Cơn Mưa Định Mệnh
Chương 3
Thấy Hạnh ăn mặc phong phanh, sư thầy khoác cho cô bé thêm chiếc áo rét, gió ngoài trời vẫn thổi mạnh, những tán lá cây nghiêng ngả héo úa vì giá rét. Hạnh đi chậm rãi từng bước một, trong lòng dấy lên nhiều suy nghĩ cực đoan bởi cô rất sợ phải đối mặt với bố mình. Hy vọng lời sư thầy nói là đúng, hy vọng bố đã đi khỏi nhà rồi, người lớn chắc không nói dối đâu! Hạnh tự an ủi mình thế rồi rảo bước đi nhanh hơn, không biết giờ này mẹ đã ăn cái gì chưa nhỉ?
Ở làng ở xóm, sống ở đây đã hơn chục năm trời còn ngõ ngách nào Hạnh chưa từng đi qua, những ngày hè theo đám bạn đi chơi rồi những hôm đi học được về sớm, bởi vậy đi từ chùa về đến nhà, Hạnh đi tắt lối cánh đồng, qua một con kênh là về được nhà. Đoạn đường ngắn chỉ khoảng 1km. Bởi vậy mọi người tìm kiếm không phát hiện ra Hạnh đang ở đâu.
Khi đi đến gần nhà mình, Hạnh nghe thấy tiếng kèn đám ma, tiếng đàn nhị kéo lên mỗi khúc nghe ai oán mà nẫu ruột làm sao. Hạnh thắc mắc, ở làng lại có ai chết vậy nhỉ? Đi thêm quãng nữa Hạnh mới hoảng hồn vì phía trước nhà, có rất nhiều người đang tấp nập đi lại, sân trước và sân sau căng phông rạp đám ma... hơn nữa, âm thanh đó chính xác là phát ra từ nhà cô bé.
Là ai? Ai đã chết? Nhà chỉ có ba người, 4 anh chị lập gia đình và làm ăn xa, chỉ còn Hạnh ở với bố mẹ. Cô bé bỏ đi đêm qua, còn hai bố mẹ... vậy rạp mắc lên thế kia rốt cục là ai đã chết? Chân tay Hạnh run run, cô bé sợ hãi khi đoán già đoán non sự việc. Trong thâm tâm, Hạnh luôn hy vọng người chết chính là bố mình, nghe thì có vẻ bất hiếu và tàn nhẫn nhưng phải đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh của cô bé thì mới hiểu được tại sao Hạnh lại có suy nghĩ tiêu cực như vậy...
Lại nữa, khi nãy ở chùa sư thầy có nói bố Hạnh đi xa, không có ở nhà. Lẽ nào... sư thầy đã biết chuyện bố Hạnh chết, tức là ông ấy đi xa? Nghĩ vậy Hạnh chạy nhanh hơn, đến trước ngõ vào nhà mọi người nhìn thấy Hạnh thì mừng rỡ:
Con bé này, cháu đi đâu mà mọi người tìm không thấy?
Hạnh không trả lời câu hỏi ấy mà nóng lòng muốn biết tại sao nhà lại bày trí phông rạp thế này:
Chuyện gì đang diễn ra vậy ạ?
Không một ai đáp lại lời Hạnh, cô bé không hỏi nữa từ từ đi vào trong nhà, giữa nhà đặt một ban thờ hương khói nghi ngút, Hạnh rụng rời chân tay khi nhìn lên di ảnh, người đó chính là bà Ưng- mẹ của cô. Không đúng, tại sao lại thế này chứ? Vừa mới đêm qua mẹ còn cãi nhau với bố, không thể như thế được... Hạnh không nói thành lời, cô hướng ánh mắt sang bên cạnh, mẹ cô đang nằm trên chiếc giường, thân hình bất động, vẻ mặt đau đớn vẫn còn đó. Dưới nền nhà các anh các chị đã có mặt đông đủ, ai nấy đều khóc lóc kêu gọi mẹ ơi...
Các anh chị đã vuốt mắt cho mẹ mấy lần nhưng mắt bà Ưng mãi không nhắm khít được, vẻ mặt bà vẫn hiện rõ vẻ đau đớn đến đáng thương. Hạnh đau lòng đi đến bên giường của mẹ, lúc này cô mới òa lên khóc. Tiếng khóc thê lương vô cùng, ai cũng chứng kiến cũng phải rơi lệ vì tình cảm Hạnh dành cho mẹ mình.
Hạnh là con gái Út của ông bà Ưng, do bà vỡ kế hoạch mà thai to nên không thể bỏ được nữa, bất chấp bị chồng chửi mắng bà Ưng vẫn quyết tâm sinh con bé ra. Khi các anh chị trưởng thành và lập gia đình, chỉ có Hạnh ở bên mẹ những lúc bà đau yếu và kiệt sức. Vì không muốn vợ sinh con do tuổi đã cao nên khi Hạnh chào đời, ông Ưng không yêu quí và đối xử tốt với cô bé bằng 4 anh chị của mình. Thường ngày, nếu phạm lỗi Hạnh sẽ bị bố đánh rất đau, nếu mẹ bênh vực, ông đánh cả hai mẹ con... Tuổi thơ của Hạnh là những trận đòn roi và mắng chửi của bố. Hạnh chưa bao giờ thấy thân thiết và gần gũi với bố mình. Cho đến ngày hôm qua, ông ấy đòi làm chuyện đồi bại với bản thân, Giây phút ấy HẠNH đã khẳng định, đời này cô thà không có bố chứ không thể nào chấp nhận người đàn ông ấy làm bố cùa cô được nữa.
Hạnh hết khóc rồi lại ôm chầm lấy mẹ, cô bé sờ nắn những ngón tay gân guốc của mẹ mà rằng:
Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ... tại con chưa tốt, con sợ hãi ông ấy đánh con nên đã bỏ mặc mẹ một mình...
Mẹ dậy đi, con sẽ không bỏ chạy nữa đâu... huhu...
Con đi kiếm cây nha đam về con đắp chân cho mẹ.
Chân mẹ còn đau không, còn bỏng rát không,.. hôm qua mẹ bảo cơm gạo khô khó nuốt, hôm nay con sẽ cho gạo vào nồi nấu cháo cho mẹ ăn nhé...
Hạnh nhìn khuôn mặt mẹ thật lâu, biết mẹ chờ đợi cô về nên cô bé lặng lẽ đưa tay lên vuốt mắt cho mẹ. Nghe được những lời ấy từ con gái chắc chắn bà Ưng đã cảm động nên từ từ mắt nhắm khít lại, khuôn mặt cũng đỡ cau có hơn trước. Và rồi, khi nhìn xuống dưới cằm mẹ, ở cổ hai vết bầm tím vẫn còn đó, là tay người... Bây giờ HẠNH mới nhớ ra là chưa biết vì sao mẹ lại chết đột ngột như vậy... Và, từ lúc đặt chân vào nhà, Hạnh chưa thấy bố cô xuất hiện. Lẽ nào? Hung thủ gây ra cái chết của mẹ cô là lão khốn nạn ấy?
Đồ súc sinh!!!! Aaaaaaaaa!
Hạnh bất ngờ gào lớn, cô thương mẹ quá, không ngờ người đàn ông vô nhân tính ấy đã ra tay với mẹ của cô.
Tôi sẽ giết chết ônggggg!!!!!
Hai mắt Hạnh đỏ rực, gương mặt gầm gừ giận dữ đến kinh sợ. Anh cả thấy vậy chạy đến giữ chặt lấy Hạnh rồi nói:
Hạnh! Bình tĩnh nào, không được kích động... nếu không mẹ sẽ không yên lòng mà nhắm mắt được đâu!
Đúng đấy... bình tĩnh đi em...
Còn có anh chị ở đây mà...
Các anh chị khác cũng đồng loạt an ủi cô bé...
Hu.. hu...hu.. Anh chị ơi, là ông ấy đã hại chết mẹ...
Là tên súc sinh đó... hu..hu...hu..
Anh chị biết cả rồi, em đừng khóc, nghe anh... đừng khóc, anh hiểu mà...
Các anh chị làm sao mà hiểu được ông ấy khốn nạn như thế nào?
Hạnh gào lên thanh minh.
Chị biết mà Hạnh. Chị biết chứ...
Mấy chục năm qua bố là người thế nào, đối xử với mẹ ra sao... tại sao anh chị lại không biết?
Nhưng chuyện đó tính sau, bây giờ chúng ta phải lo liệu đám tang cho mẹ chu toàn đã, người như ông ấy sẽ bị pháp luật trừng trị...
Không đâu... không đâu!
Ông ta có chết cũng không hết tội được.. trả lại mẹ cho em... hư hư... hư hư...
Mẹ của em làm sao có thể sống lại được nữa... huhuhu...
Mẹ ơi... mẹ cho con đi với mẹ cơ...
Huhu....
Không ai nói thêm được câu gì nữa, cả thảy lại chìm vào yên lặng nhường chỗ cho những giọt nước mằt... không khí tang thương não nề, ai nấy đều thương xót cho bà Ưng- người phụ nữ bạc mệnh. Cảm thương cho bà bao nhiêu thì nỗi căm phẫn dành cho ông Ưng cũng dâng cao bấy nhiêu, gia đình, con cái, làng xóm không một ai chấp nhận được sự hung bạo và tàn ác của người đàn ông ấy.
Đám tang của bà Ưng lấy đi rất nhiều nước mắt của mọi người, vì thương cảm cho bà và cũng là thương cho gái Út Thúy Hạnh, cô bé còn nhỏ tuổi đã mồ côi mẹ, không những thế bố lại ngồi tù. Rồi đây cô bé sẽ phải sống tiếp như thế nào trong căn nhà chứa bao nhiêu ký ức không mấy êm đẹp đó? Cứ nghĩ đến cảnh ông Ưng nổi cơn biến thái là Hạnh lại rùng mình, bất giác quay bên trái bên phải xem ông ấy có ở đâu đó quanh đây không...
Hạnh vẫn chưa quen với sự thiếu vắng của mẹ, từ lúc tiễn mẹ trở về với đất trời, với tổ tiên, cô bé cứ im lặng, không khóc lóc cũng không có bất kỳ động thái nào. Nếu như Hạnh gào khóc thì mọi người có thể hiểu được cô đang đau đớn vì nhớ thương mẹ... Nhưng tận cùng của nỗi đau không phải cứ rơi nước mắt mới là đau đớn... mà cảm xúc nó quá chai lỳ, không thể khóc được nữa, nước mắt cũng không thể biểu đạt được nỗi đau, nỗi mất mát và tình cảm của cô bé dành cho mẹ. Hạnh thương mẹ rất nhiều...
Các anh chị của Hạnh lo liệu cho đám tang bà Ưng xong xuôi thì ở lại thêm chục ngày để làm việc với bên công an về tội danh giết người của ông Ưng. Cả gia đình, anh em và làng xóm đều thống nhất không xin giảm miễn tội cho người đàn ông máu lạnh đó, hơn nữa vì quá căm phẫn nên từ lúc ông Ưng vào tù, không có ai vào thăm hay động viên điều gì. Sự biến thái và tàn nhẫn của người đàn ông này là không thể dung thứ, nếu để nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, chắc chắn sau này sẽ xuất hiện thêm nhiều nạn nhân vô tội khác của kẻ biến thái này.
Các cụ vẫn có câu "Anh cả như cha, chị dâu như mẹ", giờ đây dù Hạnh không muốn ở chung với anh chị nhưng mẹ mất, bố đi tù, cô bé không thể ở lại một mình trong căn nhà đó được. Hơn nữa, các chị gái của Hạnh đều đã đi lấy chồng và phải chịu cảnh làm dâu, chẳng có nhà chồng nào muốn con dâu đem về một đứa em gái cả... dù các chị có thương em gái nhưng cũng hết cách.
Hạnh năm ấy đã 15 tuổi, đang theo học lớp 10 ở trường cấp 3 trong huyện, nay theo về nhà anh cả ở nên phải chuyển đến trường học ở gần nhà anh. Nói là gần nhà nhưng quãng đường đến trường cũng dài hơn chục cây số, ngày nào cô bé cũng phải đạp xe đi về rất vất vả. Anh cả thì nghèo, hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống chỉ bám vào mấy sào ruộng trồng lúa và hoa màu, chăn thả lợn bò, thỉnh thoảng anh đi phu hồ phu vữa kiếm thêm thu nhập. Bởi vậy, nuôi 5 miệng ăn giờ thêm cả Hạnh nữa nên chi tiêu rất tằn tiện nếu không nói là tiết kiệm quá mức.
Mâm cơm hàng ngày dọn ra không có gì đặc biệt, bởi ngày nào cũng như ngày nào, không cần đoán Hạnh cũng biết đó chính là một nồi cơm be bé, mỗi lần mở hé vung ra là mùi khói bay khắp nhà. Lớp cơm trên cùng bao giờ cũng dính ít trấu và tro bếp. Một bát nước mắm đen đặc và mặn chát, mấy cọng rau và nồi nước luộc rau đầy ắp để chan rồi húp cho qua bữa. Hạnh lớn rồi, cô nghĩ vậy. Trước đây ở với bố mẹ cũng không phải giàu có gì, nhưng thỉnh thoảng mẹ bắt được con tôm con tép ở kênh mương, thỉnh thoảng cũng mua quả trứng thay đổi bữa... chứ như thế này, người lớn còn ăn được chứ ba đứa nhỏ con anh chị làm sao có thể nuốt trôi được.
Bữa ăn nào cũng thế, cứ ngồi xuống ăn là y rằng chị dâu sẽ để bên cạnh cái que nhỏ. Chan đều ba bát cơm canh và gõ que xuống đất, hằm hè quát:
Đứa nào không ăn tao vụt ngay vào cái mồm!
Nói thật, chị dâu làm vậy đến Hạnh còn thấy sợ nữa là ba đứa nhỏ. Bởi vậy, đứa nào đứa nấy im tăm tắp ngồi ngay ngắn xúc cơm đưa lên miệng không dám hé răng nửa lời. Có lẽ bị đòn quen rồi nên chúng rất sợ mẹ, chỉ cần mẹ nhìn liếc mắt là chúng đã sợ rồi. Hạnh thấy thương cháu lắm! Ở nhà với bố mẹ, ông Ưng trước đây luôn khó tính và không ưa Hạnh nhưng bù lại mẹ lại thấy thương cô, ít khi mẹ cáu gắt với cô như chị dâu làm với bọn trẻ.
Có thể là Hạnh còn nhỏ tuổi chưa hiểu hết được nỗi lo toan trong cuộc sống, cuộc chiến tranh cơm áo gạo tiền chưa bao giờ dừng lại đối với những người làm cha làm mẹ. Bởi vậy mới nói, cha mẹ giàu có thì cho con ăn ngon mặc đẹp, cha mẹ nghèo túng thì có rau ăn rau, có cháo ăn cháo... Hạnh sống chung với anh chị dần dần cũng bị cuốn vào vòng xoáy ấy, những câu quát tháo, chửi bới của chị dâu mỗi khi nhà hết tiền, cháu ốm đau quấy khóc... làm cho Hạnh dần quên đi những chuyện trước đây, cô bé không còn nhớ mẹ nhiều nữa, nghĩ đến bố cũng vơi đi được nỗi căng thẳng. Chỉ là, nỗi đau này chưa qua được thì nỗi đau khác lại dần xuất hiện. Có vẻ như cuộc sống chưa bao giờ ưu ái đối với cô bé này vậy.
Ở làng ở xóm, sống ở đây đã hơn chục năm trời còn ngõ ngách nào Hạnh chưa từng đi qua, những ngày hè theo đám bạn đi chơi rồi những hôm đi học được về sớm, bởi vậy đi từ chùa về đến nhà, Hạnh đi tắt lối cánh đồng, qua một con kênh là về được nhà. Đoạn đường ngắn chỉ khoảng 1km. Bởi vậy mọi người tìm kiếm không phát hiện ra Hạnh đang ở đâu.
Khi đi đến gần nhà mình, Hạnh nghe thấy tiếng kèn đám ma, tiếng đàn nhị kéo lên mỗi khúc nghe ai oán mà nẫu ruột làm sao. Hạnh thắc mắc, ở làng lại có ai chết vậy nhỉ? Đi thêm quãng nữa Hạnh mới hoảng hồn vì phía trước nhà, có rất nhiều người đang tấp nập đi lại, sân trước và sân sau căng phông rạp đám ma... hơn nữa, âm thanh đó chính xác là phát ra từ nhà cô bé.
Là ai? Ai đã chết? Nhà chỉ có ba người, 4 anh chị lập gia đình và làm ăn xa, chỉ còn Hạnh ở với bố mẹ. Cô bé bỏ đi đêm qua, còn hai bố mẹ... vậy rạp mắc lên thế kia rốt cục là ai đã chết? Chân tay Hạnh run run, cô bé sợ hãi khi đoán già đoán non sự việc. Trong thâm tâm, Hạnh luôn hy vọng người chết chính là bố mình, nghe thì có vẻ bất hiếu và tàn nhẫn nhưng phải đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh của cô bé thì mới hiểu được tại sao Hạnh lại có suy nghĩ tiêu cực như vậy...
Lại nữa, khi nãy ở chùa sư thầy có nói bố Hạnh đi xa, không có ở nhà. Lẽ nào... sư thầy đã biết chuyện bố Hạnh chết, tức là ông ấy đi xa? Nghĩ vậy Hạnh chạy nhanh hơn, đến trước ngõ vào nhà mọi người nhìn thấy Hạnh thì mừng rỡ:
Con bé này, cháu đi đâu mà mọi người tìm không thấy?
Hạnh không trả lời câu hỏi ấy mà nóng lòng muốn biết tại sao nhà lại bày trí phông rạp thế này:
Chuyện gì đang diễn ra vậy ạ?
Không một ai đáp lại lời Hạnh, cô bé không hỏi nữa từ từ đi vào trong nhà, giữa nhà đặt một ban thờ hương khói nghi ngút, Hạnh rụng rời chân tay khi nhìn lên di ảnh, người đó chính là bà Ưng- mẹ của cô. Không đúng, tại sao lại thế này chứ? Vừa mới đêm qua mẹ còn cãi nhau với bố, không thể như thế được... Hạnh không nói thành lời, cô hướng ánh mắt sang bên cạnh, mẹ cô đang nằm trên chiếc giường, thân hình bất động, vẻ mặt đau đớn vẫn còn đó. Dưới nền nhà các anh các chị đã có mặt đông đủ, ai nấy đều khóc lóc kêu gọi mẹ ơi...
Các anh chị đã vuốt mắt cho mẹ mấy lần nhưng mắt bà Ưng mãi không nhắm khít được, vẻ mặt bà vẫn hiện rõ vẻ đau đớn đến đáng thương. Hạnh đau lòng đi đến bên giường của mẹ, lúc này cô mới òa lên khóc. Tiếng khóc thê lương vô cùng, ai cũng chứng kiến cũng phải rơi lệ vì tình cảm Hạnh dành cho mẹ mình.
Hạnh là con gái Út của ông bà Ưng, do bà vỡ kế hoạch mà thai to nên không thể bỏ được nữa, bất chấp bị chồng chửi mắng bà Ưng vẫn quyết tâm sinh con bé ra. Khi các anh chị trưởng thành và lập gia đình, chỉ có Hạnh ở bên mẹ những lúc bà đau yếu và kiệt sức. Vì không muốn vợ sinh con do tuổi đã cao nên khi Hạnh chào đời, ông Ưng không yêu quí và đối xử tốt với cô bé bằng 4 anh chị của mình. Thường ngày, nếu phạm lỗi Hạnh sẽ bị bố đánh rất đau, nếu mẹ bênh vực, ông đánh cả hai mẹ con... Tuổi thơ của Hạnh là những trận đòn roi và mắng chửi của bố. Hạnh chưa bao giờ thấy thân thiết và gần gũi với bố mình. Cho đến ngày hôm qua, ông ấy đòi làm chuyện đồi bại với bản thân, Giây phút ấy HẠNH đã khẳng định, đời này cô thà không có bố chứ không thể nào chấp nhận người đàn ông ấy làm bố cùa cô được nữa.
Hạnh hết khóc rồi lại ôm chầm lấy mẹ, cô bé sờ nắn những ngón tay gân guốc của mẹ mà rằng:
Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ... tại con chưa tốt, con sợ hãi ông ấy đánh con nên đã bỏ mặc mẹ một mình...
Mẹ dậy đi, con sẽ không bỏ chạy nữa đâu... huhu...
Con đi kiếm cây nha đam về con đắp chân cho mẹ.
Chân mẹ còn đau không, còn bỏng rát không,.. hôm qua mẹ bảo cơm gạo khô khó nuốt, hôm nay con sẽ cho gạo vào nồi nấu cháo cho mẹ ăn nhé...
Hạnh nhìn khuôn mặt mẹ thật lâu, biết mẹ chờ đợi cô về nên cô bé lặng lẽ đưa tay lên vuốt mắt cho mẹ. Nghe được những lời ấy từ con gái chắc chắn bà Ưng đã cảm động nên từ từ mắt nhắm khít lại, khuôn mặt cũng đỡ cau có hơn trước. Và rồi, khi nhìn xuống dưới cằm mẹ, ở cổ hai vết bầm tím vẫn còn đó, là tay người... Bây giờ HẠNH mới nhớ ra là chưa biết vì sao mẹ lại chết đột ngột như vậy... Và, từ lúc đặt chân vào nhà, Hạnh chưa thấy bố cô xuất hiện. Lẽ nào? Hung thủ gây ra cái chết của mẹ cô là lão khốn nạn ấy?
Đồ súc sinh!!!! Aaaaaaaaa!
Hạnh bất ngờ gào lớn, cô thương mẹ quá, không ngờ người đàn ông vô nhân tính ấy đã ra tay với mẹ của cô.
Tôi sẽ giết chết ônggggg!!!!!
Hai mắt Hạnh đỏ rực, gương mặt gầm gừ giận dữ đến kinh sợ. Anh cả thấy vậy chạy đến giữ chặt lấy Hạnh rồi nói:
Hạnh! Bình tĩnh nào, không được kích động... nếu không mẹ sẽ không yên lòng mà nhắm mắt được đâu!
Đúng đấy... bình tĩnh đi em...
Còn có anh chị ở đây mà...
Các anh chị khác cũng đồng loạt an ủi cô bé...
Hu.. hu...hu.. Anh chị ơi, là ông ấy đã hại chết mẹ...
Là tên súc sinh đó... hu..hu...hu..
Anh chị biết cả rồi, em đừng khóc, nghe anh... đừng khóc, anh hiểu mà...
Các anh chị làm sao mà hiểu được ông ấy khốn nạn như thế nào?
Hạnh gào lên thanh minh.
Chị biết mà Hạnh. Chị biết chứ...
Mấy chục năm qua bố là người thế nào, đối xử với mẹ ra sao... tại sao anh chị lại không biết?
Nhưng chuyện đó tính sau, bây giờ chúng ta phải lo liệu đám tang cho mẹ chu toàn đã, người như ông ấy sẽ bị pháp luật trừng trị...
Không đâu... không đâu!
Ông ta có chết cũng không hết tội được.. trả lại mẹ cho em... hư hư... hư hư...
Mẹ của em làm sao có thể sống lại được nữa... huhuhu...
Mẹ ơi... mẹ cho con đi với mẹ cơ...
Huhu....
Không ai nói thêm được câu gì nữa, cả thảy lại chìm vào yên lặng nhường chỗ cho những giọt nước mằt... không khí tang thương não nề, ai nấy đều thương xót cho bà Ưng- người phụ nữ bạc mệnh. Cảm thương cho bà bao nhiêu thì nỗi căm phẫn dành cho ông Ưng cũng dâng cao bấy nhiêu, gia đình, con cái, làng xóm không một ai chấp nhận được sự hung bạo và tàn ác của người đàn ông ấy.
Đám tang của bà Ưng lấy đi rất nhiều nước mắt của mọi người, vì thương cảm cho bà và cũng là thương cho gái Út Thúy Hạnh, cô bé còn nhỏ tuổi đã mồ côi mẹ, không những thế bố lại ngồi tù. Rồi đây cô bé sẽ phải sống tiếp như thế nào trong căn nhà chứa bao nhiêu ký ức không mấy êm đẹp đó? Cứ nghĩ đến cảnh ông Ưng nổi cơn biến thái là Hạnh lại rùng mình, bất giác quay bên trái bên phải xem ông ấy có ở đâu đó quanh đây không...
Hạnh vẫn chưa quen với sự thiếu vắng của mẹ, từ lúc tiễn mẹ trở về với đất trời, với tổ tiên, cô bé cứ im lặng, không khóc lóc cũng không có bất kỳ động thái nào. Nếu như Hạnh gào khóc thì mọi người có thể hiểu được cô đang đau đớn vì nhớ thương mẹ... Nhưng tận cùng của nỗi đau không phải cứ rơi nước mắt mới là đau đớn... mà cảm xúc nó quá chai lỳ, không thể khóc được nữa, nước mắt cũng không thể biểu đạt được nỗi đau, nỗi mất mát và tình cảm của cô bé dành cho mẹ. Hạnh thương mẹ rất nhiều...
Các anh chị của Hạnh lo liệu cho đám tang bà Ưng xong xuôi thì ở lại thêm chục ngày để làm việc với bên công an về tội danh giết người của ông Ưng. Cả gia đình, anh em và làng xóm đều thống nhất không xin giảm miễn tội cho người đàn ông máu lạnh đó, hơn nữa vì quá căm phẫn nên từ lúc ông Ưng vào tù, không có ai vào thăm hay động viên điều gì. Sự biến thái và tàn nhẫn của người đàn ông này là không thể dung thứ, nếu để nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, chắc chắn sau này sẽ xuất hiện thêm nhiều nạn nhân vô tội khác của kẻ biến thái này.
Các cụ vẫn có câu "Anh cả như cha, chị dâu như mẹ", giờ đây dù Hạnh không muốn ở chung với anh chị nhưng mẹ mất, bố đi tù, cô bé không thể ở lại một mình trong căn nhà đó được. Hơn nữa, các chị gái của Hạnh đều đã đi lấy chồng và phải chịu cảnh làm dâu, chẳng có nhà chồng nào muốn con dâu đem về một đứa em gái cả... dù các chị có thương em gái nhưng cũng hết cách.
Hạnh năm ấy đã 15 tuổi, đang theo học lớp 10 ở trường cấp 3 trong huyện, nay theo về nhà anh cả ở nên phải chuyển đến trường học ở gần nhà anh. Nói là gần nhà nhưng quãng đường đến trường cũng dài hơn chục cây số, ngày nào cô bé cũng phải đạp xe đi về rất vất vả. Anh cả thì nghèo, hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống chỉ bám vào mấy sào ruộng trồng lúa và hoa màu, chăn thả lợn bò, thỉnh thoảng anh đi phu hồ phu vữa kiếm thêm thu nhập. Bởi vậy, nuôi 5 miệng ăn giờ thêm cả Hạnh nữa nên chi tiêu rất tằn tiện nếu không nói là tiết kiệm quá mức.
Mâm cơm hàng ngày dọn ra không có gì đặc biệt, bởi ngày nào cũng như ngày nào, không cần đoán Hạnh cũng biết đó chính là một nồi cơm be bé, mỗi lần mở hé vung ra là mùi khói bay khắp nhà. Lớp cơm trên cùng bao giờ cũng dính ít trấu và tro bếp. Một bát nước mắm đen đặc và mặn chát, mấy cọng rau và nồi nước luộc rau đầy ắp để chan rồi húp cho qua bữa. Hạnh lớn rồi, cô nghĩ vậy. Trước đây ở với bố mẹ cũng không phải giàu có gì, nhưng thỉnh thoảng mẹ bắt được con tôm con tép ở kênh mương, thỉnh thoảng cũng mua quả trứng thay đổi bữa... chứ như thế này, người lớn còn ăn được chứ ba đứa nhỏ con anh chị làm sao có thể nuốt trôi được.
Bữa ăn nào cũng thế, cứ ngồi xuống ăn là y rằng chị dâu sẽ để bên cạnh cái que nhỏ. Chan đều ba bát cơm canh và gõ que xuống đất, hằm hè quát:
Đứa nào không ăn tao vụt ngay vào cái mồm!
Nói thật, chị dâu làm vậy đến Hạnh còn thấy sợ nữa là ba đứa nhỏ. Bởi vậy, đứa nào đứa nấy im tăm tắp ngồi ngay ngắn xúc cơm đưa lên miệng không dám hé răng nửa lời. Có lẽ bị đòn quen rồi nên chúng rất sợ mẹ, chỉ cần mẹ nhìn liếc mắt là chúng đã sợ rồi. Hạnh thấy thương cháu lắm! Ở nhà với bố mẹ, ông Ưng trước đây luôn khó tính và không ưa Hạnh nhưng bù lại mẹ lại thấy thương cô, ít khi mẹ cáu gắt với cô như chị dâu làm với bọn trẻ.
Có thể là Hạnh còn nhỏ tuổi chưa hiểu hết được nỗi lo toan trong cuộc sống, cuộc chiến tranh cơm áo gạo tiền chưa bao giờ dừng lại đối với những người làm cha làm mẹ. Bởi vậy mới nói, cha mẹ giàu có thì cho con ăn ngon mặc đẹp, cha mẹ nghèo túng thì có rau ăn rau, có cháo ăn cháo... Hạnh sống chung với anh chị dần dần cũng bị cuốn vào vòng xoáy ấy, những câu quát tháo, chửi bới của chị dâu mỗi khi nhà hết tiền, cháu ốm đau quấy khóc... làm cho Hạnh dần quên đi những chuyện trước đây, cô bé không còn nhớ mẹ nhiều nữa, nghĩ đến bố cũng vơi đi được nỗi căng thẳng. Chỉ là, nỗi đau này chưa qua được thì nỗi đau khác lại dần xuất hiện. Có vẻ như cuộc sống chưa bao giờ ưu ái đối với cô bé này vậy.
Tác giả :
Thanhthanh