Con Gái Gian Thần
Chương 3: Khách đến nhà
BÍ MẬT TO LỚN CỦA TRỊNH TƯỚNG (PHẦN MỘT)
Cha nàng tới, trên mặt còn mang nụ cười yêu thương quen thuộc, Trịnh Diễm cảm thấy có gì đó không phải.
Nhìn đi nhìn đi, phong độ như vậy, kiểu cách đến thế, rõ ràng là ‘hàng chuẩn chất lượng cao’! Sao lại là gian thần trong miệng mọi người chứ? Cúi đầu, nhìn nhìn ngọc bội Dương Chi mình đeo bên hông, lấy vật thế này cho con gái bảy tuổi đeo chơi, cuộc sống sung túc như vậy là được ông cung cấp cho. Ngay cả tư cách oán trách cũng không có.
Gian thần đẹp trai Trịnh Tĩnh Nghiệp bây giờ không giả bộ bí hiểm như trong thư phòng nữa, mỉm cười hỏi Đỗ thị: “Vợ Tam lang mang thai rồi sao? Đã thông báo với bên sui gia chưa?"
Trịnh gia căn cơ còn nông, không có nhiều quy tắc phiền phức như các thế gia đã kéo dài mấy trăm năm, nhưng giữa bố chồng và con dâu cũng rất được coi trọng như đại phòng, ba chị em dâu Phương thị cũng theo thứ tự. Mà Trịnh Tĩnh Nghiệp gian thì gian, nhưng là một người đàn ông rất chăm lo cho gia đình, hễ ở nhà thì ăn cơm với vợ con.
Anh em Trịnh Tú đã cưới vợ, làm phiền vợ chồng người ta cũng không hay. Cho nên, khi Trịnh Tĩnh Nghiệp xuất hiện bên mâm cơm, thì ba cô con dâu cũng mất tăm mất tích, ba anh con trai Trịnh Tú đã thành thân, ăn cơm với vợ con trong tiểu viện riêng của mình.
Mâm cơm này có vợ chồng Trịnh Tĩnh Nghiệp, hai cậu con trai chưa cưới và cô con gái cưng, năm người cùng ăn.
Ừ thì, lấy tư cách là một gian tướng, cuộc sống gia đình của Trịnh Tĩnh Nghiệp lại khá đơn giản.
Đỗ thị cùng các con đứng dậy đón chồng, nói ‘ông vất vả rồi’, trả lời những câu ông hỏi, rồi cùng ngồi xuống. Mấy cô con dâu tránh đi, còn các anh con trai mang cháu đến thỉnh an Trịnh Tĩnh Nghiệp, báo cáo công việc.
Trịnh Tĩnh Nghiệp ngày giải quyết trăm công nghìn việc, nhưng lại không hề xem nhẹ việc giáo dục con cái, dặn dò lần lượt mấy câu. May mà trí nhớ ông vẫn còn tốt, Trịnh Đức Hưng đọc sách đến đâu, hôm qua là ngày đầu tiên Trịnh Đức An viết thơ, nha môn chỗ Trịnh Sâm đã xảy ra việc gì… Hỏi từng chuyện, từng chuyện một xong mới để các con về phòng, tìm vợ ăn cơm.
Thời này đều chia thức ăn dựa vào địa vị và tài sản gia đình, mỗi người một mâm, xa hoa, và cũng rất hủ bại. Trịnh Gia không có quy tắc cấm nói chuyện trong bữa cơm, điều này khiến ba cô con dâu phản đối hồi lâu, phải mất hơn nửa năm, mới có thể áp dụng được quy tắc này cho gia đình mình.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng biết quy tắc của các ‘thế gia’ khác, mãi đến mấy năm sau khi lên chức tể tướng, ông vẫn không sửa lại quy định trong nhà mình. Ông cho rằng, nhà là nơi người ta thả lỏng nhất, không cần phải câu nệ những chuyện nhỏ nhặt, gò bó như thế, miễn khi nói chuyện, không phun cơm vào mặt nhau là được rồi, tính ra thì cũng có yêu cầu một chút về cách ăn. Hơn nữa, trò chuyện bên mâm cơm, không phải là một phần của gia đình sao?
Một đội tì nữ ăn mặc xinh đẹp đi tới, lần lượt đứng sau các vị chủ nhân, hầu cơm.
Trịnh Diễm nghe mẹ nói: “Đã cho người đến Triệu gia rồi, nhà họ thật coi trọng quy tắc, trước sai người mang thiếp qua, quay lại thì cũng phải đến mai."
Trịnh Tĩnh Nghiệp bảo: “Việc này bà cẩn thận một chút là được," đối với chuyện con cháu đầy nhà, trong lòng gian tướng rất đắc ý, nghĩ đến chuyện khác, “Hai tháng nữa Thất nương tròn bảy tuổi rồi," cười tủm tỉm nhìn vẻ trông đợi của con gái khi nghe thấy câu nói của mình, “Cũng lớn rồi, ngoài đọc sách cùng các cháu thì cũng nên học thêm một chút đi."
Đỗ thị nói: “Ta cũng nói như vậy, cho con đi học thêm một chút," trầm ngâm một hồi. “Phải sớm dạy thôi, tại ta mà làm lỡ chuyện Tứ nương, cứ nghĩ là thấy tiếc."
Trịnh Diễm đau khổ nghĩ, không phải dạy nàng các kiểu cày cấy lỗi thời của con vợ cả đấy chứ, bây giờ nàng có cần phải làm những việc ấy đâu.
Đã nói lúc này nam nữ đại phòng không nghiêm, lại là người nhà mình, tuổi còn nhỏ, Trịnh Diễm đọc sách thì học cùng mấy đứa cháu trai. Bây giờ bắt đầu phân biệt đối xử rồi sao?
Trịnh Tĩnh Nghiệp buồn cười nhìn vẻ mặt chán nản của con gái, ho khan một tiếng: “Cũng đừng ép con gái," bé con ngạc nhiên, mắt sáng rỡ, Trịnh Tĩnh Nghiệp thấy vậy rất hài lòng, “Đọc sách, vẽ tranh, cưỡi ngựa thì học chung với bọn Tứ lang, nữ công các thứ xếp riêng là được."
Trịnh Diễm: … Cha cũng tiến bộ quá đi chứ?
Ngũ lang Trịnh Uyển vừa tròn mười bảy, bình thường mặt như thoa phấn, nói xen vào: “Sao phải vội thế ạ? Đợi Tam nương có thời gian thì để Tam nương dạy là được rồi."
Cậu nói thế cũng là có nguyên do, khi Tứ nương Trịnh Du xuất giá, được các cô chị dâu dốc lòng dốc sức dạy dỗ. Trịnh Tĩnh Nghiệp có năng lực, Đỗ thị chăm việc nhà, nhưng vẫn chỉ một câu: căn cơ còn thấp. Hôn nhân thời ấy, là coi trọng dòng họ đối phương, nếu Trịnh Tĩnh Nghiệp không có tiếng hiếu thuận, là học trò của ‘Danh sĩ trong nước’ Quý Phồn, trong nhà hòa thuận vui vẻ, dù chức quan của ông có cao đến đâu thì thế gia cũng chẳng gả con gái họ sang, dù là con gái của vợ lẽ cũng không.
Hôn nhân của con gái, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không hề qua loa, tìm một nhà tốt cho con, tiêu chuẩn của ‘nhà tốt’, tốt nhất vẫn nên là nhà làm quan. Trịnh Du là con gái ông, đương nhiên phải càng cao. Nhưng Trịnh gia giáo không đủ, may mà có một Tam nương Triệu thị con nhà gia thế, tạm thời xui xẻo được lôi vào.
Từ những tác dụng sau đó, hiệu quả không tồi, chí ít đã có đủ các lễ nghi bên ngoài, nhưng hoàn cảnh sống khác nhau nên giá trị quan cũng khác, cũng không phải một người như Triệu thị là có thể giải quyết được.
Đầu năm nay, thế gia còn nhiều hơn cả hoàng thất. Triệu gia đã có đến người thứ ba làm quan trong triều, triều đình hiện nay mới bắt đầu được khoảng tám mươi mấy năm, thế gia lại ghét giáo tập cung đình, kể cả lễ nghi quốc triều, nhưng đấy đều do thế gia tuân mệnh lập ra chứ đâu.
Đối với con trai, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng hơi thiên vị, giọng nói cũng không dịu dàng tựa vắt ra nước như với con gái, vẻ mặt nghiêm túc: “Cha còn muốn chọn một nhà tốt cho con nữa đây, mấy ngày này nề nếp một chút đi."
Khác với con cả, con thứ, kể cả con trai thứ ba khi bé đã đi theo vợ chồng Trịnh thị từ lúc chưa giàu có, ăn khổ nếm cay, Tứ nương thuở nhỏ cũng từng trải qua, đám ba đứa Ngũ lang từ Trịnh Uyển trở xuống, đã được ăn sung mặc sướng từ lúc mới sinh, Trịnh Diễm coi như là bé ngoan, biết tự hạn chế, còn Trịnh Uyển, Trịnh Thụy thì có hơi, khụ khụ, thói quần áo lụa là.
Trịnh Uyển thấy cha không vui, ngoan ngoãn dạ vâng, chẳng dám cãi lại.
***
Ăn cơm xong, đương nhiên Trịnh Tĩnh Nghiệp sẽ không lấy việc hệ trọng trong triều, kế hoạch với gian đảng ra để bàn bạc với vợ con. Cho các con về phòng, còn dặn đi dặn lại Trịnh Diễm và Trịnh Thụy: “Đừng ngủ ngay, đi lại trong sân một chút."
Trịnh Thụy là con trai út, không sợ cha lắm: “Cha nói cả ngày suốt, còn dài dòng hơn mẹ nữa."
Trịnh Tĩnh Nghiệp không suy nghĩ, đập một phát lên ót cậu nhóc: “Còn không mau đi ngay! Nói hươu nói vượn làm hư Thất nương."
Nói xong, tiếp tục dông dài với Trịnh Diễm: “Tối đi ngủ sớm, đừng ăn trái cây nghe chưa."
Trịnh Diễm gật gật đầu, Trịnh Tĩnh Nghiệp thấy con gái ít nói hơn bình thường nhiều, tưởng rằng con gái bị bắt học nên không vui. Cuối cùng cũng chỉ là trẻ con, thường ngày khéo léo đến đâu, gặp chuyện vẫn không che dấu được tâm tư. Chỉ cười cho qua, dù sao sau này con gái sẽ hiểu, đều vì tốt cho nó cả, người làm cha như ông, không thể để con gái mình chịu ủy khuất.
Xoay người, sóng vai với vợ trở về phòng!
Trịnh Diễm bước chân nặng nề về lại viện mình, tính về ngoại hình lẫn tuổi tác các loại, sự ‘nặng nề’ này… trong mắt mọi người chỉ tổ gây cười mà thôi.
Trịnh Diễm đang rất sầu muộn.
Nghe kể biên giới không an ninh, nhiều lưu dân tới, đương nhiên đều không có hộ khẩu, nhưng nếu đến quan phủ đăng kí, thì sẽ nhập hộ khẩu như dân, thế thì biên giới càng không an ninh, thật muốn xóa hết hi vọng này của nhân sĩ. Nếu cha đối xử với nàng không tốt, tệ bạc với mẹ nàng, anh chị em không hòa thuận, các chị dâu xảo quyệt, nếu… thì nàng có thể quyết tâm nghĩ cha mình ‘vì chuẩn bị cho bản thân mà trọng gia nghiệp chọn dâu rể.’
Đáng tiếc là, hoàn toàn không phải vậy.
Là một người cha người cao chức trọng mà ra oai trước con gái, chị dâu không làm khó em chồng, anh chị em luôn trò chuyện thân thiết với nhau.
Trịnh Tĩnh Nghiệp còn gây bất ngờ cho con gái ở chỗ: một gian thần như ông lại là một người kiên trì ủng hộ một vợ một chồng, chẳng những một vợ một chồng, mà còn không nạp thiếp, chẳng thu tì, là một người chồng vô cùng mẫu mực đến không thể mẫu mực hơn. Khiến Trịnh Diễm lo lắng không yên, chuẩn bị, bắt chước những mưu kế trạch đấu trong đại gia tộc mà mình chưa bao giờ áp dụng, luôn tìm cách lấy lòng để có thể chung sống tự nhiên nhất với với cha mẹ mình.
Cái gọi chung sống tự nhiên, chính là muốn khóc thì khóc, nháo liền nháo, thi thoảng còn cố tình gây sự, có gì nói đó, không vui thì liếc cha mình một cái – mà đây là việc mà chín mươi chín phẩy chín phần trăm người bình thường không dám làm.
Gặp chuyện này nếu mình quay lưng bỏ đi (chưa nghĩ tới có chạy được hay không) thì thật lạnh lùng vô tình, Trịnh Diễm không làm được, đành tình nguyện theo sau người cha gian thần của mình mà thôi.
Bây giờ mong muốn duy nhất là, cha nàng tuy ‘Gian’ nhưng không ‘Ác’.
***
“Hôm nay nhận được thư của Cố huynh, huynh ấy muốn lên kinh, năm xưa đèn sách đã được huynh ấy chăm sóc rất nhiều, ta muốn mời huynh ấy đến nhà chúng ta." – Trịnh Tịnh Nghiệp trịnh trọng báo tin cho vợ.
Cố Ích Thuần là sư huynh đồng môn của Trịnh Tĩnh Nghiệp, đều là học trò của Quý Phồn. Gia cảnh không như Trịnh Tĩnh Nghiệp, Cố Ích Thuần xuất thân từ một đại gia tộc, đáng tiếc lại là con vợ lẽ trong bàng chi (không phải bản tộc), nếu không hẳn sẽ có chút thành tựu. Mặc dù vậy, cuộc sống của ông vẫn dễ chịu hơn Trịnh Tĩnh Nghiệp rất nhiều, Trịnh Tĩnh Nghiệp năm đó đã được ông chiếu cố giúp đỡ cho.
Cố Ích Thuần dáng vẻ mạnh mẽ, thiên phú cao, là người có một ít chủ nghĩa cộng sản trong một đại gia tộc mình, tuy là con vợ lẽ nhưng cũng khá được ưu đãi, chiếu cố Trịnh Tĩnh Nghiệp chẳng qua cũng chỉ tiện tay mà làm. Trịnh Tĩnh Nghiệp lại nhớ kĩ thân tình này, mãi không quên, quan tâm Cố Ích Thuần hơn hẳn những người khác.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cằn nhằn không dứt: “Cũng không biết huynh ấy nghĩ gì, nhất định không chịu lấy vợ, năm đó… khụ… cho dù không cưới vợ, giữ tì nạp thiếp cũng xong đi, ít có thể lưu lại huyết mạch. Đến giờ rồi mà không có máu mủ phụng dưỡng, cũng không biết đám cháu kia chăm sóc huynh ấy tốt không nữa."
Đỗ thị nói: “Dù sao ông cũng không thể quản hết mọi chuyện, chi bằng… lần này chúng ta cứ tặng cho huynh ấy hai thị nữ đi?" Tuy đã lớn tuổi, Đỗ thị vẫn được Trịnh Tĩnh Nghiệp nắm tay, thong thả bước từng bước.
“Bà nghĩ ta chưa làm sao? Huynh ấy không chịu."
Đỗ thị tâm tư nhạy bén, Cố Ích Thuần được xem là một danh sĩ, không bằng đưa một người con của mình tới nhận ông là thầy, có thể nâng cao giá trị của con, trước mắt cũng có người phụng dưỡng Cố Ích Thuần. Chỉ sợ con mình không biết chăm sóc người khác, mấy đứa trong nhà, phải đưa đứa nào thông minh mới được.
Nói ra ý này, lại tiếp: “Đại gia tộc như bọn họ, ông còn không biết sao? Cứng nhắc chết được, lang quân Cố gia không chịu ra làm quan, với sản nghiệp trong nhà thì coi như cũng đủ sống, chỉ sợ sinh hoạt sơ sài. Mấy năm nay nhắc đến chuyện này huynh ấy liền ngăn lại. Qua rồi thì thôi, bây giờ tóc ông và ta cũng đã bạc, huynh ấy còn lớn hơn chúng ta mấy tuổi, không thể so với năm đó, không có người phụng dưỡng thì không được."
Trịnh Tĩnh Nghiệp vui vẻ: “Ý hay."
Hai người còn bàn với nhau một hồi sẽ nghênh đón thế nào, an bài ra sao, chuẩn bị lễ bái sư sao cho tốt, cho dù Cố Ích Thuần bị người ngoài xem là một cuồng sĩ, có thể sẽ không nhận con cái Trịnh gia làm học trò, nhưng lấy thân phận bác – cháu, vợ chồng Trịnh thị cũng bằng lòng.
“Quý tiên sinh cũng định đến." Trịnh Tĩnh Nghiệp lạnh lùng nói, “Chỉ sợ sẽ không đến chỗ chúng ta, nhưng lễ nghĩa phải có. Ta đi đón ông ấy, sắp xếp ổn thỏa rồi sẽ trở về đưa bà và các con đi gặp Cố huynh."
Đỗ thị nhếch miệng: “Ừ."
Quý Phồn cũng là cao sĩ đương thời, khinh thường chuyện chê nghèo yêu giàu, nhưng bảo lão chiếu cố một mình Trịnh Tĩnh Nghiệp thì không làm được. Càng có tiếng tăm, người hâm mộ đến càng nhiều, sao có thể chiếu cố cho tất cả mọi người? Với Quý Phồn mà nói, ánh mắt của Trịnh Tĩnh Nghiệp luôn làm lão cảm thấy không thoải mái, thành ra không thân thiết với cậu học trò nghèo này lắm, thậm chí có lời trách mắng. Nhưng Trịnh Tĩnh Nghiệp chịu gian khổ, học hành chẳng tệ, lễ độ với người ngoài, Quý Phồn cũng không cố tình làm khó.
Lại nói, sau khi Trịnh Tĩnh Nghiệp làm quan lên chức rất nhanh cũng không phải không nhờ cái danh là học trò của danh sĩ hàng đầu như lão.
Rốt cuộc, sư phụ không bằng sư huynh.
Đỗ thị rất thấu hiểu, năm đó… những ngày tháng gian khổ, người khác tốt với mình một chút thôi đều nhớ kĩ. Đồng thời, sự lạnh lẽo cũng làm trái tim tê tái đến chết lặng.
Nói xong chuyện này, Đỗ thị cười bảo: “Ông vừa dọa Thất nương một trận rồi đấy."
Nghĩ đến mặt con gái nhăn như bánh bao, Trịnh Tĩnh Nghiệp bật cười: “Hôm qua con nó còn nói ta ngốc nữa kìa."
Người làm cha mà chơi xúc xắc cùng con, cũng là chuyện lạ hiếm thấy, Trịnh Tĩnh Nghiệp cố tình nhường, lại bị con gái bảo: “Cha ngốc thật." Đúng là dở khóc dở cười.
Đỗ thị biết, chồng mình chẳng qua thuận miệng nói cho vui thôi, cùng hùa theo bảo ông bụng dạ hẹp hòi, tính toán với con gái.
“Ngày mai về, ta phải cùng nó phân tích rõ ràng mới được." Nhắc tới con gái, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại nhớ đến Trịnh Du đã xuất giá: “Tứ nương đã lập gia đình, bây giờ vẫn không có tin tức gì sao?" Ban nãy có con gái còn nhỏ ở đó, ngại không hỏi. Bây giờ chỉ có hai vợ chồng, Trịnh Tĩnh Nghiệp không hề có một chút kiêng kị, dáng vẻ ngạo nghễ.
Đỗ thị lo sầu đáp: “Ta cũng đang nghĩ tới chuyện này." Một năm, mới kết hôn, không có tin tức cũng là chuyện bình thường, nhưng là người làm cha làm mẹ, chỉ mong con mình vừa gả qua liền có tin mừng, năm sau sinh con trai thì từ đó về sau địa vị ở nhà chồng cũng được củng cố.
Hai người an ủi nhau một hồi, Trịnh Tĩnh Nghiệp liền lộ ra vẻ gian tướng không lẫn vào đâu: “Bà và ta cưới nhau hơn mười năm, năm trai hai gái, ai mà không hâm mộ? Đại lang, Nhị lang, Tam lang cũng con cái đầy nhà." Ý bảo, nhà ông có gene tốt, là mệnh nhiều con đông cháu, bây giờ Tứ nương vẫn chưa có tin tức, chắc chắn không phải do con gái ông.
Đỗ thị liếc ông, trong lòng cũng vui vẻ hơn: “Ta cũng nghĩ vậy, mệnh Tứ nương quả rất tốt."
Hai người tiếp tục nói về những chuyện trong nhà, ai mang tặng lễ nào, trên quan trường có gì thay đổi, rồi lại đến chuyện nhà. Trịnh Tĩnh Nghiệp và Đỗ thị rất hài lòng về Triệu thị, kết hôn, không chỉ là chuyện hôn nhân của hai người, phải có ‘kết tinh’ – đứa con, huyết thống mới là sự ràng buộc không đứt.
Nhờ vào hôn sự này, cô con dâu này, xem như Trịnh gia đã cắm được một cây kim vào thế gia, đúng vậy, có thể mong vào tương lai. Nhờ vào hôn sự của con cái, chẳng những con cái được lợi mà cháu chắt cũng thế. Hai đứa con trai và cô con gái còn lại, nghị hôn cũng được, có thể đề cao địa vị của toàn gia tộc. Toàn thắng.
Đại khái là vợ chồng Đỗ thị quên mất rằng dù chuẩn bị cho sư môn hay kết thân gia, không phải cứ lên kế hoạch là đạt được mục đích. Thông gia của bọn họ không hoàn toàn hài lòng với Trịnh Tĩnh Nghiệp, Quý Phồn cũng không hài lòng với Trịnh Tĩnh Nghiệp, bên thông gia thì không sao, con gái đang ở nhà bọn họ; còn như trong hoàn cảnh ‘thầy trò như cha con’, thầy giáo bất mãn thì chẳng dễ giải quyết. Trịnh Tĩnh Nghiệp có thể lăn lộn tới giờ, không để tâm đến việc trở mặt với người khác, dù là thầy mình, nhưng lại không thể không nghĩ tới cảm nhận của Cố Ích Thuần.
Khoảng thời gian sau đó, nửa người Trịnh Tĩnh Nghiệp như bị lửa thiêu, nửa còn lại như đóng băng, chuyện này làm cho vị tể tướng quyền lực xoay chuyển quan trường hận đến nghiến răng nghiến lợi.
Cha nàng tới, trên mặt còn mang nụ cười yêu thương quen thuộc, Trịnh Diễm cảm thấy có gì đó không phải.
Nhìn đi nhìn đi, phong độ như vậy, kiểu cách đến thế, rõ ràng là ‘hàng chuẩn chất lượng cao’! Sao lại là gian thần trong miệng mọi người chứ? Cúi đầu, nhìn nhìn ngọc bội Dương Chi mình đeo bên hông, lấy vật thế này cho con gái bảy tuổi đeo chơi, cuộc sống sung túc như vậy là được ông cung cấp cho. Ngay cả tư cách oán trách cũng không có.
Gian thần đẹp trai Trịnh Tĩnh Nghiệp bây giờ không giả bộ bí hiểm như trong thư phòng nữa, mỉm cười hỏi Đỗ thị: “Vợ Tam lang mang thai rồi sao? Đã thông báo với bên sui gia chưa?"
Trịnh gia căn cơ còn nông, không có nhiều quy tắc phiền phức như các thế gia đã kéo dài mấy trăm năm, nhưng giữa bố chồng và con dâu cũng rất được coi trọng như đại phòng, ba chị em dâu Phương thị cũng theo thứ tự. Mà Trịnh Tĩnh Nghiệp gian thì gian, nhưng là một người đàn ông rất chăm lo cho gia đình, hễ ở nhà thì ăn cơm với vợ con.
Anh em Trịnh Tú đã cưới vợ, làm phiền vợ chồng người ta cũng không hay. Cho nên, khi Trịnh Tĩnh Nghiệp xuất hiện bên mâm cơm, thì ba cô con dâu cũng mất tăm mất tích, ba anh con trai Trịnh Tú đã thành thân, ăn cơm với vợ con trong tiểu viện riêng của mình.
Mâm cơm này có vợ chồng Trịnh Tĩnh Nghiệp, hai cậu con trai chưa cưới và cô con gái cưng, năm người cùng ăn.
Ừ thì, lấy tư cách là một gian tướng, cuộc sống gia đình của Trịnh Tĩnh Nghiệp lại khá đơn giản.
Đỗ thị cùng các con đứng dậy đón chồng, nói ‘ông vất vả rồi’, trả lời những câu ông hỏi, rồi cùng ngồi xuống. Mấy cô con dâu tránh đi, còn các anh con trai mang cháu đến thỉnh an Trịnh Tĩnh Nghiệp, báo cáo công việc.
Trịnh Tĩnh Nghiệp ngày giải quyết trăm công nghìn việc, nhưng lại không hề xem nhẹ việc giáo dục con cái, dặn dò lần lượt mấy câu. May mà trí nhớ ông vẫn còn tốt, Trịnh Đức Hưng đọc sách đến đâu, hôm qua là ngày đầu tiên Trịnh Đức An viết thơ, nha môn chỗ Trịnh Sâm đã xảy ra việc gì… Hỏi từng chuyện, từng chuyện một xong mới để các con về phòng, tìm vợ ăn cơm.
Thời này đều chia thức ăn dựa vào địa vị và tài sản gia đình, mỗi người một mâm, xa hoa, và cũng rất hủ bại. Trịnh Gia không có quy tắc cấm nói chuyện trong bữa cơm, điều này khiến ba cô con dâu phản đối hồi lâu, phải mất hơn nửa năm, mới có thể áp dụng được quy tắc này cho gia đình mình.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng biết quy tắc của các ‘thế gia’ khác, mãi đến mấy năm sau khi lên chức tể tướng, ông vẫn không sửa lại quy định trong nhà mình. Ông cho rằng, nhà là nơi người ta thả lỏng nhất, không cần phải câu nệ những chuyện nhỏ nhặt, gò bó như thế, miễn khi nói chuyện, không phun cơm vào mặt nhau là được rồi, tính ra thì cũng có yêu cầu một chút về cách ăn. Hơn nữa, trò chuyện bên mâm cơm, không phải là một phần của gia đình sao?
Một đội tì nữ ăn mặc xinh đẹp đi tới, lần lượt đứng sau các vị chủ nhân, hầu cơm.
Trịnh Diễm nghe mẹ nói: “Đã cho người đến Triệu gia rồi, nhà họ thật coi trọng quy tắc, trước sai người mang thiếp qua, quay lại thì cũng phải đến mai."
Trịnh Tĩnh Nghiệp bảo: “Việc này bà cẩn thận một chút là được," đối với chuyện con cháu đầy nhà, trong lòng gian tướng rất đắc ý, nghĩ đến chuyện khác, “Hai tháng nữa Thất nương tròn bảy tuổi rồi," cười tủm tỉm nhìn vẻ trông đợi của con gái khi nghe thấy câu nói của mình, “Cũng lớn rồi, ngoài đọc sách cùng các cháu thì cũng nên học thêm một chút đi."
Đỗ thị nói: “Ta cũng nói như vậy, cho con đi học thêm một chút," trầm ngâm một hồi. “Phải sớm dạy thôi, tại ta mà làm lỡ chuyện Tứ nương, cứ nghĩ là thấy tiếc."
Trịnh Diễm đau khổ nghĩ, không phải dạy nàng các kiểu cày cấy lỗi thời của con vợ cả đấy chứ, bây giờ nàng có cần phải làm những việc ấy đâu.
Đã nói lúc này nam nữ đại phòng không nghiêm, lại là người nhà mình, tuổi còn nhỏ, Trịnh Diễm đọc sách thì học cùng mấy đứa cháu trai. Bây giờ bắt đầu phân biệt đối xử rồi sao?
Trịnh Tĩnh Nghiệp buồn cười nhìn vẻ mặt chán nản của con gái, ho khan một tiếng: “Cũng đừng ép con gái," bé con ngạc nhiên, mắt sáng rỡ, Trịnh Tĩnh Nghiệp thấy vậy rất hài lòng, “Đọc sách, vẽ tranh, cưỡi ngựa thì học chung với bọn Tứ lang, nữ công các thứ xếp riêng là được."
Trịnh Diễm: … Cha cũng tiến bộ quá đi chứ?
Ngũ lang Trịnh Uyển vừa tròn mười bảy, bình thường mặt như thoa phấn, nói xen vào: “Sao phải vội thế ạ? Đợi Tam nương có thời gian thì để Tam nương dạy là được rồi."
Cậu nói thế cũng là có nguyên do, khi Tứ nương Trịnh Du xuất giá, được các cô chị dâu dốc lòng dốc sức dạy dỗ. Trịnh Tĩnh Nghiệp có năng lực, Đỗ thị chăm việc nhà, nhưng vẫn chỉ một câu: căn cơ còn thấp. Hôn nhân thời ấy, là coi trọng dòng họ đối phương, nếu Trịnh Tĩnh Nghiệp không có tiếng hiếu thuận, là học trò của ‘Danh sĩ trong nước’ Quý Phồn, trong nhà hòa thuận vui vẻ, dù chức quan của ông có cao đến đâu thì thế gia cũng chẳng gả con gái họ sang, dù là con gái của vợ lẽ cũng không.
Hôn nhân của con gái, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không hề qua loa, tìm một nhà tốt cho con, tiêu chuẩn của ‘nhà tốt’, tốt nhất vẫn nên là nhà làm quan. Trịnh Du là con gái ông, đương nhiên phải càng cao. Nhưng Trịnh gia giáo không đủ, may mà có một Tam nương Triệu thị con nhà gia thế, tạm thời xui xẻo được lôi vào.
Từ những tác dụng sau đó, hiệu quả không tồi, chí ít đã có đủ các lễ nghi bên ngoài, nhưng hoàn cảnh sống khác nhau nên giá trị quan cũng khác, cũng không phải một người như Triệu thị là có thể giải quyết được.
Đầu năm nay, thế gia còn nhiều hơn cả hoàng thất. Triệu gia đã có đến người thứ ba làm quan trong triều, triều đình hiện nay mới bắt đầu được khoảng tám mươi mấy năm, thế gia lại ghét giáo tập cung đình, kể cả lễ nghi quốc triều, nhưng đấy đều do thế gia tuân mệnh lập ra chứ đâu.
Đối với con trai, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng hơi thiên vị, giọng nói cũng không dịu dàng tựa vắt ra nước như với con gái, vẻ mặt nghiêm túc: “Cha còn muốn chọn một nhà tốt cho con nữa đây, mấy ngày này nề nếp một chút đi."
Khác với con cả, con thứ, kể cả con trai thứ ba khi bé đã đi theo vợ chồng Trịnh thị từ lúc chưa giàu có, ăn khổ nếm cay, Tứ nương thuở nhỏ cũng từng trải qua, đám ba đứa Ngũ lang từ Trịnh Uyển trở xuống, đã được ăn sung mặc sướng từ lúc mới sinh, Trịnh Diễm coi như là bé ngoan, biết tự hạn chế, còn Trịnh Uyển, Trịnh Thụy thì có hơi, khụ khụ, thói quần áo lụa là.
Trịnh Uyển thấy cha không vui, ngoan ngoãn dạ vâng, chẳng dám cãi lại.
***
Ăn cơm xong, đương nhiên Trịnh Tĩnh Nghiệp sẽ không lấy việc hệ trọng trong triều, kế hoạch với gian đảng ra để bàn bạc với vợ con. Cho các con về phòng, còn dặn đi dặn lại Trịnh Diễm và Trịnh Thụy: “Đừng ngủ ngay, đi lại trong sân một chút."
Trịnh Thụy là con trai út, không sợ cha lắm: “Cha nói cả ngày suốt, còn dài dòng hơn mẹ nữa."
Trịnh Tĩnh Nghiệp không suy nghĩ, đập một phát lên ót cậu nhóc: “Còn không mau đi ngay! Nói hươu nói vượn làm hư Thất nương."
Nói xong, tiếp tục dông dài với Trịnh Diễm: “Tối đi ngủ sớm, đừng ăn trái cây nghe chưa."
Trịnh Diễm gật gật đầu, Trịnh Tĩnh Nghiệp thấy con gái ít nói hơn bình thường nhiều, tưởng rằng con gái bị bắt học nên không vui. Cuối cùng cũng chỉ là trẻ con, thường ngày khéo léo đến đâu, gặp chuyện vẫn không che dấu được tâm tư. Chỉ cười cho qua, dù sao sau này con gái sẽ hiểu, đều vì tốt cho nó cả, người làm cha như ông, không thể để con gái mình chịu ủy khuất.
Xoay người, sóng vai với vợ trở về phòng!
Trịnh Diễm bước chân nặng nề về lại viện mình, tính về ngoại hình lẫn tuổi tác các loại, sự ‘nặng nề’ này… trong mắt mọi người chỉ tổ gây cười mà thôi.
Trịnh Diễm đang rất sầu muộn.
Nghe kể biên giới không an ninh, nhiều lưu dân tới, đương nhiên đều không có hộ khẩu, nhưng nếu đến quan phủ đăng kí, thì sẽ nhập hộ khẩu như dân, thế thì biên giới càng không an ninh, thật muốn xóa hết hi vọng này của nhân sĩ. Nếu cha đối xử với nàng không tốt, tệ bạc với mẹ nàng, anh chị em không hòa thuận, các chị dâu xảo quyệt, nếu… thì nàng có thể quyết tâm nghĩ cha mình ‘vì chuẩn bị cho bản thân mà trọng gia nghiệp chọn dâu rể.’
Đáng tiếc là, hoàn toàn không phải vậy.
Là một người cha người cao chức trọng mà ra oai trước con gái, chị dâu không làm khó em chồng, anh chị em luôn trò chuyện thân thiết với nhau.
Trịnh Tĩnh Nghiệp còn gây bất ngờ cho con gái ở chỗ: một gian thần như ông lại là một người kiên trì ủng hộ một vợ một chồng, chẳng những một vợ một chồng, mà còn không nạp thiếp, chẳng thu tì, là một người chồng vô cùng mẫu mực đến không thể mẫu mực hơn. Khiến Trịnh Diễm lo lắng không yên, chuẩn bị, bắt chước những mưu kế trạch đấu trong đại gia tộc mà mình chưa bao giờ áp dụng, luôn tìm cách lấy lòng để có thể chung sống tự nhiên nhất với với cha mẹ mình.
Cái gọi chung sống tự nhiên, chính là muốn khóc thì khóc, nháo liền nháo, thi thoảng còn cố tình gây sự, có gì nói đó, không vui thì liếc cha mình một cái – mà đây là việc mà chín mươi chín phẩy chín phần trăm người bình thường không dám làm.
Gặp chuyện này nếu mình quay lưng bỏ đi (chưa nghĩ tới có chạy được hay không) thì thật lạnh lùng vô tình, Trịnh Diễm không làm được, đành tình nguyện theo sau người cha gian thần của mình mà thôi.
Bây giờ mong muốn duy nhất là, cha nàng tuy ‘Gian’ nhưng không ‘Ác’.
***
“Hôm nay nhận được thư của Cố huynh, huynh ấy muốn lên kinh, năm xưa đèn sách đã được huynh ấy chăm sóc rất nhiều, ta muốn mời huynh ấy đến nhà chúng ta." – Trịnh Tịnh Nghiệp trịnh trọng báo tin cho vợ.
Cố Ích Thuần là sư huynh đồng môn của Trịnh Tĩnh Nghiệp, đều là học trò của Quý Phồn. Gia cảnh không như Trịnh Tĩnh Nghiệp, Cố Ích Thuần xuất thân từ một đại gia tộc, đáng tiếc lại là con vợ lẽ trong bàng chi (không phải bản tộc), nếu không hẳn sẽ có chút thành tựu. Mặc dù vậy, cuộc sống của ông vẫn dễ chịu hơn Trịnh Tĩnh Nghiệp rất nhiều, Trịnh Tĩnh Nghiệp năm đó đã được ông chiếu cố giúp đỡ cho.
Cố Ích Thuần dáng vẻ mạnh mẽ, thiên phú cao, là người có một ít chủ nghĩa cộng sản trong một đại gia tộc mình, tuy là con vợ lẽ nhưng cũng khá được ưu đãi, chiếu cố Trịnh Tĩnh Nghiệp chẳng qua cũng chỉ tiện tay mà làm. Trịnh Tĩnh Nghiệp lại nhớ kĩ thân tình này, mãi không quên, quan tâm Cố Ích Thuần hơn hẳn những người khác.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cằn nhằn không dứt: “Cũng không biết huynh ấy nghĩ gì, nhất định không chịu lấy vợ, năm đó… khụ… cho dù không cưới vợ, giữ tì nạp thiếp cũng xong đi, ít có thể lưu lại huyết mạch. Đến giờ rồi mà không có máu mủ phụng dưỡng, cũng không biết đám cháu kia chăm sóc huynh ấy tốt không nữa."
Đỗ thị nói: “Dù sao ông cũng không thể quản hết mọi chuyện, chi bằng… lần này chúng ta cứ tặng cho huynh ấy hai thị nữ đi?" Tuy đã lớn tuổi, Đỗ thị vẫn được Trịnh Tĩnh Nghiệp nắm tay, thong thả bước từng bước.
“Bà nghĩ ta chưa làm sao? Huynh ấy không chịu."
Đỗ thị tâm tư nhạy bén, Cố Ích Thuần được xem là một danh sĩ, không bằng đưa một người con của mình tới nhận ông là thầy, có thể nâng cao giá trị của con, trước mắt cũng có người phụng dưỡng Cố Ích Thuần. Chỉ sợ con mình không biết chăm sóc người khác, mấy đứa trong nhà, phải đưa đứa nào thông minh mới được.
Nói ra ý này, lại tiếp: “Đại gia tộc như bọn họ, ông còn không biết sao? Cứng nhắc chết được, lang quân Cố gia không chịu ra làm quan, với sản nghiệp trong nhà thì coi như cũng đủ sống, chỉ sợ sinh hoạt sơ sài. Mấy năm nay nhắc đến chuyện này huynh ấy liền ngăn lại. Qua rồi thì thôi, bây giờ tóc ông và ta cũng đã bạc, huynh ấy còn lớn hơn chúng ta mấy tuổi, không thể so với năm đó, không có người phụng dưỡng thì không được."
Trịnh Tĩnh Nghiệp vui vẻ: “Ý hay."
Hai người còn bàn với nhau một hồi sẽ nghênh đón thế nào, an bài ra sao, chuẩn bị lễ bái sư sao cho tốt, cho dù Cố Ích Thuần bị người ngoài xem là một cuồng sĩ, có thể sẽ không nhận con cái Trịnh gia làm học trò, nhưng lấy thân phận bác – cháu, vợ chồng Trịnh thị cũng bằng lòng.
“Quý tiên sinh cũng định đến." Trịnh Tĩnh Nghiệp lạnh lùng nói, “Chỉ sợ sẽ không đến chỗ chúng ta, nhưng lễ nghĩa phải có. Ta đi đón ông ấy, sắp xếp ổn thỏa rồi sẽ trở về đưa bà và các con đi gặp Cố huynh."
Đỗ thị nhếch miệng: “Ừ."
Quý Phồn cũng là cao sĩ đương thời, khinh thường chuyện chê nghèo yêu giàu, nhưng bảo lão chiếu cố một mình Trịnh Tĩnh Nghiệp thì không làm được. Càng có tiếng tăm, người hâm mộ đến càng nhiều, sao có thể chiếu cố cho tất cả mọi người? Với Quý Phồn mà nói, ánh mắt của Trịnh Tĩnh Nghiệp luôn làm lão cảm thấy không thoải mái, thành ra không thân thiết với cậu học trò nghèo này lắm, thậm chí có lời trách mắng. Nhưng Trịnh Tĩnh Nghiệp chịu gian khổ, học hành chẳng tệ, lễ độ với người ngoài, Quý Phồn cũng không cố tình làm khó.
Lại nói, sau khi Trịnh Tĩnh Nghiệp làm quan lên chức rất nhanh cũng không phải không nhờ cái danh là học trò của danh sĩ hàng đầu như lão.
Rốt cuộc, sư phụ không bằng sư huynh.
Đỗ thị rất thấu hiểu, năm đó… những ngày tháng gian khổ, người khác tốt với mình một chút thôi đều nhớ kĩ. Đồng thời, sự lạnh lẽo cũng làm trái tim tê tái đến chết lặng.
Nói xong chuyện này, Đỗ thị cười bảo: “Ông vừa dọa Thất nương một trận rồi đấy."
Nghĩ đến mặt con gái nhăn như bánh bao, Trịnh Tĩnh Nghiệp bật cười: “Hôm qua con nó còn nói ta ngốc nữa kìa."
Người làm cha mà chơi xúc xắc cùng con, cũng là chuyện lạ hiếm thấy, Trịnh Tĩnh Nghiệp cố tình nhường, lại bị con gái bảo: “Cha ngốc thật." Đúng là dở khóc dở cười.
Đỗ thị biết, chồng mình chẳng qua thuận miệng nói cho vui thôi, cùng hùa theo bảo ông bụng dạ hẹp hòi, tính toán với con gái.
“Ngày mai về, ta phải cùng nó phân tích rõ ràng mới được." Nhắc tới con gái, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại nhớ đến Trịnh Du đã xuất giá: “Tứ nương đã lập gia đình, bây giờ vẫn không có tin tức gì sao?" Ban nãy có con gái còn nhỏ ở đó, ngại không hỏi. Bây giờ chỉ có hai vợ chồng, Trịnh Tĩnh Nghiệp không hề có một chút kiêng kị, dáng vẻ ngạo nghễ.
Đỗ thị lo sầu đáp: “Ta cũng đang nghĩ tới chuyện này." Một năm, mới kết hôn, không có tin tức cũng là chuyện bình thường, nhưng là người làm cha làm mẹ, chỉ mong con mình vừa gả qua liền có tin mừng, năm sau sinh con trai thì từ đó về sau địa vị ở nhà chồng cũng được củng cố.
Hai người an ủi nhau một hồi, Trịnh Tĩnh Nghiệp liền lộ ra vẻ gian tướng không lẫn vào đâu: “Bà và ta cưới nhau hơn mười năm, năm trai hai gái, ai mà không hâm mộ? Đại lang, Nhị lang, Tam lang cũng con cái đầy nhà." Ý bảo, nhà ông có gene tốt, là mệnh nhiều con đông cháu, bây giờ Tứ nương vẫn chưa có tin tức, chắc chắn không phải do con gái ông.
Đỗ thị liếc ông, trong lòng cũng vui vẻ hơn: “Ta cũng nghĩ vậy, mệnh Tứ nương quả rất tốt."
Hai người tiếp tục nói về những chuyện trong nhà, ai mang tặng lễ nào, trên quan trường có gì thay đổi, rồi lại đến chuyện nhà. Trịnh Tĩnh Nghiệp và Đỗ thị rất hài lòng về Triệu thị, kết hôn, không chỉ là chuyện hôn nhân của hai người, phải có ‘kết tinh’ – đứa con, huyết thống mới là sự ràng buộc không đứt.
Nhờ vào hôn sự này, cô con dâu này, xem như Trịnh gia đã cắm được một cây kim vào thế gia, đúng vậy, có thể mong vào tương lai. Nhờ vào hôn sự của con cái, chẳng những con cái được lợi mà cháu chắt cũng thế. Hai đứa con trai và cô con gái còn lại, nghị hôn cũng được, có thể đề cao địa vị của toàn gia tộc. Toàn thắng.
Đại khái là vợ chồng Đỗ thị quên mất rằng dù chuẩn bị cho sư môn hay kết thân gia, không phải cứ lên kế hoạch là đạt được mục đích. Thông gia của bọn họ không hoàn toàn hài lòng với Trịnh Tĩnh Nghiệp, Quý Phồn cũng không hài lòng với Trịnh Tĩnh Nghiệp, bên thông gia thì không sao, con gái đang ở nhà bọn họ; còn như trong hoàn cảnh ‘thầy trò như cha con’, thầy giáo bất mãn thì chẳng dễ giải quyết. Trịnh Tĩnh Nghiệp có thể lăn lộn tới giờ, không để tâm đến việc trở mặt với người khác, dù là thầy mình, nhưng lại không thể không nghĩ tới cảm nhận của Cố Ích Thuần.
Khoảng thời gian sau đó, nửa người Trịnh Tĩnh Nghiệp như bị lửa thiêu, nửa còn lại như đóng băng, chuyện này làm cho vị tể tướng quyền lực xoay chuyển quan trường hận đến nghiến răng nghiến lợi.
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục