Con Gái Gian Thần
Chương 60: Thiếu niên hung tàn
“THẤY CON LÀ NHỨC ĐẦU, THÔI ĐI GẶP SƯ MẪU CON ĐI, RỒI CHÚNG TA CÙNG ĂN CƠM."
Trịnh Du cúi đầu, ráng nhịn cười, con bé này đúng là cố ý.
Trịnh Diễm đúng là tay giỏi phá không khí, mục đích của nàng là gây rối, làm cho mọi người không nói được gì mới thôi, giải tán, đưa Trì Tu Chi về, thế là hết chuyện.
Như nàng mong muốn, lời vừa nói đã cụt hứng, hai gò má quận chúa Tân Xương phiếm hồng, dùng sức nắm chặt tay, khẽ nâng cằm: “Ừ nhỉ." Con nhóc này nhất định là cố ý! Quận chúa Tân Xương bỗng nhớ tới Đới Dao Thành, cố nén không tranh luận với Trịnh Diễm.
[Ta không thèm chấp nhặt với một con bé miệng còn hôi sữa, phải chú ý hình tượng.] Nuốt một ngụm nước miếng xuống, như muốn nuốt cơn thịnh nộ, quận chúa Tân Xương không kiềm được lại nhìn về phía Trì Tu Chi. Trì Tu Chi như vẫn không hề để ý đám con gái đang rộn ràng, chàng chỉ ngồi yên, tựa đang dung nhập vào cảnh núi non hùng vĩ, tráng lệ. Cơn giận của quận chúa Tân Xương, không cần nuốt liền tan thành mây khói.
Cuối cùng Trịnh Du cũng nhớ đến trách nhiệm giảng hòa bậc nhất của mình: “Mọi người đã đi lâu rồi, trời cũng ngả bóng, chúng ta nên về đi thôi, nếu trong nhà tìm không thấy thì sẽ xảy ra chuyện mất. Điện hạ, trong cung cũng có cung cấm, chớ nên chậm trễ."
Hành động đuổi người này rất không để mặt mũi cho quận chúa Tân Xương. Quận chúa Tân Xương cũng ráng nhịn: “Tứ nương cẩn thận quá!"
Trịnh Du cười tủm tỉm đáp: “Ta đưa các muội ấy ra ngoài thì phải trông cho kĩ, nhất định phải cẩn thận mới được."
Quận chúa Tân Xương gật đầu, giọng nói cũng ôn hòa hơn nhiều: “Nếu vậy thì, về thôi." Trong lòng rất phiền muộn, vẫn còn chưa biết tên người ta là gì! Muốn hỏi nhưng ngại không dám mở miệng, sợ rằng vừa hỏi xong, chính là đem tâm sự cho cả thiên hạ biết.
Cô ta nói xong, lòng đầy nuối tiếc, bỗng thình lình đối diện với ánh mắt Trì Tu Chi. Trì Tu Chi đang cực kì chán chường, quận chúa Tân Xương vừa xuất hiện thì quang cảnh rất không hài hòa, rất không phù hợp để cùng nói chuyện nhân sinh, lý tưởng với sư muội, chỉ mong mỗi câu này mà thôi. Quận chúa Tân Xương vừa thốt ra, chàng cũng rảnh rỗi quay về phía này.
Hô hấp quận chúa Tân Xương như bị ngưng trệ trong giây lát, gương mặt trắng hồng cúi xuống xấu hổ, sau đó lại ngẩng lên, tư thái tao nhã tiến về phía trước.
Đám người Trịnh Du cũng nhộn nhạo chuẩn bị ngựa, hai nhóm đều từ bãi cỏ đi ra, con đường đã được lát đá rất tốt, đi thẳng, qua vài ngã rẽ chia nhau về nhà. Quận chúa Tân Xương ngồi thẳng lưng trên ngựa, khóe miệng được kéo ra, cô cũng không biết mình vui vì cái gì, chỉ là muốn cười thế thôi.
Trên đường, tâm trạng vẫn cứ vui vẻ suốt, đến ngã ba, đội của Trịnh Du đã giải tán gần hết, chỉ cần qua hai con đường nữa là có thể về đến nhà. Bỗng đâm đầu vào đội nọ, ở giữa là một chiếc xe, trước sau có vài tên tùy tùng.
Bởi vì hàng năm các nhà quyền quý đều đến Hi Sơn, đường được sửa rộng, đám quận chúa Tân Xương không nhường, Trịnh Du nhíu mày nhìn quy cách của xe kia, là Nhất phẩm phu nhân. Hạ lệnh xuống ngựa, nhường cho đội kia đi qua.
Không ngờ khi hai bên lướt qua nhau, xe kia đột nhiên dừng lại.
Một tiểu tì áo xanh vội vàng chạy tới, đứng bên bụng ngựa của quận chúa Tân Xương hành lễ: “Thỉnh an Quận chúa. Trong xe là Vinh Quốc phu nhân, không ngờ lại được gặp Quận chúa."
Vinh Quốc phu nhân Hạ thị, mẹ của Thái tử phi, quận chúa Tân Xương có muốn hay không thì cũng phải gọi một tiếng bà ngoại. Nghe nói đó là Vinh Quốc phu nhân, quận chúa Tân Xương không dám khinh thường, xuống ngựa, đến bên cửa xe thưa hỏi: “Phu nhân đến thăm mẹ rồi về à?’
Vinh Quốc phu nhân kéo rèm cửa sổ, lộ mặt: “Bà già này đến nói chuyện với Thái tử phi, Quận chúa cũng nên về sớm đi. Còn bên kia là ai thế?" Vinh Quốc phu nhân đã nhiều tuổi, mắt mờ, nhìn qua có thấy đám người Trịnh đảng đằng sau Tân Xương.
Đám người Trịnh Du là vãn bối, cho dù không hòa thuận với Đông cung thì bên ngoài cũng phải giữ hòa khí, vẫn phải tỏ ra tôn kính. Cùng em gái đi đến vấn an Hạ thị: “Phu nhân khỏe chứ?" Trì Tu Chi cũng đi theo.
Nhà mẹ đẻ của Hạ Thị là danh môn, nhà chồng cũng là danh môn, con gái là Thái tử phi, luôn có một sự xa cách từ trong xương cốt khi đối xử với mọi người. Chậm rãi nói: “Ta là một bà lão, xương cốt cũng rệu rã cả rồi, không thể đi khắp nơi như thanh niên bọn ngươi. Buồn quá đành phải tìm người trò chuyện."
Tân Xương quận chúa nghe phát chán, đang muốn nói, chúng ta chận đường thế này không được văn minh cho lắm, bà nên về nhà đi. Hạ thị bỗng tiếp: “Mấy tiểu lang quân nhà các ngươi, ta cũng đã gặp qua, nhưng tiểu lang quân này nhìn không giống người nhà các ngươi thì phải? Các ngươi đi cùng với hắn như thế, không khỏi không hợp lễ."
Miêu phi mượn Thường Bật ám chỉ nói gia pháp Đông cung không nghiêm trước mặt Hoàng đế, đi ngược với nam nữ đại phòng, quận chúa Tân Xương dính chặt bên cạnh Thường Bật, khiến Thái tử phi không thể không nghiêm khắc, còn phải đến thỉnh tội trước mặt Thái tử, uất không chịu được. Là kẻ thù lớn của Đông cung, mặc cho có dính vào chuyện này hay không (Phật bảo: không thể nói), sẽ bị trút giận. Hạ thị nhận ra mấy cậu con của Trịnh gia, thấy không giống nên nói vậy, cũng là một kiểu mỉa mai.
Trì Tu Chi vẫn nhẹ nhàng bình thản, không thèm để ý, chẳng thèm hỏi một câu.
Quận chúa Tân Xương căng thẳng, Trịnh Du chẳng để tâm, dùng giọng điệu như bà quản lắm thế nói: “Đây là học trò của Cố tiên sinh, tiên sinh cũng coi đệ ấy như người nhà. Vả lại tiên sinh và cha ta là đồng môn, hai nhà thân thiết, chị em chúng ta ra ngoài chơi, mang theo một cậu em trai để an toàn hơn, tránh gặp kẻ rảnh việc tới dông dài, cũng chẳng ảnh hưởng gì đến vương pháp!"
!!!!! Trong lòng quận chúa Tân Xương như có hàng trăm hàng vạn thần thú phi nước đại, ngay cả cáo từ thế nào cũng không nhớ rõ, hồn vía lên mây về lại Thanh Huy các. Chàng ta chính là Trì Tu Chi ư?!
Hoàn toàn trái ngược với quận chúa Tân Xương, chị em Trịnh gia vô cùng sảng khoái.
Lúc đầu Trịnh Du còn lo quận chúa Tân Xương muốn trả thù Trì Tu Chi, nhưng sau khi quan sát thì hiểu ra, quận chúa Tân Xương động lòng phàm. Vậy thì càng không được! Chị không biết kế hoạch của các trưởng bối, chỉ đơn thuần không muốn để Trì Tu Chi bị đào góc tường (*).
(*) Đào góc tường: hành động lôi kéo nhân viên có năng lực của công ty khác về công ty bằng nhiều cách, chẳng hạn như tăng gấp đôi lương, v..v..
Trịnh Diễm lại cho rằng mình đã cứu Trì Tu Chi một bàn, nhờ vào đanh đá mà giành chiến thắng. Nếu quận chúa Tân Xương chơi xấu Trì Tu Chi, một nam tử như Trì Tu Chi sẽ không thể bất chấp đạo lí mà phản công. Ai ngờ quận chúa Tân Xương lại nhìn trúng chàng thiếu niên đang đối địch với phe mình? Tạt máu chó thì cũng không nên đến mức này chứ! Đây cũng là quan điểm của các đồng nghiệp trong Đại Lý tự.
Tân Xương nhìn Trì Tu Chi không biết bao nhiêu lần, nhưng chẳng nói được gì với chàng. Nếu tình cảm thiếu nữ như vần thơ, thì chẳng thấy cô ta ngâm gió ngợi trăng, cũng chẳng tỏ ra ưu ái. Trì Tu Chi đấm thẳng vào mặt Đông cung, khiến người ta không khỏi cảm thấy cô ta đã nghẹn nín đến hỏng cả người. Cách xử sự của Vinh Quốc phu nhân, càng chứng tỏ rằng – người bọn họ nói đến, được Đông cung để ý tới cũng chẳng phải chuyện gì tốt.
Quận chúa Tân Xương đúng là kẻ thù!
Quả là một hiểu lầm thú vị.
Còn về phần Trì Tu Chi, chàng nghĩ thế nào, cũng chỉ có chàng biết.
***
Ngày nghỉ ngắn ngủi có một tiết mục xen giữa, nhưng lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn.
Vinh Quốc phu nhân vừa về liền nổi ‘bệnh’, bệnh tức giận. Kinh Triệu Trì thị, dài hơn nhà mẹ đẻ của Vinh Quốc phu nhân hơn hai trăm năm lịch sử. Nhờ được Trì thị lúc ấy đang làm Tể tướng tiến cử mà tổ tiên Hạ thị mới phát tài, chứ hồi đầu cũng chỉ là Chủ bộ (chức quan quản lý giấy tờ, công văn)trong phủ của Trì Tể tướng. Tên nhóc Trì Tu Chi này, gặp mặt không hành lễ, tỏ ý đang nhắc nhở. Vinh Quốc phu nhân sao mà không tức giận cho được?
Quận chúa Tân Xương vẫn trăn trở, càng nhìn gần càng thấy Trì Tu Chi đẹp trai, tao nhã, cũng rất lễ độ, hoàn toàn không xảo quyệt như mô tả của mọi người ở Đông cung. Nhìn thế nào cũng là một công tử cao quý, ôn văn nhĩ nhã! Hay là cha đã hiểu lầm rồi?
Trịnh Du đưa em gái về nhà mẹ, cũng tố cáo một tràng, kể chuyện về quận chúa Tân Xương rồi mắng chửi Vinh Quốc phu nhân té tát: “Mụ già vô lễ, lưỡi dài cho lắm, toàn nói thị phi."
Trịnh Tĩnh Nghiệp vuốt râu cười: “Con uống thêm trà lạnh nữa đi, sao nóng thế."
Trịnh Du vẫn rất tức.
Trịnh Diễm chẳng buồn hé răng, tiễn Trịnh Du ra cửa, rồi im lặng quay về. Trịnh Tĩnh Nghiệp nhìn nàng một hồi, ngón tay vặn vẹo, không biết lại đang có mưu đồ gì.
So với các chị em phụ nữ thì nam tử hán Trì Tu Chi cẩn thận hơn nhiều, vẫn đi làm như trước, vẫn để một tai nghe chuyện phiếm như cũ.
Lý thừa ngó ra khung cửa: “Hôm nay quận chúa Tân Xương không đến, gặp chuyện gì không thành? Hay là muốn động thủ chăng?"
Trương thừa nói: “Trì lang luôn làm đúng việc công, không có một sai lầm, nếu cô ta không giở trò, hẳn là không thể lợi dụng gì được, nếu có cũng chẳng thể giở trò ngay trước cung Thúy Vi. Có lẽ không kiên nhẫn, từ bỏ rồi chăng?" Trương thừa cũng hăng hái đưa ra ý kiến, nào ngờ người nhà bỗng chạy tới đưa tin: “Lang quân, nhà chúng ta bị người tố cáo."
“!" Trương thừa bất chấp người khác, ra ngoài hỏi han.
Bọn đồng nghiệp điều căng tai nghe lén: “Mà… Hồ gia… Viên…"
Khi quay lại, sắc mặt Trương thừa tái mét: “Các vị chê cười rồi, trong nhà có việc, ta phải quay về, xin phép đi trước, các vị lượng thứ."
Đám đàn ông nhiều chuyện không biết thì thôi, chứ biết mà không đầy đủ thì đúng là như bị cào cấu trong bụng, Lý thừa liền hỏi: “Đến tột cùng là xảy ra chuyện gì mà cần ông phải tự mình về xem thế? Dù gì cũng nên nói ra xem nào, biết đâu chúng ta cũng có thể đưa ra biện pháp."
Đúng là chuyện này cần nghe góp ý một chút, Trương thừa xấu hổ nói: “Chẳng qua là chuyện mua đất thôi. Ta có mua vài miếng đất ở phía đông kinh thành, vốn là mấy miếng rải rác rồi từ từ gom lại, không ngờ ở giữa có hai mươi mẫu ruộng nhà người, tính toán, muốn mua hai mươi mẫu này rồi gộp thành một miếng chỉnh thể, nhìn cho thoải mái…"
Ruộng đất rất quý giá, nhưng giá đất thì rất khác nhau. Có thể cày, độ phì nhiêu, vị trí, đều là những nhân tố quyết định. Còn một nhân tố khác, chính là phải hoàn chỉnh. Chẳng hạn như, bạn có một miếng đất, cho dù chỉ có mười mẫu, thì vẫn đáng giá hơn kẻ có hai mươi mẫu, phân tán thành mười nơi, mỗi nơi hai mẫu! Ngoài quản lý đồng ruộng, còn có phân giới chu vi xung quanh, quan trọng nhất là nguồn nước. Đất đã làm sẵn (đã được bừa, làm cho bằng phẳng,…hoặc đào cả kênh, làm bờ) thì càng đáng giá, giống như một viên kim cương to thì có giá trị hơn một cái túi nạm kim cương vậy.
Vốn là hai mươi mẫu, muốn mua liền mua, chiếm tiện nghi cùa người ta cũng liền chiếm, cần đoạt gì, cũng đoạt ngay. Không ngờ… đây là mảnh ruộng bảo hộ cuối cùng của cả nhà người ta. Khiến người ta muốn sống muốn chết, cả nhà kéo nhau treo cổ.
Nếu mà bảo bức tử nhà người, chỉ cần không lọt ra, không ai tố cáo, chuyện này coi như xong – ai cũng làm thế. Khi nhập đất thì có thể để thay mặt, triều đại này dựng lên chín mươi năm, cũng hay gặp những chuyện sát nhập như thế. Hi vọng thăng chức của Trương thừa ngày càng xa vời, thế nên muốn kiếm thêm chút ruộng đất cho cả nhà, nhà ông ta vốn cũng khá giả, chẳng qua xuất thân không vinh hiển, năng lực cũng chẳng đến mức nghịch thiên, chỉ lên tới tiểu quan lục phẩm mà thôi. Mặc dù là quan nhỏ, nhưng cũng là quan, muốn mua ruộng đất của dân cũng chiếm ưu thế hơn.
Bất hạnh sao lại bị nhân vật chính nghĩa của nhân gian Viên Mạn Đạo bắt gặp. Viên Mạn Đạo vốn ra ngoài để bắt thằng con lông bông, hai cha con kẻ chạy người đuổi, một đường đuổi ra ngoài thành thì gặp chuyện này. Viên Mạn Đạo cứu một nhà tiểu dân, không đuổi bắt thằng con nữa! Vừa hay sao, vì tìm con, ông có mang một đội gia đinh, bắt hết cả đám tay sai nhà Trương thừa.
Ngay cả Trương thừa bị bới móc thế mà cũng không tức giận như vậy, nhưng Viên Mạn Đạo cứ khăng khăng!
Vừa nghe thấy ông già họ Viên, Lý thừa cũng há hốc. Triệu thừa nói: “Ông mau về nhà xem thế nào đi, hai mươi mẫu ruộng chẳng tính là bao, chớ chọc phải sát tinh này."
“Ta cũng muốn lui rồi đó chứ, nhưng Viên Mạn Đạo cứ muốn tố cáo." Nếu mà tố lên, chỉ sợ chức quan này cũng tiêu luôn. Cho dù cầu xin Đường Văn Uyên nhờ nói giúp, nhưng e rằng Đường Văn Uyên cũng không làm gì được Viên Mạn Đạo. Trịnh Tĩnh Nghiệp thì chắc là có thể, nhưng chỉ vì hai mươi mẫu, chỉ vì một mình Trương thừa, có thể khiến cho hai người Trịnh Viên trở mặt, căng thẳng với nhau sao? Trương thừa cũng không ôm nhiều hi vọng trong chuyện này. Chuyện sát nhập, không ai quản không thành chuyện. Nhưng mà theo pháp luật, Trương thừa làm thế là không phúc hậu, nếu xử, chẳng những chức quan gặp vấn đề, mà phải bị phạt tiền, hoặc chịu trừng trị nghiêm khắc.
Trì Tu Chi vẫn không lên tiếng, mãi đến khi Vương thừa nói: “Đầu tiên ông bỏ miếng ruộng ấy đi, rồi viết một bức thư xin lỗi, hứa sẽ tự biếm hai cấp, giữ được chức quan rồi nói tiếp." Chàng đứng dậy, tìm một tập hồ sơ ra, lật ra: “Trương lang mua ruộng từ ai thế?"
Trường thừa đáp: “Một người họ Hồ."
“Hồ Phi?"
Trương Thừa cả kinh: “Sao cậu biết được?"
Trì Tu Chi mỉm cười nói: “Trương lang cứ thư thả đi, chuyện này không lo đâu."
“Lão đệ, hãy cho ta một câu xác định đi."
Trì Tu Chi mở hồ sơ đưa cho Trương thừa, Trương thừa xem xong cũng thở phào nhẹ nhõm, chắp tay khước từ. Tính nhiều chuyện của Lý thừa lại nổi lên, Trì Tu Chi không đợi ông ta hỏi, thuận miệng nói: “Chuyện này ta cũng chỉ nắm chắc năm phần, chờ thành rồi sẽ nói với Lý lang. Trước mắt là cứ để Trương lang yên tâm phần nào, Trương lang vốn là người thông minh, nếu tỉnh táo thì có khi chính ông ấy cũng tìm ra được đối sách." Trong lòng lại nghĩ, thông minh con khỉ mốc! Người thông minh sẽ chẳng làm cái chuyện khiến chó cùng rứt giậu như thế.
Ngày hôm sau, Viên Mạn Đạo dâng tấu chương, Hoàng đế giận dữ: “Vì hai mươi mẫu đất mà muốn giết cả một nhà, đây là cái gì?!" Nghiêm lệnh bắt điều tra kĩ.
Phe Đông cung thua một trận trong vụ xử thông gia của Tề Từ đương nhiên cũng nhảy ra, chỉ trích Trương thừa. Nói Trương thừa đúng là kẻ biến chất, không giết thì sẽ không thể làm dịu được sự căm phẫn của dân chúng, lại thuyết giáo: “Chuyện này không chỉ có hai mươi mẫu ruộng thôi, mà là toàn bộ gia sản của nhà người ta. Trương thừa là quan, nuốt hết ngàn khoảnh ruộng, khiến cho dân không thể sống nổi." Trương thừa cũng là vòng ngoài của Trịnh đảng, xử lý ông ta chính là thị uy, cũng để lập uy cho Đông cung. Nếu Trịnh Tĩnh Nghiệp mặc kệ, Trịnh đảng sẽ dần có lục đục. Nếu quản, Viên Mạn Đạo đang có lý, nào dễ giải quyết.
Đường Văn Uyên lại nói: “Quốc có quốc pháp. Lấn bao nhiêu ruộng sẽ phạt bấy nhiêu, trong luật pháp đã ghi rõ." Đây là có ý giải vây, nói đỡ.
Lần này Hoàng đế rất bất mãn với Đường Văn Uyên của Trịnh đảng: “Thượng thừa là thuộc hạ của khanh, khanh phải tự trọng." Vì Viên Mạn Đạo bắt ngay tại trận, chứng cứ có đủ. Hoàng đế làm thay người khác một lần, lệnh trả lại toàn bộ ruộng đất, cách chức, còn muốn đánh chết Trương thừa.
Đường Văn Uyên chỉ có thể gắng gượng: “Trương thừa là thuộc hạ của vi thần, pháp luật là vì bệ hạ. Trương thừa bại hoại pháp luật kỉ cương, phải theo luật mà định tội. Bệ hạ không thể hủy luật pháp của mình, không thể phán tội tử tình."
Vì thế vụ án xâm lấn ruộng đất lại thành cuộc tranh luận về luật pháp, không cần nói thêm, Đại Lý tự lại bị lôi ra. Hoàng đế bảo bọn họ nghiên cứu vụ án, tìm một câu trả lời thích đáng.
Trì Tu Chi hưởng ứng lời kêu gọi của Hoàng đế, đào sâu vào tình tiết vụ án, ngày thứ ba dâng tấu, moi ra một vụ án lớn hơn.
Lúc Trì Tu Chi nói: “Họ Trương không đáng chết", Hoàng đế nổi giận: “Vừa nói khanh lương thiện, thế mà nay lại bao che tội phạm."
Trì Tu Chi bình tĩnh trả lời: “Không phải thần bao che, nhưng nếu giết Trương mỗ, thì thần không biết nên xử lí người này thế nào." Nói xong rút một quyển tấu chương từ trong tay áo.
Thì ra Hồ Phi không chỉ có hai mươi mẫu ruộng, hắn vốn có tới mấy trăm mẫu, nhưng mười năm trước bị một người tên là Chu Hi chiếm mất ba trăm mẫu, nên giờ chỉ còn vẻn vẹn hai mươi mẫu này thôi. Lần trước Hồ Phi cáo trạng, bị kẻ khác đè áp, chịu không ít đau khổ, tốn không ít tiền tài. Bây giờ ruộng lại bị chiếm mất, không dám cáo trạng nữa, đành đi tìm chết, nhưng được Viên Mạn Đạo tốt bụng cứu giúp.
Thứ Trì Tu Chi đưa cho Trương thừa xem chính là hồ sơ vụ án năm đó, đương nhiên, trên đó viết điêu dân vô trạng, nhưng xem đơn kiện trong hồ sơ vụ án của Hồ Phi, giống y như đúc với vụ của Trương thừa, Chu Hi cũng cướp ruộng chiếm đất. Trì Tu Chi đối chiếu hai con số chiếm đoạt, mắng chửi Chu Hi té tát, câu xuất sắc nhất chính là: “Sài lang nắm quyền, thăm hỏi hồ ly." (Ý nói kẻ ác nắm quyền, nhưng không ra mặt, để thuộc hạ chịu trận)
Bề ngoài của Trì Tu Chi rất lừa đảo, vẻ mặt chính nghĩa hào hùng. Khiến Hoàng đế cũng cảm giác mình đã nói oan cho chàng, ngượng ngùng không đáp chuyển thành tức giận: “Thiên hạ của trẫm, há lại có chuyện như thế! Tên Chu Hi này là người nào?!"
Chu Hi, cậu hai của Thái tử.
Lần này thì náo nhiệt.
Nhưng náo nhiệt thế nào, thì cũng chẳng liên quan đến Trì Tu Chi. Chàng cáo trạng xong, không có việc gì lại đi ôn điều luật. Trương thừa bị phạt tiền, giáng chức, nhưng không bị tổn thương gân cốt. Cố ý tới cám ơn cấp trên, đồng nghiệp. Trì Tu Chi từ chối tiệc chiêu đãi của ông ta: “Không phải ta làm vì Trương lang, chẳng qua tùy việc mà xét thôi."
Trương thừa cảm thấy, Trì Tu Chi thật là đáng yêu. Đường Văn Uyên cũng khen ngợi Trì Tu Chi đúng là một thiếu niên biết bảo vệ cho đồng nghiệp. Tề vương đến thăm hỏi dượng mình, nói với thầy giáo Cố, bảo ông có một cậu học trò thật là khí khái: “Không sợ cường quyền, đáng quý."
Cố Ích Thuần và Tề vương cùng cười ha hả: “Ăn lộc của vua, làm việc vì người." Chỉ là không tiếp lời của Tề vương, ai chẳng biết gần đây Tề vương thường hay nói xấu Thái tử bên tai Hoàng đế? Cố Ích Thuần có ý gì thì cũng chẳng muốn nhập bọn với Tề vương.
Ỷ bối phận mình cao, Cố Ích Thuần ngã người lên sạp (giường nhỏ), muốn tránh đi: “Ta mệt rồi, cháu cứ tùy ý." Sau đó nhắm mắt, ông ‘làm một giấc’.
Hay cho khí phách của danh sĩ tiêu sái!
Tề vương trừng mắt nhìn một lát, đành bất đắc dĩ đi xuống sạp, mang giày, khom người chào thật sâu với người dượng xỏ lá của mình. Cố Ích Thuần hé mắt, bóng Tề vương đã khuất, ông trở mình, to gan lớn mật, yên tâm ngủ thật.
Mãi đến khi Trì Tu Chi tan làm, tới vấn an.
Cố Ích Thuần cứ nằm như vậy, lười biếng hỏi: “Con làm thế nào lại nhảy ra chuyện của Chu Nhị đúng lúc vậy?"
Trì Tu Chi ghé vào bên cạnh Cố Ích Thuần, hay tay chống má, ra vẻ trẻ con, nháy mắt: “Không có Chu Nhị thì còn Chu Tam, không có Chu Tam sẽ có Trần Ngũ." Dù sao thì chàng cũng sẽ tìm ra một người nào đó.
Cố Ích Thuần đưa tay đắp ngang mắt: “Nhìn con là thấy nhức đầu, đi gặp sư mẫu đi, rồi chúng ta cùng ăn cơm."
Vì thế bạn Trì tiếp tục làm thanh niên tốt, chăm chỉ làm việc, nghiêm túc học tập, cũng được các bậc lão thành trong Trịnh đảng xem là ngôi sao chính trị mới.
Trịnh Du cúi đầu, ráng nhịn cười, con bé này đúng là cố ý.
Trịnh Diễm đúng là tay giỏi phá không khí, mục đích của nàng là gây rối, làm cho mọi người không nói được gì mới thôi, giải tán, đưa Trì Tu Chi về, thế là hết chuyện.
Như nàng mong muốn, lời vừa nói đã cụt hứng, hai gò má quận chúa Tân Xương phiếm hồng, dùng sức nắm chặt tay, khẽ nâng cằm: “Ừ nhỉ." Con nhóc này nhất định là cố ý! Quận chúa Tân Xương bỗng nhớ tới Đới Dao Thành, cố nén không tranh luận với Trịnh Diễm.
[Ta không thèm chấp nhặt với một con bé miệng còn hôi sữa, phải chú ý hình tượng.] Nuốt một ngụm nước miếng xuống, như muốn nuốt cơn thịnh nộ, quận chúa Tân Xương không kiềm được lại nhìn về phía Trì Tu Chi. Trì Tu Chi như vẫn không hề để ý đám con gái đang rộn ràng, chàng chỉ ngồi yên, tựa đang dung nhập vào cảnh núi non hùng vĩ, tráng lệ. Cơn giận của quận chúa Tân Xương, không cần nuốt liền tan thành mây khói.
Cuối cùng Trịnh Du cũng nhớ đến trách nhiệm giảng hòa bậc nhất của mình: “Mọi người đã đi lâu rồi, trời cũng ngả bóng, chúng ta nên về đi thôi, nếu trong nhà tìm không thấy thì sẽ xảy ra chuyện mất. Điện hạ, trong cung cũng có cung cấm, chớ nên chậm trễ."
Hành động đuổi người này rất không để mặt mũi cho quận chúa Tân Xương. Quận chúa Tân Xương cũng ráng nhịn: “Tứ nương cẩn thận quá!"
Trịnh Du cười tủm tỉm đáp: “Ta đưa các muội ấy ra ngoài thì phải trông cho kĩ, nhất định phải cẩn thận mới được."
Quận chúa Tân Xương gật đầu, giọng nói cũng ôn hòa hơn nhiều: “Nếu vậy thì, về thôi." Trong lòng rất phiền muộn, vẫn còn chưa biết tên người ta là gì! Muốn hỏi nhưng ngại không dám mở miệng, sợ rằng vừa hỏi xong, chính là đem tâm sự cho cả thiên hạ biết.
Cô ta nói xong, lòng đầy nuối tiếc, bỗng thình lình đối diện với ánh mắt Trì Tu Chi. Trì Tu Chi đang cực kì chán chường, quận chúa Tân Xương vừa xuất hiện thì quang cảnh rất không hài hòa, rất không phù hợp để cùng nói chuyện nhân sinh, lý tưởng với sư muội, chỉ mong mỗi câu này mà thôi. Quận chúa Tân Xương vừa thốt ra, chàng cũng rảnh rỗi quay về phía này.
Hô hấp quận chúa Tân Xương như bị ngưng trệ trong giây lát, gương mặt trắng hồng cúi xuống xấu hổ, sau đó lại ngẩng lên, tư thái tao nhã tiến về phía trước.
Đám người Trịnh Du cũng nhộn nhạo chuẩn bị ngựa, hai nhóm đều từ bãi cỏ đi ra, con đường đã được lát đá rất tốt, đi thẳng, qua vài ngã rẽ chia nhau về nhà. Quận chúa Tân Xương ngồi thẳng lưng trên ngựa, khóe miệng được kéo ra, cô cũng không biết mình vui vì cái gì, chỉ là muốn cười thế thôi.
Trên đường, tâm trạng vẫn cứ vui vẻ suốt, đến ngã ba, đội của Trịnh Du đã giải tán gần hết, chỉ cần qua hai con đường nữa là có thể về đến nhà. Bỗng đâm đầu vào đội nọ, ở giữa là một chiếc xe, trước sau có vài tên tùy tùng.
Bởi vì hàng năm các nhà quyền quý đều đến Hi Sơn, đường được sửa rộng, đám quận chúa Tân Xương không nhường, Trịnh Du nhíu mày nhìn quy cách của xe kia, là Nhất phẩm phu nhân. Hạ lệnh xuống ngựa, nhường cho đội kia đi qua.
Không ngờ khi hai bên lướt qua nhau, xe kia đột nhiên dừng lại.
Một tiểu tì áo xanh vội vàng chạy tới, đứng bên bụng ngựa của quận chúa Tân Xương hành lễ: “Thỉnh an Quận chúa. Trong xe là Vinh Quốc phu nhân, không ngờ lại được gặp Quận chúa."
Vinh Quốc phu nhân Hạ thị, mẹ của Thái tử phi, quận chúa Tân Xương có muốn hay không thì cũng phải gọi một tiếng bà ngoại. Nghe nói đó là Vinh Quốc phu nhân, quận chúa Tân Xương không dám khinh thường, xuống ngựa, đến bên cửa xe thưa hỏi: “Phu nhân đến thăm mẹ rồi về à?’
Vinh Quốc phu nhân kéo rèm cửa sổ, lộ mặt: “Bà già này đến nói chuyện với Thái tử phi, Quận chúa cũng nên về sớm đi. Còn bên kia là ai thế?" Vinh Quốc phu nhân đã nhiều tuổi, mắt mờ, nhìn qua có thấy đám người Trịnh đảng đằng sau Tân Xương.
Đám người Trịnh Du là vãn bối, cho dù không hòa thuận với Đông cung thì bên ngoài cũng phải giữ hòa khí, vẫn phải tỏ ra tôn kính. Cùng em gái đi đến vấn an Hạ thị: “Phu nhân khỏe chứ?" Trì Tu Chi cũng đi theo.
Nhà mẹ đẻ của Hạ Thị là danh môn, nhà chồng cũng là danh môn, con gái là Thái tử phi, luôn có một sự xa cách từ trong xương cốt khi đối xử với mọi người. Chậm rãi nói: “Ta là một bà lão, xương cốt cũng rệu rã cả rồi, không thể đi khắp nơi như thanh niên bọn ngươi. Buồn quá đành phải tìm người trò chuyện."
Tân Xương quận chúa nghe phát chán, đang muốn nói, chúng ta chận đường thế này không được văn minh cho lắm, bà nên về nhà đi. Hạ thị bỗng tiếp: “Mấy tiểu lang quân nhà các ngươi, ta cũng đã gặp qua, nhưng tiểu lang quân này nhìn không giống người nhà các ngươi thì phải? Các ngươi đi cùng với hắn như thế, không khỏi không hợp lễ."
Miêu phi mượn Thường Bật ám chỉ nói gia pháp Đông cung không nghiêm trước mặt Hoàng đế, đi ngược với nam nữ đại phòng, quận chúa Tân Xương dính chặt bên cạnh Thường Bật, khiến Thái tử phi không thể không nghiêm khắc, còn phải đến thỉnh tội trước mặt Thái tử, uất không chịu được. Là kẻ thù lớn của Đông cung, mặc cho có dính vào chuyện này hay không (Phật bảo: không thể nói), sẽ bị trút giận. Hạ thị nhận ra mấy cậu con của Trịnh gia, thấy không giống nên nói vậy, cũng là một kiểu mỉa mai.
Trì Tu Chi vẫn nhẹ nhàng bình thản, không thèm để ý, chẳng thèm hỏi một câu.
Quận chúa Tân Xương căng thẳng, Trịnh Du chẳng để tâm, dùng giọng điệu như bà quản lắm thế nói: “Đây là học trò của Cố tiên sinh, tiên sinh cũng coi đệ ấy như người nhà. Vả lại tiên sinh và cha ta là đồng môn, hai nhà thân thiết, chị em chúng ta ra ngoài chơi, mang theo một cậu em trai để an toàn hơn, tránh gặp kẻ rảnh việc tới dông dài, cũng chẳng ảnh hưởng gì đến vương pháp!"
!!!!! Trong lòng quận chúa Tân Xương như có hàng trăm hàng vạn thần thú phi nước đại, ngay cả cáo từ thế nào cũng không nhớ rõ, hồn vía lên mây về lại Thanh Huy các. Chàng ta chính là Trì Tu Chi ư?!
Hoàn toàn trái ngược với quận chúa Tân Xương, chị em Trịnh gia vô cùng sảng khoái.
Lúc đầu Trịnh Du còn lo quận chúa Tân Xương muốn trả thù Trì Tu Chi, nhưng sau khi quan sát thì hiểu ra, quận chúa Tân Xương động lòng phàm. Vậy thì càng không được! Chị không biết kế hoạch của các trưởng bối, chỉ đơn thuần không muốn để Trì Tu Chi bị đào góc tường (*).
(*) Đào góc tường: hành động lôi kéo nhân viên có năng lực của công ty khác về công ty bằng nhiều cách, chẳng hạn như tăng gấp đôi lương, v..v..
Trịnh Diễm lại cho rằng mình đã cứu Trì Tu Chi một bàn, nhờ vào đanh đá mà giành chiến thắng. Nếu quận chúa Tân Xương chơi xấu Trì Tu Chi, một nam tử như Trì Tu Chi sẽ không thể bất chấp đạo lí mà phản công. Ai ngờ quận chúa Tân Xương lại nhìn trúng chàng thiếu niên đang đối địch với phe mình? Tạt máu chó thì cũng không nên đến mức này chứ! Đây cũng là quan điểm của các đồng nghiệp trong Đại Lý tự.
Tân Xương nhìn Trì Tu Chi không biết bao nhiêu lần, nhưng chẳng nói được gì với chàng. Nếu tình cảm thiếu nữ như vần thơ, thì chẳng thấy cô ta ngâm gió ngợi trăng, cũng chẳng tỏ ra ưu ái. Trì Tu Chi đấm thẳng vào mặt Đông cung, khiến người ta không khỏi cảm thấy cô ta đã nghẹn nín đến hỏng cả người. Cách xử sự của Vinh Quốc phu nhân, càng chứng tỏ rằng – người bọn họ nói đến, được Đông cung để ý tới cũng chẳng phải chuyện gì tốt.
Quận chúa Tân Xương đúng là kẻ thù!
Quả là một hiểu lầm thú vị.
Còn về phần Trì Tu Chi, chàng nghĩ thế nào, cũng chỉ có chàng biết.
***
Ngày nghỉ ngắn ngủi có một tiết mục xen giữa, nhưng lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn.
Vinh Quốc phu nhân vừa về liền nổi ‘bệnh’, bệnh tức giận. Kinh Triệu Trì thị, dài hơn nhà mẹ đẻ của Vinh Quốc phu nhân hơn hai trăm năm lịch sử. Nhờ được Trì thị lúc ấy đang làm Tể tướng tiến cử mà tổ tiên Hạ thị mới phát tài, chứ hồi đầu cũng chỉ là Chủ bộ (chức quan quản lý giấy tờ, công văn)trong phủ của Trì Tể tướng. Tên nhóc Trì Tu Chi này, gặp mặt không hành lễ, tỏ ý đang nhắc nhở. Vinh Quốc phu nhân sao mà không tức giận cho được?
Quận chúa Tân Xương vẫn trăn trở, càng nhìn gần càng thấy Trì Tu Chi đẹp trai, tao nhã, cũng rất lễ độ, hoàn toàn không xảo quyệt như mô tả của mọi người ở Đông cung. Nhìn thế nào cũng là một công tử cao quý, ôn văn nhĩ nhã! Hay là cha đã hiểu lầm rồi?
Trịnh Du đưa em gái về nhà mẹ, cũng tố cáo một tràng, kể chuyện về quận chúa Tân Xương rồi mắng chửi Vinh Quốc phu nhân té tát: “Mụ già vô lễ, lưỡi dài cho lắm, toàn nói thị phi."
Trịnh Tĩnh Nghiệp vuốt râu cười: “Con uống thêm trà lạnh nữa đi, sao nóng thế."
Trịnh Du vẫn rất tức.
Trịnh Diễm chẳng buồn hé răng, tiễn Trịnh Du ra cửa, rồi im lặng quay về. Trịnh Tĩnh Nghiệp nhìn nàng một hồi, ngón tay vặn vẹo, không biết lại đang có mưu đồ gì.
So với các chị em phụ nữ thì nam tử hán Trì Tu Chi cẩn thận hơn nhiều, vẫn đi làm như trước, vẫn để một tai nghe chuyện phiếm như cũ.
Lý thừa ngó ra khung cửa: “Hôm nay quận chúa Tân Xương không đến, gặp chuyện gì không thành? Hay là muốn động thủ chăng?"
Trương thừa nói: “Trì lang luôn làm đúng việc công, không có một sai lầm, nếu cô ta không giở trò, hẳn là không thể lợi dụng gì được, nếu có cũng chẳng thể giở trò ngay trước cung Thúy Vi. Có lẽ không kiên nhẫn, từ bỏ rồi chăng?" Trương thừa cũng hăng hái đưa ra ý kiến, nào ngờ người nhà bỗng chạy tới đưa tin: “Lang quân, nhà chúng ta bị người tố cáo."
“!" Trương thừa bất chấp người khác, ra ngoài hỏi han.
Bọn đồng nghiệp điều căng tai nghe lén: “Mà… Hồ gia… Viên…"
Khi quay lại, sắc mặt Trương thừa tái mét: “Các vị chê cười rồi, trong nhà có việc, ta phải quay về, xin phép đi trước, các vị lượng thứ."
Đám đàn ông nhiều chuyện không biết thì thôi, chứ biết mà không đầy đủ thì đúng là như bị cào cấu trong bụng, Lý thừa liền hỏi: “Đến tột cùng là xảy ra chuyện gì mà cần ông phải tự mình về xem thế? Dù gì cũng nên nói ra xem nào, biết đâu chúng ta cũng có thể đưa ra biện pháp."
Đúng là chuyện này cần nghe góp ý một chút, Trương thừa xấu hổ nói: “Chẳng qua là chuyện mua đất thôi. Ta có mua vài miếng đất ở phía đông kinh thành, vốn là mấy miếng rải rác rồi từ từ gom lại, không ngờ ở giữa có hai mươi mẫu ruộng nhà người, tính toán, muốn mua hai mươi mẫu này rồi gộp thành một miếng chỉnh thể, nhìn cho thoải mái…"
Ruộng đất rất quý giá, nhưng giá đất thì rất khác nhau. Có thể cày, độ phì nhiêu, vị trí, đều là những nhân tố quyết định. Còn một nhân tố khác, chính là phải hoàn chỉnh. Chẳng hạn như, bạn có một miếng đất, cho dù chỉ có mười mẫu, thì vẫn đáng giá hơn kẻ có hai mươi mẫu, phân tán thành mười nơi, mỗi nơi hai mẫu! Ngoài quản lý đồng ruộng, còn có phân giới chu vi xung quanh, quan trọng nhất là nguồn nước. Đất đã làm sẵn (đã được bừa, làm cho bằng phẳng,…hoặc đào cả kênh, làm bờ) thì càng đáng giá, giống như một viên kim cương to thì có giá trị hơn một cái túi nạm kim cương vậy.
Vốn là hai mươi mẫu, muốn mua liền mua, chiếm tiện nghi cùa người ta cũng liền chiếm, cần đoạt gì, cũng đoạt ngay. Không ngờ… đây là mảnh ruộng bảo hộ cuối cùng của cả nhà người ta. Khiến người ta muốn sống muốn chết, cả nhà kéo nhau treo cổ.
Nếu mà bảo bức tử nhà người, chỉ cần không lọt ra, không ai tố cáo, chuyện này coi như xong – ai cũng làm thế. Khi nhập đất thì có thể để thay mặt, triều đại này dựng lên chín mươi năm, cũng hay gặp những chuyện sát nhập như thế. Hi vọng thăng chức của Trương thừa ngày càng xa vời, thế nên muốn kiếm thêm chút ruộng đất cho cả nhà, nhà ông ta vốn cũng khá giả, chẳng qua xuất thân không vinh hiển, năng lực cũng chẳng đến mức nghịch thiên, chỉ lên tới tiểu quan lục phẩm mà thôi. Mặc dù là quan nhỏ, nhưng cũng là quan, muốn mua ruộng đất của dân cũng chiếm ưu thế hơn.
Bất hạnh sao lại bị nhân vật chính nghĩa của nhân gian Viên Mạn Đạo bắt gặp. Viên Mạn Đạo vốn ra ngoài để bắt thằng con lông bông, hai cha con kẻ chạy người đuổi, một đường đuổi ra ngoài thành thì gặp chuyện này. Viên Mạn Đạo cứu một nhà tiểu dân, không đuổi bắt thằng con nữa! Vừa hay sao, vì tìm con, ông có mang một đội gia đinh, bắt hết cả đám tay sai nhà Trương thừa.
Ngay cả Trương thừa bị bới móc thế mà cũng không tức giận như vậy, nhưng Viên Mạn Đạo cứ khăng khăng!
Vừa nghe thấy ông già họ Viên, Lý thừa cũng há hốc. Triệu thừa nói: “Ông mau về nhà xem thế nào đi, hai mươi mẫu ruộng chẳng tính là bao, chớ chọc phải sát tinh này."
“Ta cũng muốn lui rồi đó chứ, nhưng Viên Mạn Đạo cứ muốn tố cáo." Nếu mà tố lên, chỉ sợ chức quan này cũng tiêu luôn. Cho dù cầu xin Đường Văn Uyên nhờ nói giúp, nhưng e rằng Đường Văn Uyên cũng không làm gì được Viên Mạn Đạo. Trịnh Tĩnh Nghiệp thì chắc là có thể, nhưng chỉ vì hai mươi mẫu, chỉ vì một mình Trương thừa, có thể khiến cho hai người Trịnh Viên trở mặt, căng thẳng với nhau sao? Trương thừa cũng không ôm nhiều hi vọng trong chuyện này. Chuyện sát nhập, không ai quản không thành chuyện. Nhưng mà theo pháp luật, Trương thừa làm thế là không phúc hậu, nếu xử, chẳng những chức quan gặp vấn đề, mà phải bị phạt tiền, hoặc chịu trừng trị nghiêm khắc.
Trì Tu Chi vẫn không lên tiếng, mãi đến khi Vương thừa nói: “Đầu tiên ông bỏ miếng ruộng ấy đi, rồi viết một bức thư xin lỗi, hứa sẽ tự biếm hai cấp, giữ được chức quan rồi nói tiếp." Chàng đứng dậy, tìm một tập hồ sơ ra, lật ra: “Trương lang mua ruộng từ ai thế?"
Trường thừa đáp: “Một người họ Hồ."
“Hồ Phi?"
Trương Thừa cả kinh: “Sao cậu biết được?"
Trì Tu Chi mỉm cười nói: “Trương lang cứ thư thả đi, chuyện này không lo đâu."
“Lão đệ, hãy cho ta một câu xác định đi."
Trì Tu Chi mở hồ sơ đưa cho Trương thừa, Trương thừa xem xong cũng thở phào nhẹ nhõm, chắp tay khước từ. Tính nhiều chuyện của Lý thừa lại nổi lên, Trì Tu Chi không đợi ông ta hỏi, thuận miệng nói: “Chuyện này ta cũng chỉ nắm chắc năm phần, chờ thành rồi sẽ nói với Lý lang. Trước mắt là cứ để Trương lang yên tâm phần nào, Trương lang vốn là người thông minh, nếu tỉnh táo thì có khi chính ông ấy cũng tìm ra được đối sách." Trong lòng lại nghĩ, thông minh con khỉ mốc! Người thông minh sẽ chẳng làm cái chuyện khiến chó cùng rứt giậu như thế.
Ngày hôm sau, Viên Mạn Đạo dâng tấu chương, Hoàng đế giận dữ: “Vì hai mươi mẫu đất mà muốn giết cả một nhà, đây là cái gì?!" Nghiêm lệnh bắt điều tra kĩ.
Phe Đông cung thua một trận trong vụ xử thông gia của Tề Từ đương nhiên cũng nhảy ra, chỉ trích Trương thừa. Nói Trương thừa đúng là kẻ biến chất, không giết thì sẽ không thể làm dịu được sự căm phẫn của dân chúng, lại thuyết giáo: “Chuyện này không chỉ có hai mươi mẫu ruộng thôi, mà là toàn bộ gia sản của nhà người ta. Trương thừa là quan, nuốt hết ngàn khoảnh ruộng, khiến cho dân không thể sống nổi." Trương thừa cũng là vòng ngoài của Trịnh đảng, xử lý ông ta chính là thị uy, cũng để lập uy cho Đông cung. Nếu Trịnh Tĩnh Nghiệp mặc kệ, Trịnh đảng sẽ dần có lục đục. Nếu quản, Viên Mạn Đạo đang có lý, nào dễ giải quyết.
Đường Văn Uyên lại nói: “Quốc có quốc pháp. Lấn bao nhiêu ruộng sẽ phạt bấy nhiêu, trong luật pháp đã ghi rõ." Đây là có ý giải vây, nói đỡ.
Lần này Hoàng đế rất bất mãn với Đường Văn Uyên của Trịnh đảng: “Thượng thừa là thuộc hạ của khanh, khanh phải tự trọng." Vì Viên Mạn Đạo bắt ngay tại trận, chứng cứ có đủ. Hoàng đế làm thay người khác một lần, lệnh trả lại toàn bộ ruộng đất, cách chức, còn muốn đánh chết Trương thừa.
Đường Văn Uyên chỉ có thể gắng gượng: “Trương thừa là thuộc hạ của vi thần, pháp luật là vì bệ hạ. Trương thừa bại hoại pháp luật kỉ cương, phải theo luật mà định tội. Bệ hạ không thể hủy luật pháp của mình, không thể phán tội tử tình."
Vì thế vụ án xâm lấn ruộng đất lại thành cuộc tranh luận về luật pháp, không cần nói thêm, Đại Lý tự lại bị lôi ra. Hoàng đế bảo bọn họ nghiên cứu vụ án, tìm một câu trả lời thích đáng.
Trì Tu Chi hưởng ứng lời kêu gọi của Hoàng đế, đào sâu vào tình tiết vụ án, ngày thứ ba dâng tấu, moi ra một vụ án lớn hơn.
Lúc Trì Tu Chi nói: “Họ Trương không đáng chết", Hoàng đế nổi giận: “Vừa nói khanh lương thiện, thế mà nay lại bao che tội phạm."
Trì Tu Chi bình tĩnh trả lời: “Không phải thần bao che, nhưng nếu giết Trương mỗ, thì thần không biết nên xử lí người này thế nào." Nói xong rút một quyển tấu chương từ trong tay áo.
Thì ra Hồ Phi không chỉ có hai mươi mẫu ruộng, hắn vốn có tới mấy trăm mẫu, nhưng mười năm trước bị một người tên là Chu Hi chiếm mất ba trăm mẫu, nên giờ chỉ còn vẻn vẹn hai mươi mẫu này thôi. Lần trước Hồ Phi cáo trạng, bị kẻ khác đè áp, chịu không ít đau khổ, tốn không ít tiền tài. Bây giờ ruộng lại bị chiếm mất, không dám cáo trạng nữa, đành đi tìm chết, nhưng được Viên Mạn Đạo tốt bụng cứu giúp.
Thứ Trì Tu Chi đưa cho Trương thừa xem chính là hồ sơ vụ án năm đó, đương nhiên, trên đó viết điêu dân vô trạng, nhưng xem đơn kiện trong hồ sơ vụ án của Hồ Phi, giống y như đúc với vụ của Trương thừa, Chu Hi cũng cướp ruộng chiếm đất. Trì Tu Chi đối chiếu hai con số chiếm đoạt, mắng chửi Chu Hi té tát, câu xuất sắc nhất chính là: “Sài lang nắm quyền, thăm hỏi hồ ly." (Ý nói kẻ ác nắm quyền, nhưng không ra mặt, để thuộc hạ chịu trận)
Bề ngoài của Trì Tu Chi rất lừa đảo, vẻ mặt chính nghĩa hào hùng. Khiến Hoàng đế cũng cảm giác mình đã nói oan cho chàng, ngượng ngùng không đáp chuyển thành tức giận: “Thiên hạ của trẫm, há lại có chuyện như thế! Tên Chu Hi này là người nào?!"
Chu Hi, cậu hai của Thái tử.
Lần này thì náo nhiệt.
Nhưng náo nhiệt thế nào, thì cũng chẳng liên quan đến Trì Tu Chi. Chàng cáo trạng xong, không có việc gì lại đi ôn điều luật. Trương thừa bị phạt tiền, giáng chức, nhưng không bị tổn thương gân cốt. Cố ý tới cám ơn cấp trên, đồng nghiệp. Trì Tu Chi từ chối tiệc chiêu đãi của ông ta: “Không phải ta làm vì Trương lang, chẳng qua tùy việc mà xét thôi."
Trương thừa cảm thấy, Trì Tu Chi thật là đáng yêu. Đường Văn Uyên cũng khen ngợi Trì Tu Chi đúng là một thiếu niên biết bảo vệ cho đồng nghiệp. Tề vương đến thăm hỏi dượng mình, nói với thầy giáo Cố, bảo ông có một cậu học trò thật là khí khái: “Không sợ cường quyền, đáng quý."
Cố Ích Thuần và Tề vương cùng cười ha hả: “Ăn lộc của vua, làm việc vì người." Chỉ là không tiếp lời của Tề vương, ai chẳng biết gần đây Tề vương thường hay nói xấu Thái tử bên tai Hoàng đế? Cố Ích Thuần có ý gì thì cũng chẳng muốn nhập bọn với Tề vương.
Ỷ bối phận mình cao, Cố Ích Thuần ngã người lên sạp (giường nhỏ), muốn tránh đi: “Ta mệt rồi, cháu cứ tùy ý." Sau đó nhắm mắt, ông ‘làm một giấc’.
Hay cho khí phách của danh sĩ tiêu sái!
Tề vương trừng mắt nhìn một lát, đành bất đắc dĩ đi xuống sạp, mang giày, khom người chào thật sâu với người dượng xỏ lá của mình. Cố Ích Thuần hé mắt, bóng Tề vương đã khuất, ông trở mình, to gan lớn mật, yên tâm ngủ thật.
Mãi đến khi Trì Tu Chi tan làm, tới vấn an.
Cố Ích Thuần cứ nằm như vậy, lười biếng hỏi: “Con làm thế nào lại nhảy ra chuyện của Chu Nhị đúng lúc vậy?"
Trì Tu Chi ghé vào bên cạnh Cố Ích Thuần, hay tay chống má, ra vẻ trẻ con, nháy mắt: “Không có Chu Nhị thì còn Chu Tam, không có Chu Tam sẽ có Trần Ngũ." Dù sao thì chàng cũng sẽ tìm ra một người nào đó.
Cố Ích Thuần đưa tay đắp ngang mắt: “Nhìn con là thấy nhức đầu, đi gặp sư mẫu đi, rồi chúng ta cùng ăn cơm."
Vì thế bạn Trì tiếp tục làm thanh niên tốt, chăm chỉ làm việc, nghiêm túc học tập, cũng được các bậc lão thành trong Trịnh đảng xem là ngôi sao chính trị mới.
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục