Cửu Dung
Quyển 2 - Chương 8: Giông tố tửu vĩ công (3)
“Ấy…" Khánh thúc làm sao có thể ngờ đến tình huống này, trong lúc nhất thời khó có thể lựa chọn, Thẩm Tề kêu to: “Chiếu theo quy định, trong cuộc thi khoa cử, nếu có ai rời khỏi nơi thi đấu giữa chừng, chẳng khác nào tự động bỏ thi. Sơ Thiên Khoát, chẳng lẽ huynh thật sự muốn bỏ cuộc so tài, chắp tay nhận thua ư?".
“Hứ! Bỏ cái con bà ấy, ông đây không đi nhà xí, xảy ra tai nạn chết người ngươi chịu trách nhiệm à? “. Sở Thiên Khoát gào lên, lần này tôi có nghe ra giọng Tiêu Tiếu một chút. Cũng may những người khác đều không chú ý. Lúc này, Tiêu Tiếu đã ôm bụng nhảy xuống khỏi đài cao, lẩn vào trong đám người từ lâu. Bàng Tam mập cười nói: “Đây là tửu sư Đông Ngụy tài giỏi các người nói đến đấy à? Còn chưa bắt đầu tỷ thí, đã bị dọa đến mức cúp đuôi tè ra quần chạy trốn rồi. Trận tỷ thí này còn tỷ với thí cái gì nữa? Mau mau dâng tiền thưởng lên cho Bàng Tam gia gia, chuẩn bị tam đài đại kiệu rước gia gia vào phường rượu Thẩm gia đi".
Lão phu nhân vốn ngồi trên khán đài cao, không nói một lời, nghe Bàng Kiến nói thế, mặt không tỏ vẻ hờn giận, chỉ lạnh lùng: “Bàng Tam mập, Thẩm gia ta chỉ mời một kẻ hạ nhân đặng xử lý việc của phường rượu, đáng dùng tam đài đại kiệu sao?". Bàng Kiến giờ mới nhận ra mình lỡ lời, vội vàng nói lấp: “Là tôi nói hưu nói vượn. Xin Thẩm lão phu nhân khai ân, xin…".
Lúc này, “Sở Thiên Khoát", vận một tấm áo lông chồn đã từ trong đám người vùn vụt xông lên đài, y vừa đến liền nói: “Có thể bắt đầu tỷ thí rồi. Thi cái gì vậy?". Tôi luôn cảm thấy y và “Sở Thiên Khoát" lao xuống đài vừa rồi có chút khác biệt, nhưng cũng không để tâm quá mức. Băng Ngưng đã cười nói ra chiều bí ẩn : “Minh Nguyệt Hân Nhi, em nói đại ca ta ăn mặc kiểu bày giữa tiết Tam phục [1] tháng sáu, có hơi nóng không? Liệu có cảm nắng không?". Minh Nguyệt Hân Nhi vui vẻ mỉm cười, không nói năng gì. Bảo Bảo nhất thời còn chưa kịp phản ứng, nói : “Hôm nay không có mặt trời, gió lại to. Coi như cũng mát mẻ". Cô bé vừa nói xong, bất chợt chú ý đến Sở Thiên Khoát, không nhịn được bật cười. Cả nhóm chúng tôi cũng cười òa lên.
[1] Khoảng thời gian nóng nhất trong năm. Theo Âm lịch, sau tiết Hạ chí mười ngày là “Sơ phục", mười ngày tiếp nữa là “Trung phục", đến ngày ngày cuối là “Mạt phục"
Khánh thúc nhân cơ hội này căng họng gào to : “ Được rồi các vị, tiếp theo có thể bắt đầu tỷ thí, mời hai vị tiếp tục hạng mục thi tài của chúng ta: Luận rượu. Thứ nhất, mời hai vị hãy nói về nguồn gốc của rượu? Ngắn gọn là được, quý ở chỗ là để ra được nhiều".
“Khoan đã! Ta phản đối!". “Sở Thiên Khoát" bước lên nói: “Như thế này chẳng phải là quá bất công sao? Nếu ta biết nhiều hơn, ta nói trước, người kia vốn không biết gì, hắn cũng nói theo ta, vậy thì tính cho ai? Theo ý ta, chỉ bằng hai người chúng ta lấy bút viết đáp án ra, giao cho trọng tài đại nhân xem xét, như thế được không?".
Khánh thúc do dự nói: “Việc này…". Lão phu nhân nhẹ nhàng bảo: “Như thế rất tốt". Khánh thúc truyền lệnh, ngay lập tức có người mang bút mực giấy nghiên lên, đặt trước mặt Bàng Kiến và Sở Thiên Khoát".
Minh Nguyệt Hân Nhi xắn tay áo nói: “Tiêu Tiếu này, chờ lát nữa em sẽ đấm một đấm bẹp mũi của huynh ấy luôn! Trước kia huynh ấy chỉ là kẻ nuôi ong, chưa từng thấy huynh ấy viết cho em được một chữ một nghĩa nào. Em ngờ là huynh ấy vốn hoàn toàn không biết chữ, thế mà còn đòi vẽ chữ nữa chứ, làm bộ tài ba đến đâu, thật chẳng còn mặt mũi nào".
Lúc này, hai người “Sở Thiên Khoát" và Bàng Kiến đã đặt nét bút đầu tiên, bắt đầu viết. Tôi cũng đã nhìn ra manh mối, “Sở Thiên Khoát" này há chỉ là biết chữ suông, nhìn phong phạm và tư thế cầm bút của y, nhất định là một người có mười mấy năm công lực cầm bút. Tôi tỉ mỉ xem xét tình hình, đã hiểu ra rằng, thì ra vừa rồi Tiêu Tiếu lợi dụng lúc đi nhà xí đã đổi người rồi, y đã tìm người thi hộ từ trước, vì thế hoàn toàn không sợ hãi chút nào. Mắt thấy Bàng Kiến đã viết xong. “Sở Thiên Khoát" lại vẫn viết không ngừng, thi thoảng còn trầm tư. Bàng Kiến không ghìm nổi mình, dương dương tự đắc.
Bất giác, thời gian nửa tuần hương đã qua. Khánh thúc tuyên bố: “Đã hết giờ, mời hai vị sư phụ nộp bài thi lên". Lập tức có người đến lấy tờ giấy trong tay hai người đi, giao vào tay trọng tài Trác Minh Khởi. Trác Minh Khởi cầm lấy, đọc lên: “Thuyết Đỗ khang nấu rượu, thuyết Nghi Địch nấu rượu, khá lắm, khá lắm, đây là bài thi của Bàng sư phụ, quả nhiên là rất toàn diện". Bàng Kiến nghe thế, lại càng ngông nghênh tự đại.
Minh Nguyệt Hân Nhi quả thực tức muốn nổ phổi, nắm chặt tay, nhỏ giọng nói: “Tiêu Tiếu này điên mất rồi! Một lúc nữa em không đánh chết huynh ấy thì em không tên là Minh Nguyệt Hân Nhi nữa!". Tôi mỉm cười an ủi con bé: “Bình tĩnh một chút, chớ vội nỏng nảy. Sở Thiên Khoát chưa chắc đã thua".
Đúng lúc này, Trác Minh Khởi bắt đầu đọc bài thi của Tiêu Tiếu lên: “Thuyết thứ nhất, Đỗ Khang nấu rượu nói: Đỗ Khang ‘cơm ăn không hết, chôn dưới gốc dâu, lên men thành vị, hương tỏa khắp nơi, cứ vậy truyền đời, không theo cách khác’, thế là thành rượu. Thuyết thứ hai, Nghi Địch nấu rượu nói: Có câu ‘phương pháp nấu rượu, có từ Thượng đế, thành ra Nghi Địch’ có thể chứng minh. Thuyết thứ ba, Trời cao làm ra rượu: Tương truyền rượu do Tửu tinh trên trời làm ra. Tấn thư ghi lại: ‘Ba ngôi sao ở góc bên phải phía nam chòm sao Hiên Viên được gọi là Tửu Kỳ, tức lá cờ của Tửu quan, chuyên quản việc ăn uống yến tiệc’ có thể làm chứng cứ. Sở sư phụ viết theo lối chữ Lệ, rất cố khí khái Tần Hán, tuyệt lắm ! Ba loại thuyết về ngọn nguồn ủ rượu cũng cực kỳ tường tận. Nhưng Loại thứ ba…khụ…khụ…lão phu cũng mới nghe lần đầu".
Minh Nguyệt Hân Nhi mở to hai mắt, giống như gặp phải ma quỷ, ngơ ngác nói: “Huynh ấy còn biết cả lối chữ Lệ?Rốt cục huynh ấy còn bao nhiêu điều mà em không biết, huynh ấy có gạt em giấu giếm tiền riêng, có đi tìm nữ nhân khác không? Thiếu phu nhân cô nhìn đi, em mà không đánh cho huynh ấy thủng mặt thì em không tên là Minh Nguyệt Hân Nhi nữa!". Tôi cười không nói gì. Tuy rằng tôi ít nhiều đoán đúng, nhưng tất cả vẫn nằm ngoài dự định. Tôi vốn nghĩ người thi hộ này công phu cầm bút cao thâm, nhưng không ngờ rằng hiểu biết của y cũng dày công tu dưỡng, giỏi giang nhường vậy.
Thẩm Tề nói: “Nếu Trác lão hội trưởng cũng không biết, hiển nhiên là thuyết sai lầm. Có điều vị Sở sư phụ này cũng trả lời lưu loát được nhiều như vậy, coi như hai người hòa nhau, được chứ?".
Trác Minh Khởi trầm ngâm không nói gì. Sở Thiên Khoát lại kêu lên: “Như thế sao được? Người tài còn có người tài hơn, trời cao còn có trời cao hơn, sao có thể vì trọng tài không biết mà đoán định người khác sai lầm chứ? Ta không phục!".
Thẩm Tề đang quát y: “Sở sư phụ…", Trác Minh Khởi lại lên tiếng: “Vị Sở sư phụ này nói rất phải. Đó gọi là ‘ba người cũng đi ắt có người là thầy ta [2]’. Chi bằng mang Tấn Thư ra tra tìm là biết".
[2] Trích từ sách Luận ngữ, hàm ý rằng một người tiến bộ luôn cần một tấm gương bên cạnh
“Sở Thiên Khoát" lại nói: “Không cần phải giở Tấn thư ra tìm phiền toái vậy đâu! Ta biết một người, cô ấy nhất định sẽ biết".
Trác Minh Khởi nói: “Không biết Sở sư phụ muốn nói đến ai?".
Ánh mắt “Sở Thiên Khoát" đột nhiên hướng về phía tôi, nói: “Người này, là tiểu thiếp của Đại công tử Thẩm gia". Trong chốc lát đó, ánh mắt của tất cả mọi người đều đổ dồn vào tôi, một vài người trên mặt còn lộ vẻ kinh ngạc, giống như tôi và “Sở Thiên Khoát" có quan hệ không minh bạch gì đó. Tôi trộm nhìn xem, sắc mặt Thẩm Hồng cũng có chút thay đổi.
Tôi buộc lòng phải đứng lên, mỉm cười nói: “Câu trả lời của Sở sư phụ là đúng. Trong Tấn thư, thiên Văn chí đã từng viết: ‘ba ngôi sao ở góc bên phải phía nam chòm sao Hiên Viên được gọi là Tửu Kỳ, tức lá cờ của Tửu quan, chuyên quản việc ăn uống yến tiệc.Năm ngôi sao bảo vệ Tửu Kỳ, thiên hạ hội hợp chè chén, có rượu thịt và của cải, ban thưởng cho những người có chức tước thuộc hoàng tộc’.Về điểm này, gia phụ vốn đã từng đề cập với ta, trong lúc nói chuyện phiếm ta cũng đã nói cho nghĩa muội Băng Ngưng, cũng chính là muội muội của vị Sở sư phụ này".
Những người vây xem đều phát ra một tiếng “xùy" thật dài, ra ý “thì ra là thế". Tôi đã biết người giả mạo “Sở Thiên Khoát" kia là ai. Y chính là Tiết Bạch Y, người tôi và Băng Nhi gặp trong hội Đố đèn Tết Nguyên tiêu nửa năm về trước, kẻ khiến Băng Nhi si mê khôn nguôi. Nhưng hiện giờ, Bạch Y còn đó, Băng Nhi phương nào? Băng Nhi giờ đã trở thành dã quỷ cô hồn khô héo đợi chờ, ôm hận chung thân bên bờ chuyển thế luân hồi.
Tôi ngồi xuống, thản nhiên như không. Tiết Bạch Y quẳng về phía tôi một ánh mắt khiêu khích. Trong lòng tôi thầm thở dài, tự nhủ: Người này không giống người có tấm lòng rộng rãi. Tết nguyên tiêu hôm đó tôi còn thắng y trong hội Đố đèn, chỉ sợ y đã đem lòng hận thù từ lâu. Chắc chắn sẽ tìm cách trả thù, tôi phải đề phòng cẩn thận mới được.
Lúc này, đã có người mang Tấn thư ra từ lâu, tra được đáp án. Trác Minh Khởi nói lời tán thưởng: “Thẩm thiếu phu nhân, Sở sư phụ đều thật tài hoa". Trong lòng tôi lại thầm thở dài, nữ tử không có tài mới đức, tôi nhìn về phía Lão phu nhân, lúc này bà cũng đang nhìn tôi, ánh mắt sắc như dao.
Khanh thúc đứng trên đài tuyên bố: “Hiệp thứ nhất, Sở sư phụ thắng. Tiếp theo, hai vị sư phụ sẽ hỏi đối phương qua lại. Mỗi người hỏi ba câu, người trả lời đúng nhiều hơn thì thắng. Hai vị đã chuẩn bị xong, xin hỏi lẫn nhau đi!".
Ngay sau đó hai người chuẩn bị xuất trận, tạm thời ngươi đến ta đi, binh đến tướng ngăn, nước đến đất chặn, chẳng mấy sôi nổi.
“Hứ! Bỏ cái con bà ấy, ông đây không đi nhà xí, xảy ra tai nạn chết người ngươi chịu trách nhiệm à? “. Sở Thiên Khoát gào lên, lần này tôi có nghe ra giọng Tiêu Tiếu một chút. Cũng may những người khác đều không chú ý. Lúc này, Tiêu Tiếu đã ôm bụng nhảy xuống khỏi đài cao, lẩn vào trong đám người từ lâu. Bàng Tam mập cười nói: “Đây là tửu sư Đông Ngụy tài giỏi các người nói đến đấy à? Còn chưa bắt đầu tỷ thí, đã bị dọa đến mức cúp đuôi tè ra quần chạy trốn rồi. Trận tỷ thí này còn tỷ với thí cái gì nữa? Mau mau dâng tiền thưởng lên cho Bàng Tam gia gia, chuẩn bị tam đài đại kiệu rước gia gia vào phường rượu Thẩm gia đi".
Lão phu nhân vốn ngồi trên khán đài cao, không nói một lời, nghe Bàng Kiến nói thế, mặt không tỏ vẻ hờn giận, chỉ lạnh lùng: “Bàng Tam mập, Thẩm gia ta chỉ mời một kẻ hạ nhân đặng xử lý việc của phường rượu, đáng dùng tam đài đại kiệu sao?". Bàng Kiến giờ mới nhận ra mình lỡ lời, vội vàng nói lấp: “Là tôi nói hưu nói vượn. Xin Thẩm lão phu nhân khai ân, xin…".
Lúc này, “Sở Thiên Khoát", vận một tấm áo lông chồn đã từ trong đám người vùn vụt xông lên đài, y vừa đến liền nói: “Có thể bắt đầu tỷ thí rồi. Thi cái gì vậy?". Tôi luôn cảm thấy y và “Sở Thiên Khoát" lao xuống đài vừa rồi có chút khác biệt, nhưng cũng không để tâm quá mức. Băng Ngưng đã cười nói ra chiều bí ẩn : “Minh Nguyệt Hân Nhi, em nói đại ca ta ăn mặc kiểu bày giữa tiết Tam phục [1] tháng sáu, có hơi nóng không? Liệu có cảm nắng không?". Minh Nguyệt Hân Nhi vui vẻ mỉm cười, không nói năng gì. Bảo Bảo nhất thời còn chưa kịp phản ứng, nói : “Hôm nay không có mặt trời, gió lại to. Coi như cũng mát mẻ". Cô bé vừa nói xong, bất chợt chú ý đến Sở Thiên Khoát, không nhịn được bật cười. Cả nhóm chúng tôi cũng cười òa lên.
[1] Khoảng thời gian nóng nhất trong năm. Theo Âm lịch, sau tiết Hạ chí mười ngày là “Sơ phục", mười ngày tiếp nữa là “Trung phục", đến ngày ngày cuối là “Mạt phục"
Khánh thúc nhân cơ hội này căng họng gào to : “ Được rồi các vị, tiếp theo có thể bắt đầu tỷ thí, mời hai vị tiếp tục hạng mục thi tài của chúng ta: Luận rượu. Thứ nhất, mời hai vị hãy nói về nguồn gốc của rượu? Ngắn gọn là được, quý ở chỗ là để ra được nhiều".
“Khoan đã! Ta phản đối!". “Sở Thiên Khoát" bước lên nói: “Như thế này chẳng phải là quá bất công sao? Nếu ta biết nhiều hơn, ta nói trước, người kia vốn không biết gì, hắn cũng nói theo ta, vậy thì tính cho ai? Theo ý ta, chỉ bằng hai người chúng ta lấy bút viết đáp án ra, giao cho trọng tài đại nhân xem xét, như thế được không?".
Khánh thúc do dự nói: “Việc này…". Lão phu nhân nhẹ nhàng bảo: “Như thế rất tốt". Khánh thúc truyền lệnh, ngay lập tức có người mang bút mực giấy nghiên lên, đặt trước mặt Bàng Kiến và Sở Thiên Khoát".
Minh Nguyệt Hân Nhi xắn tay áo nói: “Tiêu Tiếu này, chờ lát nữa em sẽ đấm một đấm bẹp mũi của huynh ấy luôn! Trước kia huynh ấy chỉ là kẻ nuôi ong, chưa từng thấy huynh ấy viết cho em được một chữ một nghĩa nào. Em ngờ là huynh ấy vốn hoàn toàn không biết chữ, thế mà còn đòi vẽ chữ nữa chứ, làm bộ tài ba đến đâu, thật chẳng còn mặt mũi nào".
Lúc này, hai người “Sở Thiên Khoát" và Bàng Kiến đã đặt nét bút đầu tiên, bắt đầu viết. Tôi cũng đã nhìn ra manh mối, “Sở Thiên Khoát" này há chỉ là biết chữ suông, nhìn phong phạm và tư thế cầm bút của y, nhất định là một người có mười mấy năm công lực cầm bút. Tôi tỉ mỉ xem xét tình hình, đã hiểu ra rằng, thì ra vừa rồi Tiêu Tiếu lợi dụng lúc đi nhà xí đã đổi người rồi, y đã tìm người thi hộ từ trước, vì thế hoàn toàn không sợ hãi chút nào. Mắt thấy Bàng Kiến đã viết xong. “Sở Thiên Khoát" lại vẫn viết không ngừng, thi thoảng còn trầm tư. Bàng Kiến không ghìm nổi mình, dương dương tự đắc.
Bất giác, thời gian nửa tuần hương đã qua. Khánh thúc tuyên bố: “Đã hết giờ, mời hai vị sư phụ nộp bài thi lên". Lập tức có người đến lấy tờ giấy trong tay hai người đi, giao vào tay trọng tài Trác Minh Khởi. Trác Minh Khởi cầm lấy, đọc lên: “Thuyết Đỗ khang nấu rượu, thuyết Nghi Địch nấu rượu, khá lắm, khá lắm, đây là bài thi của Bàng sư phụ, quả nhiên là rất toàn diện". Bàng Kiến nghe thế, lại càng ngông nghênh tự đại.
Minh Nguyệt Hân Nhi quả thực tức muốn nổ phổi, nắm chặt tay, nhỏ giọng nói: “Tiêu Tiếu này điên mất rồi! Một lúc nữa em không đánh chết huynh ấy thì em không tên là Minh Nguyệt Hân Nhi nữa!". Tôi mỉm cười an ủi con bé: “Bình tĩnh một chút, chớ vội nỏng nảy. Sở Thiên Khoát chưa chắc đã thua".
Đúng lúc này, Trác Minh Khởi bắt đầu đọc bài thi của Tiêu Tiếu lên: “Thuyết thứ nhất, Đỗ Khang nấu rượu nói: Đỗ Khang ‘cơm ăn không hết, chôn dưới gốc dâu, lên men thành vị, hương tỏa khắp nơi, cứ vậy truyền đời, không theo cách khác’, thế là thành rượu. Thuyết thứ hai, Nghi Địch nấu rượu nói: Có câu ‘phương pháp nấu rượu, có từ Thượng đế, thành ra Nghi Địch’ có thể chứng minh. Thuyết thứ ba, Trời cao làm ra rượu: Tương truyền rượu do Tửu tinh trên trời làm ra. Tấn thư ghi lại: ‘Ba ngôi sao ở góc bên phải phía nam chòm sao Hiên Viên được gọi là Tửu Kỳ, tức lá cờ của Tửu quan, chuyên quản việc ăn uống yến tiệc’ có thể làm chứng cứ. Sở sư phụ viết theo lối chữ Lệ, rất cố khí khái Tần Hán, tuyệt lắm ! Ba loại thuyết về ngọn nguồn ủ rượu cũng cực kỳ tường tận. Nhưng Loại thứ ba…khụ…khụ…lão phu cũng mới nghe lần đầu".
Minh Nguyệt Hân Nhi mở to hai mắt, giống như gặp phải ma quỷ, ngơ ngác nói: “Huynh ấy còn biết cả lối chữ Lệ?Rốt cục huynh ấy còn bao nhiêu điều mà em không biết, huynh ấy có gạt em giấu giếm tiền riêng, có đi tìm nữ nhân khác không? Thiếu phu nhân cô nhìn đi, em mà không đánh cho huynh ấy thủng mặt thì em không tên là Minh Nguyệt Hân Nhi nữa!". Tôi cười không nói gì. Tuy rằng tôi ít nhiều đoán đúng, nhưng tất cả vẫn nằm ngoài dự định. Tôi vốn nghĩ người thi hộ này công phu cầm bút cao thâm, nhưng không ngờ rằng hiểu biết của y cũng dày công tu dưỡng, giỏi giang nhường vậy.
Thẩm Tề nói: “Nếu Trác lão hội trưởng cũng không biết, hiển nhiên là thuyết sai lầm. Có điều vị Sở sư phụ này cũng trả lời lưu loát được nhiều như vậy, coi như hai người hòa nhau, được chứ?".
Trác Minh Khởi trầm ngâm không nói gì. Sở Thiên Khoát lại kêu lên: “Như thế sao được? Người tài còn có người tài hơn, trời cao còn có trời cao hơn, sao có thể vì trọng tài không biết mà đoán định người khác sai lầm chứ? Ta không phục!".
Thẩm Tề đang quát y: “Sở sư phụ…", Trác Minh Khởi lại lên tiếng: “Vị Sở sư phụ này nói rất phải. Đó gọi là ‘ba người cũng đi ắt có người là thầy ta [2]’. Chi bằng mang Tấn Thư ra tra tìm là biết".
[2] Trích từ sách Luận ngữ, hàm ý rằng một người tiến bộ luôn cần một tấm gương bên cạnh
“Sở Thiên Khoát" lại nói: “Không cần phải giở Tấn thư ra tìm phiền toái vậy đâu! Ta biết một người, cô ấy nhất định sẽ biết".
Trác Minh Khởi nói: “Không biết Sở sư phụ muốn nói đến ai?".
Ánh mắt “Sở Thiên Khoát" đột nhiên hướng về phía tôi, nói: “Người này, là tiểu thiếp của Đại công tử Thẩm gia". Trong chốc lát đó, ánh mắt của tất cả mọi người đều đổ dồn vào tôi, một vài người trên mặt còn lộ vẻ kinh ngạc, giống như tôi và “Sở Thiên Khoát" có quan hệ không minh bạch gì đó. Tôi trộm nhìn xem, sắc mặt Thẩm Hồng cũng có chút thay đổi.
Tôi buộc lòng phải đứng lên, mỉm cười nói: “Câu trả lời của Sở sư phụ là đúng. Trong Tấn thư, thiên Văn chí đã từng viết: ‘ba ngôi sao ở góc bên phải phía nam chòm sao Hiên Viên được gọi là Tửu Kỳ, tức lá cờ của Tửu quan, chuyên quản việc ăn uống yến tiệc.Năm ngôi sao bảo vệ Tửu Kỳ, thiên hạ hội hợp chè chén, có rượu thịt và của cải, ban thưởng cho những người có chức tước thuộc hoàng tộc’.Về điểm này, gia phụ vốn đã từng đề cập với ta, trong lúc nói chuyện phiếm ta cũng đã nói cho nghĩa muội Băng Ngưng, cũng chính là muội muội của vị Sở sư phụ này".
Những người vây xem đều phát ra một tiếng “xùy" thật dài, ra ý “thì ra là thế". Tôi đã biết người giả mạo “Sở Thiên Khoát" kia là ai. Y chính là Tiết Bạch Y, người tôi và Băng Nhi gặp trong hội Đố đèn Tết Nguyên tiêu nửa năm về trước, kẻ khiến Băng Nhi si mê khôn nguôi. Nhưng hiện giờ, Bạch Y còn đó, Băng Nhi phương nào? Băng Nhi giờ đã trở thành dã quỷ cô hồn khô héo đợi chờ, ôm hận chung thân bên bờ chuyển thế luân hồi.
Tôi ngồi xuống, thản nhiên như không. Tiết Bạch Y quẳng về phía tôi một ánh mắt khiêu khích. Trong lòng tôi thầm thở dài, tự nhủ: Người này không giống người có tấm lòng rộng rãi. Tết nguyên tiêu hôm đó tôi còn thắng y trong hội Đố đèn, chỉ sợ y đã đem lòng hận thù từ lâu. Chắc chắn sẽ tìm cách trả thù, tôi phải đề phòng cẩn thận mới được.
Lúc này, đã có người mang Tấn thư ra từ lâu, tra được đáp án. Trác Minh Khởi nói lời tán thưởng: “Thẩm thiếu phu nhân, Sở sư phụ đều thật tài hoa". Trong lòng tôi lại thầm thở dài, nữ tử không có tài mới đức, tôi nhìn về phía Lão phu nhân, lúc này bà cũng đang nhìn tôi, ánh mắt sắc như dao.
Khanh thúc đứng trên đài tuyên bố: “Hiệp thứ nhất, Sở sư phụ thắng. Tiếp theo, hai vị sư phụ sẽ hỏi đối phương qua lại. Mỗi người hỏi ba câu, người trả lời đúng nhiều hơn thì thắng. Hai vị đã chuẩn bị xong, xin hỏi lẫn nhau đi!".
Ngay sau đó hai người chuẩn bị xuất trận, tạm thời ngươi đến ta đi, binh đến tướng ngăn, nước đến đất chặn, chẳng mấy sôi nổi.
Tác giả :
Hoài Châm Công Chúa