Cuộc Sống Bình Dị
Chương 19
Ngày hôm sau mới sáng sớm trời đã mưa ầm ầm, đây có lẽ là trận mưa lớn đầu tiên Diệu Nhi được chứng kiến. Cha thì cứ đi ra đi vào lo lắng mấy cây lúa ngoài đồng bị đổ, vì đang mùa lúa chín, hoa màu sắp thu hoạch mà mưa thì người dân ai ai cũng sợ mất mùa. Nương cũng lo nhưng không có đi tới đi lui giống cha mà miệt mài ngồi may vá quần áo bị rách của cả nhà, vừa may vừa thở dài.
Diệu Nhi không chép sách như thường lệ mà ngồi chỉ cho A Thành ca và tiểu Sơn học bài. Một canh giờ sau mưa cũng bớt bớt, cha lấy cái nón lá tự chế Diệu Nhi nghĩ ra, đội lên đầu rồi vội vàng mặc áo tơi đi ra ngoài.
"Ta đi xem ruộng."
Cha nói với nương một câu, rồi bước chân nhanh đi. Nương cũng bỏ đồ may trong tay xuống, thay giày cỏ rồi bảo với mấy người Diệu Nhi:
"Nương ra vườn coi chút. Sợ vườn rau với vườn thuốc những cây cao nó đổ."
"Dạ."
Cũng may vườn thuốc của Diệu Nhi chăm sóc kỹ, những cây nào cao thì cô đều bảo A Thành ca hoặc cha đóng cọc cột chúng dựa vào nên không bị hư hại gì cả, chỉ có đám rau non mới lên là bị mưa nặng hạt đánh tơi tả.
Gần chiều mưa mới tạnh, Diệu Nhi cầm rổ ra vườn nhổ những cây rau bị gãy đổ, coi cái nào còn ăn được thì mang về để tối nấu, còn không thì cũng gom hết lại nuôi gà nuôi lợn.
Cha ngồi sửa mấy cán cuốc nói với nương:
"Mưa ướt đất rồi chắc ngày mốt mình nhổ khoai được rồi đó."
"Ta cũng nghĩ thế." Nương đáp, "Chờ ngày mai nắng cho ráo chút, ta chuẩn bị thêm vài thứ rồi đào khoai. Chàng tranh thủ đóng thêm cái bồ để chứa khoai và lúa."
"Được."
Diệu Nhi ngồi ngắt rau gần đó, nghe cha nương nói thì nói theo:
"Cho con đi nhổ khoai với nhé."
"Đi chứ. Nhà ta ai cũng phải đi. Cả tiểu Sơn luôn."
Nương thấy thằng bé đang muốn làm nũng đòi đi thì cười nói, làm thằng bé vui vẻ nhảy cẫng lên. Con nít thời này ngây ngô lắm, chúng ham làm việc cùng người nhà, chỉ cần được khen ngợi một chút thôi là như được bơm sức tăng lực ấy, làm điên cuồng. Như tiểu Sơn, từ ngày có đàn gà kiếm ra vài văn tiền và lâu lâu có trừng để ăn, thằng bé được nương khen ngợi hết lời. Bình thường thằng bé đi chơi cũng rất có uy trong đám trẻ con đó. Dù gì người ta cũng là con ngoan trò giỏi chứ bộ.
Sáng ngày đi đào khoai, nương dậy sớm lo cơm nước và gà lợn xong xuôi. An Nhi tỷ cũng nhanh chóng giặt quần áo, phơi cho xong, Diệu Nhi và tiểu Sơn lo quét dọn nhà cửa, sân vườn. Rồi cả nhà thay quần áo, đi giày cỏ, tiến thẳng ra ruộng khoai. Xung quanh mấy nhà khác đều kéo nhau ra hết rồi, có nhà đi sớm đã nhổ được hai sọt lớn. Đúng là mưa xong rất thích hợp đi nhổ khoai. Đất còn ẩm, tơi xốp, chỉ cần nắm gốc nhổ một cái nhẹ là cả bụi khoai bật gốc, củ lủng lẳng.
Đầu tiên nương và An Nhi tỷ cắt dây khoai, cắt cụt hết để gọn sang một bên. Dây khoai có thể giữ lại để trồng vụ tới, ngọn rau non thì mang về xào tỏi rất ngon, còn những lá già thì dành cho lợn. Cha với A Thành ca cúi đầu hì hục nhổ, dùng tay hoặc cuốc tùy thích, còn Diệu Nhi và tiểu Sơn đi mót lại những hàng đã đào coi còn xót hay không.
Chỉ có một xào khoai lang nên cả nhà đào hết buổi sáng thu được năm sọt, cha nhắm nhắm cũng được hơn hai tạ, vậy là bội thu rồi đó. Đào xong khoai lang mọi người lại bận bịu bẻ ngô. Nhà Diệu Nhi trồng xen canh ngô khoai mà, nên đến lúc thu hoạch là thu luôn hai thứ. Thân cây ngô thì phơi khô nhóm bếp, lá thì cho con trâu nhà Diệu Nhi mới mua ăn, còn bắp non cho gà và lợn. Nhà nông thì luôn tận dụng được hết tất cả những hoa màu bản thân trồng ra. Không người ăn thì con vật nuôi ăn, rất tiện.
Tối nhà không nấu cơm, nương nấu một nồi chè khoai lang cho cả nhà ăn. Lần đầu tiên được ăn món chè khoai lang bình dị thế này, Diệu Nhi vô cùng thích thú. Tuy là thiếu đủ thứ nguyên liệu nhưng bù lại khoai không bị ảnh hưởng của không khí ô nhiễm nên rất ngọt và thơm. Diệu Nhi ăn một hơi hai bát chè khoang lang và hai trái bắp non luộc mới ngừng. Bụng no căng tròn vo, thở không nổi luôn.
Vì nhà ai cũng trồng ngô và khoai nên không phải cho, biếu gì cả. Cha với nương tính giữ lại một tạ khoai và một tạ ngô, còn lại thì bán kiếm chút tiền. Nộp thuế thì chỉ nộp có mỗi lúa nên hai mẫu lúa nộp xong còn lại nhiêu đều giữ nhà ăn.
Diệu Nhi nghe xong liền nói:
"Cha, nương, con thấy nhà mình cứ giữ hết lại đi. Tiền thì nhà mình có cách khác để kiếm rồi, bán ngô với khoai đâu có được nhiêu mà sau này mua lại thì đắt. Thà giữ lại có lương thực không lo bữa đói bữa no."
Cha trầm ngâm một chút rồi quay sang hỏi nương:
"Bà thấy sao?"
Nương nói: "Tôi nghĩ Diệu Nhi nói đúng. Thôi, chúng ta cứ giữ hết lại đi. Dạo này trong nhà cũng không có túng thiếu lắm."
"Được. Cứ làm vậy đi."
Thời gian thấm thoát trôi qua, mới đó mà đã đến mùa thu hoạch lúa nữa rồi. Năm nay nhà Diệu Nhi làm dần công với nhà Thanh Sơn thúc như vụ trước. Vì lúa nhà Diệu Nhi tốt hơn nên thu hoạch trước. Sáng sớm cha nương và A Thành ca đã ra ruộng, còn An Nhi tỷ lo chuyện nhà cửa, Diệu Nhi đun nước sôi để nguội mang ra cho mọi người uống. Cô đội cái nón lá tự chế từ lá một loài cây giống cây cọ lấy trên núi, chân đi giày cỏ, bưng rổ nhỏ đựng nước ra đồng. Trong lúc mọi người nghỉ ngơi uống nước thì cô xuống phụ nương gom lúa lại thành một đống lớn để chở về cho dễ.
Buổi tối, đốt đèn cha và Thanh Sơn thúc cùng A Thành, Thanh Mộc cặm cụi đập lúa. Công việc nặng nhọc nhất trong ngày màu chính là đập lúa. Thời này không có máy móc giúp đỡ nên hoàn toàn đều làm từ sức người. Diệu Nhi thì không rành mấy vụ mấy móc đó nên chẳng giúp được gì cả. Mấy người đàn ông đều đập lúa đến chai hết cả tay, phồng rộp đỏ bừng. Diệu Nhi nhìn thấy thì nghĩ chắc sẽ đau và rát lắm.
Tối, trước khi ngủ cô thường nấu một nồi nước ấm, rồi dùng lá bầu chà xát, bỏ thêm chút muối cho cha ngâm tay, ngấm chân. Cô còn cất công lên núi hái một rổ hoa có mùi thơm như hoa bưởi, cam về phơi khô bỏ vào trông gối, nó có tác dụng an thần sẽ giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ, như vậy mới có sức làm.
Ngày mùa, cả thôn tấp nập. Năm nay may nhờ có thêm con trâu nên cũng đỡ rất nhiều. Thay vì kéo lúa bằng sức người thì bây giờ cứ chất hết lên xe, cho trâu kéo về. Cả ngày gặt tất bật, trâu nó chỉ kéo hai chuyến là xong. Nhờ vậy mà chỉ hai ngày nhà Diệu Nhi đã gặt xong, mất hơn một ngày đập lúa, rồi thêm năm sáu ngày phơi nữa mới coi như xong.
Rơm rạ thì dùng cho trâu ăn, phơi khô dự trữ dành làm thức ăn cho nó khi bận rộn không thể đi cắt cỏ được. Hai mẫu lúa nước thu được gần năm tạ, nộp thuế hết hai tạ, còn lại gần ba tạ, cha và A Thành ca đóng hai cái bồ lớn dự trữ. Năm nay thu hoạch không tệ nên ai cũng vui vẻ, đi đâu cũng hỏi về lương thực. Cha phải tranh thủ đào cái hầm rộng thêm vì hầm cũ nhà Diệu Nhi khá nhỏ, không đủ chỗ để chứa đồ.
Mấy ngày nay cha với nương cùng A Thành ca sang nhà Thanh Sơn thúc thu hoạch phụ, chỉ có mấy tỷ muội ở nhà nên nấu nướng cũng khá đơn giản. Vì có lúa mới nên An Nhi tỷ giã một ít gạo nếp nấu xôi đậu cho mấy tỷ muội ăn. Diệu Nhi thì khá thích xôi gấc nhưng ở đây không có gấc nên đành nhịn vậy, chờ mai mốt cha có đi săn, cô phải dặn cha để ý kỹ dùm cô coi trong rừng có trái gấc dại nào không mới được.
Mấy ngày hôm nay, Diệu Nhi để ý hay thấy cô nàng Tuyết Hạnh lởn vởn ngoài đồn, đặc biệt là gần nhà Thanh Sơn thúc. Còn vài lần gặp Thanh Mộc thì cứ cười e thẹn kiểu gì gì ấy, cô không biết tả làm sao. Cũng may bản thân Thanh Mộc thì như khúc gỗ ý, trơ ra, mặt không cảm xúc. Diệu Nhi đoán cô nàng có ý với Thanh Mộc ca, nhưng khổ nổi hắn lại là người khô khan, ngốc nghếch, không hiểu phong tình. Nhiều lần Diệu Nhi cũng tự mặc niệm an ủi Tuyết Hạnh ở trong bụng. Cô bé đáng thương!
May mà Thanh Mộc không biết những suy nghĩ trong đầu Diệu Nhi, nếu không hắn sẽ phải khóc thét lên mất vì người hắn thích lại mắng hắn là đầu gỗ. Giả vờ không hiểu cũng là một phương pháp rất khó khăn đó, phải giả vờ làm sao cho tự nhiên mà cũng không mất lòng ai. Lúc đầu hắn cũng không có ý định giữ ý cho nàng ta, nhưng nghĩ lại dù sao người ta cũng là nữ nhi nên... hắn nhịn. Nhưng mà chuyện gì cũng có giới hạn, nếu cô ta còn không biết điều, làm quá đáng chút nữa thì hắn sẽ không khách khí đâu. Thà làm nàng ta buồn còn hơn làm cô gái của hắn buồn.
"Thanh Mộc ca, nhà huynh thu hoạch xong hết chưa?" Diệu Nhi vừa gom rơm vừa hỏi. Vì nhà Thanh Mộc không có nuôi trâu nên rơm rạ nhà Diệu Nhi được hưởng.
"Cũng xong hòm hòm rồi. Hôm nay đập lúa bữa cuối, ngày mai bắt đầu tập trung phơi. Khi đó ta sẽ có thời gian đi gom rơm cho muội."
"Cám ơn huynh."
"Cám ơn gì chứ? Giữa chúng ta mà muội còn khách khí như vậy sao?"
Diệu Nhi rất muốn hỏi lại một câu là vì sao giữa hai chúng ta không cần phải khách khí chứ, nhưng đúng lúc ấy thì An Nhi tỷ bưng một cái rổ đi tới.
"Tỷ tỷ, tỷ đi đâu đây?" Diệu Nhi bỏ rơm trong tay ra, bước vội lại gần hỏi.
An Nhi tỷ cười chào qua Thanh Mộc một tiếng rồi trả lời Diệu Nhi:
"Nương làm bánh nếp, bảo ta mang qua nhà Thanh Mộc ca một ít, nghe nương nói nhà huynh ấy lúa chưa khô nên chưa ăn được."
Thanh Mộc nhận giỏ bánh, cười nói:
"Cho ta gửi lời cảm ơn thẩm."
"Huynh đừng khách sao."
"Vậy... ta mang về trước rồi sẽ ra phụ muội gom rơm tiếp nhé."
"Được, huynh cứ đi đi."
Hai tỷ muội chờ bóng dáng Thanh Mộc đi khuất, An Nhi tỷ mới quay sang nói:
"Nương cũng kêu muội về ăn đó. Muội gom được nhiều chưa? Để tỷ nói A Thành ca ra trở về."
"Cũng được kha khá rồi. Tỷ phụ muội gom thêm một ít nữa nhé."
"Được."
Vì số gia đình có nuôi trâu trong thôn khá ít, mọi người thường nấu bằng củi nên rơm ít ai cần, vì vậy Diệu Nhi đều tranh thủ xin hết mang về phơi khô dự trữ. Lúc bình thường thì làm thức ăn cho trâu, khi túng quá có thể dùng nấu nướng, rải làm nệm cho gà, cho lợn ngủ khi Đông đến.
Một lát sau, Thanh Mộc chạy ra giúp hai tỷ muội thêm nửa canh giờ, rồi lại phụ A Thành ca đầy rơm về nhà, phơi lớp rơm mới xong xuôi mớ chịu về. Nương thấy vậy đưa thêm cho hắn một bát thịt kho tàu, mấy cái bánh khoai lang nướng về ăn. Hắn cũng không hề khách khí mà vui vẻ nhận, còn liên miệng khen nương nấu ngon làm nương cười tít cả mắt. Đúng là có tiềm chất miệng lưỡi ngon ngọt mà. - Diệu Nhi nghĩ thầm.
Diệu Nhi không chép sách như thường lệ mà ngồi chỉ cho A Thành ca và tiểu Sơn học bài. Một canh giờ sau mưa cũng bớt bớt, cha lấy cái nón lá tự chế Diệu Nhi nghĩ ra, đội lên đầu rồi vội vàng mặc áo tơi đi ra ngoài.
"Ta đi xem ruộng."
Cha nói với nương một câu, rồi bước chân nhanh đi. Nương cũng bỏ đồ may trong tay xuống, thay giày cỏ rồi bảo với mấy người Diệu Nhi:
"Nương ra vườn coi chút. Sợ vườn rau với vườn thuốc những cây cao nó đổ."
"Dạ."
Cũng may vườn thuốc của Diệu Nhi chăm sóc kỹ, những cây nào cao thì cô đều bảo A Thành ca hoặc cha đóng cọc cột chúng dựa vào nên không bị hư hại gì cả, chỉ có đám rau non mới lên là bị mưa nặng hạt đánh tơi tả.
Gần chiều mưa mới tạnh, Diệu Nhi cầm rổ ra vườn nhổ những cây rau bị gãy đổ, coi cái nào còn ăn được thì mang về để tối nấu, còn không thì cũng gom hết lại nuôi gà nuôi lợn.
Cha ngồi sửa mấy cán cuốc nói với nương:
"Mưa ướt đất rồi chắc ngày mốt mình nhổ khoai được rồi đó."
"Ta cũng nghĩ thế." Nương đáp, "Chờ ngày mai nắng cho ráo chút, ta chuẩn bị thêm vài thứ rồi đào khoai. Chàng tranh thủ đóng thêm cái bồ để chứa khoai và lúa."
"Được."
Diệu Nhi ngồi ngắt rau gần đó, nghe cha nương nói thì nói theo:
"Cho con đi nhổ khoai với nhé."
"Đi chứ. Nhà ta ai cũng phải đi. Cả tiểu Sơn luôn."
Nương thấy thằng bé đang muốn làm nũng đòi đi thì cười nói, làm thằng bé vui vẻ nhảy cẫng lên. Con nít thời này ngây ngô lắm, chúng ham làm việc cùng người nhà, chỉ cần được khen ngợi một chút thôi là như được bơm sức tăng lực ấy, làm điên cuồng. Như tiểu Sơn, từ ngày có đàn gà kiếm ra vài văn tiền và lâu lâu có trừng để ăn, thằng bé được nương khen ngợi hết lời. Bình thường thằng bé đi chơi cũng rất có uy trong đám trẻ con đó. Dù gì người ta cũng là con ngoan trò giỏi chứ bộ.
Sáng ngày đi đào khoai, nương dậy sớm lo cơm nước và gà lợn xong xuôi. An Nhi tỷ cũng nhanh chóng giặt quần áo, phơi cho xong, Diệu Nhi và tiểu Sơn lo quét dọn nhà cửa, sân vườn. Rồi cả nhà thay quần áo, đi giày cỏ, tiến thẳng ra ruộng khoai. Xung quanh mấy nhà khác đều kéo nhau ra hết rồi, có nhà đi sớm đã nhổ được hai sọt lớn. Đúng là mưa xong rất thích hợp đi nhổ khoai. Đất còn ẩm, tơi xốp, chỉ cần nắm gốc nhổ một cái nhẹ là cả bụi khoai bật gốc, củ lủng lẳng.
Đầu tiên nương và An Nhi tỷ cắt dây khoai, cắt cụt hết để gọn sang một bên. Dây khoai có thể giữ lại để trồng vụ tới, ngọn rau non thì mang về xào tỏi rất ngon, còn những lá già thì dành cho lợn. Cha với A Thành ca cúi đầu hì hục nhổ, dùng tay hoặc cuốc tùy thích, còn Diệu Nhi và tiểu Sơn đi mót lại những hàng đã đào coi còn xót hay không.
Chỉ có một xào khoai lang nên cả nhà đào hết buổi sáng thu được năm sọt, cha nhắm nhắm cũng được hơn hai tạ, vậy là bội thu rồi đó. Đào xong khoai lang mọi người lại bận bịu bẻ ngô. Nhà Diệu Nhi trồng xen canh ngô khoai mà, nên đến lúc thu hoạch là thu luôn hai thứ. Thân cây ngô thì phơi khô nhóm bếp, lá thì cho con trâu nhà Diệu Nhi mới mua ăn, còn bắp non cho gà và lợn. Nhà nông thì luôn tận dụng được hết tất cả những hoa màu bản thân trồng ra. Không người ăn thì con vật nuôi ăn, rất tiện.
Tối nhà không nấu cơm, nương nấu một nồi chè khoai lang cho cả nhà ăn. Lần đầu tiên được ăn món chè khoai lang bình dị thế này, Diệu Nhi vô cùng thích thú. Tuy là thiếu đủ thứ nguyên liệu nhưng bù lại khoai không bị ảnh hưởng của không khí ô nhiễm nên rất ngọt và thơm. Diệu Nhi ăn một hơi hai bát chè khoang lang và hai trái bắp non luộc mới ngừng. Bụng no căng tròn vo, thở không nổi luôn.
Vì nhà ai cũng trồng ngô và khoai nên không phải cho, biếu gì cả. Cha với nương tính giữ lại một tạ khoai và một tạ ngô, còn lại thì bán kiếm chút tiền. Nộp thuế thì chỉ nộp có mỗi lúa nên hai mẫu lúa nộp xong còn lại nhiêu đều giữ nhà ăn.
Diệu Nhi nghe xong liền nói:
"Cha, nương, con thấy nhà mình cứ giữ hết lại đi. Tiền thì nhà mình có cách khác để kiếm rồi, bán ngô với khoai đâu có được nhiêu mà sau này mua lại thì đắt. Thà giữ lại có lương thực không lo bữa đói bữa no."
Cha trầm ngâm một chút rồi quay sang hỏi nương:
"Bà thấy sao?"
Nương nói: "Tôi nghĩ Diệu Nhi nói đúng. Thôi, chúng ta cứ giữ hết lại đi. Dạo này trong nhà cũng không có túng thiếu lắm."
"Được. Cứ làm vậy đi."
Thời gian thấm thoát trôi qua, mới đó mà đã đến mùa thu hoạch lúa nữa rồi. Năm nay nhà Diệu Nhi làm dần công với nhà Thanh Sơn thúc như vụ trước. Vì lúa nhà Diệu Nhi tốt hơn nên thu hoạch trước. Sáng sớm cha nương và A Thành ca đã ra ruộng, còn An Nhi tỷ lo chuyện nhà cửa, Diệu Nhi đun nước sôi để nguội mang ra cho mọi người uống. Cô đội cái nón lá tự chế từ lá một loài cây giống cây cọ lấy trên núi, chân đi giày cỏ, bưng rổ nhỏ đựng nước ra đồng. Trong lúc mọi người nghỉ ngơi uống nước thì cô xuống phụ nương gom lúa lại thành một đống lớn để chở về cho dễ.
Buổi tối, đốt đèn cha và Thanh Sơn thúc cùng A Thành, Thanh Mộc cặm cụi đập lúa. Công việc nặng nhọc nhất trong ngày màu chính là đập lúa. Thời này không có máy móc giúp đỡ nên hoàn toàn đều làm từ sức người. Diệu Nhi thì không rành mấy vụ mấy móc đó nên chẳng giúp được gì cả. Mấy người đàn ông đều đập lúa đến chai hết cả tay, phồng rộp đỏ bừng. Diệu Nhi nhìn thấy thì nghĩ chắc sẽ đau và rát lắm.
Tối, trước khi ngủ cô thường nấu một nồi nước ấm, rồi dùng lá bầu chà xát, bỏ thêm chút muối cho cha ngâm tay, ngấm chân. Cô còn cất công lên núi hái một rổ hoa có mùi thơm như hoa bưởi, cam về phơi khô bỏ vào trông gối, nó có tác dụng an thần sẽ giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ, như vậy mới có sức làm.
Ngày mùa, cả thôn tấp nập. Năm nay may nhờ có thêm con trâu nên cũng đỡ rất nhiều. Thay vì kéo lúa bằng sức người thì bây giờ cứ chất hết lên xe, cho trâu kéo về. Cả ngày gặt tất bật, trâu nó chỉ kéo hai chuyến là xong. Nhờ vậy mà chỉ hai ngày nhà Diệu Nhi đã gặt xong, mất hơn một ngày đập lúa, rồi thêm năm sáu ngày phơi nữa mới coi như xong.
Rơm rạ thì dùng cho trâu ăn, phơi khô dự trữ dành làm thức ăn cho nó khi bận rộn không thể đi cắt cỏ được. Hai mẫu lúa nước thu được gần năm tạ, nộp thuế hết hai tạ, còn lại gần ba tạ, cha và A Thành ca đóng hai cái bồ lớn dự trữ. Năm nay thu hoạch không tệ nên ai cũng vui vẻ, đi đâu cũng hỏi về lương thực. Cha phải tranh thủ đào cái hầm rộng thêm vì hầm cũ nhà Diệu Nhi khá nhỏ, không đủ chỗ để chứa đồ.
Mấy ngày nay cha với nương cùng A Thành ca sang nhà Thanh Sơn thúc thu hoạch phụ, chỉ có mấy tỷ muội ở nhà nên nấu nướng cũng khá đơn giản. Vì có lúa mới nên An Nhi tỷ giã một ít gạo nếp nấu xôi đậu cho mấy tỷ muội ăn. Diệu Nhi thì khá thích xôi gấc nhưng ở đây không có gấc nên đành nhịn vậy, chờ mai mốt cha có đi săn, cô phải dặn cha để ý kỹ dùm cô coi trong rừng có trái gấc dại nào không mới được.
Mấy ngày hôm nay, Diệu Nhi để ý hay thấy cô nàng Tuyết Hạnh lởn vởn ngoài đồn, đặc biệt là gần nhà Thanh Sơn thúc. Còn vài lần gặp Thanh Mộc thì cứ cười e thẹn kiểu gì gì ấy, cô không biết tả làm sao. Cũng may bản thân Thanh Mộc thì như khúc gỗ ý, trơ ra, mặt không cảm xúc. Diệu Nhi đoán cô nàng có ý với Thanh Mộc ca, nhưng khổ nổi hắn lại là người khô khan, ngốc nghếch, không hiểu phong tình. Nhiều lần Diệu Nhi cũng tự mặc niệm an ủi Tuyết Hạnh ở trong bụng. Cô bé đáng thương!
May mà Thanh Mộc không biết những suy nghĩ trong đầu Diệu Nhi, nếu không hắn sẽ phải khóc thét lên mất vì người hắn thích lại mắng hắn là đầu gỗ. Giả vờ không hiểu cũng là một phương pháp rất khó khăn đó, phải giả vờ làm sao cho tự nhiên mà cũng không mất lòng ai. Lúc đầu hắn cũng không có ý định giữ ý cho nàng ta, nhưng nghĩ lại dù sao người ta cũng là nữ nhi nên... hắn nhịn. Nhưng mà chuyện gì cũng có giới hạn, nếu cô ta còn không biết điều, làm quá đáng chút nữa thì hắn sẽ không khách khí đâu. Thà làm nàng ta buồn còn hơn làm cô gái của hắn buồn.
"Thanh Mộc ca, nhà huynh thu hoạch xong hết chưa?" Diệu Nhi vừa gom rơm vừa hỏi. Vì nhà Thanh Mộc không có nuôi trâu nên rơm rạ nhà Diệu Nhi được hưởng.
"Cũng xong hòm hòm rồi. Hôm nay đập lúa bữa cuối, ngày mai bắt đầu tập trung phơi. Khi đó ta sẽ có thời gian đi gom rơm cho muội."
"Cám ơn huynh."
"Cám ơn gì chứ? Giữa chúng ta mà muội còn khách khí như vậy sao?"
Diệu Nhi rất muốn hỏi lại một câu là vì sao giữa hai chúng ta không cần phải khách khí chứ, nhưng đúng lúc ấy thì An Nhi tỷ bưng một cái rổ đi tới.
"Tỷ tỷ, tỷ đi đâu đây?" Diệu Nhi bỏ rơm trong tay ra, bước vội lại gần hỏi.
An Nhi tỷ cười chào qua Thanh Mộc một tiếng rồi trả lời Diệu Nhi:
"Nương làm bánh nếp, bảo ta mang qua nhà Thanh Mộc ca một ít, nghe nương nói nhà huynh ấy lúa chưa khô nên chưa ăn được."
Thanh Mộc nhận giỏ bánh, cười nói:
"Cho ta gửi lời cảm ơn thẩm."
"Huynh đừng khách sao."
"Vậy... ta mang về trước rồi sẽ ra phụ muội gom rơm tiếp nhé."
"Được, huynh cứ đi đi."
Hai tỷ muội chờ bóng dáng Thanh Mộc đi khuất, An Nhi tỷ mới quay sang nói:
"Nương cũng kêu muội về ăn đó. Muội gom được nhiều chưa? Để tỷ nói A Thành ca ra trở về."
"Cũng được kha khá rồi. Tỷ phụ muội gom thêm một ít nữa nhé."
"Được."
Vì số gia đình có nuôi trâu trong thôn khá ít, mọi người thường nấu bằng củi nên rơm ít ai cần, vì vậy Diệu Nhi đều tranh thủ xin hết mang về phơi khô dự trữ. Lúc bình thường thì làm thức ăn cho trâu, khi túng quá có thể dùng nấu nướng, rải làm nệm cho gà, cho lợn ngủ khi Đông đến.
Một lát sau, Thanh Mộc chạy ra giúp hai tỷ muội thêm nửa canh giờ, rồi lại phụ A Thành ca đầy rơm về nhà, phơi lớp rơm mới xong xuôi mớ chịu về. Nương thấy vậy đưa thêm cho hắn một bát thịt kho tàu, mấy cái bánh khoai lang nướng về ăn. Hắn cũng không hề khách khí mà vui vẻ nhận, còn liên miệng khen nương nấu ngon làm nương cười tít cả mắt. Đúng là có tiềm chất miệng lưỡi ngon ngọt mà. - Diệu Nhi nghĩ thầm.
Tác giả :
Junne