn sang nước Cử. Không lâu sau đó thì Khánh Phụ bị giải về nước Lỗ, ông ta tự biết tội mình quá nặng nên tự sát trên đường về.
Thư Vũ liếc mắt nhìn tôi, nói: “Lẽ nào đã ra quyết định, muốn đưa Thái hậu vào chỗ chết sao?".
Tôi cười bảo: “Ta chỉ là một phi tử chính nhị phẩm nho nhỏ, lấy đâu ra bản lĩnh như thế, có thể động đến Hoàng thái hậu đây? Huống chi, ta và Hoàng thái hậu không thù không oán, vì sao lại phải gây sự với bà ta? Cho dù Hoàng thái hậu có xảy ra chuyện gì thì cũng nên đến tìm hoàng hậu tương lai - Minh quý phi mới phải".
Thư Vũ sao mà thông minh, tôi chỉ nhếch môi cười một cái là cô đã hiểu ý tôi rồi. Cô cười nói: “Cách nghĩ của nương nương rất chính xác, nhưng không biết phải làm thế nào mới được? Nương nương nói vậy, chắc hẳn trong lòng đã có chủ ý rồi?".
Tôi đáp: “Chuyện này ta đã có cách. Nhưng thực hiện thế nào, còn cần phiền cô cô mới được. Cô cô có biết, hiện giờ trước mặt Minh quý phi, nha đầu được sủng ái nhất là ai không?".
“Vốn có hai người. Trước đây có một người tên là Thanh Thúy đã bị định tội giáng chức vì đắc tội nương nương rồi. Còn một người nữa tên là Đào Hồng, tâm phúc trước mặt Minh quý phi, là tân sủng." Thư Vũ nói: “Nếu nương nương có gì sai khiến, nô tỳ đi tìm Đào Hồng nói chuyện là được rồi".
“Ồ?" Tôi dạt dào hứng thú hỏi: “Xin hỏi cô cô, Đào Hồng này là người thế nào?".
Thư Vũ cười đáp: “Thì ra nương nương lo lắng việc này, vậy thì không cần đâu. Tục ngữ có câu ông chủ thế nào thì nô tài thế ấy. Minh quý phi là loại người ra sao, trong lòng nương nương đương nhiên đã rõ. Đào Hồng cũng chẳng khác gì chủ nhân của cô ta. Hung hãn, là hạng người ỷ thế hiếp người. Cái này thì không cần phải nói, Tiểu Đào Hồng còn có một ham mê đặc biệt, đó là rất có cảm hứng với vàng. Cô ta từng phao tin rằng, đi theo Minh quý phi ba năm thì sẽ đúc một tòa nhà bằng vàng. Sau khi có người nói chuyện này cho Minh quý phi, Minh quý phi lại khen Đào Hồng chí khí. Có thể thấy rằng cô ta được sủng ái đến mức độ nào".
Tác giả :
Hoài Châm Công Chúa