Con Dơi
Chương 1
Tối hôm qua Văn Hiền lái xe đưa tôi và Tiểu Kiệt từ Đài Bắc đi suốt đêm về nhà anh ấy ở Nam Bộ chịu tang.
Bà của Văn Hiền đã mất hồi cuối tuần, sáng sớm hôm nay sẽ cử hành tang lễ ở nhà lễ tang.
Sau khi lễ tang kết thúc, thi thể bà sẽ được hỏa táng, tro cốt đặt trong tháp linh cốt mà nhà nước xây dựng.
Vì Tiểu Kiệt mới có bảy tháng tuổi, người nhà lo rằng tham gia tang lễ có thể tạo thành xung sát với nó.
Vì vậy để đứa cháu dâu là tôi ở lại trong nhà chăm sóc Tiểu Kiệt.
Sau cả ngày bận rộn, Văn Hiền với mọi người trong nhà sau khi trở về bèn ngồi dưới lầu uống trà nói chuyện phiếm.
Tôi ngồi trên cái giường trong căn phòng nhỏ ở tầng hai, ôm Tiểu Kiệt vừa bú no sữa, nhẹ giọng ru nó vào giấc ngủ.
Ngoài trời sắc trời dần tối, có vẻ thật xa cách với tiếng ồn ào rầm rĩ chen chúc của thành phố lúc đêm khuya.
Làng chài nhỏ lúc này thật vằng vẻ, chỉ mơ hồ nghe được tiếng ếch với côn trùng kêu vang.
Bầu không khí vắng vẻ đột nhiên bị quấy nhiễu, trên không trung vang lên tiếng đập cánh khiến tôi không khỏi ngẩng đầu nhìn lên.
Chỉ thấy một bóng dáng màu xám nhanh chóng bay vòng quanh căn phòng.
Hình dáng nó không giống như chim, chắc là....
Nó là dơi!
"Á!"
Tôi quá mức kinh hãi, lập tức hét ầm lên.
Tiểu Kiệt trong lòng cũng bị tôi dọa phát sợ, cũng khóc lớn.
Tôi cúi đầu xuống, nhắm mắt lại, ôm chặt Tiểu Kiệt, da đầu tê dại, toàn thân run lên, lông tóc dựng đứng.
Bên tai vang lên tiếng leo cầu thang gấp gáp, cửa phòng bật mở.
"Sao thế em?" Giọng Văn Hiền đầy vẻ căng thẳng.
"Có..." Hàm răng tôi run lên cầm cập. "Có dơi."
"Ở đâu?"
Tôi vẫn cúi đầu nhắm mắt, chỉ dùng tai phải chỉ lên trên.
Vốn tưởng rằng Văn Hiền sẽ lập tức đuổi nó đi nhưng không ngờ một lúc sau vẫn không có bất cứ động tĩnh gì.
Tôi cố lấy dũng khí mở mắt ra, từ từ ngẩng đầu, chỉ thấy anh đang ngồi bên cạnh tôi.
"Con dơi ấy bay rồi sao?" Giọng tôi vẫn còn đang run.
"Dơi vẫn còn, có điều không cần sợ." Anh có vẻ như đang rất hưng phấn. "Đó là bà anh."
Tôi kinh ngạc, không biết là vì con dơi vẫn còn trong phòng? Hay là do câu nói của Văn Hiền?
"Đừng sợ." Văn Hiền nhẹ nhàng ôm lấy vai tôi.
"Anh mau đuổi nó đi!"
"Không." Không ngờ anh lại mỉm cười. "Bà anh hóa thành con dơi, bay về nhà gặp anh đấy."
"Anh nói gì thế?" Tôi ngây người.
Văn Hiền không trả lời tôi, chỉ ngẩng đầu nhìn con dơi, thì thào tự nói.
"Đúng rồi, bà còn chưa được thấy Tiểu Kiệt, bà nhất định rất muốn thấy Tiểu Kiệt."
Văn Hiền ôm Tiểu Kiệt từ trong lòng tôi ra, để Tiểu Kiệt ngồi lên đùi mình, nâng khuôn mặt bé lên.
"Tiểu Kiệt ngoan nào, đừng khóc. Cụ đến thăm con đấy."
Tôi lại kinh hãi, muốn ôm Tiểu Kiệt lại nhưng hai tay vẫn còn đang run, không dùng sức nổi.
Còn Tiểu Kiệt, không hiểu sao lại ngừng khóc.
Tôi trốn sau lưng Văn Hiên, co người lại, híp mắt, hai tay nắm lấy vai anh, lén nhìn lên không trung.
Con dơi kia vẫn bay quanh không trung như trước, dường như không tìm được đường nào để rời khỏi.
Nó càng bay càng nhanh, nhịp tim đập của tôi cũng càng lúc càng nhanh.
Đột nhiên, con dơi đột nhiên hạ xuống, lao thẳng về phía Văn Hiền và Tiểu Kiệt.
Tôi theo phản xạ, lập tức cúi xuống, không ngừng hét lên.
"Em đã chứng minh giọng mình rất cao và to." Văn Hiền cười nói: "Có thể ngừng hét được rồi."
"Con dơi đâu?"
"Đi rồi."
"Thật chứ?"
"Ừ." Văn Hiền nói: "Bà nội đi rồi."
"Sao anh lại gọi con dơi là bà nội?" Tôi kinh hồn, lên tiếng phủ định.
"Em từng nghe qua chuyện này chưa?" Anh nói: "Người thân hay người yêu sau khi chết sẽ hóa thành con dơi bay về nhà gặp những người mà họ mong nhớ khi còn sống."
"Em chưa từng nghe chuyện này bao giờ." Tôi hỏi. "Anh nghe được ở đâu vậy?"
"Cái này là bà nội kể cho anh."
"Sao không hóa thành các loại chim như chim én chim sẻ gì đó, sao lại phải hóa thành dơi?"
"Em có thành kiến gì với dơi sao?"
Tôi vốn chẳng có thành kiến gì với dơi,, tôi chỉ cảm thấy hình dạng nó thật quá khó coi.
Có người ghét chuột, lại có người sợ chuột, còn tôi thì vừa ghét lại vừa sợ.
Nếu con chuột ấy còn biết bay, vậy so với chuột thường còn đáng sợ hơn gấp mười lần.
Đối với tôi mà nói, con dơi chẳng khác nào chuột biết bay.
Lần đầu tiên tôi tận mắt thấy dơi là khi ở Niệm Quốc, khi đó nó cũng bay vòng quanh gian nhà.
Tôi sợ đến ngây người, miệng há hốc mà hét không ra tiếng, toàn thân cứng đờ, người nổi da gà.
Nó đột nhiên lao xuống phía tôi, cách chóp mũi tôi chỉ chừng năm cm thì lại lượn lên.
Lại bay vòng quanh gian nhà một vòng, cuối cùng tìm được khe hở ở cửa sổ, bay ra.
Sau khi con dơi bay đi ba phút, thân thể không cách nào cửa động của tôi mới khôi phục tri giác, lúc này cũng mới phát ra âm thanh nổi.
Tôi bắt đầu khóc lên hu hu, tiếng khóc làm cho mẹ và em trai giật mình.
Thật ra tôi không phải con gái hay khóc, thậm chí có thể nói là đứa con gái hầu như không bao giờ khóc.
Cho dù khi cha mất, tôi cũng không khóc thành tiếng, chỉ rơi nước mắt thôi.
Nhưng lần đó, tận mắt thấy con dơi xong, lại khiến tôi khóc liền hai tiếng đồng hồ, cơm tối cũng bỏ.
Dơi là động vật đáng sợ như thế, bởi vậy câu chuyện người thân hay người yêu sau khi mất đi sẽ hóa thân thành dơi quay về, tôi không những cảm thấy rất khó tin mà từ tận đáy lòng cũng không muốn tin tưởng.
"Anh tin vào chuyện này sao?" Tôi hỏi Văn Hiền.
"Ừ." Anh gật đầu. "Vì cái này là do bà kể."
Thần sắc Văn Hiền vô cùng chắc chắn, tôi bèn ngừng biểu lộ nghi vấn đối với câu chuyện này.
Tình cảm của Văn Hiền với bà anh rất tốt, vì có thể nói anh do bà một tay nuôi lớn.
Bà anh có bảy đứa cháu trai, bốn đứa cháu gái. Văn Hiền không phải cháu đích tôn, cũng không phải cháu út, anh xếp thứ năm.
Theo ý thuyết, đáng ra không có lý do gì để bà nội đặc biệt yêu quý anh, nhưng bà lại có duyên với anh.
Trong số mười một đứa cháu trai cháu gái, chỉ có Văn Hiền là thuận tay trái, mà bà anh, vừa hay, cũng thuận tay trái.
Tất cả mọi người đều nói đây là bởi Văn Hiền được bà nội nuôi nấng.
Sau khi Văn Hiền được sinh ra, cha mẹ anh đều rất bận rộn, vì vậy bà nội tình nguyện tới chăm sóc cho anh.
Lúc trẻ con, bú sữa, ăn cơm, tắm rửa, thay tã, mọi thứ gần như đều do bà anh làm.
Khi đi nhà trẻ, bà cũng là người dắt tay anh tới trường, tan học cũng tới nhà trẻ đón anh.
Khi lên tiểu học, anh luôn ngủ trưa cùng bà nội, trừ phi phải ở trường cả ngày.
Khi học cấp ba, có lần Văn Hiền ham chơi quên luôn thời gian, mười một giờ rưỡi mới về đến nhà.
Văn Hiền len lén bước vào cửa, phát hiện bà nội lúc bình thường chín giờ đã ngủ say không ngờ lại đang ngồi trong sân chờ anh.
Bà thấy Văn Hiền rồi, không hề nói gì, chỉ nắm tay anh dắt vào trong nhà.
Vừa bước vào trong nhà đã thấy cha anh tay lăm lăm cây roi dài, ngồi trên ghế sô pha.
"Thằng chết bầm" Cha thở phì phò đứng dậy giơ cây roi lên: "Đi chơi đâu mà đến giờ mới về?"
"Con đi ngủ đi." Bà nội nói.
"Mẹ." Cha anh nói: "Mẹ đừng xen vào."
"Bảo con đi ngủ đi, không nghe thấy gì à?" Bà cao giọng nói: "Đi ngủ đi."
Cây roi trong tay cha anh hơi rung rung, nhưng chỉ đành trừng mắt nhìn bà dắt tay Văn Hiền lên trên lầu.
Bà nội dắt anh lên tới phòng trên tầng hai mới buông tay.
"Mau ngủ đi." Bà xoa đầu anh. "Mai con còn phải học đấy."
Ngày Văn Hiền phải rời nhà tới Đài Bắc học đại học, bà nội kiên quyết tiễn anh.
Khu vực quanh nhà không có tàu hỏa, Văn Hiền phải ngồi xe bus đến ga tàu trong thành phố gần đó, đón tàu lên Đài Bắc.
Cha anh nói con trai lớn rồi, để nó đi xe một mình là được, nhưng bà nội nói gì cũng không chịu.
Cha anh đành phải theo bà, cùng Văn Hiền ngồi xe một giờ đến ga tàu ở thành phố gần đó.
Khi đợi tàu ở ga, bà kéo tay Văn Hiền đi ra vài bước, sau đó nhỏ giọng nói:
"Khoản tiền này cho con." Bà nhét một chút tiền vào trong lòng bàn tay anh. "Đừng để cha con biết đấy."
Mãi tới tận khi tàu hỏa vào ga, bà vẫn luôn nắm chặt tay anh.
Khi Văn Hiền vừa tốt nghiệp đại học, anh với tôi cũng trờ thành người yêu.
Không bao lâu sau, anh đưa tôi về nhà gặp bà, vì bà luôn bảo muốn gặp tôi.
Tôi và Văn Hiên vừa bước vào sân, bà lập tức đẩy cửa, bước về phía tôi.
"Đẹp quá." Bà nắm lấy hai tay tôi, quan sát kỹ toàn thân. "Đẹp quá."
Ăn tối xong, bà lại len lén kéo tôi ra sân, lấy ra một cái nhẫn phỉ thúy, đưa cho tôi.
"Cháu không thể nhận được." Tôi kinh ngạc, ra sức xua tay, hơn nữa xem ra cái nhẫn này giá trị không nhỏ.
"Nhận được chứ." Bà trực tiếp đeo nhẫn vào ngón tay tôi, sau đó cười nói: "Vừa lắm."
Ngày tôi và Văn Hiền kết hôn, sau khi tiệc cưới kết thúc, bà lặng lẽ bước vào trong phòng nhìn tôi, nói:
"Thằng nhóc Văn Hiền này, bà đã coi nó từ nhỏ đến lớn, tính tình nó cương trực thẳng thắn, dễ xúc động, con phải dạy dỗ nó cho tốt. Nếu con gặp chuyện ủy khuất gì thì phải nói với bà, đừng cãi nhau với nó nhé. Vợ chồng là duyên nợ cả đời, phải nâng đỡ lẫn nhau, thông cảm cho nhau, cùng chịu khó chịu khổ."
"Con hiểu mà." Tôi gật đầu.
"Cám ơn con." Bà đột nhiên rơi nước mắt. "Sau này Văn Hiên phải nhờ con chăm sóc rồi."
"Bà." Viền mắt tôi cũng đỏ lên. "Ngàn vạn lần đừng nói thế."
Khi tôi mang thai Tiểu Kiệt bốn tháng, bà lừa cha Văn Hiền, một mình lên Đài Bắc thăm tôi.
Bà mang theo hai bao lớn đầy thuốc bổ với nguyên liệu nấu ăn, vừa đến nhà đã mang hết vào trong bếp.
"Lần mang thai đầu tiên rất khổ cực, cần đặc biệt chú ý." Lúc gần đi, bà nắm tay tôi, căn dặn ngàn vạn lời.
"Phải chăm sóc thân thể cho tốt, không được nâng vật nặng, không được để quá mệt, phải nhớ ăn đồ bổ."
Tôi nhớ mình chỉ gật đầu liên tục.
Sau khi Tiểu Kiệt ra đời, bệnh tình của bà nặng thêm, bắt đầu ra vào bệnh viện nhiều lần liền.
Tiểu Kiệt vừa đầy tháng, Văn Hiền biết bà rất muốn thấy cháu, định mang Tiểu Kiệt về nhà thăm bà.
"Giờ bà đang bệnh, đừng để cháu nó tới đây thấy bà, như vậy không tốt cho trẻ con." Bà nói.
"Không sao đâu." Văn Hiền nói qua điện thoại.
"Con không hiểu rồi, làm vậy không tốt cho việc nuôi dạy nó." Bà nói. "Chờ bà khỏe lên rồi hãy nói."
Nhưng tình hình của bà càng lúc càng xấu đi, vì vậy bà chưa từng gặp Tiểu Kiệt.
Trước khi mất một tháng, bà luôn nằm trong bệnh viện.
Trong khoảng thời gian này, Văn Hiền từ Đài Bắc về thăm bà bốn lần, nhưng lần nào cũng vậy, bà đều không mấy tỉnh táo.
Làn cuối tới gặp bà, bà nắm tay Văn Hiền, nhưng lại gọi tên ông nội anh.
Tối hôm bà mất, điện thoại Văn Hiền kêu vang, là cha anh gọi tới.
Cha nói bà sắp mất rồi, miệng không ngừng gọi tên Văn Hiền.
Văn Hiền lập tức bảo cha đặt di động ra gần tai bà, rồi thần sắc nặng nề rời phòng khách, ra ban công.
"Bà. Con Văn Hiền đây. Bà, bà đừng sợ, cứ buông lỏng thôi. Bình thường bà vẫn hay thành tâm kính bái Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát nhất định sẽ đến đón bà. Bà phải nhớ kỹ, đi theo Bồ Tát, đi với người, người nhất định sẽ mang bà tới thế giới tây phương cực lạc. Bà nội ơi, bà đừng sợ gì, Bồ tát sẽ chiếu cố cho bà. Bà ơi, bà có nghe thấy gì không? Bà ơi, bà ơi, bà ơi..."
Cha anh nói bên đầu kia điện thoại, bà đã ra đi rồi, thần sắc rất thoải mái.
Văn Hiền tắt di động, sau đó ngồi xuống, lặng lẽ rơi nước mắt ở một góc ban công.
Tôi không biết làm sao để an ủi Văn Hiền, vì vậy để anh một mình ở ngoài ban công ấy.
Đêm hôm đó, Văn Hiền gần như không ngủ.
Văn Hiền nói không cách nào thấy mặt bà lần cuối là tiếc nuối lớn nhất trong đời anh.
Anh cũng tin rằng, không cách nào gặp mặt mình lần cuối trước khi ra đi, bà chắc chắn cũng rất tiếc nuối.
"Nhưng giờ bà đến thăm anh rồi, cả anh với bà đều sẽ không tiếc nuối nữa." Văn Hiền mỉm cười.
"Hơn nữa bà thấy Tiểu Kiệt khỏe mạnh đáng yêu như vậy, chắc chắn cũng rất hài lòng."
Lúc này tôi mới phát hiện, tuy anh vẫn nở nụ cười nhẹ nhàng, nhưng mặt đầy vệt lệ, viền mắt cũng đỏ bừng.
Từ khi bà mất tới giờ, tôi gần như không thấy Văn Hiền cười.
Anh thường giữ bộ dạng đăm chiêu, thi thoảng lại lén lút rơi nước mắt.
Mà lúc này, thần sắc anh vô cùng thoải mái, nụ cười dù nhẹ nhưng lại đầy thỏa mãn.
"Lần đầy tiên thấy dơi là khi anh đang học cấp hai, có một con dơi bay loạn khắp nơi trong nhà."
Văn Hiền nói với tôi. "Anh đoán chắc nó đuổi theo côn trung nên không cẩn thận xông vào trong nhà."
Văn Hiền nói khi đó anh lập tức vào phòng tắm lấy khăn mặt, sau đó vẫy vẫy cái khăn.
Định đuổi con dơi về phía cửa sổ, để nó bay ra được theo hướng cửa sổ ấy.
"Con đang làm gì thế?" Bà quát to. "Mau ngừng lại!"
Văn Hiền hoảng sợ, ngừng vẫy cái khăn.
"Lại đây, ra ngồi cạnh bà." Bà nói: "Đấy là ông nội con."
Phản ứng của Văn Hiền lúc đó cũng hệt như tôi, chẳng hiểu ra sao, song vẫn ngồi xuống bên cạnh bà.
Vì vậy, Văn Hiền với bà cùng ngồi trên ghế sô pha, nhìn con dơi bay vòng vòng trên không trung.
Sau khi bay một hồi, con dơi đột nhiên chuyển hướng bay sang phía bà, khi sắp đụng phải bà thì lại nhanh chóng bay vòng lên.
Giống như máy bay phô diễn kỹ năng vậy.
Sau khi con dơi bay khỏi, Văn Hiền quay đầu lại muốn hỏi, chỉ thấy bà đang khóc, không ngừng lau nước mắt.
Ông nội anh mất chỉ mười ngày trước khi con dơi xuất hiện.
"Ông đang làm ruộng một mình đột nhiên cơ tim bị tắc nghẽn, bất ngờ ra đi. Bà đợi ông về nhà ăn trưa không thấy bèn ra đồng tìm, mới phát hiện ông đã mất."
Bà khóc rất thương tâm, hơn nữa còn tự trách, hối hận không thôi, suốt một tuần liền gần như không ăn không uống không ngủ.
Cha của Văn Hiền lo thân thể bà không chịu đựng được bèn đưa bà vào viện nằm truyền nước ba ngày.
Không ngờ bà vừa về nhà lại thấy có dơi.
"Người thân hay người yêu chết đi sẽ hóa thành dơi, bay về thăm những người họ thương yêu khi còn sống." Bà nói với Văn Hiền. "Đây là chuyện ông nói cho bà."
Tuy bà nước mắt lưng tròng, nhưng khi kể lại chuyện này, khuôn mặt lại nở nụ cười thỏa mãn.
"Ông con còn nói, nếu ông đi trước bà, ông nhất định sẽ hóa thành dơi bay về nhà gặp bà."
Bà mỉm cười rất thoải mái: "Ông không gạt bà, thực sự đã về gặp bà rồi."
Văn Hiền nói, vốn anh không quá tin vào chuyện này, nhưng khi thấy thần sắc thỏa mãn và nụ cười của bà, hơn nữa sau khi thấy con dơi, bà cũng không còn suốt ngày như người mất hồn nữa, anh cũng bắt đầu tin.
"Sau đó bà còn nói với anh, tương lai có ngày bà mất, bà cũng sẽ hóa thành dơi bay về nhà thăm anh." Văn Hiền cười. "Kết quả bà cũng không lừa anh."
Tôi nghĩ, Văn Hiền đã tin tưởng từ đáy lòng vào chuyện người thân hay người yêu sau khi chết sẽ hóa thân thành dơi.
Nhưng tôi vẫn cảm thấy câu chuyện này thật khó tin.
"Nhưng mà chuyện này thật quá..." Rốt cuộc tôi không nén nổi nghi hoặc.
"Quá khó tin phải không." Văn Hiền nói. "Cũng như người ở miền biển, lúc ăn cá thì không lật cá vậy. Chuyện này thực ra cũng chỉ là một loại tâm tình đơn giản."
"Tâm tình ra sao?"
"Muốn an ủi người còn sống và cảm thương cho người đã mất."
Tuy rằng tôi không hiểu nhưng lại cảm nhận được.
Khi tôi học cấp hai, cha qua đời, tới nay vừa tròn hai mươi năm.
Khi cha mất tôi không kịp tới thấy mặt cha lần cuối, điều này đã luôn canh cánh trong lòng tôi suốt hai mươi năm.
Nếu cha cũng có thẻ hóa thành dơi về gặp tôi, vậy có lẽ tiếc nuối trong lòng tôi cũng có thể tan bớt.
Chỉ tiếc là từ sau khi cha qua đời, tôi chưa bao giờ thấy dơi bay vào trong nhà mình.
Cha sẽ biến thành dơi về nhà gặp tôi chứ?
Bà của Văn Hiền đã mất hồi cuối tuần, sáng sớm hôm nay sẽ cử hành tang lễ ở nhà lễ tang.
Sau khi lễ tang kết thúc, thi thể bà sẽ được hỏa táng, tro cốt đặt trong tháp linh cốt mà nhà nước xây dựng.
Vì Tiểu Kiệt mới có bảy tháng tuổi, người nhà lo rằng tham gia tang lễ có thể tạo thành xung sát với nó.
Vì vậy để đứa cháu dâu là tôi ở lại trong nhà chăm sóc Tiểu Kiệt.
Sau cả ngày bận rộn, Văn Hiền với mọi người trong nhà sau khi trở về bèn ngồi dưới lầu uống trà nói chuyện phiếm.
Tôi ngồi trên cái giường trong căn phòng nhỏ ở tầng hai, ôm Tiểu Kiệt vừa bú no sữa, nhẹ giọng ru nó vào giấc ngủ.
Ngoài trời sắc trời dần tối, có vẻ thật xa cách với tiếng ồn ào rầm rĩ chen chúc của thành phố lúc đêm khuya.
Làng chài nhỏ lúc này thật vằng vẻ, chỉ mơ hồ nghe được tiếng ếch với côn trùng kêu vang.
Bầu không khí vắng vẻ đột nhiên bị quấy nhiễu, trên không trung vang lên tiếng đập cánh khiến tôi không khỏi ngẩng đầu nhìn lên.
Chỉ thấy một bóng dáng màu xám nhanh chóng bay vòng quanh căn phòng.
Hình dáng nó không giống như chim, chắc là....
Nó là dơi!
"Á!"
Tôi quá mức kinh hãi, lập tức hét ầm lên.
Tiểu Kiệt trong lòng cũng bị tôi dọa phát sợ, cũng khóc lớn.
Tôi cúi đầu xuống, nhắm mắt lại, ôm chặt Tiểu Kiệt, da đầu tê dại, toàn thân run lên, lông tóc dựng đứng.
Bên tai vang lên tiếng leo cầu thang gấp gáp, cửa phòng bật mở.
"Sao thế em?" Giọng Văn Hiền đầy vẻ căng thẳng.
"Có..." Hàm răng tôi run lên cầm cập. "Có dơi."
"Ở đâu?"
Tôi vẫn cúi đầu nhắm mắt, chỉ dùng tai phải chỉ lên trên.
Vốn tưởng rằng Văn Hiền sẽ lập tức đuổi nó đi nhưng không ngờ một lúc sau vẫn không có bất cứ động tĩnh gì.
Tôi cố lấy dũng khí mở mắt ra, từ từ ngẩng đầu, chỉ thấy anh đang ngồi bên cạnh tôi.
"Con dơi ấy bay rồi sao?" Giọng tôi vẫn còn đang run.
"Dơi vẫn còn, có điều không cần sợ." Anh có vẻ như đang rất hưng phấn. "Đó là bà anh."
Tôi kinh ngạc, không biết là vì con dơi vẫn còn trong phòng? Hay là do câu nói của Văn Hiền?
"Đừng sợ." Văn Hiền nhẹ nhàng ôm lấy vai tôi.
"Anh mau đuổi nó đi!"
"Không." Không ngờ anh lại mỉm cười. "Bà anh hóa thành con dơi, bay về nhà gặp anh đấy."
"Anh nói gì thế?" Tôi ngây người.
Văn Hiền không trả lời tôi, chỉ ngẩng đầu nhìn con dơi, thì thào tự nói.
"Đúng rồi, bà còn chưa được thấy Tiểu Kiệt, bà nhất định rất muốn thấy Tiểu Kiệt."
Văn Hiền ôm Tiểu Kiệt từ trong lòng tôi ra, để Tiểu Kiệt ngồi lên đùi mình, nâng khuôn mặt bé lên.
"Tiểu Kiệt ngoan nào, đừng khóc. Cụ đến thăm con đấy."
Tôi lại kinh hãi, muốn ôm Tiểu Kiệt lại nhưng hai tay vẫn còn đang run, không dùng sức nổi.
Còn Tiểu Kiệt, không hiểu sao lại ngừng khóc.
Tôi trốn sau lưng Văn Hiên, co người lại, híp mắt, hai tay nắm lấy vai anh, lén nhìn lên không trung.
Con dơi kia vẫn bay quanh không trung như trước, dường như không tìm được đường nào để rời khỏi.
Nó càng bay càng nhanh, nhịp tim đập của tôi cũng càng lúc càng nhanh.
Đột nhiên, con dơi đột nhiên hạ xuống, lao thẳng về phía Văn Hiền và Tiểu Kiệt.
Tôi theo phản xạ, lập tức cúi xuống, không ngừng hét lên.
"Em đã chứng minh giọng mình rất cao và to." Văn Hiền cười nói: "Có thể ngừng hét được rồi."
"Con dơi đâu?"
"Đi rồi."
"Thật chứ?"
"Ừ." Văn Hiền nói: "Bà nội đi rồi."
"Sao anh lại gọi con dơi là bà nội?" Tôi kinh hồn, lên tiếng phủ định.
"Em từng nghe qua chuyện này chưa?" Anh nói: "Người thân hay người yêu sau khi chết sẽ hóa thành con dơi bay về nhà gặp những người mà họ mong nhớ khi còn sống."
"Em chưa từng nghe chuyện này bao giờ." Tôi hỏi. "Anh nghe được ở đâu vậy?"
"Cái này là bà nội kể cho anh."
"Sao không hóa thành các loại chim như chim én chim sẻ gì đó, sao lại phải hóa thành dơi?"
"Em có thành kiến gì với dơi sao?"
Tôi vốn chẳng có thành kiến gì với dơi,, tôi chỉ cảm thấy hình dạng nó thật quá khó coi.
Có người ghét chuột, lại có người sợ chuột, còn tôi thì vừa ghét lại vừa sợ.
Nếu con chuột ấy còn biết bay, vậy so với chuột thường còn đáng sợ hơn gấp mười lần.
Đối với tôi mà nói, con dơi chẳng khác nào chuột biết bay.
Lần đầu tiên tôi tận mắt thấy dơi là khi ở Niệm Quốc, khi đó nó cũng bay vòng quanh gian nhà.
Tôi sợ đến ngây người, miệng há hốc mà hét không ra tiếng, toàn thân cứng đờ, người nổi da gà.
Nó đột nhiên lao xuống phía tôi, cách chóp mũi tôi chỉ chừng năm cm thì lại lượn lên.
Lại bay vòng quanh gian nhà một vòng, cuối cùng tìm được khe hở ở cửa sổ, bay ra.
Sau khi con dơi bay đi ba phút, thân thể không cách nào cửa động của tôi mới khôi phục tri giác, lúc này cũng mới phát ra âm thanh nổi.
Tôi bắt đầu khóc lên hu hu, tiếng khóc làm cho mẹ và em trai giật mình.
Thật ra tôi không phải con gái hay khóc, thậm chí có thể nói là đứa con gái hầu như không bao giờ khóc.
Cho dù khi cha mất, tôi cũng không khóc thành tiếng, chỉ rơi nước mắt thôi.
Nhưng lần đó, tận mắt thấy con dơi xong, lại khiến tôi khóc liền hai tiếng đồng hồ, cơm tối cũng bỏ.
Dơi là động vật đáng sợ như thế, bởi vậy câu chuyện người thân hay người yêu sau khi mất đi sẽ hóa thân thành dơi quay về, tôi không những cảm thấy rất khó tin mà từ tận đáy lòng cũng không muốn tin tưởng.
"Anh tin vào chuyện này sao?" Tôi hỏi Văn Hiền.
"Ừ." Anh gật đầu. "Vì cái này là do bà kể."
Thần sắc Văn Hiền vô cùng chắc chắn, tôi bèn ngừng biểu lộ nghi vấn đối với câu chuyện này.
Tình cảm của Văn Hiền với bà anh rất tốt, vì có thể nói anh do bà một tay nuôi lớn.
Bà anh có bảy đứa cháu trai, bốn đứa cháu gái. Văn Hiền không phải cháu đích tôn, cũng không phải cháu út, anh xếp thứ năm.
Theo ý thuyết, đáng ra không có lý do gì để bà nội đặc biệt yêu quý anh, nhưng bà lại có duyên với anh.
Trong số mười một đứa cháu trai cháu gái, chỉ có Văn Hiền là thuận tay trái, mà bà anh, vừa hay, cũng thuận tay trái.
Tất cả mọi người đều nói đây là bởi Văn Hiền được bà nội nuôi nấng.
Sau khi Văn Hiền được sinh ra, cha mẹ anh đều rất bận rộn, vì vậy bà nội tình nguyện tới chăm sóc cho anh.
Lúc trẻ con, bú sữa, ăn cơm, tắm rửa, thay tã, mọi thứ gần như đều do bà anh làm.
Khi đi nhà trẻ, bà cũng là người dắt tay anh tới trường, tan học cũng tới nhà trẻ đón anh.
Khi lên tiểu học, anh luôn ngủ trưa cùng bà nội, trừ phi phải ở trường cả ngày.
Khi học cấp ba, có lần Văn Hiền ham chơi quên luôn thời gian, mười một giờ rưỡi mới về đến nhà.
Văn Hiền len lén bước vào cửa, phát hiện bà nội lúc bình thường chín giờ đã ngủ say không ngờ lại đang ngồi trong sân chờ anh.
Bà thấy Văn Hiền rồi, không hề nói gì, chỉ nắm tay anh dắt vào trong nhà.
Vừa bước vào trong nhà đã thấy cha anh tay lăm lăm cây roi dài, ngồi trên ghế sô pha.
"Thằng chết bầm" Cha thở phì phò đứng dậy giơ cây roi lên: "Đi chơi đâu mà đến giờ mới về?"
"Con đi ngủ đi." Bà nội nói.
"Mẹ." Cha anh nói: "Mẹ đừng xen vào."
"Bảo con đi ngủ đi, không nghe thấy gì à?" Bà cao giọng nói: "Đi ngủ đi."
Cây roi trong tay cha anh hơi rung rung, nhưng chỉ đành trừng mắt nhìn bà dắt tay Văn Hiền lên trên lầu.
Bà nội dắt anh lên tới phòng trên tầng hai mới buông tay.
"Mau ngủ đi." Bà xoa đầu anh. "Mai con còn phải học đấy."
Ngày Văn Hiền phải rời nhà tới Đài Bắc học đại học, bà nội kiên quyết tiễn anh.
Khu vực quanh nhà không có tàu hỏa, Văn Hiền phải ngồi xe bus đến ga tàu trong thành phố gần đó, đón tàu lên Đài Bắc.
Cha anh nói con trai lớn rồi, để nó đi xe một mình là được, nhưng bà nội nói gì cũng không chịu.
Cha anh đành phải theo bà, cùng Văn Hiền ngồi xe một giờ đến ga tàu ở thành phố gần đó.
Khi đợi tàu ở ga, bà kéo tay Văn Hiền đi ra vài bước, sau đó nhỏ giọng nói:
"Khoản tiền này cho con." Bà nhét một chút tiền vào trong lòng bàn tay anh. "Đừng để cha con biết đấy."
Mãi tới tận khi tàu hỏa vào ga, bà vẫn luôn nắm chặt tay anh.
Khi Văn Hiền vừa tốt nghiệp đại học, anh với tôi cũng trờ thành người yêu.
Không bao lâu sau, anh đưa tôi về nhà gặp bà, vì bà luôn bảo muốn gặp tôi.
Tôi và Văn Hiên vừa bước vào sân, bà lập tức đẩy cửa, bước về phía tôi.
"Đẹp quá." Bà nắm lấy hai tay tôi, quan sát kỹ toàn thân. "Đẹp quá."
Ăn tối xong, bà lại len lén kéo tôi ra sân, lấy ra một cái nhẫn phỉ thúy, đưa cho tôi.
"Cháu không thể nhận được." Tôi kinh ngạc, ra sức xua tay, hơn nữa xem ra cái nhẫn này giá trị không nhỏ.
"Nhận được chứ." Bà trực tiếp đeo nhẫn vào ngón tay tôi, sau đó cười nói: "Vừa lắm."
Ngày tôi và Văn Hiền kết hôn, sau khi tiệc cưới kết thúc, bà lặng lẽ bước vào trong phòng nhìn tôi, nói:
"Thằng nhóc Văn Hiền này, bà đã coi nó từ nhỏ đến lớn, tính tình nó cương trực thẳng thắn, dễ xúc động, con phải dạy dỗ nó cho tốt. Nếu con gặp chuyện ủy khuất gì thì phải nói với bà, đừng cãi nhau với nó nhé. Vợ chồng là duyên nợ cả đời, phải nâng đỡ lẫn nhau, thông cảm cho nhau, cùng chịu khó chịu khổ."
"Con hiểu mà." Tôi gật đầu.
"Cám ơn con." Bà đột nhiên rơi nước mắt. "Sau này Văn Hiên phải nhờ con chăm sóc rồi."
"Bà." Viền mắt tôi cũng đỏ lên. "Ngàn vạn lần đừng nói thế."
Khi tôi mang thai Tiểu Kiệt bốn tháng, bà lừa cha Văn Hiền, một mình lên Đài Bắc thăm tôi.
Bà mang theo hai bao lớn đầy thuốc bổ với nguyên liệu nấu ăn, vừa đến nhà đã mang hết vào trong bếp.
"Lần mang thai đầu tiên rất khổ cực, cần đặc biệt chú ý." Lúc gần đi, bà nắm tay tôi, căn dặn ngàn vạn lời.
"Phải chăm sóc thân thể cho tốt, không được nâng vật nặng, không được để quá mệt, phải nhớ ăn đồ bổ."
Tôi nhớ mình chỉ gật đầu liên tục.
Sau khi Tiểu Kiệt ra đời, bệnh tình của bà nặng thêm, bắt đầu ra vào bệnh viện nhiều lần liền.
Tiểu Kiệt vừa đầy tháng, Văn Hiền biết bà rất muốn thấy cháu, định mang Tiểu Kiệt về nhà thăm bà.
"Giờ bà đang bệnh, đừng để cháu nó tới đây thấy bà, như vậy không tốt cho trẻ con." Bà nói.
"Không sao đâu." Văn Hiền nói qua điện thoại.
"Con không hiểu rồi, làm vậy không tốt cho việc nuôi dạy nó." Bà nói. "Chờ bà khỏe lên rồi hãy nói."
Nhưng tình hình của bà càng lúc càng xấu đi, vì vậy bà chưa từng gặp Tiểu Kiệt.
Trước khi mất một tháng, bà luôn nằm trong bệnh viện.
Trong khoảng thời gian này, Văn Hiền từ Đài Bắc về thăm bà bốn lần, nhưng lần nào cũng vậy, bà đều không mấy tỉnh táo.
Làn cuối tới gặp bà, bà nắm tay Văn Hiền, nhưng lại gọi tên ông nội anh.
Tối hôm bà mất, điện thoại Văn Hiền kêu vang, là cha anh gọi tới.
Cha nói bà sắp mất rồi, miệng không ngừng gọi tên Văn Hiền.
Văn Hiền lập tức bảo cha đặt di động ra gần tai bà, rồi thần sắc nặng nề rời phòng khách, ra ban công.
"Bà. Con Văn Hiền đây. Bà, bà đừng sợ, cứ buông lỏng thôi. Bình thường bà vẫn hay thành tâm kính bái Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát nhất định sẽ đến đón bà. Bà phải nhớ kỹ, đi theo Bồ Tát, đi với người, người nhất định sẽ mang bà tới thế giới tây phương cực lạc. Bà nội ơi, bà đừng sợ gì, Bồ tát sẽ chiếu cố cho bà. Bà ơi, bà có nghe thấy gì không? Bà ơi, bà ơi, bà ơi..."
Cha anh nói bên đầu kia điện thoại, bà đã ra đi rồi, thần sắc rất thoải mái.
Văn Hiền tắt di động, sau đó ngồi xuống, lặng lẽ rơi nước mắt ở một góc ban công.
Tôi không biết làm sao để an ủi Văn Hiền, vì vậy để anh một mình ở ngoài ban công ấy.
Đêm hôm đó, Văn Hiền gần như không ngủ.
Văn Hiền nói không cách nào thấy mặt bà lần cuối là tiếc nuối lớn nhất trong đời anh.
Anh cũng tin rằng, không cách nào gặp mặt mình lần cuối trước khi ra đi, bà chắc chắn cũng rất tiếc nuối.
"Nhưng giờ bà đến thăm anh rồi, cả anh với bà đều sẽ không tiếc nuối nữa." Văn Hiền mỉm cười.
"Hơn nữa bà thấy Tiểu Kiệt khỏe mạnh đáng yêu như vậy, chắc chắn cũng rất hài lòng."
Lúc này tôi mới phát hiện, tuy anh vẫn nở nụ cười nhẹ nhàng, nhưng mặt đầy vệt lệ, viền mắt cũng đỏ bừng.
Từ khi bà mất tới giờ, tôi gần như không thấy Văn Hiền cười.
Anh thường giữ bộ dạng đăm chiêu, thi thoảng lại lén lút rơi nước mắt.
Mà lúc này, thần sắc anh vô cùng thoải mái, nụ cười dù nhẹ nhưng lại đầy thỏa mãn.
"Lần đầy tiên thấy dơi là khi anh đang học cấp hai, có một con dơi bay loạn khắp nơi trong nhà."
Văn Hiền nói với tôi. "Anh đoán chắc nó đuổi theo côn trung nên không cẩn thận xông vào trong nhà."
Văn Hiền nói khi đó anh lập tức vào phòng tắm lấy khăn mặt, sau đó vẫy vẫy cái khăn.
Định đuổi con dơi về phía cửa sổ, để nó bay ra được theo hướng cửa sổ ấy.
"Con đang làm gì thế?" Bà quát to. "Mau ngừng lại!"
Văn Hiền hoảng sợ, ngừng vẫy cái khăn.
"Lại đây, ra ngồi cạnh bà." Bà nói: "Đấy là ông nội con."
Phản ứng của Văn Hiền lúc đó cũng hệt như tôi, chẳng hiểu ra sao, song vẫn ngồi xuống bên cạnh bà.
Vì vậy, Văn Hiền với bà cùng ngồi trên ghế sô pha, nhìn con dơi bay vòng vòng trên không trung.
Sau khi bay một hồi, con dơi đột nhiên chuyển hướng bay sang phía bà, khi sắp đụng phải bà thì lại nhanh chóng bay vòng lên.
Giống như máy bay phô diễn kỹ năng vậy.
Sau khi con dơi bay khỏi, Văn Hiền quay đầu lại muốn hỏi, chỉ thấy bà đang khóc, không ngừng lau nước mắt.
Ông nội anh mất chỉ mười ngày trước khi con dơi xuất hiện.
"Ông đang làm ruộng một mình đột nhiên cơ tim bị tắc nghẽn, bất ngờ ra đi. Bà đợi ông về nhà ăn trưa không thấy bèn ra đồng tìm, mới phát hiện ông đã mất."
Bà khóc rất thương tâm, hơn nữa còn tự trách, hối hận không thôi, suốt một tuần liền gần như không ăn không uống không ngủ.
Cha của Văn Hiền lo thân thể bà không chịu đựng được bèn đưa bà vào viện nằm truyền nước ba ngày.
Không ngờ bà vừa về nhà lại thấy có dơi.
"Người thân hay người yêu chết đi sẽ hóa thành dơi, bay về thăm những người họ thương yêu khi còn sống." Bà nói với Văn Hiền. "Đây là chuyện ông nói cho bà."
Tuy bà nước mắt lưng tròng, nhưng khi kể lại chuyện này, khuôn mặt lại nở nụ cười thỏa mãn.
"Ông con còn nói, nếu ông đi trước bà, ông nhất định sẽ hóa thành dơi bay về nhà gặp bà."
Bà mỉm cười rất thoải mái: "Ông không gạt bà, thực sự đã về gặp bà rồi."
Văn Hiền nói, vốn anh không quá tin vào chuyện này, nhưng khi thấy thần sắc thỏa mãn và nụ cười của bà, hơn nữa sau khi thấy con dơi, bà cũng không còn suốt ngày như người mất hồn nữa, anh cũng bắt đầu tin.
"Sau đó bà còn nói với anh, tương lai có ngày bà mất, bà cũng sẽ hóa thành dơi bay về nhà thăm anh." Văn Hiền cười. "Kết quả bà cũng không lừa anh."
Tôi nghĩ, Văn Hiền đã tin tưởng từ đáy lòng vào chuyện người thân hay người yêu sau khi chết sẽ hóa thân thành dơi.
Nhưng tôi vẫn cảm thấy câu chuyện này thật khó tin.
"Nhưng mà chuyện này thật quá..." Rốt cuộc tôi không nén nổi nghi hoặc.
"Quá khó tin phải không." Văn Hiền nói. "Cũng như người ở miền biển, lúc ăn cá thì không lật cá vậy. Chuyện này thực ra cũng chỉ là một loại tâm tình đơn giản."
"Tâm tình ra sao?"
"Muốn an ủi người còn sống và cảm thương cho người đã mất."
Tuy rằng tôi không hiểu nhưng lại cảm nhận được.
Khi tôi học cấp hai, cha qua đời, tới nay vừa tròn hai mươi năm.
Khi cha mất tôi không kịp tới thấy mặt cha lần cuối, điều này đã luôn canh cánh trong lòng tôi suốt hai mươi năm.
Nếu cha cũng có thẻ hóa thành dơi về gặp tôi, vậy có lẽ tiếc nuối trong lòng tôi cũng có thể tan bớt.
Chỉ tiếc là từ sau khi cha qua đời, tôi chưa bao giờ thấy dơi bay vào trong nhà mình.
Cha sẽ biến thành dơi về nhà gặp tôi chứ?
Tác giả :
Thái Trí Hằng