Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
Chương 37 37 Mỹ Thực Trong Rừng Tre

Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm

Chương 37 37 Mỹ Thực Trong Rừng Tre


Trong rừng rậm, mùa nào cũng đều bận rộn cả.
Đặc biệt là vào mùa xuân, cư dân của khu rừng - dù là sóc hay là thợ săn, đều có cho mình một lịch trình dày đặc.
Sau khi trồng khoai tây xong, tiếp đó sẽ tiến hành trồng kê.
Đợt cuối mùa thu năm ngoái, sau khi Hà Điền nghiên cứu kỹ sách trồng trọt, cô đã tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp trong sách, đầu tiên là đốt hết kê và cỏ còn sót lại dưới đất để tiêu diệt sâu và mầm bệnh, sau đó xới đất lên vài lần, đem tất cả đá, thân rễ và cỏ dại diệt trừ hết, rồi bón phân, bây giờ đã đến lúc gieo hạt.
Hà Điền và Dịch Huyền lại xới đất lên hai lần, sau khi đảm bảo rằng đất màu mỡ, độ pH thích hợp và thoát nước tốt, vào một buổi sáng yên lành, họ gieo hạt kê xuống.
Hạt kê là một trong những loại hạt chính mà năm nay Hà Điền đã mua.
Năm ngoái kê mất mùa, cô không lựa ra được bất kỳ hạt kê nào có thể dùng làm hạt giống cả.
Trước khi trồng, họ tưới nước một lần nữa cho đất ẩm, có như vậy thì hạt kê mới không dễ bị gió thổi bay.
Họ cũng trải thêm một lớp cỏ rất mỏng trên mặt đất.
Cứ cách vài chục cm lại khoét trên lớp cỏ một lỗ nhỏ, Hà Điền và Dịch Huyền ngồi xổm xuống, dùng xẻng tre đào một cái lỗ nông trên cái lỗ mà lớp cỏ lộ ra để gieo hạt xuống.
Lớp cỏ này không chỉ đóng vai trò giữ nhiệt mà còn ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.
Nơi có lớp che không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cỏ dại tự nhiên khó mọc, có thể đảm bảo chúng sẽ không lấy đi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây kê.
Sau khi gieo hạt xong, công việc cũng chỉ xem như mới thực hiện được một nửa.
Hà Điền và Dịch Huyền lại cắm các cọc tre xung quanh mảnh đất trồng kê.

Các cọc tre được buộc lại bằng cỏ khô, dây leo, lá và cả vải vụn, trên một số cọc tre còn gắn những tấm lưới tròn làm từ các lát tre.
Những tấm lưới tròn này được cố tình làm rất thưa, được đóng đinh vào cọc tre, có cái đóng cao, có cái đóng thấp, khi gió thổi thì quay cuồng như cối xay gió, những cành lá khô héo quấn quanh cũng bay lên bay xuống theo.
"Hy vọng làm như vậy có thể đuổi lũ chim đi." Hà Điền dựng chiếc cọc tre cuối cùng xong, đứng dậy, vỗ vỗ bùn đất trên găng tay.
"Nếu còn không được nữa thì thỉnh thoảng lấy súng ra bắn mấy phát." Dịch Huyền đề nghị.
Mùa xuân đến, con người bận rộn gieo hạt, chim muông và động vật thì bận rộn tìm kiếm thức ăn.
Trước khi hạt kê được gieo, những chú chim nhỏ đã tụ tập quanh những tán cây xung quanh, nhìn chằm chằm vào chúng.
Những cây mầm khoai tây trước khi được gieo xuống cũng là thức ăn ưa thích của chuột chũi, chuột đồng và thỏ rừng.
Trồng trọt trong rừng, kẻ thù lớn nhất chính là những người "hàng xóm" này.

Ban ngày chim chóc đến ăn trộm hạt, ban đêm nhím và chuột đến cắn lá non và mầm cây.
Người dân miền núi chỉ có thể nghĩ ra nhiều cách khác nhau để chiến đấu chống lại những con vật nhỏ bé và bảo vệ những cây trồng mà họ vất vả lắm mới trồng được này.
Nếu có một nhà kính nhựa hoặc lớp phủ bằng nhựa, thì đâu cần phải khổ cực như vậy?
Thế nhưng, trong thời kỳ lạnh giá khắc nghiệt này, các sản phẩm nhựa từng bay đầy trời đầy sông gần như đã tuyệt chủng rồi.

Sau khi đợt rét đậm đến, đầu tiên là nguồn điện cung cấp từ nhiên liệu bị cắt, sau đó là đến các nhà máy thủy điện và điện hạt nhân ngừng hoạt động.

Năng lượng gió và năng lượng mặt trời tồn tại lâu hơn một chút, nhưng khi các tấm pin mặt trời bị lão hóa và hư hỏng thì năng lượng mặt trời cũng không còn nữa.

Nếu không có điện làm nguồn năng lượng, việc khai thác và lọc dầu trở nên vô cùng khó khăn, và các ngành công nghiệp sử dụng các dẫn xuất dầu mỏ làm nguyên liệu thô sẽ chết.

Đứng mũi chịu sào chính là sản phẩm nhựa.
Theo như Dịch Huyền nói, ở một số thành phố có thể sử dụng điện, cáp và dây điện đều được làm bằng gốm sứ, làm vật liệu cách điện.
Không có điện, luyện thép đều phải dùng đến than củi, còn xe lửa thì dùng động cơ hơi nước.
Nếu không có lớp phủ nhựa, người trồng chỉ có thể sử dụng các phương pháp trước đây để phủ đất bằng cỏ khô hoặc các vật liệu khác, riêng các thành phố có khả năng trồng quy mô lớn thì dùng bạt đen đục lỗ sẵn.
Những người như Hà Điền không có khả năng mua được loại hàng hóa cao cấp này, chỉ có thể dùng phương pháp sinh thái nguyên bản cổ xưa để thực hiện từ những thứ có sẵn.
Tình hình của mầm khoai tây lúc này rất khả quan, nhưng cũng giống như hạt kê, mối nguy hại lớn nhất đối với nó đều đến từ các loài động vật nhỏ xung quanh.
Hà Điền và Dịch Huyền dựng một khung tre trên ruộng khoai tây, rồi phủ một lớp lưới đánh cá đã sờn lên.

Khi tưới nước, hai người chia nhau ra, bắt đầu đi từ hai phía, vừa đi vừa lắc tay để có thể duy trì hiệu quả mà không làm nhau ướt.
Thùng nước tưới cây cũng được làm bằng tre.
Hà Điền cảm thấy may mắn vì trong khu rừng nơi cô sống có rất nhiều tre.
Bây giờ là mùa tre sinh trưởng mạnh nhất, qua một đêm mưa xuân, trong một đêm cây tre có thể cao hơn cả chục phân.
Cây tre lớn nhanh đã cung cấp cho Hà Điền những vật liệu xây dựng với nhiều kích cỡ khác nhau.
Ngoài ra, họ thường xuyên đến thăm rừng tre, cũng là vì măng mùa xuân.
Măng tươi sau khi lột sạch vỏ thì chần qua nước sôi, thậm chí không cần chần sơ qua nước sôi cũng được, thái sợi nhỏ rồi đem xào, hoặc cho ít ớt, hoa tiêu, cà rốt cắt sợi, rau dương xỉ vào xào chung, hương vị thơm ngon, ngọt dịu khó mà hình dung được.
Măng to được cắt khúc vừa ăn, kho với thịt ba chỉ, nấm, hạt dẻ, nước dùng thơm phức, rưới lên cơm mới nấu xong, đừng nói Dịch Huyền, ngay cả Hà Điền cũng có thể ăn liền hai chén cơm.
Thức ăn ngon như vậy đương nhiên phải chế biến thành thức ăn dự trữ.
Măng tươi được cắt thành từng khoanh, treo trên dây cho khô, phơi nắng gió.

Khi nào muốn ăn thì ngâm măng khô vào nước một thời gian, có thể dùng để kho hoặc xào.
Ngoài măng, trong rừng tre cũng có một loại nấm nhỏ mọc lên rất nhiều.


Những cây nấm nhỏ này có màu trắng trong, mọc thành từng cụm dài, mảnh, lá tre tích tụ nhiều năm đã cung cấp chất dinh dưỡng và tạo cho chúng có một hương vị rất độc đáo.
Sau khi hái về, rửa sạch rồi cho vào trong một cái chén, để đó.

Đầu tiên là dùng một miếng cá muối hoặc một cái đùi vịt muối đem hầm với măng khô, đun trên lửa liu riu trong vài giờ, khi dậy mùi thơm thì múc canh ra, đổ trực tiếp vào trong chén nấm.

Nấm trong chén trở nên hoàn toàn trong suốt, chiếc ô nhỏ mở ra, mùi thơm của canh trong chén trở nên rất đặc biệt.
Loại nấm này dùng để ăn lẩu cũng rất tốt.
Sau khi nấu nước lẩu xong, cho miến khoai tây vào trước, sau đó mới đến nấm, trên bề mặt nước lẩu nổi lên vài giọt mỡ chấm vàng, chiếc đùi vịt đỏ au ẩn hiện trong nước lẩu, miến khoai tây thì trong như pha lê.

Nếu như lại cho thêm vào mấy đọt dương xỉ xanh biếc, phải nói là quá tuyệt vời.
Tiếc là loại nấm thơm ngon này không thể bảo quản bằng cách phơi khô được.
Nhưng vẫn may là còn có nấm tre.
Hình dạng của nấm tre nhìn không hề thấy ngon chút nào cả.

Nó mọc gần các gốc tre khô, nhìn hơi giống như ruột mướp nhỏ, hoặc là túi lưới, trông nó không chắc cho lắm, có đầy các lỗ lớn nhỏ, khi chạm vào là có thể bị vỡ ra ngay.
Nhưng sau khi cẩn thận hái thứ này về, làm món salad ăn sống rất giòn và mềm, còn nếu cho vào trong canh thì còn tuyệt vời hơn nữa.
Nấm tre khô bảo quản được lâu, chỉ có một nhược điểm là sợ bị đè ép, khi ép xuống thì sẽ bị nát ngay.
Dùng thịt gà rừng tươi, vịt trời hoặc thịt động vật khác nấu canh, thêm nấm tre, hình dạng giống ruột mướp và miếng bọt biển của loại nấm này có thể hút đầy nước canh thơm ngon, hơn nữa còn loại bỏ được chất mỡ.

Nấm tre thấm nước canh lấy lại được vị giòn khi còn tươi, trông rất mềm mại, nhưng khi ăn ở trong miệng lại có cảm giác rất giòn.
Lá tre tươi non cũng là một nguyên liệu đặc biệt, có thể dùng để nấu trà.
Lá tre rửa sạch, phơi khô, đựng ở trong ống tre, dù là mùa hè oi bức hay đêm đông bên bếp lửa, ngâm trong ly, uống vào thơm nồng, trong lòng sảng khoái.
Những chiếc lá tre lớn lên đặc biệt mập mạp và to cũng rất hữu ích.

Hà Điền hái chúng xuống, lau khô và giữ lại để sau này gói bánh.
Tất nhiên, công dụng lớn nhất của tre là làm vật liệu xây dựng.
Sau khi bắt đầu cày bừa vụ xuân, Dịch Huyền đề nghị xây dựng một kênh dẫn nước để dẫn nước từ suối trên núi trực tiếp đến đất trồng.
Vì vậy, họ chặt một số lượng lớn tre to như cái chén, xẻ đôi, mở các mối đốt tre, sau đó dựa theo bản kế hoạch và tình hình thế núi mà xây dựng một kênh dẫn nước với tổng chiều dài hơn 20 mét, dẫn nước suối trực tiếp chảy đến.

Các đường dẫn nước đều được làm bằng ống tre, họ chọn những cây tre cao nhất có thể có ở rừng tre này, mỗi cây cao khoảng sáu, bảy mét, bên dưới mối nối, đặt khớp của ống tre kế tiếp vào rồi dùng dây buộc chặt, khoảng trống được lắp lại bằng vật liệu làm bằng hỗn hợp bong bóng cá nấu với da cá và da vụn cắt thành cỡ hạt gạo, sau khi đông đặc hầu như sẽ không bị rò rỉ nước.

Bên dưới đường ống tre là một giá đỡ hình chữ X.

Cứ ba hoặc năm bậc lại có một cái, được làm với độ cao khác nhau tùy theo địa hình, tất nhiên là chúng cũng được làm bằng tre, chỉ cần đục một lỗ ở giữa hai khúc tre rồi dùng dây buộc chặt lại, cố định trên mặt đất.
Sau khi đường dẫn nước đến được mép đất, họ lại dùng thêm vài ống tre nữa để phân nước đến từng mảnh đất trồng kê, khoai và củ cải trắng.
Trên mỗi mặt đất, họ khoan lỗ hai bên ống tre, sau đó lắp ống tre nhỏ hơn, xếp thành hàng trên mặt đất, rồi lại khoan lỗ nhỏ trên hai bên những ống tre này để nước tưới đều.
Đầu mỗi ống tre đều có nắp đậy, khi muốn tưới nước chỉ cần tháo nắp đậy ra, ở đầu đường ống dẫn nước cũng có một nắp đậy như vậy, sau khi mở ra thì nước từ trong lòng suối chảy vào, êm đềm chầm chậm, phải hơn ba phút mới chảy đến được đất trồng.
Công trình này khiến Hà Điền và Dịch Huyền phải làm việc rất vất vả, nhưng việc lập kế hoạch, vẽ, cân nhắc và thảo luận phải mất đến vài ngày, còn khi tiến hành xây dựng thì chỉ mất có một ngày.
Hà Điền nhìn theo dòng nước từ lúc nó chảy vào ống tre và cứ đi cùng nó, khi nước chảy xuống đất trồng, cô hét lên, ôm lấy Dịch Huyền.
Sau khi dựng xong đường dẫn nước còn phải sửa lại từ từ cho phù hợp hơn, điều này không đáng lo ngại.
Ví dụ, trong ruộng trồng cà rốt, nước chảy ra từ ống tre hiện quá nhiều đối với cây giống cà rốt, Hà Điền trực tiếp hứng nước vào thùng tưới rồi tưới cho chúng.
Thùng tưới còn được trang bị vòi tưới bằng khớp tre, trên bề mặt khớp được khoan 3 lỗ nhỏ, nước khi tưới ra rất nhẹ nhàng.
Bận rộn cày bừa vụ xuân hơn một tuần, Hà Điền vẫn còn đang rất phấn khích, Dịch Huyền nhắc nhở: "Đoàn lái buôn sắp đi rồi.

Chúng ta có cần mua thêm đồ gì nữa không?"
Khi quay trở lại, vừa mới bước vào cửa anh đã đưa tất cả số tiền mình có trong tay cho Hà Điền.
Lúc này Hà Điền mới nghĩ đến, đúng rồi, lần trước cô chỉ mua sắm dựa trên tình hình sinh hoạt trong một năm của một mình mình.
Bây giờ Dịch Huyền đã trở lại, nói rằng phải đợi "dưới núi bình yên hơn" rồi mới lại đi, nhưng ai biết được đến bao giờ mới bình yên hơn? Mấy tháng? Đến cuối mùa hè? Cuối thu? Hay mùa xuân tới? Thậm chí một hoặc hai năm sau?
Dù sao đi nữa, trước mắt cứ lên kế hoạch chi tiêu trong năm nay của hai người cái đã.

Nếu như vậy, vậy thì phải mua thêm ít nhất gấp đôi bột mì và gạo; đường muối, vải bông may quần áo cũng phải mua nhiều hơn, hơn nữa còn phải để Dịch Huyền tự chọn những gì mình thích, rồi cả mấy thứ vụn vặt linh tinh nữa.
Lúc này cô mới chợt nhớ đến, khoan đã, Dịch Huyền đã lấy trộm thuyền của người ta, còn có một động cơ nữa!
Nghĩ đến những gã lính canh kiêu ngạo trên người mang theo súng đã lên nòng của chủ thành, Hà Điền có chút sợ.
Dịch Huyền lại hoàn toàn không mấy để tâm: "Bọn họ sẽ cho rằng là do một thợ săn nào đó sau khi đến giao dịch đã đánh cắp đi.

Muốn gặp lại cũng phải ít nhất là một năm sau.

Ai có thể nghĩ rằng chúng ta sẽ quay trở lại đâu chứ?"
Mặc kệ có chột dạ hay không đi chăng nữa, muốn mua đồ thì chỉ có thể đến chợ.

Bằng không thì phải đợi một năm nữa.

Hà Điền không còn cách nào khác, chỉ có thể cùng Dịch Huyền đi chợ.
Lần này, họ mang theo Lúa Mì.
Tới sông, cô nơm nớp lo sợ hỏi: "Cái thuyền kia...!Cô ném đi đâu rồi? Cái gì? Đục thủng rồi ném bên bờ?"
"Đúng vậy, tôi đoán là xác thuyền đã bị nước cuốn trôi đi mất rồi."
"Còn...!động cơ thì sao?"
"Tất nhiên là cũng ném đi rồi.

Giữ nó để làm gì? Chúng ta mua dầu diesel không phải sẽ bị lộ liền sao?"
"Nó mắt lắm!" Hà Điền suýt chút nữa là ném mái chèo trong tay đập ngực giậm chân: "Mắt lắm đó!"
Dịch Huyền cười nói: "Cho dù có giữ lại thì cô cũng không thể mua nổi dầu diesel đâu!"
Hà Điền lắc đầu: "Không có dầu diesel, chẳng lẽ chúng ta không thể thử dùng các loại dầu khác được sao? Bà tôi có một cuốn sách, trong đó có viết, khi vừa mới xảy ra thiên tai, mọi người còn dùng dầu ăn làm nhiên liệu.

Có người túng quẫn quá dùng luôn cả Vodka nữa kìa."
Dịch Huyền lại nở nụ cười: "Đùa cô thôi.

Tôi giấu nó rồi.

Mà cho dù có thật sự vứt đi rồi, lại trộm một cái khác không phải được rồi sao!"
Nhìn dáng vẻ chẳng hề bận tâm này của Dịch Huyền, Hà Điền không thể tin được: "Cô...!trước đây cô là người thành phố, tại sao lại không có một chút ý thức pháp luật nào hết vậy?"
"Cô là dân miền núi mà còn tuân thủ luật pháp hơn tôi nhỉ?!" Dịch Huyền vẫn cười: "Nơi đây là cửa sông phía Bắc, ai cũng biết đây là vùng đất thiếu văn minh.

Mà nếu đã là vùng đất thiếu văn minh thì...!luật pháp hả? Ha ha.

Gấu với đạn chì đâu có biết nói chuyện luật pháp."
Hà Điền không thể nói lại Dịch Huyền, thở dài nói: "Thôi vậy, hôm nay chúng ta cẩn thận một chút."
Dịch Huyền hớn hở cười nói: "Được."
Hà Điền chèo thuyền một hồi mới nhớ ra, lúc Dịch Huyền đưa tiền cho cô, không ít đi mà ngược lại còn nhiều hơn.
Chuyện này là sao?
"À, tôi đã đánh ngất lính canh và lấy trộm quần áo của gã ta mặc vào, sau khi vượt qua cửa sông thì vứt quần áo đó đi rồi.

Tiền trong túi cũng không thể ném đi, đúng không?"
Hà Điền ngu ngơ trong chốc lát: "...Cô nói...!cũng có lý.".

5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại