Công Chúa Nhỏ (A Little Princess)
Chương 17: Đúng là đứa trẻ
Ngay chiều ngày hôm sau, ba thành viên của Gia Đình Lớn đến thăm ông Ấn Độ và đang cố gắng làm ông vui ngay trong thư phòng của ông. Họ được vào thư phòng vì họ là khách đặc biệt của ông. Thời gian qua ông đã sống trong tình trạng lơ lửng và hôm nay đây ông đang vô cùng sốt ruột chờ đợi một sự thật rõ ràng vì ông Carmichael đã từ Matxcơva trở về sau khi đã phải nấn ná lại lâu hơn hết tuần này đến tuần khác. Đến nước Nga ông đã phải vất vả lắm mới tìm được dấu vết của gia đình mà ông cần tìm nhưng họ lại đang đi nghỉ nên ông phải ở lại đó chờ họ về để gặp cho bằng được.
Ông Carisford ngồi trên chiếc ghế ngả ra sau. Janet ngồi trên sàn ngay cạnh ông. Ông rất yêu Janet. Còn Nora ngồi trên chiếc vế đẩu trong khi Donald cưỡi lên cái đầu con hổ trang trí cho chiếc thảm da thú trả nhà và phi rất mạnh.
"Đừng làm ồn Donald," Janet bảo em. "Khi đến thăm người ốm không nên làm họ vui bằng cái giọng cao chót vót như thế nhé. Có phải ồn quá không bác Carisford?" Janet nhìn ông hỏi.
Ông chỉ xoa vai cô bé cười "Không đâu cháu, có vậy mới kéo bác ra hỏi những suy nghĩ ưu phiền được."
"Cháu sẽ yên lặng ngay thôi" Donald nói. "Tất cả chúng ta sẽ trật tự như lũ chuột nhắt nhé."
"Chuột không làm ồn như vậy" Janet nói.
Donald dùng chiếc khăn tay làm dây cương quất quất vào đầu con hổ.
"Nếu cả đàn chuột thì chúng sẽ làm ồn như vậy, cả ngàn con chẳng hạn." Donald vui vẻ nói.
"Chị nghĩ là năm mươi ngàn con cũng không làm ồn được đến thế" Janet nói nghiêm khắc. "Mà chúng mình lại phải thật yên lặng như chỉ là một con chuột nhắt thôi."
Ông Carisford lại xoa vai Janet cười.
"Bố cháu sẽ đến ngay thôi ạ. Chúng mình nói chuyện về bé gái thất lạc được không ạ?" Janet gợi ý.
"Bác không nghĩ là bác có thể nói gì nhiều vào lúc này." Ông Carisford nói, dáng bộ mệt mỏi, đầu cúi xuống.
"Chúng cháu đều rất yêu cô bé ấy và gọi cô bé ấy là "công chúa bé nhỏ có thực".
"Tại sao?" Ông người Ấn Độ hỏi lại vì nhiều khi sự hài hước của Gia Đình Lớn làm ông quên hết mọi chuyện.
"Bởi vì cô bé ấy không phải là tiên. Nó sẽ rất giàu có một khi được tìm thấy và nó sẽ cảm thấy mình như một công chúa trong câu chuyện cổ tích vậy. Lần đầu chúng cháu đặt tên cho cô ấy là công chúa thần tiên nhưng thấy nó không thật hợp nên mới đổi ạ." Janet giải thích.
"Có thật là bố cô bé đã trao hết cả tiền bạc của mình cho một người bạn để đặt vào mỏ kim cương rồi người bạn nghĩ ông đã phá sản và bỏ trốn bởi vì ông ấy nghĩ rằng mình là kẻ ăn cướp không?"
"Nhưng sự thực ông ấy không ăn cướp" Janet vội vã chen vào.
Ông Carisford vội nắm lấy tay Janet nói "Không, người bạn đó không ăn cướp."
"Cháu thấy tội cho ông ấy." Janet nói. "Cháu không thể không thương ông ấy được vì ông ấy không chủ bụng làm như vậy. Ông ấy phải đau khổ đến vỡ tim mất."
"Cháu là cô bé biết cảm thông Janet ạ." Ông Ấn Độ nói và càng siết chặt tay Janet.
"Chị đã kể cho ông Carisford về "cô bé không phải là ăn xin" chưa? Chị đã kể cho bác ấy là cô bé đó đã có quần áo mới chưa? Có lẽ cô bé đó cũng được ai mới tìm ra sau thời gian thất lạc." Donald sốt sắng hỏi.
"Có tiếng xe đỗ trước cửa! Có lẽ là bố đấy."
Janet reo lên.
Cả ba đứa chạy ùa ra cửa số nhòm xuống.
"Đúng là bố rồi." Donald tuyên bố "Nhưng chẳng có cô bé nào đi cùng bố cả."
Cả ba đứa đều không kiềm chế được lao ngay xuống nhà. Đó cũng là cách chúng vẫn thường đón bố mỗi lần ông đi đâu về. Chúng nhảy nhót reo hò vỗ tay và bố nhấc từng đứa một lên để hôn.
Ông Carisford cũng cố gắng đứng dậy nhưng lại ngồi phịch ngay xuống ghế thất vọng nói: "Đúng là đồ bỏ đi, mình chẳng thể tự làm gì được cả!" Và ông cũng đã nghe thấy tiếng ông Carmichael ngay ở cửa.
"Thôi các con ra ngoài chơi một lát rồi vào sau nhé. Bố muốn nói chuyện riêng với bác Carisford một chút. Ra ngoài chơi với Ram Das." Nói rồi ông đẩy cửa vào. Trông ông hồng hào, khỏe mạnh hơn trước nhưng cặp mắt buồn rầu, lo lắng khi bắt gặp cái nhìn đầy lo âu và chứa đựng biết bao nhiêu câu hỏi của ông Carisford khi hai người bắt tay nhau.
"Có tin gì về đứa trẻ mà gia đình người Nga đó nhận làm con nuôi không?" Ông Carisford hỏi.
"Có, nhưng nó lại không phải là đứa trẻ mà chúng ta đang tìm kiếm." ông Carmichael trả lời. "Nó bé hơn đứa con gái của thuyền trưởng Crewe nhiều và tên nó lại là Emely Carew. Tôi đã gặp và trò chuyện với con bé, cặp vợ chồng đó vẫn còn đầy đủ giấy tờ và có thể cung cấp mọi chi tiết về đứa trẻ."
Nghe đến đó ông Carisford trông càng thảm hại hơn, tay ông rũ ra tuột khỏi tay ông Carmichael. Ông nói "Thế có nghĩ là cuộc tìm kiếm lại phải bắt đầu lại từ đầu. Thế là hết. Ngồi xuống đi."
Ông Carmichael ngồi xuống ghế. Chừng mực nào đó ông bắt đầu cảm thấy yêu mến và thương xót con người đau khổ này. Là con người mạnh khỏe, xung quanh đầy những niềm vui, hạnh phúc và tình yêu nên ông rất thông cảm với sự cô đơn và tình trạng ốm yếu, đau khổ của ông Carisford. Ông yếu đến nỗi không thể chịu nổi sự ồn ào hay một tiếng nói to thế nhưng lại bị dằn vặt bởi ý nghĩ là chính mình đã đẩy con bé đến tình trạng cùng khổ rồi lại bỏ rơi nó.
"Lại đây, lại ngay đây" Ông Carisford bỗng nhiên phấn chấn hơn. "Chúng mình phải bắt đầu ngay lập tức không được để phí một chút thời gian nào nữa cả. Ông đã có chút gợi ý nào chưa, một chút thôi cũng được?"
Ông Carmichael sốt sắng đứng bật dậy nhìn xung quanh phòng nghĩ ngợi nhưng chưa có kế hoạch gì cụ thể cả. "Tôi không biết có đáng làm hay không nhưng khi ngồi trên tàu từ Dove về tôi nảy ra một ý kiến và tôi đã suy nghĩ rất nhiều."
"Anh định làm gì? Nếu con bé còn sống thì chắc nó phải đang ở đâu đó."
"Đúng vậy, nó đang ở đâu đó. Chúng ta đã tìm kiếm rất nhiều ở Paris rồi. Hãy dừng cuộc tìm kiếm ở Paris và bắt đầu ngay tại Luân Đôn. Đó là đề nghị của tôi. Hãy tìm ngay tại Luân Đôn."
"Ở đây có bao nhiêu trường." Ông Carisford nói rồi như nhớ ra điều gì ông hơi giật mình nhổm dậy nói tiếp: "Ở ngay bên cạnh đây cũng có một trường."
"Thế thì chúng ta sẽ bắt đầu từ trường bên cạnh trước." Ông Carmichaes nói.
"Không!" Ông Carisford phản đối. "Bên đó cũng có một đứa trẻ làm tôi phải chú ý nhưng nó lại không phải là học sinh. Trông nó đen đủi rách rưới không giống như đứa con gái của Crewe xấu số nào cả."
Có lẽ Phép Mầu Nhiệm lại linh ứng và can thiệp rất đúng lúc. Phép Mầu Nhiệm tuyệt vời đã sắp xếp mọi chuyện như vậy. Không hiểu điều gì đã làm cho Ram Das có đủ can đảm vào phòng ngay khi ông chủ đang nói chuyện. Ông ta kính cẩn chào nhưng không giấu nổi vẻ phấn khởi trên khuôn mặt đen sạm, mắt sáng rực.
"Thưa ngày" Ram Das dè dặt nói "Đứa bé tự đến ạ - đứa bé mà ông cưu mang ấy ạ. Cô bé mang trả con khỉ, nó đã hai lần lẻn sang phòng cô bé. Tôi đã nói cô bé đợi vì nghĩ có khi gặp con bé hay nói chuyện với nó cũng làm cho ngài nguôi ngoai đôi chút ạ."
"Đứa trẻ đó là ai?" Ông Carmichael hỏi.
"Chúa mới biết được," Ông Carisford buồn rầu nói "Nó là đứa bé mà tôi đang nói đến đấy. Một đứa hầu trong trường bên cạnh đây." "Ừ, tôi cũng muốn gặp con bé, dắt nó vào đây." Ông Carisford ra hiệu cho Ram Das rồi quay lại giải thích cho ông Carmichael. "Trong lúc ông đi vắng, tôi hoàn toàn tuyệt vọng. Ngày thật ảm đạm và dài lê thê. Ram Das đã kể cho tôi nghe những cực nhọc mà con bé phải chịu đựng và cả hai chúng tôi cùng nghĩ ra một kế hoạch để giúp con bé. Một kế hoạch hay hay, rất trẻ con nhưng cũng để cho tôi có việc gì mà làm. Phải nói là không có sự giúp đỡ của con người có đôi chân thiên thần như Ram Das thì kế hoạch của chúng tôi không thể nào thực hiện được."
Sara ôm con khỉ bước vào, nó rõ ràng là không muốn rời em nếu có thể. Nó cứ bấu lấy em và líu ríu nói. Sara thấy rất vui khi ở trong phòng của người Ấn Độ, hai má em ửng hồng.
"Con khỉ của bác lại bỏ trốn lần nữa, cháu thấy nó ở cửa sổ trên mái nhà cháu và cháu đã mang nó vào vì thấy bên ngoài lạnh quá ạ. Cháu định mang trả bác ngay nhưng lúc đó quá muộn rồi, cháu nghĩ bác mệt và không muốn bị làm phiền vào lúc nửa đêm ạ."
Cặp mắt sâu hoắm của người đàn ông Ấn Độ nhìn em tò mò trìu mến nói: "Cháu biết nghĩ vậy là rất tốt."
Sara nhìn Ram Das đang đứng ngay gần đó rồi hỏi "Cháu đưa nó cho ông thủy thủ người Ấn này có được không ạ?"
"Làm sao cháu biết ông ấy là thủy thủ Ấn Độ?" Người đàn ông Ấn Độ cười và hỏi lại.
"Có, cháu biết ạ." Sara vừa nói vừa miễn cưỡng trao con khỉ cho Ram Das. "Cháu biết vì cháu sinh ra ở Ấn Độ ạ."
Nghe vậy người đàn ông Ấn Độ giật mình, dướn thẳng người lên làm Sara cũng ngỡ ngàng.
"Cháu sinh ra ở Ấn Độ à?" "Cháu... có phải...? Cháu lại đây" Ông nói và chìa tay vẫy Sara lại gần.
Sara đến bên ông và đặt tay vào tay ông như muốn nắm chặt lấy. Em đứng im, cặp mắt xanh xám của em tình cờ bắt gặp cặp mắt u uất của ông. Chắc ông phải có điều gì đó.
"Cháu sống ở nhà bên cạnh à?" Ông hỏi.
"Vâng ạ, cháu sống ở trường của cô Minchin ạ."
"Cháu không phải là học sinh phải không?"
Sara lưỡng lự một chút, rồi với nụ cười hơi thấp thoáng trên miệng, em nói: "Cháu không nghĩ là cháu có thể nói chính xác cháu là gì cả."
"Tại sao lại không?"
"Đầu tiên cháu cũng là học sinh và là một học sinh nội trú đặc biệt có căn hộ riêng. Còn bây giờ..."
"Cháu đã từng là học sinh! Thế bây giờ cháu là gì?"
Nụ cười buồn bã lại xuất hiện trên môi, Sara nói: "Bây giờ cháu ngủ trên phòng áp mái, đối diện với phòng của người rửa chén bát. Cháu làm bất cứ việc gì người ta sai bảo, chạy việc vặt cho bà đều bếp, dạy bọn trẻ con học."
"Hỏi tiếp đi ông Carmichael" Ông Carisford giục, rồi lại ngả người vào ghế vẻ mệt mỏi. "Ông hỏi tiếp đi tôi không hỏi được nũa."
Người bố phúc hậu của Gia Đình Lớn rất có kinh nghiệm gợi chuyện các bé gái. Sara cảm nhận được điều đó vì ông bắt đầu với cái giọng khích lệ dịu dàng.
"Tại sao con lại dùng từ "đầu tiên" hả con gái?" Ông hỏi.
"Khi cháu mới được bố cháu đưa đến trường."
"Thế bố cháu đâu rồi?"
"Ông chết rồi" Sara trả lời buồn bã. "Ông mất hết tiền nên chẳng để lại được đồng nào cho cháu. Không ai cưu mang cháu hay trả tiền cho cô Minchin."
"Ông Carmichael!" Người đàn ông Ấn Độ gần như hét lên. "Carmichael!"
"Chúng ta không được làm con bé sợ." Ông Carmichael nói nhỏ vào tai ông Carisford rồi lại quay ra nói với Sara vẫn với cái giọng dịu dàng "Chính vì vậy mà cháu bị đuổi lên phòng áp mái và bị biến thành người hầu phải không?" "Đúng vậy không cháu?"
"Không ai cưu mang cháu, không có tiền và cháu không thuộc về ai cả."
"Tại sao bố cháu lại mất tất cả gia sản?" Người đàn ông Ấn Độ hổn hển nói chen vào.
"Ông ấy không tự mình làm mất hết gia tài." Sara ngập ngừng nói. "Bố cháu có một người bạn mà ông rất yêu mết và ông ấy cũng rất quý bố cháu. Chính người bạn đó đã lấy hết số tiền. Bố cháu đã quá tin bạn."
Người đàn ông Ấn Độ càng thở gấp hơn nói "Có thể người bạn đó không cố tình làm vậy mà sự việc đó chỉ là một sai lầm."
Sara không biết khi em trả lời những câu đó giọng em lạnh lùng tàn nhẫn đến thế nào. Nếu như em biết được tất cả thì em cũng đã cố nói nhẹ nhàng hơn để ông đỡ đau lòng.
"Sự chịu đựng đã quá kinh khủng đối với bố cháu và nó đã giết chết bố."
"Tên bố cháu là gì?" Người đàn ông Ấn Độ thúc giục "Cháu cho bác biết được không?"
"Bố cháu là Ralpha Crewe." Sara lạnh nhạt trả lời nhưng cảm thấy hơi giật mình. "Thuyền trưởng Crewe. Ông đã chết tại Ấn Độ."
Khuôn mặt hốc hác của ông Carisford co dúm lại, Ram Das phải chạy vội đến bên ông chủ.
"Carmichael" Ông thở hổn hển nói "Chính là đứa bé rồi - chính là nó đây rồi!"
Lúc đó Sara sợ run lên nghĩ chắc ông Carisford chết mất khi thấy Ram Das vạch môi ông ra nhỏ mấy giọt thuốc vào miệng. Em nhìn ông Carmichaed ngơ ngác hỏi "Cháu là đứa trẻ gì cơ ạ?"
"Ông ấy chính là người bạn của bố cháu. Đừng sợ. Chúng tôi đã tìm kiếm cháu khắp nơi suốt hai năm nay rồi."
Sara đặt tay lên trán, miệng run run thì thầm như đang trong mơ "Suốt cả thời gian đó cháu vẫn ở ngay trường của cô Minchin. Chỉ cách có một bức tường."
Ông Carisford ngồi trên chiếc ghế ngả ra sau. Janet ngồi trên sàn ngay cạnh ông. Ông rất yêu Janet. Còn Nora ngồi trên chiếc vế đẩu trong khi Donald cưỡi lên cái đầu con hổ trang trí cho chiếc thảm da thú trả nhà và phi rất mạnh.
"Đừng làm ồn Donald," Janet bảo em. "Khi đến thăm người ốm không nên làm họ vui bằng cái giọng cao chót vót như thế nhé. Có phải ồn quá không bác Carisford?" Janet nhìn ông hỏi.
Ông chỉ xoa vai cô bé cười "Không đâu cháu, có vậy mới kéo bác ra hỏi những suy nghĩ ưu phiền được."
"Cháu sẽ yên lặng ngay thôi" Donald nói. "Tất cả chúng ta sẽ trật tự như lũ chuột nhắt nhé."
"Chuột không làm ồn như vậy" Janet nói.
Donald dùng chiếc khăn tay làm dây cương quất quất vào đầu con hổ.
"Nếu cả đàn chuột thì chúng sẽ làm ồn như vậy, cả ngàn con chẳng hạn." Donald vui vẻ nói.
"Chị nghĩ là năm mươi ngàn con cũng không làm ồn được đến thế" Janet nói nghiêm khắc. "Mà chúng mình lại phải thật yên lặng như chỉ là một con chuột nhắt thôi."
Ông Carisford lại xoa vai Janet cười.
"Bố cháu sẽ đến ngay thôi ạ. Chúng mình nói chuyện về bé gái thất lạc được không ạ?" Janet gợi ý.
"Bác không nghĩ là bác có thể nói gì nhiều vào lúc này." Ông Carisford nói, dáng bộ mệt mỏi, đầu cúi xuống.
"Chúng cháu đều rất yêu cô bé ấy và gọi cô bé ấy là "công chúa bé nhỏ có thực".
"Tại sao?" Ông người Ấn Độ hỏi lại vì nhiều khi sự hài hước của Gia Đình Lớn làm ông quên hết mọi chuyện.
"Bởi vì cô bé ấy không phải là tiên. Nó sẽ rất giàu có một khi được tìm thấy và nó sẽ cảm thấy mình như một công chúa trong câu chuyện cổ tích vậy. Lần đầu chúng cháu đặt tên cho cô ấy là công chúa thần tiên nhưng thấy nó không thật hợp nên mới đổi ạ." Janet giải thích.
"Có thật là bố cô bé đã trao hết cả tiền bạc của mình cho một người bạn để đặt vào mỏ kim cương rồi người bạn nghĩ ông đã phá sản và bỏ trốn bởi vì ông ấy nghĩ rằng mình là kẻ ăn cướp không?"
"Nhưng sự thực ông ấy không ăn cướp" Janet vội vã chen vào.
Ông Carisford vội nắm lấy tay Janet nói "Không, người bạn đó không ăn cướp."
"Cháu thấy tội cho ông ấy." Janet nói. "Cháu không thể không thương ông ấy được vì ông ấy không chủ bụng làm như vậy. Ông ấy phải đau khổ đến vỡ tim mất."
"Cháu là cô bé biết cảm thông Janet ạ." Ông Ấn Độ nói và càng siết chặt tay Janet.
"Chị đã kể cho ông Carisford về "cô bé không phải là ăn xin" chưa? Chị đã kể cho bác ấy là cô bé đó đã có quần áo mới chưa? Có lẽ cô bé đó cũng được ai mới tìm ra sau thời gian thất lạc." Donald sốt sắng hỏi.
"Có tiếng xe đỗ trước cửa! Có lẽ là bố đấy."
Janet reo lên.
Cả ba đứa chạy ùa ra cửa số nhòm xuống.
"Đúng là bố rồi." Donald tuyên bố "Nhưng chẳng có cô bé nào đi cùng bố cả."
Cả ba đứa đều không kiềm chế được lao ngay xuống nhà. Đó cũng là cách chúng vẫn thường đón bố mỗi lần ông đi đâu về. Chúng nhảy nhót reo hò vỗ tay và bố nhấc từng đứa một lên để hôn.
Ông Carisford cũng cố gắng đứng dậy nhưng lại ngồi phịch ngay xuống ghế thất vọng nói: "Đúng là đồ bỏ đi, mình chẳng thể tự làm gì được cả!" Và ông cũng đã nghe thấy tiếng ông Carmichael ngay ở cửa.
"Thôi các con ra ngoài chơi một lát rồi vào sau nhé. Bố muốn nói chuyện riêng với bác Carisford một chút. Ra ngoài chơi với Ram Das." Nói rồi ông đẩy cửa vào. Trông ông hồng hào, khỏe mạnh hơn trước nhưng cặp mắt buồn rầu, lo lắng khi bắt gặp cái nhìn đầy lo âu và chứa đựng biết bao nhiêu câu hỏi của ông Carisford khi hai người bắt tay nhau.
"Có tin gì về đứa trẻ mà gia đình người Nga đó nhận làm con nuôi không?" Ông Carisford hỏi.
"Có, nhưng nó lại không phải là đứa trẻ mà chúng ta đang tìm kiếm." ông Carmichael trả lời. "Nó bé hơn đứa con gái của thuyền trưởng Crewe nhiều và tên nó lại là Emely Carew. Tôi đã gặp và trò chuyện với con bé, cặp vợ chồng đó vẫn còn đầy đủ giấy tờ và có thể cung cấp mọi chi tiết về đứa trẻ."
Nghe đến đó ông Carisford trông càng thảm hại hơn, tay ông rũ ra tuột khỏi tay ông Carmichael. Ông nói "Thế có nghĩ là cuộc tìm kiếm lại phải bắt đầu lại từ đầu. Thế là hết. Ngồi xuống đi."
Ông Carmichael ngồi xuống ghế. Chừng mực nào đó ông bắt đầu cảm thấy yêu mến và thương xót con người đau khổ này. Là con người mạnh khỏe, xung quanh đầy những niềm vui, hạnh phúc và tình yêu nên ông rất thông cảm với sự cô đơn và tình trạng ốm yếu, đau khổ của ông Carisford. Ông yếu đến nỗi không thể chịu nổi sự ồn ào hay một tiếng nói to thế nhưng lại bị dằn vặt bởi ý nghĩ là chính mình đã đẩy con bé đến tình trạng cùng khổ rồi lại bỏ rơi nó.
"Lại đây, lại ngay đây" Ông Carisford bỗng nhiên phấn chấn hơn. "Chúng mình phải bắt đầu ngay lập tức không được để phí một chút thời gian nào nữa cả. Ông đã có chút gợi ý nào chưa, một chút thôi cũng được?"
Ông Carmichael sốt sắng đứng bật dậy nhìn xung quanh phòng nghĩ ngợi nhưng chưa có kế hoạch gì cụ thể cả. "Tôi không biết có đáng làm hay không nhưng khi ngồi trên tàu từ Dove về tôi nảy ra một ý kiến và tôi đã suy nghĩ rất nhiều."
"Anh định làm gì? Nếu con bé còn sống thì chắc nó phải đang ở đâu đó."
"Đúng vậy, nó đang ở đâu đó. Chúng ta đã tìm kiếm rất nhiều ở Paris rồi. Hãy dừng cuộc tìm kiếm ở Paris và bắt đầu ngay tại Luân Đôn. Đó là đề nghị của tôi. Hãy tìm ngay tại Luân Đôn."
"Ở đây có bao nhiêu trường." Ông Carisford nói rồi như nhớ ra điều gì ông hơi giật mình nhổm dậy nói tiếp: "Ở ngay bên cạnh đây cũng có một trường."
"Thế thì chúng ta sẽ bắt đầu từ trường bên cạnh trước." Ông Carmichaes nói.
"Không!" Ông Carisford phản đối. "Bên đó cũng có một đứa trẻ làm tôi phải chú ý nhưng nó lại không phải là học sinh. Trông nó đen đủi rách rưới không giống như đứa con gái của Crewe xấu số nào cả."
Có lẽ Phép Mầu Nhiệm lại linh ứng và can thiệp rất đúng lúc. Phép Mầu Nhiệm tuyệt vời đã sắp xếp mọi chuyện như vậy. Không hiểu điều gì đã làm cho Ram Das có đủ can đảm vào phòng ngay khi ông chủ đang nói chuyện. Ông ta kính cẩn chào nhưng không giấu nổi vẻ phấn khởi trên khuôn mặt đen sạm, mắt sáng rực.
"Thưa ngày" Ram Das dè dặt nói "Đứa bé tự đến ạ - đứa bé mà ông cưu mang ấy ạ. Cô bé mang trả con khỉ, nó đã hai lần lẻn sang phòng cô bé. Tôi đã nói cô bé đợi vì nghĩ có khi gặp con bé hay nói chuyện với nó cũng làm cho ngài nguôi ngoai đôi chút ạ."
"Đứa trẻ đó là ai?" Ông Carmichael hỏi.
"Chúa mới biết được," Ông Carisford buồn rầu nói "Nó là đứa bé mà tôi đang nói đến đấy. Một đứa hầu trong trường bên cạnh đây." "Ừ, tôi cũng muốn gặp con bé, dắt nó vào đây." Ông Carisford ra hiệu cho Ram Das rồi quay lại giải thích cho ông Carmichael. "Trong lúc ông đi vắng, tôi hoàn toàn tuyệt vọng. Ngày thật ảm đạm và dài lê thê. Ram Das đã kể cho tôi nghe những cực nhọc mà con bé phải chịu đựng và cả hai chúng tôi cùng nghĩ ra một kế hoạch để giúp con bé. Một kế hoạch hay hay, rất trẻ con nhưng cũng để cho tôi có việc gì mà làm. Phải nói là không có sự giúp đỡ của con người có đôi chân thiên thần như Ram Das thì kế hoạch của chúng tôi không thể nào thực hiện được."
Sara ôm con khỉ bước vào, nó rõ ràng là không muốn rời em nếu có thể. Nó cứ bấu lấy em và líu ríu nói. Sara thấy rất vui khi ở trong phòng của người Ấn Độ, hai má em ửng hồng.
"Con khỉ của bác lại bỏ trốn lần nữa, cháu thấy nó ở cửa sổ trên mái nhà cháu và cháu đã mang nó vào vì thấy bên ngoài lạnh quá ạ. Cháu định mang trả bác ngay nhưng lúc đó quá muộn rồi, cháu nghĩ bác mệt và không muốn bị làm phiền vào lúc nửa đêm ạ."
Cặp mắt sâu hoắm của người đàn ông Ấn Độ nhìn em tò mò trìu mến nói: "Cháu biết nghĩ vậy là rất tốt."
Sara nhìn Ram Das đang đứng ngay gần đó rồi hỏi "Cháu đưa nó cho ông thủy thủ người Ấn này có được không ạ?"
"Làm sao cháu biết ông ấy là thủy thủ Ấn Độ?" Người đàn ông Ấn Độ cười và hỏi lại.
"Có, cháu biết ạ." Sara vừa nói vừa miễn cưỡng trao con khỉ cho Ram Das. "Cháu biết vì cháu sinh ra ở Ấn Độ ạ."
Nghe vậy người đàn ông Ấn Độ giật mình, dướn thẳng người lên làm Sara cũng ngỡ ngàng.
"Cháu sinh ra ở Ấn Độ à?" "Cháu... có phải...? Cháu lại đây" Ông nói và chìa tay vẫy Sara lại gần.
Sara đến bên ông và đặt tay vào tay ông như muốn nắm chặt lấy. Em đứng im, cặp mắt xanh xám của em tình cờ bắt gặp cặp mắt u uất của ông. Chắc ông phải có điều gì đó.
"Cháu sống ở nhà bên cạnh à?" Ông hỏi.
"Vâng ạ, cháu sống ở trường của cô Minchin ạ."
"Cháu không phải là học sinh phải không?"
Sara lưỡng lự một chút, rồi với nụ cười hơi thấp thoáng trên miệng, em nói: "Cháu không nghĩ là cháu có thể nói chính xác cháu là gì cả."
"Tại sao lại không?"
"Đầu tiên cháu cũng là học sinh và là một học sinh nội trú đặc biệt có căn hộ riêng. Còn bây giờ..."
"Cháu đã từng là học sinh! Thế bây giờ cháu là gì?"
Nụ cười buồn bã lại xuất hiện trên môi, Sara nói: "Bây giờ cháu ngủ trên phòng áp mái, đối diện với phòng của người rửa chén bát. Cháu làm bất cứ việc gì người ta sai bảo, chạy việc vặt cho bà đều bếp, dạy bọn trẻ con học."
"Hỏi tiếp đi ông Carmichael" Ông Carisford giục, rồi lại ngả người vào ghế vẻ mệt mỏi. "Ông hỏi tiếp đi tôi không hỏi được nũa."
Người bố phúc hậu của Gia Đình Lớn rất có kinh nghiệm gợi chuyện các bé gái. Sara cảm nhận được điều đó vì ông bắt đầu với cái giọng khích lệ dịu dàng.
"Tại sao con lại dùng từ "đầu tiên" hả con gái?" Ông hỏi.
"Khi cháu mới được bố cháu đưa đến trường."
"Thế bố cháu đâu rồi?"
"Ông chết rồi" Sara trả lời buồn bã. "Ông mất hết tiền nên chẳng để lại được đồng nào cho cháu. Không ai cưu mang cháu hay trả tiền cho cô Minchin."
"Ông Carmichael!" Người đàn ông Ấn Độ gần như hét lên. "Carmichael!"
"Chúng ta không được làm con bé sợ." Ông Carmichael nói nhỏ vào tai ông Carisford rồi lại quay ra nói với Sara vẫn với cái giọng dịu dàng "Chính vì vậy mà cháu bị đuổi lên phòng áp mái và bị biến thành người hầu phải không?" "Đúng vậy không cháu?"
"Không ai cưu mang cháu, không có tiền và cháu không thuộc về ai cả."
"Tại sao bố cháu lại mất tất cả gia sản?" Người đàn ông Ấn Độ hổn hển nói chen vào.
"Ông ấy không tự mình làm mất hết gia tài." Sara ngập ngừng nói. "Bố cháu có một người bạn mà ông rất yêu mết và ông ấy cũng rất quý bố cháu. Chính người bạn đó đã lấy hết số tiền. Bố cháu đã quá tin bạn."
Người đàn ông Ấn Độ càng thở gấp hơn nói "Có thể người bạn đó không cố tình làm vậy mà sự việc đó chỉ là một sai lầm."
Sara không biết khi em trả lời những câu đó giọng em lạnh lùng tàn nhẫn đến thế nào. Nếu như em biết được tất cả thì em cũng đã cố nói nhẹ nhàng hơn để ông đỡ đau lòng.
"Sự chịu đựng đã quá kinh khủng đối với bố cháu và nó đã giết chết bố."
"Tên bố cháu là gì?" Người đàn ông Ấn Độ thúc giục "Cháu cho bác biết được không?"
"Bố cháu là Ralpha Crewe." Sara lạnh nhạt trả lời nhưng cảm thấy hơi giật mình. "Thuyền trưởng Crewe. Ông đã chết tại Ấn Độ."
Khuôn mặt hốc hác của ông Carisford co dúm lại, Ram Das phải chạy vội đến bên ông chủ.
"Carmichael" Ông thở hổn hển nói "Chính là đứa bé rồi - chính là nó đây rồi!"
Lúc đó Sara sợ run lên nghĩ chắc ông Carisford chết mất khi thấy Ram Das vạch môi ông ra nhỏ mấy giọt thuốc vào miệng. Em nhìn ông Carmichaed ngơ ngác hỏi "Cháu là đứa trẻ gì cơ ạ?"
"Ông ấy chính là người bạn của bố cháu. Đừng sợ. Chúng tôi đã tìm kiếm cháu khắp nơi suốt hai năm nay rồi."
Sara đặt tay lên trán, miệng run run thì thầm như đang trong mơ "Suốt cả thời gian đó cháu vẫn ở ngay trường của cô Minchin. Chỉ cách có một bức tường."
Tác giả :
Frances Hodgson Burnett