Cuộc Sống “Trà Xanh” Của Thái Tử Điện Hạ
Chương 359
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter
*********************************
Vụ án gian lận đầu tiên kể từ khi thi hành khoa cử đến nay không chỉ liên lụy đến các sĩ tử mà còn có một loạt quan
viên3 lớn bé, ấy là còn chưa điều tra xong, cứ thế này ắt triều đình sẽ phải rung chuyển một phen, khiến ai nấy cảm
thấy bất1 an.
Nhiều người nhân lúc đục nước béo cò hòng thoát tội hoặc thu lợi, khiến nước càng thêm đục. Hữu Ninh đế bấ9t
đắc dĩ, đành đình chỉ điều tra công khai, xem như khép lại vụ án. Kết cục là hàng loạt quan viên bị cách chức xét
nhà3, trong đó có ba thứ sử, năm quận thủ, mười mấy quan viên địa phương, mười mấy quan viên Kinh thành
cùng với hơn trăm s8ĩ tử có công danh!
Tin tức vừa ban bố, cả nước xôn xao.
Trong buổi chầu hôm nay, Hữu Ninh đế giận dữ đến mức đứng ngồi không yên, đi tới đi lại trên thềm son, không
ngừng quở trách triều thần. Các đại thần đồng loạt quỳ xuống không dám đứng dậy. Hữu Ninh đế nổi cơn thịnh nộ
một hồi lâu mới cho phép bọn họ đứng dậy, sau đó ngồi xuống ngai vàng, một tay gác hờ lên tay vịn, sắc mặt lạnh
băng.
Trước kia có vụ án trộm mộ, nay lại có án gian lận khoa cử, hai vụ cách nhau chưa đầy nửa năm, như thể muốn nói
ông ta không phải minh quân.
Đương lúc ai nấy im thin thít, Lại bộ Thượng thư Tiết Hồi đứng dậy: “Bệ hạ, vụ án gian lận khoa cử này cần ngược
dòng tìm hiểu từ ba năm trước. Đêm qua, vị thần xem lại hồ sơ, phát hiện hầu hết đều là môn sinh của Cố công.
Tiết Hồi nói bóng nói gió nhưng những ai có mặt đều hiểu ý ông ta, muốn đổ tội cho người đã khuất đây mà.
Cố gia mới sụp đổ chưa được một năm, trước đó ai chẳng biết gia tộc Cố thị có quyền thế lớn nhường nào, lúc Cố
thị hưng thịnh nhất, Tam tỉnh thậm chí không xem lệnh vua ra gì. Mà quả thật có rất nhiều người liên lụy trong vụ
án này từng qua lại với Cố gia, chọn Cố Triệu làm con dê thế tội là cực kỳ thích hợp.
Tiết Hồi vừa dứt lời, Tiêu Trường Khanh vốn đang thờ ở chợt quay sang nhìn ông ta, cặp mắt đen láy sắc bén như
dao.
Thượng thư lệnh Thối Chinh không tỏ thái độ gì, Trung thư lệnh Tiết Hoành thì thất vọng tột độ về cháu trai mình.
Tiết Hồi muốn nối gót theo đường cũ của Vương Chính, cứ nghĩ chỉ cần a dua nịnh hót là sẽ được Hữu Ninh đế coi
trọng mà không biết nhìn lại xem Vương Chính nịnh hót khéo thể nào, đã vậy còn có thủ đoạn cao siêu, trong khi
Tiết Hoành chẳng biết ngẫm xem mình có bản lĩnh đến đâu cũng học đòi bắt chước.
Vì sao khoa cử có thể hưng thịnh, ai cũng biết là vì Hữu Ninh đế muốn đổi phó Cổ Triệu, nếu không có khoa cử,
làm sao Hữu Ninh đế có thể thâu tóm quyền hành như ngày hôm nay?
Giờ đây có án gian lận, Tiết Hoành lại đẩy hết tội lỗi lên đầu người từng bị chế độ khoa cử làm cho cửa nát nhà tan,
quả thật quá khó coi.
Người nhận thức được điều đó đương nhiên sẽ thấy vô lý, nhưng cũng có người hùa theo Tiết Hoành để có cớ lấp
liếm cho qua: “Bệ hạ, Tiết Thượng thư nói thế làm vị thần nhớ lại năm xưa Cố công từng nhiều lần ngăn cản phổ
cập khoa cử, sau đó lại khó dễ các quan viên xuất thân hàn vi đi lên bằng con đường khoa cử, tỏ rõ thái độ không
tán thành khoa cử. Nay điều tra chi tiết về ăn gian lận mới biết tệ nạn này đã kéo dài sáu năm nay, thậm chí còn lâu
hơn, những người phạm tội có quá nửa thường xuyên qua lại với Cố công, có khi Cố công đã sắp đặt từ lâu nhằm
phá hoại chế độ khoa cử cũng nên"
Thử nghĩ mà xem, nếu vụ án này xảy ra khi Cổ Triệu chưa chết, thể nào ông ta cũng sẽ đòi bãi bỏ khoa cử, một lần
nữa để thể gia khống chế triều đình.
Một số triều thần xuất thân hàn vi tính tình ngay thẳng, xưa nay vốn có mâu thuẫn sâu nặng với con em thế gia,
nay nghe vậy cũng hùa theo.
Không ai đứng ra bênh vực Cổ Triệu, không phải bọn họ không biết lý lẽ, thậm chí trong số họ còn có những người
từng mang ơn Cổ Triệu, nhưng chuyện này dù gì cũng phải có người chịu trách nhiệm, không phải Cổ Triệu thì là
Hữu Ninh đế.
Hữu Ninh đế là Hoàng thượng, Hoàng thượng mất mặt thì thần tử cũng có lỗi. Mặt khác, bọn họ không biết thái độ
của Hữu Ninh đế thể nào, nếu tùy tiện ra mặt, chọc giận Hữu Ninh đế thì cả nhà bọn họ sẽ gặp xui xẻo mất.
“Phụ hoàng" Ngay lúc cán cân đang nghiêng về một bên, Tín vương Tiêu Trường Khanh lâu nay chưa từng chủ
động lên tiếng trong các buổi chầu lại đột ngột đứng dậy, “Chư công nói chắc như định đóng cột, cứ như từng
tham dự trong đó, làm nhi thần hoảng sợ không thôi.
Mục đích của khoa cử là tuyển chọn quan lại nhằm cống hiến cho triều đình, xây dựng bầu không khí hiếu học, có
thể nói là một chế độ ích nước lợi dân. Nhi thần học hành có hạn, không thể so với chữ công gian khổ đèn sách suốt
chục năm trời, học cao hiểu rộng, nhưng nhi thần biết người làm quan cũng cần tu dưỡng đạo đức, chẳng lẽ lại
không biết đạo lý Nghĩa tử là nghĩa tận" hay sao?
Dù có muốn lên án hay gán tội thì cũng phải có chứng cứ, hôm nay chư vị đại thần lại ăn không nói có, tùy tiện làm
nhục người đã khuất, nhi thần thật hổ thẹn khi làm bạn cùng những người như vậy"
Tiêu Trường Khanh biện luận một tràng, làm các triều thần không ngóc đầu lên được, bấy giờ mọi người mới nhớ
vị Tín vương điện hạ im hơi lặng tiếng gần một năm nay từng giành chiến thắng trong cuộc khẩu chiến với các vị
đại nho của Quốc Tử giám khi mới mười lăm tuổi.
Tiêu Trường Khanh liếc người vừa mắng Cố Triệu một cái, sau đó khom người nói với Hữu Ninh đế: “Phụ hoàng,
Cố gia bị người ta hãm hại nên mới chết oan cả nhà, về sau đã được minh oan, chẳng lẽ chúng ta còn giẫm lên vết
xe đổ? Tuy Cố gia không còn ai, nhưng nhi thần là con rể Cố gia, nay thấy có người lăng mạ nhạc phụ quá cố, nhi
thần mạng phụ hoàng có thể đòi lại lẽ công bằng cho Cố thị và nhi thần"
Mấy chữ “con rể Cổ gia" làm ai nấy giật mình, ân oán giữa Hữu Ninh đế và Cổ Triệu phải nói là rất nhập nhằng,
khó có thể làm rõ.
Không có Cổ Triệu, có lẽ Hữu Ninh đế sẽ không thể bước lên ngôi vua, nhưng nếu không có ông ta, Hữu Ninh đế
cũng không phải làm một vị vua bù nhìn trong hơn mười năm trời.
Không ai biết Hữu Ninh đế nghĩ thế nào về Cổ Triệu, đây là đề tài cấm kỵ. Cố gia có thật là bị hãm hại, có thật là bị
chết oan hay không, dù có biết cũng không ai dám nói thành lời, vì ai cũng rõ Cố gia vừa oan vừa không oan.
Không ai biết được sở dĩ Hữu Ninh đế sửa lại bản án cho Cố gia là vì tình thế bức bách, không thể không thỏa hiệp,
hay là nhớ đến tính nghĩa ngày xưa. Nhưng Tiêu Trường Khanh công khai nói rằng Cổ gia bị hãm hại chẳng khác
nào bôi tro trát trấu vào mặt Hữu Ninh đế.
Có đôi khi, quân vương nhượng bộ vì niệm tình xưa nghĩa cũ, nhưng nếu ngang nhiên nhắc lại thì sẽ làm xói mòn
chút tình nghĩa ấy, chẳng khác nào được nước lấn tới.
Hữu Ninh đế nhìn Tiêu Trường Khanh đang khom lưng cúi đầu giữa đại điện, mặt mày lạnh nhạt.
Hữu Ninh đế im lặng hồi lâu rồi mới lên tiếng: “Trẫm vẫn luôn ra sức phổ cập khoa cử, mong đất nước có thêm
nhân tài, để dân chúng biết được đạo lý. Lần này xảy ra gian lận là sơ suất của trầm vì đã không giám sát chặt chữ.
Khoa cử chỉ mới xuất hiện từ tiền triều, đến triều ta mới bắt đầu phổ biến, nhiều khi tiến hành rồi mới nhận ra chỗ
sơ hở được.
Nay lệnh cho Tam tỉnh Lục bộ phối hợp với nhau, tìm cách chấn chinh khoa cử, đề phòng gian lận, đặt ra điều lệ rồi bẩm tầu lại cho
trẫm. Nếu chư khanh không có ý kiến gì khác thì buổi chầu hôm nay đến đây là kết thúc"
Mọi người nhìn nhau, sau đó cung tiến Hoàng thượng.
Tan chầu, chuyện trên triều cũng đến tại Thầm Hi Hòa. Nghe nói Tiết Hồi đi đầu trong việc đổ tội cho Cố Triệu đã khuất, Thẩm Hi
Hòa cực kỳ tức giận.
Ngày ấy bị ngã xuống sông, nếu không có phép màu của Cố Thanh Chi, nàng đã hướng tiêu ngọc vẫn rồi.