Cuộc Sống Sâu Gạo Của Mọt Sách Ở Thanh Triều
Chương 97: Gỡ bỏ hải cấm
Cuộc sống cứ tiếp tục trôi qua một cách nhàm chán, Thục Lan thỉnh thoảng ngẩng đầu, bàn đọc sách đối diện đã thật lâu không có bóng dáng của người kia, Hoàng đế đương nhiên có chỗ riêng để xử lí công vụ, mấy thứ tấu chương kia đều là cơ mật cả. Tuy Thục Lan biết cho dù Tứ Tứ có để tấu chương trên bàn nàng cũng sẽ không đến lật xem, thế nhưng hắn là Hoàng đế, vậy nên sẽ không đến thư phòng ở Thản Thản Đãng Đãng của nàng tranh bàn nữa. Đột nhiên nàng cảm thấy có chút mất mát, thói quen đôi khi thật đáng sợ.
Mỗi lần đi thỉnh an Hoàng hậu, Ô Lạt Na Lạp Thị cũng than thở liên tục, mặt ủ mày chau: “Hoàng thượng công vụ vất vả, một ngày ngủ chưa đầy hai canh giờ, cứ tiếp tục như vậy thì thân thể làm sao chịu được! Ta đã khuyên bao nhiêu lần ngài ấy đều không nghe. Thục Lan này, ngài ấy nghe lời ngươi, ngươi khuyên ngài ấy giúp ta".
Ngủ chưa đầy hai canh giờ?! Vậy tính ra chính là bốn tiếng! Trước kia cũng nghe danh Hoàng đế Ung Chính của Đại Thanh triều rất cần cù, mười ba năm tại vị đều chúi đầu vào xử lí công văn, ngay cả tuần du cũng không đi một lần, nhưng không ngờ lượng công việc hàng ngày của hắn có thể so với Napoléon như thế! Napoléon người ta tuy cũng ngủ bốn tiếng một ngày, nhưng nghe nói là mỗi lần ngủ nửa tiếng, tính ra bên trong còn có chút đạo dưỡng sinh. Còn Tứ Tứ này, trong lịch sử có nhiều lời đồn đại về nguyên nhân cái chết của hắn, theo Thục Lan quan sát thì hắn với Thập Tam căn bản là giống nhau – đều mệt quá mà chết! Đầu tiên hắn làm Thập Tam mệt chết, sau đó công việc phải tự thân gánh lấy, cuối cùng là làm mình mệt chết. Thông cảm thì thông cảm thật, nhưng khuyên người thật sự không phải là sở trường của Đông Giai Thị Thục Lan (sở trường của nàng là châm chọc và bóp méo sự thật), mỗi người đều có cách sống của riêng mình, nhìn qua cũng biết là Tứ Tứ mệnh khổ, muốn nghỉ ngơi cũng không được, nếu như không cho hắn làm việc, nói không chừng hắn còn khó chịu, hay nói gở thì còn có thể sinh bệnh, Thục Lan không thích làm cho người khác khó chịu, thói quen của nàng là lờ đi cho xong chuyện. Nhưng lời của Hoàng hậu lại không thể không nghe, do dự một lát xong, Đông Thục Lan chỉ có thể nhận lời với Hoàng hậu khi nào diện kiến Thánh thượng thì sẽ khuyên nhủ mấy lời.
Về đến viện của mình, Đông Thục Lan liền ngẫm nghĩ lại, gần vua như gần cọp, ai biết Tứ Tứ lên làm Hoàng thượng rồi sẽ suy nghĩ thế nào, trước kia nàng cũng chưa từng thăm dò suy nghĩ tâm tình của hắn (thực tế là do người nào đó ngại khổ, đoán lòng người khác là một việc rất vất vả, hơn nữa đoán rồi cũng không biết có trúng không), bây giờ thì gặp mặt thôi cũng phiền toái. Căn cứ vào nguyên tắc nói ít sai ít, không nói không sai, Đông Giai Thị Thục Lan cuối cùng quyết định sẽ tùy hoàn cảnh mà hành sự, có thể nói ít sẽ nói ít, có thể không nói thì sẽ không mở miệng. Mấy năm gần đây kĩ năng giao tiếp của người nào đó đã tiến bộ vượt bậc, hay nói đúng hơn là khoản nịnh nọt đã được nâng cao. Chẳng qua là lần nào cũng cảm thấy rất mệt mỏi, chết rất nhiều tế bào não, suy nghĩ tích cực thì việc này đồng nghĩa với không phải cố gắng giảm cân, bởi vì nghe nói người nào tư duy nhiều thì sẽ không béo nổi. Nhưng mà công nàng đọc nhiều sách cuối cùng lại dùng vào mấy chuyện này thì thật là…
Đang lúc Thục Lan suy nghĩ lung tung vì mấy lời của Hoàng hậu thì cung nữ vào báo Tề phi nương nương đến thăm. Mấy năm gần đây Lý thị rất chịu khó đến chỗ Thục Lan, có lẽ là tại nàng ấy cùng Nữu Hỗ Lộc Thị tuổi tác chênh lệch không hợp nói chuyện, mà Niên quý phi nàng ấy đối đầu cũng đã chết, thành ra cảm thấy tịch mịch. Hoặc là tại Đông Thục Lan tất hạ do hư(*), mà thân thế lại hiển hách, vì Hoằng Thời mà giao hảo với Đông Thục Lan cũng là trăm lợi không một hại. Vậy nên Tề phi thường tới cửa nói chuyện phiếm.
(*) Dưới gối vẫn không có ai, ý là chưa có con cái
Đông Thục Lan đứng dậy ra ngoài đón: “Tỷ tỷ tới thật đúng lúc, muội muội ta cũng vừa mới từ chỗ Hoàng hậu trở về".
“Vậy sao? Hoàng hậu có nói gì không?"
“Còn có thể nói gì, lúc nào cũng là lo lắng cho sức khỏe của Hoàng thượng, sợ ngài ấy quá mệt mỏi, bảo chúng ta nên khuyên nhủ mấy lời. Chúng ta theo bên người Hoàng thượng đã lâu như vậy, tính tình ngài ấy thế nào chúng ta còn chưa biết sao? Ngay cả Hoàng hậu khuyên ngài ấy còn không để ý, vậy chúng ta nói thì có ích gì? Chỉ sợ khuyên còn chưa tới đã chọc giận Thánh thượng, muội muội ta đang phiền não vì chuyện này lắm đây".
Lý thị vội vỗ vỗ vào tay Thục Lan an ủi: “Muội muội không cần lo lắng làm gì, Hoàng hậu bảo chúng ta khuyên thì chúng ta cứ đến nói mấy lời, Thánh thượng không nghe thì chúng ta cũng không còn cách nào. Thôi không nói mấy chuyện phát phiền này nữa, tỷ hôm nay tới là để báo cho muội Hoàng thượng đã dỡ bỏ hải cấm thời tiên hoàng rồi!"
“Đúng là một chuyện tốt".
“Chứ còn gì nữa, mà một con thuyền nước ngoài vừa mới tới". Vừa nói Lý thị vừa ghé vào gần tai Thục Lan để ra vẻ thần bí: “Nghe nói trên thuyền còn có một nữ nhân nước ngoài tóc vàng nữa".
“Sao có thể vậy được?!" Đông Thục Lan vô cùng kinh ngạc, “Trong sách viết ngư dân ven biển kị nhất là có nữ nhân trên thuyền, bọn họ cho rằng trên thuyền có nữ nhân thì ra khơi sẽ gặp xui xẻo". Trong sách sử cũng không chép rằng có một cô gái châu Âu vượt biển lớn đến Đại Thanh trong những năm Ung Chính mà!
Tề phi nhún vai: “Nghe nói Hoàng thượng định đón chào nhóm người nước ngoài này ở thọ yến".
“Vậy mà vừa rồi không thấy Hoàng hậu nhắc tới".
“Tin tức sẽ tới nhanh thôi". Lý thị lắc lắc mảnh khăn trong tay. “Nghe nói y phục trên người nữ nhân kia hở hang vô cùng, còn phô diễn cả một khoảng ngực lớn, quả thực là đồi phong bại tục, nói đúng hơn là định tới để quyến rũ Hoàng thượng, nếu Hoàng thượng thật sự thu nàng ta vào hậu cung thì không long trời lở đất mới là lạ".
“Đây là vấn đề của Hoàng hậu nương nương, nếu Hoàng thượng muốn thu một nữ nhân vào hậu cung thật thì đâu đến lượt chúng ta nói".
“Nói thì nói vậy nhưng mà…" Thấy vẻ mặt không để tâm của Đông Thục Lan, Tề phi thở dài một tiếng: “Muội muội, chúng ta cũng không còn trẻ nữa! Ân sủng của Hoàng thượng còn kéo dài được bao lâu? Đương kim Hoàng thượng như vậy đã được coi là một người rất trọng tình rồi. Ta thì không sao, nhưng mà ta lo lắng cho muội ấy, chưa có một a ca, thừa dịp Hoàng thượng còn sủng ái muội, phải nắm chặt cơ hội mới phải!"
“Tỷ tỷ có lòng, Thục Lan ghi khắc". Đông Thục Lan biết Tề phi có ý tốt, nhưng chuyện này không phải một người quyết định là xong, đặc biệt ở những nơi như hậu cung thì lại càng phức tạp.
Quả nhiên chưa đến hai ngày sau, Hoàng hậu hạ ý chỉ, để chuẩn bị cho thọ yến của Thánh thượng, tuân theo thánh ý, vì có khách nước ngoài tham dự, cho nên cố gắng tổ chức tiệc mừng mang phong cách nước ngoài một chút.
Phong cách nước ngoài ư?! Đông Thục Lan đang nằm phơi nắng trong sân cũng phải đảo mắt ngán ngẩm, làm thế nào để có phong cách nước ngoài đây? Ý là chuẩn bị tiệc đứng, nam nhân mặc âu phục đi giày da, nữ nhân mặc váy xòe có khung, hay là đôi một khiêu vũ cung đình? Đông Thục Lan đem cảnh khiêu vũ đính hôn trong Nữ hoàng Elisabeth đổi thành cảnh nhà trai mặc trường bào cổ tròn Đại Thanh khoác quan phục, nữ tử mặc kỳ bào thẳng đuỗn chân đi giày đế chậu cùng nhau nhảy waltz, thật sự là quá kinh khủng!
Không phải Đông Thục Lan thích suy nghĩ nhiều, nàng có thể khẳng định tiệc chúc thọ lần này nàng trốn cũng không thoát, Hoàng hậu nhất định sẽ tìm đến nàng để cùng “bày mưu tính kế". Đây chính là cái người xưa hay gọi là “tiền không nên để lộ ra", mặc dù “tiền" ở đây không mang nghĩa đen, nhưng kết quả thì giống nhau – đều mang lại phiền toái.
Mỗi lần đi thỉnh an Hoàng hậu, Ô Lạt Na Lạp Thị cũng than thở liên tục, mặt ủ mày chau: “Hoàng thượng công vụ vất vả, một ngày ngủ chưa đầy hai canh giờ, cứ tiếp tục như vậy thì thân thể làm sao chịu được! Ta đã khuyên bao nhiêu lần ngài ấy đều không nghe. Thục Lan này, ngài ấy nghe lời ngươi, ngươi khuyên ngài ấy giúp ta".
Ngủ chưa đầy hai canh giờ?! Vậy tính ra chính là bốn tiếng! Trước kia cũng nghe danh Hoàng đế Ung Chính của Đại Thanh triều rất cần cù, mười ba năm tại vị đều chúi đầu vào xử lí công văn, ngay cả tuần du cũng không đi một lần, nhưng không ngờ lượng công việc hàng ngày của hắn có thể so với Napoléon như thế! Napoléon người ta tuy cũng ngủ bốn tiếng một ngày, nhưng nghe nói là mỗi lần ngủ nửa tiếng, tính ra bên trong còn có chút đạo dưỡng sinh. Còn Tứ Tứ này, trong lịch sử có nhiều lời đồn đại về nguyên nhân cái chết của hắn, theo Thục Lan quan sát thì hắn với Thập Tam căn bản là giống nhau – đều mệt quá mà chết! Đầu tiên hắn làm Thập Tam mệt chết, sau đó công việc phải tự thân gánh lấy, cuối cùng là làm mình mệt chết. Thông cảm thì thông cảm thật, nhưng khuyên người thật sự không phải là sở trường của Đông Giai Thị Thục Lan (sở trường của nàng là châm chọc và bóp méo sự thật), mỗi người đều có cách sống của riêng mình, nhìn qua cũng biết là Tứ Tứ mệnh khổ, muốn nghỉ ngơi cũng không được, nếu như không cho hắn làm việc, nói không chừng hắn còn khó chịu, hay nói gở thì còn có thể sinh bệnh, Thục Lan không thích làm cho người khác khó chịu, thói quen của nàng là lờ đi cho xong chuyện. Nhưng lời của Hoàng hậu lại không thể không nghe, do dự một lát xong, Đông Thục Lan chỉ có thể nhận lời với Hoàng hậu khi nào diện kiến Thánh thượng thì sẽ khuyên nhủ mấy lời.
Về đến viện của mình, Đông Thục Lan liền ngẫm nghĩ lại, gần vua như gần cọp, ai biết Tứ Tứ lên làm Hoàng thượng rồi sẽ suy nghĩ thế nào, trước kia nàng cũng chưa từng thăm dò suy nghĩ tâm tình của hắn (thực tế là do người nào đó ngại khổ, đoán lòng người khác là một việc rất vất vả, hơn nữa đoán rồi cũng không biết có trúng không), bây giờ thì gặp mặt thôi cũng phiền toái. Căn cứ vào nguyên tắc nói ít sai ít, không nói không sai, Đông Giai Thị Thục Lan cuối cùng quyết định sẽ tùy hoàn cảnh mà hành sự, có thể nói ít sẽ nói ít, có thể không nói thì sẽ không mở miệng. Mấy năm gần đây kĩ năng giao tiếp của người nào đó đã tiến bộ vượt bậc, hay nói đúng hơn là khoản nịnh nọt đã được nâng cao. Chẳng qua là lần nào cũng cảm thấy rất mệt mỏi, chết rất nhiều tế bào não, suy nghĩ tích cực thì việc này đồng nghĩa với không phải cố gắng giảm cân, bởi vì nghe nói người nào tư duy nhiều thì sẽ không béo nổi. Nhưng mà công nàng đọc nhiều sách cuối cùng lại dùng vào mấy chuyện này thì thật là…
Đang lúc Thục Lan suy nghĩ lung tung vì mấy lời của Hoàng hậu thì cung nữ vào báo Tề phi nương nương đến thăm. Mấy năm gần đây Lý thị rất chịu khó đến chỗ Thục Lan, có lẽ là tại nàng ấy cùng Nữu Hỗ Lộc Thị tuổi tác chênh lệch không hợp nói chuyện, mà Niên quý phi nàng ấy đối đầu cũng đã chết, thành ra cảm thấy tịch mịch. Hoặc là tại Đông Thục Lan tất hạ do hư(*), mà thân thế lại hiển hách, vì Hoằng Thời mà giao hảo với Đông Thục Lan cũng là trăm lợi không một hại. Vậy nên Tề phi thường tới cửa nói chuyện phiếm.
(*) Dưới gối vẫn không có ai, ý là chưa có con cái
Đông Thục Lan đứng dậy ra ngoài đón: “Tỷ tỷ tới thật đúng lúc, muội muội ta cũng vừa mới từ chỗ Hoàng hậu trở về".
“Vậy sao? Hoàng hậu có nói gì không?"
“Còn có thể nói gì, lúc nào cũng là lo lắng cho sức khỏe của Hoàng thượng, sợ ngài ấy quá mệt mỏi, bảo chúng ta nên khuyên nhủ mấy lời. Chúng ta theo bên người Hoàng thượng đã lâu như vậy, tính tình ngài ấy thế nào chúng ta còn chưa biết sao? Ngay cả Hoàng hậu khuyên ngài ấy còn không để ý, vậy chúng ta nói thì có ích gì? Chỉ sợ khuyên còn chưa tới đã chọc giận Thánh thượng, muội muội ta đang phiền não vì chuyện này lắm đây".
Lý thị vội vỗ vỗ vào tay Thục Lan an ủi: “Muội muội không cần lo lắng làm gì, Hoàng hậu bảo chúng ta khuyên thì chúng ta cứ đến nói mấy lời, Thánh thượng không nghe thì chúng ta cũng không còn cách nào. Thôi không nói mấy chuyện phát phiền này nữa, tỷ hôm nay tới là để báo cho muội Hoàng thượng đã dỡ bỏ hải cấm thời tiên hoàng rồi!"
“Đúng là một chuyện tốt".
“Chứ còn gì nữa, mà một con thuyền nước ngoài vừa mới tới". Vừa nói Lý thị vừa ghé vào gần tai Thục Lan để ra vẻ thần bí: “Nghe nói trên thuyền còn có một nữ nhân nước ngoài tóc vàng nữa".
“Sao có thể vậy được?!" Đông Thục Lan vô cùng kinh ngạc, “Trong sách viết ngư dân ven biển kị nhất là có nữ nhân trên thuyền, bọn họ cho rằng trên thuyền có nữ nhân thì ra khơi sẽ gặp xui xẻo". Trong sách sử cũng không chép rằng có một cô gái châu Âu vượt biển lớn đến Đại Thanh trong những năm Ung Chính mà!
Tề phi nhún vai: “Nghe nói Hoàng thượng định đón chào nhóm người nước ngoài này ở thọ yến".
“Vậy mà vừa rồi không thấy Hoàng hậu nhắc tới".
“Tin tức sẽ tới nhanh thôi". Lý thị lắc lắc mảnh khăn trong tay. “Nghe nói y phục trên người nữ nhân kia hở hang vô cùng, còn phô diễn cả một khoảng ngực lớn, quả thực là đồi phong bại tục, nói đúng hơn là định tới để quyến rũ Hoàng thượng, nếu Hoàng thượng thật sự thu nàng ta vào hậu cung thì không long trời lở đất mới là lạ".
“Đây là vấn đề của Hoàng hậu nương nương, nếu Hoàng thượng muốn thu một nữ nhân vào hậu cung thật thì đâu đến lượt chúng ta nói".
“Nói thì nói vậy nhưng mà…" Thấy vẻ mặt không để tâm của Đông Thục Lan, Tề phi thở dài một tiếng: “Muội muội, chúng ta cũng không còn trẻ nữa! Ân sủng của Hoàng thượng còn kéo dài được bao lâu? Đương kim Hoàng thượng như vậy đã được coi là một người rất trọng tình rồi. Ta thì không sao, nhưng mà ta lo lắng cho muội ấy, chưa có một a ca, thừa dịp Hoàng thượng còn sủng ái muội, phải nắm chặt cơ hội mới phải!"
“Tỷ tỷ có lòng, Thục Lan ghi khắc". Đông Thục Lan biết Tề phi có ý tốt, nhưng chuyện này không phải một người quyết định là xong, đặc biệt ở những nơi như hậu cung thì lại càng phức tạp.
Quả nhiên chưa đến hai ngày sau, Hoàng hậu hạ ý chỉ, để chuẩn bị cho thọ yến của Thánh thượng, tuân theo thánh ý, vì có khách nước ngoài tham dự, cho nên cố gắng tổ chức tiệc mừng mang phong cách nước ngoài một chút.
Phong cách nước ngoài ư?! Đông Thục Lan đang nằm phơi nắng trong sân cũng phải đảo mắt ngán ngẩm, làm thế nào để có phong cách nước ngoài đây? Ý là chuẩn bị tiệc đứng, nam nhân mặc âu phục đi giày da, nữ nhân mặc váy xòe có khung, hay là đôi một khiêu vũ cung đình? Đông Thục Lan đem cảnh khiêu vũ đính hôn trong Nữ hoàng Elisabeth đổi thành cảnh nhà trai mặc trường bào cổ tròn Đại Thanh khoác quan phục, nữ tử mặc kỳ bào thẳng đuỗn chân đi giày đế chậu cùng nhau nhảy waltz, thật sự là quá kinh khủng!
Không phải Đông Thục Lan thích suy nghĩ nhiều, nàng có thể khẳng định tiệc chúc thọ lần này nàng trốn cũng không thoát, Hoàng hậu nhất định sẽ tìm đến nàng để cùng “bày mưu tính kế". Đây chính là cái người xưa hay gọi là “tiền không nên để lộ ra", mặc dù “tiền" ở đây không mang nghĩa đen, nhưng kết quả thì giống nhau – đều mang lại phiền toái.
Tác giả :
Thiên Bản Anh Cảnh Nghiêm