Cực Phẩm Tài Tuấn
Chương 249: Tam gia bị bắt
Vì thời gian khẩn cấp, hạ nhân Đường gia chỉ có thể dựng cái lều đơn giản ở đây làm bếp, bốn xung quanh không có tưởng, chỉ cần đảm bảo không bị dột khi mưa mưa là đủ, tổng cộng có tám cái bấp, đều là cái hố đào sâu bằng nửa người, lúc này nồi cháo bên trên đang sôi ùng ục, bọt trào ra ngoài mép vung.
- Thị Mặc, lượng gạo vẫn theo phân lượng trước kia đấy chứ?
Đường Kính Chi nhìn cái nồi đường kính hơn cả mét hỏi, đây là chuyện quan trọng, nên vẻ mặt y rất nghiêm túc:
- Vâng, không thay đổi chút nào, Nhị gia, chẳng phải người đã nói rồi sao, để nạn dân ăn no quan trọng hơn tất cả, nô tài luôn ghi nhớ trong lòng.
Thị Mặc cung kính đáp:
- Ghi nhớ trong lòng là tốt, đây là việc trọng yếu nhất trong tất cả mọi việc, nhất quyết không thể có sơ xuất, ngoài ra ngươi nhớ kỹ, sau này bất kể có chuyện gì xảy ra, đảm bảo bọn họ no bụng vĩnh viễn là đại sự hàng đầu.
Mấy vạn nạn dân tập trung nơi này nếu vì không có cái ăn mà gây ra dân biến thì Đường gia sẽ phải chịu hết trách nhiệm.
Dân dĩ thực vi thiên, nếu không có cái ăn khẳng định sẽ chọc thủng trời.
(*) Người dân coi cái ăn là trời, người dân ăn no là chuyện hàng đầu.
Cách bếp không xa Đường Kính Chi thấy có một cái bao tải, đi tới mở ra xem đó là muối biển, thời hiện đại gọi là muối thô, không trắng mịn như muối ăn hay thấy trong các siêu thị.
Đường Kính Chi thọc tay vào bao muối xúc lên xem, hạt to thì bằng đầu ngón tay, hạt nhỏ thì như hạt đỗ đen, không phát hiện ra tạp vật như cát, có thể thấy nhà bếp cho nạn dân ăn thứ muối khá cao cấp rồi.
- Nhị gia, muối này được Đại quản gia mua trước khi tin tức nạn châu chấu truyền tới Lạc thành, chất lượng thượng hạng, giá cũng không hề rẻ.
Vì kinh doanh muối lợi nhuận cực lớn, hơn nữa lại là thứ mà trong nhà bách tính không thể thiếu, cho nên đều nắm trong tay quan phủ, đám quan lại tham lam định giá muối rất cao, cho nên sinh ra nhiều người buôn lậu muối, giá bán bằng một nửa quan phủ.
Nhưng buôn lậu thì không thể có nhiều muối được, cho nên Đường gia vẫn phải mua giá cao từ quan phủ, may là mua bán muối do triều đình trực tiếp quản lý chứ không phải ở địa phương, cho nên Vương Mông không gây khó dễ được.
- Ừm, ăn cơm không thể thiếu muối, giá cao một chút cũng được.
Đường Kính Chi gật gù có lãi do bán gạo giá cao ở các nơi khác duy trì, cho nên chuyện này không cần lo lắm.
Ở chỗ khác có mười mấy cái bao tại dựng chỉnh tề, đó là bao gai đan hơi thưa nên có thể nhìn rõ ở bên trong đựng đậu đỏ, thi thoảng lại có mấy hạt rơi ra ngoài mấy cái lỗ lớn. Giá đậu đỏ cao hơn giá gạo rất nhiều, đủ thấy Đường phủ vô cùng nhân nghĩa, quan phủ và những phú thương khác thí cháo gạo còn lưa thưa nói gì tới đỗ đỏ.
- Thị Mặc, bụng ta đói rồi, chỗ ngươi còn bánh bao thừa buổi sáng không?
Đứng ở đây ngửi mùi cháo thơm lừng, con sâu trong bụng Đường Kính Chi ngọ nguậy, ngồi xuống một bên hỏi:
- Dạ?
Thị Mặc ngớ người:
- Nhị gia với thân phận của người sao có thể ăn bánh bao thừa được? Hay là để nô tái đi an bài, bảo bọn họ nấu riêng cho Nhị gia nồi cháo đậu lót dạ, vừa rồi Cao cô nương có kiếm được vài thứ trên núi, có thể nấu một bữa ngon, mà một lúc nữa thôi là có hộ vệ trong phủ mang thức ăn tới cho người rồi.
- Không cần, ngươi chỉ cần cho ta cái bánh bao là đủ, đây có phải trong phủ đâu, không cần cầu kỳ cái chuyện thân phận với lễ nghi làm gì.
Đường Kính Chi vẫy tay gọi Ngọc Nhi tới ngồi bên cạnh mình:
- À, cô nương họ Cao đó là sao? Không phải nhà bếp chỉ dùng những phụ nhân có tuổi thôi à ?
- Dạ, nghe nói cô nương ấy là nữ nhi một vị tiêu đầu huyện nhỏ ở Yến châu, gần Sơn Hải quan, bị người Ngột Thuật tấn công phải bỏ gia nghiệp, vốn nương nhờ tạm người thân ở phương bắc, rồi nạn đói xảy ra nên xuống đây. Cô nương ấy vốn không phải được phân công tới nhà bếp mà tự ý làm vậy đấy, còn lôi kéo được một đống thiếu nữ đi theo …
Thị Mặc đáp cặn kẽ:
Đường Kính Chi chỉ thuận miệng hỏi thế thôi, nếu vị cô nương họ Cao kia là nam nhân thì y nhất sẽ chú ý cảnh giác, nhưng là nữ nhân nên để nàng tùy tiện một chút cũng được, dù sao nạn dân rất đông, cô nương này biết võ công, có bản lĩnh ngang ngạnh chút cũng là bình thường, bên cạnh y chẳng phải cũng có một cô nàng như thế sao? Phất tay bảo Thị Mặc đi lấy bánh bao.
Thị Mặc hơi ngần ngừ một chút mới chạy tới cái sọt lớn bên cạnh, chọn lấy một cái bánh bao to nhất sạch sẽ nhất mang cho chủ tử.
Đường Kính Chi bẻ bánh ra làm đôi đưa cho Ngọc Nhi một nửa, một nửa thì cho vào mồm ăn ngon lành, tuy không tới mức chảy nước miếng, nhưng mang đậm mỹ vị thiên nhiên, làm y rất hài lòng.
Ngọc Nhi không cự tuyệt, đưa tay nhận lấy nửa cái bánh, tay còn lại vén một góc khăn lên, vì có người ngoài ở đây, nên không thể để mất lễ nghi, xấu mặt tướng công, nàng cắn từng miếng một ăn rất nhỏ nhẹ.
Mới chỉ ăn được mấy miếng thì Thị Mặc chỉ về phía Lạc Thành nói:
- Nhị gia, hộ vệ trong phủ mang đồ ăn tới cho người đó.
Đường Kính Chi quay đầu nhìn, chỉ thấy phía quan đạo có mười mấy hộ vệ Đường gia phi ngựa hết tốc lực về phía này, khói bốc lên mùi trời, y liền đứng dậy, đưa cơm thì cần gì phải chấp thiết như thế?
Chẳng lẽ trong phủ xảy ra chuyện gì rồi?
Thị Mặc gọi một hạ nhân tới bảo hắn đi dẫn những hộ vệ kia tới đây, Đường Kính Chi lòng có dự cảm không lành, nhét hết cả miếng banh bao vào bụng, nhai nhồm nhoàm nuốt gọn luôn.
Nhãn lực Ngọc Nhi tốt hơn Đường Kính Chi nhiều, nàng còn nhận ra những hộ vệ kia không một ai xách hộp thức ăn, hơn nữa trên mặt còn đầy vẻ lo lắng vội vã.
Hạ nhân đi đón vừa chạy vừa gọi lớn, thu hút ánh mắt đám hộ vệ lại phía này, đám hộ vệ nghe nói chủ tử đang ở đó trực tiếp quay đầu ngựa phóng thẳng qua hạ nhân kia, hường tới khu bếp dựng tạm.
Mưới mấy con tuấn má phi gấp, làm bụi cuốn mù mịt, hạ nhân kia bị cát bụi xộc vào mắt vào miệng, vừa ho khù khụ, vừa dùng tay dụi mắt.
Đường Kính Chi nói gấp:
- Thị Mặc, đi mang ngựa của ta và Ngọc di nương tới đây.
- Vâng.
Thấy đám hộ vệ cấp thiết tới vậy, sắc mặt Thị Mặc cũng biến đổi, biết có chuyện xảy ra, chạy đi ngay lập tức.
Đám hộ vệ đó quất ngựa như điên, chỉ chốc lát chỉ còn cách nhà bếp chừng mười trượng, nhìn thấy chủ tử rồi mới ghìm cương giảm bớt tốc độ, rồi không đợi ngựa dừng hẳn đã tung người chạy xuống.
Người nhảy xuống trước là Hồ Định đội trưởng đội hội vệ, nương theo lực quán tính lảo đảo chạy tới, vẫn không quên lễ tiết quỳ một chân xuống:
- Nô tài thỉnh an Nhị gia, Ngọc di nương.
Những hộ vệ khác cũng nhảy xuống ngay phía sau, quỳ xuống thỉnh an hai người.
Kình phòng ập vào mặt, Đường Kính Chi giơ ống tay áo lên che mũi, đợi bụi đất tan hết mới lấy tay phất phất nhẹ, hỏi:
- Đứng dậy đi, xảy ra chuyện gì mà hốt hoảng như thế?
- Bẩm Nhị gia, có chuyện lớn xảy ra rồi.
Hồ Định cưỡi ngựa chạy liền một lèo từ Lạc Thành tới đây, mặt đẫm mồ hôi, tóc tai rối bù, hơi thở còn chưa đều, nói được một nửa thấy xung quanh nhiều người, đứng dậy đi tới cúi người nói nhỏ bên tai Đường Kính Chi:
- Tam gia ở biệt viện ngoại thành bị kẻ xấu bắt cóc rồi.
- Cái gì?
Đường Kính Chi cả kinh:
- Đúng vậy đó Nhị gia, lão thái quân mời người lập tức về phủ.
Hồ Định nói xong lùi lại hai bước, tiếp tục quỳ trên mặt đất.
Ngọc Nhi đứng sau lưng Đường Kính Chi, lúc Hồ Định đột nhiên đứng dậy, nàng cũng lập tức vận khí chuẩn bị, chỉ cần hắn có chút hành động khác thường là một chiêu lấy mạng ngay, tới khi Hồ Định báo cao xong lùi lại mới thả lỏng.
- Về phủ!
Đường Kính Chi phất tay đi ra khỏi lều tạm, lúc này Thị Mặc cũng đã dắt hai con ngựa một đen một trắng chạy tới.
- Thị Mặc, lượng gạo vẫn theo phân lượng trước kia đấy chứ?
Đường Kính Chi nhìn cái nồi đường kính hơn cả mét hỏi, đây là chuyện quan trọng, nên vẻ mặt y rất nghiêm túc:
- Vâng, không thay đổi chút nào, Nhị gia, chẳng phải người đã nói rồi sao, để nạn dân ăn no quan trọng hơn tất cả, nô tài luôn ghi nhớ trong lòng.
Thị Mặc cung kính đáp:
- Ghi nhớ trong lòng là tốt, đây là việc trọng yếu nhất trong tất cả mọi việc, nhất quyết không thể có sơ xuất, ngoài ra ngươi nhớ kỹ, sau này bất kể có chuyện gì xảy ra, đảm bảo bọn họ no bụng vĩnh viễn là đại sự hàng đầu.
Mấy vạn nạn dân tập trung nơi này nếu vì không có cái ăn mà gây ra dân biến thì Đường gia sẽ phải chịu hết trách nhiệm.
Dân dĩ thực vi thiên, nếu không có cái ăn khẳng định sẽ chọc thủng trời.
(*) Người dân coi cái ăn là trời, người dân ăn no là chuyện hàng đầu.
Cách bếp không xa Đường Kính Chi thấy có một cái bao tải, đi tới mở ra xem đó là muối biển, thời hiện đại gọi là muối thô, không trắng mịn như muối ăn hay thấy trong các siêu thị.
Đường Kính Chi thọc tay vào bao muối xúc lên xem, hạt to thì bằng đầu ngón tay, hạt nhỏ thì như hạt đỗ đen, không phát hiện ra tạp vật như cát, có thể thấy nhà bếp cho nạn dân ăn thứ muối khá cao cấp rồi.
- Nhị gia, muối này được Đại quản gia mua trước khi tin tức nạn châu chấu truyền tới Lạc thành, chất lượng thượng hạng, giá cũng không hề rẻ.
Vì kinh doanh muối lợi nhuận cực lớn, hơn nữa lại là thứ mà trong nhà bách tính không thể thiếu, cho nên đều nắm trong tay quan phủ, đám quan lại tham lam định giá muối rất cao, cho nên sinh ra nhiều người buôn lậu muối, giá bán bằng một nửa quan phủ.
Nhưng buôn lậu thì không thể có nhiều muối được, cho nên Đường gia vẫn phải mua giá cao từ quan phủ, may là mua bán muối do triều đình trực tiếp quản lý chứ không phải ở địa phương, cho nên Vương Mông không gây khó dễ được.
- Ừm, ăn cơm không thể thiếu muối, giá cao một chút cũng được.
Đường Kính Chi gật gù có lãi do bán gạo giá cao ở các nơi khác duy trì, cho nên chuyện này không cần lo lắm.
Ở chỗ khác có mười mấy cái bao tại dựng chỉnh tề, đó là bao gai đan hơi thưa nên có thể nhìn rõ ở bên trong đựng đậu đỏ, thi thoảng lại có mấy hạt rơi ra ngoài mấy cái lỗ lớn. Giá đậu đỏ cao hơn giá gạo rất nhiều, đủ thấy Đường phủ vô cùng nhân nghĩa, quan phủ và những phú thương khác thí cháo gạo còn lưa thưa nói gì tới đỗ đỏ.
- Thị Mặc, bụng ta đói rồi, chỗ ngươi còn bánh bao thừa buổi sáng không?
Đứng ở đây ngửi mùi cháo thơm lừng, con sâu trong bụng Đường Kính Chi ngọ nguậy, ngồi xuống một bên hỏi:
- Dạ?
Thị Mặc ngớ người:
- Nhị gia với thân phận của người sao có thể ăn bánh bao thừa được? Hay là để nô tái đi an bài, bảo bọn họ nấu riêng cho Nhị gia nồi cháo đậu lót dạ, vừa rồi Cao cô nương có kiếm được vài thứ trên núi, có thể nấu một bữa ngon, mà một lúc nữa thôi là có hộ vệ trong phủ mang thức ăn tới cho người rồi.
- Không cần, ngươi chỉ cần cho ta cái bánh bao là đủ, đây có phải trong phủ đâu, không cần cầu kỳ cái chuyện thân phận với lễ nghi làm gì.
Đường Kính Chi vẫy tay gọi Ngọc Nhi tới ngồi bên cạnh mình:
- À, cô nương họ Cao đó là sao? Không phải nhà bếp chỉ dùng những phụ nhân có tuổi thôi à ?
- Dạ, nghe nói cô nương ấy là nữ nhi một vị tiêu đầu huyện nhỏ ở Yến châu, gần Sơn Hải quan, bị người Ngột Thuật tấn công phải bỏ gia nghiệp, vốn nương nhờ tạm người thân ở phương bắc, rồi nạn đói xảy ra nên xuống đây. Cô nương ấy vốn không phải được phân công tới nhà bếp mà tự ý làm vậy đấy, còn lôi kéo được một đống thiếu nữ đi theo …
Thị Mặc đáp cặn kẽ:
Đường Kính Chi chỉ thuận miệng hỏi thế thôi, nếu vị cô nương họ Cao kia là nam nhân thì y nhất sẽ chú ý cảnh giác, nhưng là nữ nhân nên để nàng tùy tiện một chút cũng được, dù sao nạn dân rất đông, cô nương này biết võ công, có bản lĩnh ngang ngạnh chút cũng là bình thường, bên cạnh y chẳng phải cũng có một cô nàng như thế sao? Phất tay bảo Thị Mặc đi lấy bánh bao.
Thị Mặc hơi ngần ngừ một chút mới chạy tới cái sọt lớn bên cạnh, chọn lấy một cái bánh bao to nhất sạch sẽ nhất mang cho chủ tử.
Đường Kính Chi bẻ bánh ra làm đôi đưa cho Ngọc Nhi một nửa, một nửa thì cho vào mồm ăn ngon lành, tuy không tới mức chảy nước miếng, nhưng mang đậm mỹ vị thiên nhiên, làm y rất hài lòng.
Ngọc Nhi không cự tuyệt, đưa tay nhận lấy nửa cái bánh, tay còn lại vén một góc khăn lên, vì có người ngoài ở đây, nên không thể để mất lễ nghi, xấu mặt tướng công, nàng cắn từng miếng một ăn rất nhỏ nhẹ.
Mới chỉ ăn được mấy miếng thì Thị Mặc chỉ về phía Lạc Thành nói:
- Nhị gia, hộ vệ trong phủ mang đồ ăn tới cho người đó.
Đường Kính Chi quay đầu nhìn, chỉ thấy phía quan đạo có mười mấy hộ vệ Đường gia phi ngựa hết tốc lực về phía này, khói bốc lên mùi trời, y liền đứng dậy, đưa cơm thì cần gì phải chấp thiết như thế?
Chẳng lẽ trong phủ xảy ra chuyện gì rồi?
Thị Mặc gọi một hạ nhân tới bảo hắn đi dẫn những hộ vệ kia tới đây, Đường Kính Chi lòng có dự cảm không lành, nhét hết cả miếng banh bao vào bụng, nhai nhồm nhoàm nuốt gọn luôn.
Nhãn lực Ngọc Nhi tốt hơn Đường Kính Chi nhiều, nàng còn nhận ra những hộ vệ kia không một ai xách hộp thức ăn, hơn nữa trên mặt còn đầy vẻ lo lắng vội vã.
Hạ nhân đi đón vừa chạy vừa gọi lớn, thu hút ánh mắt đám hộ vệ lại phía này, đám hộ vệ nghe nói chủ tử đang ở đó trực tiếp quay đầu ngựa phóng thẳng qua hạ nhân kia, hường tới khu bếp dựng tạm.
Mưới mấy con tuấn má phi gấp, làm bụi cuốn mù mịt, hạ nhân kia bị cát bụi xộc vào mắt vào miệng, vừa ho khù khụ, vừa dùng tay dụi mắt.
Đường Kính Chi nói gấp:
- Thị Mặc, đi mang ngựa của ta và Ngọc di nương tới đây.
- Vâng.
Thấy đám hộ vệ cấp thiết tới vậy, sắc mặt Thị Mặc cũng biến đổi, biết có chuyện xảy ra, chạy đi ngay lập tức.
Đám hộ vệ đó quất ngựa như điên, chỉ chốc lát chỉ còn cách nhà bếp chừng mười trượng, nhìn thấy chủ tử rồi mới ghìm cương giảm bớt tốc độ, rồi không đợi ngựa dừng hẳn đã tung người chạy xuống.
Người nhảy xuống trước là Hồ Định đội trưởng đội hội vệ, nương theo lực quán tính lảo đảo chạy tới, vẫn không quên lễ tiết quỳ một chân xuống:
- Nô tài thỉnh an Nhị gia, Ngọc di nương.
Những hộ vệ khác cũng nhảy xuống ngay phía sau, quỳ xuống thỉnh an hai người.
Kình phòng ập vào mặt, Đường Kính Chi giơ ống tay áo lên che mũi, đợi bụi đất tan hết mới lấy tay phất phất nhẹ, hỏi:
- Đứng dậy đi, xảy ra chuyện gì mà hốt hoảng như thế?
- Bẩm Nhị gia, có chuyện lớn xảy ra rồi.
Hồ Định cưỡi ngựa chạy liền một lèo từ Lạc Thành tới đây, mặt đẫm mồ hôi, tóc tai rối bù, hơi thở còn chưa đều, nói được một nửa thấy xung quanh nhiều người, đứng dậy đi tới cúi người nói nhỏ bên tai Đường Kính Chi:
- Tam gia ở biệt viện ngoại thành bị kẻ xấu bắt cóc rồi.
- Cái gì?
Đường Kính Chi cả kinh:
- Đúng vậy đó Nhị gia, lão thái quân mời người lập tức về phủ.
Hồ Định nói xong lùi lại hai bước, tiếp tục quỳ trên mặt đất.
Ngọc Nhi đứng sau lưng Đường Kính Chi, lúc Hồ Định đột nhiên đứng dậy, nàng cũng lập tức vận khí chuẩn bị, chỉ cần hắn có chút hành động khác thường là một chiêu lấy mạng ngay, tới khi Hồ Định báo cao xong lùi lại mới thả lỏng.
- Về phủ!
Đường Kính Chi phất tay đi ra khỏi lều tạm, lúc này Thị Mặc cũng đã dắt hai con ngựa một đen một trắng chạy tới.
Tác giả :
Phó Kỳ Lân