Cuộc Sống Điền Viên Sau Khi Xuyên Qua
Chương 4
Đường thôn là đường đất, đi trên đó sẽ bị bụi bám đầy mu bàn chân, nếu như trời mưa, cả con đường nhỏ đầy bùn lầy không chịu nổi, tuy nhiên những đóa hoa tươi vẫn nở ven đường, cỏ mọc xanh biếc, uốn lượn một đường, xen lẫn hoa dại, trong gió nhẹ nhàng đung đưa.
Đường Hà ở thời đại này thích ứng rất khá, nàng tiếp thu toàn bộ trí nhớ của ‘Đường Hà’, vui buồn yêu ghét, có đôi khi nàng sẽ hoảng hốt, nghĩ tới nàng và ‘Đường Hà’ vốn chính là một người đi? Trang Chu Mộng Điệp, ở hiện đại sinh hoạt, ở thời đại này lại là cuộc sống ‘Đường Hà’.
Vô luận như thế nào, Đường Hà đều yêu quý sinh mạng, nàng nghĩ phải sống tốt, nàng xuyên qua thời đại này là thời bình, mọi người chung sống với nhau, người dân tương đối chất phác. Bần mà không tiện (nghèo mà không hèn), làm vất vả mới có ăn, Đường Hà rất hài lòng, ít nhất tinh thần và vật chất đều được bảo đảm.
“Tiểu Hà!"
Bị cắt đứt suy nghĩ, Đường Hà ngẩng đầu, nhìn về phía có tiếng chào, chính là Trương Thanh Trúc. Tân nương tử đang đứng cạnh hắn, chính là Tạ Tuyết Mai. Hai người đang định đi đâu, trên vai đều khiêng quốc. Có lẽ là tức giận Trương Thanh Trúc lên tiếng chào hỏi nàng, Tạ Tuyết Mai lôi hắn đi, nhưng kéo không nhúc nhích, giận chó đánh mèo, hung hăng trừng nàng.
“Sớm thế"! Đường Hà nhàn nhạt chào hỏi, không dừng lại, tiếp tục đi về phía ngoài thôn.
“Đi cắt cỏ cho heo à?" Trương Thanh Trúc có chút ngượng ngùng hỏi, hắn biết ‘Đường Hà’ sáng nào cũng phải cắt đầy một gánh cỏ cho heo, “Ngày hôm qua ta nhìn thấy cỏ ở bãi bên sông nhiều lắm."
“Ừ". Đường Hà lịch sự đáp lại, nghĩ thầm, có chuyện gì xảy ra với người này? Trường hợp này không phải nên tránh xa, không nên chạm mặt đấy sao?
“Cỏ cho heo tốt hay không tốt không liên quan đến chúng ta, chúng ta không nuôi heo". Tạ Tuyết Mai bất mãn mở miệng, một câu ‘chúng ta’, lại còn cố ý tăng thêm trọng âm". Mẹ nói bên trong ruộng đang thiếu nước, ta phải tranh thủ đi lấy nước đi."
Lúc này đâu đến phiên các người lấy, Đường Hà âm thầm quăng một cái liếc mắt. Phía trên Trương Thanh Trúc có ba tỷ tỷ, đều đã xuất giá, Trương gia chỉ còn lại Trương Thanh Trúc và cha hắn là hai nam lao động chính, năm trước lấy nước, nhà bọn họ làm chung với Đường gia, Đường gia dẫn nước, bọn họ được thơm lây, dẫn một nửa nước đến ruộng nhà mình. Hiện tại hai nhà không thành thông gia, Trương gia không thể không biết xấu hổ mà tiếp tục chiếm tiện nghi được, không biết lúc này bọn họ có thể lấy được nước không.
“Ừ." Trương Thanh Trúc vẫn còn muốn nói thêm gì đó, cuối cùng vẫn lại thôi, “Tiểu Hà, gặp lại sau."
Đường Hà làm bộ không nghe thấy. Nàng thật sự không muốn có bất kỳ liên quan gì với Trương Thanh Trúc, nông thôn đứng đầu các loại lưu truyền thêm mắm dặm muối, nếu nàng nói chuyện với hắn, ngày khác, thôn dân ngồi tán gẫu, nàng chưa dứt tình với Trương Thanh Trúc thì thật là thảm. Cho nên tăng nhanh cước bộ, kéo dài khoảng cách với phu thê Trương Thanh Trúc.
Hiện tại đại khái là sáu, bảy giờ, mùa hè ngày dài, lúc này trời đã sáng rõ, chỉ chốc lát là nắng chiếu, nàng phải nhanh chóng cắt cỏ heo trở về, trước buổi trưa còn phải tưới xong rau nữa.
Quả thật cỏ heo cạnh bãi bồi bên sông phát triển tươi tốt, Đường Hà luôn cắt ở đây, cỏ heo cần nhiều nước, khe nước ở ngay cạnh thôn, mương nước ở ngay cạnh bờ ruộng, còn có sông lớn phân bổ nước, khắp nơi đều có thể, đập vào mắt chính là một mảng xanh lục phì nhiêu. Cỏ heo cắt về nhà băm nhỏ, cho vào nồi lớn nấu chung với nước gạo, ba con heo đều thích ăn, hì hục một hồi có thể ăn xong hai thùng to. Đúng rồi, thuận tiện phải lấy chút ít cỏ dại về cho gà ăn. Thật ra có thể cho gà ăn và heo ăn bằng dây khoai lang, nhưng lá khoai lang sau khi xào chín chính là một món ăn, nhà bọn họ không bỏ được cho súc vật ăn, cho nên hái rau dại, băm nhỏ, trộn lẫn với cám, gà cũng rất thích ăn.
Mới bắt đầu Đường Hà cảm thấy hết thảy rất mới mẻ, nàng còn trông thấy thôn dân sáng sớm ngủ dậy lượm phân. Vì có vài nhà heo nuôi thả, một ngày chạy hồng hộc trong thôn, sẽ đại tiểu tiện trên đường, còn có bò, thời điểm hoàng hôn, bò không kịp đợi đến lúc về chuồng. Nhà nào không nuôi súc vật, rất cần những thứ này làm phân bón.
Nói đến phân trâu, Đường lão có một chuyện xưa kinh điển, “Khi còn bé, trong nhà nghèo lắm, ta đi chăn bò cho bá bá trong tộc một ngày, nhà bọn họ phụ trách cho ta hai bữa cơm, mùa đông lạnh lắm, quần áo mỏng manh, giầy không được đi, lạnh đến nỗi đầu ngón chân không có cảm giác. Chờ lúc nào bò thải ra, đem chân đưa tới đó, phân bò mới thải ra vẫn nóng hầm hập, chân có thể ấm áp một lúc."
Về phần vấn đề phân trâu thối hay không thối, đổi với người nông dân mà nói, hoàn toàn không tính là quan trọng.
Kỳ dị chính là, Đường Hà hoàn toàn có thể hiểu chuyện xưa này, nàng biết mình đang từ từ quen dần với cuộc sống ở nông thôn, kỳ quái là đô thị to lớn, cao ốc cao chọc trời, vật chất xa hoa, ở trong đầu nàng đang từ từ phai nhạt.
Đường Hà đang định về nhà, bên bờ sông vẫn còn hai người quanh quẩn, một người năm mươi tuổi bộ dáng trung niên, một người nam tử trẻ tuổi đi cùng, khoảng trên dưới hai mươi. Hai người đứng ở đầu cầu, người trung niên mấy phen trù trừ, xem ra đối với việc đi lên cầu có mấy phần sợ hãi, thanh niên kia khuyên nhủ: “Cha, con sang bên kia trước thăm dò, đi thử thấy vững chắc thì người cũng qua nhé."
Người trung niên do dự, “Nhìn kỹ lại xem."
Đường Hà cười thầm trong lòng, cầu kia thật ra không đúng nghĩa là cầu, chỉ là mấy thước bắc ngang qua mặt sông, cầu bắc qua sông chính là tảng đá, được đục thật mỏng, nước chảy mấy năm thấm vào, trên mặt cầu có mấy lỗ hổng, rêu xanh mọc đầy. Cầu mảnh mà hẹp, ở trên sông không có bất kỳ vật chống đỡ nào, hiện tại chính là thời điểm nước sông chảy xiết, muốn đi qua xác thực cần mấy phần dũng khí.
Nhưng là Đường gia thôn mọi người đều đi quen, còn có hài tử nghịch ngợm đến đây chơi đùa, nhắm mắt lại đi qua để xem ai dũng cảm hơn. Đường Hà tuân theo dũng khí của nguyên chủ, vài lần cắn răng đi qua, không xảy ra chuyện gì, sau lá gan lớn hơn, đi qua mà như đi trên đất bằng.
Đường Hà đứng một bên nhìn hai người bọn họ do dự. “Đừng lo lắng, cái này nhìn khiến người ta sợ hãi, thật ra rất bền chắc." Đường Hà ấm giọng nói, lấy tính cách của nàng, người khác không nhờ giúp, nàng sẽ không chủ động mở miệng, nhưng bị bọn họ làm lỡ việc đi sang bên kia, nàng đành phải giúp đỡ.
“Chưa đi qua, không hiểu đường." Vị cha kia lộ ý ngượng ngùng, “Cô nương, chúng ta từ Ngưu Đầu Sơn ở Chu gia thôn tới, muốn đến Đường gia thôn bên kia sông thăm người thân, trên sông còn cầu khác có thể qua không?"
“Đi dọc theo bờ sông về phía trước hai dặm có một chiếc cầu đá." Hai dặm là khoảng cách đường thẳng, trên đường phải đi vòng qua bờ ruộng, đi lại đấy phải mất hơn ba dặm, hơn nữa có một rãnh bị ngập nước hơn một thước, bình thường nước sâu chỉ tới bắp chân, giờ chắc phải ngập qua đầu gối rồi. Đường Hà thật lòng đề nghị nói: “Từ đây đi qua là bớt việc nhất."
Hai cha con do dự một lúc, người cha lắc đầu, quyết định đi về phía trước tìm một cái cầu nghiêm chỉnh. “Đa tạ cô nương đã chỉ, chúng ta chưa đi qua bao giờ, tốt nhất không nên mạo hiểm."
Đường Hà không khuyên nữa, nói tạm biệt hai người họ, hai chân dẵm lên cầu, vài bước đã đi sang bên kia, nàng gánh cỏ heo về nhà, còn mơ hồ nghe được thanh âm người trung niên ở bờ sông bên kia: “Nam Sinh, cô nương này thật can đảm, cầu bé như vậy mà đi qua cứ như đi trên đất bằng."
“Cha, ta đi thôi!" Thanh niên không đáp lời cha hắn, “Mặt trời lên cao rồi, bà cô (ở đây chắc là chỉ em gái của bố) vẫn đang chờ ta đấy."
——–
Đường Hà một đường bước đi như bay, thân thể nguyên chủ sức khỏe tốt, đến nỗi Đường Hà làm việc nặng không phải cố hết sức. Nàng gánh trở về thôn, không vội vã về nhà mà là rẽ vào một đường khác ở chỗ ngã ba, đi tới trước cửa nhà bà Tam. Người trong Đường gia thôn, người ta tìm hiểu chính là cùng một tổ tiên. Bà Tam gả cho ông Tam, ông Tam và ông nội Đường Hà là huynh đệ ruột. Bà cố Đường Hà, trừ ba nữ nhi còn có hai nhi tử, chính là ông Tam và ông nội nàng. Ông nội nàng có năm nữ nhi và hai nhi tử, chính là cha Đường Hà và bá bá, ông Tam, bà Tam sinh sáu nữ nhi, đều đã xuất giá. Mấy năm trước ông Tam qua đời, bà Tam ở một mình cô đơn, bà đã sáu mươi, đi đứng khó khăn, không thể linh hoạt trong công việc, ba mẫu ruộng nước giao cho nhà Đường Hà trồng trọt, nhà Đường Hà lo lắng chuyện cơm nước cho bà. Bình thường Đường Hà đến nhà giúp bà làm việc, chủ yếu là dọn dẹp nhà cửa, gánh nước, tưới mấy luống rau. Trước khi đi nàng sẽ lấy nước đổ đầy bể giúp bà. Về phần nhà bá bá Đường Hà, lấy cớ bà Tam không cho nhà bọn họ thuê ruộng, hoàn toàn không quan tâm gì đến.
“Bà Tam". Đường Hà đi vào trong sân, để gánh cỏ xuống, tiến đến gõ cửa, không ai lên tiếng, nàng đi vòng qua sau nhà, quả nhiên nhìn thấy bà cụ đang bận làm món ăn. “Con đã nói nhiều rồi, có việc bà cứ để đấy, chờ con đến làm cho bà."
“Không có việc gì." Bà Tam cười híp mắt, hái một quả cà chua đưa cho Đường Hà, “Ăn đi, chín rồi, ngọt lắm."
“Vâng." Đường Hà nhận lấy, thuận tay lau vào quần áo, đưa lên miệng. Ai, nàng quả nhiên đã thành thôn nữ rồi…
“Bà Tam, sao hôm này bà hái nhiều rau vậy?" Đường Hà thấy bà hái được một rổ rau muống, cà chua, ớt, còn có cả đậu đũa. “Trời nóng, ăn không hết để đến ngày mai sẽ bị hỏng."
“Ăn được!" Bà Tam vẻ mặt tươi cười, rõ ràng tâm tình rất tốt, “Hôm kia cháu bên nhà mẹ đẻ ta sai người mang thư cho ta, bảo hôm nay đến thăm ta, nên ta làm nhiều đồ ăn."
“Không trách được bà lại vui mừng đến vậy." Đường Hà cười, “Để con về lấy một giỏ trứng gà, coi như nhà chúng ta tiếp đãi cậu." Theo như bối phận, Đường Hà phải gọi cháu của bà Tam là cậu.
“Lại còn phải phân biệt nữa, bà cũng có," bà Tam đối với Đường Lý thị tiết kiệm, đúng là đi guốc trong bụng, bà không muốn làm khó Đường Hà, “Bà tự mình nuôi gà, có rất nhiều trứng."
Mấy phen bị từ chối, Đường Hà đành phải thôi. Nàng giúp bà Tam làm xong việc, để lại cho bà một đống rau dại, “Rau này băm nhỏ rồi trộn với cám cho gà ăn, gà lớn nhanh lắm, bà còn cám không?"
Mặc dù xác định được câu trả lời của bà Tam, nhưng Đường Hà nghĩ nhà bà không còn, nàng quyết định về nhà lấy đưa tới cho bà.
Đường Hà ở thời đại này thích ứng rất khá, nàng tiếp thu toàn bộ trí nhớ của ‘Đường Hà’, vui buồn yêu ghét, có đôi khi nàng sẽ hoảng hốt, nghĩ tới nàng và ‘Đường Hà’ vốn chính là một người đi? Trang Chu Mộng Điệp, ở hiện đại sinh hoạt, ở thời đại này lại là cuộc sống ‘Đường Hà’.
Vô luận như thế nào, Đường Hà đều yêu quý sinh mạng, nàng nghĩ phải sống tốt, nàng xuyên qua thời đại này là thời bình, mọi người chung sống với nhau, người dân tương đối chất phác. Bần mà không tiện (nghèo mà không hèn), làm vất vả mới có ăn, Đường Hà rất hài lòng, ít nhất tinh thần và vật chất đều được bảo đảm.
“Tiểu Hà!"
Bị cắt đứt suy nghĩ, Đường Hà ngẩng đầu, nhìn về phía có tiếng chào, chính là Trương Thanh Trúc. Tân nương tử đang đứng cạnh hắn, chính là Tạ Tuyết Mai. Hai người đang định đi đâu, trên vai đều khiêng quốc. Có lẽ là tức giận Trương Thanh Trúc lên tiếng chào hỏi nàng, Tạ Tuyết Mai lôi hắn đi, nhưng kéo không nhúc nhích, giận chó đánh mèo, hung hăng trừng nàng.
“Sớm thế"! Đường Hà nhàn nhạt chào hỏi, không dừng lại, tiếp tục đi về phía ngoài thôn.
“Đi cắt cỏ cho heo à?" Trương Thanh Trúc có chút ngượng ngùng hỏi, hắn biết ‘Đường Hà’ sáng nào cũng phải cắt đầy một gánh cỏ cho heo, “Ngày hôm qua ta nhìn thấy cỏ ở bãi bên sông nhiều lắm."
“Ừ". Đường Hà lịch sự đáp lại, nghĩ thầm, có chuyện gì xảy ra với người này? Trường hợp này không phải nên tránh xa, không nên chạm mặt đấy sao?
“Cỏ cho heo tốt hay không tốt không liên quan đến chúng ta, chúng ta không nuôi heo". Tạ Tuyết Mai bất mãn mở miệng, một câu ‘chúng ta’, lại còn cố ý tăng thêm trọng âm". Mẹ nói bên trong ruộng đang thiếu nước, ta phải tranh thủ đi lấy nước đi."
Lúc này đâu đến phiên các người lấy, Đường Hà âm thầm quăng một cái liếc mắt. Phía trên Trương Thanh Trúc có ba tỷ tỷ, đều đã xuất giá, Trương gia chỉ còn lại Trương Thanh Trúc và cha hắn là hai nam lao động chính, năm trước lấy nước, nhà bọn họ làm chung với Đường gia, Đường gia dẫn nước, bọn họ được thơm lây, dẫn một nửa nước đến ruộng nhà mình. Hiện tại hai nhà không thành thông gia, Trương gia không thể không biết xấu hổ mà tiếp tục chiếm tiện nghi được, không biết lúc này bọn họ có thể lấy được nước không.
“Ừ." Trương Thanh Trúc vẫn còn muốn nói thêm gì đó, cuối cùng vẫn lại thôi, “Tiểu Hà, gặp lại sau."
Đường Hà làm bộ không nghe thấy. Nàng thật sự không muốn có bất kỳ liên quan gì với Trương Thanh Trúc, nông thôn đứng đầu các loại lưu truyền thêm mắm dặm muối, nếu nàng nói chuyện với hắn, ngày khác, thôn dân ngồi tán gẫu, nàng chưa dứt tình với Trương Thanh Trúc thì thật là thảm. Cho nên tăng nhanh cước bộ, kéo dài khoảng cách với phu thê Trương Thanh Trúc.
Hiện tại đại khái là sáu, bảy giờ, mùa hè ngày dài, lúc này trời đã sáng rõ, chỉ chốc lát là nắng chiếu, nàng phải nhanh chóng cắt cỏ heo trở về, trước buổi trưa còn phải tưới xong rau nữa.
Quả thật cỏ heo cạnh bãi bồi bên sông phát triển tươi tốt, Đường Hà luôn cắt ở đây, cỏ heo cần nhiều nước, khe nước ở ngay cạnh thôn, mương nước ở ngay cạnh bờ ruộng, còn có sông lớn phân bổ nước, khắp nơi đều có thể, đập vào mắt chính là một mảng xanh lục phì nhiêu. Cỏ heo cắt về nhà băm nhỏ, cho vào nồi lớn nấu chung với nước gạo, ba con heo đều thích ăn, hì hục một hồi có thể ăn xong hai thùng to. Đúng rồi, thuận tiện phải lấy chút ít cỏ dại về cho gà ăn. Thật ra có thể cho gà ăn và heo ăn bằng dây khoai lang, nhưng lá khoai lang sau khi xào chín chính là một món ăn, nhà bọn họ không bỏ được cho súc vật ăn, cho nên hái rau dại, băm nhỏ, trộn lẫn với cám, gà cũng rất thích ăn.
Mới bắt đầu Đường Hà cảm thấy hết thảy rất mới mẻ, nàng còn trông thấy thôn dân sáng sớm ngủ dậy lượm phân. Vì có vài nhà heo nuôi thả, một ngày chạy hồng hộc trong thôn, sẽ đại tiểu tiện trên đường, còn có bò, thời điểm hoàng hôn, bò không kịp đợi đến lúc về chuồng. Nhà nào không nuôi súc vật, rất cần những thứ này làm phân bón.
Nói đến phân trâu, Đường lão có một chuyện xưa kinh điển, “Khi còn bé, trong nhà nghèo lắm, ta đi chăn bò cho bá bá trong tộc một ngày, nhà bọn họ phụ trách cho ta hai bữa cơm, mùa đông lạnh lắm, quần áo mỏng manh, giầy không được đi, lạnh đến nỗi đầu ngón chân không có cảm giác. Chờ lúc nào bò thải ra, đem chân đưa tới đó, phân bò mới thải ra vẫn nóng hầm hập, chân có thể ấm áp một lúc."
Về phần vấn đề phân trâu thối hay không thối, đổi với người nông dân mà nói, hoàn toàn không tính là quan trọng.
Kỳ dị chính là, Đường Hà hoàn toàn có thể hiểu chuyện xưa này, nàng biết mình đang từ từ quen dần với cuộc sống ở nông thôn, kỳ quái là đô thị to lớn, cao ốc cao chọc trời, vật chất xa hoa, ở trong đầu nàng đang từ từ phai nhạt.
Đường Hà đang định về nhà, bên bờ sông vẫn còn hai người quanh quẩn, một người năm mươi tuổi bộ dáng trung niên, một người nam tử trẻ tuổi đi cùng, khoảng trên dưới hai mươi. Hai người đứng ở đầu cầu, người trung niên mấy phen trù trừ, xem ra đối với việc đi lên cầu có mấy phần sợ hãi, thanh niên kia khuyên nhủ: “Cha, con sang bên kia trước thăm dò, đi thử thấy vững chắc thì người cũng qua nhé."
Người trung niên do dự, “Nhìn kỹ lại xem."
Đường Hà cười thầm trong lòng, cầu kia thật ra không đúng nghĩa là cầu, chỉ là mấy thước bắc ngang qua mặt sông, cầu bắc qua sông chính là tảng đá, được đục thật mỏng, nước chảy mấy năm thấm vào, trên mặt cầu có mấy lỗ hổng, rêu xanh mọc đầy. Cầu mảnh mà hẹp, ở trên sông không có bất kỳ vật chống đỡ nào, hiện tại chính là thời điểm nước sông chảy xiết, muốn đi qua xác thực cần mấy phần dũng khí.
Nhưng là Đường gia thôn mọi người đều đi quen, còn có hài tử nghịch ngợm đến đây chơi đùa, nhắm mắt lại đi qua để xem ai dũng cảm hơn. Đường Hà tuân theo dũng khí của nguyên chủ, vài lần cắn răng đi qua, không xảy ra chuyện gì, sau lá gan lớn hơn, đi qua mà như đi trên đất bằng.
Đường Hà đứng một bên nhìn hai người bọn họ do dự. “Đừng lo lắng, cái này nhìn khiến người ta sợ hãi, thật ra rất bền chắc." Đường Hà ấm giọng nói, lấy tính cách của nàng, người khác không nhờ giúp, nàng sẽ không chủ động mở miệng, nhưng bị bọn họ làm lỡ việc đi sang bên kia, nàng đành phải giúp đỡ.
“Chưa đi qua, không hiểu đường." Vị cha kia lộ ý ngượng ngùng, “Cô nương, chúng ta từ Ngưu Đầu Sơn ở Chu gia thôn tới, muốn đến Đường gia thôn bên kia sông thăm người thân, trên sông còn cầu khác có thể qua không?"
“Đi dọc theo bờ sông về phía trước hai dặm có một chiếc cầu đá." Hai dặm là khoảng cách đường thẳng, trên đường phải đi vòng qua bờ ruộng, đi lại đấy phải mất hơn ba dặm, hơn nữa có một rãnh bị ngập nước hơn một thước, bình thường nước sâu chỉ tới bắp chân, giờ chắc phải ngập qua đầu gối rồi. Đường Hà thật lòng đề nghị nói: “Từ đây đi qua là bớt việc nhất."
Hai cha con do dự một lúc, người cha lắc đầu, quyết định đi về phía trước tìm một cái cầu nghiêm chỉnh. “Đa tạ cô nương đã chỉ, chúng ta chưa đi qua bao giờ, tốt nhất không nên mạo hiểm."
Đường Hà không khuyên nữa, nói tạm biệt hai người họ, hai chân dẵm lên cầu, vài bước đã đi sang bên kia, nàng gánh cỏ heo về nhà, còn mơ hồ nghe được thanh âm người trung niên ở bờ sông bên kia: “Nam Sinh, cô nương này thật can đảm, cầu bé như vậy mà đi qua cứ như đi trên đất bằng."
“Cha, ta đi thôi!" Thanh niên không đáp lời cha hắn, “Mặt trời lên cao rồi, bà cô (ở đây chắc là chỉ em gái của bố) vẫn đang chờ ta đấy."
——–
Đường Hà một đường bước đi như bay, thân thể nguyên chủ sức khỏe tốt, đến nỗi Đường Hà làm việc nặng không phải cố hết sức. Nàng gánh trở về thôn, không vội vã về nhà mà là rẽ vào một đường khác ở chỗ ngã ba, đi tới trước cửa nhà bà Tam. Người trong Đường gia thôn, người ta tìm hiểu chính là cùng một tổ tiên. Bà Tam gả cho ông Tam, ông Tam và ông nội Đường Hà là huynh đệ ruột. Bà cố Đường Hà, trừ ba nữ nhi còn có hai nhi tử, chính là ông Tam và ông nội nàng. Ông nội nàng có năm nữ nhi và hai nhi tử, chính là cha Đường Hà và bá bá, ông Tam, bà Tam sinh sáu nữ nhi, đều đã xuất giá. Mấy năm trước ông Tam qua đời, bà Tam ở một mình cô đơn, bà đã sáu mươi, đi đứng khó khăn, không thể linh hoạt trong công việc, ba mẫu ruộng nước giao cho nhà Đường Hà trồng trọt, nhà Đường Hà lo lắng chuyện cơm nước cho bà. Bình thường Đường Hà đến nhà giúp bà làm việc, chủ yếu là dọn dẹp nhà cửa, gánh nước, tưới mấy luống rau. Trước khi đi nàng sẽ lấy nước đổ đầy bể giúp bà. Về phần nhà bá bá Đường Hà, lấy cớ bà Tam không cho nhà bọn họ thuê ruộng, hoàn toàn không quan tâm gì đến.
“Bà Tam". Đường Hà đi vào trong sân, để gánh cỏ xuống, tiến đến gõ cửa, không ai lên tiếng, nàng đi vòng qua sau nhà, quả nhiên nhìn thấy bà cụ đang bận làm món ăn. “Con đã nói nhiều rồi, có việc bà cứ để đấy, chờ con đến làm cho bà."
“Không có việc gì." Bà Tam cười híp mắt, hái một quả cà chua đưa cho Đường Hà, “Ăn đi, chín rồi, ngọt lắm."
“Vâng." Đường Hà nhận lấy, thuận tay lau vào quần áo, đưa lên miệng. Ai, nàng quả nhiên đã thành thôn nữ rồi…
“Bà Tam, sao hôm này bà hái nhiều rau vậy?" Đường Hà thấy bà hái được một rổ rau muống, cà chua, ớt, còn có cả đậu đũa. “Trời nóng, ăn không hết để đến ngày mai sẽ bị hỏng."
“Ăn được!" Bà Tam vẻ mặt tươi cười, rõ ràng tâm tình rất tốt, “Hôm kia cháu bên nhà mẹ đẻ ta sai người mang thư cho ta, bảo hôm nay đến thăm ta, nên ta làm nhiều đồ ăn."
“Không trách được bà lại vui mừng đến vậy." Đường Hà cười, “Để con về lấy một giỏ trứng gà, coi như nhà chúng ta tiếp đãi cậu." Theo như bối phận, Đường Hà phải gọi cháu của bà Tam là cậu.
“Lại còn phải phân biệt nữa, bà cũng có," bà Tam đối với Đường Lý thị tiết kiệm, đúng là đi guốc trong bụng, bà không muốn làm khó Đường Hà, “Bà tự mình nuôi gà, có rất nhiều trứng."
Mấy phen bị từ chối, Đường Hà đành phải thôi. Nàng giúp bà Tam làm xong việc, để lại cho bà một đống rau dại, “Rau này băm nhỏ rồi trộn với cám cho gà ăn, gà lớn nhanh lắm, bà còn cám không?"
Mặc dù xác định được câu trả lời của bà Tam, nhưng Đường Hà nghĩ nhà bà không còn, nàng quyết định về nhà lấy đưa tới cho bà.
Tác giả :
Chu Tứ Tứ