Cuộc Sống Mới Hạnh Phúc Của Chu Tiểu Vân
Chương 18: Chợ náo nhiệt (1)
Mới sáng sớm, Ba Chu và Chu mẹ đã rời giường. Ba Chu gom lúa mì mới thu hoạch vào một bao, cột sau xe đạp. Triệu Ngọc Trân cất ba mươi quả trứng gà và mười mấy quả trứng vịt để dành ba, bốn ngày vào trong rổ, cắp trong tay, chuẩn bị ra chợ sớm bán.
Dặn dò Đại Bảo dẫn theo Tiểu Bảo đến nhà ngoại chơi, Triệu Ngọc Trân quyết định dắt Đại Nha nghe lời và Nhị Nha còn nhỏ theo. Chu Tiểu Vân ngoan ngoãn đi sau cha mẹ, đến chợ phiên mà dân quê hay tụ họp mua bán đồ.
Lúc qua công ty lương thực, ba Chu đi trước, đem bán lúa mì. Để vợ dẫn theo con nhỏ đứng chờ bên ngoài, ông dắt thẳng xe đạp vào trong công ty. Thời điểm đó, giá lúa không cao, nếu để đến mùa đông, giá cao hơn một ít. Lúa gạo là thứ quý giá nhất ở quê, không phải vạn bất đắc dĩ không ai đem bán. Mỗi nhà đều có một gian lớn để tích trữ lúa thóc. Nhà Chu Tiểu Vân cất trong bếp, để trong các bồ lớn.
Chu Tiểu Vân không nghĩ cha mẹ vì tiền học phí của mình mà tốn kém như vậy, trong lòng vừa áy náy lại có nỗi buồn không nói nên lời. Nhà cô thuộc diện nghèo, đông con chi tiêu nhiều. Quanh năm suốt tháng phải trồng lúa trên mười mẫu đất, nuôi gà lợn vịt các loại, cha giết lợn thuê không kiếm được bao nhiêu.
Nhớ tới chính mình, học cấp hai vẫn ngủ chung giường với em gái, không có phòng riêng, cô thầm hạ quyết tâm, phải giúp cha mẹ kiếm tiền, làm cho gia đình khá giả hơn. Nhưng làm như thế nào thì cô chưa nghĩ ra. Dù gì từng sống hai mươi mấy năm, cô không phải là đứa trẻ ngây ngô, dưới vẻ bề ngoài non nớt là một linh hồn đã trưởng thành.
Chỉ trong chốc lát, Ba Chu phấn chấn đi ra, trong tay nắm chặt mấy tờ một ngàn: “Mẹ nó à, lúa mạch nhà chúng ta sạch sẽ, lại tròn trịa là hàng loại một đó, giá không thấp, không cần lo lắng tiền học phí của Đại Nha nữa."
Triệu Ngọc Trân vui mừng nhận lấy tiền, đếm đi đếm lại, tổng cộng là bảy ngàn tám hào. Đếm ba lần, bà mới bỏ tiền vào trong khăn tay, gấp cẩn thận rồi cất vào túi quần. Chu Tiểu Vân bị lây tâm trạng vui vẻ của ba Chu, một nhà bốn người bắt đầu ra chợ.
Lúc tới chợ, đã có không ít người qua lại.
Hai bên đường bày các sạp. Có sạp bán rau củ, bán dưa chuột, bán bánh bột lọc, bán rau mầm, bán thịt tạo thành một cụm bán thức ăn. Cách mấy bước là các sạp bán hoa vải, bán bát đũa, bán vật dụng hàng ngày, bán quần áo các loại giống như một cửa hàng bách hoá nhỏ.
Tất nhiên chúng ở ngoài trời, không phải nộp thuế. Nhà ai có rau dưa tươi non cũng có thể mang ra bán. Mỗi phiên chợ, Triệu Ngọc Trân đem trứng gà và trứng vịt bán lấy tiền, bán xong lại mua ít thức ăn mang về.
Triệu Ngọc Trân đi đến một chỗ đất trống, đặt rổ trên mặt đất, chờ người mua. Ba Chu ôm Nhị Nha đứng bên cạnh chào hỏi, nói dăm ba câu với người quen.
Chu Tiểu Vân lâu rồi không đi chợ quê, vừa quen thuộc lại xa lạ, kích động, hưng phấn, thì thầm với mẹ nói muốn đi qua sạp bán tạp hoá xem đồ này nọ.
Triệu Ngọc Trân nghĩ Chu Tiểu Vân là một đứa bé văn tĩnh, nghe lời, không gây ra họa, liền nói với cô: “Cho con đi một lúc rồi về. Mẹ và cha ở chỗ này chờ con."
Chu Tiểu Vân nhảy nhót len vào đoàn người, dường như hồi tưởng lại cảm giác được đến chợ ngày nào.
Mùng ba, sáu, chín âm lịch hàng tháng là ngày họp chợ. Làng nhỏ quá, không đủ quy mô thì hợp mấy làng họp một chợ phiên. Chợ chỉ họp nửa buổi, đến trưa đã tan. Ở nông thôn, mỗi phiên chợ người dân đều đi. Đồ nhà mình ăn không hết mang ra bán, trứng gà vịt bán lấy tiền, cũng có nhà giết lợn bán thịt. Một góc chợ nhỏ bé nhưng vô cùng náo nhiệt. Hồi đó, chưa có khái niệm kinh doanh thương mại, nên người dân đi chợ chỉ mua được ít cá.
Nhưng, Chu Tiểu Vân muốn đi dạo phía bên kia chợ cơ. Cách đó mấy bước là sạp bán đồ dùng hàng ngày. Phần lớn là một số người có tiền dư dả, lên thị trấn mua sỉ hàng hoá, cộng thêm chút lợi nhuận rồi bán lại cho hàng xóm xung quanh.
Lúc ấy, mọi người rất giản dị, gần như không có gian thương. Hơn nữa, trên chợ đa số là người dân cùng thôn hoặc thôn gần đó đều quen mặt nhau. Một chốc gặp “bác hai", lúc sau thấy “dì cả", thường xuyên chạm mặt họ hàng. Vì thế Triệu Ngọc Trân yên tâm để Chu Tiểu Vân đi một mình.
Lúc này người đến chợ rất nhiều, chỉ có thể từ từ đi theo đoàn người. Chu Tiểu Vân vừa đi vừa ngắm nghía, cô không định mua, có nhìn trúng cũng không có tiền, dù vậy, cô đã hài lòng. Vài năm nữa, chợ bị các cửa hàng, trung tâm thương mại và siêu thị lật đổ địa vị nên biến mất. Trẻ em thời nay chưa sống trong thời kì này, sao chúng hiểu tâm trạng của cô?
Chu Tiểu Vân dừng lại trước một sạp bán dây buộc tóc, bán dây chun. Sạp không lớn, bán đồ linh tinh của các bé gái. Từng bọc, từng bọc nhỏ dây chun rực rỡ các màu. Có dây buộc tóc dài năm màu, có tập tranh nhỏ in hình công chúa, có rất nhiều loại kẹp tóc, rất nhiều chủng loại.
Từ nhỏ đến lớn Chu Tiểu Vân cắt tóc ngắn như con trai, chưa từng dùng những thứ đó, nhìn thấy trong lòng cô thích vô cùng. Cô hạ quyết tâm từ giờ trở đi sẽ nuôi tóc. Sau này buộc đuôi ngựa còn đẹp hơn để tóc xoã rối tung trong gió ấy chứ? Không có bé gái nào không thích làm đẹp!
Dặn dò Đại Bảo dẫn theo Tiểu Bảo đến nhà ngoại chơi, Triệu Ngọc Trân quyết định dắt Đại Nha nghe lời và Nhị Nha còn nhỏ theo. Chu Tiểu Vân ngoan ngoãn đi sau cha mẹ, đến chợ phiên mà dân quê hay tụ họp mua bán đồ.
Lúc qua công ty lương thực, ba Chu đi trước, đem bán lúa mì. Để vợ dẫn theo con nhỏ đứng chờ bên ngoài, ông dắt thẳng xe đạp vào trong công ty. Thời điểm đó, giá lúa không cao, nếu để đến mùa đông, giá cao hơn một ít. Lúa gạo là thứ quý giá nhất ở quê, không phải vạn bất đắc dĩ không ai đem bán. Mỗi nhà đều có một gian lớn để tích trữ lúa thóc. Nhà Chu Tiểu Vân cất trong bếp, để trong các bồ lớn.
Chu Tiểu Vân không nghĩ cha mẹ vì tiền học phí của mình mà tốn kém như vậy, trong lòng vừa áy náy lại có nỗi buồn không nói nên lời. Nhà cô thuộc diện nghèo, đông con chi tiêu nhiều. Quanh năm suốt tháng phải trồng lúa trên mười mẫu đất, nuôi gà lợn vịt các loại, cha giết lợn thuê không kiếm được bao nhiêu.
Nhớ tới chính mình, học cấp hai vẫn ngủ chung giường với em gái, không có phòng riêng, cô thầm hạ quyết tâm, phải giúp cha mẹ kiếm tiền, làm cho gia đình khá giả hơn. Nhưng làm như thế nào thì cô chưa nghĩ ra. Dù gì từng sống hai mươi mấy năm, cô không phải là đứa trẻ ngây ngô, dưới vẻ bề ngoài non nớt là một linh hồn đã trưởng thành.
Chỉ trong chốc lát, Ba Chu phấn chấn đi ra, trong tay nắm chặt mấy tờ một ngàn: “Mẹ nó à, lúa mạch nhà chúng ta sạch sẽ, lại tròn trịa là hàng loại một đó, giá không thấp, không cần lo lắng tiền học phí của Đại Nha nữa."
Triệu Ngọc Trân vui mừng nhận lấy tiền, đếm đi đếm lại, tổng cộng là bảy ngàn tám hào. Đếm ba lần, bà mới bỏ tiền vào trong khăn tay, gấp cẩn thận rồi cất vào túi quần. Chu Tiểu Vân bị lây tâm trạng vui vẻ của ba Chu, một nhà bốn người bắt đầu ra chợ.
Lúc tới chợ, đã có không ít người qua lại.
Hai bên đường bày các sạp. Có sạp bán rau củ, bán dưa chuột, bán bánh bột lọc, bán rau mầm, bán thịt tạo thành một cụm bán thức ăn. Cách mấy bước là các sạp bán hoa vải, bán bát đũa, bán vật dụng hàng ngày, bán quần áo các loại giống như một cửa hàng bách hoá nhỏ.
Tất nhiên chúng ở ngoài trời, không phải nộp thuế. Nhà ai có rau dưa tươi non cũng có thể mang ra bán. Mỗi phiên chợ, Triệu Ngọc Trân đem trứng gà và trứng vịt bán lấy tiền, bán xong lại mua ít thức ăn mang về.
Triệu Ngọc Trân đi đến một chỗ đất trống, đặt rổ trên mặt đất, chờ người mua. Ba Chu ôm Nhị Nha đứng bên cạnh chào hỏi, nói dăm ba câu với người quen.
Chu Tiểu Vân lâu rồi không đi chợ quê, vừa quen thuộc lại xa lạ, kích động, hưng phấn, thì thầm với mẹ nói muốn đi qua sạp bán tạp hoá xem đồ này nọ.
Triệu Ngọc Trân nghĩ Chu Tiểu Vân là một đứa bé văn tĩnh, nghe lời, không gây ra họa, liền nói với cô: “Cho con đi một lúc rồi về. Mẹ và cha ở chỗ này chờ con."
Chu Tiểu Vân nhảy nhót len vào đoàn người, dường như hồi tưởng lại cảm giác được đến chợ ngày nào.
Mùng ba, sáu, chín âm lịch hàng tháng là ngày họp chợ. Làng nhỏ quá, không đủ quy mô thì hợp mấy làng họp một chợ phiên. Chợ chỉ họp nửa buổi, đến trưa đã tan. Ở nông thôn, mỗi phiên chợ người dân đều đi. Đồ nhà mình ăn không hết mang ra bán, trứng gà vịt bán lấy tiền, cũng có nhà giết lợn bán thịt. Một góc chợ nhỏ bé nhưng vô cùng náo nhiệt. Hồi đó, chưa có khái niệm kinh doanh thương mại, nên người dân đi chợ chỉ mua được ít cá.
Nhưng, Chu Tiểu Vân muốn đi dạo phía bên kia chợ cơ. Cách đó mấy bước là sạp bán đồ dùng hàng ngày. Phần lớn là một số người có tiền dư dả, lên thị trấn mua sỉ hàng hoá, cộng thêm chút lợi nhuận rồi bán lại cho hàng xóm xung quanh.
Lúc ấy, mọi người rất giản dị, gần như không có gian thương. Hơn nữa, trên chợ đa số là người dân cùng thôn hoặc thôn gần đó đều quen mặt nhau. Một chốc gặp “bác hai", lúc sau thấy “dì cả", thường xuyên chạm mặt họ hàng. Vì thế Triệu Ngọc Trân yên tâm để Chu Tiểu Vân đi một mình.
Lúc này người đến chợ rất nhiều, chỉ có thể từ từ đi theo đoàn người. Chu Tiểu Vân vừa đi vừa ngắm nghía, cô không định mua, có nhìn trúng cũng không có tiền, dù vậy, cô đã hài lòng. Vài năm nữa, chợ bị các cửa hàng, trung tâm thương mại và siêu thị lật đổ địa vị nên biến mất. Trẻ em thời nay chưa sống trong thời kì này, sao chúng hiểu tâm trạng của cô?
Chu Tiểu Vân dừng lại trước một sạp bán dây buộc tóc, bán dây chun. Sạp không lớn, bán đồ linh tinh của các bé gái. Từng bọc, từng bọc nhỏ dây chun rực rỡ các màu. Có dây buộc tóc dài năm màu, có tập tranh nhỏ in hình công chúa, có rất nhiều loại kẹp tóc, rất nhiều chủng loại.
Từ nhỏ đến lớn Chu Tiểu Vân cắt tóc ngắn như con trai, chưa từng dùng những thứ đó, nhìn thấy trong lòng cô thích vô cùng. Cô hạ quyết tâm từ giờ trở đi sẽ nuôi tóc. Sau này buộc đuôi ngựa còn đẹp hơn để tóc xoã rối tung trong gió ấy chứ? Không có bé gái nào không thích làm đẹp!
Tác giả :
Tầm Hoa Thất Lạc Đích Ái Tình