Cung Lược
Chương 7: Chính chủ đến rồi!
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Ra cửa cung, tang gia đã sớm phái người nâng kiệu tới đón. Lên kiệu nhỏ trôi trôi chảy chảy hướng về phía bắc, phủ Thừa Ân Công ở tại một con hẻm nhỏ ở Hậu Hải, xuôi theo phía nam cầu Ngân Đĩnh. Bởi vì người vừa mất, đội tang nghi chưa đến kịp, đến đầu ngõ chỉ thấy người và xe ngựa đang hướng về đó, cờ tang còn chưa treo lên, người hầu ngoài cửa cũng vẫn ăn mặc như mọi ngày, ngay cả đồ tang cũng chưa thay.
* Cầu Ngân Đĩnh: là con cầu bắc ngang con đường thủy giữa Tiền Hải và Hậu Hải của khu vực Shichahai phía tây thành. Vì là một cây cầu đá hình vòm, trông giống như nén bạc, nên tên cũ là Ngân Đĩnh Kiều (ngân đĩnh: thỏi bạc).
Nhắc tới vị Thừa Ân Công này, danh tiếng cũng nổi vang rầm rộ đấy. Đại học sĩ của Hoằng Văn Viện – Côn Hòa Đài, là phụ tá đắc lực cho lão hoàng gia khi còn tại vị. Con người rất chính trực, vừa ngay thẳng vừa liêm khiết. Khỏi phải nói, mỗi việc ông ta quyền cao chức trọng mà chỉ cưới một phu nhân, Tố Dĩ đã cảm thấy ông ta có phải là một người đứng đắn hay không rồi.
Một bà phu nhân, có chỗ lợi đương nhiên cũng có chỗ hại. Vị mẹ vợ của Hoàng đế này năng lực đối nhân xử thế có hạn, không khôn khéo như những phu nhân cáo mệnh của nhà khác. Còn bà ta thì không, bà là người có xuất thân gia đình thơ lễ cổ hủ, điển hình của “cổng lớn không ra cổng trong không bước". Ít tiếp xúc với bên ngoài, đến lúc mấu chốt sẽ không lo liệu được.
Côn công gia không thích nạp tiểu thiếp, cả đời chỉ có một trai một gái. Đứa lớn vào cung, làm Hoàng hậu nương nương. Đứa nhỏ đã được phong làm một Tán trật đại thần, làm một chức quan ở chỗ thị vệ. Phải nói vị công tử gia này cũng thật sự là đủ “nhàn", thuần túy ỷ vào hoàng hậu cùng bóng mát của ông bà lăn lộn được một chức quan Tòng nhị phẩm. Hổ phụ nuôi ra khuyển tử, không học cha đầy bụng kinh luân của cha hắn, toàn học mấy thứ đông tây không ra gì của bên ngoài. Nướng nhân sâm, luyện chim ưng, lang thang khắp cả tám con phố lớn, hát hí khúc (nghiệp dư), sinh con, cái nào cũng có phần. Lúc kêu hắn gánh vác chút chuyện, đến cả cái bóng cũng không bắt được. Côn công gia buông tay về trời, Côn phu nhân khóc đến mờ cả hai mắt. Lúc này không một ai đứng ra lo liệu, hỏi tiểu Công gia đâu, không ai biết. Mãi đến thi thể được nâng lên giường nằm yên ổn rồi, vẫn không thấy tiểu Công gia trở về.
Côn phu nhân thiên ân vạn tạ, may mà trong cung phái người ra chủ sự, nếu không cả cái phủ to đùng này không tài nào quán xuyến nổi. Tố Dĩ đi theo Trường Mãn Thọ đáp lễ, nghe Trường Mãn Thọ nói “lời quan cách": “Đây là việc chúng nô tài nên làm, chúng nô tài tuân lệnh Hoàng thượng và Hoàng hậu chủ tử, có thể được đến phủ Công gia hầu hạ, là may mắn của chúng nô tài rồi ạ."
Côn phu nhân run run, “Người được đại nội phái ra ta tin là làm được, ngược lại không giống với những thân quyến trong tộc, ôm một bụng đầy tư lợi." Lại nhìn nhìn Tố Dĩ, “Chút chuyện vặt này, phiền cô nương chịu khó vậy."
Tố Dĩ nhún gối nói, “Nô tài sẽ đem hết khả năng, xin lão phu nhân yên tâm."
Côn phu nhân gật gật đầu, vẻ mặt tiều tụy. Trong linh đường lại dấy lên từng tiếng khóc, bà chớp chớp mắt, lại có chút hoang mang rối loạn. Tố Dĩ vội vẫy một tiểu nha đầu đến đỡ bà, an ủi, “Lão phu nhân, dẫu sao cũng xin nén bi thương, thân thể của mình quan trọng hơn. Chuyện bên ngoài giao cho chúng nô tài, việc nào chúng nô tài không làm chủ được lại đến thỉnh lão phu nhân chỉ bảo cho biết."
Côn phu nhân ánh mắt đờ đẫn, khách sáo vài câu trở lại, rồi mới tập tễnh bước vào phòng trong.
Trường Mãn Thọ phóng mắt nhìn, “Chuẩn bị đồ tang là chuyện gấp rút hơn, giao cho cô. Chỗ ta trước tiên sắp xếp treo màn, thủ linh (túc trực bên linh cữu), một lát cô lại thu xếp cung cấp cơm nước."
Tố Dĩ chưa từng làm tang sự, nhưng vẫn biết những thứ “cứ ước định mà thành". Vội thưa vâng, bèn bắt tay vào chuyện gấp rút làm đồ tang.
Người làm quan lo việc ma chay quy củ rất nặng, mặc vải đay để tang phải có thứ tự. Nữ quyến mặc áo tang màu trắng xanh hoặc lam nhạt, người đến phúng điếu còn phải mặc loại vải gai sống chín bất đồng theo tiết phân, vải thô mảnh màu trắng. Côn công gia là người đọc sách, mọi thứ đều phải tuân theo cổ lễ. Trước khi đi có phân phó, chiếu theo tập tục của quê quán ở phương nam mà làm. Tập tục ở phương nam Tố Dĩ cũng biết, không giống như phương bắc lấy vải trắng bện thành một gút thắt mang trên đầu là được. Người phương nam càng tinh tế hơn, mũ tang phải dùng hai đoạn vải trắng dài mảnh chắp lại, khâu chỉ vào một đường biên, làm thành hình dáng một cái mũ trùm đầu. Bên dưới, áo tang bằng vải đay cũng phải có đai lưng, bèn sai người tìm vài bà vú già đến, cắt may trong chiếc lều dựng tạm trước linh đường để nhận phúng điếu. Cắt vải, thêu thùa mỗi người một việc. Tang phục không cần cầu kỳ lắm, cũng không cần vắt sổ đường biên, thoăn thoắt hai ba cái liền xong, không đến một lúc lâu, tất cả người trong phủ đều có cái mà mặc vào.
Đến giờ mới trông có vẻ là nhà có tang sự, nhờ Khâm Thiên Giám chọn xong ngày để đặt linh cữu, quản gia lên miếu mời hòa thượng tới bày đàn tế. Nhất thời nào là cổ nhạc sênh tiêu xen lẫn cả tiếng Phạm Âm siêu độ nổi lên, đám gia quyến trong phủ bắt đầu lên tiếng kêu khóc.
Tố Dĩ đầu này bận rộn không ngơi tay, an bài người kiểm tra nến đốt, quét tước đình viện. Nàng là người thông minh, chén đĩa trà cụ dâng xuống không nhầm kẻo khiến người thầm oán. Những việc có thể vơ vét chút béo bở tỷ như dầu thắp, đèn nến, giấy ghim toàn bộ đều nhường cho Trường Mãn Thọ lo liệu. Phải nói trong phủ những ma ma quản sự có kinh nghiệm cũng không phải là không sắp xếp, chẳng qua thấy trong cung phái người đến, bèn có chút ý tứ phủi tay đứng ngó lơ. Lại nói là cô cô thái giám trong cung thấy nhiều biết rộng, ý tứ cứ y theo người ta mà làm chuẩn không sai. Nói trắng ra là bị chặn đường tài lộ nên không vừa lòng, cố tình mắt điếc tai lơ. May mà Tố Dĩ làm những việc vụn vặt đó cũng “một giọt nước không rơi", không để cho người khác bắt được khuyết điểm gì.
Linh tinh lang tang đủ mọi việc đều đã được sắp xếp đâu ra đó, nếu nàng đã là nữ tiếp khách, việc phân phát đồ tang phải tự mình làm, để tỏ vẻ vinh sủng của Thiên gia (hoàng gia) với Côn Công gia. Sắp tới giờ tỵ (9-11h sáng), bạn đồng liêu ngày xưa của Công gia trong triều đình đều đến phúng viếng, Tố Dĩ đem từng bộ áo tang đã gấp sẵn kính dâng cho từng vị một, trong vòng nửa ngày nhún gối thỉnh an trên trăm lần, quả thật so với luyện quy củ trong cung còn mệt hơn.
Đầu này còn đang bận rộn, ngay cổng lớn vội chạy vụt vào một người, sắc mặt tái nhợt thần tình hoảng hốt. Hai mắt trực tiếp nhìn chằm chằm hướng linh đường, há miệng dáng vẻ muốn khóc không khóc. Tố Dĩ hỏi nha đầu bên dưới, “Đây là tiểu Công gia nhà các ngươi?"
Nha đầu nọ thò đầu ra nhìn một cái, khóe miệng nhếch lên khinh khỉnh, đáp, “Đúng vậy! Phu nhân phái người đi tìm suốt ba canh giờ không tìm được, đến giờ mới trở về."
Sinh ra đứa con trai như vậy không bằng sinh ra cái chày gỗ (giặt đồ) còn hơn, Tố Dĩ cũng không nói gì, lấy đồ tang đưa qua, hành lễ nói, “Tiểu Công gia nén bi thương, đội mũ thay y phục thường đi ạ!"
Ân Hựu đờ đẫn quay mặt lại nhìn nàng, đột nhiên thét lên một tiếng dài: “A mã của ta", khiến nàng sợ nhảy dựng. Giờ có khóc cũng đã muộn, hắn đứng ở nơi đó chỉ lo lau nước mắt, lại không động thủ mặc áo tang vào. Tố Dĩ không còn cách nào, đành phải kêu một nha đầu đến hầu hạ hắn. Nhất thời tháo xuống hoa hồng liễu lục trên người xuống làm Thất sự*, mặc vải trắng đi hài vào, hắn chân nam đá chân xiêu chạy vào linh đường.
*thất sự: chỉ 7 việc lớn trị quốc của cổ đại: hiến tế, triều kiến, hội đồng, tân khách, quân đội, điền dịch (việc nhà nông), tang lễ.
Những người bên cạnh thấy hắn như vậy cũng không tiện nói gì, chỉ một mực lắc đầu thở dài. Tố Dĩ xoay người kiểm kê số vải còn lại, tính toán không đủ còn phải làm thêm một ít, ngẩng đầu bắt gặp Trường Mãn Thọ đi ra, tìm một chỗ râm mát trong lều ngồi xuống.
“Công công bên trong đã hoàn tất mọi việc rồi ạ?" Nàng vừa tìm quản sự ghi vào sổ sách, vừa nói, “Ta gọi người châm trà đến, công công nghỉ ngơi một lát đi."
Trường Mãn Thọ khoát tay áo, “Không vội, uống xong miếng nước còn phải ra ngoài. Phải nói là loạn, đúng thật là loạn! Người cũng đã nằm xuống rồi, đến lúc này “cơm ngậm"* còn chưa chuẩn bị. Khớp hàm đã đóng chặt lại còn phải cạy ra, người chết thật chịu tội a!"
* cơm ngậm: một trong những tập tục của tang nghi. Đem châu, ngọc ngũ cốc hoặc tiền đồng đặt vào trong miệng người chết.
Cơm ngậm là tập tục lưu truyền từ thời thượng cổ, chính là những vật nhét vào miệng người chết. Thiên tử lấy châu, công hầu lấy ngọc, dùng để áp đầu lưỡi cầu siêu sinh, bình thường tắm rửa xong sẽ bỏ vào, sau khi thay áo liệm sẽ không được động thi nữa, kết quả Côn Công gia nhà người ta quên luôn chuyện quan trọng này, quả thực khiến người ta không nói được tư vị gì.
“Công gia bị bệnh cũng đã một thời gian rồi, sao trước đó còn không chuẩn bị?" Tố Dĩ vừa nói vừa tính toán số lá trà hạ nhân cần, đưa thẻ bài kêu người đến kho lĩnh.
Trường Mãn Thọ lật ống tay áo hình móng ngựa xuống quạt gió, ngó trái phải không có ai, hừ cười nói, “Trong nhà không có người ra dáng chủ sự, đám nô tài cũng không thèm để bụng, mọi người cứ như xem diễn ấy, chịu thiệt vẫn là nhà mẹ đẻ Hoàng hậu. Nhân khẩu nhiều, lúc chia gia tài sẽ chịu thiệt, gặp chuyện xảy ra lại mới có lợi, người giúp đỡ nhiều, không giống như bây giờ."
“Vậy Hoàng hậu có xuất cung để truy điệu không?" Tố Dĩ hỏi, “Đây là tang lễ của cha đẻ, chín phần phải đích thân đến chứ."
“Đã bước ra khỏi cửa nhà thì chính là người của nhà chồng rồi, huống chi bây giờ đã trở thành một người tôn vinh độc nhất, cùng nhà mẹ đẻ trở thành quân thần, đâu có giống với dân chúng coi trọng chuyện huyết mạch “dù xương có gãy nhưng thịt hẵng còn liền" nữa. Địa vị của nương nương trong cung cao cỡ nào? Mẫu nghi thiên hạ không thể lộ mặt, cùng lắm là phái một người tâm đắc đến thay dâng nén hương dập cái đầu, là đã gánh đủ lễ rồi." Trường Mãn Thọ dứt lời cười, “Hoàng hậu không được xuất cung, nhưng Vạn Tuế Gia ngược lại sẽ đến. Suy cho cùng cô gia, hay là nói Côn đại nhân là ‘cổ quăng chi thần’ (trọng thần phụ tá đế vương lập nên triều đại), con rể cũng phải an ủi mẹ vợ không phải sao!"
Đang nói, người xướng lễ ngay cửa báo lão hoàng gia phái người đến châm dầu dâng hương cho ông thông gia. Trường Mãn Thọ a một tiếng đứng lên, vội rảo bước tiến lên cúi chào, “Lý Đại tổng quản, ngài vất vả rồi!"
Người đến là tổng quản bên cạnh Thái Thượng Hoàng – Lý Ngọc Quý, mặt dài, lông mày chữ bát八, thong thả bước vào. Thấy Trường Mãn Thọ bèn đánh giá cao thấp, “Thế nào? Gọi ngươi đến hầu hạ tang sự ư?"
* lông mày chữ bát 八, chỉ người dễ gần hòa hái, phẩm đức cũng tốt
Trường Mãn Thọ cúi đầu khom lưng nói phải, vung tay về phía Tố Dĩ, “Phủ Nội Vụ cùng phái người đến, một mình nô tài cũng không kham hết được."
Lý Ngọc Quý đảo mắt nhìn sang, có hơi lặng người, “Tiểu tử nhà ngươi đang tính toán chuyện gì?"
Trường Mãn Thọ giả vờ ngây ngốc, “Đại tổng quản nói thế là ý gì ạ?"
Lý Ngọc Quý bất thình lình bật cười, vừa đi vừa nói, “Ngươi không phải là Thôi, cũng không có may mắn như Thôi*. Khuyên ngươi an phận một chút, đem một con gà rừng đến, cắm lên sau đuôi ba cọng lông công cũng không biến thành chim công được. Thái hậu Lão Phật Gia bảo dưỡng ở Sướng Xuân Viên, ngươi ở nơi này giở ra một thế thân, ta lại muốn hỏi ngươi, ngươi là có ý gì?"
Tác giả: * Thôi: là Thôi Quý Tường, trong truyện “Tịch mịch cung hoa hồng", là tổng quản Từ Ninh Cung, là cha nuôi của Thái hậu ở Sướng Xuân Viên. Mạc Thiên Y: Theo như mình biết thì ngày xưa, sau khi Thái hậu hiện giờ – (là công chúa mất nước ngày trước), bị biếm xuống làm tỳ, được Thôi Quý Tường nhận làm con gái nuôi. Macthienyblog.wordpress.com
Trường Mãn Thọ kinh ngạc, “Ngài đã hiểu lầm rồi! Sao lại gọi là thế thân chứ? Nô tài vậy mà cái gì cũng không làm a!"
“Ngươi đã quên lời đáp ứng trước kia rồi ư? Nếu không có tầng quan hệ kia cùng Lão Phật Gia, lúc này sợ là ngay cả mảnh vụn cũng không còn thừa lại rồi." Lý Ngọc Quý hất cằm về hướng kia, “Lúc này trong lòng ngươi đang nghĩ gì ta đều biết cả, phải chăng nhặt được đầu chó bằng vàng nên cao hứng? Một hồi hai hồi chiêu này đều không hữu dụng, trong mắt Thái Thượng Hoàng không chứa được kẻ khác, ngươi hãy chết phần tâm này đi!"
Lúc này Trường Mãn Thọ thật sự phục y rồi, Lý Ngọc Quý bức bí trong Sướng Xuân Viên đến độ làm cho đầu óc bị bí đến choáng váng rồi. Lão rũ tay xuống cười mỉa, “Ngài là người thông minh, ta cũng không ngốc a. Đưa người đến trước mặt chủ tử gia, đó không phải là tự vả miệng sao! Ngài đừng suy đoán nữa, thực sự không có ý gì cả."
Lý Ngọc Quý đã bước vào linh đường nên không tiện nói chuyện, người túc trực bên linh cữu rút ba nén hương đưa qua, lão cung kính vái ba lạy sau cắm vào lư hương. Tang gia đáp lễ, lão đi lên cúi chào Công gia phu nhân và tiểu Công gia, uyển chuyển biểu đạt lại khẩu dụ của lão hoàng gia, “Thái Thượng Hoàng hay tin Côn đại nhân tấn thiên (mất) khóc một hồi, sợ đến đây càng đau lòng, bèn sai nô tài đến an ủi gia quyến. Thái Thượng Hoàng nói, Côn đại nhân cả đời tận lực vì xã tắc, sau khi chết cũng phải có lễ tang trọng thể, khâm ban cho chăn Đà La Kinh* để Công gia mang theo. Lại hỏi phu nhân gia đạo có khó khăn hay chăng, nếu có chỗ khó xử chỉ cần mở miệng. Còn có tiểu Công gia, chuyện thừa tước không cần lo lắng, một hồi Hoàng thượng nhất định sẽ có ân chỉ ban xuống."
* chăn Đà La Kinh: tấm chăn thêu kinh Đà La Ni bằng chỉ vàng, một loại vật tùy táng (chôn theo).
Côn phu nhân cùng con trai quỳ xuống lạy, thều thào tạ lão chủ tử ân điển. Lý Ngọc Quý vội đưa tay ra nâng, kêu thái giám bên dưới đem chăn Kinh trình lên, Côn phu nhân rưng rưng nâng trên tay, tự mình tiến lên bên giường trùm lên người cho Côn Công gia.
Lễ nghĩa đều đủ cả rồi, Lý Ngọc Quý mới cùng Trường Mãn Thọ lui ra ngoài. Chuyện ban nãy đang nói phân nửa, nhớ lại bèn tiếp tục, “Không phải chuẩn bị cho lão chủ tử, lẽ nào là cho tân chủ tử? Ta cũng biết Thượng Lễ của phủ Nội Vụ là huynh đệ kết nghĩa đổi canh thiếp của ngươi, ngươi muốn đề bạt một người khác, đạo hạnh không thể thấp hơn Vinh Thọ được."
Trường Mãn Thọ cười giả lả, “Xem ngài nói kìa, nô tài nào có lá gan tính kế đương kim Vạn Tuế Gia chứ! Tra ra được là tội chết đấy, nô tài sinh ra có mấy cái đầu mấy cái mạng chứ?"
“Ngươi biết là tốt rồi, vị chủ tử gia này không thể so với người khác được, đến cả Thái Thượng Hoàng còn nói ngài ấy thâm trầm nữa là." Lý Ngọc Quý khoanh tay nói, “Lúc trước Tuệ Hiền Hoàng quý phi hoăng ngài ấy mới mười ba mười bốn tuổi, tiếp nhận chuyện không hề khóc, biết thương nghị nghĩ thụy hào, cực lực tranh thủ chôn cất theo phân lệ Hoàng quý phi. Phần khí phái kia, có mấy hoàng tử có thể làm được? Nếu ngươi muốn học Thôi, cũng chớ tính lầm."
Trên mặt Trường Mãn Thọ lộ vẻ bất mãn, toan phản bác, bắt gặp ngoài cửa một người tiến vào, đội mão thêu chữ vạn thọ kết sợi nhung đỏ, mặc áo bằng vải Chương nhung màu lam mặt trên có hoa văn bát bảo*. Bên cạnh không mang theo người nào, chỉ hai tên thị vệ cao to cùng một cận thị. Không nói người bên cạnh, đi đầu là cái bản mặt lạnh như dao kia lão cực kỳ quen, Vinh đại tổng quản không lẫn vào đâu được.
“Chính chủ nhân đến rồi." Hắn vội kéo kéo Lý Ngọc Quý, “Để sau hãy nói, mau đi nghênh giá đi!"
MạcThiênY®
***
Chú thích:
* vải Chương nhung: hàng dệt tơ truyền thống của tộc Hán ở tỉnh Giang Tô thành phố Đan Dương.
** Hoa văn bát bảo: 8 vật bảo
Ra cửa cung, tang gia đã sớm phái người nâng kiệu tới đón. Lên kiệu nhỏ trôi trôi chảy chảy hướng về phía bắc, phủ Thừa Ân Công ở tại một con hẻm nhỏ ở Hậu Hải, xuôi theo phía nam cầu Ngân Đĩnh. Bởi vì người vừa mất, đội tang nghi chưa đến kịp, đến đầu ngõ chỉ thấy người và xe ngựa đang hướng về đó, cờ tang còn chưa treo lên, người hầu ngoài cửa cũng vẫn ăn mặc như mọi ngày, ngay cả đồ tang cũng chưa thay.
* Cầu Ngân Đĩnh: là con cầu bắc ngang con đường thủy giữa Tiền Hải và Hậu Hải của khu vực Shichahai phía tây thành. Vì là một cây cầu đá hình vòm, trông giống như nén bạc, nên tên cũ là Ngân Đĩnh Kiều (ngân đĩnh: thỏi bạc).
Nhắc tới vị Thừa Ân Công này, danh tiếng cũng nổi vang rầm rộ đấy. Đại học sĩ của Hoằng Văn Viện – Côn Hòa Đài, là phụ tá đắc lực cho lão hoàng gia khi còn tại vị. Con người rất chính trực, vừa ngay thẳng vừa liêm khiết. Khỏi phải nói, mỗi việc ông ta quyền cao chức trọng mà chỉ cưới một phu nhân, Tố Dĩ đã cảm thấy ông ta có phải là một người đứng đắn hay không rồi.
Một bà phu nhân, có chỗ lợi đương nhiên cũng có chỗ hại. Vị mẹ vợ của Hoàng đế này năng lực đối nhân xử thế có hạn, không khôn khéo như những phu nhân cáo mệnh của nhà khác. Còn bà ta thì không, bà là người có xuất thân gia đình thơ lễ cổ hủ, điển hình của “cổng lớn không ra cổng trong không bước". Ít tiếp xúc với bên ngoài, đến lúc mấu chốt sẽ không lo liệu được.
Côn công gia không thích nạp tiểu thiếp, cả đời chỉ có một trai một gái. Đứa lớn vào cung, làm Hoàng hậu nương nương. Đứa nhỏ đã được phong làm một Tán trật đại thần, làm một chức quan ở chỗ thị vệ. Phải nói vị công tử gia này cũng thật sự là đủ “nhàn", thuần túy ỷ vào hoàng hậu cùng bóng mát của ông bà lăn lộn được một chức quan Tòng nhị phẩm. Hổ phụ nuôi ra khuyển tử, không học cha đầy bụng kinh luân của cha hắn, toàn học mấy thứ đông tây không ra gì của bên ngoài. Nướng nhân sâm, luyện chim ưng, lang thang khắp cả tám con phố lớn, hát hí khúc (nghiệp dư), sinh con, cái nào cũng có phần. Lúc kêu hắn gánh vác chút chuyện, đến cả cái bóng cũng không bắt được. Côn công gia buông tay về trời, Côn phu nhân khóc đến mờ cả hai mắt. Lúc này không một ai đứng ra lo liệu, hỏi tiểu Công gia đâu, không ai biết. Mãi đến thi thể được nâng lên giường nằm yên ổn rồi, vẫn không thấy tiểu Công gia trở về.
Côn phu nhân thiên ân vạn tạ, may mà trong cung phái người ra chủ sự, nếu không cả cái phủ to đùng này không tài nào quán xuyến nổi. Tố Dĩ đi theo Trường Mãn Thọ đáp lễ, nghe Trường Mãn Thọ nói “lời quan cách": “Đây là việc chúng nô tài nên làm, chúng nô tài tuân lệnh Hoàng thượng và Hoàng hậu chủ tử, có thể được đến phủ Công gia hầu hạ, là may mắn của chúng nô tài rồi ạ."
Côn phu nhân run run, “Người được đại nội phái ra ta tin là làm được, ngược lại không giống với những thân quyến trong tộc, ôm một bụng đầy tư lợi." Lại nhìn nhìn Tố Dĩ, “Chút chuyện vặt này, phiền cô nương chịu khó vậy."
Tố Dĩ nhún gối nói, “Nô tài sẽ đem hết khả năng, xin lão phu nhân yên tâm."
Côn phu nhân gật gật đầu, vẻ mặt tiều tụy. Trong linh đường lại dấy lên từng tiếng khóc, bà chớp chớp mắt, lại có chút hoang mang rối loạn. Tố Dĩ vội vẫy một tiểu nha đầu đến đỡ bà, an ủi, “Lão phu nhân, dẫu sao cũng xin nén bi thương, thân thể của mình quan trọng hơn. Chuyện bên ngoài giao cho chúng nô tài, việc nào chúng nô tài không làm chủ được lại đến thỉnh lão phu nhân chỉ bảo cho biết."
Côn phu nhân ánh mắt đờ đẫn, khách sáo vài câu trở lại, rồi mới tập tễnh bước vào phòng trong.
Trường Mãn Thọ phóng mắt nhìn, “Chuẩn bị đồ tang là chuyện gấp rút hơn, giao cho cô. Chỗ ta trước tiên sắp xếp treo màn, thủ linh (túc trực bên linh cữu), một lát cô lại thu xếp cung cấp cơm nước."
Tố Dĩ chưa từng làm tang sự, nhưng vẫn biết những thứ “cứ ước định mà thành". Vội thưa vâng, bèn bắt tay vào chuyện gấp rút làm đồ tang.
Người làm quan lo việc ma chay quy củ rất nặng, mặc vải đay để tang phải có thứ tự. Nữ quyến mặc áo tang màu trắng xanh hoặc lam nhạt, người đến phúng điếu còn phải mặc loại vải gai sống chín bất đồng theo tiết phân, vải thô mảnh màu trắng. Côn công gia là người đọc sách, mọi thứ đều phải tuân theo cổ lễ. Trước khi đi có phân phó, chiếu theo tập tục của quê quán ở phương nam mà làm. Tập tục ở phương nam Tố Dĩ cũng biết, không giống như phương bắc lấy vải trắng bện thành một gút thắt mang trên đầu là được. Người phương nam càng tinh tế hơn, mũ tang phải dùng hai đoạn vải trắng dài mảnh chắp lại, khâu chỉ vào một đường biên, làm thành hình dáng một cái mũ trùm đầu. Bên dưới, áo tang bằng vải đay cũng phải có đai lưng, bèn sai người tìm vài bà vú già đến, cắt may trong chiếc lều dựng tạm trước linh đường để nhận phúng điếu. Cắt vải, thêu thùa mỗi người một việc. Tang phục không cần cầu kỳ lắm, cũng không cần vắt sổ đường biên, thoăn thoắt hai ba cái liền xong, không đến một lúc lâu, tất cả người trong phủ đều có cái mà mặc vào.
Đến giờ mới trông có vẻ là nhà có tang sự, nhờ Khâm Thiên Giám chọn xong ngày để đặt linh cữu, quản gia lên miếu mời hòa thượng tới bày đàn tế. Nhất thời nào là cổ nhạc sênh tiêu xen lẫn cả tiếng Phạm Âm siêu độ nổi lên, đám gia quyến trong phủ bắt đầu lên tiếng kêu khóc.
Tố Dĩ đầu này bận rộn không ngơi tay, an bài người kiểm tra nến đốt, quét tước đình viện. Nàng là người thông minh, chén đĩa trà cụ dâng xuống không nhầm kẻo khiến người thầm oán. Những việc có thể vơ vét chút béo bở tỷ như dầu thắp, đèn nến, giấy ghim toàn bộ đều nhường cho Trường Mãn Thọ lo liệu. Phải nói trong phủ những ma ma quản sự có kinh nghiệm cũng không phải là không sắp xếp, chẳng qua thấy trong cung phái người đến, bèn có chút ý tứ phủi tay đứng ngó lơ. Lại nói là cô cô thái giám trong cung thấy nhiều biết rộng, ý tứ cứ y theo người ta mà làm chuẩn không sai. Nói trắng ra là bị chặn đường tài lộ nên không vừa lòng, cố tình mắt điếc tai lơ. May mà Tố Dĩ làm những việc vụn vặt đó cũng “một giọt nước không rơi", không để cho người khác bắt được khuyết điểm gì.
Linh tinh lang tang đủ mọi việc đều đã được sắp xếp đâu ra đó, nếu nàng đã là nữ tiếp khách, việc phân phát đồ tang phải tự mình làm, để tỏ vẻ vinh sủng của Thiên gia (hoàng gia) với Côn Công gia. Sắp tới giờ tỵ (9-11h sáng), bạn đồng liêu ngày xưa của Công gia trong triều đình đều đến phúng viếng, Tố Dĩ đem từng bộ áo tang đã gấp sẵn kính dâng cho từng vị một, trong vòng nửa ngày nhún gối thỉnh an trên trăm lần, quả thật so với luyện quy củ trong cung còn mệt hơn.
Đầu này còn đang bận rộn, ngay cổng lớn vội chạy vụt vào một người, sắc mặt tái nhợt thần tình hoảng hốt. Hai mắt trực tiếp nhìn chằm chằm hướng linh đường, há miệng dáng vẻ muốn khóc không khóc. Tố Dĩ hỏi nha đầu bên dưới, “Đây là tiểu Công gia nhà các ngươi?"
Nha đầu nọ thò đầu ra nhìn một cái, khóe miệng nhếch lên khinh khỉnh, đáp, “Đúng vậy! Phu nhân phái người đi tìm suốt ba canh giờ không tìm được, đến giờ mới trở về."
Sinh ra đứa con trai như vậy không bằng sinh ra cái chày gỗ (giặt đồ) còn hơn, Tố Dĩ cũng không nói gì, lấy đồ tang đưa qua, hành lễ nói, “Tiểu Công gia nén bi thương, đội mũ thay y phục thường đi ạ!"
Ân Hựu đờ đẫn quay mặt lại nhìn nàng, đột nhiên thét lên một tiếng dài: “A mã của ta", khiến nàng sợ nhảy dựng. Giờ có khóc cũng đã muộn, hắn đứng ở nơi đó chỉ lo lau nước mắt, lại không động thủ mặc áo tang vào. Tố Dĩ không còn cách nào, đành phải kêu một nha đầu đến hầu hạ hắn. Nhất thời tháo xuống hoa hồng liễu lục trên người xuống làm Thất sự*, mặc vải trắng đi hài vào, hắn chân nam đá chân xiêu chạy vào linh đường.
*thất sự: chỉ 7 việc lớn trị quốc của cổ đại: hiến tế, triều kiến, hội đồng, tân khách, quân đội, điền dịch (việc nhà nông), tang lễ.
Những người bên cạnh thấy hắn như vậy cũng không tiện nói gì, chỉ một mực lắc đầu thở dài. Tố Dĩ xoay người kiểm kê số vải còn lại, tính toán không đủ còn phải làm thêm một ít, ngẩng đầu bắt gặp Trường Mãn Thọ đi ra, tìm một chỗ râm mát trong lều ngồi xuống.
“Công công bên trong đã hoàn tất mọi việc rồi ạ?" Nàng vừa tìm quản sự ghi vào sổ sách, vừa nói, “Ta gọi người châm trà đến, công công nghỉ ngơi một lát đi."
Trường Mãn Thọ khoát tay áo, “Không vội, uống xong miếng nước còn phải ra ngoài. Phải nói là loạn, đúng thật là loạn! Người cũng đã nằm xuống rồi, đến lúc này “cơm ngậm"* còn chưa chuẩn bị. Khớp hàm đã đóng chặt lại còn phải cạy ra, người chết thật chịu tội a!"
* cơm ngậm: một trong những tập tục của tang nghi. Đem châu, ngọc ngũ cốc hoặc tiền đồng đặt vào trong miệng người chết.
Cơm ngậm là tập tục lưu truyền từ thời thượng cổ, chính là những vật nhét vào miệng người chết. Thiên tử lấy châu, công hầu lấy ngọc, dùng để áp đầu lưỡi cầu siêu sinh, bình thường tắm rửa xong sẽ bỏ vào, sau khi thay áo liệm sẽ không được động thi nữa, kết quả Côn Công gia nhà người ta quên luôn chuyện quan trọng này, quả thực khiến người ta không nói được tư vị gì.
“Công gia bị bệnh cũng đã một thời gian rồi, sao trước đó còn không chuẩn bị?" Tố Dĩ vừa nói vừa tính toán số lá trà hạ nhân cần, đưa thẻ bài kêu người đến kho lĩnh.
Trường Mãn Thọ lật ống tay áo hình móng ngựa xuống quạt gió, ngó trái phải không có ai, hừ cười nói, “Trong nhà không có người ra dáng chủ sự, đám nô tài cũng không thèm để bụng, mọi người cứ như xem diễn ấy, chịu thiệt vẫn là nhà mẹ đẻ Hoàng hậu. Nhân khẩu nhiều, lúc chia gia tài sẽ chịu thiệt, gặp chuyện xảy ra lại mới có lợi, người giúp đỡ nhiều, không giống như bây giờ."
“Vậy Hoàng hậu có xuất cung để truy điệu không?" Tố Dĩ hỏi, “Đây là tang lễ của cha đẻ, chín phần phải đích thân đến chứ."
“Đã bước ra khỏi cửa nhà thì chính là người của nhà chồng rồi, huống chi bây giờ đã trở thành một người tôn vinh độc nhất, cùng nhà mẹ đẻ trở thành quân thần, đâu có giống với dân chúng coi trọng chuyện huyết mạch “dù xương có gãy nhưng thịt hẵng còn liền" nữa. Địa vị của nương nương trong cung cao cỡ nào? Mẫu nghi thiên hạ không thể lộ mặt, cùng lắm là phái một người tâm đắc đến thay dâng nén hương dập cái đầu, là đã gánh đủ lễ rồi." Trường Mãn Thọ dứt lời cười, “Hoàng hậu không được xuất cung, nhưng Vạn Tuế Gia ngược lại sẽ đến. Suy cho cùng cô gia, hay là nói Côn đại nhân là ‘cổ quăng chi thần’ (trọng thần phụ tá đế vương lập nên triều đại), con rể cũng phải an ủi mẹ vợ không phải sao!"
Đang nói, người xướng lễ ngay cửa báo lão hoàng gia phái người đến châm dầu dâng hương cho ông thông gia. Trường Mãn Thọ a một tiếng đứng lên, vội rảo bước tiến lên cúi chào, “Lý Đại tổng quản, ngài vất vả rồi!"
Người đến là tổng quản bên cạnh Thái Thượng Hoàng – Lý Ngọc Quý, mặt dài, lông mày chữ bát八, thong thả bước vào. Thấy Trường Mãn Thọ bèn đánh giá cao thấp, “Thế nào? Gọi ngươi đến hầu hạ tang sự ư?"
* lông mày chữ bát 八, chỉ người dễ gần hòa hái, phẩm đức cũng tốt
Trường Mãn Thọ cúi đầu khom lưng nói phải, vung tay về phía Tố Dĩ, “Phủ Nội Vụ cùng phái người đến, một mình nô tài cũng không kham hết được."
Lý Ngọc Quý đảo mắt nhìn sang, có hơi lặng người, “Tiểu tử nhà ngươi đang tính toán chuyện gì?"
Trường Mãn Thọ giả vờ ngây ngốc, “Đại tổng quản nói thế là ý gì ạ?"
Lý Ngọc Quý bất thình lình bật cười, vừa đi vừa nói, “Ngươi không phải là Thôi, cũng không có may mắn như Thôi*. Khuyên ngươi an phận một chút, đem một con gà rừng đến, cắm lên sau đuôi ba cọng lông công cũng không biến thành chim công được. Thái hậu Lão Phật Gia bảo dưỡng ở Sướng Xuân Viên, ngươi ở nơi này giở ra một thế thân, ta lại muốn hỏi ngươi, ngươi là có ý gì?"
Tác giả: * Thôi: là Thôi Quý Tường, trong truyện “Tịch mịch cung hoa hồng", là tổng quản Từ Ninh Cung, là cha nuôi của Thái hậu ở Sướng Xuân Viên. Mạc Thiên Y: Theo như mình biết thì ngày xưa, sau khi Thái hậu hiện giờ – (là công chúa mất nước ngày trước), bị biếm xuống làm tỳ, được Thôi Quý Tường nhận làm con gái nuôi. Macthienyblog.wordpress.com
Trường Mãn Thọ kinh ngạc, “Ngài đã hiểu lầm rồi! Sao lại gọi là thế thân chứ? Nô tài vậy mà cái gì cũng không làm a!"
“Ngươi đã quên lời đáp ứng trước kia rồi ư? Nếu không có tầng quan hệ kia cùng Lão Phật Gia, lúc này sợ là ngay cả mảnh vụn cũng không còn thừa lại rồi." Lý Ngọc Quý hất cằm về hướng kia, “Lúc này trong lòng ngươi đang nghĩ gì ta đều biết cả, phải chăng nhặt được đầu chó bằng vàng nên cao hứng? Một hồi hai hồi chiêu này đều không hữu dụng, trong mắt Thái Thượng Hoàng không chứa được kẻ khác, ngươi hãy chết phần tâm này đi!"
Lúc này Trường Mãn Thọ thật sự phục y rồi, Lý Ngọc Quý bức bí trong Sướng Xuân Viên đến độ làm cho đầu óc bị bí đến choáng váng rồi. Lão rũ tay xuống cười mỉa, “Ngài là người thông minh, ta cũng không ngốc a. Đưa người đến trước mặt chủ tử gia, đó không phải là tự vả miệng sao! Ngài đừng suy đoán nữa, thực sự không có ý gì cả."
Lý Ngọc Quý đã bước vào linh đường nên không tiện nói chuyện, người túc trực bên linh cữu rút ba nén hương đưa qua, lão cung kính vái ba lạy sau cắm vào lư hương. Tang gia đáp lễ, lão đi lên cúi chào Công gia phu nhân và tiểu Công gia, uyển chuyển biểu đạt lại khẩu dụ của lão hoàng gia, “Thái Thượng Hoàng hay tin Côn đại nhân tấn thiên (mất) khóc một hồi, sợ đến đây càng đau lòng, bèn sai nô tài đến an ủi gia quyến. Thái Thượng Hoàng nói, Côn đại nhân cả đời tận lực vì xã tắc, sau khi chết cũng phải có lễ tang trọng thể, khâm ban cho chăn Đà La Kinh* để Công gia mang theo. Lại hỏi phu nhân gia đạo có khó khăn hay chăng, nếu có chỗ khó xử chỉ cần mở miệng. Còn có tiểu Công gia, chuyện thừa tước không cần lo lắng, một hồi Hoàng thượng nhất định sẽ có ân chỉ ban xuống."
* chăn Đà La Kinh: tấm chăn thêu kinh Đà La Ni bằng chỉ vàng, một loại vật tùy táng (chôn theo).
Côn phu nhân cùng con trai quỳ xuống lạy, thều thào tạ lão chủ tử ân điển. Lý Ngọc Quý vội đưa tay ra nâng, kêu thái giám bên dưới đem chăn Kinh trình lên, Côn phu nhân rưng rưng nâng trên tay, tự mình tiến lên bên giường trùm lên người cho Côn Công gia.
Lễ nghĩa đều đủ cả rồi, Lý Ngọc Quý mới cùng Trường Mãn Thọ lui ra ngoài. Chuyện ban nãy đang nói phân nửa, nhớ lại bèn tiếp tục, “Không phải chuẩn bị cho lão chủ tử, lẽ nào là cho tân chủ tử? Ta cũng biết Thượng Lễ của phủ Nội Vụ là huynh đệ kết nghĩa đổi canh thiếp của ngươi, ngươi muốn đề bạt một người khác, đạo hạnh không thể thấp hơn Vinh Thọ được."
Trường Mãn Thọ cười giả lả, “Xem ngài nói kìa, nô tài nào có lá gan tính kế đương kim Vạn Tuế Gia chứ! Tra ra được là tội chết đấy, nô tài sinh ra có mấy cái đầu mấy cái mạng chứ?"
“Ngươi biết là tốt rồi, vị chủ tử gia này không thể so với người khác được, đến cả Thái Thượng Hoàng còn nói ngài ấy thâm trầm nữa là." Lý Ngọc Quý khoanh tay nói, “Lúc trước Tuệ Hiền Hoàng quý phi hoăng ngài ấy mới mười ba mười bốn tuổi, tiếp nhận chuyện không hề khóc, biết thương nghị nghĩ thụy hào, cực lực tranh thủ chôn cất theo phân lệ Hoàng quý phi. Phần khí phái kia, có mấy hoàng tử có thể làm được? Nếu ngươi muốn học Thôi, cũng chớ tính lầm."
Trên mặt Trường Mãn Thọ lộ vẻ bất mãn, toan phản bác, bắt gặp ngoài cửa một người tiến vào, đội mão thêu chữ vạn thọ kết sợi nhung đỏ, mặc áo bằng vải Chương nhung màu lam mặt trên có hoa văn bát bảo*. Bên cạnh không mang theo người nào, chỉ hai tên thị vệ cao to cùng một cận thị. Không nói người bên cạnh, đi đầu là cái bản mặt lạnh như dao kia lão cực kỳ quen, Vinh đại tổng quản không lẫn vào đâu được.
“Chính chủ nhân đến rồi." Hắn vội kéo kéo Lý Ngọc Quý, “Để sau hãy nói, mau đi nghênh giá đi!"
MạcThiênY®
***
Chú thích:
* vải Chương nhung: hàng dệt tơ truyền thống của tộc Hán ở tỉnh Giang Tô thành phố Đan Dương.
** Hoa văn bát bảo: 8 vật bảo
Tác giả :
Vưu Tứ Tỷ