Con Gái Gian Thần
Chương 11: Đánh giá của thầy giáo
“Đệ vẫn là tể tướng đấy à? Sao không thấy bận rộn quốc sự, mà ngày nào cũng tới chỗ huynh tốn hơi thừa lời thế!" Cố Ích Thuần hừ lạnh một tiếng, ông vì sự nghiệp giáo dục con cái của Trịnh Tĩnh Nghiệp mà bận đến tối tăm mặt mũi, còn Trịnh Tĩnh Nghiệp lại nhàn nhã đến vậy.
Trước khi vào kinh thì có nghe đồn, trước cửa nhà Trịnh tướng tập trung biết bao xe ngựa, giờ làm việc thì các ngài ấy vào cung, đục nước béo cò ở nha môn, sau khi tan triều thì chạy đến Trịnh phủ chăm chỉ tăng ca. Vào kinh rồi mới phát hiện ra chuyện không phải như thế.
Trịnh Tĩnh Nghiệp rất nhàn, một loại nhàn đến hốt hoảng, không việc thì chạy đến tìm sư huynh để liên lạc tình cảm, còn bày ra bộ mặt của ông mai, quấn qua quấn quýt, chỉ hi vọng vị sư huynh này của mình chưa đến cái tuổi ‘hữu tâm vô lực’, mau cưới một bà vợ, hoặc nạp thiếp, thu tì, tránh sau này tuyệt hậu.
“Quốc sự đã có nhóm Quý tiên sinh lo rồi, đệ vất vả bao nhiêu năm, sao lại không nhàn nhã một hai ngày?" Trịnh Tĩnh Nghiệp quẳng đề tai này qua, tiếp tục xúi giục Cố Ích Thuần.
Cố Ích Thuần không có động tĩnh: “Không phải đệ đã tìm được người để huynh sai phái rồi sao? Lang quân nương tử của quý phủ đã làm cái thân già xương cốt rã rời rồi."
Trịnh Tĩnh Nghiệp không tiếp, buông chén trà trong tay, lạnh lùng nói: “Băn khoăn của huynh, đệ biết, những năm trước nếu nói ra thì đệ không tự lượng sức mình, nhưng bây giờ thì có thể," ngừng lại một chút, “thừa dịp đệ có thể sống hơn mười, hai mươi năm, huynh mau mau cưới vợ sinh con, để đệ có thể chiếu cố nó, trưởng thành mà không chịu sự khống chế của gia tộc huynh."
Đột nhiên Cố Ích Thuần nói: “Còn chuyện của tiên sinh, đệ làm thế nào?"
Trịnh Tĩnh Nghiệp đáp rất trôi chảy: “Tiên sinh muốn thế nào thì được thế đó, đệ đứng qua một bên là xong. Gần đây tiên sinh và Tương Nghiêm Châu quan hệ mật thiết với nhau, có Tương Nghiêm Châu giúp đỡ, trên triều cũng không phạm kiêng kị gì. Huynh hỏi đệ đã trả lời, lời đệ hỏi huynh vẫn còn chưa đáp."
Cố Ích Thuần lắc đầu: “Đã không còn sớm nữa, đường đường là Tể tướng mà phạm dạ cấm (cấm đi lại ban đêm) thì không tốt đâu."
Lệnh cấm đi lại ban đêm đó thì sao mà làm gì được Tể tướng? Ông là người có quyền chứng nhận cơ mà, Trịnh Tĩnh Nghiệp biết ý không nói thêm, nhắc đến đời sau, liền thuận miệng hỏi đến chuyện học hành của con cái mình.
Cố Ích Thuần ngẫm nghĩ một chút, đáp: “A Diễm rất giống đệ."
Trịnh Tĩnh Nghiệp cười bảo: “Con gái đệ, đương nhiên phải giống!"
Cố Ích Thuần lắc đầu: “Không phải về tướng mạo, mà là tính cách. Huynh chưa gặp Tứ nương, chỉ xem trong đám con cháu này, chỉ có nó là giống đệ nhất! Nếu nó là con trai, đưa đến Sơn Dương bốn mươi năm trước, thì sẽ thêm một Trịnh Tĩnh Nghiệp."
Gương mặt Trịnh Tĩnh Nghiệp nghiêm túc hẳn lên, nếu danh sĩ bấy giờ có tác phong tiêu sái, có chút học vấn thì cũng chỉ loại thường thôi, cái nghiệp vụ thử thách trình độ danh sĩ nhất chính là đánh giá con người. Vì đây là thời đại có chức vị nhờ đề cử, nhờ quan hệ, ngờ được tuyển mộ, nhờ vào tự tiến cử.
Tiếng tăm của Cố Ích Thuần vang dội, chưa qua được thầy nhưng cũng đủ làm người khác thèm nhỏ dãi, đôi mắt biết nhìn người như thế thì không thể nào bằng. Từ khi Trịnh Tĩnh Nghiệp chưa làm nên thì đôi tuệ nhãn kia đã nhận ra anh tài, quả nhiên sau này Trịnh Tĩnh Nghiệp đã đến địa vị tối cao. Ông bình Ngụy Tĩnh Uyên dục tốc bất đạt (gấp thì không thành), Ngụy Tĩnh Uyên mất mạng tan cửa nát nhà. Ông bảo Tưởng Tiến Hiền (Tưởng tướng, thế gia, quê quán Nghiêm Châu), có phúc làm tướng, Tưởng Tiến Hiền bây giờ là một trong các vị Tể tướng. Ở điểm này, đã vượt xa thầy mình.
Trịnh Tĩnh Nghiệp rất quan tâm đến con mình, với con gái út thì càng yêu thương, chẳng qua bình thường con bé có vẻ sớm hiểu chuyện mà thôi. Cho dù không muốn thừa nhận, nhưng trong lòng Trịnh Tĩnh Nghiệp vẫn hiểu được, cuộc sống trong nhà ngày càng tốt, thì tinh thần chịu khổ nhọc của các con lại giảm dần theo đúng thứ tự. Ngày bé ông đã chịu bao nhiêu đắng cay? Trịnh Tú đó là đã trải qua một ít, mà đã ‘dịu dàng như quân tử’ như thế, huống chi là đứa con út này?
Cả đời Trịnh Tĩnh Nghiệp chỉ có một chuyện đáng tiếc, chính là cảm thấy con cả mình không đủ can đảm. Ông nghĩ thứ đưa ta đi xa nhất, chính là sự kiên định dứt khoát của bản thân.
Cố Ích Thuần còn sợ thiên hạ chưa loạn, nói thêm: “Nó biết mình đang làm gì."
Nói thừa, kẻ có đầu óc ai chả biết mình đang làm gì, nhưng những lời của Cố Ích Thuần dường như là có thâm ý.
“Vậy là tốt nhất." Trở về quan sát thử xem sao
***
Trịnh Diễm không biết mình đã bị thầy và cha mang ra thảo luận một hồi, nàng đang cùng Đỗ thị xem danh sách quà tặng.
Đi học được gần một tháng, Trịnh Diễm và các anh trai, cháu trai của mình mới được hai ngày nghỉ, vì mai là sinh nhật bảy tuổi của nàng.
Cố Ích Thuần rất coi trọng căn bản, còn yêu cầu phải đặt nền móng vững chắc. Tiếp xúc cùng ông lâu, bạn sẽ phát hiện ra, thoạt nhìn Cố Ích Thuần trông giống lưu manh, phương thức làm việc có hơi vô lại, nhưng trong tận xương cốt vẫn mang theo một cỗ khí tức của chính tông.
Năm đó, ông xây dựng căn bản cho Trịnh Tĩnh Nghiệp chính là bắt chép sách, chép sách rồi lại chép sách, với tụi học trò, khỏi cần vòng vo, cứ tiếp tục chép đi. Tập bắn cũng yêu cầu luyện mỗi ngày, hai cánh tay tập luyện đến nổi không nâng nổi bát cơm, ông vẫn không chịu thả lỏng yêu cầu.
Đặt nền móng, làm đầm.
Vô dụng ấy hả, cái gì? Trò nói trò thông mình? Chỉ cần nhìn qua là không quên sao? Không cần à? Ai nói?!
Căn bản là, cứ luyện tập lặp đi lặp lại như một cái máy.
Trước đây khi Trịnh Tĩnh Nghiệp tìm thầy, học thức cao hơn Cố Ích Thuần, mà phong cách bất khuất khi gặp gỡ nhà Tể tướng lại hoàn toàn không như nhà bình dân. Xem ra Trịnh Tĩnh Nghiệp đã rất công chính nghiêm minh với người thầy mời về nhà, còn trong mắt Cố Ích Thuần thì chẳng qua là khuấy nước tìm cá trong vô vọng mà thôi.*
*Thật ra đoạn này mình không rõ lắm, vốn ‘hỗn thủy mạc ngư’ là ‘khuấy nước tìm cá’, tương đương với câu ‘đục nước béo cò’; nhưng tác giả là dùng ‘hỗn thủy mạc thủy’, thì thành ‘khuấy nước tìm nước’? Có thể do đánh máy sai, nhưng giữa hai chữ ngư và thủy cách nhau một trời một vực, khó mà không cho rằng đây là dụng ý của tác giả, mỗi điều mình chưa hiểu lắm. Đành chỉnh như trên, có thể không chính xác, mong được thông cảm. Theo ý mình, dù có gia sư nào học thức cao hơn Cố Ích Thuần thì cũng không thể đối đãi dạy dỗ con nhà Tể tướng như nhà bình thường được.
Trịnh Uyển từng phản kháng, kết quả bị Cố Ích Thuần đích thân xăn tay áo dạy dỗ đến phải kêu cha gọi mẹ. Cố Ích Thuần là con cháu thế gia, người đời tôn sùng thế gia, lại có năng lực, Trịnh Uyển được dạy dỗ xong, trở nên rất ngoan ngoãn. Trịnh Diễm cực kì biết điều, không kháng nghị như ông anh ngốc của mình, học hành đàng hoàng, tuân theo lịch trình học tập của bản thân, được khen rất nhiều.
Chịu khổ nhiều ngày, cuối cùng cũng được nghỉ – ngày sinh nhật lần thứ bảy của Trịnh Diễm đã đến, mọi người cũng được giải thoát. Bấy giờ nàng mới nhớ đến, không phải cha từng nói quay sinh nhật bảy tuổi mới sửa lại chương trình học sao? Tại sao Cố tiên sinh vừa đến, ông lại coi như chưa từng nói gì, đúng là khóc không ra nước mắt.
Theo lời các chị dâu, con gái luôn phải học quản gia, tuổi nhỏ làm những việc nhỏ quanh mình. Thế nên, nàng bị kéo đến xem mình đã nhận được bao nhiêu quà, Đỗ thị để những món này cho nàng làm của riêng. Dù sao… cũng chẳng cần đáp lễ gì nhiều, quà càng quý thì càng không cần đáp, bởi vì cũng toàn là lấy lòng Trịnh tướng mà thôi.
Cũng không cần quá quan trọng việc hồi lễ, nhiều món không cần hồi, ít nhất thì không cần nàng hồi. Bởi người tặng quà đều là cùng cấp bậc với cha nàng, để bày tỏ tấm lòng, đương nhiên sẽ không tặng đứa bé bảy tuổi một món quá quý báu mà làm mất thân phận của mình. Một số món ‘ban thưởng’; là từ trong cung đi ra, hoặc được một số tôn thất quý nhân tặng cho. Tất cả đều có chừng mực.
Đa phần là những món trang sức một bé gái hay dùng như vòng mã não, xuyến tử (vòng được xâu bằng các viên ngọc, đá tự nhiên đã qua mài dũa), trâm, bông tai, dây chuyền, vòng cổ các loại, được trang trí tinh xảo, tinh tế đến từng phần vạn phân, một vài thứ nho nhỏ, trong đó Trịnh Diễm phát hiện có một quả cầu huân hương(1) quen thuộc, để qua một bên, định làm kỉ niệm.
Triệu thị bắt đầu hơi lộ bụng, nhưng người không lộ vẻ phù thũng, bước ra chỉ dẫn: “Đồ của mình thì muội phải liệt kê ra, làm thành một quyển sổ, khi nào dùng cũng tiện. Những món trong nhà thì đừng để lung tung, quy về một chỗ."
Phương thị cũng nói: “Nhưng thứ giống nhau này thì để chung, giao cho một người bảo quản, để mỗi người có nhiệm vụ riêng."
Những nguyên tắc này Trịnh Diễm đều biết cả, khụ khụ, chân thành cảm ơn chương trình phổ cập giáo dục. Thật ra nàng chẳng cảm thấy hứng thú gì với những thứ này, cái gì cũng vậy, có nhiều rồi, khắc sẽ không còn quý nữa. Nhìn danh mục quà tặng và danh sách tên người tặng, bản thân mình còn chưa nhớ rõ phả hệ, Trịnh Diễm đột nhiên hiểu rõ: Tiền với chả bạc gì chứ, nếu cha nàng không phải Trịnh Tĩnh Nghiệp, mấy thứ này chắc chắn không phải của mình! Muốn giữ được chút gia sản, phải bảo đảm có đủ thế lực, để túi tiền của mình không bị kẻ khác ngấp nghé.
Đây cũng là lời giải cuối cùng về cuộc sống.
Dù đang có học bao nhiêu thứ, thì mục đích chính là thế! Nếu không như vậy, nàng sẽ không sống tốt, không làm tốt thì sẽ bị xử lí.
Rất nhanh sau đó, kết luận này của nàng đã tìm được bằng chứng, ngay tại sinh nhật của mình.
***
Nếu nói về sinh nhật bảy tuổi của một bé gái thì sinh nhật của Trịnh Diễm quả thật rất xa hoa. Tuy chỉ có bạn bè thân thích tụ họp, số người không nhiều, nhưng nên có vẫn có. Tướng phủ giăng đèn kết hoa, tạp kĩ cũng mời đến ba gánh hát. Tứ nương Trịnh Du đã xuất giá cũng về nhà mẹ dự sinh nhật của em gái.
Năm nay Trịnh Du hai mươi tuổi, kết hôn một năm, trang điểm kiểu thiếu phụ, khuôn mặt có năm phần giống Đỗ thị, có điều không có vẻ tang thương như mẹ mình, tiếng cười trong trẻo, nói năng thẳng thắn, ở cạnh Nhị nương Quan thị càng tôn vẻ rực rỡ của nhau: “Chuyện mừng của Tam nương, con ở bên kia, tiếc là không thể trở về lập tức."
Phía nhà Trịnh Du được gả cũng chẳng kém, khi trước Trịnh Tĩnh Nghiệp vì chọn con rể mà hao tổn tâm tư. Cưới con dâu là người khác vào nhà mình, địa bàn mình thì mình làm chủ. Còn gả con gái chính là để con mình đến địa bàn người ta, hành động phải chịu sự kiềm chế.
Trịnh Tĩnh Nghiệp loại khỏi danh sách đầu tiên chính là thế gia, những gia tộc đấy lắm quy củ thối, làm sao con gái ông có thể chịu được.
Đàn trai cũng không thể quá kém, căn cơ trong nhà không quá mỏng, tuổi khoảng hai mươi xứng với con gái ông, ông cho rằng còn chưa sinh ra. Chỉ cha thôi thì chưa đủ, con trai phải tốt mới là hoàn hảo.
Trịnh Tĩnh Nghiệp chọn con rể tại các nhà huân quý trong triều, sau một loạt trước hỏi sau ngầm điều tra, dùng những mưu kế đối phó với kẻ thù mà tiến hành nghiên cứu cân nhắc, cuối cùng chọn ra mười mấy người tuổi tác phù hợp, chưa kết hôn, tình hình gia đình không quá phức tạp, khi còn niên thiếu không có tin đồn lung tung.
Sau đó để con gái tự chọn trượng phu cho mình, chọn này không phải để Trịnh Du mở mấy trang tóm tắt lý lịch cá nhân xem tướng, mà để chị thấy tận mắt, vừa mắt ai thì gả cho người đó. Lúc này thì phần lớn dân chúng còn khắt khe lắm, yêu cầu với nữ giới cũng nhiều, nhưng chấp hành nghiêm túc thế nào thì tùy tâm, Tứ nương Trịnh gia một thân nam trang cùng các anh ra ngoài thả bộ.
Anh rể của Trịnh Diễm là con trai của Tành quốc công Ngô Thừa Nghiệp, Ngô Hi, tuổi cũng xấp xỉ Trịnh Du, cặp vợ chồng son kết hôn một năm cũng coi như hạnh phúc.
Triệu thị cười nói: “Phiền Tứ nương quan tâm." Rồi đứng nói chuyện cùng các chị em.
Khi bắt đầu khai tiệc, các màn tạp kĩ được diễn ở sảnh chính, trong mắt Trịnh Diễm thì gọi chung là xiếc ảo thuật các kiểu.
Trịnh Du và Quan thị lâu ngày xa cách đùa giỡn với nhau, đột nhiên dừng lại, ánh mắt nhìn chằm chằm vào một cô gái trẻ tuổi đang tung hứng banh vải ở phía sau.
Đỗ thị thấy kì lạ, hỏi: “A Du? Con nhìn gì vậy?" Nói xong cũng nhìn theo, ánh mắt nhàn tản bỗng trở nên vô cùng ngạc nhiên, sau đó quay đầu nói với thị tì đi theo, “Đợi lát nữa, ngươi đi giữ lại cô gái kia cho ta."
Cô gái kia tung bảy quả banh vải liên tục trong không tay, thành một hình bầu dục, ánh mắt chăm chú nhìn cảnh trước mắt, biểu cảm trên gương mặt cứng nhắc, suýt nữa là làm rơi một trái banh. Diễn xong cả người đẫm mồ hôi, ôm đầu gối ngồi trong góc.
Trịnh Diễm thấy không khí có vẻ kì lạ, nhìn xung quanh, hơi nghi ngờ, nhưng mẹ và chị dâu, chị gái đều đã bình thường trở lại, nói thầm trong bụng. Nàng không biết, trong lòng nhóm nữ quyến nhà mình đã kinh hãi nhận ra: Đó là Tam nương Ngụy gia, con gái của tiền Tể tướng Ngụy Tĩnh Uyên!
***
“Em thấy con bé diễn tốt, nên thưởng thêm hai xâu tiền, không nói gì khác." Đỗ thị báo cáo với Trịnh Tĩnh Nghiệp.
Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Không nói gì sao?"
“Làm sao em dám nhận con bé được."
“Như vậy là tốt nhất, sau này là tốt hay là xấu, còn phải xem tạo hóa của con bé."
“Thật đáng tiếc, một đứa bé ngoan như vậy, cùng tuổi với Tứ nương đấy nhỉ? Năm đó cũng là người tôn quý, nay lại lưu lạc đến tận đây."
Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng nghĩ vậy, trước đây Ngụy Tĩnh Uyên từng tuyên bố: “Gia quyến quan lại không được vào Dịch đình, sẽ khiến tội nhân có thể náu mình, làm ảnh hướng đến giáo hóa trong cung."
Nói là sợ các quan lại phạm tội ôm hận gây loạn, nhưng theo Trịnh Tĩnh Nghiệp, cảm thấy Ngụy Tĩnh Uyên làm vậy, một nữa là sợ hoàng đế nhìn trúng lại nạp khuê nữ con nhà các phạm quan làm phi tử, sau đó sẽ tiếp tục phấn đấu báo thù?
Đại khái Ngụy Tĩnh Uyên cũng không ngờ, đề nghị của ông ta bắt người gia của phạm quan làm nô tì, đem bán hoặc đưa vào giáo phường (nơi dạy dỗ ca hát nhảy múa hí kịch, từ sau thời Tống Nguyên, trong các kĩ viện ở dân gian, thỉnh thoảng cũng được gọi là giáo phường), lại là hại con gái mình.
Ngụy Tam nương khi ấy không làm nô tì, bây giờ diễn tạp kĩ, không biết đã từng trải qua những chuyện gì.
Cả hai vợ chồng đều trầm mặc.
Một lát sau, Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Trời nóng qua, thánh nhân muốn hạ chiếu trong vòng ba ngày, sẽ chuyển đến Hi Sơn nghỉ hè, để người đến dọn dẹp biệt nghiệp trước (nhà riêng, biệt thự), chúng ta đi theo tùy giá. Tư Huyền (tên tự của Cố Ích Thuần), cũng đi cùng."
Đỗ thị vui vẻ hơn nói: “Vừa hay, biệt nghiệp nhà ta gần với Thành quốc công, Tứ nương có thể qua lại nhiều hơn."
Trịnh Tĩnh Nghiệp cúi đầu suy nghĩ, muốn mặc chuyện xưa, sinh nhật con gái ông, nha đầu xúi quẩy của Thừa tướng trước đến đây có chuyện gì? Còn nữa, Quý Phồn đang vén tay áo tính làm một trận thật lớn trong triều, hôm nay chỉ trích quan này mất thể diện, ngày mai khuyên hoàng đế chớ nên đắm chìm trong nữ sắc. Trịnh Tĩnh Nghiệp biết, Quý Phồn đang muốn làm việc lớn, có lẽ sẽ dính dáng tới Ngụy Tĩnh Uyên, khiến Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể không đề phòng.
Ngày mai trước mặt hoàng đế, nên nói sơ một hai câu mới được.
Hoàng đế nghe Trịnh Tĩnh Nghiệp tâu rằng: “Hôm qua nghe vợ của thần nói, có một thấy một cô gái biểu diễn xiếc, trông như Tam nương Ngụy gia, thần tưởng không đến mức, thế nào lại đúng lúc, lại tới đường này chứ."
Hoàng đế không muốn nghe nhắc về Ngụy Tĩnh Uyên nhất, gương mặt hung dữ, Trịnh Tĩnh Nghiệp biết điều chuyển đề tài.
Con gái của Tể tướng đời trước như một lá cây, rơi xuống mặt nước, gặp xoáy nước, trôi theo dòng sông ra khỏi tầm mắt mọi người, chẳng ai nhắc về cô nữa. Cảm giác mẹ mình, chị và chị dâu có gì đó không đúng, nhưng Trịnh Diễm không biết kì lạ chỗ nào, qua sinh nhật, quẳng chuyện này ra sau đầu, theo yêu cầu của môn ‘Giáo dục thục nữ’, học chỉnh lí dọn nhà. Đương nhiên cũng muốn rời thành tránh nóng.
***
Hi Sơn vốn có tên là ‘Tây Sơn’, nghĩa như tên, ở phía Tây kinh thành. Triều trước có vị hoàng đế khoái chơi chữ, ngại tên Tây Sơn quá trắng trợn, nên đổi thành hiện tại vẫn tiếp tục dùng đến bây giờ. (‘Hi Sơn’ và ‘Tây Sơn’ đều đồng âm.)
Biệt thự cạnh sông Hi của Trịnh gia ở cũng không hề kém cạnh, là hoàng đế thu lại từ một vị quan lớn đời trước, thấy Trịnh Tĩnh Nghiệp không có biệt thự, tiện tay thưởng cho. Nếu là quan lớn, vị trí địa lí của biệt thự sẽ không kém, bên trong còn có một ao sen, lúc này đến ở thật thích hợp.
Cách tường đông của biệt viện Trịnh gia hai dặm về hướng đông, chính là biệt thự Thành quốc công gia, thăm người thân thật thuận tiện.
Ở đây, nơi ở của Trịnh Diễm không phải có hai cửa mà chỉ là tiểu viện một ngõ vào, cảnh sắc không tệ, nhưng có điều cấm không được tới ven sông hồ, sợ nguy hiểm. Điều khiển để mọi người đặt đồ xuống: “Không cần gấp, mỗi người lo một việc như nhau, ai làm hỏng ta phạt người đó, đồ gì để đâu thì cứ để theo chỗ cũ." Mười lăm phút sau, đã sắp xếp xong cả.
Như đã nói, có người quét tước rồi, còn cần làm gì nữa đâu? Chẳng qua mang vài món tùy thân xếp ra đặt vào, ra vẻ đang bộn bề công việc.
Lại dạo qua chỗ của mẹ một vòng, nghe bảo Cố Ích Thuần cũng dọn đến đây, xem ra hôm nay không cần đi học, Trịnh Diễm ngẫm nghĩ, quyết định về dựa lưng ôn lại hệ thống gia phả.
Trong giới thượng lưu, quan hệ là quan trọng nhất.
A Khánh nhón chân đến nhìn xem, rồi lặng lẽ đi xuống, trong bát hương tỏa ra một mùi thơm ngát, Trịnh Diễm buột miệng thốt: “Bách hợp."
Thật là bi kịch! Trong chương trình học của nàng không hề học trang điểm, trước là học phân biệt mùi hương, nghe bảo sau sẽ học chế hương nữa. Cũng là do mấy nhà gia thế rảnh rỗi không việc gì bày ra cái trò buồn tẻ này!
“Lần này đệ tin chưa?" Cố Ích Thuần nhìn nước sôi sùng sục trên bếp, thản nhiên hỏi.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cười ha hả, một đoàn người chuyển nhà từ hôm qua, các nơi khác lộn xộn rối loạn, còn con gái thì giải quyết mọi chuyện gọn ghẽ. Lã Vọng buông cần* học phả hệ – trong khi đám con cháu của ông hầu hết đang đọc sách của bậc hiền triết.
*Lã Vọng buông cần: ý người cố gắng học tập, chờ đợi thời cơ.
“Để bọn nó đọc sách chung với nhau là đúng." Trịnh Tĩnh Nghiệp tự nhủ.
Không biết được thầy và cha đánh giá bao nhiêu, Trịnh Diễm vẫn học theo chương trình của mình như trước. Gần đây những người xuyên không đều có kế hoạch lâu dài, đúng là suy nghĩ thông minh.
Đến ở tại biệt thự, không khí so với trong thành thì tự do hơn, các nhà cũng năng qua lại thường xuyên, Trịnh Diễm không muốn tiến độ học tập của mình vì những hoạt động xã giao này mà chậm trễ, càng cố gắng tranh thủ thời gian để bổ sung kiến thức.
Những hoạt động xã giao thì không thể tùy tiện, hơn nữa nàng được Ngô gia mời, đến biệt thự họ Ngô làm khách – Trịnh Du mang thai, nhà mẹ đẻ lại gần, đến thăm là lẽ dĩ nhiên. Là em gái, cho dù ở chỗ chị mình vài ngày, người của Ngô gia cũng không nói gì được.
Trịnh Diễm sắp xếp, chân thành đi thăm chị.
Trước khi vào kinh thì có nghe đồn, trước cửa nhà Trịnh tướng tập trung biết bao xe ngựa, giờ làm việc thì các ngài ấy vào cung, đục nước béo cò ở nha môn, sau khi tan triều thì chạy đến Trịnh phủ chăm chỉ tăng ca. Vào kinh rồi mới phát hiện ra chuyện không phải như thế.
Trịnh Tĩnh Nghiệp rất nhàn, một loại nhàn đến hốt hoảng, không việc thì chạy đến tìm sư huynh để liên lạc tình cảm, còn bày ra bộ mặt của ông mai, quấn qua quấn quýt, chỉ hi vọng vị sư huynh này của mình chưa đến cái tuổi ‘hữu tâm vô lực’, mau cưới một bà vợ, hoặc nạp thiếp, thu tì, tránh sau này tuyệt hậu.
“Quốc sự đã có nhóm Quý tiên sinh lo rồi, đệ vất vả bao nhiêu năm, sao lại không nhàn nhã một hai ngày?" Trịnh Tĩnh Nghiệp quẳng đề tai này qua, tiếp tục xúi giục Cố Ích Thuần.
Cố Ích Thuần không có động tĩnh: “Không phải đệ đã tìm được người để huynh sai phái rồi sao? Lang quân nương tử của quý phủ đã làm cái thân già xương cốt rã rời rồi."
Trịnh Tĩnh Nghiệp không tiếp, buông chén trà trong tay, lạnh lùng nói: “Băn khoăn của huynh, đệ biết, những năm trước nếu nói ra thì đệ không tự lượng sức mình, nhưng bây giờ thì có thể," ngừng lại một chút, “thừa dịp đệ có thể sống hơn mười, hai mươi năm, huynh mau mau cưới vợ sinh con, để đệ có thể chiếu cố nó, trưởng thành mà không chịu sự khống chế của gia tộc huynh."
Đột nhiên Cố Ích Thuần nói: “Còn chuyện của tiên sinh, đệ làm thế nào?"
Trịnh Tĩnh Nghiệp đáp rất trôi chảy: “Tiên sinh muốn thế nào thì được thế đó, đệ đứng qua một bên là xong. Gần đây tiên sinh và Tương Nghiêm Châu quan hệ mật thiết với nhau, có Tương Nghiêm Châu giúp đỡ, trên triều cũng không phạm kiêng kị gì. Huynh hỏi đệ đã trả lời, lời đệ hỏi huynh vẫn còn chưa đáp."
Cố Ích Thuần lắc đầu: “Đã không còn sớm nữa, đường đường là Tể tướng mà phạm dạ cấm (cấm đi lại ban đêm) thì không tốt đâu."
Lệnh cấm đi lại ban đêm đó thì sao mà làm gì được Tể tướng? Ông là người có quyền chứng nhận cơ mà, Trịnh Tĩnh Nghiệp biết ý không nói thêm, nhắc đến đời sau, liền thuận miệng hỏi đến chuyện học hành của con cái mình.
Cố Ích Thuần ngẫm nghĩ một chút, đáp: “A Diễm rất giống đệ."
Trịnh Tĩnh Nghiệp cười bảo: “Con gái đệ, đương nhiên phải giống!"
Cố Ích Thuần lắc đầu: “Không phải về tướng mạo, mà là tính cách. Huynh chưa gặp Tứ nương, chỉ xem trong đám con cháu này, chỉ có nó là giống đệ nhất! Nếu nó là con trai, đưa đến Sơn Dương bốn mươi năm trước, thì sẽ thêm một Trịnh Tĩnh Nghiệp."
Gương mặt Trịnh Tĩnh Nghiệp nghiêm túc hẳn lên, nếu danh sĩ bấy giờ có tác phong tiêu sái, có chút học vấn thì cũng chỉ loại thường thôi, cái nghiệp vụ thử thách trình độ danh sĩ nhất chính là đánh giá con người. Vì đây là thời đại có chức vị nhờ đề cử, nhờ quan hệ, ngờ được tuyển mộ, nhờ vào tự tiến cử.
Tiếng tăm của Cố Ích Thuần vang dội, chưa qua được thầy nhưng cũng đủ làm người khác thèm nhỏ dãi, đôi mắt biết nhìn người như thế thì không thể nào bằng. Từ khi Trịnh Tĩnh Nghiệp chưa làm nên thì đôi tuệ nhãn kia đã nhận ra anh tài, quả nhiên sau này Trịnh Tĩnh Nghiệp đã đến địa vị tối cao. Ông bình Ngụy Tĩnh Uyên dục tốc bất đạt (gấp thì không thành), Ngụy Tĩnh Uyên mất mạng tan cửa nát nhà. Ông bảo Tưởng Tiến Hiền (Tưởng tướng, thế gia, quê quán Nghiêm Châu), có phúc làm tướng, Tưởng Tiến Hiền bây giờ là một trong các vị Tể tướng. Ở điểm này, đã vượt xa thầy mình.
Trịnh Tĩnh Nghiệp rất quan tâm đến con mình, với con gái út thì càng yêu thương, chẳng qua bình thường con bé có vẻ sớm hiểu chuyện mà thôi. Cho dù không muốn thừa nhận, nhưng trong lòng Trịnh Tĩnh Nghiệp vẫn hiểu được, cuộc sống trong nhà ngày càng tốt, thì tinh thần chịu khổ nhọc của các con lại giảm dần theo đúng thứ tự. Ngày bé ông đã chịu bao nhiêu đắng cay? Trịnh Tú đó là đã trải qua một ít, mà đã ‘dịu dàng như quân tử’ như thế, huống chi là đứa con út này?
Cả đời Trịnh Tĩnh Nghiệp chỉ có một chuyện đáng tiếc, chính là cảm thấy con cả mình không đủ can đảm. Ông nghĩ thứ đưa ta đi xa nhất, chính là sự kiên định dứt khoát của bản thân.
Cố Ích Thuần còn sợ thiên hạ chưa loạn, nói thêm: “Nó biết mình đang làm gì."
Nói thừa, kẻ có đầu óc ai chả biết mình đang làm gì, nhưng những lời của Cố Ích Thuần dường như là có thâm ý.
“Vậy là tốt nhất." Trở về quan sát thử xem sao
***
Trịnh Diễm không biết mình đã bị thầy và cha mang ra thảo luận một hồi, nàng đang cùng Đỗ thị xem danh sách quà tặng.
Đi học được gần một tháng, Trịnh Diễm và các anh trai, cháu trai của mình mới được hai ngày nghỉ, vì mai là sinh nhật bảy tuổi của nàng.
Cố Ích Thuần rất coi trọng căn bản, còn yêu cầu phải đặt nền móng vững chắc. Tiếp xúc cùng ông lâu, bạn sẽ phát hiện ra, thoạt nhìn Cố Ích Thuần trông giống lưu manh, phương thức làm việc có hơi vô lại, nhưng trong tận xương cốt vẫn mang theo một cỗ khí tức của chính tông.
Năm đó, ông xây dựng căn bản cho Trịnh Tĩnh Nghiệp chính là bắt chép sách, chép sách rồi lại chép sách, với tụi học trò, khỏi cần vòng vo, cứ tiếp tục chép đi. Tập bắn cũng yêu cầu luyện mỗi ngày, hai cánh tay tập luyện đến nổi không nâng nổi bát cơm, ông vẫn không chịu thả lỏng yêu cầu.
Đặt nền móng, làm đầm.
Vô dụng ấy hả, cái gì? Trò nói trò thông mình? Chỉ cần nhìn qua là không quên sao? Không cần à? Ai nói?!
Căn bản là, cứ luyện tập lặp đi lặp lại như một cái máy.
Trước đây khi Trịnh Tĩnh Nghiệp tìm thầy, học thức cao hơn Cố Ích Thuần, mà phong cách bất khuất khi gặp gỡ nhà Tể tướng lại hoàn toàn không như nhà bình dân. Xem ra Trịnh Tĩnh Nghiệp đã rất công chính nghiêm minh với người thầy mời về nhà, còn trong mắt Cố Ích Thuần thì chẳng qua là khuấy nước tìm cá trong vô vọng mà thôi.*
*Thật ra đoạn này mình không rõ lắm, vốn ‘hỗn thủy mạc ngư’ là ‘khuấy nước tìm cá’, tương đương với câu ‘đục nước béo cò’; nhưng tác giả là dùng ‘hỗn thủy mạc thủy’, thì thành ‘khuấy nước tìm nước’? Có thể do đánh máy sai, nhưng giữa hai chữ ngư và thủy cách nhau một trời một vực, khó mà không cho rằng đây là dụng ý của tác giả, mỗi điều mình chưa hiểu lắm. Đành chỉnh như trên, có thể không chính xác, mong được thông cảm. Theo ý mình, dù có gia sư nào học thức cao hơn Cố Ích Thuần thì cũng không thể đối đãi dạy dỗ con nhà Tể tướng như nhà bình thường được.
Trịnh Uyển từng phản kháng, kết quả bị Cố Ích Thuần đích thân xăn tay áo dạy dỗ đến phải kêu cha gọi mẹ. Cố Ích Thuần là con cháu thế gia, người đời tôn sùng thế gia, lại có năng lực, Trịnh Uyển được dạy dỗ xong, trở nên rất ngoan ngoãn. Trịnh Diễm cực kì biết điều, không kháng nghị như ông anh ngốc của mình, học hành đàng hoàng, tuân theo lịch trình học tập của bản thân, được khen rất nhiều.
Chịu khổ nhiều ngày, cuối cùng cũng được nghỉ – ngày sinh nhật lần thứ bảy của Trịnh Diễm đã đến, mọi người cũng được giải thoát. Bấy giờ nàng mới nhớ đến, không phải cha từng nói quay sinh nhật bảy tuổi mới sửa lại chương trình học sao? Tại sao Cố tiên sinh vừa đến, ông lại coi như chưa từng nói gì, đúng là khóc không ra nước mắt.
Theo lời các chị dâu, con gái luôn phải học quản gia, tuổi nhỏ làm những việc nhỏ quanh mình. Thế nên, nàng bị kéo đến xem mình đã nhận được bao nhiêu quà, Đỗ thị để những món này cho nàng làm của riêng. Dù sao… cũng chẳng cần đáp lễ gì nhiều, quà càng quý thì càng không cần đáp, bởi vì cũng toàn là lấy lòng Trịnh tướng mà thôi.
Cũng không cần quá quan trọng việc hồi lễ, nhiều món không cần hồi, ít nhất thì không cần nàng hồi. Bởi người tặng quà đều là cùng cấp bậc với cha nàng, để bày tỏ tấm lòng, đương nhiên sẽ không tặng đứa bé bảy tuổi một món quá quý báu mà làm mất thân phận của mình. Một số món ‘ban thưởng’; là từ trong cung đi ra, hoặc được một số tôn thất quý nhân tặng cho. Tất cả đều có chừng mực.
Đa phần là những món trang sức một bé gái hay dùng như vòng mã não, xuyến tử (vòng được xâu bằng các viên ngọc, đá tự nhiên đã qua mài dũa), trâm, bông tai, dây chuyền, vòng cổ các loại, được trang trí tinh xảo, tinh tế đến từng phần vạn phân, một vài thứ nho nhỏ, trong đó Trịnh Diễm phát hiện có một quả cầu huân hương(1) quen thuộc, để qua một bên, định làm kỉ niệm.
Triệu thị bắt đầu hơi lộ bụng, nhưng người không lộ vẻ phù thũng, bước ra chỉ dẫn: “Đồ của mình thì muội phải liệt kê ra, làm thành một quyển sổ, khi nào dùng cũng tiện. Những món trong nhà thì đừng để lung tung, quy về một chỗ."
Phương thị cũng nói: “Nhưng thứ giống nhau này thì để chung, giao cho một người bảo quản, để mỗi người có nhiệm vụ riêng."
Những nguyên tắc này Trịnh Diễm đều biết cả, khụ khụ, chân thành cảm ơn chương trình phổ cập giáo dục. Thật ra nàng chẳng cảm thấy hứng thú gì với những thứ này, cái gì cũng vậy, có nhiều rồi, khắc sẽ không còn quý nữa. Nhìn danh mục quà tặng và danh sách tên người tặng, bản thân mình còn chưa nhớ rõ phả hệ, Trịnh Diễm đột nhiên hiểu rõ: Tiền với chả bạc gì chứ, nếu cha nàng không phải Trịnh Tĩnh Nghiệp, mấy thứ này chắc chắn không phải của mình! Muốn giữ được chút gia sản, phải bảo đảm có đủ thế lực, để túi tiền của mình không bị kẻ khác ngấp nghé.
Đây cũng là lời giải cuối cùng về cuộc sống.
Dù đang có học bao nhiêu thứ, thì mục đích chính là thế! Nếu không như vậy, nàng sẽ không sống tốt, không làm tốt thì sẽ bị xử lí.
Rất nhanh sau đó, kết luận này của nàng đã tìm được bằng chứng, ngay tại sinh nhật của mình.
***
Nếu nói về sinh nhật bảy tuổi của một bé gái thì sinh nhật của Trịnh Diễm quả thật rất xa hoa. Tuy chỉ có bạn bè thân thích tụ họp, số người không nhiều, nhưng nên có vẫn có. Tướng phủ giăng đèn kết hoa, tạp kĩ cũng mời đến ba gánh hát. Tứ nương Trịnh Du đã xuất giá cũng về nhà mẹ dự sinh nhật của em gái.
Năm nay Trịnh Du hai mươi tuổi, kết hôn một năm, trang điểm kiểu thiếu phụ, khuôn mặt có năm phần giống Đỗ thị, có điều không có vẻ tang thương như mẹ mình, tiếng cười trong trẻo, nói năng thẳng thắn, ở cạnh Nhị nương Quan thị càng tôn vẻ rực rỡ của nhau: “Chuyện mừng của Tam nương, con ở bên kia, tiếc là không thể trở về lập tức."
Phía nhà Trịnh Du được gả cũng chẳng kém, khi trước Trịnh Tĩnh Nghiệp vì chọn con rể mà hao tổn tâm tư. Cưới con dâu là người khác vào nhà mình, địa bàn mình thì mình làm chủ. Còn gả con gái chính là để con mình đến địa bàn người ta, hành động phải chịu sự kiềm chế.
Trịnh Tĩnh Nghiệp loại khỏi danh sách đầu tiên chính là thế gia, những gia tộc đấy lắm quy củ thối, làm sao con gái ông có thể chịu được.
Đàn trai cũng không thể quá kém, căn cơ trong nhà không quá mỏng, tuổi khoảng hai mươi xứng với con gái ông, ông cho rằng còn chưa sinh ra. Chỉ cha thôi thì chưa đủ, con trai phải tốt mới là hoàn hảo.
Trịnh Tĩnh Nghiệp chọn con rể tại các nhà huân quý trong triều, sau một loạt trước hỏi sau ngầm điều tra, dùng những mưu kế đối phó với kẻ thù mà tiến hành nghiên cứu cân nhắc, cuối cùng chọn ra mười mấy người tuổi tác phù hợp, chưa kết hôn, tình hình gia đình không quá phức tạp, khi còn niên thiếu không có tin đồn lung tung.
Sau đó để con gái tự chọn trượng phu cho mình, chọn này không phải để Trịnh Du mở mấy trang tóm tắt lý lịch cá nhân xem tướng, mà để chị thấy tận mắt, vừa mắt ai thì gả cho người đó. Lúc này thì phần lớn dân chúng còn khắt khe lắm, yêu cầu với nữ giới cũng nhiều, nhưng chấp hành nghiêm túc thế nào thì tùy tâm, Tứ nương Trịnh gia một thân nam trang cùng các anh ra ngoài thả bộ.
Anh rể của Trịnh Diễm là con trai của Tành quốc công Ngô Thừa Nghiệp, Ngô Hi, tuổi cũng xấp xỉ Trịnh Du, cặp vợ chồng son kết hôn một năm cũng coi như hạnh phúc.
Triệu thị cười nói: “Phiền Tứ nương quan tâm." Rồi đứng nói chuyện cùng các chị em.
Khi bắt đầu khai tiệc, các màn tạp kĩ được diễn ở sảnh chính, trong mắt Trịnh Diễm thì gọi chung là xiếc ảo thuật các kiểu.
Trịnh Du và Quan thị lâu ngày xa cách đùa giỡn với nhau, đột nhiên dừng lại, ánh mắt nhìn chằm chằm vào một cô gái trẻ tuổi đang tung hứng banh vải ở phía sau.
Đỗ thị thấy kì lạ, hỏi: “A Du? Con nhìn gì vậy?" Nói xong cũng nhìn theo, ánh mắt nhàn tản bỗng trở nên vô cùng ngạc nhiên, sau đó quay đầu nói với thị tì đi theo, “Đợi lát nữa, ngươi đi giữ lại cô gái kia cho ta."
Cô gái kia tung bảy quả banh vải liên tục trong không tay, thành một hình bầu dục, ánh mắt chăm chú nhìn cảnh trước mắt, biểu cảm trên gương mặt cứng nhắc, suýt nữa là làm rơi một trái banh. Diễn xong cả người đẫm mồ hôi, ôm đầu gối ngồi trong góc.
Trịnh Diễm thấy không khí có vẻ kì lạ, nhìn xung quanh, hơi nghi ngờ, nhưng mẹ và chị dâu, chị gái đều đã bình thường trở lại, nói thầm trong bụng. Nàng không biết, trong lòng nhóm nữ quyến nhà mình đã kinh hãi nhận ra: Đó là Tam nương Ngụy gia, con gái của tiền Tể tướng Ngụy Tĩnh Uyên!
***
“Em thấy con bé diễn tốt, nên thưởng thêm hai xâu tiền, không nói gì khác." Đỗ thị báo cáo với Trịnh Tĩnh Nghiệp.
Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Không nói gì sao?"
“Làm sao em dám nhận con bé được."
“Như vậy là tốt nhất, sau này là tốt hay là xấu, còn phải xem tạo hóa của con bé."
“Thật đáng tiếc, một đứa bé ngoan như vậy, cùng tuổi với Tứ nương đấy nhỉ? Năm đó cũng là người tôn quý, nay lại lưu lạc đến tận đây."
Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng nghĩ vậy, trước đây Ngụy Tĩnh Uyên từng tuyên bố: “Gia quyến quan lại không được vào Dịch đình, sẽ khiến tội nhân có thể náu mình, làm ảnh hướng đến giáo hóa trong cung."
Nói là sợ các quan lại phạm tội ôm hận gây loạn, nhưng theo Trịnh Tĩnh Nghiệp, cảm thấy Ngụy Tĩnh Uyên làm vậy, một nữa là sợ hoàng đế nhìn trúng lại nạp khuê nữ con nhà các phạm quan làm phi tử, sau đó sẽ tiếp tục phấn đấu báo thù?
Đại khái Ngụy Tĩnh Uyên cũng không ngờ, đề nghị của ông ta bắt người gia của phạm quan làm nô tì, đem bán hoặc đưa vào giáo phường (nơi dạy dỗ ca hát nhảy múa hí kịch, từ sau thời Tống Nguyên, trong các kĩ viện ở dân gian, thỉnh thoảng cũng được gọi là giáo phường), lại là hại con gái mình.
Ngụy Tam nương khi ấy không làm nô tì, bây giờ diễn tạp kĩ, không biết đã từng trải qua những chuyện gì.
Cả hai vợ chồng đều trầm mặc.
Một lát sau, Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Trời nóng qua, thánh nhân muốn hạ chiếu trong vòng ba ngày, sẽ chuyển đến Hi Sơn nghỉ hè, để người đến dọn dẹp biệt nghiệp trước (nhà riêng, biệt thự), chúng ta đi theo tùy giá. Tư Huyền (tên tự của Cố Ích Thuần), cũng đi cùng."
Đỗ thị vui vẻ hơn nói: “Vừa hay, biệt nghiệp nhà ta gần với Thành quốc công, Tứ nương có thể qua lại nhiều hơn."
Trịnh Tĩnh Nghiệp cúi đầu suy nghĩ, muốn mặc chuyện xưa, sinh nhật con gái ông, nha đầu xúi quẩy của Thừa tướng trước đến đây có chuyện gì? Còn nữa, Quý Phồn đang vén tay áo tính làm một trận thật lớn trong triều, hôm nay chỉ trích quan này mất thể diện, ngày mai khuyên hoàng đế chớ nên đắm chìm trong nữ sắc. Trịnh Tĩnh Nghiệp biết, Quý Phồn đang muốn làm việc lớn, có lẽ sẽ dính dáng tới Ngụy Tĩnh Uyên, khiến Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể không đề phòng.
Ngày mai trước mặt hoàng đế, nên nói sơ một hai câu mới được.
Hoàng đế nghe Trịnh Tĩnh Nghiệp tâu rằng: “Hôm qua nghe vợ của thần nói, có một thấy một cô gái biểu diễn xiếc, trông như Tam nương Ngụy gia, thần tưởng không đến mức, thế nào lại đúng lúc, lại tới đường này chứ."
Hoàng đế không muốn nghe nhắc về Ngụy Tĩnh Uyên nhất, gương mặt hung dữ, Trịnh Tĩnh Nghiệp biết điều chuyển đề tài.
Con gái của Tể tướng đời trước như một lá cây, rơi xuống mặt nước, gặp xoáy nước, trôi theo dòng sông ra khỏi tầm mắt mọi người, chẳng ai nhắc về cô nữa. Cảm giác mẹ mình, chị và chị dâu có gì đó không đúng, nhưng Trịnh Diễm không biết kì lạ chỗ nào, qua sinh nhật, quẳng chuyện này ra sau đầu, theo yêu cầu của môn ‘Giáo dục thục nữ’, học chỉnh lí dọn nhà. Đương nhiên cũng muốn rời thành tránh nóng.
***
Hi Sơn vốn có tên là ‘Tây Sơn’, nghĩa như tên, ở phía Tây kinh thành. Triều trước có vị hoàng đế khoái chơi chữ, ngại tên Tây Sơn quá trắng trợn, nên đổi thành hiện tại vẫn tiếp tục dùng đến bây giờ. (‘Hi Sơn’ và ‘Tây Sơn’ đều đồng âm.)
Biệt thự cạnh sông Hi của Trịnh gia ở cũng không hề kém cạnh, là hoàng đế thu lại từ một vị quan lớn đời trước, thấy Trịnh Tĩnh Nghiệp không có biệt thự, tiện tay thưởng cho. Nếu là quan lớn, vị trí địa lí của biệt thự sẽ không kém, bên trong còn có một ao sen, lúc này đến ở thật thích hợp.
Cách tường đông của biệt viện Trịnh gia hai dặm về hướng đông, chính là biệt thự Thành quốc công gia, thăm người thân thật thuận tiện.
Ở đây, nơi ở của Trịnh Diễm không phải có hai cửa mà chỉ là tiểu viện một ngõ vào, cảnh sắc không tệ, nhưng có điều cấm không được tới ven sông hồ, sợ nguy hiểm. Điều khiển để mọi người đặt đồ xuống: “Không cần gấp, mỗi người lo một việc như nhau, ai làm hỏng ta phạt người đó, đồ gì để đâu thì cứ để theo chỗ cũ." Mười lăm phút sau, đã sắp xếp xong cả.
Như đã nói, có người quét tước rồi, còn cần làm gì nữa đâu? Chẳng qua mang vài món tùy thân xếp ra đặt vào, ra vẻ đang bộn bề công việc.
Lại dạo qua chỗ của mẹ một vòng, nghe bảo Cố Ích Thuần cũng dọn đến đây, xem ra hôm nay không cần đi học, Trịnh Diễm ngẫm nghĩ, quyết định về dựa lưng ôn lại hệ thống gia phả.
Trong giới thượng lưu, quan hệ là quan trọng nhất.
A Khánh nhón chân đến nhìn xem, rồi lặng lẽ đi xuống, trong bát hương tỏa ra một mùi thơm ngát, Trịnh Diễm buột miệng thốt: “Bách hợp."
Thật là bi kịch! Trong chương trình học của nàng không hề học trang điểm, trước là học phân biệt mùi hương, nghe bảo sau sẽ học chế hương nữa. Cũng là do mấy nhà gia thế rảnh rỗi không việc gì bày ra cái trò buồn tẻ này!
“Lần này đệ tin chưa?" Cố Ích Thuần nhìn nước sôi sùng sục trên bếp, thản nhiên hỏi.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cười ha hả, một đoàn người chuyển nhà từ hôm qua, các nơi khác lộn xộn rối loạn, còn con gái thì giải quyết mọi chuyện gọn ghẽ. Lã Vọng buông cần* học phả hệ – trong khi đám con cháu của ông hầu hết đang đọc sách của bậc hiền triết.
*Lã Vọng buông cần: ý người cố gắng học tập, chờ đợi thời cơ.
“Để bọn nó đọc sách chung với nhau là đúng." Trịnh Tĩnh Nghiệp tự nhủ.
Không biết được thầy và cha đánh giá bao nhiêu, Trịnh Diễm vẫn học theo chương trình của mình như trước. Gần đây những người xuyên không đều có kế hoạch lâu dài, đúng là suy nghĩ thông minh.
Đến ở tại biệt thự, không khí so với trong thành thì tự do hơn, các nhà cũng năng qua lại thường xuyên, Trịnh Diễm không muốn tiến độ học tập của mình vì những hoạt động xã giao này mà chậm trễ, càng cố gắng tranh thủ thời gian để bổ sung kiến thức.
Những hoạt động xã giao thì không thể tùy tiện, hơn nữa nàng được Ngô gia mời, đến biệt thự họ Ngô làm khách – Trịnh Du mang thai, nhà mẹ đẻ lại gần, đến thăm là lẽ dĩ nhiên. Là em gái, cho dù ở chỗ chị mình vài ngày, người của Ngô gia cũng không nói gì được.
Trịnh Diễm sắp xếp, chân thành đi thăm chị.
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục