Con Gái Gian Thần
Chương 117: Không thể có chuyện này!
TRONG GIÓ, TRỊNH DIỄM CẢM THẤY RỐI MÙ, NHƯ THỂ ĐÃ PHÁT HIỆN CHUYỆN GÌ ĐÓ RẤT KHÓ NGỜ.
Trì Tu Chi vẫn ở tại nhà cũ của mình như trước, Hoàng đế có ban nhà mới cho chàng, căn ấy khá lớn, chỉ là lúc đó chàng cảm thấy cô đơn bóng chiếc, dù có mang nô bộc vào ở thì cũng sợ trống trải, không bằng đợi kết hôn rồi hẵng dọn qua. Hơn nữa ở đây khá gần nhà bà ngoại, cũng tiện chăm sóc cho bà.
Đó là lý do chàng dùng để giải thích với Hoàng đế, thầy giáo, cha vợ tương lai, còn có ý niệm ‘Khá gần nhà riêng của sư muội, có thể tiện tú tí’ trong đầu hay không thì mỗi người tự hiểu. Chàng vẫn cứ ở đây, thật ra hẹn gặp vợ chưa cưới ở đây vẫn thoải mái hơn nhiều so với xông vào nhà cha vợ chứ.
Nhưng mà, cũng có một chỗ không được tiện: Nhà chàng không ngừng có người tới thăm viếng.
Trì Tu Chi là một tâm phúc trước mặt Hoàng đế, tuy rằng ‘việc xấu trong nhà’ của Hoàng đế không tiện cho chàng hay, nhưng chuyện triều đình, vẫn để chàng được ‘biết cơ mật’. Hơn nữa trước đây Trì Tu Chi có đồng nghiệp ở Đại Lý tự, cho dù đã thay đổi chức vị nhưng chàng vẫn thường duy trì liên lạc với bọn họ. Ngoài ra có người quen được trên đường làm Phủ úy sứ, trong Ngự Lâm quân quả cũng có vài người con nhà quan. Lại thêm Vu Trấn Hải ở kinh thành, còn có Hạ Thực nhớ chàng không nguôi cứ viết thơ gửi tới.
Trước tết, chàng bị ném tới Hồng Lư tự để hỗ trợ, thế là quen thêm một đám đồng nghiệp mới.
Là thiếu niên có lòng cầu tiến, có lý tưởng, chí hướng cao, đương nhiên Trì Tu Chi hi vọng có thể trổ tài, làm rạng rỡ Trì gia đã suy bại. Huống chi có một cha vợ nghịch thiên như vậy, không muốn bị xem là gã mặt trắng bám váy vợ, không muốn bị người khác khinh thường, chàng càng phải phấn đấu nhiều hơn. Lăn lộn trong quan trường, năng lực là một chuyện, nhưng giao thiệp cũng rất quan trọng.
Nếu chỉ biết dựa vào thầy giáo, dựa vào cha vợ thì không cần nói gì nữa, đúng là một gã mặt trắng vô dụng. Thầy giáo và cha vợ đều có một mạng lưới quan hệ riêng, có nghĩa bản thân chàng cũng phải có mạng lưới độc lập. Bây giờ, da chàng có màu rám nắng khỏe mạng lắm.
Thế nên, chỗ của Trì Tu Chi khá náo nhiệt. Trịnh Diễm ở xa xa vén mành lên, thấy cọc buộc ngựa trước cửa Trì trạch đã bị dùng hết, lập tức đổi lệnh: “Đừng dừng lại, cứ về thẳng nhà."
Tuy đã đính hôn, nhưng cũng phải để ý tới lời đồn một chút, hơn nữa Trì trạch không rộng lắm, nàng biết tránh đi đâu mới được? Nàng và Trì Tu Chi đều tự kiềm chế, phần lớn thì gặp nhau ở nhà Cố Ích Thuần, hoặc Trì Tu Chi chạy đến Trịnh phủ cầu kiến, những lần gặp riêng ở ‘bên ngoài’ thế này rất ít – ngoại trừ lần Trì Tu Chi đi xa, Trịnh Diễm đến giúp chàng chăm nom nhà cửa.
Ấy vậy, trong kinh vẫn có người thấy không vừa mắt. Thế gia ghét tình huống này nhất, trong mắt bọn họ, phẩm hạnh, quyền lợi to hay nhỏ tỉ lệ nghịch với địa vị cao thấp của người cầm quyền. Con gái Hoàng đế thông dâm bao trai, khuê nữ Tể tướng gặp gỡ tình lang giữa ban ngày ban mặt.
Dẫu tư tưởng của hai vị cầm quyền này vốn cường hãn thì cũng nên để ý tới tâm hồn yếu ớt của quần chúng nhân dân tí chút.
Dù đi qua Trì môn không vào, Trịnh Diễm vẫn cho người vào báo lại: “Chàng có khách nên không tiện, em không vào kẻo thêm phiền."
Trong đầu ngẫm nghĩ: Là ai nhỉ? Thân thích Trì gia đều đã qua đời, chẳng lẽ là đồng nghiệp?
Trì Tu Chi dần trưởng thành, Trịnh Diễm cũng mừng cho chàng, nhưng là con gái Trịnh Tĩnh Nghiệp, học trò của Cố Ích Thuần, hiện chưa thể chung hộ khẩu với Trì Tu Chi, Trịnh Diễm không khỏi thấy mất mát trong lòng. Ôi ôi, mong muốn tất cả mọi người xung quanh đều gần gũi thân thiết, thành một chỉnh thể, giống như bé con ngây thơ, hi vọng có lùm cỏ cạnh giường để tiện lăn qua lăn lại, trong tay có món đồ chơi dễ thương, mở mắt ra không phải là trần nhà mà là bầu trời sao huyền bí, nhưng không bị gió lùa bốn phương, dột mưa trên đầu.
Trịnh Diễm cũng biết mình không khỏi có phần ngây ngô, nhưng… cảm giác như vậy thật sự không ổn. Quan hệ giữa nhà chồng nhà mẹ, Trịnh Diễm tự có dự định để xử lý ổn thỏa, không ngờ chỉ nhìn cảnh này thôi mà lại khiến nàng cảm khái ngàn vạn. Đề nghị gì, muốn làm thế nào, sau này phải cân bằng ra sao, phải nghĩ sẵn trong đầu mới được.
Đang ở cạnh nói chuyện với Tiêu Thâm, Trì Tu Chi hắt hơi liền hai cái, Tiêu Thâm quan tâm hỏi thăm: “Đại lang cảm lạnh rồi à?"
Cậu và Trì Tu Chi là hai thanh niên thường xuyên xuất hiện trước mặt Hoàng đế, có khoảng cách về xuất thân, mục tiêu phấn đấu không giống nhau, ít xung đột lợi ích, thành ra lại có chút giao tình. Tiêu Thâm ngồi ngốc trong phủ Vệ vương đến phát chán, nghĩ trong nhà đã có đại ca, nay muốn tranh thủ hiện tại để xây dựng mạng lưới giao tiếp riêng, tự chuẩn bị vốn liếng cho tương lai. Không thể nghi ngờ gì hơn, Trì Tu Chi là một người đáng để kết giao, Tiêu Thâm cũng chẳng dựa vào thân phận hoàng thất làm chi, Hoàng đế rất nhiều cháu!
Trì Tu Chi lấy khăn tay ra lau: “Chê cười rồi." Sau đó tiếp tục nói chuyện về Bát Bộ Địch với Tiêu Thâm.
Tiêu Thâm khá để ý đến chuyện Bát Bộ Địch, cậu thì văn võ đều ổn, cũng thông minh nhạy bén, nhận ra Bát Bộ Địch có loạn, ra ngoài biên quan sẽ có cơ hội tạo dựng sự nghiệp, tìm Trì Tu Chi, cũng là để chuẩn bị trước, tìm hiểu thị trường. Đến lúc cần ra trận thật, cậu có thể nhờ vào quân công để kiếm tước vị – Giận Ngụy Tĩnh Uyên ghê luôn, cơ hội không làm mà hưởng cho con vợ kế như các cậu bị giảm đi rất nhiều. Nếu không cần ra trận nhưng lúc nói đến đề tài này có vẻ có tri thức uyên thâm, thì cũng có thể tự kiếm điểm cho mình.
Trì Tu Chi nghe cậu hỏi tỉ mỉ như thế, cũng hiểu ý, thầm nghĩ, bây giờ có nói thì có ích gì? “Thế cục thay đổi trong nháy mắt, hiện tại là thế, không biết sau này có biến cố gì không, Thập Nhất lang có hứng thú với Địch nhân như vậy, ta ở Hồng Lự tự mà lại không biết tường tận kĩ càng gì cả."
Tiêu Thâm cười nói cởi mở: “Chẳng qua ta nảy lòng tham, chứ ai lại muốn chăm chăm chơi cùng đám Địch nhân ấy đâu? Nói thật, bây giờ ai mà chả đang để mắt tới Đông cung! Mỗi ngày bị bọn họ hỏi ‘Thánh nhân có ý chọn ai’ tám trăm lần đã phiền chết được rồi, huynh nói xem, Thánh nhân nói gì với chúng ta chứ?"
Trì Tu Chi cũng cười: “Thánh nhân muốn gì cũng đều nói ra thì không phải Thánh nhân rồi."
“Đúng thế!"
***
Trịnh Diễm về nhà, hôm nay Đỗ thị không càm ràm chuyện nàng ra ngoài, ngược lại quan tâm hỏi han: “A Thang đâu? Không về cùng con à?"
Trịnh Diễm kiềm chế tâm trạng, cười thưa: “Là em ruột của chị ta thật, đặc điểm gì cũng đúng cả."
Đỗ thị chắp tay lại với nhau: “Cảm tạ trời đất, con cũng đã làm được việc tốt, chuyện tích đức như vậy, chớ ngại phiền toái, nhấc tay làm giúp một tí, để cả nhà được đoàn tụ."
Trịnh Diễm ngoan ngoãn gật đầu: “Con cũng nghĩ thế." Hơn nữa, nàng còn phát hiện chuyện này cũng chẳng tốn sức mấy, nếu rảnh rỗi thì hoàn toàn có thể tìm được tất cả những người thân của các nô tì đã bị mua bán trong kinh. Đừng xem nhẹ việc này, cơ cấu nô tì trong thế gia tương đối ổn định, nhưng cũng chỉ tương đối mà thôi. Tặng nô tì, nhất là mỹ thiếu niên mỹ thiếu nữ, hoặc những nô tì giỏi đặc biệt một cái gì đó cho nhau là một tục lệ thông thường. Chẳng qua căn cơ Trịnh thị nông mà thôi.
Trịnh Diễm bị vô số tiểu thuyết cung đấu, trạch đấu, quan trường đầu độc, nhanh chóng nhận ra lợi ích của chuyện này, nếu nói theo ý tốt, có thể nắm chắc tình hình của nô tì nhà mình, tránh có phản bội, đề phòng xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Còn theo ý xấu, xem thử có kẻ thù nào không vừa mắt, có thể bắt đầu từ nô tì nhà hắn.
Trịnh Diễm thề với trời rằng, nàng vốn là một bé ngoan chân thành, chẳng qua bị tẩy não thôi.
Chúng ta phải tin rằng, Trịnh Diễm bây giờ vẫn là một bé ngoan ngũ giảng tứ mỹ tam nhiệt ái (*), lời ban nãy chẳng qua do bị đầu độc quá kinh. Có một thời gian, trong đầu toàn ‘Hoàng cung, hậu trạch lúc nào cũng có dược liệu bán ngoài chợ, thuốc triệt sản, thuốc nạo thai, xuân dược, độc dược (tác dụng lập tức/ mãn tính)…,’ ‘Nhìn người trước xét xuất thân để biết mà lợi dụng’, ‘Hoàng đế chỉ biết tính toán để khiến phi tần, Hoàng hậu có chửa hoặc không’, ‘Trong nhà có các cụ là thể nào cũng quăng thiếp thất vào con cháu vì lo hậu viện nhà nó yên ắng quá’ vân vân. Đến nỗi mọi người đều có lý do để tin rằng, dù xuyên không, rớt vào ổ sói cũng có thể lăn ra ngoài – Các bạn trẻ bị đầu độc nên mắc chứng ảo tưởng. Nay không ngờ nàng rớt vào nhà gian thần, trước mặt mẹ ruột lại khờ mặt đến đần cả người.
(*) Ngũ giảng, tứ mĩ, tam nhiệt ái – Một văn hóa tuyên truyền như ‘Năm điều Bác Hồ dạy của Việt Nam’. Ngũ giảng: ăn nói văn minh, lễ phép, lịch sự, nói theo trật tự, có đạo đức. Tứ mỹ: tâm hồn đẹp, lời nói đẹp, việc làm đẹp, môi trường đẹp. Tam nhiệt ái: yêu Đảng cộng sản, yêu tổ quốc, yêu xã hội chủ nghĩa.
Đỗ thị thấy con gái đang xuất hồn đẩu đâu, không khỏi thở dài, cái bộ dạng ngây ngốc thế này, phải làm sao cho phải đây?
-- Nếu bà biết Trịnh Diễm đang nghĩ gì, không biết sẽ có cảm tưởng thế nào.
Quên đi quên đi, lười so đo với con gái, dù sao vẫn còn một năm nữa, Đỗ thị dịu dàng vỗ nhẹ lên mặt Trịnh Diễm. Trịnh Diễm sợ đến đổ mô hôi lạnh: “Mẹ à, sao mẹ dọa con, hù chết người."
Tay đổi động tác, biến thành ngắt véo, Đỗ thị cả giận nói: “Mẹ của con xấu đến mức dọa con hả? Con không chê mẹ xấu, chó không ngại chủ nghèo, có biết không?"
Trịnh Diễm 囧, rõ ràng là bị hành động của mẹ dọa mà? “Oan quá, ai cũng nói con lớn lên giống mẹ, mà con có xấu đâu."
Đỗ thị cay cú véo hai cái mới thả ra: “Muốn nói mà suýt nữa quên mất, Nương tử nhà Triệu lang quân cho người đưa thiệp tới. Ngoài ra, Ngụy vương phi cũng mời chúng ta tới chơi, ngày mai con có chuyện gì thì cũng hoãn lại cả đi." Đỗ thị cố ý để con gái tiếp xúc với các thiếu phụ hơn là đám sắp gả. Làm mẹ, không chỉ chuẩn bị của hồi môn, mà còn muốn trải sẵn đường sau khi cưới cho con gái. Nghĩ hai vợ chồng cộng lại đã hơn trăm tuổi, không biết khi nào sẽ qua đời, đây là đứa con gái nhỏ nhất, lòng Đỗ thị mềm nhũn.
Thấy Trịnh Diễm vỗ nhẹ lên hai gò má, nhịn không được kéo nàng vào lòng, xoa mặt cho: “Có đau không?"
Trịnh Diễm làm ra vẻ oan ức: “Oa oa~" Đỗ thị bị chọc cười, ôm con vào lòng xoa xoa. Nếu Trịnh Diễm là mèo, nhất định lông mao trên người đều bị rụng hết, sau đó mới thả nàng về phòng thu dọn.
Trên tú lâu, A Thôi đang canh giữ, nghe tiếng bước chân liền chạy vội ra đón: “Sử nương tử gửi thiệp, cảm ơn người có lòng nhớ tới."
Sử thị là vợ của cháu họ Vệ vương, lúc ở cữ sau sinh, Trịnh Diễm khá tò mò với sinh vật nhà các chị, nên để ý tặng một phần quà. Sử thị và Thường thị nói với nhau: “Thảo nào Trịnh tướng công có thể từ một thường dân áo vải mà trở thành Tể tướng, không nói đâu xa, nhìn cách Trịnh Thất nương đối đãi với người khác thì có thể thấy, nhà bọn họ hưng thịnh thế cũng là lẽ đương nhiên." Cùng Thường thị chọn quà đáp lễ, lấy danh nghĩa Sử thị viết thiếp.
Đến tết, có tính là thân thiết hay không thì coi như cũng là người quen, Trịnh Diễm tiện tay tặng quà cho hai chị. Ấy vậy lại có đáp lễ. Trịnh Diễm mở ra, với con mắt của người thầy có trình độ thư pháp đứng đầu cả nước để nhìn của nàng, chữ viết chỉ có thể được xem là nắn nót, nhưng cách dùng từ rất thẳng thắn. “Người đưa thiếp đâu?"
A Thôi nói: “Đã về rồi, phu nhân thưởng cho bọn họ chút tiền, nô tì cũng lấy từ chỗ chúng ta để cho thêm, mừng rỡ ghê lắm," tiến tới giúp Trịnh Diễm cởi áo, “Em trai của A Thang, tìm được chưa ạ?"
Trịnh Diễm cười nói: “Được rồi, em trai chị ta cũng đã trưởng thành. Đúng rồi, chị ta mà không nhắc thì ta cũng chả biết mà hỏi, còn các chị có muốn tìm người không?"
A Thôi khẽ khựng lại nhưng rồi động tác nhanh nhẹn hơn: “Thất nương có lòng, nhưng cũng chẳng dễ tìm đâu, nô tì cũng không còn nhớ rõ những chuyện ngày bé nữa, vật kỉ niệm gì đó cũng mất, chẳng qua chỉ còn một cái họ thôi. Bao người có thể tìm được người thân thật chứ?"
Những lời chị nói cũng có lý, không thể nói hệ thống quản lý nhân khẩu hiện tại không toàn diện, nhưng công tác lập hồ sơ các nô tì thì lại không chu đáo cẩn thận, nếu không thì đã sớm tìm được mẹ ruột của Cố Ích Thuần rồi.
Trịnh Diễm nói: “Vậy thì để ý một chút, muốn gì cứ nói với ta." A Tiếu cười khổ, chị là con nhà quan phạm tội nên vào làm nô tì trong cung, Ngụy Tĩnh Uyên làm một trận, những cung tì xuất thân như vậy đều bị đuổi khỏi cung, ầm ĩ rối loạn, tìm ở đâu đây?
Chớp mắt bầu không khí trở nên nặng trĩu, Trịnh Diễm đành nói: “Lên tinh thần xem nào, có duyên phận thì cuối cùng cũng sẽ gặp mặt được thôi, chẳng lẽ ban đầu A Thang đoán chắc nhất định sẽ tìm được em trai mình chắc?"
Không cần nàng nhắc, đám nô tì đều đổi sắc mặt. Chủ nhân ôn hòa là phúc phận của nô tì, phải tỉnh táo, chớ dùng sạch tính nhẫn nại của người ta mới là đúng đắn.
A Tiếu mở tủ quần áo: “Thất nương nhìn thử xem, mai đi dự tiệc, mặc bộ nào đây?"
Trịnh Diễm thuận tay chỉ vào một bộ: “Bộ này đi." Quần áo của nàng, không có bộ nào là không ổn, không bị xem là bất kính với Ngụy vương phi.
***
Ngụy vương đã cưới một người vợ giỏi!
Đấy là lời Trịnh Tĩnh Nghiệp từng khen tặng (chương 27), bây giờ Trịnh Diễm cũng thầm tán thành. Ngụy vương phi Nghiệp thị, chủ bữa tiệc, bạn hoàn toàn không biết được ra chồng cô ta vì muốn vị trí Thái tử mà mong ngóng các anh em té ngựa, mặt mày thảm thê để cuối cùng anh ta được thượng vị.
Yến hội của Nghiệp thị đúng là vàng thau lẫn lộn, xuất thân thế gia có, xuất thân huân quý có, xuất thân dế nhũi cũng có mặt, vậy mà cô ta có thể sắp xếp rất thỏa đáng. Trưởng công chúa Khánh Lâm không hòa thuận với thế gia rõ ràng như vậy thì ở chung với huân quý, dế nhũi; Quan hệ của công chúa Vinh An và thế gia không tệ, cũng có qua lại với huân quý, coi như thành trung gian cho hai bên; Thuần dế nhũi như Đỗ thị, nhưng có sui gia thì ngồi chung với Ninh Viễn hầu phu nhân (mẹ Quan thị).
Trịnh Diễm gặp chị mình, Trịnh Du, ở đây. Trịnh Du vui vẻ kéo tay em gái: “Đi theo tỷ, tới đây." Mang nàng tới ngồi chung với các thiếu nữ, thiếu phụ. Trịnh Diễm cũng đã khá quen thuộc với bọn họ, không ít lần gặp ở yến hội chỗ Trưởng công chúa Khánh Lâm, nhìn xung quanh, Từ Oánh không tới, không khỏi thất vọng.
Con gái của Hàm An hầu Ngưu Thành Viễn, Ngưu Linh thấy Trịnh Diễm liền nở nụ cười: “Thất nương tới rồi! Mau đến đây, đừng nhìn nữa, Từ Cửu nhi không tới, hôm nay cô không kiếm được tiền đâu!"
Trịnh Diễm nói: “Cô lại chọc ta, nếu cô dám đánh thì ta cũng phát tài đó."
Ngưu Linh không đồng ý, xăn tay áo ra trận: “Chỉ cần cô có mang tiền thì đến lượt ta phát tài." Làm bộ muốn cướp, mọi người giả vờ khuyên bảo, cười vang một góc.
Các phu nhân lón tuổi bị âm thanh này thu hút, đưa mắt nhìn qua, Đỗ thị oán hận: “Có nó là không yên được."
Nghiệp thị nói: “Các tiểu nương tử phải hoạt bát thế mới tốt, cứ ủ dột u sầu thì không hợp với tuổi đâu, đến tuổi như ta thì dẫu muốn sinh động hồn nhiên thế cũng không được."
Lời chưa hết, bị Trưởng công chúa Khánh Lâm bẹo má: “Cháu thì bao nhiêu tuổi? Ở đây có ai nhỏ hơn cháu không?" Quả thật xung quanh đều là trưởng bối cả. Nghiệp thị nói: “Cô ơi, là cháu sai, chịu phạt, hôm nay sẽ có một màn tạp kĩ rất hay."
“Không chấp nhận, cháu vốn mời chúng ta đến xem tạp kỹ mà." Nhất định phải kiếm lời.
Hạ thị, Vương phi của em ruột Ngụy vương, Tấn vương Tiêu Lệnh Văn đến giải vây: “Hoa mai trong nhà Ngũ nương chưa tàn (chồng của Nghiệp thị, Ngụy vương đứng hàng thứ năm), vẫn còn thơm quá."
Đang nói chuyện, nhũ mẫu của Tấn vương phủ chạy lên thưa: “Lục nương dậy rồi."
Hạ thị liền đứng dậy đi xem, công chúa Vinh An chọt chọt Nghiệp thị: “Chị ta mang Lục nương theo à? Đức hạnh quá nhỉ."
Lục nương là con gái của Tấn vương, thứ xuất nhưng lại được Vương phi mang theo bên người. Nghiệp thị cười không nói.
Mẹ của Lục nương xuất thân thấp hèn, là con gái nhà thêu, căn bản không có cơ hội gặp Tấn vương, chẳng qua ngày đó Hạ thị thấy bộ quần áo thêu rất đẹp, gọi tới để xem mặt. Kết quả lại được gặp Tấn vương, đúng là Hạ thị tự đào hố chôn mình. Tấn vương lưu luyến cô hàng thêu này, để làm thiếp. Anh ta cũng đã thông suốt, trên có anh trai, ngôi vị Hoàng đế gì đó, vẫn là Ngụy vương có khả năng cạnh tranh hơn, anh ta có lòng đứng đường theo sau là được, cũng không mong được xem trọng – Lão Tiêu nhà bọn họ chẳng xem trọng loại này.
Từ khi cô hàng thêu Dư thị sinh con xong thì sức khỏe không tốt, Tấn vương quăng thứ nữ cho vợ chăm, bản thân quay sang săn sóc Dư thị. Hạ thị không muốn cũng phải nhận, lại còn phải chăm cho thật tốt. Cô xuất thân danh môn, đành phải nén giận, không thể nướng mặt người ta thành quân mạt chược chín nút như Thế tử phi Vệ vương được (chương 47).
Công chúa Vinh An cũng không thích sống yên ổn: “Chúng ta đi xem thử đi."
Cô ta quyết tâm đi xem, Nghiệp thị cũng không ngăn được, cuối cùng thành ra mọi người kéo nhau đi xem Tiểu Lục nương.
Trịnh Diễm tò mò đi theo. Tiểu Lục nương được sắp xếp ở trong phòng nhỏ, được sưởi ấm. Bé con khoảng chừng hai, ba tuổi, trắng trẻo đáng yêu, trên người mặc một bộ gấm đỏ, cổ đeo vòng vàng, khảm trân châu, chính giữa là một viên hồng ngọc thật to. Bé con múp míp có mang vòng vàng trên tay, gắn chuông nhỏ, khẽ rung tay là vang một hồi. Thật đáng yêu.
Trịnh Diễm nhìn đến chảy nước miếng.
Hạ thị thấy mọi người tới, dịu dàng hỏi: “Sao lại tới cả thế này?" Để con gái chào hỏi các trưởng bối.
Công chúa Vinh An nói: “Ta nhớ Lục nương nên tới không được sao? Đến đến đây nào~" Lấy một cái khăn ra dụ dỗ cháu gái.
Tiểu Lục nương chẳng có chút phản ứng nào với cái khăn trong tay cô, thấy có vẻ tẻ ngắt, Nghiệp thị nói: “Muội lấy màu gì rực rỡ thì mới dụ con bé được chứ." Khăn tay màu trắng, không hấp dẫn.
Hạ thị không nhanh không chậm nói: “Lục nương nhà ta không để ý tới màu sắc đâu, nhưng lại thích nghe tiếng vang. Muội vẫy khăn đỏ trước mặt thì nó cũng không quan tâm, nhưng rung chuông một cái liền chạy đi xem chỗ nào phát ra." Công chúa Vinh An thầm mắng, đây mà là nuôi trẻ sao? Nghe vang mới động, rõ là nuôi chó?
Trịnh Diễm thấy kì lạ, con nít phải thích màu sắc sặc sỡ mới đúng chứ, Nghiệp thị nói đâu có sai. Nhìn xung quanh, Nghiệp thị quả là người cẩn thận, chỗ con nít nên để mấy món đồ choi, trong đó có hai quả tú cầu, một xanh một đỏ, với tay cầm quả tú cầu đỏ lên, trên đó có gắn chuông. Trưởng công chúa Khánh Lâm thấy, cầm lấy trêu. Quả nhiên Tiểu Lục nương chỉ thích chuông thôi, đưa tay ra vòi, lại còn không sợ người lạ mà kêu: “Cho con chơi đi."
Công chúa Trường Tín cũng cầm một cái khác lên ghẹo. Bé con nhìn bên này lại ngó sang bên kia, hai người đều chọc bé, để vậy chứ không cho. Cuối cùng òa khóc, rốt cuộc hai vị đại nhân đành bỏ tú cầu xuống trước mặt, để bé con tự chọn. Bé con do dự, Hạ thị thấp giọng nói: “Thích đỏ lấy đỏ, thích xanh lấy xanh." Con gái bị chọc ghẹo như vậy, Hạ thị không vui.
Lục nương hơi hoảng, hỏi lại: “Không phải đều giống nhau sao?"
Công chúa Vinh An nói: “Đỏ và xanh sao lại giống nhau được? Nếu không thì cầm cả đi, Ngũ nương chuẩn bị là để cho con đấy."
Lục nương nhìn mẹ, lại nhìn mọi người, khuôn mặt nhỏ nhắn còn vệt nước mắt, thấp thoáng vẻ kiên định của con gái Tiêu gia: “Rõ ràng là giống nhau! Đều là màu xám cơ mà."
Mọi người chỉ nghĩ vì còn nhỏ nên không biết, nhưng Trịnh Diễm nghe thì hiểu, cô bé con này mắc bệnh mù màu! Bệnh mù màu xanh đỏ điển hình. Thang tiểu đệ có sáu ngón nên hai ngày nay nàng cố nhớ lại những kiến thức về di truyền học, dễ nhớ nhất là bài đậu Hà Lan và bệnh mù màu.
Đáng thương thật… À? Nếu bé con mắc bệnh mù màu, thì cha nó chắc chắn cũng bị! Hoàng thất bổn triều thì sao?
Trịnh Diễm nổi cơn tò mò.
***
Tò mò thiệt thân, Trịnh Diễm về nhà túm lấy trùm nhiều chuyện Trịnh Đức Khiêm, thần thần bí bí hỏi: “Tấn vương có từng gây ra chuyện cười gì không?"
Trịnh Đức Khiêm ngạc nhiên: “Sao thế được? Tấn vương là một người rất đứng đắn."
Trịnh Diễm không thể không đưa thêm ví dụ gợi ý: “Chẳng hạn như nhầm màu sắc tạo trò cười ấy."
“Sao thế được? Cô cô nghe ở đâu thế?" Radar của Trịnh Đức Khiêm khởi động, thu góp tin tức.
Trịnh Diễm cũng thấy kì lạ, bệnh mù màu sao lại không gây hiểu lầm lớn được! Hơn nữa ở thời đại này, dựa theo quy định, người nào mặc quần áo màu gì, nhất là triều phục, tỉ suất Tấn vương bị chê cười không chỉ lớn bình thường thôi đâu.
Trịnh Đức Khiêm lắc đầu: “Không thể nào, Tấn vương thích lối vẽ tỉ mỉ, có thể phân biệt màu sắc rõ ràng, anh ta còn có thể phân biệt ba mươi màu đỏ khác nhau…"
Nhất định không thể có chuyện này! Con gái mắc bệnh mù màu, cha cũng phải có bệnh này! Bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể X, hơn nữa là tính di truyền lặn!
Trong gió, Trịnh Diễm cảm thấy rối mù, như thể đã phát hiện một chuyện gì đó rất khó ngờ.
Trì Tu Chi vẫn ở tại nhà cũ của mình như trước, Hoàng đế có ban nhà mới cho chàng, căn ấy khá lớn, chỉ là lúc đó chàng cảm thấy cô đơn bóng chiếc, dù có mang nô bộc vào ở thì cũng sợ trống trải, không bằng đợi kết hôn rồi hẵng dọn qua. Hơn nữa ở đây khá gần nhà bà ngoại, cũng tiện chăm sóc cho bà.
Đó là lý do chàng dùng để giải thích với Hoàng đế, thầy giáo, cha vợ tương lai, còn có ý niệm ‘Khá gần nhà riêng của sư muội, có thể tiện tú tí’ trong đầu hay không thì mỗi người tự hiểu. Chàng vẫn cứ ở đây, thật ra hẹn gặp vợ chưa cưới ở đây vẫn thoải mái hơn nhiều so với xông vào nhà cha vợ chứ.
Nhưng mà, cũng có một chỗ không được tiện: Nhà chàng không ngừng có người tới thăm viếng.
Trì Tu Chi là một tâm phúc trước mặt Hoàng đế, tuy rằng ‘việc xấu trong nhà’ của Hoàng đế không tiện cho chàng hay, nhưng chuyện triều đình, vẫn để chàng được ‘biết cơ mật’. Hơn nữa trước đây Trì Tu Chi có đồng nghiệp ở Đại Lý tự, cho dù đã thay đổi chức vị nhưng chàng vẫn thường duy trì liên lạc với bọn họ. Ngoài ra có người quen được trên đường làm Phủ úy sứ, trong Ngự Lâm quân quả cũng có vài người con nhà quan. Lại thêm Vu Trấn Hải ở kinh thành, còn có Hạ Thực nhớ chàng không nguôi cứ viết thơ gửi tới.
Trước tết, chàng bị ném tới Hồng Lư tự để hỗ trợ, thế là quen thêm một đám đồng nghiệp mới.
Là thiếu niên có lòng cầu tiến, có lý tưởng, chí hướng cao, đương nhiên Trì Tu Chi hi vọng có thể trổ tài, làm rạng rỡ Trì gia đã suy bại. Huống chi có một cha vợ nghịch thiên như vậy, không muốn bị xem là gã mặt trắng bám váy vợ, không muốn bị người khác khinh thường, chàng càng phải phấn đấu nhiều hơn. Lăn lộn trong quan trường, năng lực là một chuyện, nhưng giao thiệp cũng rất quan trọng.
Nếu chỉ biết dựa vào thầy giáo, dựa vào cha vợ thì không cần nói gì nữa, đúng là một gã mặt trắng vô dụng. Thầy giáo và cha vợ đều có một mạng lưới quan hệ riêng, có nghĩa bản thân chàng cũng phải có mạng lưới độc lập. Bây giờ, da chàng có màu rám nắng khỏe mạng lắm.
Thế nên, chỗ của Trì Tu Chi khá náo nhiệt. Trịnh Diễm ở xa xa vén mành lên, thấy cọc buộc ngựa trước cửa Trì trạch đã bị dùng hết, lập tức đổi lệnh: “Đừng dừng lại, cứ về thẳng nhà."
Tuy đã đính hôn, nhưng cũng phải để ý tới lời đồn một chút, hơn nữa Trì trạch không rộng lắm, nàng biết tránh đi đâu mới được? Nàng và Trì Tu Chi đều tự kiềm chế, phần lớn thì gặp nhau ở nhà Cố Ích Thuần, hoặc Trì Tu Chi chạy đến Trịnh phủ cầu kiến, những lần gặp riêng ở ‘bên ngoài’ thế này rất ít – ngoại trừ lần Trì Tu Chi đi xa, Trịnh Diễm đến giúp chàng chăm nom nhà cửa.
Ấy vậy, trong kinh vẫn có người thấy không vừa mắt. Thế gia ghét tình huống này nhất, trong mắt bọn họ, phẩm hạnh, quyền lợi to hay nhỏ tỉ lệ nghịch với địa vị cao thấp của người cầm quyền. Con gái Hoàng đế thông dâm bao trai, khuê nữ Tể tướng gặp gỡ tình lang giữa ban ngày ban mặt.
Dẫu tư tưởng của hai vị cầm quyền này vốn cường hãn thì cũng nên để ý tới tâm hồn yếu ớt của quần chúng nhân dân tí chút.
Dù đi qua Trì môn không vào, Trịnh Diễm vẫn cho người vào báo lại: “Chàng có khách nên không tiện, em không vào kẻo thêm phiền."
Trong đầu ngẫm nghĩ: Là ai nhỉ? Thân thích Trì gia đều đã qua đời, chẳng lẽ là đồng nghiệp?
Trì Tu Chi dần trưởng thành, Trịnh Diễm cũng mừng cho chàng, nhưng là con gái Trịnh Tĩnh Nghiệp, học trò của Cố Ích Thuần, hiện chưa thể chung hộ khẩu với Trì Tu Chi, Trịnh Diễm không khỏi thấy mất mát trong lòng. Ôi ôi, mong muốn tất cả mọi người xung quanh đều gần gũi thân thiết, thành một chỉnh thể, giống như bé con ngây thơ, hi vọng có lùm cỏ cạnh giường để tiện lăn qua lăn lại, trong tay có món đồ chơi dễ thương, mở mắt ra không phải là trần nhà mà là bầu trời sao huyền bí, nhưng không bị gió lùa bốn phương, dột mưa trên đầu.
Trịnh Diễm cũng biết mình không khỏi có phần ngây ngô, nhưng… cảm giác như vậy thật sự không ổn. Quan hệ giữa nhà chồng nhà mẹ, Trịnh Diễm tự có dự định để xử lý ổn thỏa, không ngờ chỉ nhìn cảnh này thôi mà lại khiến nàng cảm khái ngàn vạn. Đề nghị gì, muốn làm thế nào, sau này phải cân bằng ra sao, phải nghĩ sẵn trong đầu mới được.
Đang ở cạnh nói chuyện với Tiêu Thâm, Trì Tu Chi hắt hơi liền hai cái, Tiêu Thâm quan tâm hỏi thăm: “Đại lang cảm lạnh rồi à?"
Cậu và Trì Tu Chi là hai thanh niên thường xuyên xuất hiện trước mặt Hoàng đế, có khoảng cách về xuất thân, mục tiêu phấn đấu không giống nhau, ít xung đột lợi ích, thành ra lại có chút giao tình. Tiêu Thâm ngồi ngốc trong phủ Vệ vương đến phát chán, nghĩ trong nhà đã có đại ca, nay muốn tranh thủ hiện tại để xây dựng mạng lưới giao tiếp riêng, tự chuẩn bị vốn liếng cho tương lai. Không thể nghi ngờ gì hơn, Trì Tu Chi là một người đáng để kết giao, Tiêu Thâm cũng chẳng dựa vào thân phận hoàng thất làm chi, Hoàng đế rất nhiều cháu!
Trì Tu Chi lấy khăn tay ra lau: “Chê cười rồi." Sau đó tiếp tục nói chuyện về Bát Bộ Địch với Tiêu Thâm.
Tiêu Thâm khá để ý đến chuyện Bát Bộ Địch, cậu thì văn võ đều ổn, cũng thông minh nhạy bén, nhận ra Bát Bộ Địch có loạn, ra ngoài biên quan sẽ có cơ hội tạo dựng sự nghiệp, tìm Trì Tu Chi, cũng là để chuẩn bị trước, tìm hiểu thị trường. Đến lúc cần ra trận thật, cậu có thể nhờ vào quân công để kiếm tước vị – Giận Ngụy Tĩnh Uyên ghê luôn, cơ hội không làm mà hưởng cho con vợ kế như các cậu bị giảm đi rất nhiều. Nếu không cần ra trận nhưng lúc nói đến đề tài này có vẻ có tri thức uyên thâm, thì cũng có thể tự kiếm điểm cho mình.
Trì Tu Chi nghe cậu hỏi tỉ mỉ như thế, cũng hiểu ý, thầm nghĩ, bây giờ có nói thì có ích gì? “Thế cục thay đổi trong nháy mắt, hiện tại là thế, không biết sau này có biến cố gì không, Thập Nhất lang có hứng thú với Địch nhân như vậy, ta ở Hồng Lự tự mà lại không biết tường tận kĩ càng gì cả."
Tiêu Thâm cười nói cởi mở: “Chẳng qua ta nảy lòng tham, chứ ai lại muốn chăm chăm chơi cùng đám Địch nhân ấy đâu? Nói thật, bây giờ ai mà chả đang để mắt tới Đông cung! Mỗi ngày bị bọn họ hỏi ‘Thánh nhân có ý chọn ai’ tám trăm lần đã phiền chết được rồi, huynh nói xem, Thánh nhân nói gì với chúng ta chứ?"
Trì Tu Chi cũng cười: “Thánh nhân muốn gì cũng đều nói ra thì không phải Thánh nhân rồi."
“Đúng thế!"
***
Trịnh Diễm về nhà, hôm nay Đỗ thị không càm ràm chuyện nàng ra ngoài, ngược lại quan tâm hỏi han: “A Thang đâu? Không về cùng con à?"
Trịnh Diễm kiềm chế tâm trạng, cười thưa: “Là em ruột của chị ta thật, đặc điểm gì cũng đúng cả."
Đỗ thị chắp tay lại với nhau: “Cảm tạ trời đất, con cũng đã làm được việc tốt, chuyện tích đức như vậy, chớ ngại phiền toái, nhấc tay làm giúp một tí, để cả nhà được đoàn tụ."
Trịnh Diễm ngoan ngoãn gật đầu: “Con cũng nghĩ thế." Hơn nữa, nàng còn phát hiện chuyện này cũng chẳng tốn sức mấy, nếu rảnh rỗi thì hoàn toàn có thể tìm được tất cả những người thân của các nô tì đã bị mua bán trong kinh. Đừng xem nhẹ việc này, cơ cấu nô tì trong thế gia tương đối ổn định, nhưng cũng chỉ tương đối mà thôi. Tặng nô tì, nhất là mỹ thiếu niên mỹ thiếu nữ, hoặc những nô tì giỏi đặc biệt một cái gì đó cho nhau là một tục lệ thông thường. Chẳng qua căn cơ Trịnh thị nông mà thôi.
Trịnh Diễm bị vô số tiểu thuyết cung đấu, trạch đấu, quan trường đầu độc, nhanh chóng nhận ra lợi ích của chuyện này, nếu nói theo ý tốt, có thể nắm chắc tình hình của nô tì nhà mình, tránh có phản bội, đề phòng xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Còn theo ý xấu, xem thử có kẻ thù nào không vừa mắt, có thể bắt đầu từ nô tì nhà hắn.
Trịnh Diễm thề với trời rằng, nàng vốn là một bé ngoan chân thành, chẳng qua bị tẩy não thôi.
Chúng ta phải tin rằng, Trịnh Diễm bây giờ vẫn là một bé ngoan ngũ giảng tứ mỹ tam nhiệt ái (*), lời ban nãy chẳng qua do bị đầu độc quá kinh. Có một thời gian, trong đầu toàn ‘Hoàng cung, hậu trạch lúc nào cũng có dược liệu bán ngoài chợ, thuốc triệt sản, thuốc nạo thai, xuân dược, độc dược (tác dụng lập tức/ mãn tính)…,’ ‘Nhìn người trước xét xuất thân để biết mà lợi dụng’, ‘Hoàng đế chỉ biết tính toán để khiến phi tần, Hoàng hậu có chửa hoặc không’, ‘Trong nhà có các cụ là thể nào cũng quăng thiếp thất vào con cháu vì lo hậu viện nhà nó yên ắng quá’ vân vân. Đến nỗi mọi người đều có lý do để tin rằng, dù xuyên không, rớt vào ổ sói cũng có thể lăn ra ngoài – Các bạn trẻ bị đầu độc nên mắc chứng ảo tưởng. Nay không ngờ nàng rớt vào nhà gian thần, trước mặt mẹ ruột lại khờ mặt đến đần cả người.
(*) Ngũ giảng, tứ mĩ, tam nhiệt ái – Một văn hóa tuyên truyền như ‘Năm điều Bác Hồ dạy của Việt Nam’. Ngũ giảng: ăn nói văn minh, lễ phép, lịch sự, nói theo trật tự, có đạo đức. Tứ mỹ: tâm hồn đẹp, lời nói đẹp, việc làm đẹp, môi trường đẹp. Tam nhiệt ái: yêu Đảng cộng sản, yêu tổ quốc, yêu xã hội chủ nghĩa.
Đỗ thị thấy con gái đang xuất hồn đẩu đâu, không khỏi thở dài, cái bộ dạng ngây ngốc thế này, phải làm sao cho phải đây?
-- Nếu bà biết Trịnh Diễm đang nghĩ gì, không biết sẽ có cảm tưởng thế nào.
Quên đi quên đi, lười so đo với con gái, dù sao vẫn còn một năm nữa, Đỗ thị dịu dàng vỗ nhẹ lên mặt Trịnh Diễm. Trịnh Diễm sợ đến đổ mô hôi lạnh: “Mẹ à, sao mẹ dọa con, hù chết người."
Tay đổi động tác, biến thành ngắt véo, Đỗ thị cả giận nói: “Mẹ của con xấu đến mức dọa con hả? Con không chê mẹ xấu, chó không ngại chủ nghèo, có biết không?"
Trịnh Diễm 囧, rõ ràng là bị hành động của mẹ dọa mà? “Oan quá, ai cũng nói con lớn lên giống mẹ, mà con có xấu đâu."
Đỗ thị cay cú véo hai cái mới thả ra: “Muốn nói mà suýt nữa quên mất, Nương tử nhà Triệu lang quân cho người đưa thiệp tới. Ngoài ra, Ngụy vương phi cũng mời chúng ta tới chơi, ngày mai con có chuyện gì thì cũng hoãn lại cả đi." Đỗ thị cố ý để con gái tiếp xúc với các thiếu phụ hơn là đám sắp gả. Làm mẹ, không chỉ chuẩn bị của hồi môn, mà còn muốn trải sẵn đường sau khi cưới cho con gái. Nghĩ hai vợ chồng cộng lại đã hơn trăm tuổi, không biết khi nào sẽ qua đời, đây là đứa con gái nhỏ nhất, lòng Đỗ thị mềm nhũn.
Thấy Trịnh Diễm vỗ nhẹ lên hai gò má, nhịn không được kéo nàng vào lòng, xoa mặt cho: “Có đau không?"
Trịnh Diễm làm ra vẻ oan ức: “Oa oa~" Đỗ thị bị chọc cười, ôm con vào lòng xoa xoa. Nếu Trịnh Diễm là mèo, nhất định lông mao trên người đều bị rụng hết, sau đó mới thả nàng về phòng thu dọn.
Trên tú lâu, A Thôi đang canh giữ, nghe tiếng bước chân liền chạy vội ra đón: “Sử nương tử gửi thiệp, cảm ơn người có lòng nhớ tới."
Sử thị là vợ của cháu họ Vệ vương, lúc ở cữ sau sinh, Trịnh Diễm khá tò mò với sinh vật nhà các chị, nên để ý tặng một phần quà. Sử thị và Thường thị nói với nhau: “Thảo nào Trịnh tướng công có thể từ một thường dân áo vải mà trở thành Tể tướng, không nói đâu xa, nhìn cách Trịnh Thất nương đối đãi với người khác thì có thể thấy, nhà bọn họ hưng thịnh thế cũng là lẽ đương nhiên." Cùng Thường thị chọn quà đáp lễ, lấy danh nghĩa Sử thị viết thiếp.
Đến tết, có tính là thân thiết hay không thì coi như cũng là người quen, Trịnh Diễm tiện tay tặng quà cho hai chị. Ấy vậy lại có đáp lễ. Trịnh Diễm mở ra, với con mắt của người thầy có trình độ thư pháp đứng đầu cả nước để nhìn của nàng, chữ viết chỉ có thể được xem là nắn nót, nhưng cách dùng từ rất thẳng thắn. “Người đưa thiếp đâu?"
A Thôi nói: “Đã về rồi, phu nhân thưởng cho bọn họ chút tiền, nô tì cũng lấy từ chỗ chúng ta để cho thêm, mừng rỡ ghê lắm," tiến tới giúp Trịnh Diễm cởi áo, “Em trai của A Thang, tìm được chưa ạ?"
Trịnh Diễm cười nói: “Được rồi, em trai chị ta cũng đã trưởng thành. Đúng rồi, chị ta mà không nhắc thì ta cũng chả biết mà hỏi, còn các chị có muốn tìm người không?"
A Thôi khẽ khựng lại nhưng rồi động tác nhanh nhẹn hơn: “Thất nương có lòng, nhưng cũng chẳng dễ tìm đâu, nô tì cũng không còn nhớ rõ những chuyện ngày bé nữa, vật kỉ niệm gì đó cũng mất, chẳng qua chỉ còn một cái họ thôi. Bao người có thể tìm được người thân thật chứ?"
Những lời chị nói cũng có lý, không thể nói hệ thống quản lý nhân khẩu hiện tại không toàn diện, nhưng công tác lập hồ sơ các nô tì thì lại không chu đáo cẩn thận, nếu không thì đã sớm tìm được mẹ ruột của Cố Ích Thuần rồi.
Trịnh Diễm nói: “Vậy thì để ý một chút, muốn gì cứ nói với ta." A Tiếu cười khổ, chị là con nhà quan phạm tội nên vào làm nô tì trong cung, Ngụy Tĩnh Uyên làm một trận, những cung tì xuất thân như vậy đều bị đuổi khỏi cung, ầm ĩ rối loạn, tìm ở đâu đây?
Chớp mắt bầu không khí trở nên nặng trĩu, Trịnh Diễm đành nói: “Lên tinh thần xem nào, có duyên phận thì cuối cùng cũng sẽ gặp mặt được thôi, chẳng lẽ ban đầu A Thang đoán chắc nhất định sẽ tìm được em trai mình chắc?"
Không cần nàng nhắc, đám nô tì đều đổi sắc mặt. Chủ nhân ôn hòa là phúc phận của nô tì, phải tỉnh táo, chớ dùng sạch tính nhẫn nại của người ta mới là đúng đắn.
A Tiếu mở tủ quần áo: “Thất nương nhìn thử xem, mai đi dự tiệc, mặc bộ nào đây?"
Trịnh Diễm thuận tay chỉ vào một bộ: “Bộ này đi." Quần áo của nàng, không có bộ nào là không ổn, không bị xem là bất kính với Ngụy vương phi.
***
Ngụy vương đã cưới một người vợ giỏi!
Đấy là lời Trịnh Tĩnh Nghiệp từng khen tặng (chương 27), bây giờ Trịnh Diễm cũng thầm tán thành. Ngụy vương phi Nghiệp thị, chủ bữa tiệc, bạn hoàn toàn không biết được ra chồng cô ta vì muốn vị trí Thái tử mà mong ngóng các anh em té ngựa, mặt mày thảm thê để cuối cùng anh ta được thượng vị.
Yến hội của Nghiệp thị đúng là vàng thau lẫn lộn, xuất thân thế gia có, xuất thân huân quý có, xuất thân dế nhũi cũng có mặt, vậy mà cô ta có thể sắp xếp rất thỏa đáng. Trưởng công chúa Khánh Lâm không hòa thuận với thế gia rõ ràng như vậy thì ở chung với huân quý, dế nhũi; Quan hệ của công chúa Vinh An và thế gia không tệ, cũng có qua lại với huân quý, coi như thành trung gian cho hai bên; Thuần dế nhũi như Đỗ thị, nhưng có sui gia thì ngồi chung với Ninh Viễn hầu phu nhân (mẹ Quan thị).
Trịnh Diễm gặp chị mình, Trịnh Du, ở đây. Trịnh Du vui vẻ kéo tay em gái: “Đi theo tỷ, tới đây." Mang nàng tới ngồi chung với các thiếu nữ, thiếu phụ. Trịnh Diễm cũng đã khá quen thuộc với bọn họ, không ít lần gặp ở yến hội chỗ Trưởng công chúa Khánh Lâm, nhìn xung quanh, Từ Oánh không tới, không khỏi thất vọng.
Con gái của Hàm An hầu Ngưu Thành Viễn, Ngưu Linh thấy Trịnh Diễm liền nở nụ cười: “Thất nương tới rồi! Mau đến đây, đừng nhìn nữa, Từ Cửu nhi không tới, hôm nay cô không kiếm được tiền đâu!"
Trịnh Diễm nói: “Cô lại chọc ta, nếu cô dám đánh thì ta cũng phát tài đó."
Ngưu Linh không đồng ý, xăn tay áo ra trận: “Chỉ cần cô có mang tiền thì đến lượt ta phát tài." Làm bộ muốn cướp, mọi người giả vờ khuyên bảo, cười vang một góc.
Các phu nhân lón tuổi bị âm thanh này thu hút, đưa mắt nhìn qua, Đỗ thị oán hận: “Có nó là không yên được."
Nghiệp thị nói: “Các tiểu nương tử phải hoạt bát thế mới tốt, cứ ủ dột u sầu thì không hợp với tuổi đâu, đến tuổi như ta thì dẫu muốn sinh động hồn nhiên thế cũng không được."
Lời chưa hết, bị Trưởng công chúa Khánh Lâm bẹo má: “Cháu thì bao nhiêu tuổi? Ở đây có ai nhỏ hơn cháu không?" Quả thật xung quanh đều là trưởng bối cả. Nghiệp thị nói: “Cô ơi, là cháu sai, chịu phạt, hôm nay sẽ có một màn tạp kĩ rất hay."
“Không chấp nhận, cháu vốn mời chúng ta đến xem tạp kỹ mà." Nhất định phải kiếm lời.
Hạ thị, Vương phi của em ruột Ngụy vương, Tấn vương Tiêu Lệnh Văn đến giải vây: “Hoa mai trong nhà Ngũ nương chưa tàn (chồng của Nghiệp thị, Ngụy vương đứng hàng thứ năm), vẫn còn thơm quá."
Đang nói chuyện, nhũ mẫu của Tấn vương phủ chạy lên thưa: “Lục nương dậy rồi."
Hạ thị liền đứng dậy đi xem, công chúa Vinh An chọt chọt Nghiệp thị: “Chị ta mang Lục nương theo à? Đức hạnh quá nhỉ."
Lục nương là con gái của Tấn vương, thứ xuất nhưng lại được Vương phi mang theo bên người. Nghiệp thị cười không nói.
Mẹ của Lục nương xuất thân thấp hèn, là con gái nhà thêu, căn bản không có cơ hội gặp Tấn vương, chẳng qua ngày đó Hạ thị thấy bộ quần áo thêu rất đẹp, gọi tới để xem mặt. Kết quả lại được gặp Tấn vương, đúng là Hạ thị tự đào hố chôn mình. Tấn vương lưu luyến cô hàng thêu này, để làm thiếp. Anh ta cũng đã thông suốt, trên có anh trai, ngôi vị Hoàng đế gì đó, vẫn là Ngụy vương có khả năng cạnh tranh hơn, anh ta có lòng đứng đường theo sau là được, cũng không mong được xem trọng – Lão Tiêu nhà bọn họ chẳng xem trọng loại này.
Từ khi cô hàng thêu Dư thị sinh con xong thì sức khỏe không tốt, Tấn vương quăng thứ nữ cho vợ chăm, bản thân quay sang săn sóc Dư thị. Hạ thị không muốn cũng phải nhận, lại còn phải chăm cho thật tốt. Cô xuất thân danh môn, đành phải nén giận, không thể nướng mặt người ta thành quân mạt chược chín nút như Thế tử phi Vệ vương được (chương 47).
Công chúa Vinh An cũng không thích sống yên ổn: “Chúng ta đi xem thử đi."
Cô ta quyết tâm đi xem, Nghiệp thị cũng không ngăn được, cuối cùng thành ra mọi người kéo nhau đi xem Tiểu Lục nương.
Trịnh Diễm tò mò đi theo. Tiểu Lục nương được sắp xếp ở trong phòng nhỏ, được sưởi ấm. Bé con khoảng chừng hai, ba tuổi, trắng trẻo đáng yêu, trên người mặc một bộ gấm đỏ, cổ đeo vòng vàng, khảm trân châu, chính giữa là một viên hồng ngọc thật to. Bé con múp míp có mang vòng vàng trên tay, gắn chuông nhỏ, khẽ rung tay là vang một hồi. Thật đáng yêu.
Trịnh Diễm nhìn đến chảy nước miếng.
Hạ thị thấy mọi người tới, dịu dàng hỏi: “Sao lại tới cả thế này?" Để con gái chào hỏi các trưởng bối.
Công chúa Vinh An nói: “Ta nhớ Lục nương nên tới không được sao? Đến đến đây nào~" Lấy một cái khăn ra dụ dỗ cháu gái.
Tiểu Lục nương chẳng có chút phản ứng nào với cái khăn trong tay cô, thấy có vẻ tẻ ngắt, Nghiệp thị nói: “Muội lấy màu gì rực rỡ thì mới dụ con bé được chứ." Khăn tay màu trắng, không hấp dẫn.
Hạ thị không nhanh không chậm nói: “Lục nương nhà ta không để ý tới màu sắc đâu, nhưng lại thích nghe tiếng vang. Muội vẫy khăn đỏ trước mặt thì nó cũng không quan tâm, nhưng rung chuông một cái liền chạy đi xem chỗ nào phát ra." Công chúa Vinh An thầm mắng, đây mà là nuôi trẻ sao? Nghe vang mới động, rõ là nuôi chó?
Trịnh Diễm thấy kì lạ, con nít phải thích màu sắc sặc sỡ mới đúng chứ, Nghiệp thị nói đâu có sai. Nhìn xung quanh, Nghiệp thị quả là người cẩn thận, chỗ con nít nên để mấy món đồ choi, trong đó có hai quả tú cầu, một xanh một đỏ, với tay cầm quả tú cầu đỏ lên, trên đó có gắn chuông. Trưởng công chúa Khánh Lâm thấy, cầm lấy trêu. Quả nhiên Tiểu Lục nương chỉ thích chuông thôi, đưa tay ra vòi, lại còn không sợ người lạ mà kêu: “Cho con chơi đi."
Công chúa Trường Tín cũng cầm một cái khác lên ghẹo. Bé con nhìn bên này lại ngó sang bên kia, hai người đều chọc bé, để vậy chứ không cho. Cuối cùng òa khóc, rốt cuộc hai vị đại nhân đành bỏ tú cầu xuống trước mặt, để bé con tự chọn. Bé con do dự, Hạ thị thấp giọng nói: “Thích đỏ lấy đỏ, thích xanh lấy xanh." Con gái bị chọc ghẹo như vậy, Hạ thị không vui.
Lục nương hơi hoảng, hỏi lại: “Không phải đều giống nhau sao?"
Công chúa Vinh An nói: “Đỏ và xanh sao lại giống nhau được? Nếu không thì cầm cả đi, Ngũ nương chuẩn bị là để cho con đấy."
Lục nương nhìn mẹ, lại nhìn mọi người, khuôn mặt nhỏ nhắn còn vệt nước mắt, thấp thoáng vẻ kiên định của con gái Tiêu gia: “Rõ ràng là giống nhau! Đều là màu xám cơ mà."
Mọi người chỉ nghĩ vì còn nhỏ nên không biết, nhưng Trịnh Diễm nghe thì hiểu, cô bé con này mắc bệnh mù màu! Bệnh mù màu xanh đỏ điển hình. Thang tiểu đệ có sáu ngón nên hai ngày nay nàng cố nhớ lại những kiến thức về di truyền học, dễ nhớ nhất là bài đậu Hà Lan và bệnh mù màu.
Đáng thương thật… À? Nếu bé con mắc bệnh mù màu, thì cha nó chắc chắn cũng bị! Hoàng thất bổn triều thì sao?
Trịnh Diễm nổi cơn tò mò.
***
Tò mò thiệt thân, Trịnh Diễm về nhà túm lấy trùm nhiều chuyện Trịnh Đức Khiêm, thần thần bí bí hỏi: “Tấn vương có từng gây ra chuyện cười gì không?"
Trịnh Đức Khiêm ngạc nhiên: “Sao thế được? Tấn vương là một người rất đứng đắn."
Trịnh Diễm không thể không đưa thêm ví dụ gợi ý: “Chẳng hạn như nhầm màu sắc tạo trò cười ấy."
“Sao thế được? Cô cô nghe ở đâu thế?" Radar của Trịnh Đức Khiêm khởi động, thu góp tin tức.
Trịnh Diễm cũng thấy kì lạ, bệnh mù màu sao lại không gây hiểu lầm lớn được! Hơn nữa ở thời đại này, dựa theo quy định, người nào mặc quần áo màu gì, nhất là triều phục, tỉ suất Tấn vương bị chê cười không chỉ lớn bình thường thôi đâu.
Trịnh Đức Khiêm lắc đầu: “Không thể nào, Tấn vương thích lối vẽ tỉ mỉ, có thể phân biệt màu sắc rõ ràng, anh ta còn có thể phân biệt ba mươi màu đỏ khác nhau…"
Nhất định không thể có chuyện này! Con gái mắc bệnh mù màu, cha cũng phải có bệnh này! Bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể X, hơn nữa là tính di truyền lặn!
Trong gió, Trịnh Diễm cảm thấy rối mù, như thể đã phát hiện một chuyện gì đó rất khó ngờ.
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục