Con Cái Chúng Ta Giỏi Thật
Chương 11: Bức thư thứ 11
Chúng tôi buớc sang năm mới bình an
Istanbun 5.1.1964
Zeynep,
Tôi đã nhận được thư và thiệp mừng năm mới của bạn Trước đây hai ngày. Cám ơn bạn về những lời chúc tốt đẹp đến tôi và gia đình nhân dịp mùa xuân và năm mới.
Năm nay, gia đình tôi đón giao thừa và năm mới ở nhà ông chú của ba tôi. Ông ấy có một cái nhà rất rộng rãi, ba mẹ tôi thích lắm nên năm nào cũng đến chung vui ở đó. Ngoài chúng ta ra, còn mấy gia đình bà con khác nữa cũng đến cùng vui tết. Tôi hay đi ngủ sớm nên không bao giờ thức được để đợi giao thừa. Hôm vừa qua, có lẽ tôi đã ngủ mất từ lúc 11 giờ đêm. Tôi thiếp đi lúc đang nghe dở chương trình ca nhạc của đài phát thanh ...
Hôm sau trong nhà tôi chẳng còn dấu vết gì của lễ mừng năm mới cả. Tất cả lại diễn ra bình thường như những ngày khác trong tuần, trong tháng. Tôi phải nói ngay rằng những chuyện xảy ra trong nhà bạn năm nay cũng đã từng diễn ra ở nhà tôi mấy năm trước. Vì vậy đọc thư bạn tôi hiểu hết, vì hình dung rất rõ cảnh tuợng hôm mùng một Tết nhà bạn.
Thậm chí chuyện thường ngày ở nhà bạn cũng không lạ lẫm đối với tôi đâu. Nếu có một hôm nào ba tôi phải tiêu một số tiền nhiều hơn bình thường là y như rằng ở nhà mọi người sẽ đều cảm thấy ngay.
Đôi khi buổi tối hôm Trước ba tôi phải đãi bạn bè ở nhà hàng chẳng hạn. Thế là ngày hôm sau nếu thấy tôi uống không hết nước rót ra ly, lập tức ba la mắng tôi ngay :
- Mày rót nước vừa đủ uống thôi chứ. Đừng có lãng phí hoang tàng như vậy.
Mà nào có nhiều nhặn gì cho cam. Thật ra chỉ còn lại độ hơn một đốt ngón tay nước.
Muốn khỏi bị mang tiếng là ăn hoang phá hại thì tốt nhất tôi phải mang ly nước uống dở ấy đi tuới vào các chậu hoa cây cảnh trong nhà, chứ mà đổ đi thì phải biết. Chưa biết bài thưyết về đức tính tiết kiệm sẽ kéo dài đến bao giờ mới xong.
Có lúc tự nhiên ông quát tôi bất thình lình làm tôi giật nảy mình :
- Mày đừng có bóp nhiều kem đánh răng vào bàn chải Như thế! Đồ phá hại !
Thế là tôi biết chắc ba tôi đã phải tiêu một khoản tiền để đãi bạn bè đi ăn nhậu rồi.
Lại có lúc loay hoay mãi không mở được cái gói, tôi cáu quá định cắt béng cái dây buộc cho tiện. Ba tôi nhìn thấy rồi la lên :
- Này đừng có hoang phí thế con. Hãy chịu khó mở nút cho đàng hoàng rồi giữ lấy giấy gói và dây buộc để lần sau mà dùng. Phải tiết kiệm chứ con.
Tôi nghĩ ngay rằng ba tôi đã phải chi một khoản tiền vô lý nào đó mà ông đang xót. Tính ba tôi rất hay khách khí, ông thích được bao bạn bè. Tôi đã được chứng kiến tận mắt rất nhiều lần : ba tôi đi ăn nhậu ở một cửa hàng nào đó, thậm chí có khi chỉ một vài ly cà phê hay nước ngọt ông cũng muốn được trả tiền. Ba giờ ba tôi cũng đòi cho được cái quyền đó : "Thôi mà, anh để tôi ... Tôi trả tiền cho ... Đáng là bao mà ... Tôi giận đấy ...."
Thế nhưng sau khi đã "được" trả rồi, về nhà ba tôi lại căn dặn cả nhà :
- Tại sao các người lại vất giấy vụn hoang phí thế hả ? Gom lại một chỗ đi ... Thế nào mà chả có lúc dùng đến. Để mà bán hoặc mồi bếp cũng được đấy. Đừng có hoang phí tiền của !
Cứ thế suốt đấy bạn ạ.
Nếu trong nhà bạn luôn luôn được nghe câu châm ngôn "Nhiều giọt nước tạo nên biển cả" thì ở nhà tôi lúc nào ba mẹ tôi cũng nhắc "Hãy cất giữ cả những cọng rơm, sẽ có lúc cần đến chúng". Khi không phải vung tay quá trán trong việc ăn nhậu vô bổ với bạn bè thì ba tôi cũng rất phóng khoáng với lũ trẻ chúng tôi. Tết vừa qua, chúng tôi đã được ba mua khá nhiều quà đấy. Tôi được một bộ đồ vẽ với thưốc màu rất to và đẹp. Đến kỳ nghỉ Đông tới đây tôi sẽ thỏa sức vẽ theo ý thích.
Như vậy, gia đình tôi đã buớc vào năm mới bình yên.
Mong sao năm mới sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho gia đình bạn.
Chúc bạn học giỏi trong năm nay.
Bạn thân,
Acmét
Istanbun 5.1.1964
Zeynep,
Tôi đã nhận được thư và thiệp mừng năm mới của bạn Trước đây hai ngày. Cám ơn bạn về những lời chúc tốt đẹp đến tôi và gia đình nhân dịp mùa xuân và năm mới.
Năm nay, gia đình tôi đón giao thừa và năm mới ở nhà ông chú của ba tôi. Ông ấy có một cái nhà rất rộng rãi, ba mẹ tôi thích lắm nên năm nào cũng đến chung vui ở đó. Ngoài chúng ta ra, còn mấy gia đình bà con khác nữa cũng đến cùng vui tết. Tôi hay đi ngủ sớm nên không bao giờ thức được để đợi giao thừa. Hôm vừa qua, có lẽ tôi đã ngủ mất từ lúc 11 giờ đêm. Tôi thiếp đi lúc đang nghe dở chương trình ca nhạc của đài phát thanh ...
Hôm sau trong nhà tôi chẳng còn dấu vết gì của lễ mừng năm mới cả. Tất cả lại diễn ra bình thường như những ngày khác trong tuần, trong tháng. Tôi phải nói ngay rằng những chuyện xảy ra trong nhà bạn năm nay cũng đã từng diễn ra ở nhà tôi mấy năm trước. Vì vậy đọc thư bạn tôi hiểu hết, vì hình dung rất rõ cảnh tuợng hôm mùng một Tết nhà bạn.
Thậm chí chuyện thường ngày ở nhà bạn cũng không lạ lẫm đối với tôi đâu. Nếu có một hôm nào ba tôi phải tiêu một số tiền nhiều hơn bình thường là y như rằng ở nhà mọi người sẽ đều cảm thấy ngay.
Đôi khi buổi tối hôm Trước ba tôi phải đãi bạn bè ở nhà hàng chẳng hạn. Thế là ngày hôm sau nếu thấy tôi uống không hết nước rót ra ly, lập tức ba la mắng tôi ngay :
- Mày rót nước vừa đủ uống thôi chứ. Đừng có lãng phí hoang tàng như vậy.
Mà nào có nhiều nhặn gì cho cam. Thật ra chỉ còn lại độ hơn một đốt ngón tay nước.
Muốn khỏi bị mang tiếng là ăn hoang phá hại thì tốt nhất tôi phải mang ly nước uống dở ấy đi tuới vào các chậu hoa cây cảnh trong nhà, chứ mà đổ đi thì phải biết. Chưa biết bài thưyết về đức tính tiết kiệm sẽ kéo dài đến bao giờ mới xong.
Có lúc tự nhiên ông quát tôi bất thình lình làm tôi giật nảy mình :
- Mày đừng có bóp nhiều kem đánh răng vào bàn chải Như thế! Đồ phá hại !
Thế là tôi biết chắc ba tôi đã phải tiêu một khoản tiền để đãi bạn bè đi ăn nhậu rồi.
Lại có lúc loay hoay mãi không mở được cái gói, tôi cáu quá định cắt béng cái dây buộc cho tiện. Ba tôi nhìn thấy rồi la lên :
- Này đừng có hoang phí thế con. Hãy chịu khó mở nút cho đàng hoàng rồi giữ lấy giấy gói và dây buộc để lần sau mà dùng. Phải tiết kiệm chứ con.
Tôi nghĩ ngay rằng ba tôi đã phải chi một khoản tiền vô lý nào đó mà ông đang xót. Tính ba tôi rất hay khách khí, ông thích được bao bạn bè. Tôi đã được chứng kiến tận mắt rất nhiều lần : ba tôi đi ăn nhậu ở một cửa hàng nào đó, thậm chí có khi chỉ một vài ly cà phê hay nước ngọt ông cũng muốn được trả tiền. Ba giờ ba tôi cũng đòi cho được cái quyền đó : "Thôi mà, anh để tôi ... Tôi trả tiền cho ... Đáng là bao mà ... Tôi giận đấy ...."
Thế nhưng sau khi đã "được" trả rồi, về nhà ba tôi lại căn dặn cả nhà :
- Tại sao các người lại vất giấy vụn hoang phí thế hả ? Gom lại một chỗ đi ... Thế nào mà chả có lúc dùng đến. Để mà bán hoặc mồi bếp cũng được đấy. Đừng có hoang phí tiền của !
Cứ thế suốt đấy bạn ạ.
Nếu trong nhà bạn luôn luôn được nghe câu châm ngôn "Nhiều giọt nước tạo nên biển cả" thì ở nhà tôi lúc nào ba mẹ tôi cũng nhắc "Hãy cất giữ cả những cọng rơm, sẽ có lúc cần đến chúng". Khi không phải vung tay quá trán trong việc ăn nhậu vô bổ với bạn bè thì ba tôi cũng rất phóng khoáng với lũ trẻ chúng tôi. Tết vừa qua, chúng tôi đã được ba mua khá nhiều quà đấy. Tôi được một bộ đồ vẽ với thưốc màu rất to và đẹp. Đến kỳ nghỉ Đông tới đây tôi sẽ thỏa sức vẽ theo ý thích.
Như vậy, gia đình tôi đã buớc vào năm mới bình yên.
Mong sao năm mới sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho gia đình bạn.
Chúc bạn học giỏi trong năm nay.
Bạn thân,
Acmét
Tác giả :
Azít Nêxin