Con Gái Gian Thần
Chương 82: Tiếc cho người tốt
CHO DÙ ÔNG MÀY BỊ PHẾ, TỤI BÂY CŨNG ĐỪNG HÒNG ĐƯỢC YÊN!
Trịnh Diễm đang ở bên Đỗ thị, gặp anh trai và chị dâu, ba năm không gặp, hai bên đều cảm thấy đã khác nhiều, nhất là Trịnh Diễm, từ một bé con trở thành thiếu nữ, cảm giác này khi đập vào mắt rất mãnh liệt. Hai bên chưa vội chuyện trò, anh trai và chị dâu phải chào mẹ trước.
Hai cặp vợ chồng đều đã ngoài ba mươi, gặp Đỗ thị khóc khóc lóc đến chảy nước mũi: “Con bất hiếu, không thể chăm sóc cha mẹ." Đỗ thị cũng chùi mắt: “Tốt lắm, trở về là tốt rồi." Các con đều mang vẻ bể dâu, con dâu cũng trầm ổn hơn, vậy cũng tốt, đúng là qua rèn luyện, không còn đơn thuần nữa, Đỗ thị đau lòng nhưng cũng yên tâm hơn nhiều.
Trịnh Diễm nhìn xung quanh, anh em Trịnh Tú Trịnh Kỳ cùng vợ xa nhà ba năm, không đưa đứa con nào theo, cũng chẳng mang về thêm. Kiến thức sinh đẻ của Trịnh Diễm chỉ biết lơ mơ (*) cũng biết bọn họ sống không được tốt, eo hẹp đến mức ra giường cũng chẳng chất lượng. Chậc chậc, không chừng cha nàng ngàn tuyển vạn chọn hai nơi đấy, hẳn đã quăng không ít đá mài dao để rèn luyện hai người con.
(*) Nguyên gốc: ‘kiến thức nửa chai nước’. Giải thích: Có câu ‘Chai nước đầy không vang, nửa chai lại kêu to’. Về nghĩa đen, ý nói nước đầy chai, súc không có tiếng động; nửa chai thì vang. Nghĩa bóng ý bảo, người có tài thường khiêm tốn, không ồn ào, không phô trương; kẻ lơ mơ nông cạn thì càng nói lớn, muốn dùng âm thanh để che lấp sự ngu dốt của mình.
Đỗ thị gặp con trai con dâu không nhịn được nhắc: “Đại lang (suýt nữa là Trịnh Tú thưa) đang trực trong cung chưa về, hôm nay Quốc tử giám kiểm tra bài vở, đám Tứ lang Ngũ lang ghi danh, phải tới cho có mặt. Gian phòng của các con vẫn như trước, cũng đã dọn dẹp xong, trò chuyện không chỉ một chốc, mau đi thay đồ, chờ cha các con về, nhà chúng ta phải cùng ăn bữa cơm đoàn viên mới được!"
Nghe nói Trịnh Đức Hưng đang đi làm, trong lòng Trịnh Tú cũng chan chứa niềm vui, bạn nhỏ Trịnh Đức Hưng từng làm bình hoa bên cạnh Hoàng đế nay được xuất ngũ chuyển vào Ngự lâm, nhờ thân phận ba đời làm quan, lăn lộn thành một tiểu đầu mục, năm nay mười bảy, điểm xuất phát cao. Dù sao chắc chắn Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không để con cháu mình chịu thiệt.
Bấy giờ trời vẫn còn sớm, Trịnh Sâm Trịnh Uyển Trịnh Thụy vẫn chưa tan làm, nay có Trịnh Diễm và Triệu thị, trong mắt Quách thị, đây là ra mắt lẫn nhau, Phương thị, Quan thị cảm ơn hai em dâu và em chồng đã chăm sóc giúp đỡ các con mình. Đỗ thị lại đuổi người đi: “Đừng ngồi ngây ở đó nữa, mau đi rửa mặt chải đầu rồi đến."
Người về sớm nhất là đám đến Quốc Tử Giám ghi danh, mọi người nghe cha mẹ về, vội vàng chạy tới dập đầu tập thể, lại một màn nước mắt lưng tròng. Trịnh Tú đang cố gắng xây dựng hình tượng người cha nghiêm túc, bấy giờ cũng chẳng nghiêm mặt nổi, hỏi con trai Đức An: “Con có nghe lời ông nội, bà nội không? Có chăm chỉ đi theo thầy học hành không?"
Trịnh Kỳ bên kia cũng hỏi như vậy, còn hỏi thêm một câu: “Anh con có lười nữa không?" Bạn Trịnh Đức Bình cũng được cái chức, mỗi ngày tới nha môn tìm cá ngủ. Ông anh trai như thế khiến cậu em Trịnh Đức Kiệm mách thì không được, mà không mách cũng chẳng xong, đành lí nhí: “Con không có chức hàm, cũng không ở trong nha môn nên chẳng biết."
Các phụ nữ nói chuyện phong thổ bên ngoài với nhau, mồm miệng Quan thị vẫn lanh lợi như trước: “Nhất là ăn cơm không quen, có cách kinh bao nhiêu đâu, thế mà đậu hũ lại ngọt! Chao ôi, may mà ở nhà gửi cho không ít đồ ăn."
Phương thị nói theo Quan thị: “Thất nương đã trưởng thành thật rồi, nấu rượu ngon, mà nấu thức ăn cũng ngon."
Hai chị dâu khen em chồng, khiến mẹ chồng cười híp cả mắt: “Mấy món quà quê các con gửi về hồi Tếtcũng ngon lắm, ngoại trừ ăn uống, còn các thói quen khác thì sao?"
Hai người liền tạm dừng, rời nhà ra ngoài, ăn ở chỉ là chuyện nhỏ, ví dụ như bọn họ khi ấy, ăn không quen món địa phương thì mang theo đầu bếp tự nấu, chê phòng tối thì có thể mở cửa sổ rộng hơn, thay giấy dán cửa. Tất cả những chuyện đó đều là việc nhỏ không đáng kể, nhưng chuyện quan trường thì không tiện nói. Là quan mới nhậm chức, bạn muốn nhóm lửa, người khác phải xem phân lượng bạn thế nào. Nào là lôi mấy vụ án khó xử lí, mang những sổ sách bao năm ra, rồi thì Lại mục giở trò láu cá…
Trịnh Tĩnh Nghiệp lăn lộn từ địa phương mà lên, xem như đã có chuẩn bị với những chuyện này, sắp sẵn không ít người để giúp đỡ cho con trai. Đương nhiên, những người giúp đỡ này chỉ có mặt khi Trịnh Tú Trịnh Kỳ không thể chống đỡ, thời gian còn lại thì khoanh tay đốc thúc hai người nỗ lực đi lên. Đây chính là may mắn của việc có người cha tuyệt vời.
Có lợi cũng có hại, ít ra Trịnh Tĩnh Nghiệp năm đó không cần phải đối phó với ‘kẻ thù của cha’, còn hai anh em phải nằm trước đủ loại thương giáo.
Phương thị có ý giữ lại thì Quan thị đã cáo trạng với mẹ chồng: “Không ít những kẻ chờ cơ hội cười nhạo chúng con, cười thì cười đi, chúng con cũng cản được; quá đáng, con đập vào mặt! Lại còn bịa ra một phong tục lừa gạt khiến tụi con bị mất mặt, đầu tiên con đẩy bọn chúng đi khuất mắt sau đó mới giải quyết!" Đậu xanh rau má, có một cô vợ hung hãn rất quan trọng!
Phương thị mỉm cười tiếp: “Chỗ tụi con thì cũng không khác lắm, nhìn chung sau rốt cũng không có sơ suất gì, chỉ là năm đầu tiên Lang quân gầy đi nhiều, hai năm qua có tẩm bổ nhưng vẫn chưa được như trước."
Đỗ thị oán hận: “Bên ngoài là thế đó! Năm đó Tướng công đối phó với bọn chúng cũng phải trúc trắc lắm. Không nói chuyện này nữa, ta đã cho người đưa tin cho Tứ nương, khoảng chừng ngày mai nó sẽ về nhà."
Lại bắt đầu chuyện nhà cửa, Phương thị xoa đầu em chồng: “Thời gian trôi qua nhanh quá, chớp mắt A Diễm đã trở thành đại cô nương, sắp lấy chồng rồi." Thật ra chị muốn cảm ơn những món trang sức Trịnh Diễm tặng (trang sức bằng ngọc trai – chương 43), nghĩ một lúc, nghĩ đi nghĩ lại, Quách thị cưới chồng sau nên hình như không có, chi bằng khi không có ai sẽ nói cám ơn sau, tránh cho Quách thị lại nghĩ gì khác. Quan thị cũng suy nghĩ vậy, nói vài chuyện vặt: “Chúng ta về vừa đúng dịp, Lục lang sắp cưới vợ rồi," quay qua nói với Phương thị: “Cũng nên bắt đầu làm mai cho tiểu Đại lang nhà ta đi nhỉ?"
Đỗ thị nói: “Chuyện này không quên được."
Ríu rít, mãi đến khi Trịnh Tĩnh Nghiệp về.
Cơm tối hôm ấy không tách ra ăn, cả nhà tề tụ ở trong phòng khách, ăn bữa cơm đoàn viên. Trong bữa cơm, con kính cha, em mời anh, vô cùng hòa thuận, vui vẻ. Ăn cơm xong, Trịnh Tĩnh Nghiệp đưa con cháu vào thư phòng, hỏi những việc trải qua những năm vừa rồi của con trưởng và con thứ.
Trịnh Tú lau mồ hôi: “May mà khi trước từng trải qua vài chuyện, bằng không đã bị lừa," nghiêm mặt nói, “Cha, con nghĩ, bọn Đại lang lớn chút nữa cũng nên đưa ra các quận huyện để học hỏi kinh nghiệm, bằng không khó có thể thành tài."
Trịnh Tĩnh Nghiệp gật đầu nói: “Lần này con ra ngoài ngược lại có chút tiến bộ, chuyện của tụi nó cha đã có chủ ý, sẽ không để tụi nó chẳng biết chuyện đời. Về phần các con, lần này về sẽ được nhậm chức ngay, làm cho tốt!"
Trịnh Tú Trịnh Kỳ đứng dậy cung kính đáp: “Vâng."
Ba anh em Trịnh Sâm đi cùng cũng đứng lên, Trịnh Tĩnh Nghiệp phất tay, năm người ngồi xuống, Trịnh Sâm hỏi anh: “Bên ngoài gian khổ thế thật sao?"
Trịnh Tú cười khổ nói: “Đâu chỉ thế? Mỗi nơi một phong tục, luôn có côn đồ, suýt nữa ta đã bị thiệt. Chỉ nhớ một ít biện pháp của cha ngày trước để đối phó với bọn chúng, mới miễn cưỡng lật ngược tình hình. Từ từ thấm nhuần, mới biết những khó xử bên trong. Không xử lí đám cường hào ác bá cho tốt thì chẳng thể vì nước vì dân. Coi như ta đã hiểu, tuy là người tốt, nhưng phải làm chuyện thực tế, phải có thủ đoạn. Nếu không có người chịu nghe đệ, dẫu có cách hay hơn cũng vô dụng. Có vài người có thể cảm hóa, vài người không cách gì khác là trừng trị, có thưởng có phạt."
Trịnh Kỳ nghĩ thầm, giống đang dạy ác vậy.
Hai anh em đều phải chịu chút thiệt thòi, vài lần suýt rơi vào bẫy, nào làmỹ tì giảo đồng (tì nữ đẹp, đầy tớ gian xảo), may mà trong nhà có thói ra ngoài không được ‘se mặt’, chứ không là đã có thêm mấy miệng ăn (*), đoán chừng sẽ quậy cho nhà cửa chẳng yên. Nếu đẩy không đi, thì giao cho vợ xử lý, vợ đúng là du lịch tại gia, khi giấu khi hiện hung khí giết người cần thiết.
(*) ‘Tục se mặt’ của Trung Quốc thời xưa là dùng sợi chỉ để se mặt, cạo hết lông mặt, tóc thừa nhằm giúp các cô dâu trang điểm đẹp hơn. Ở đây ý bảo may mà Trịnh gia có lệ không được cưới thiếp ở ngoài, không thì đã bị cài ‘mỹ tì giảo đồng’ vào nhà.
Nói xong những chuyện này, Trịnh Tú đổi đề tài: “Cha ơi, còn một việc… thời tiết năm nay hạn…"
Trịnh Tĩnh Nghiệp ngắt lời: “Cha biết rồi." Còn bảo Trịnh Thụy sắp kết hôn, mọi người phải giúp một tay, vốn Trịnh Tĩnh Nghiệp chủ trì khảo hạch Lại bộ, nhưng vì có hai con trai nên ông muốn tránh hiềm nghi: “Để kẻ khác vào ta vẫn không yên tâm, chưa chắc là ai, không chừng là Tưởng Tiến Hiền hoặc Vi Tri Miễn, có thể sẽ làm khó dễ các con. Các con chỉ cần thành thật trả lời là được."
Hôm sau Trịnh Tĩnh Nghiệp đi tìm Hoàng đế, nhẹ nhàng kiếm cái nhân tình: “Hai thằng con trai của thần năm nay về kinh để chờ khảo hạch, sợ người ta thấy con Tể tướng sẽ không chịu công bằng, hoặc che chở để lấy lòng thần hoặc cố tình gây áp lực để lấy tiếng thơm. Thần, vì con trai mình, không khỏi có ý trách móc nặng nề để tụi nó tiến bộ mà hơi bất công. Nếu có thể được mong bệ hạ thân xét, mới có thể bịt kín miệng lưỡi sau lưng, cũng có công bằng."
Hoàng đế nghĩ cũng phải: “Để trẫm gặp chúng một lần." Quận thủ để có thể được triệu kiến, nhưng Hoàng đế có nhớ rõ hay không thì ở bọn họ, bây giờ ‘gặp một lần’ đã là được ‘chăm sóc đặc biệt’. Trịnh Tĩnh Nghiệp vuốt râu, xong. Ai dám khi dễ con ông, cứ chờ Hoàng đế xử lí.
***
Trịnh Tĩnh Nghiệp vui vẻ, khi tham gia hôn lễ của Quảng Bình quận vương cười khanh khách, đi chung với Cố Ích Thuần, hai ông già đẹp lão không đếm xỉa tới thứ tự địa vị, ngồi cạnh nhau, chuyện trò vui vẻ, khiến nửa gian phòng rực rỡ sáng ngời.
Hôn lễ Quận vương, đều có quy định sẵn. Đích thân Hoàng đế cũng tới, còn đưa Miêu phi theo, đàn ông một chỗ, phụ nữ một nơi, nói đủ chuyện. Hoàng đế chỉ vào Cố Ích Thuần và Trịnh Tĩnh Nghiệp bảo: “Hai người các khanh cũng hợp nhau lắm!" Rồi gọi Trì Tu Chi: “Khanh cũng qua đây, thế mới là cảnh đẹp ý vui." Sau đó dần dần lan truyền câu chuyện để mọi người ca tụng.
Tình hình bên đám phụ nữ thì khác. Mọi người chào hỏi nhau, Miêu phi vẫn ngồi trên Thái tử phi, đầu tiên mọi người chúc mừng Thái tử phi, sau đó muốn đi chọc cô dâu. Quảng Bình quận vương phi, Triệu thị, đúng là tiểu thư khuê các, hành động lễ độ, khiến mọi người không nỡ chọc cô. Thấy trên mặt phiếm hồng, biết điều đi ra, vừa đi vừa nói: “Đúng là một cô gái thật duyên dáng, Quận vương có phúc."
Lúc khai tiệc, mọi người đều theo thứ tự, đương nhiên hoàng thất ở trên. Nhà Tể tướng huân quý cũng ngồi theo phẩm cấp, cho nên mỗi lần như thế thường có trường hợp nữ quyến Trịnh gia hay ngồi xen với hoàng thất. Vốn vị trí của Trịnh Diễm phải ở dưới một chút, nhưng người ta nghĩ tới cha mẹ nàng, đưa nàng lên trước.
Chuyển chỗ cũng không quan trọng, gặp phải kẻ ngang ngược – Tiêu Lệnh Viện. Không biết bắt đầu từ lúc nào, Hoàng nhị thập nữ, công chúa An Nghi, Tiêu Lệnh Viện luôn thấy Trịnh Diễm không vừa mắt, thường xuyên ngáng chân sau lưng, trong chuyện này Trịnh Diễm thường xuyên có vẻ ngây ngô, căn bản không phát hiện ra, đáng hận là tuy rằng không phát hiện, nhưng lúc nào cũng có thể bình yên vượt qua. Tiêu Lệnh Viện tức đến nỗi phồng mang như cá nóc, Trịnh Diễm vẫn không biết gì.
Vì Miêu phi nói: “A Diễm lại không chịu đến chơi."
Tiêu Lệnh Viện tiếp lời: “Đúng là người của người ta, không ra ngoài nữa. Ngày trước Thất nương lanh lẹ hơn."
Gần đây Trịnh Diễm vùi đầu nghiên cứu y thuật, cuối cùng cũng biết sơ sơ, đương nhiên, cái sơ sơ này cũng đủ dùng. Y học thời bấy giờ đã hình thành hệ thống sơ khai, người có kiến thức có văn hóa đều biết một ít, chế hương, rượu thuốc, dược thiện đều cần tới nó, chỉ khác là có đủ chuyên nghiệp hay không. Người có kiến thức có văn hóa đều biết một ý về y thuật, nhưng không ai xem nó làm nghề chính. Tài giỏi như Cố Ích Thuần, không kém những ngự y trong cung là bao. Y thuật của Trì Tu Chi, nửa là gia truyền, nửa là nhờ thầy dạy.
Quách thị là chị họ của Tiêu Lệnh Viện, tuổi tác hai người chênh nhau nên cũng không thân, Trịnh Diễm là cô em chồng thân thiết của Quách thị, nhìn chỗ nào cũng thấy đáng yêu hơn Tiêu Lệnh Viện. Mà con gái toàn hướng ra ngoài, Quách thị gả cho anh của Trịnh Diễm, tự nhiên cũng muốn thiên vị giúp em chồng. Nghe Tiêu Lệnh Viện nói thế, cười chỉ vào Tiêu Lệnh Viện nói với Trưởng công chúa Nghi Hòa, Trưởng công chúa Khánh Lâm: “Nhìn kìa nhìn kìa, Nhị thập nương nhà ta mở mồm ngậm miệng là ‘người ta’, nhưng chắc cũng muốn một chàng rể phải không?"
Tiêu Lệnh Viện là một cô bé mới biết yêu, vừa thông thạo chút chuyện lại đanh đá, bị Quách thị nói vậy không khỏi đỏ mặt, nhưng đây là trường hợp không thể phát tác, lại oán hận ghi nợ lên Trịnh Diễm một khoản nữa.
Trời đất chứng giám! Nãy giờ Trịnh Diễm chưa hề nói một chữ! Vậy mà lại bị thêm thù. Bấy giờ Trịnh Diễm đã nhận ra phần nào, thấy Quách thị đã ra mặt vì mình thì cũng không nói gì nữa. Ở trên, sắc mặt của Thái tử phi rất khó coi!
Sắc mặt của Thái tử phi chẳng liên quan gì đến Trịnh Diễm hay Tiêu Lệnh Viện cả, cô ta đang rầu rĩ vì chồng mình. Con cưới vợ đáng lẽ là chuyện vui, thế mà ông chồng lại ngày càng não tàn khiến người ta chẳng nói nổi lời nào. Thiếp thất Đông cung ngày càng nhiều, lượng rượu Tiêu Lệnh Hành uống cũng ngày càng tăng. Vì từng bị cào mặt nên bây giờ bên cạnh Thái tử không có cung tì, chỉ có một vài hoạn quan hầu hạ, tiểu hoạn quan cũng bị đánh, không phải Trần thị rủa chồng mình, nhưng sức của thái giám còn lớn hơn cung tì ấy chứ.
Trần thị không nghĩ tới, Tiêu Lệnh Hành phá hoại thế thì thôi, đến em gái anh ta, Tiêu Lệnh Viện, còn đổ thêm dầu vào lửa. Sau hôn lễ của Quảng Bình quận vương, thù hận của Tiêu Lệnh Viện dành cho Trịnh Diễm đã lên tới tầm cao mới, khi về cung không đúng lúc gặp phải Trì Tu Chi. Trong tiệc bị chế nhạo, nên hơi nhạy cảm với chuyện nam nữ, trong khi Trì Tu Chi lại thật sự rất đẹp trai, lúc Tiêu Lệnh Viện lên xe, nâng bước, định khom lưng ngồi vào thùng xe, liền thấy Trì Tu Chi đang đứng dưới ánh đuốc xa xa, đưa tay đỡ Cố Ích Thuần lên ngựa. Tiêu Lệnh Viện buột miệng hỏi: “Kia là ai?"
Cung tì biết Cố Ích Thuần: “Là phò mã của Trưởng công chúa Khánh Lâm, Cố tiên sinh."
“Bên cạnh ấy!"
“Bên cạnh, vậy chính là học trò của Cố tiên sinh, Trung Thư xá nhân Trì Tu Chi," cung tì nghĩ lại một chút rồi bồi thêm một câu, “Chính là con rể của Trịnh Tĩnh Nghiệp, đã định thân với Thất nương Trịnh gia."
Tiêu Lệnh hâm mộ ghen ghét, kết thù lớn!
Ngày hôm sau Tiêu Lệnh Viện đến Đông cung gặp Tiền quận chúa Hàm Nghi, Nhị nương Đông cung đang bị cấm túc, vốn sức khỏe không tốt, bỗng dưng bị Trịnh Diễm cho một trận, càng thêm tức tối, tiểu cô nương luẩn quẩn trong phòng, bệnh bảy chết tám sống, chỉ còn bộ xương. Tiêu Lệnh Viện thấy mà hoảng: “Sao cháu lại ra thế này? Hôm qua không thấy cháu đâu, nói là cháu bị bệnh, ta còn tưởng do cháu không muốn gặp người. Ngự y nói thế nào?"
Khuôn mặt Nhị nương Đông cung vừa xấu hổ vừa giận dữ: “Ta chết đi còn tốt hơn!"
Tiêu Lệnh Viện khuyên vài câu: “Cháu mà chết thì càng làm kẻ khác đắc ý. Nếu ta là cháu, sẽ sống càng lúc càng vui vẻ, cháu mãi mãi là con gái Đông cung, mẹ là Lương đệ, thân phận rất tôn quý, sao lại bị một đứa nô tì chọc tức!" Thấy cháu gái không đáp, cô ta không nói nữa, lập tức rời đi, cô ta tới đây là có mục đích khác.
Thế gia không vừa mắt sự kiêu ngạo của con gái hoàng thất, các công chúa cũng chẳng thích sự rườm rà của thế gia, Tiêu Lệnh Viện trực tiếp tìm anh trai mình.
Lấy danh nghĩa là cháu gái bị bệnh, muốn Thái tử phấn chấn: “Mặc dù muội nhỏ tuổi nhưng cũng biết, bản thân không tiến bộ, người ngoài sẽ không xem trọng. Người hiền bị ức hiếp, huynh như vậy là quá nhân từ! Nhị nương là con gái Đông cung, lại chịu Trịnh thị quản chế, cục tức này sao nuốt xuống nổi? Không phải do bọn chúng xoi mói nói chuyện này ra, ai dám bảo Đông cung có sai? Sao cha lại có thể trách Đông cung thế chứ? Đông cung là quân, Trịnh thị là thần, chỉ lấy cái khí thế đấy ra là khiến người hoặc đánh hoặc giết, bọn chúng có thể làm gì? Tệ nhất cũng có thể làm gì được?"
Nói hai ba câu, kéo cơn giận của Thái tử ra. Thái tử không phải tay mơ như Tiêu Lệnh Viện, dù sao cũng có chút đầu óc: “Đó là Thừa tướng, là trọng thần của đất nước, cha đã không muốn gặp ta, khi nào ta chết cũng vậy thôi!" Con trai kết hôn, Hoàng đế chẳng gặp anh ta để bàn chuyện hôn lễ thế nào, dấu hiệu quá rõ ràng rồi.
Tiêu Lệnh Viện đâu quan tâm có chết hay không, chỉ muốn giẫm Trịnh thị: “Có chết cũng phải có đệm lưng! Muội mà chết, cũng không để người muội ghét sống được thoải mái!" Nếu không sao lại nói con gái Tiêu gia khó chơi? Ai cũng ra tay cực kì tàn nhẫn. Công chúa Vinh An đâm Thái tử một dao, công chúa An Nghi thì muốn diệt hết một nhà Tể tướng, người trước vì chướng ngại Thái tử, người sau vì chướng mắt Trịnh Diễm.
Tiêu Lệnh Viện lại xúi giục một hồi, thấy anh trai mình không nói câu nào chắc chắn, giận dữ phất tay áo rời đi. Thật ra trong lòng Tiêu Lệnh Hành đã lung lay, anh ta cũng biết thái độ Hoàng đế càng ngày càng kì lạ, cũng cảm nhận thái độ của các Tể tướng, chư vương, công chúa, mùi vị co đầu rụt cổ cả ngày ở Đông cung rất khổ sở, nhưng căn bản anh ta không có biện pháp nào khả thi. Bây giờ như thể Tiêu Lệnh Viện đã cung cấp kế hoạch ‘vùng vẫy phút cuối’, kích động Tiêu Lệnh Hành bị áp lực đến mức đứt thần kinh.
Chẳng những Trịnh thị, còn có Tưởng Tiến Hiền, bọn Tề vương! Đm! Cho dù ông mày bị phế, tụi bây cũng đừng mong được yên!
Chém người phải có kế hoạch, trong tay Tiêu Lệnh Hành không binh mã, chỉ có hộ vệ Đông cung, cũng chẳng có vũ khí hạng nặng nào. Vì có sự kiện Phạm Đại Dư bị giết, nhà nước đã cấp thêm hộ vệ cho các Tể tướng, lực lượng của phủ đệ chư vương, công chúa cũng chẳng kém. Phải có người, có vũ khí, có kế hoạch hành động.
Tiêu Lệnh Hành tìm Triệu Dật, Triệu Dật hoảng sợ: “Tuyệt đối không thể! Thánh nhân chinh chiến cả đời, ngài khởi binh, sao có thể…"
“Không phải ta tạo phản!"
Triệu Dật: “…" Thế là gì?
“Nói hành vi của ta không đúng ta nhận! Nhưng chẳng lẽ bọn chúng là người tốt sao? Có chết cũng phải chết chung! Cho dù bị phế, bọn chúng chết rồi, ta có thể sống dễ chịu hơn. Nếu bọn chúng sống, ta cũng bị bọn chúng sỉ nhục mà thôi!" Nói xong òa khóc, nghĩ bản thân mình cũng là thanh niêm tốt, sao lại bị lưu lạc tình trạng như ngày hôm nay?
“Sao Thái tử lại nói chuyện không may thế chứ?" Triệu Dật cũng khóc theo, y đi theo Tiêu Lệnh Hành từ ban đầu, là những người còn sót lại không bị đẩy đi, làm bạn chung đường với Tiêu Lệnh Hành đến bây giờ.
Không phải bất đắc dĩ thì chẳng ai muốn khởi binh, Triệu Dật ngẫm nghĩ một chút, nói: “Còn một biện pháp nữa, những kẻ tiểu nhân hiện đang làm bại hoại uy tín Đông cung, chỉ cần chúng ta gầy dựng uy tín Đông cung lần nữa, chỉ cần Thánh nhân thích ngài, ngài sẽ không phiền muộn nữa. Đông cung có thể giữ những văn sĩ tài hoa phong lưu, để bọn họ ca tụng phẩm chất tốt đẹp của ngài." Triệu Dật muốn thực hiện ở mảng truyền thông, miễn là Hoàng đế còn lung lay, không quyết định, lung lay đến khi lên nóc rồi, Tiêu Lệnh Hành muốn trả thù ai thì xử lí kẻ đó.
Tiêu Lệnh Hành nói: “Ta chỉ sợ không ăn thua, tâm nguyện không được đền bù!" Thời gian eo hẹp.
Triệu Dật nói: “Nếu không thì tiến hành đồng bộ, vừa tìm văn sĩ, vừa chuẩn bị. Theo ý của thần, nếu không cần dùng vũ lực thì không nên dùng, chớ kinh động Thánh nhân."
“Theo ý ngươi!" Tiêu Lệnh vẫn có tình cảm với cha mình.
“Đừng nên tìm Đới thị, lần trước bọn họ đã tránh, không chừng lần này cũng chẳng dùng được. Chi bằng để Lương đệ về nhà mẹ đẻ nói chuyện một chút, cho dù không được gì, Phó thị cũng không đến mức đi tố cáo. Đới thị và Đông cung không thân cũng chẳng quen, không thể biết được lòng bọn họ."
***
Thấy Tiêu Lệnh Hành và Phó lương đệ tình chàng ý thiếp, lại thân thiết với Phó thị, ngũ tạng Trần thị như bị thiêu đốt, đốt thành tro tàn. Khuyên bảo hết nước hết cái chồng không nghe, con trai ngoan ngoãn nghe lời chồng chẳng thương, ở chung với Phó thị thì mắt như phường trộm cắp, đụn tro trong ngực Trần thị bốc khói nguội lạnh dần. Nghe nói Phó thị và Tiêu Lệnh Hành ở chung một chỗ, Trần thị thở dài nhẹ nhõm, được rồi, chuyện xấu gì cũng làm chung với Phó thị, không có liên quan gì đến cô và con trai. Không phải bất trung với chồng, nhưng bây giờ người chồng không giữ được, ít nhất phải tìm cho con trai một đường sống, không thể dính tiếng xấu nào được.
Kì nghỉ tân hôn của Quảng Bình quận vương đã hết, cùng vợ hồi cung thỉnh an. Trần thị nói với con dâu: “Các con phải sống với nhau cho tốt, tôn trọng lẫn nhau. Phải trung thành với Thánh nhân. Chuyện gì cũng phải cẩn thận." Lúc nói lời này mặt Trần thị thật hiền.
Lúc nghe vậy, mắt Tiêu Xước nhòe nước.
Trình độ chính trị của Tiêu Xước cao hơn mẹ mình một chút, Trần thị có thể nghĩ ra, trong hoàn cảnh hiện tại cậu cũng hiểu rõ từ sớm. Chính vì ‘hiểu rõ’ nên thức trắng cả đêm, vứt bỏ cha mình? Trong lòng Tiêu Xước bất an, hôn nhân cũng chưa kết ổn thỏa. Làm con, cậu biết không thể trơ mắt nhìn cha chịu tội, chết vì cha cũng là nên làm.
Trần thị nói tiếp: “Các con phải kéo dài dòng máu Đông cung!"
Tiêu Xước bị những lời này đánh sụp, không thể thắt cổ cùng cả nhà.
Từ đó về sau Tiêu Xước, Trần thị và em ruột của mình, Tam nương Đông cung, không hỏi những người còn lại, chỉ một mực an phận sống qua ngày, lễ độ với người ngoài, thuần hiếu với cung Đại Chính, khi Tiêu Lệnh Hành nóng nảy trách phạt nô bộc cũng khuyên nhủ một ít, chỉ là trong ánh mắt luôn có vẻ sầu muộn không rõ. Người đứng xem đều thở dài: Tiếc cho người tốt.
Trịnh Diễm đang ở bên Đỗ thị, gặp anh trai và chị dâu, ba năm không gặp, hai bên đều cảm thấy đã khác nhiều, nhất là Trịnh Diễm, từ một bé con trở thành thiếu nữ, cảm giác này khi đập vào mắt rất mãnh liệt. Hai bên chưa vội chuyện trò, anh trai và chị dâu phải chào mẹ trước.
Hai cặp vợ chồng đều đã ngoài ba mươi, gặp Đỗ thị khóc khóc lóc đến chảy nước mũi: “Con bất hiếu, không thể chăm sóc cha mẹ." Đỗ thị cũng chùi mắt: “Tốt lắm, trở về là tốt rồi." Các con đều mang vẻ bể dâu, con dâu cũng trầm ổn hơn, vậy cũng tốt, đúng là qua rèn luyện, không còn đơn thuần nữa, Đỗ thị đau lòng nhưng cũng yên tâm hơn nhiều.
Trịnh Diễm nhìn xung quanh, anh em Trịnh Tú Trịnh Kỳ cùng vợ xa nhà ba năm, không đưa đứa con nào theo, cũng chẳng mang về thêm. Kiến thức sinh đẻ của Trịnh Diễm chỉ biết lơ mơ (*) cũng biết bọn họ sống không được tốt, eo hẹp đến mức ra giường cũng chẳng chất lượng. Chậc chậc, không chừng cha nàng ngàn tuyển vạn chọn hai nơi đấy, hẳn đã quăng không ít đá mài dao để rèn luyện hai người con.
(*) Nguyên gốc: ‘kiến thức nửa chai nước’. Giải thích: Có câu ‘Chai nước đầy không vang, nửa chai lại kêu to’. Về nghĩa đen, ý nói nước đầy chai, súc không có tiếng động; nửa chai thì vang. Nghĩa bóng ý bảo, người có tài thường khiêm tốn, không ồn ào, không phô trương; kẻ lơ mơ nông cạn thì càng nói lớn, muốn dùng âm thanh để che lấp sự ngu dốt của mình.
Đỗ thị gặp con trai con dâu không nhịn được nhắc: “Đại lang (suýt nữa là Trịnh Tú thưa) đang trực trong cung chưa về, hôm nay Quốc tử giám kiểm tra bài vở, đám Tứ lang Ngũ lang ghi danh, phải tới cho có mặt. Gian phòng của các con vẫn như trước, cũng đã dọn dẹp xong, trò chuyện không chỉ một chốc, mau đi thay đồ, chờ cha các con về, nhà chúng ta phải cùng ăn bữa cơm đoàn viên mới được!"
Nghe nói Trịnh Đức Hưng đang đi làm, trong lòng Trịnh Tú cũng chan chứa niềm vui, bạn nhỏ Trịnh Đức Hưng từng làm bình hoa bên cạnh Hoàng đế nay được xuất ngũ chuyển vào Ngự lâm, nhờ thân phận ba đời làm quan, lăn lộn thành một tiểu đầu mục, năm nay mười bảy, điểm xuất phát cao. Dù sao chắc chắn Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không để con cháu mình chịu thiệt.
Bấy giờ trời vẫn còn sớm, Trịnh Sâm Trịnh Uyển Trịnh Thụy vẫn chưa tan làm, nay có Trịnh Diễm và Triệu thị, trong mắt Quách thị, đây là ra mắt lẫn nhau, Phương thị, Quan thị cảm ơn hai em dâu và em chồng đã chăm sóc giúp đỡ các con mình. Đỗ thị lại đuổi người đi: “Đừng ngồi ngây ở đó nữa, mau đi rửa mặt chải đầu rồi đến."
Người về sớm nhất là đám đến Quốc Tử Giám ghi danh, mọi người nghe cha mẹ về, vội vàng chạy tới dập đầu tập thể, lại một màn nước mắt lưng tròng. Trịnh Tú đang cố gắng xây dựng hình tượng người cha nghiêm túc, bấy giờ cũng chẳng nghiêm mặt nổi, hỏi con trai Đức An: “Con có nghe lời ông nội, bà nội không? Có chăm chỉ đi theo thầy học hành không?"
Trịnh Kỳ bên kia cũng hỏi như vậy, còn hỏi thêm một câu: “Anh con có lười nữa không?" Bạn Trịnh Đức Bình cũng được cái chức, mỗi ngày tới nha môn tìm cá ngủ. Ông anh trai như thế khiến cậu em Trịnh Đức Kiệm mách thì không được, mà không mách cũng chẳng xong, đành lí nhí: “Con không có chức hàm, cũng không ở trong nha môn nên chẳng biết."
Các phụ nữ nói chuyện phong thổ bên ngoài với nhau, mồm miệng Quan thị vẫn lanh lợi như trước: “Nhất là ăn cơm không quen, có cách kinh bao nhiêu đâu, thế mà đậu hũ lại ngọt! Chao ôi, may mà ở nhà gửi cho không ít đồ ăn."
Phương thị nói theo Quan thị: “Thất nương đã trưởng thành thật rồi, nấu rượu ngon, mà nấu thức ăn cũng ngon."
Hai chị dâu khen em chồng, khiến mẹ chồng cười híp cả mắt: “Mấy món quà quê các con gửi về hồi Tếtcũng ngon lắm, ngoại trừ ăn uống, còn các thói quen khác thì sao?"
Hai người liền tạm dừng, rời nhà ra ngoài, ăn ở chỉ là chuyện nhỏ, ví dụ như bọn họ khi ấy, ăn không quen món địa phương thì mang theo đầu bếp tự nấu, chê phòng tối thì có thể mở cửa sổ rộng hơn, thay giấy dán cửa. Tất cả những chuyện đó đều là việc nhỏ không đáng kể, nhưng chuyện quan trường thì không tiện nói. Là quan mới nhậm chức, bạn muốn nhóm lửa, người khác phải xem phân lượng bạn thế nào. Nào là lôi mấy vụ án khó xử lí, mang những sổ sách bao năm ra, rồi thì Lại mục giở trò láu cá…
Trịnh Tĩnh Nghiệp lăn lộn từ địa phương mà lên, xem như đã có chuẩn bị với những chuyện này, sắp sẵn không ít người để giúp đỡ cho con trai. Đương nhiên, những người giúp đỡ này chỉ có mặt khi Trịnh Tú Trịnh Kỳ không thể chống đỡ, thời gian còn lại thì khoanh tay đốc thúc hai người nỗ lực đi lên. Đây chính là may mắn của việc có người cha tuyệt vời.
Có lợi cũng có hại, ít ra Trịnh Tĩnh Nghiệp năm đó không cần phải đối phó với ‘kẻ thù của cha’, còn hai anh em phải nằm trước đủ loại thương giáo.
Phương thị có ý giữ lại thì Quan thị đã cáo trạng với mẹ chồng: “Không ít những kẻ chờ cơ hội cười nhạo chúng con, cười thì cười đi, chúng con cũng cản được; quá đáng, con đập vào mặt! Lại còn bịa ra một phong tục lừa gạt khiến tụi con bị mất mặt, đầu tiên con đẩy bọn chúng đi khuất mắt sau đó mới giải quyết!" Đậu xanh rau má, có một cô vợ hung hãn rất quan trọng!
Phương thị mỉm cười tiếp: “Chỗ tụi con thì cũng không khác lắm, nhìn chung sau rốt cũng không có sơ suất gì, chỉ là năm đầu tiên Lang quân gầy đi nhiều, hai năm qua có tẩm bổ nhưng vẫn chưa được như trước."
Đỗ thị oán hận: “Bên ngoài là thế đó! Năm đó Tướng công đối phó với bọn chúng cũng phải trúc trắc lắm. Không nói chuyện này nữa, ta đã cho người đưa tin cho Tứ nương, khoảng chừng ngày mai nó sẽ về nhà."
Lại bắt đầu chuyện nhà cửa, Phương thị xoa đầu em chồng: “Thời gian trôi qua nhanh quá, chớp mắt A Diễm đã trở thành đại cô nương, sắp lấy chồng rồi." Thật ra chị muốn cảm ơn những món trang sức Trịnh Diễm tặng (trang sức bằng ngọc trai – chương 43), nghĩ một lúc, nghĩ đi nghĩ lại, Quách thị cưới chồng sau nên hình như không có, chi bằng khi không có ai sẽ nói cám ơn sau, tránh cho Quách thị lại nghĩ gì khác. Quan thị cũng suy nghĩ vậy, nói vài chuyện vặt: “Chúng ta về vừa đúng dịp, Lục lang sắp cưới vợ rồi," quay qua nói với Phương thị: “Cũng nên bắt đầu làm mai cho tiểu Đại lang nhà ta đi nhỉ?"
Đỗ thị nói: “Chuyện này không quên được."
Ríu rít, mãi đến khi Trịnh Tĩnh Nghiệp về.
Cơm tối hôm ấy không tách ra ăn, cả nhà tề tụ ở trong phòng khách, ăn bữa cơm đoàn viên. Trong bữa cơm, con kính cha, em mời anh, vô cùng hòa thuận, vui vẻ. Ăn cơm xong, Trịnh Tĩnh Nghiệp đưa con cháu vào thư phòng, hỏi những việc trải qua những năm vừa rồi của con trưởng và con thứ.
Trịnh Tú lau mồ hôi: “May mà khi trước từng trải qua vài chuyện, bằng không đã bị lừa," nghiêm mặt nói, “Cha, con nghĩ, bọn Đại lang lớn chút nữa cũng nên đưa ra các quận huyện để học hỏi kinh nghiệm, bằng không khó có thể thành tài."
Trịnh Tĩnh Nghiệp gật đầu nói: “Lần này con ra ngoài ngược lại có chút tiến bộ, chuyện của tụi nó cha đã có chủ ý, sẽ không để tụi nó chẳng biết chuyện đời. Về phần các con, lần này về sẽ được nhậm chức ngay, làm cho tốt!"
Trịnh Tú Trịnh Kỳ đứng dậy cung kính đáp: “Vâng."
Ba anh em Trịnh Sâm đi cùng cũng đứng lên, Trịnh Tĩnh Nghiệp phất tay, năm người ngồi xuống, Trịnh Sâm hỏi anh: “Bên ngoài gian khổ thế thật sao?"
Trịnh Tú cười khổ nói: “Đâu chỉ thế? Mỗi nơi một phong tục, luôn có côn đồ, suýt nữa ta đã bị thiệt. Chỉ nhớ một ít biện pháp của cha ngày trước để đối phó với bọn chúng, mới miễn cưỡng lật ngược tình hình. Từ từ thấm nhuần, mới biết những khó xử bên trong. Không xử lí đám cường hào ác bá cho tốt thì chẳng thể vì nước vì dân. Coi như ta đã hiểu, tuy là người tốt, nhưng phải làm chuyện thực tế, phải có thủ đoạn. Nếu không có người chịu nghe đệ, dẫu có cách hay hơn cũng vô dụng. Có vài người có thể cảm hóa, vài người không cách gì khác là trừng trị, có thưởng có phạt."
Trịnh Kỳ nghĩ thầm, giống đang dạy ác vậy.
Hai anh em đều phải chịu chút thiệt thòi, vài lần suýt rơi vào bẫy, nào làmỹ tì giảo đồng (tì nữ đẹp, đầy tớ gian xảo), may mà trong nhà có thói ra ngoài không được ‘se mặt’, chứ không là đã có thêm mấy miệng ăn (*), đoán chừng sẽ quậy cho nhà cửa chẳng yên. Nếu đẩy không đi, thì giao cho vợ xử lý, vợ đúng là du lịch tại gia, khi giấu khi hiện hung khí giết người cần thiết.
(*) ‘Tục se mặt’ của Trung Quốc thời xưa là dùng sợi chỉ để se mặt, cạo hết lông mặt, tóc thừa nhằm giúp các cô dâu trang điểm đẹp hơn. Ở đây ý bảo may mà Trịnh gia có lệ không được cưới thiếp ở ngoài, không thì đã bị cài ‘mỹ tì giảo đồng’ vào nhà.
Nói xong những chuyện này, Trịnh Tú đổi đề tài: “Cha ơi, còn một việc… thời tiết năm nay hạn…"
Trịnh Tĩnh Nghiệp ngắt lời: “Cha biết rồi." Còn bảo Trịnh Thụy sắp kết hôn, mọi người phải giúp một tay, vốn Trịnh Tĩnh Nghiệp chủ trì khảo hạch Lại bộ, nhưng vì có hai con trai nên ông muốn tránh hiềm nghi: “Để kẻ khác vào ta vẫn không yên tâm, chưa chắc là ai, không chừng là Tưởng Tiến Hiền hoặc Vi Tri Miễn, có thể sẽ làm khó dễ các con. Các con chỉ cần thành thật trả lời là được."
Hôm sau Trịnh Tĩnh Nghiệp đi tìm Hoàng đế, nhẹ nhàng kiếm cái nhân tình: “Hai thằng con trai của thần năm nay về kinh để chờ khảo hạch, sợ người ta thấy con Tể tướng sẽ không chịu công bằng, hoặc che chở để lấy lòng thần hoặc cố tình gây áp lực để lấy tiếng thơm. Thần, vì con trai mình, không khỏi có ý trách móc nặng nề để tụi nó tiến bộ mà hơi bất công. Nếu có thể được mong bệ hạ thân xét, mới có thể bịt kín miệng lưỡi sau lưng, cũng có công bằng."
Hoàng đế nghĩ cũng phải: “Để trẫm gặp chúng một lần." Quận thủ để có thể được triệu kiến, nhưng Hoàng đế có nhớ rõ hay không thì ở bọn họ, bây giờ ‘gặp một lần’ đã là được ‘chăm sóc đặc biệt’. Trịnh Tĩnh Nghiệp vuốt râu, xong. Ai dám khi dễ con ông, cứ chờ Hoàng đế xử lí.
***
Trịnh Tĩnh Nghiệp vui vẻ, khi tham gia hôn lễ của Quảng Bình quận vương cười khanh khách, đi chung với Cố Ích Thuần, hai ông già đẹp lão không đếm xỉa tới thứ tự địa vị, ngồi cạnh nhau, chuyện trò vui vẻ, khiến nửa gian phòng rực rỡ sáng ngời.
Hôn lễ Quận vương, đều có quy định sẵn. Đích thân Hoàng đế cũng tới, còn đưa Miêu phi theo, đàn ông một chỗ, phụ nữ một nơi, nói đủ chuyện. Hoàng đế chỉ vào Cố Ích Thuần và Trịnh Tĩnh Nghiệp bảo: “Hai người các khanh cũng hợp nhau lắm!" Rồi gọi Trì Tu Chi: “Khanh cũng qua đây, thế mới là cảnh đẹp ý vui." Sau đó dần dần lan truyền câu chuyện để mọi người ca tụng.
Tình hình bên đám phụ nữ thì khác. Mọi người chào hỏi nhau, Miêu phi vẫn ngồi trên Thái tử phi, đầu tiên mọi người chúc mừng Thái tử phi, sau đó muốn đi chọc cô dâu. Quảng Bình quận vương phi, Triệu thị, đúng là tiểu thư khuê các, hành động lễ độ, khiến mọi người không nỡ chọc cô. Thấy trên mặt phiếm hồng, biết điều đi ra, vừa đi vừa nói: “Đúng là một cô gái thật duyên dáng, Quận vương có phúc."
Lúc khai tiệc, mọi người đều theo thứ tự, đương nhiên hoàng thất ở trên. Nhà Tể tướng huân quý cũng ngồi theo phẩm cấp, cho nên mỗi lần như thế thường có trường hợp nữ quyến Trịnh gia hay ngồi xen với hoàng thất. Vốn vị trí của Trịnh Diễm phải ở dưới một chút, nhưng người ta nghĩ tới cha mẹ nàng, đưa nàng lên trước.
Chuyển chỗ cũng không quan trọng, gặp phải kẻ ngang ngược – Tiêu Lệnh Viện. Không biết bắt đầu từ lúc nào, Hoàng nhị thập nữ, công chúa An Nghi, Tiêu Lệnh Viện luôn thấy Trịnh Diễm không vừa mắt, thường xuyên ngáng chân sau lưng, trong chuyện này Trịnh Diễm thường xuyên có vẻ ngây ngô, căn bản không phát hiện ra, đáng hận là tuy rằng không phát hiện, nhưng lúc nào cũng có thể bình yên vượt qua. Tiêu Lệnh Viện tức đến nỗi phồng mang như cá nóc, Trịnh Diễm vẫn không biết gì.
Vì Miêu phi nói: “A Diễm lại không chịu đến chơi."
Tiêu Lệnh Viện tiếp lời: “Đúng là người của người ta, không ra ngoài nữa. Ngày trước Thất nương lanh lẹ hơn."
Gần đây Trịnh Diễm vùi đầu nghiên cứu y thuật, cuối cùng cũng biết sơ sơ, đương nhiên, cái sơ sơ này cũng đủ dùng. Y học thời bấy giờ đã hình thành hệ thống sơ khai, người có kiến thức có văn hóa đều biết một ít, chế hương, rượu thuốc, dược thiện đều cần tới nó, chỉ khác là có đủ chuyên nghiệp hay không. Người có kiến thức có văn hóa đều biết một ý về y thuật, nhưng không ai xem nó làm nghề chính. Tài giỏi như Cố Ích Thuần, không kém những ngự y trong cung là bao. Y thuật của Trì Tu Chi, nửa là gia truyền, nửa là nhờ thầy dạy.
Quách thị là chị họ của Tiêu Lệnh Viện, tuổi tác hai người chênh nhau nên cũng không thân, Trịnh Diễm là cô em chồng thân thiết của Quách thị, nhìn chỗ nào cũng thấy đáng yêu hơn Tiêu Lệnh Viện. Mà con gái toàn hướng ra ngoài, Quách thị gả cho anh của Trịnh Diễm, tự nhiên cũng muốn thiên vị giúp em chồng. Nghe Tiêu Lệnh Viện nói thế, cười chỉ vào Tiêu Lệnh Viện nói với Trưởng công chúa Nghi Hòa, Trưởng công chúa Khánh Lâm: “Nhìn kìa nhìn kìa, Nhị thập nương nhà ta mở mồm ngậm miệng là ‘người ta’, nhưng chắc cũng muốn một chàng rể phải không?"
Tiêu Lệnh Viện là một cô bé mới biết yêu, vừa thông thạo chút chuyện lại đanh đá, bị Quách thị nói vậy không khỏi đỏ mặt, nhưng đây là trường hợp không thể phát tác, lại oán hận ghi nợ lên Trịnh Diễm một khoản nữa.
Trời đất chứng giám! Nãy giờ Trịnh Diễm chưa hề nói một chữ! Vậy mà lại bị thêm thù. Bấy giờ Trịnh Diễm đã nhận ra phần nào, thấy Quách thị đã ra mặt vì mình thì cũng không nói gì nữa. Ở trên, sắc mặt của Thái tử phi rất khó coi!
Sắc mặt của Thái tử phi chẳng liên quan gì đến Trịnh Diễm hay Tiêu Lệnh Viện cả, cô ta đang rầu rĩ vì chồng mình. Con cưới vợ đáng lẽ là chuyện vui, thế mà ông chồng lại ngày càng não tàn khiến người ta chẳng nói nổi lời nào. Thiếp thất Đông cung ngày càng nhiều, lượng rượu Tiêu Lệnh Hành uống cũng ngày càng tăng. Vì từng bị cào mặt nên bây giờ bên cạnh Thái tử không có cung tì, chỉ có một vài hoạn quan hầu hạ, tiểu hoạn quan cũng bị đánh, không phải Trần thị rủa chồng mình, nhưng sức của thái giám còn lớn hơn cung tì ấy chứ.
Trần thị không nghĩ tới, Tiêu Lệnh Hành phá hoại thế thì thôi, đến em gái anh ta, Tiêu Lệnh Viện, còn đổ thêm dầu vào lửa. Sau hôn lễ của Quảng Bình quận vương, thù hận của Tiêu Lệnh Viện dành cho Trịnh Diễm đã lên tới tầm cao mới, khi về cung không đúng lúc gặp phải Trì Tu Chi. Trong tiệc bị chế nhạo, nên hơi nhạy cảm với chuyện nam nữ, trong khi Trì Tu Chi lại thật sự rất đẹp trai, lúc Tiêu Lệnh Viện lên xe, nâng bước, định khom lưng ngồi vào thùng xe, liền thấy Trì Tu Chi đang đứng dưới ánh đuốc xa xa, đưa tay đỡ Cố Ích Thuần lên ngựa. Tiêu Lệnh Viện buột miệng hỏi: “Kia là ai?"
Cung tì biết Cố Ích Thuần: “Là phò mã của Trưởng công chúa Khánh Lâm, Cố tiên sinh."
“Bên cạnh ấy!"
“Bên cạnh, vậy chính là học trò của Cố tiên sinh, Trung Thư xá nhân Trì Tu Chi," cung tì nghĩ lại một chút rồi bồi thêm một câu, “Chính là con rể của Trịnh Tĩnh Nghiệp, đã định thân với Thất nương Trịnh gia."
Tiêu Lệnh hâm mộ ghen ghét, kết thù lớn!
Ngày hôm sau Tiêu Lệnh Viện đến Đông cung gặp Tiền quận chúa Hàm Nghi, Nhị nương Đông cung đang bị cấm túc, vốn sức khỏe không tốt, bỗng dưng bị Trịnh Diễm cho một trận, càng thêm tức tối, tiểu cô nương luẩn quẩn trong phòng, bệnh bảy chết tám sống, chỉ còn bộ xương. Tiêu Lệnh Viện thấy mà hoảng: “Sao cháu lại ra thế này? Hôm qua không thấy cháu đâu, nói là cháu bị bệnh, ta còn tưởng do cháu không muốn gặp người. Ngự y nói thế nào?"
Khuôn mặt Nhị nương Đông cung vừa xấu hổ vừa giận dữ: “Ta chết đi còn tốt hơn!"
Tiêu Lệnh Viện khuyên vài câu: “Cháu mà chết thì càng làm kẻ khác đắc ý. Nếu ta là cháu, sẽ sống càng lúc càng vui vẻ, cháu mãi mãi là con gái Đông cung, mẹ là Lương đệ, thân phận rất tôn quý, sao lại bị một đứa nô tì chọc tức!" Thấy cháu gái không đáp, cô ta không nói nữa, lập tức rời đi, cô ta tới đây là có mục đích khác.
Thế gia không vừa mắt sự kiêu ngạo của con gái hoàng thất, các công chúa cũng chẳng thích sự rườm rà của thế gia, Tiêu Lệnh Viện trực tiếp tìm anh trai mình.
Lấy danh nghĩa là cháu gái bị bệnh, muốn Thái tử phấn chấn: “Mặc dù muội nhỏ tuổi nhưng cũng biết, bản thân không tiến bộ, người ngoài sẽ không xem trọng. Người hiền bị ức hiếp, huynh như vậy là quá nhân từ! Nhị nương là con gái Đông cung, lại chịu Trịnh thị quản chế, cục tức này sao nuốt xuống nổi? Không phải do bọn chúng xoi mói nói chuyện này ra, ai dám bảo Đông cung có sai? Sao cha lại có thể trách Đông cung thế chứ? Đông cung là quân, Trịnh thị là thần, chỉ lấy cái khí thế đấy ra là khiến người hoặc đánh hoặc giết, bọn chúng có thể làm gì? Tệ nhất cũng có thể làm gì được?"
Nói hai ba câu, kéo cơn giận của Thái tử ra. Thái tử không phải tay mơ như Tiêu Lệnh Viện, dù sao cũng có chút đầu óc: “Đó là Thừa tướng, là trọng thần của đất nước, cha đã không muốn gặp ta, khi nào ta chết cũng vậy thôi!" Con trai kết hôn, Hoàng đế chẳng gặp anh ta để bàn chuyện hôn lễ thế nào, dấu hiệu quá rõ ràng rồi.
Tiêu Lệnh Viện đâu quan tâm có chết hay không, chỉ muốn giẫm Trịnh thị: “Có chết cũng phải có đệm lưng! Muội mà chết, cũng không để người muội ghét sống được thoải mái!" Nếu không sao lại nói con gái Tiêu gia khó chơi? Ai cũng ra tay cực kì tàn nhẫn. Công chúa Vinh An đâm Thái tử một dao, công chúa An Nghi thì muốn diệt hết một nhà Tể tướng, người trước vì chướng ngại Thái tử, người sau vì chướng mắt Trịnh Diễm.
Tiêu Lệnh Viện lại xúi giục một hồi, thấy anh trai mình không nói câu nào chắc chắn, giận dữ phất tay áo rời đi. Thật ra trong lòng Tiêu Lệnh Hành đã lung lay, anh ta cũng biết thái độ Hoàng đế càng ngày càng kì lạ, cũng cảm nhận thái độ của các Tể tướng, chư vương, công chúa, mùi vị co đầu rụt cổ cả ngày ở Đông cung rất khổ sở, nhưng căn bản anh ta không có biện pháp nào khả thi. Bây giờ như thể Tiêu Lệnh Viện đã cung cấp kế hoạch ‘vùng vẫy phút cuối’, kích động Tiêu Lệnh Hành bị áp lực đến mức đứt thần kinh.
Chẳng những Trịnh thị, còn có Tưởng Tiến Hiền, bọn Tề vương! Đm! Cho dù ông mày bị phế, tụi bây cũng đừng mong được yên!
Chém người phải có kế hoạch, trong tay Tiêu Lệnh Hành không binh mã, chỉ có hộ vệ Đông cung, cũng chẳng có vũ khí hạng nặng nào. Vì có sự kiện Phạm Đại Dư bị giết, nhà nước đã cấp thêm hộ vệ cho các Tể tướng, lực lượng của phủ đệ chư vương, công chúa cũng chẳng kém. Phải có người, có vũ khí, có kế hoạch hành động.
Tiêu Lệnh Hành tìm Triệu Dật, Triệu Dật hoảng sợ: “Tuyệt đối không thể! Thánh nhân chinh chiến cả đời, ngài khởi binh, sao có thể…"
“Không phải ta tạo phản!"
Triệu Dật: “…" Thế là gì?
“Nói hành vi của ta không đúng ta nhận! Nhưng chẳng lẽ bọn chúng là người tốt sao? Có chết cũng phải chết chung! Cho dù bị phế, bọn chúng chết rồi, ta có thể sống dễ chịu hơn. Nếu bọn chúng sống, ta cũng bị bọn chúng sỉ nhục mà thôi!" Nói xong òa khóc, nghĩ bản thân mình cũng là thanh niêm tốt, sao lại bị lưu lạc tình trạng như ngày hôm nay?
“Sao Thái tử lại nói chuyện không may thế chứ?" Triệu Dật cũng khóc theo, y đi theo Tiêu Lệnh Hành từ ban đầu, là những người còn sót lại không bị đẩy đi, làm bạn chung đường với Tiêu Lệnh Hành đến bây giờ.
Không phải bất đắc dĩ thì chẳng ai muốn khởi binh, Triệu Dật ngẫm nghĩ một chút, nói: “Còn một biện pháp nữa, những kẻ tiểu nhân hiện đang làm bại hoại uy tín Đông cung, chỉ cần chúng ta gầy dựng uy tín Đông cung lần nữa, chỉ cần Thánh nhân thích ngài, ngài sẽ không phiền muộn nữa. Đông cung có thể giữ những văn sĩ tài hoa phong lưu, để bọn họ ca tụng phẩm chất tốt đẹp của ngài." Triệu Dật muốn thực hiện ở mảng truyền thông, miễn là Hoàng đế còn lung lay, không quyết định, lung lay đến khi lên nóc rồi, Tiêu Lệnh Hành muốn trả thù ai thì xử lí kẻ đó.
Tiêu Lệnh Hành nói: “Ta chỉ sợ không ăn thua, tâm nguyện không được đền bù!" Thời gian eo hẹp.
Triệu Dật nói: “Nếu không thì tiến hành đồng bộ, vừa tìm văn sĩ, vừa chuẩn bị. Theo ý của thần, nếu không cần dùng vũ lực thì không nên dùng, chớ kinh động Thánh nhân."
“Theo ý ngươi!" Tiêu Lệnh vẫn có tình cảm với cha mình.
“Đừng nên tìm Đới thị, lần trước bọn họ đã tránh, không chừng lần này cũng chẳng dùng được. Chi bằng để Lương đệ về nhà mẹ đẻ nói chuyện một chút, cho dù không được gì, Phó thị cũng không đến mức đi tố cáo. Đới thị và Đông cung không thân cũng chẳng quen, không thể biết được lòng bọn họ."
***
Thấy Tiêu Lệnh Hành và Phó lương đệ tình chàng ý thiếp, lại thân thiết với Phó thị, ngũ tạng Trần thị như bị thiêu đốt, đốt thành tro tàn. Khuyên bảo hết nước hết cái chồng không nghe, con trai ngoan ngoãn nghe lời chồng chẳng thương, ở chung với Phó thị thì mắt như phường trộm cắp, đụn tro trong ngực Trần thị bốc khói nguội lạnh dần. Nghe nói Phó thị và Tiêu Lệnh Hành ở chung một chỗ, Trần thị thở dài nhẹ nhõm, được rồi, chuyện xấu gì cũng làm chung với Phó thị, không có liên quan gì đến cô và con trai. Không phải bất trung với chồng, nhưng bây giờ người chồng không giữ được, ít nhất phải tìm cho con trai một đường sống, không thể dính tiếng xấu nào được.
Kì nghỉ tân hôn của Quảng Bình quận vương đã hết, cùng vợ hồi cung thỉnh an. Trần thị nói với con dâu: “Các con phải sống với nhau cho tốt, tôn trọng lẫn nhau. Phải trung thành với Thánh nhân. Chuyện gì cũng phải cẩn thận." Lúc nói lời này mặt Trần thị thật hiền.
Lúc nghe vậy, mắt Tiêu Xước nhòe nước.
Trình độ chính trị của Tiêu Xước cao hơn mẹ mình một chút, Trần thị có thể nghĩ ra, trong hoàn cảnh hiện tại cậu cũng hiểu rõ từ sớm. Chính vì ‘hiểu rõ’ nên thức trắng cả đêm, vứt bỏ cha mình? Trong lòng Tiêu Xước bất an, hôn nhân cũng chưa kết ổn thỏa. Làm con, cậu biết không thể trơ mắt nhìn cha chịu tội, chết vì cha cũng là nên làm.
Trần thị nói tiếp: “Các con phải kéo dài dòng máu Đông cung!"
Tiêu Xước bị những lời này đánh sụp, không thể thắt cổ cùng cả nhà.
Từ đó về sau Tiêu Xước, Trần thị và em ruột của mình, Tam nương Đông cung, không hỏi những người còn lại, chỉ một mực an phận sống qua ngày, lễ độ với người ngoài, thuần hiếu với cung Đại Chính, khi Tiêu Lệnh Hành nóng nảy trách phạt nô bộc cũng khuyên nhủ một ít, chỉ là trong ánh mắt luôn có vẻ sầu muộn không rõ. Người đứng xem đều thở dài: Tiếc cho người tốt.
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục