Cửu Dung
Quyển 1 - Chương 10: Thói đời thật suy đồi (2)
Ngay trong giờ khắc này, tôi tâm tư rối bời, kinh hồn khiếp đảm, cảm thấy cả đời mình chưa bao giờ từng sợ hãi như vậy. Tôi bị người ta hãm hại, có chết cũng không tiếc, nhưng nếu vì thế mà hại cả cha lâm vào cảnh tù ngục lao lý thì tôi không tài nào chịu đựng nổi.
Tôi ngẩng đầu nhìn Lão phu nhân, trong nháy mắt phát hiện nét tháo vát giỏi giang và uy nghiêm không thể che giấu được trên khuôn mặt bà, nhưng nơi ấy dường như cũng tràn đầy mệt mỏi. Bà phất phất tay, hỏi: “Cúc ma ma, bà cảm thấy chuyện này xử lý ra sao thì thỏa đáng?".
Cúc ma ma toan tính nói: “Từ sau khi Tiểu thiếu phu nhân bước vào nhà họ Thẩm, bệnh tình của Đại công tử chẳng những không chuyển biến tốt đẹp, mà ngược lại còn trầm trọng hơn. Lão phu nhân cũng không vì thế mà gây khó dễ cho Tiểu thiếu phu nhân, thay vào đó còn đối xử với Tiểu thiếu phu nhân tử tế như với các vị thiếu phu nhân được cưới hỏi đàng hoàng khác. Thế nhưng Tiểu thiếu phu nhân chẳng những không có lòng báo đáp, mà còn làm ra chuyện bắt gà trộm chó, nếu truyền ra ngoài, còn đâu là thể diện của Thẩm gia? Theo ý của nô tỳ, chi bằng trục xuất Tiểu thiếu phu nhân ra khỏi Thẩm gia, về phần trước khi bị trục xuất phải chịu đòn, thôi thì bỏ đi, cũng chứng tỏ Lão phu nhân nhân từ khoan dung. Cha của Tiểu thiếu phu nhân không phải người Thẩm gia chúng ta, chúng ta không có quyền xử lý, chỉ có thể giao cho quan phủ, như vậy cho thấy Thẩm gia chúng ta có quy củ, tuân theo phép nước, tuyệt không mưu mô hại người trong sạch". Cúc ma ma mở miệng là “Thẩm gia", “Thẩm gia", mỗi câu mỗi chữ như đẩy tôi vào chỗ chết, lòng tôi không khỏi thầm oán hận, nếu biết sẽ gặp phải kiếp số ngày hôm nay từ sớm, lúc trước hà tất phải bo bo giữ mình?
Lão phu nhân gật gật đầu, giọng nói đầy mệt mỏi, không biết bị chuyện của tôi hay những lời nói của Minh Nguyệt Hân Nhi kích động, bà nói: “Tất cả cứ làm theo ý kiến của Cúc ma ma đi. Ta về phòng trước".
Trên mặt Cúc ma ma vừa mới lộ ra vẻ dương dương tự đắc thì bỗng giọng nói yếu ớt từ cửa vọng vào. Có một người đang đứng ở cửa, người nọ chỉ nói một câu, câu kia cũng chỉ có một từ, đó là: “Mẹ!".
Tôi cảm thấy hết sức kinh ngạc. Bởi từ trên xuống dưới Thẩm gia, bao gồm cả Thẩm Phúc, Thẩm Tề và ba người con dâu, thấy Lão phu nhân đều phải cung kính tôn xưng một câu “Lão phu nhân". Trên dưới Thẩm gia, chỉ có hai người khác với những người khác, một là Băng nhi, cô gọi Lão phu nhân là “Di nương", còn một người nữa là… là Thẩm Hồng! Chẳng lẽ người vừa tới đó là Thẩm Hồng?
Tổi ngẩng đầu lên nhìn sắc mặt của Lão phu nhân, liền biết rằng mình đã đoán đúng. Lão phu nhân dường như không tin vào mắt mình, bèn dụi dụi đôi mắt, giọng nói cực kỳ run rẩy hỏi: “Hồng Nhi, là con thật ư? Con đã khỏe rồi sao?".
Lúc này, Liễu Vũ Tương đã dìu Thẩm Hồng đến gần tôi, hạ nhân mang ra một chiếc ghế dựa bằng gỗ đàn hương để Thẩm Hồng ngồi xuống. Thân thể Thẩm Hồng thoạt nhìn vẫn gầy yếu khô héo như vậy, tựa như một thiếu niên mới mười mấy tuổi. Nhưng tinh thần chàng xem ra đã khá hơn rất nhiều. Chàng nói: “Mẹ, con đỡ hơn nhiều rồi. Khụ… khụ… khụ… từ lúc Cửu Dung tiến vào đại môn Thẩm gia…". Chàng nói mỗi một từ đều tốn rất nhiều sức lực, còn ho khan không ngừng, dường như muốn ho ra toàn bộ những gì trong thân xác ấy. Liễu Vũ Tương cũng liên tục lấy khăn giúp chàng lau miệng, Lão phu nhân thì không thể nhìn thấy, song từ chỗ này của tôi lại thấy rất rõ, chàng ho ra rất nhiều máu tươi.
Liễu Vũ Tương cười nói: “Thôi thì để con nói vậy. Lão phu nhân, chuyện là thế này. Từ lúc Cửu Dung muội muội gả vào cửa nhà họ Thẩm, thật ra thân thể của tướng công đã khá nhiều. Người xem, trước kia chàng vốn chỉ nằm trên giường, chẳng hay chuyện đời, hiện tại có con dìu thì đã có thể xuống giường đi lại được rồi. Đồ gia truyền của Thẩm gia, cũng không phải Cửu Dung muội muội trộm cho chính mình dùng đâu, mà là ý của tướng công". Liễu Vũ Tương nói xong, Thẩm Hồng gật đầu không ngừng.
“Đại công tử muốn Tiểu thiếu phu nhân trộm đồ gia truyền của Thẩm gia? Đại thiếu phu nhân hẳn đang kể chuyện cười rồi, nói dối cũng phải bịa làm sao cho người khác tin được chứ." Cúc ma ma có phần luống cuống, the thé châm chọc.
Tính tình Liễu Vũ Tương luôn lương thiện yếu đuối, hiện giờ có lẽ vì có Thẩm Hồng ở bên cạnh tiếp thêm can đảm nên ngược lại nàng rất kiên cường. Nàng lạnh lùng liếc Cúc ma ma một cái, nói: “Cúc ma ma, giờ là lúc các chủ nhân nói chuyện, đến phiên kẻ hạ nhân như bà thêm lời sao?". Thẩm Hồng cố nén ho, nói: “Đúng thế". Giọng chàng tuy không lớn, nhưng ai nấy đều nghe thấy. Cúc ma ma chưa bao giờ từng chịu cơn giận lớn như vậy, lại hận không thể đập đầu chết quách cho xong. Nhưng Lão phu nhân còn đang đắm chìm trong niềm vui sướng nhi tử xuất hiện nên đương nhiên chẳng buồn màng tới bà ta.
Liễu Vũ Tương thở dài, chậm rãi nói: “Chuyện tới nước này, con không thể không nói ra chân tướng. Cửu Dung muội muội vì bệnh của tướng công mà dốc hết tâm sức. Muội ấy nhờ Băng Nhi nghe ngóng được một phương thuốc cổ truyền ở chỗ đạo sĩ Mao Sơn, đó là chia bảo vật gia truyền thanh hai nửa, một nửa giấu trong gối của tiểu thiếp để tiểu thiếp hấp thu linh khí của tổ tông khi đang ngủ; một nửa còn lại nhờ người khác cầm đến miếu cầu phúc. Ngày nào cũng vậy, sau bảy bảy bốn mươi chín ngày, bệnh tình tướng công có thể khỏi hẳn. Có điều là chuyện này không thể để trưởng bối trong nhà biết, bằng không sẽ kiếm củi ba năm thiêu một giờ. Sau khi Cửu Dung và Băng Nhi nói chuyện này cho tướng công, tướng công đồng ý thử một lần. Chúng con vốn muốn đợi cho đủ bảy bảy bốn mươi chín ngày, sau khi bệnh tướng công thuyên giảm mới đến xin tội với Lão phu nhân, chứ không hề nghĩ rằng, chuyện đến hôm nay, lại bị người khác phát giác, bao nhiêu con sức đổ hết xuống sông xuống bể". Liễu Vũ Tương nói xong, trên mặt toát ra vẻ đau khổ. Sắc mặt Thẩm Hồng cũng trở nê hết sức khó coi.
Liễu Vũ Tương nói vậy đều vì muốn tìm cớ giải vây cho tôi, tất cả đều là giả. Nhưng Lão phu nhân thấy bệnh tình của ái tử chuyển biến tốt đẹp, sao còn tính toán nhiều như vậy. Bà tiến lên phía trước vài bước, cầm lấy tay Thẩm Hồng, chừng như sắp nơi nước mắt: “Con à, thì ra là như vậy. Đều tại mẹ không tốt, làm hại con không thể khỏi hẳn…". Bà càng nói, giọng càng nghẹn ngào, khuôn mặt đượm vẻ tự trách muôn phần. Tôi không biết rằng Lão phu nhân vẫn còn có một mặt như vậy.
Liễu Vũ Tương nói mấy lời hay ý đẹp nhằm an ủi Lão phu nhân, Thẩm Hồng vừa húng hắng ho vừa khuyên nhủ. Một hồi lâu sau, thần thái Lão phu nhâ mới khôi phục bình thường, bà dặn dò hạ nhân: “Khánh thúc, mau cởi trói cho thông gia, phải tiếp đãi ông ấy cho tử tế. Lát nữa đến phòng thu chi lấy một trăm lượng bạc cho ông thông gia, thứ nhất là để an ủi, thứ nhì là để cảm tạ ông thông gia nhọc lòng vì chuyện của Hồng Nhi". Rồi bà nói với đám nha hoàn: “Còn không mau đỡ Tiểu thiếu phu nhân đứng dậy!".
Mặt mũi Cúc ma ma trắng bệch, bà ta lắp ba lắp bắp hỏi: “Lão phu nhân, chuyện đồ gia truyền bị ăn cắp, cứ coi như thế là xong sao?".
“Không coi như xong thì ngươi còn muốn thế nào?" Sắc mặt Lão phu nhân trở nên rất nghiêm khắc, bà lạnh lùng nói: “Tử Cúc, những chuyện ngươi làm còn ít hả? Nếu không phải ngươi ở giữa gây khó dễ, nói không chừng bệnh tình Hồng Nhi của ta bảy bảy bốn mươi chín ngày sau sẽ khỏi hẳn. Nhưng giờ đây… nếu Hồng Nhi của ta có gì khó chịu, Tử Cúc, ngươi là người đầu tiên ta đuổi ra khỏi Thẩm gia này!".
Cúc ma ma nghe Lão phu nhân nói, hai chân mày run lên vì hoảng sợ, không dám nói tiếng nào. Sắc mặt Lão phu nhân lại dịu đi, bà lẩm bẩm: “Chẳng lẽ… chẳng lẽ đúng như Minh Nguyệt Hân Nhi nói, ta thật sự là lão hồ đồ sao?".
Tôi nhân cơ hội này quỳ xuống lên tiếng van lơn: “Lão phu nhân, người rất anh minh, chẳng qua là bị người khác che mắt mà thôi. Minh Nguyệt Hân Nhi còn nhỏ tuổi, nói năng không biết lựa lời, xin Lão phu nhân mở lưới phóng sinh, khoan hồng độ lượng, đừng đuổi con bé ra khỏi Thẩm gia". Liễu Vũ Tương cũng nói thêm vào: “Lão phu nhân, Minh Nguyệt Hân Nhi đi theo người hơn mười năm, không có công lao thì cũng có khổ lao, có lỗi lầm gì thì cũng đã bị đánh rồi, đã bị giáo huấn rồi, xin người giữ con bé lại đi". Lão phu nhân không nói gì, coi như là đồng ý.
“Hận mãi lòng người không như nước, đất bằng bỗng dậy sóng dâng tràn [1]". Chuyện này cuối cùng cũng đã kết thúc.
[1] Trích 2 câu thơ trong Trúc chi từ kỳ 7 của nhà thơ thời Đường Lưu Vũ Tích.
Tôi cũng đoán được chuyện này ắt hẳn do Cúc ma ma hãm hại, bởi bà ta là người hầu bên cạnh Lão phu nhân, người có thể dễ dàng lấy được đồ gia truyền của Thẩm gia, duy chỉ có bà ta mà thôi. Bà ta và hai người Mai Nhiêu Phu, Sầm Khê Huyền như cầy liền cành, đương nhiên Mai Nhiêu Phu và Sầm Khê Huyền cũng không tránh khỏi có liên quan tới sự việc này. Nếu tìm tòi nguyên nhân, trừ bỏ những ân oán đã kết từ xưa, hiển nhiên chủ yếu nhất là vì tôi đã vô tình nghe thấy những gì hai ả nói ngày hôm ấy, các ả muốn hãm hại tôi, mau chóng đuổi tôi ra khỏi nhà họ Thẩm, tránh cho tôi gây cản trở việc các ả toan tính làm hại Liễu Vũ Tương.
Trải ra chuyện này, cuối cùng tôi cũng hiểu rằng, bo bo giữ mình không phải kể hay, phản kích đúng lúc mới là thượng sách. Con người, không thể ngày ngày chờ người khác đến hãm hại, chờ tới lúc thật sự bị hãm hại, thứ cảm giác kêu trời trời không biết, kêu đất đất chẳng hay này làm tôi đau thấu tâm can, sống không bằng chết.
Tôi ngẩng đầu nhìn Lão phu nhân, trong nháy mắt phát hiện nét tháo vát giỏi giang và uy nghiêm không thể che giấu được trên khuôn mặt bà, nhưng nơi ấy dường như cũng tràn đầy mệt mỏi. Bà phất phất tay, hỏi: “Cúc ma ma, bà cảm thấy chuyện này xử lý ra sao thì thỏa đáng?".
Cúc ma ma toan tính nói: “Từ sau khi Tiểu thiếu phu nhân bước vào nhà họ Thẩm, bệnh tình của Đại công tử chẳng những không chuyển biến tốt đẹp, mà ngược lại còn trầm trọng hơn. Lão phu nhân cũng không vì thế mà gây khó dễ cho Tiểu thiếu phu nhân, thay vào đó còn đối xử với Tiểu thiếu phu nhân tử tế như với các vị thiếu phu nhân được cưới hỏi đàng hoàng khác. Thế nhưng Tiểu thiếu phu nhân chẳng những không có lòng báo đáp, mà còn làm ra chuyện bắt gà trộm chó, nếu truyền ra ngoài, còn đâu là thể diện của Thẩm gia? Theo ý của nô tỳ, chi bằng trục xuất Tiểu thiếu phu nhân ra khỏi Thẩm gia, về phần trước khi bị trục xuất phải chịu đòn, thôi thì bỏ đi, cũng chứng tỏ Lão phu nhân nhân từ khoan dung. Cha của Tiểu thiếu phu nhân không phải người Thẩm gia chúng ta, chúng ta không có quyền xử lý, chỉ có thể giao cho quan phủ, như vậy cho thấy Thẩm gia chúng ta có quy củ, tuân theo phép nước, tuyệt không mưu mô hại người trong sạch". Cúc ma ma mở miệng là “Thẩm gia", “Thẩm gia", mỗi câu mỗi chữ như đẩy tôi vào chỗ chết, lòng tôi không khỏi thầm oán hận, nếu biết sẽ gặp phải kiếp số ngày hôm nay từ sớm, lúc trước hà tất phải bo bo giữ mình?
Lão phu nhân gật gật đầu, giọng nói đầy mệt mỏi, không biết bị chuyện của tôi hay những lời nói của Minh Nguyệt Hân Nhi kích động, bà nói: “Tất cả cứ làm theo ý kiến của Cúc ma ma đi. Ta về phòng trước".
Trên mặt Cúc ma ma vừa mới lộ ra vẻ dương dương tự đắc thì bỗng giọng nói yếu ớt từ cửa vọng vào. Có một người đang đứng ở cửa, người nọ chỉ nói một câu, câu kia cũng chỉ có một từ, đó là: “Mẹ!".
Tôi cảm thấy hết sức kinh ngạc. Bởi từ trên xuống dưới Thẩm gia, bao gồm cả Thẩm Phúc, Thẩm Tề và ba người con dâu, thấy Lão phu nhân đều phải cung kính tôn xưng một câu “Lão phu nhân". Trên dưới Thẩm gia, chỉ có hai người khác với những người khác, một là Băng nhi, cô gọi Lão phu nhân là “Di nương", còn một người nữa là… là Thẩm Hồng! Chẳng lẽ người vừa tới đó là Thẩm Hồng?
Tổi ngẩng đầu lên nhìn sắc mặt của Lão phu nhân, liền biết rằng mình đã đoán đúng. Lão phu nhân dường như không tin vào mắt mình, bèn dụi dụi đôi mắt, giọng nói cực kỳ run rẩy hỏi: “Hồng Nhi, là con thật ư? Con đã khỏe rồi sao?".
Lúc này, Liễu Vũ Tương đã dìu Thẩm Hồng đến gần tôi, hạ nhân mang ra một chiếc ghế dựa bằng gỗ đàn hương để Thẩm Hồng ngồi xuống. Thân thể Thẩm Hồng thoạt nhìn vẫn gầy yếu khô héo như vậy, tựa như một thiếu niên mới mười mấy tuổi. Nhưng tinh thần chàng xem ra đã khá hơn rất nhiều. Chàng nói: “Mẹ, con đỡ hơn nhiều rồi. Khụ… khụ… khụ… từ lúc Cửu Dung tiến vào đại môn Thẩm gia…". Chàng nói mỗi một từ đều tốn rất nhiều sức lực, còn ho khan không ngừng, dường như muốn ho ra toàn bộ những gì trong thân xác ấy. Liễu Vũ Tương cũng liên tục lấy khăn giúp chàng lau miệng, Lão phu nhân thì không thể nhìn thấy, song từ chỗ này của tôi lại thấy rất rõ, chàng ho ra rất nhiều máu tươi.
Liễu Vũ Tương cười nói: “Thôi thì để con nói vậy. Lão phu nhân, chuyện là thế này. Từ lúc Cửu Dung muội muội gả vào cửa nhà họ Thẩm, thật ra thân thể của tướng công đã khá nhiều. Người xem, trước kia chàng vốn chỉ nằm trên giường, chẳng hay chuyện đời, hiện tại có con dìu thì đã có thể xuống giường đi lại được rồi. Đồ gia truyền của Thẩm gia, cũng không phải Cửu Dung muội muội trộm cho chính mình dùng đâu, mà là ý của tướng công". Liễu Vũ Tương nói xong, Thẩm Hồng gật đầu không ngừng.
“Đại công tử muốn Tiểu thiếu phu nhân trộm đồ gia truyền của Thẩm gia? Đại thiếu phu nhân hẳn đang kể chuyện cười rồi, nói dối cũng phải bịa làm sao cho người khác tin được chứ." Cúc ma ma có phần luống cuống, the thé châm chọc.
Tính tình Liễu Vũ Tương luôn lương thiện yếu đuối, hiện giờ có lẽ vì có Thẩm Hồng ở bên cạnh tiếp thêm can đảm nên ngược lại nàng rất kiên cường. Nàng lạnh lùng liếc Cúc ma ma một cái, nói: “Cúc ma ma, giờ là lúc các chủ nhân nói chuyện, đến phiên kẻ hạ nhân như bà thêm lời sao?". Thẩm Hồng cố nén ho, nói: “Đúng thế". Giọng chàng tuy không lớn, nhưng ai nấy đều nghe thấy. Cúc ma ma chưa bao giờ từng chịu cơn giận lớn như vậy, lại hận không thể đập đầu chết quách cho xong. Nhưng Lão phu nhân còn đang đắm chìm trong niềm vui sướng nhi tử xuất hiện nên đương nhiên chẳng buồn màng tới bà ta.
Liễu Vũ Tương thở dài, chậm rãi nói: “Chuyện tới nước này, con không thể không nói ra chân tướng. Cửu Dung muội muội vì bệnh của tướng công mà dốc hết tâm sức. Muội ấy nhờ Băng Nhi nghe ngóng được một phương thuốc cổ truyền ở chỗ đạo sĩ Mao Sơn, đó là chia bảo vật gia truyền thanh hai nửa, một nửa giấu trong gối của tiểu thiếp để tiểu thiếp hấp thu linh khí của tổ tông khi đang ngủ; một nửa còn lại nhờ người khác cầm đến miếu cầu phúc. Ngày nào cũng vậy, sau bảy bảy bốn mươi chín ngày, bệnh tình tướng công có thể khỏi hẳn. Có điều là chuyện này không thể để trưởng bối trong nhà biết, bằng không sẽ kiếm củi ba năm thiêu một giờ. Sau khi Cửu Dung và Băng Nhi nói chuyện này cho tướng công, tướng công đồng ý thử một lần. Chúng con vốn muốn đợi cho đủ bảy bảy bốn mươi chín ngày, sau khi bệnh tướng công thuyên giảm mới đến xin tội với Lão phu nhân, chứ không hề nghĩ rằng, chuyện đến hôm nay, lại bị người khác phát giác, bao nhiêu con sức đổ hết xuống sông xuống bể". Liễu Vũ Tương nói xong, trên mặt toát ra vẻ đau khổ. Sắc mặt Thẩm Hồng cũng trở nê hết sức khó coi.
Liễu Vũ Tương nói vậy đều vì muốn tìm cớ giải vây cho tôi, tất cả đều là giả. Nhưng Lão phu nhân thấy bệnh tình của ái tử chuyển biến tốt đẹp, sao còn tính toán nhiều như vậy. Bà tiến lên phía trước vài bước, cầm lấy tay Thẩm Hồng, chừng như sắp nơi nước mắt: “Con à, thì ra là như vậy. Đều tại mẹ không tốt, làm hại con không thể khỏi hẳn…". Bà càng nói, giọng càng nghẹn ngào, khuôn mặt đượm vẻ tự trách muôn phần. Tôi không biết rằng Lão phu nhân vẫn còn có một mặt như vậy.
Liễu Vũ Tương nói mấy lời hay ý đẹp nhằm an ủi Lão phu nhân, Thẩm Hồng vừa húng hắng ho vừa khuyên nhủ. Một hồi lâu sau, thần thái Lão phu nhâ mới khôi phục bình thường, bà dặn dò hạ nhân: “Khánh thúc, mau cởi trói cho thông gia, phải tiếp đãi ông ấy cho tử tế. Lát nữa đến phòng thu chi lấy một trăm lượng bạc cho ông thông gia, thứ nhất là để an ủi, thứ nhì là để cảm tạ ông thông gia nhọc lòng vì chuyện của Hồng Nhi". Rồi bà nói với đám nha hoàn: “Còn không mau đỡ Tiểu thiếu phu nhân đứng dậy!".
Mặt mũi Cúc ma ma trắng bệch, bà ta lắp ba lắp bắp hỏi: “Lão phu nhân, chuyện đồ gia truyền bị ăn cắp, cứ coi như thế là xong sao?".
“Không coi như xong thì ngươi còn muốn thế nào?" Sắc mặt Lão phu nhân trở nên rất nghiêm khắc, bà lạnh lùng nói: “Tử Cúc, những chuyện ngươi làm còn ít hả? Nếu không phải ngươi ở giữa gây khó dễ, nói không chừng bệnh tình Hồng Nhi của ta bảy bảy bốn mươi chín ngày sau sẽ khỏi hẳn. Nhưng giờ đây… nếu Hồng Nhi của ta có gì khó chịu, Tử Cúc, ngươi là người đầu tiên ta đuổi ra khỏi Thẩm gia này!".
Cúc ma ma nghe Lão phu nhân nói, hai chân mày run lên vì hoảng sợ, không dám nói tiếng nào. Sắc mặt Lão phu nhân lại dịu đi, bà lẩm bẩm: “Chẳng lẽ… chẳng lẽ đúng như Minh Nguyệt Hân Nhi nói, ta thật sự là lão hồ đồ sao?".
Tôi nhân cơ hội này quỳ xuống lên tiếng van lơn: “Lão phu nhân, người rất anh minh, chẳng qua là bị người khác che mắt mà thôi. Minh Nguyệt Hân Nhi còn nhỏ tuổi, nói năng không biết lựa lời, xin Lão phu nhân mở lưới phóng sinh, khoan hồng độ lượng, đừng đuổi con bé ra khỏi Thẩm gia". Liễu Vũ Tương cũng nói thêm vào: “Lão phu nhân, Minh Nguyệt Hân Nhi đi theo người hơn mười năm, không có công lao thì cũng có khổ lao, có lỗi lầm gì thì cũng đã bị đánh rồi, đã bị giáo huấn rồi, xin người giữ con bé lại đi". Lão phu nhân không nói gì, coi như là đồng ý.
“Hận mãi lòng người không như nước, đất bằng bỗng dậy sóng dâng tràn [1]". Chuyện này cuối cùng cũng đã kết thúc.
[1] Trích 2 câu thơ trong Trúc chi từ kỳ 7 của nhà thơ thời Đường Lưu Vũ Tích.
Tôi cũng đoán được chuyện này ắt hẳn do Cúc ma ma hãm hại, bởi bà ta là người hầu bên cạnh Lão phu nhân, người có thể dễ dàng lấy được đồ gia truyền của Thẩm gia, duy chỉ có bà ta mà thôi. Bà ta và hai người Mai Nhiêu Phu, Sầm Khê Huyền như cầy liền cành, đương nhiên Mai Nhiêu Phu và Sầm Khê Huyền cũng không tránh khỏi có liên quan tới sự việc này. Nếu tìm tòi nguyên nhân, trừ bỏ những ân oán đã kết từ xưa, hiển nhiên chủ yếu nhất là vì tôi đã vô tình nghe thấy những gì hai ả nói ngày hôm ấy, các ả muốn hãm hại tôi, mau chóng đuổi tôi ra khỏi nhà họ Thẩm, tránh cho tôi gây cản trở việc các ả toan tính làm hại Liễu Vũ Tương.
Trải ra chuyện này, cuối cùng tôi cũng hiểu rằng, bo bo giữ mình không phải kể hay, phản kích đúng lúc mới là thượng sách. Con người, không thể ngày ngày chờ người khác đến hãm hại, chờ tới lúc thật sự bị hãm hại, thứ cảm giác kêu trời trời không biết, kêu đất đất chẳng hay này làm tôi đau thấu tâm can, sống không bằng chết.
Tác giả :
Hoài Châm Công Chúa