Cuộc Sống Ở Nhà Máy Những Năm 80
Chương 23
Biên tập: Sabi
Beta: Qin Zồ
Xe lừa chạy thẳng tới bên cạnh tòa nhà mới của khu tập thể nhà máy, mẹ Tôn dắt bọn nhóc bước xuống xe. Tôn Biền ôm cuộn tranh không rời tay, Tôn Ký giúp chị xách đống sách, mẹ thì nói với ông ngoại đang quay đầu xe: “Bố khoan vội đi thế, lên lầu ngồi một lúc đã."
Ông ngoại Điền nghe vậy, vừa vung roi quay đầu xe vừa nói: “Không được đâu, bố còn phải về rồi sang nhà bác cả con nữa."
Đưa mắt nhìn theo ông ngoại lái xe đi xa dần, Tôn Biền lên lầu về nhà mà không kiềm chế được lòng vui sướng, một bước nhảy hai bậc thềm cứ thế đi lên ba cầu thang, tốc độ đi lên không chậm hơn chạy bước nhỏ bao nhiêu cả.
Đi tới cửa nhà, lấy chìa khóa mở cửa gỗ ra, cả giày cũng chưa kịp thay, Tôn Biền đã như một làn khói chạy vào phòng mình.
Mẹ Tôn đi nối gót theo sau, nhìn cửa rộng mở một nửa mà lắc đầu, Tôn Ký cầm đống sách giẫm lên dép lê, cũng đi tới phòng chị.
Vừa vào phòng đã thấy chị đang quỳ gối bên giường, cẩn thận đặt bức tranh kia lên giường đơn bày ra một lần nữa. Tôn Ký cũng tò mò, vừa cầm một bọc sách đặt lên bàn học thì chạy sang kế bên chị hỏi: “Chị nè, rốt cuộc tại sao chị phải mua bức tranh này cho bằng được vậy?"
Vừa nãy lúc mua tranh cậu cũng có xem, trên bức tranh vẽ đàn tôm đúng là rất đẹp, nhưng nếu bắt cậu phải nói đẹp ở chỗ nào thì cậu lại không nói được, chính là cảm giác tranh đó trông vừa mắt, tôm được vẽ tựa như còn sống vậy.
Tôn Biền còn đang vui thích thưởng thức tác phẩm hội họa nghe thấy vậy, nhẹ tay cuộn bức tranh lại một lần nữa, vừa cuộn vừa nói: “Em không hiểu đâu, cuộn tranh này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, cũng có lẽ giá trị của nó chưa hiện rõ bây giờ, nhưng tương lai nhất định sẽ vang danh bốn bể."
“Em công nhận tranh này đẹp, so với mấy bức nhìn bên nhà bà ngoài còn đẹp hơn, nhưng có phải chị quá khoa trương rồi không?"
Đã cuộn tranh lại một lần nữa, Tôn Biền ôm nó định tìm món đồ thích hợp để đem đi cất giữ, lúc đi qua em trai không nhịn được mà lấy tay vỗ vai nó, bảo: “Chuyện văn hóa em không hiểu đâu, chị cũng chẳng biết nhiều lắm, nhưng chị hiểu rằng bức tranh này nếu đúng là hàng thật, thế thì nửa đời sau của cả nhà mình cũng có thứ nhờ cậy."
Nói vậy cũng chẳng phải Tôn Biền định bán bức tranh, chỉ là nếu như thật thì nó có thể xem như một phần của gia sản lớn, mà người có vốn liếng thì sẽ có sức mạnh.
Chỗ có thể đặt tranh trong phòng nhỏ Tôn Biền cũng không ít, nhưng đặt ở đâu thì cô cũng không vừa ý, dưới giường? Ẩm thì làm sao đây?
Trong tủ quần áo? Vẫy gọi đám mọt tới gặm tranh à, Tôn Biền rớt nước mắt luôn mất.
Treo lên tường? Đừng nói đùa vậy chứ.
Trong bàn học lại là chỗ tốt, có điều trước tiên phải thu dọn đồ đạc bên trong một chút đã.
Tôn Ký thấy chị mình mê muội lục lọi khắp phòng như vậy, lắc đầu thở dài đi ra ngoài. Cha cậu đã từng bảo, khi phụ nữ rơi vào trạng thái nào đó, đàn ông tốt nhất là đừng nói chuyện, chỉ cần yên lặng rời đi là được.
Trong phòng Tôn Biền dời đống sách cũ của mình ra khỏi cái tủ cao dưới bàn, tìm mấy tờ báo bỏ vào tầng dưới cùng ngăn tủ, sau đó cẩn thận xếp gọn bức tranh vào.
Sau khi làm xong những việc đó, Tôn Biền nhìn cửa tủ cao mà không hài lòng, cảm thấy có thời gian phải gọi cậu hoặc ông ngoại giúp đỡ lắp một ổ khóa chìm ở đây.
Còn hiện tại, Tôn Biền cảm thấy mình nên đi tìm mẹ, sang chỗ bà hỏi xin ít long não bỏ vào bàn, đề phòng có mối mọt bên trong.
Lại đòi thêm một cái thùng giấy lớn để sắp xếp những cuốn sách cô chuyển ra ngoài.
Tôn Biền quyết định xong vừa mới đứng dậy, thì thấy mớ sách cũ em trai hồi nãy đặt trên bàn.
Nghĩ dù sao bây giờ cũng phải thu dọn đồ đạc, thì cứ tiện thể tranh thủ thu xếp đống sách này luôn đi.
Cởi dây buộc bó sách ra, Tôn Biền bắt đầu nhìn từng quyển từng quyển cô mua về, chúng chủ yếu đều là một ít sách vở văn học, ở giữa còn xen lẫn một số tạp chí như “Phim ảnh đại chúng" hay “Chuyện xưa", thu hoạch được đủ loại giải trí hoặc tiểu thuyết, tập san, niên đại vào khoảng vào một, hai năm trước, sách vở nhiều thế này thì xem chừng không có khả năng chỉ một người đặt mua.
Khi Tôn Biền cầm một quyển “Văn học thanh niên", đột nhiên có vài tờ giấy rơi xuống từ trong sách.
Tôn Biền thấy vậy bèn buông tạp chí xuống, nhặt mấy tờ giấy đó lên, phát hiện là mấy tờ giấy viết thư và một tờ có chữ viết bút lông trên giấy Tuyên Thành.
Cô tò mò lật mấy tờ giấy đó ra xem, đó là một phong thư, của một người tên là Anh viết cho bạn mình. Đại ý là ánh sáng đã lại về, các trường đại học ở kinh đô lần lượt nhập học trở lại, mời bạn mình chuẩn bị sẵn sàng, bởi vì những người bạn thân bên này đều đang cố gắng vì cậu, cậu lúc nào cũng có thể trở lại đoàn tụ với bọn họ.
Để khích lệ bạn, người tên Anh kia còn đặc biệt gửi kèm một bộ tác phẩm thư pháp của mình qua đường bưu điện cho bạn thân.
Tôn Biền đọc xong bỏ bức thư xuống, lấy tờ giấy Tuyên Thành viền đã có hơi ố vàng kẹp giữa trang sách ra, cô cẩn thận nhẹ nhàng mở nó, thấy bên trên dùng mực đậm viết mấy nét đậm: Đạo trời vận hành mạnh mẽ vững bền, kẻ quân tử nên tự giác phấn đấu vươn lên không ngừng(*).
(*) Danh ngôn trong Kinh Dịch.
Số lượng từ của tác phẩm không nhiều nên độ dài cũng không quá lớn, ở lạc khoản dùng con dấu, Tôn Biền phải nhìn thật kỹ một hồi lâu, nhận ra được hai chữ Khô Thiền.
Khô Thiền, Khô Thiền, ngài Anh? Ôi, là người đó sao, đệ tử của thầy Bạch Thế!!!
Là ngài ấy, là ngài Khô Thiền được ca tụng là kế thừa thành tựu nghệ thuật tối cao của người đi trước, khai sáng lĩnh vực nghệ thuật mới, làm phong phú thêm ý nghĩ hội họa Trung Quốc.
Trời ơi, đâu là bức thư và tác phẩm do ông tự tay viết, Tôn Biền ôm thư và bức thư pháp, phấn khích sắp ngất đi rồi.
Tranh tôm mực Tàu của thầy Bạch Thế, chữ của thầy Khô Thiền thi họa đều vô song, hôm nay rốt cuộc là ngày gì vậy? Chẳng lẽ chỉ số may mắn hôm nay của cô lại bùng nổ lớn thế à?
Cảm ơn trời đất tạ ơn các vị thần tiên, có thư làm chứng thì chữ của thầy Khô Thiền không thể sai được. Có chữ của ngài Khô Thiền, bức tranh của thầy Bạch Thế cũng chắc chắn chính xác, được, được, lần này toàn bộ không còn vấn đề gì nữa rồi.
Tôn Biền như mở cờ trong bụng, cô cảm thấy bản thân bây giờ dù có ngủ thiếp đi thì cũng cười mà tỉnh dậy được.
Nhưng vui sướng một hồi, Tôn Biền lại chợt sửng sốt, cô cúi đầu cầm bức thư đó lên một lần nữa, lại xem, mở đầu đã viết tên người nhận.
Cái tên đó khiến cô biết được rằng, hiện tại những vật mình đang cầm trong tay này, rất có thể có chủ sở hữu.
Lặng im vài phút, Tôn Biền cẩn thận gom tác phẩm và thư của thầy Khô Thiền sang một bên, tiếp tục cúi đầu kiếm trong đống sách cũ, định tìm một vài manh mối có ích.
Nhưng mà chẳng có, chỉ có quyển tập san đó mới kẹp đồ trong sách, mà lá thư này trừ phần mở đầu viết tên người nhận ra thì cả họ cũng không có, càng khỏi phải bàn đến các loại thông tin cá nhân như địa chỉ, đơn vị công tác.
Lại cầm bức thư và tác phẩm thư pháp lên, Tôn Biền không còn vui sướng như lúc này nữa, cô đột nhiên có cảm giác những tờ giấy vốn nhẹ nhàng trong nay mình bỗng hóa nặng nề hẳn.
Lẽ ra mấy món này là Tôn Biền mua của người bán ve chai, lai lịch chính đáng không có gì phải bàn cãi.
Nhưng nhìn phong thư ấy, Tôn Biền lại có cảm giác hơi khó chịu, tranh tôm thủy mặc của thầy Bạch Thế còn được, thư pháp và thư lại là thứ thầy Khô Thiền viết cho bạn thân, tranh tôm cô mua quang minh chính đại, thư pháp và thư lại kẹp trong đống báo, rõ ràng đây là món đồ bí mật, cũng không biết chủ nhân thật sự có biết chuyện này không.
Mua hộp đồng mà trong hộp lại còn chứa thỏi vàng, vàng đó có thể coi như của mình à?
Cô luôn có cảm giác mình không có quyền sở hữu bức thư này với tác phẩm của thầy Khô Thiền, Tôn Biền rất xoắn xuýt ngồi xổm cả một buổi chiều trong phòng.
Buổi tối, mẹ Tôn vẫn hơi ngại vì việc đón bọn nhỏ từ nhà ngoại trở về làm bạn với mình. Bà có cảm giác mình quấy rối khoảng thời gian nghỉ ngơi vốn phải không buồn không lo của chúng.
Để đền bù một chút, bà cố ý nấu một nồi bánh canh, lượm mấy quả trứng gà, thêm dưa muối nhà mình làm thành nồi trứng kho dưa.
Đây là bột trong nhà, mấy đứa nhóc ngoài thịt, mì khô thì còn ăn đồ kho, Tôn Tuấn vui vẻ dù có gấp gáp đi làm thì cũng muốn xách một phần cà mèn đem theo.
Thật ra công nhân trực ca đêm bọn họ, vào lúc bảy, tám giờ nhà máy sẽ bảo nhà ăn thu xếp một phần ăn khuya, nhưng đối với công nhân mới làm việc nhẹ như Tôn Tuấn thì trứng gà kho mì tự cán của mẹ là món ăn khuya ngon nhất.
Tiễn con trai cả đi rồi, mẹ Tôn bèn kêu mấy đứa còn lại ra ăn cơm, trên bàn ăn Tôn Biền không để tâm đến sợi mì trong chén, có mấy lần đũa xém đưa vào trong lỗ mũi rồi.
Mẹ Tôn nhìn không vừa mắt, gõ ngón tay lên bàn, tỏ ý con gái lo ăn cho đàng hoàng đừng có mà lơ đãng.
Buổi tối, sau khi tắm rửa xong Tôn Biền về phòng nghỉ ngơi, tắt đèn rồi nằm trên giường trằn trọc không ngủ được, cô luôn cảm thấy hổ thẹn.
Cái này không giống như kiếm được đồ tốt, mua bán kiếm được món ngon đều ở ngoài sáng, mọi người dùng hết năng lực phân biệt và vận may của mình, bộ tranh tôm thủy mặc kia có thể xem là đồ cực tốt mà Tôn Biền kiếm được. Nhưng bức thư với tác phẩm thư pháp dù trông thế nào cũng giống như lúc người chủ bán đồ vô ý mang theo.
Tôn Biền tự đánh giá mình không phải người vĩ đại gì, nhưng cô cũng có ranh giới của bản thân, là đồ của cô thì dù chỉ một xu cũng là của cô, không phải đồ của cô thì có giá trị hơn trăm triệu đi nữa, cô sẽ chỉ hâm mộ chứ không bao giờ lấy. Đây là nguyên tắc làm người của cô, cô chính là loại người có tính cách nợ người ta một đồng cũng phải trả hết mới an tâm ngủ.
Sau khi lật mình trên giường một lúc, Tôn Biền thật sự không chịu nổi nữa mới nhổm người dậy, mượn ánh trăng tìm bức thư và bộ bút pháp cô cất giữ cẩn thận của ngài Khô Thiền ra, đặt vào một phong thư, cất trong cặp sách của mình.
Lúc mua đồ, chẳng phải chú ba Chương thu ve chai đã nói mấy món này lấy được ở chỗ người gác cổng trường sư phạm à. Thế cũng đã chứng minh được rằng người chủ bức thư này rất có thể công tác hoặc sinh sống ở trường sư phạm. Ngày mang mang đồ sang bên đó hỏi thử, nếu có thể tìm được chủ thì trả lại thư với bức thư pháp được bỏ bao tấm lòng vào cho người ta.
Còn tranh tôm thủy mặc, đã lớn thế lại còn được đóng khung, người chủ chẳng thể nào không nhìn thấy, bán đường đường mua chính chính, cái này không có gì đáng nói.
Tôn Biền làm những việc đó xong rồi lại trở về giường, lần này cô nhanh chóng chìm vào giấc ngủ bình yên, ôi, cuối cùng cũng an lòng.
Hết chương 23.
Beta: Qin Zồ
Xe lừa chạy thẳng tới bên cạnh tòa nhà mới của khu tập thể nhà máy, mẹ Tôn dắt bọn nhóc bước xuống xe. Tôn Biền ôm cuộn tranh không rời tay, Tôn Ký giúp chị xách đống sách, mẹ thì nói với ông ngoại đang quay đầu xe: “Bố khoan vội đi thế, lên lầu ngồi một lúc đã."
Ông ngoại Điền nghe vậy, vừa vung roi quay đầu xe vừa nói: “Không được đâu, bố còn phải về rồi sang nhà bác cả con nữa."
Đưa mắt nhìn theo ông ngoại lái xe đi xa dần, Tôn Biền lên lầu về nhà mà không kiềm chế được lòng vui sướng, một bước nhảy hai bậc thềm cứ thế đi lên ba cầu thang, tốc độ đi lên không chậm hơn chạy bước nhỏ bao nhiêu cả.
Đi tới cửa nhà, lấy chìa khóa mở cửa gỗ ra, cả giày cũng chưa kịp thay, Tôn Biền đã như một làn khói chạy vào phòng mình.
Mẹ Tôn đi nối gót theo sau, nhìn cửa rộng mở một nửa mà lắc đầu, Tôn Ký cầm đống sách giẫm lên dép lê, cũng đi tới phòng chị.
Vừa vào phòng đã thấy chị đang quỳ gối bên giường, cẩn thận đặt bức tranh kia lên giường đơn bày ra một lần nữa. Tôn Ký cũng tò mò, vừa cầm một bọc sách đặt lên bàn học thì chạy sang kế bên chị hỏi: “Chị nè, rốt cuộc tại sao chị phải mua bức tranh này cho bằng được vậy?"
Vừa nãy lúc mua tranh cậu cũng có xem, trên bức tranh vẽ đàn tôm đúng là rất đẹp, nhưng nếu bắt cậu phải nói đẹp ở chỗ nào thì cậu lại không nói được, chính là cảm giác tranh đó trông vừa mắt, tôm được vẽ tựa như còn sống vậy.
Tôn Biền còn đang vui thích thưởng thức tác phẩm hội họa nghe thấy vậy, nhẹ tay cuộn bức tranh lại một lần nữa, vừa cuộn vừa nói: “Em không hiểu đâu, cuộn tranh này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, cũng có lẽ giá trị của nó chưa hiện rõ bây giờ, nhưng tương lai nhất định sẽ vang danh bốn bể."
“Em công nhận tranh này đẹp, so với mấy bức nhìn bên nhà bà ngoài còn đẹp hơn, nhưng có phải chị quá khoa trương rồi không?"
Đã cuộn tranh lại một lần nữa, Tôn Biền ôm nó định tìm món đồ thích hợp để đem đi cất giữ, lúc đi qua em trai không nhịn được mà lấy tay vỗ vai nó, bảo: “Chuyện văn hóa em không hiểu đâu, chị cũng chẳng biết nhiều lắm, nhưng chị hiểu rằng bức tranh này nếu đúng là hàng thật, thế thì nửa đời sau của cả nhà mình cũng có thứ nhờ cậy."
Nói vậy cũng chẳng phải Tôn Biền định bán bức tranh, chỉ là nếu như thật thì nó có thể xem như một phần của gia sản lớn, mà người có vốn liếng thì sẽ có sức mạnh.
Chỗ có thể đặt tranh trong phòng nhỏ Tôn Biền cũng không ít, nhưng đặt ở đâu thì cô cũng không vừa ý, dưới giường? Ẩm thì làm sao đây?
Trong tủ quần áo? Vẫy gọi đám mọt tới gặm tranh à, Tôn Biền rớt nước mắt luôn mất.
Treo lên tường? Đừng nói đùa vậy chứ.
Trong bàn học lại là chỗ tốt, có điều trước tiên phải thu dọn đồ đạc bên trong một chút đã.
Tôn Ký thấy chị mình mê muội lục lọi khắp phòng như vậy, lắc đầu thở dài đi ra ngoài. Cha cậu đã từng bảo, khi phụ nữ rơi vào trạng thái nào đó, đàn ông tốt nhất là đừng nói chuyện, chỉ cần yên lặng rời đi là được.
Trong phòng Tôn Biền dời đống sách cũ của mình ra khỏi cái tủ cao dưới bàn, tìm mấy tờ báo bỏ vào tầng dưới cùng ngăn tủ, sau đó cẩn thận xếp gọn bức tranh vào.
Sau khi làm xong những việc đó, Tôn Biền nhìn cửa tủ cao mà không hài lòng, cảm thấy có thời gian phải gọi cậu hoặc ông ngoại giúp đỡ lắp một ổ khóa chìm ở đây.
Còn hiện tại, Tôn Biền cảm thấy mình nên đi tìm mẹ, sang chỗ bà hỏi xin ít long não bỏ vào bàn, đề phòng có mối mọt bên trong.
Lại đòi thêm một cái thùng giấy lớn để sắp xếp những cuốn sách cô chuyển ra ngoài.
Tôn Biền quyết định xong vừa mới đứng dậy, thì thấy mớ sách cũ em trai hồi nãy đặt trên bàn.
Nghĩ dù sao bây giờ cũng phải thu dọn đồ đạc, thì cứ tiện thể tranh thủ thu xếp đống sách này luôn đi.
Cởi dây buộc bó sách ra, Tôn Biền bắt đầu nhìn từng quyển từng quyển cô mua về, chúng chủ yếu đều là một ít sách vở văn học, ở giữa còn xen lẫn một số tạp chí như “Phim ảnh đại chúng" hay “Chuyện xưa", thu hoạch được đủ loại giải trí hoặc tiểu thuyết, tập san, niên đại vào khoảng vào một, hai năm trước, sách vở nhiều thế này thì xem chừng không có khả năng chỉ một người đặt mua.
Khi Tôn Biền cầm một quyển “Văn học thanh niên", đột nhiên có vài tờ giấy rơi xuống từ trong sách.
Tôn Biền thấy vậy bèn buông tạp chí xuống, nhặt mấy tờ giấy đó lên, phát hiện là mấy tờ giấy viết thư và một tờ có chữ viết bút lông trên giấy Tuyên Thành.
Cô tò mò lật mấy tờ giấy đó ra xem, đó là một phong thư, của một người tên là Anh viết cho bạn mình. Đại ý là ánh sáng đã lại về, các trường đại học ở kinh đô lần lượt nhập học trở lại, mời bạn mình chuẩn bị sẵn sàng, bởi vì những người bạn thân bên này đều đang cố gắng vì cậu, cậu lúc nào cũng có thể trở lại đoàn tụ với bọn họ.
Để khích lệ bạn, người tên Anh kia còn đặc biệt gửi kèm một bộ tác phẩm thư pháp của mình qua đường bưu điện cho bạn thân.
Tôn Biền đọc xong bỏ bức thư xuống, lấy tờ giấy Tuyên Thành viền đã có hơi ố vàng kẹp giữa trang sách ra, cô cẩn thận nhẹ nhàng mở nó, thấy bên trên dùng mực đậm viết mấy nét đậm: Đạo trời vận hành mạnh mẽ vững bền, kẻ quân tử nên tự giác phấn đấu vươn lên không ngừng(*).
(*) Danh ngôn trong Kinh Dịch.
Số lượng từ của tác phẩm không nhiều nên độ dài cũng không quá lớn, ở lạc khoản dùng con dấu, Tôn Biền phải nhìn thật kỹ một hồi lâu, nhận ra được hai chữ Khô Thiền.
Khô Thiền, Khô Thiền, ngài Anh? Ôi, là người đó sao, đệ tử của thầy Bạch Thế!!!
Là ngài ấy, là ngài Khô Thiền được ca tụng là kế thừa thành tựu nghệ thuật tối cao của người đi trước, khai sáng lĩnh vực nghệ thuật mới, làm phong phú thêm ý nghĩ hội họa Trung Quốc.
Trời ơi, đâu là bức thư và tác phẩm do ông tự tay viết, Tôn Biền ôm thư và bức thư pháp, phấn khích sắp ngất đi rồi.
Tranh tôm mực Tàu của thầy Bạch Thế, chữ của thầy Khô Thiền thi họa đều vô song, hôm nay rốt cuộc là ngày gì vậy? Chẳng lẽ chỉ số may mắn hôm nay của cô lại bùng nổ lớn thế à?
Cảm ơn trời đất tạ ơn các vị thần tiên, có thư làm chứng thì chữ của thầy Khô Thiền không thể sai được. Có chữ của ngài Khô Thiền, bức tranh của thầy Bạch Thế cũng chắc chắn chính xác, được, được, lần này toàn bộ không còn vấn đề gì nữa rồi.
Tôn Biền như mở cờ trong bụng, cô cảm thấy bản thân bây giờ dù có ngủ thiếp đi thì cũng cười mà tỉnh dậy được.
Nhưng vui sướng một hồi, Tôn Biền lại chợt sửng sốt, cô cúi đầu cầm bức thư đó lên một lần nữa, lại xem, mở đầu đã viết tên người nhận.
Cái tên đó khiến cô biết được rằng, hiện tại những vật mình đang cầm trong tay này, rất có thể có chủ sở hữu.
Lặng im vài phút, Tôn Biền cẩn thận gom tác phẩm và thư của thầy Khô Thiền sang một bên, tiếp tục cúi đầu kiếm trong đống sách cũ, định tìm một vài manh mối có ích.
Nhưng mà chẳng có, chỉ có quyển tập san đó mới kẹp đồ trong sách, mà lá thư này trừ phần mở đầu viết tên người nhận ra thì cả họ cũng không có, càng khỏi phải bàn đến các loại thông tin cá nhân như địa chỉ, đơn vị công tác.
Lại cầm bức thư và tác phẩm thư pháp lên, Tôn Biền không còn vui sướng như lúc này nữa, cô đột nhiên có cảm giác những tờ giấy vốn nhẹ nhàng trong nay mình bỗng hóa nặng nề hẳn.
Lẽ ra mấy món này là Tôn Biền mua của người bán ve chai, lai lịch chính đáng không có gì phải bàn cãi.
Nhưng nhìn phong thư ấy, Tôn Biền lại có cảm giác hơi khó chịu, tranh tôm thủy mặc của thầy Bạch Thế còn được, thư pháp và thư lại là thứ thầy Khô Thiền viết cho bạn thân, tranh tôm cô mua quang minh chính đại, thư pháp và thư lại kẹp trong đống báo, rõ ràng đây là món đồ bí mật, cũng không biết chủ nhân thật sự có biết chuyện này không.
Mua hộp đồng mà trong hộp lại còn chứa thỏi vàng, vàng đó có thể coi như của mình à?
Cô luôn có cảm giác mình không có quyền sở hữu bức thư này với tác phẩm của thầy Khô Thiền, Tôn Biền rất xoắn xuýt ngồi xổm cả một buổi chiều trong phòng.
Buổi tối, mẹ Tôn vẫn hơi ngại vì việc đón bọn nhỏ từ nhà ngoại trở về làm bạn với mình. Bà có cảm giác mình quấy rối khoảng thời gian nghỉ ngơi vốn phải không buồn không lo của chúng.
Để đền bù một chút, bà cố ý nấu một nồi bánh canh, lượm mấy quả trứng gà, thêm dưa muối nhà mình làm thành nồi trứng kho dưa.
Đây là bột trong nhà, mấy đứa nhóc ngoài thịt, mì khô thì còn ăn đồ kho, Tôn Tuấn vui vẻ dù có gấp gáp đi làm thì cũng muốn xách một phần cà mèn đem theo.
Thật ra công nhân trực ca đêm bọn họ, vào lúc bảy, tám giờ nhà máy sẽ bảo nhà ăn thu xếp một phần ăn khuya, nhưng đối với công nhân mới làm việc nhẹ như Tôn Tuấn thì trứng gà kho mì tự cán của mẹ là món ăn khuya ngon nhất.
Tiễn con trai cả đi rồi, mẹ Tôn bèn kêu mấy đứa còn lại ra ăn cơm, trên bàn ăn Tôn Biền không để tâm đến sợi mì trong chén, có mấy lần đũa xém đưa vào trong lỗ mũi rồi.
Mẹ Tôn nhìn không vừa mắt, gõ ngón tay lên bàn, tỏ ý con gái lo ăn cho đàng hoàng đừng có mà lơ đãng.
Buổi tối, sau khi tắm rửa xong Tôn Biền về phòng nghỉ ngơi, tắt đèn rồi nằm trên giường trằn trọc không ngủ được, cô luôn cảm thấy hổ thẹn.
Cái này không giống như kiếm được đồ tốt, mua bán kiếm được món ngon đều ở ngoài sáng, mọi người dùng hết năng lực phân biệt và vận may của mình, bộ tranh tôm thủy mặc kia có thể xem là đồ cực tốt mà Tôn Biền kiếm được. Nhưng bức thư với tác phẩm thư pháp dù trông thế nào cũng giống như lúc người chủ bán đồ vô ý mang theo.
Tôn Biền tự đánh giá mình không phải người vĩ đại gì, nhưng cô cũng có ranh giới của bản thân, là đồ của cô thì dù chỉ một xu cũng là của cô, không phải đồ của cô thì có giá trị hơn trăm triệu đi nữa, cô sẽ chỉ hâm mộ chứ không bao giờ lấy. Đây là nguyên tắc làm người của cô, cô chính là loại người có tính cách nợ người ta một đồng cũng phải trả hết mới an tâm ngủ.
Sau khi lật mình trên giường một lúc, Tôn Biền thật sự không chịu nổi nữa mới nhổm người dậy, mượn ánh trăng tìm bức thư và bộ bút pháp cô cất giữ cẩn thận của ngài Khô Thiền ra, đặt vào một phong thư, cất trong cặp sách của mình.
Lúc mua đồ, chẳng phải chú ba Chương thu ve chai đã nói mấy món này lấy được ở chỗ người gác cổng trường sư phạm à. Thế cũng đã chứng minh được rằng người chủ bức thư này rất có thể công tác hoặc sinh sống ở trường sư phạm. Ngày mang mang đồ sang bên đó hỏi thử, nếu có thể tìm được chủ thì trả lại thư với bức thư pháp được bỏ bao tấm lòng vào cho người ta.
Còn tranh tôm thủy mặc, đã lớn thế lại còn được đóng khung, người chủ chẳng thể nào không nhìn thấy, bán đường đường mua chính chính, cái này không có gì đáng nói.
Tôn Biền làm những việc đó xong rồi lại trở về giường, lần này cô nhanh chóng chìm vào giấc ngủ bình yên, ôi, cuối cùng cũng an lòng.
Hết chương 23.
Tác giả :
Nam Qua Giáp Tâm