Cô Thành Bế
Quyển 3 Chương 4: Cầu mưa
Chỉ trong nửa ngày, chuyện Phạm cô nương đã truyền khắp lục cung. Trước đây, con gái nuôi trong cung có không ít người được kim thượng nạp lấy, nhưng đó đều là con nuôi của hậu phi tiên đế, trong lứa vãn bối, theo lời đồn trong cung, Phạm cô nương là người đầu tiên “được vua sủng hạnh", thế nên chư nương tử hỏi thăm tin tức lẫn nhau, đều đang đợi xem hoàng hậu xử lý thế nào.
Sau khi trở về từ Quan Giá Điện, hoàng hậu đã khôi phục lại trạng thái hỉ nộ không biểu lộ thường nhật của quốc mẫu, xử lý sự vụ hậu cung đâu ra đấy như cũ, tiếp đó miêu tả cảnh tượng lễ cập kê của Cao cô nương cho kim thượng nghe trong buổi dạ tiệc, lại nhắc tới Phạm cô nương như không có việc gì xảy ra, nói Phạm cô nương đã lớn mà bà lại không nỡ thả con gái nuôi xuất cung, nên xin kim thượng giữ Phạm cô nương lại bên người để hai mẹ con khỏi lo sầu vì biệt ly.
Nói điềm tĩnh thản nhiên như thế làm kim thượng cũng không khỏi cảm thấy mất tự nhiên, nhưng cuối cùng vẫn biết thời biết thế mà “nghe lời cầu thỉnh".
Hoàng hậu bèn lựa một gác khác phân cho Phạm cô nương ở, điều không ít cung nhân sang đó hầu hạ rồi bàn bạc các công việc liên quan với ty cung lệnh và thượng cung, chọn ngày lành đợi kim thượng chính thức gia phong.
Lục cung xôn xao, bàn tán sôi nổi, nguyên do dính dáng tới chuyện này trải qua đủ kiểu suy diễn mà đẻ ra muôn vàn phiên bản, trong đó có một phiên bản là, hoàng hậu nhận nuôi Phạm cô nương vốn là để dùng cô phân chia sủng ái với Trương mỹ nhân, Phạm cô nương “quyến rũ" kim thượng cũng là mưu kế của hoàng hậu. Rất nhiều người nghe nói ta từng chứng kiến chút chuyện trong Nhu Nghi Điện, đều hào hứng chạy tới hỏi ta, ta lặng im không đáp, họ lại muốn ta chí ít cũng miêu tả lại sắc mặt hoàng hậu khi biết việc này, hỏi ta lúc đó bà có đắc ý hay không. Ta không trả lời bất kỳ ai, kể cả với Miêu chiêu dung cũng chỉ nói “Không hề nhìn thấy".
Chuyện này có nằm trong dự liệu của hoàng hậu hay không thì ta cũng không rõ, điều duy nhất có thể khẳng định là, giọt nước kia không phải trời đổ mưa. Nhưng ta sẽ không đề cập đến chi tiết này với người khác, ta nghĩ hoàng hậu bây giờ cũng chẳng buồn biện giải hay chứng minh điều gì với ai.
Còn chưa gia phong, kim thượng đã thường xuyên tới gác Phạm cô nương, về danh vị của cô, người trong cung cũng có rất nhiều suy đoán. Kim thượng nạp tần ngự thông thường ban đầu đều gia phong ngự thị, coi trọng hơn chút thì đồng thời phong thêm là huyện quân hoặc quận quân, không nằm trong hàng mệnh phụ ngũ phẩm, về sau sẽ từ từ thăng lên. Tuy nhiên hiện giờ trong cung đang đồn rằng Phạm cô nương là con nhà thanh bạch, lại là con gái nuôi của hoàng hậu, thế nên đế hậu đều có ý phong cô phẩm cấp cao hơn, có khả năng ngay từ đầu đã phong cô làm tài tử hoặc quý nhân, thậm chí còn có thể là tứ phẩm mỹ nhân.
Lúc nhắc tới việc này, quá nửa các nương tử đều mở cờ trong bụng, cơ hồ nhìn nhận rất lạc quan, nguyên nhân cũng chẳng khó đoán, họ đều đang chờ xem mỹ nhân mới áp đảo mỹ nhân cũ.
Trương mỹ nhân bị những lời đồn này làm cho đứng ngồi không yên, thường xuyên chầu chực ở hậu điện triều đình chờ kim thượng, có mấy lần kim thượng không nhịn được nói thẳng, muốn ả đừng tới nữa. Tin tức truyền ra, lại trở thành trò cười cho lục cung.
Nghĩ, ắt hẳn Trương mỹ nhân vẫn chưa từ bỏ ý định tìm kiếm đối sách. Mấy ngày nay người trong gác ả bận rộn vô cùng, chốc chốc lại bắt gặp Giả bà bà hoặc hoạn giả trong gác ả ra vào trong ngoài thành cung, mặt mày sầm sì, bước chân vội vã.
“Cô ả lại muốn đi tìm Giả tướng công thương lượng đây mà." Miêu chiêu dung ngầm bình luận thế, “Nhưng lần này quan gia nạp tân sủng là đề nghị của hoàng hậu, xuất thân của Phạm Quan Âm lại tốt, Giả tướng công dẫu có dâng tấu can gián, quan gia cũng có lý do cự tuyệt, không để ý tới."
Lời bà vốn không sai, nhưng đại hạn kéo dài từ năm ngoái đến năm nay lại khiến chuyện này xảy ra biến số.
Làm vua ai cũng sợ thiên tai, cứ khi nào gặp phải tai ách là lại có đại thần dâng sớ yêu cầu hoàng đế tự xét lại bản thân, phê bình ngài cầm quyền trị nước không ổn thỏa nên mới gây ra thiên biến.
Đã sang tháng Ba mà trời vẫn không mưa, quan gia vì chuyện này mà sầu lo khôn xiết, chẳng những tránh trong chính điện (*), giảm bớt bữa ăn mà còn liên tiếp cầu mưa trong cung, thực thi đủ loại thuật cầu mưa, thậm chí còn dẫn cung nhân và hoạn quan đốt hương trên tay (**) cầu khấn, song trước sau vẫn chẳng thấy trời giáng cho trận mưa giải hạn.
(*) Chính điện chỉ gian điện nằm chính giữa cung điện hoặc miếu thờ, vào thời cổ, khi đất nước gặp thiên tai họa nạn, vua sẽ tránh rời khỏi chính điện, lấy ý tự trách bản thân để tiêu tai trừ họa.
(**) Đặt hương lên cánh tay đốt cúng bái thần phật để tỏ ý hết sức chân thành.
Tể tướng Giả Xương Triều dâng tấu can gián vào chính lúc này, nói trong cung quá nhiều phụ nữ, xin thả bớt cung nhân xuất cung để dẹp yên tai ách. Kim thượng cũng bằng lòng, hồi cung rồi lại sai lấy cung tịch, chọn ra vài người không thân cận lắm định thả cho xuất cung.
Hôm ấy trong cung vẫn thực hiện nghi lễ cầu mưa, kim thượng như thường lệ tự viết sớ cúng, lúc nhấc bút, Trương mỹ nhân chợt tiến lên nói: “Thần thiếp nghe nói sớ cúng nên viết bằng máu của người cầu khấn mới bày tỏ được thành ý. Nhiều năm nay thiếp vẫn luôn được nhận sự quan tâm sâu sắc của bệ hạ mà không cần báo đáp, hôm nay cầu mưa, xin bệ hạ cứ lấy máu thần thiếp mà dùng, coi như thành toàn cho tâm nguyện phân ưu cùng ngài của thần thiếp."
Lời còn chưa dứt đã lấy một con dao găm ra, rạch một nhát lên cánh tay trái của mình.
Thấy máu tươi dầm dề, kim thượng cả kinh, bắt lấy cánh tay ả bịt miệng vết thương lại, gọi người đến băng bó. Trương mỹ nhân lại nhẹ nhàng đẩy ngài ra, khăng khăng đòi người lấy chén tới, nhỏ máu vào rồi mới chịu băng bó thương tích.
Kim thượng cảm động vô cùng, an ủi ngợi khen không ngớt, Trương mỹ nhân chỉ cười, nói: “Có thể phân ưu cho bệ hạ, chút máu thịt này thần thiếp nào có tiếc gì." Rồi nhu mì giục ngài mau viết sớ cúng.
Bước cuối cùng của nghi lễ hôm đó là gọi cung nhân được lệnh xuất cung tới, bày tỏ thành ý kim thượng chấp thuận lời can gián cắt giảm cung nữ. Đợi đến lúc thượng cung điểm danh từng người, để những người cung nhân này đi qua hành lễ bái biệt xong, Trương mỹ nhân lại run rẩy đứng lên, hạ bái kim thượng rồi nói: “Đại hạn lần này kéo dài hiếm thấy, nếu những cung nhân thả đi chỉ là mấy kẻ có cũng được chẳng có cũng xong thì khó mà thể hiện được thành ý cầu mưa của bệ hạ và lục cung. Con gái nuôi Từ thị của thần thiếp trước nay vẫn luôn là đứa bé thần thiếp yêu thương tha thiết, song hiện giờ trời giáng tai ách, thần thiếp nguyện dứt bỏ tình mẹ con, thả cho Từ thị xuất cung, chỉ mong có thể dùng điều này làm cảm động trời xanh, cầu được mưa xuống, tiêu tai cho ngài."
Ả vừa nói xong, lại có hai vị nương tử thường ngày vẫn qua lại thân thiết với ả cũng bước ra khỏi hàng hạ bái, ngỏ lời nguyện cho con gái nuôi của mình xuất cung. Kim thượng trầm ngâm, hồi lâu không cất lời. Chúng tần ngự có con gái nuôi còn lại có mặt tại buổi lễ đều như đứng đống lửa như ngồi đống than, một lát sau, lại có nương tử quỳ xuống tán thành, ngay sau đó cả đám người lục tục quỳ xuống hết cả, đều bày tỏ mình bằng lòng thả con gái nuôi. Trong đó khẳng định có hơn nửa vốn không có ý định này, nhưng tình hình như vậy mà không tỏ thái độ theo đám đông thì mình lại thành ra có vẻ không chịu hi sinh chút gì, chẳng khác nào không trung quân ái quốc.
Trương mỹ nhân thấy vậy cười cười, vỗ ngực nói với kim thượng, hơi thở có phần hổn hển: “Chúc mừng bệ hạ, bây giờ lục cung đã đồng lòng nguyện thả cho con gái nuôi xuất cung, trời cao tất cảm nhận được, chắc chắn sẽ sớm giáng mưa giải hạn." Nói đoạn, khoan thai quay sang hoàng hậu, nhẹ giọng hỏi: “Hoàng hậu, thần thiếp nói đúng chứ?"
Hoàng hậu không đáp, chỉ xoay người về phía kim thượng, khom lưng nói: “Bệ hạ, hiện giờ thần thiếp chỉ có một đứa con gái nuôi duy nhất trong cung, đi hay ở là do bệ hạ làm chủ."
Kim thượng im lặng chắp tay nhìn trời, vẻ mặt nặng nề. Một hồi lâu sau mới nói: “Để ngày mai trẫm thương nghị với tể tướng rồi quyết định sau."
Kết quả thương nghị với Giả tướng công hoàn toàn có thể suy ra được. Dưới sự tán thành cực lực thậm chí là cổ động của Giả Xương Triều, kim thượng hạ chỉ thả con gái nuôi Phạm thị và Từ thị của hoàng hậu và Trương mỹ nhân cùng mười thiếu nữ khác xuất cung.
Bầu không khí lễ bái biệt sau cùng thê lương khôn tả, mấy cặp mẹ con ôm nhau khóc không thành tiếng. Phạm cô nương hành lễ trước kim thượng xong, lại chạy sang nhào vào dưới chân hoàng hậu, phủ phục bái lạy mà nức nở: “Nương nương, con sai rồi…"
Hoàng hậu kéo cô dậy, lau nước mắt cho cô, nghĩ đi nghĩ lại, muốn nói lại thôi, cuối cùng chỉ buông một tiếng thở dài, rưng rưng ôm cô vào lòng.
Lúc đến lượt Từ cô nương hành lễ thì xảy ra chút việc ngoài ý muốn. Thoạt đầu cô ngơ ngẩn quỳ xuống, Giả bà bà thấy cô không có động tác gì tiếp bèn nhắc nhở cô bái biệt kim thượng, nào ngờ cô đột nhiên kích động, xoay người lê gối mấy bước, túm lấy vạt váy Trương mỹ nhân, gào khóc: “Sao tỷ tỷ lại muốn đuổi con ra ngoài?"
Trương mỹ nhân sợ hết hồn, phản ứng lại được rồi thì ra chiều bi thương nói: “Tỷ tỷ cũng không nỡ bỏ con, nhưng nếu cứ luyến tiếc mãi không thả người thân thiết xuất cung thì mưa giải hạn…"
“Không phải! Tỷ tỷ căn bản là không thích con!" Từ cô nương không hề muốn nghe ả nói, vừa khóc vừa kể lể, “Người tỷ tỷ thích nhất chỉ có Ấu Ngộ… Kể từ khi tỷ tỷ sinh ra nó, gần như chẳng bao giờ nhìn đến con… Con nghĩ, nếu Ấu Ngộ không còn, tỷ tỷ hẳn sẽ tốt với con hơn chút ít, nhưng tỷ tỷ vốn chẳng có ý định gặp con, đối xử với Chu muội muội còn tốt hơn với con…"
“Ấu Ngộ…" Trương mỹ nhân như bị cái tên này đâm cho một nhát, khẽ lẩm bẩm hai chữ này, thình lình vươn cả hai tay tóm chặt cánh tay Từ cô nương, cơ hồ bóp nghiến lấy cô, mắt bắn ra tia sáng dữ dằn: “Là ngươi, thì ra là ngươi…"
Từ cô nương bị đau hét ầm lên, ra sức giãy giụa. Giả bà bà thấy tình thế không ổn, vội đi qua tách họ ra, siết chặt Từ cô nương vào lòng mình, vừa lấy tay bịt miệng cô vừa lấp liếm: “Con bé nó đau lòng quá, đầu óc không được tỉnh táo cho lắm, tạm thời miễn lễ đi thôi." Rồi liên tiếp nháy mắt với Trương mỹ nhân.
Trương mỹ nhân ngớ ra, dần tỉnh táo lại, nhếch một nụ cười nhạt nhòa, dịu giọng nói với Từ cô nương: “Con bé ngốc này, tỷ tỷ không thích con thì còn thích ai? Con tạm về trước đi, ngày sau tỷ tỷ lại đi thăm con."
Giả bà bà được Trương mỹ nhân ra dấu, nửa ôm nửa kéo Từ cô nương ra ngoài, Từ cô nương vùng vẫy lắc đầu, khuôn miệng bị bưng phát ra những tiếng “Ô ô", song không bật ra được chữ nào, nước mắt ồ ạt chảy xuống theo kẽ hở ngón tay Giả bà bà.
So ra, nhóm Phạm cô nương rời đi yên bình hơn hẳn, không ai phản kháng, chỉ ai ôm mặt người nấy mà khóc ròng. Họ ngồi xe ra khỏi cửa cung, một hàng hơn mười xe liễn, khói bụi mù mịt, tiếng khóc đau thương uốn lượn vấn vít, cứ thế một đường chạy ra hoàng thành.
Dõi nhìn họ càng lúc càng xa, ta chợt nhớ tới, nữ tử trong cung rời khỏi hoàng thành đều là vừa đi vừa khóc.
Hoặc giả, hẳn vẫn có ngoại lệ. Ta nghĩ.
Như Thu Hòa chẳng hạn, tương lai khi cô xuất cung, hẳn là sẽ mừng vui khấp khởi, bởi cuộc sống mà cô mong đợi tựa như một bức họa cuộn tròn, đến lúc ấy mời từ từ mở ra trước mặt cô, bên trong ẩn chứa biết bao nhiêu ngày lành cảnh đẹp, chuyện vui hoan lạc đang đợi cô tỉ mỉ hưởng thụ.
Hay như công chúa vậy, nàng sinh ra ở trong cung, chẳng biết quãng đời còn lại liệu có ngày nào kim thượng sẽ chọn một phò mã đô úy cho nàng, mặt mày rạng rỡ tiễn nàng xuất cung hay chăng… Kẻ sĩ đương triều thiếu gì người thông tuệ thanh cao, hoàng đế thân cư triều đình, ngày ngày chứng kiến, không khỏi có lúc gặp được người tài tuấn, sau này kén rể cho cô con gái độc nhất, chẳng hay sẽ chọn nhân vật siêu quần xuất chúng nhường nào… Ngày công chúa xuất giá, trong lòng nhất định cũng sẽ rất hoan hỉ…
Ta đưa mắt về phương xa, nghĩ đến thất thần, không để ý có người tới gần, mãi đến khi cô thò tay huơ huơ mấy cái trước mặt ta, ta mới phản ứng lại, tập trung nhìn kỹ, hóa ra là Thu Hòa.
“Huynh nghĩ gì mà ngẩn người ra thế?" Cô mỉm cười hỏi, vì ban nãy khóc cho Phạm cô nương nên hiện giờ hốc mắt vẫn còn hoe đỏ, “Sao lại thở dài?"
“Hả?" Ta sững sờ hỏi ngược lại, “Tôi có thở dài à?"
Nhóm Phạm cô nương rời cung đã mấy ngày mà không thấy có mưa rơi, kim thượng trong cơn giận dữ đã biếm Giả Xương Triều xuống làm Võ Thắng tiết độ sứ, điều đi phủ Đại Danh kiêm chức Hà Bắc an phủ sứ, nhân cách chức đuổi ra khỏi kinh thành.
Một ngày trước khi tuyên bố bãi tướng, Giả bà bà vất vả bôn ba hết ra thành lại vào cung, cuối cùng chẳng được tác dụng gì, ngược lại còn bị người chú ý đến trận bận rộn này của mụ moi ra tình tiết vụ bãi tướng Giả Xương Triều.
Thì ra, sau khi thả cung nhân xuất cung, kim thượng chờ không đến cơn mưa giải hạn, bèn ngầm tìm đài quan Lý Giản bàn bạc, Lý Giản nói: “Bệ hạ gần như đã thử tất cả phương pháp cầu mưa, duy chỉ có ‘sách miễn tam công’ trong sách thiên tai thời Hán là chưa từng thử."
Vì chuyện Phạm Quan Âm, kim thượng vốn đã sinh lòng căm tức Giả Xương Triều, nghe xong lời ấy, ý định bãi tướng trong đầu lại càng thêm mãnh liệt, bèn hỏi thêm ý kiến ngự sử trung thừa Cao Nhược Nột, Cao Nhược Nột cũng thẳng thắn: “Âm dương bất hòa là tại tể tướng."
Gián thần Hồng Phạm tán đồng, lại đề cập chuyện Giả Xương Triều nhiều lần khắc khẩu với Ngô Dục trên triều, nói: “Đại thần không nghiêm, mưa sao đúng thời."
Kim thượng đập bàn, lập tức sai toả viện thảo chiếu, mệnh Hàn lâm học sĩ viện viết lệnh bãi tướng.
Hàn lâm học sĩ viện lúc gặp việc cơ mật trọng đại như soạn thảo chiếu thư sẽ phải đóng cửa viện, cắt đứt qua lại với bên ngoài trước để ngừa làm lộ bí mật, gọi là “toả viện". Giả bà bà vốn mua chuộc vài nội thị hầu hạ bên hoàng đế, khi ấy nội thị thấy kim thượng cho gọi chư thần thảo luận việc Giả Xương Triều đã lập tức thông báo với Giả bà bà.
Giả bà bà và Trương mỹ nhân hết sức lo lắng, định liên lạc với bộ hạ Giả thị, nhưng giờ đó đã tan triều, những thần tử này đều đã rời cung. Giả bà bà bèn tìm cớ muốn ra ngoài cung, chẳng ngờ bị Trương Mậu Tắc tiên sinh cản lại, nói trời đã tối, xuất cung bây giờ không thể về kịp trước khi đóng cửa, cho nên tuyệt đối không thể đi ra. Giả bà bà phẫn nộ quay về, sau lại chạy đến trước cửa Hàn lâm học sĩ viện canh chừng, rồi lại bị thị vệ giữ cửa đuổi về. Khó khăn lắm mới đợi được đến lúc trời sáng, lại đi Học sĩ viện, chỉ thấy cửa viện mở ra, học sĩ thừa chỉ giương cao chiếu lệnh ngênh ngang đi qua trước cái nhìn trân trân của mụ, vào Thủy Củng Điện diện thánh. Chừng nửa canh giờ sau, Giả Xương Triều đã bị bãi tướng ủ rũ cúi đầu từ trong điện đi ra…
Mà ngay sau khi ông ta bãi tướng, mưa lập tức tí tách rơi liền mấy ngày.
Chư vị nương tử miêu tả chuyện này sinh động như thật, người nghe thường đều cười to, chỉ duy công chúa nghe xong là mong manh hỏi: “Phạm tỷ tỷ còn quay lại chứ ạ?"
Miêu chiêu dung không đáp, gọi Gia Khánh Tử và Tiếu Diệp Nhi lại, bảo họ hầu công chúa ra sân chơi xích đu.
“Đã lấy danh cầu mưa mà đưa đi thì sao trở lại được?" Công chúa đi rồi, Miêu chiêu dung mới nói, là nói với mấy nương tử ngồi xung quanh.
Du tiệp dư cũng than: “Kể ra con bé Quan Âm này cũng đáng thương thật đấy, nữ nhân từng hầu hạ quan gia ai dám cưới chứ? Sau này chỉ còn nước làm ni cô thôi."
“Lại chẳng à." Miêu chiêu dung thờ ơ khều khều cành hoa cắm trong chiếc bình bên người, “Có khác nào cây đào đang yên đang lành, xuân nay mới nở được bông thứ nhất đã bị người ta chặt xuống làm củi đâu."
Sau khi trở về từ Quan Giá Điện, hoàng hậu đã khôi phục lại trạng thái hỉ nộ không biểu lộ thường nhật của quốc mẫu, xử lý sự vụ hậu cung đâu ra đấy như cũ, tiếp đó miêu tả cảnh tượng lễ cập kê của Cao cô nương cho kim thượng nghe trong buổi dạ tiệc, lại nhắc tới Phạm cô nương như không có việc gì xảy ra, nói Phạm cô nương đã lớn mà bà lại không nỡ thả con gái nuôi xuất cung, nên xin kim thượng giữ Phạm cô nương lại bên người để hai mẹ con khỏi lo sầu vì biệt ly.
Nói điềm tĩnh thản nhiên như thế làm kim thượng cũng không khỏi cảm thấy mất tự nhiên, nhưng cuối cùng vẫn biết thời biết thế mà “nghe lời cầu thỉnh".
Hoàng hậu bèn lựa một gác khác phân cho Phạm cô nương ở, điều không ít cung nhân sang đó hầu hạ rồi bàn bạc các công việc liên quan với ty cung lệnh và thượng cung, chọn ngày lành đợi kim thượng chính thức gia phong.
Lục cung xôn xao, bàn tán sôi nổi, nguyên do dính dáng tới chuyện này trải qua đủ kiểu suy diễn mà đẻ ra muôn vàn phiên bản, trong đó có một phiên bản là, hoàng hậu nhận nuôi Phạm cô nương vốn là để dùng cô phân chia sủng ái với Trương mỹ nhân, Phạm cô nương “quyến rũ" kim thượng cũng là mưu kế của hoàng hậu. Rất nhiều người nghe nói ta từng chứng kiến chút chuyện trong Nhu Nghi Điện, đều hào hứng chạy tới hỏi ta, ta lặng im không đáp, họ lại muốn ta chí ít cũng miêu tả lại sắc mặt hoàng hậu khi biết việc này, hỏi ta lúc đó bà có đắc ý hay không. Ta không trả lời bất kỳ ai, kể cả với Miêu chiêu dung cũng chỉ nói “Không hề nhìn thấy".
Chuyện này có nằm trong dự liệu của hoàng hậu hay không thì ta cũng không rõ, điều duy nhất có thể khẳng định là, giọt nước kia không phải trời đổ mưa. Nhưng ta sẽ không đề cập đến chi tiết này với người khác, ta nghĩ hoàng hậu bây giờ cũng chẳng buồn biện giải hay chứng minh điều gì với ai.
Còn chưa gia phong, kim thượng đã thường xuyên tới gác Phạm cô nương, về danh vị của cô, người trong cung cũng có rất nhiều suy đoán. Kim thượng nạp tần ngự thông thường ban đầu đều gia phong ngự thị, coi trọng hơn chút thì đồng thời phong thêm là huyện quân hoặc quận quân, không nằm trong hàng mệnh phụ ngũ phẩm, về sau sẽ từ từ thăng lên. Tuy nhiên hiện giờ trong cung đang đồn rằng Phạm cô nương là con nhà thanh bạch, lại là con gái nuôi của hoàng hậu, thế nên đế hậu đều có ý phong cô phẩm cấp cao hơn, có khả năng ngay từ đầu đã phong cô làm tài tử hoặc quý nhân, thậm chí còn có thể là tứ phẩm mỹ nhân.
Lúc nhắc tới việc này, quá nửa các nương tử đều mở cờ trong bụng, cơ hồ nhìn nhận rất lạc quan, nguyên nhân cũng chẳng khó đoán, họ đều đang chờ xem mỹ nhân mới áp đảo mỹ nhân cũ.
Trương mỹ nhân bị những lời đồn này làm cho đứng ngồi không yên, thường xuyên chầu chực ở hậu điện triều đình chờ kim thượng, có mấy lần kim thượng không nhịn được nói thẳng, muốn ả đừng tới nữa. Tin tức truyền ra, lại trở thành trò cười cho lục cung.
Nghĩ, ắt hẳn Trương mỹ nhân vẫn chưa từ bỏ ý định tìm kiếm đối sách. Mấy ngày nay người trong gác ả bận rộn vô cùng, chốc chốc lại bắt gặp Giả bà bà hoặc hoạn giả trong gác ả ra vào trong ngoài thành cung, mặt mày sầm sì, bước chân vội vã.
“Cô ả lại muốn đi tìm Giả tướng công thương lượng đây mà." Miêu chiêu dung ngầm bình luận thế, “Nhưng lần này quan gia nạp tân sủng là đề nghị của hoàng hậu, xuất thân của Phạm Quan Âm lại tốt, Giả tướng công dẫu có dâng tấu can gián, quan gia cũng có lý do cự tuyệt, không để ý tới."
Lời bà vốn không sai, nhưng đại hạn kéo dài từ năm ngoái đến năm nay lại khiến chuyện này xảy ra biến số.
Làm vua ai cũng sợ thiên tai, cứ khi nào gặp phải tai ách là lại có đại thần dâng sớ yêu cầu hoàng đế tự xét lại bản thân, phê bình ngài cầm quyền trị nước không ổn thỏa nên mới gây ra thiên biến.
Đã sang tháng Ba mà trời vẫn không mưa, quan gia vì chuyện này mà sầu lo khôn xiết, chẳng những tránh trong chính điện (*), giảm bớt bữa ăn mà còn liên tiếp cầu mưa trong cung, thực thi đủ loại thuật cầu mưa, thậm chí còn dẫn cung nhân và hoạn quan đốt hương trên tay (**) cầu khấn, song trước sau vẫn chẳng thấy trời giáng cho trận mưa giải hạn.
(*) Chính điện chỉ gian điện nằm chính giữa cung điện hoặc miếu thờ, vào thời cổ, khi đất nước gặp thiên tai họa nạn, vua sẽ tránh rời khỏi chính điện, lấy ý tự trách bản thân để tiêu tai trừ họa.
(**) Đặt hương lên cánh tay đốt cúng bái thần phật để tỏ ý hết sức chân thành.
Tể tướng Giả Xương Triều dâng tấu can gián vào chính lúc này, nói trong cung quá nhiều phụ nữ, xin thả bớt cung nhân xuất cung để dẹp yên tai ách. Kim thượng cũng bằng lòng, hồi cung rồi lại sai lấy cung tịch, chọn ra vài người không thân cận lắm định thả cho xuất cung.
Hôm ấy trong cung vẫn thực hiện nghi lễ cầu mưa, kim thượng như thường lệ tự viết sớ cúng, lúc nhấc bút, Trương mỹ nhân chợt tiến lên nói: “Thần thiếp nghe nói sớ cúng nên viết bằng máu của người cầu khấn mới bày tỏ được thành ý. Nhiều năm nay thiếp vẫn luôn được nhận sự quan tâm sâu sắc của bệ hạ mà không cần báo đáp, hôm nay cầu mưa, xin bệ hạ cứ lấy máu thần thiếp mà dùng, coi như thành toàn cho tâm nguyện phân ưu cùng ngài của thần thiếp."
Lời còn chưa dứt đã lấy một con dao găm ra, rạch một nhát lên cánh tay trái của mình.
Thấy máu tươi dầm dề, kim thượng cả kinh, bắt lấy cánh tay ả bịt miệng vết thương lại, gọi người đến băng bó. Trương mỹ nhân lại nhẹ nhàng đẩy ngài ra, khăng khăng đòi người lấy chén tới, nhỏ máu vào rồi mới chịu băng bó thương tích.
Kim thượng cảm động vô cùng, an ủi ngợi khen không ngớt, Trương mỹ nhân chỉ cười, nói: “Có thể phân ưu cho bệ hạ, chút máu thịt này thần thiếp nào có tiếc gì." Rồi nhu mì giục ngài mau viết sớ cúng.
Bước cuối cùng của nghi lễ hôm đó là gọi cung nhân được lệnh xuất cung tới, bày tỏ thành ý kim thượng chấp thuận lời can gián cắt giảm cung nữ. Đợi đến lúc thượng cung điểm danh từng người, để những người cung nhân này đi qua hành lễ bái biệt xong, Trương mỹ nhân lại run rẩy đứng lên, hạ bái kim thượng rồi nói: “Đại hạn lần này kéo dài hiếm thấy, nếu những cung nhân thả đi chỉ là mấy kẻ có cũng được chẳng có cũng xong thì khó mà thể hiện được thành ý cầu mưa của bệ hạ và lục cung. Con gái nuôi Từ thị của thần thiếp trước nay vẫn luôn là đứa bé thần thiếp yêu thương tha thiết, song hiện giờ trời giáng tai ách, thần thiếp nguyện dứt bỏ tình mẹ con, thả cho Từ thị xuất cung, chỉ mong có thể dùng điều này làm cảm động trời xanh, cầu được mưa xuống, tiêu tai cho ngài."
Ả vừa nói xong, lại có hai vị nương tử thường ngày vẫn qua lại thân thiết với ả cũng bước ra khỏi hàng hạ bái, ngỏ lời nguyện cho con gái nuôi của mình xuất cung. Kim thượng trầm ngâm, hồi lâu không cất lời. Chúng tần ngự có con gái nuôi còn lại có mặt tại buổi lễ đều như đứng đống lửa như ngồi đống than, một lát sau, lại có nương tử quỳ xuống tán thành, ngay sau đó cả đám người lục tục quỳ xuống hết cả, đều bày tỏ mình bằng lòng thả con gái nuôi. Trong đó khẳng định có hơn nửa vốn không có ý định này, nhưng tình hình như vậy mà không tỏ thái độ theo đám đông thì mình lại thành ra có vẻ không chịu hi sinh chút gì, chẳng khác nào không trung quân ái quốc.
Trương mỹ nhân thấy vậy cười cười, vỗ ngực nói với kim thượng, hơi thở có phần hổn hển: “Chúc mừng bệ hạ, bây giờ lục cung đã đồng lòng nguyện thả cho con gái nuôi xuất cung, trời cao tất cảm nhận được, chắc chắn sẽ sớm giáng mưa giải hạn." Nói đoạn, khoan thai quay sang hoàng hậu, nhẹ giọng hỏi: “Hoàng hậu, thần thiếp nói đúng chứ?"
Hoàng hậu không đáp, chỉ xoay người về phía kim thượng, khom lưng nói: “Bệ hạ, hiện giờ thần thiếp chỉ có một đứa con gái nuôi duy nhất trong cung, đi hay ở là do bệ hạ làm chủ."
Kim thượng im lặng chắp tay nhìn trời, vẻ mặt nặng nề. Một hồi lâu sau mới nói: “Để ngày mai trẫm thương nghị với tể tướng rồi quyết định sau."
Kết quả thương nghị với Giả tướng công hoàn toàn có thể suy ra được. Dưới sự tán thành cực lực thậm chí là cổ động của Giả Xương Triều, kim thượng hạ chỉ thả con gái nuôi Phạm thị và Từ thị của hoàng hậu và Trương mỹ nhân cùng mười thiếu nữ khác xuất cung.
Bầu không khí lễ bái biệt sau cùng thê lương khôn tả, mấy cặp mẹ con ôm nhau khóc không thành tiếng. Phạm cô nương hành lễ trước kim thượng xong, lại chạy sang nhào vào dưới chân hoàng hậu, phủ phục bái lạy mà nức nở: “Nương nương, con sai rồi…"
Hoàng hậu kéo cô dậy, lau nước mắt cho cô, nghĩ đi nghĩ lại, muốn nói lại thôi, cuối cùng chỉ buông một tiếng thở dài, rưng rưng ôm cô vào lòng.
Lúc đến lượt Từ cô nương hành lễ thì xảy ra chút việc ngoài ý muốn. Thoạt đầu cô ngơ ngẩn quỳ xuống, Giả bà bà thấy cô không có động tác gì tiếp bèn nhắc nhở cô bái biệt kim thượng, nào ngờ cô đột nhiên kích động, xoay người lê gối mấy bước, túm lấy vạt váy Trương mỹ nhân, gào khóc: “Sao tỷ tỷ lại muốn đuổi con ra ngoài?"
Trương mỹ nhân sợ hết hồn, phản ứng lại được rồi thì ra chiều bi thương nói: “Tỷ tỷ cũng không nỡ bỏ con, nhưng nếu cứ luyến tiếc mãi không thả người thân thiết xuất cung thì mưa giải hạn…"
“Không phải! Tỷ tỷ căn bản là không thích con!" Từ cô nương không hề muốn nghe ả nói, vừa khóc vừa kể lể, “Người tỷ tỷ thích nhất chỉ có Ấu Ngộ… Kể từ khi tỷ tỷ sinh ra nó, gần như chẳng bao giờ nhìn đến con… Con nghĩ, nếu Ấu Ngộ không còn, tỷ tỷ hẳn sẽ tốt với con hơn chút ít, nhưng tỷ tỷ vốn chẳng có ý định gặp con, đối xử với Chu muội muội còn tốt hơn với con…"
“Ấu Ngộ…" Trương mỹ nhân như bị cái tên này đâm cho một nhát, khẽ lẩm bẩm hai chữ này, thình lình vươn cả hai tay tóm chặt cánh tay Từ cô nương, cơ hồ bóp nghiến lấy cô, mắt bắn ra tia sáng dữ dằn: “Là ngươi, thì ra là ngươi…"
Từ cô nương bị đau hét ầm lên, ra sức giãy giụa. Giả bà bà thấy tình thế không ổn, vội đi qua tách họ ra, siết chặt Từ cô nương vào lòng mình, vừa lấy tay bịt miệng cô vừa lấp liếm: “Con bé nó đau lòng quá, đầu óc không được tỉnh táo cho lắm, tạm thời miễn lễ đi thôi." Rồi liên tiếp nháy mắt với Trương mỹ nhân.
Trương mỹ nhân ngớ ra, dần tỉnh táo lại, nhếch một nụ cười nhạt nhòa, dịu giọng nói với Từ cô nương: “Con bé ngốc này, tỷ tỷ không thích con thì còn thích ai? Con tạm về trước đi, ngày sau tỷ tỷ lại đi thăm con."
Giả bà bà được Trương mỹ nhân ra dấu, nửa ôm nửa kéo Từ cô nương ra ngoài, Từ cô nương vùng vẫy lắc đầu, khuôn miệng bị bưng phát ra những tiếng “Ô ô", song không bật ra được chữ nào, nước mắt ồ ạt chảy xuống theo kẽ hở ngón tay Giả bà bà.
So ra, nhóm Phạm cô nương rời đi yên bình hơn hẳn, không ai phản kháng, chỉ ai ôm mặt người nấy mà khóc ròng. Họ ngồi xe ra khỏi cửa cung, một hàng hơn mười xe liễn, khói bụi mù mịt, tiếng khóc đau thương uốn lượn vấn vít, cứ thế một đường chạy ra hoàng thành.
Dõi nhìn họ càng lúc càng xa, ta chợt nhớ tới, nữ tử trong cung rời khỏi hoàng thành đều là vừa đi vừa khóc.
Hoặc giả, hẳn vẫn có ngoại lệ. Ta nghĩ.
Như Thu Hòa chẳng hạn, tương lai khi cô xuất cung, hẳn là sẽ mừng vui khấp khởi, bởi cuộc sống mà cô mong đợi tựa như một bức họa cuộn tròn, đến lúc ấy mời từ từ mở ra trước mặt cô, bên trong ẩn chứa biết bao nhiêu ngày lành cảnh đẹp, chuyện vui hoan lạc đang đợi cô tỉ mỉ hưởng thụ.
Hay như công chúa vậy, nàng sinh ra ở trong cung, chẳng biết quãng đời còn lại liệu có ngày nào kim thượng sẽ chọn một phò mã đô úy cho nàng, mặt mày rạng rỡ tiễn nàng xuất cung hay chăng… Kẻ sĩ đương triều thiếu gì người thông tuệ thanh cao, hoàng đế thân cư triều đình, ngày ngày chứng kiến, không khỏi có lúc gặp được người tài tuấn, sau này kén rể cho cô con gái độc nhất, chẳng hay sẽ chọn nhân vật siêu quần xuất chúng nhường nào… Ngày công chúa xuất giá, trong lòng nhất định cũng sẽ rất hoan hỉ…
Ta đưa mắt về phương xa, nghĩ đến thất thần, không để ý có người tới gần, mãi đến khi cô thò tay huơ huơ mấy cái trước mặt ta, ta mới phản ứng lại, tập trung nhìn kỹ, hóa ra là Thu Hòa.
“Huynh nghĩ gì mà ngẩn người ra thế?" Cô mỉm cười hỏi, vì ban nãy khóc cho Phạm cô nương nên hiện giờ hốc mắt vẫn còn hoe đỏ, “Sao lại thở dài?"
“Hả?" Ta sững sờ hỏi ngược lại, “Tôi có thở dài à?"
Nhóm Phạm cô nương rời cung đã mấy ngày mà không thấy có mưa rơi, kim thượng trong cơn giận dữ đã biếm Giả Xương Triều xuống làm Võ Thắng tiết độ sứ, điều đi phủ Đại Danh kiêm chức Hà Bắc an phủ sứ, nhân cách chức đuổi ra khỏi kinh thành.
Một ngày trước khi tuyên bố bãi tướng, Giả bà bà vất vả bôn ba hết ra thành lại vào cung, cuối cùng chẳng được tác dụng gì, ngược lại còn bị người chú ý đến trận bận rộn này của mụ moi ra tình tiết vụ bãi tướng Giả Xương Triều.
Thì ra, sau khi thả cung nhân xuất cung, kim thượng chờ không đến cơn mưa giải hạn, bèn ngầm tìm đài quan Lý Giản bàn bạc, Lý Giản nói: “Bệ hạ gần như đã thử tất cả phương pháp cầu mưa, duy chỉ có ‘sách miễn tam công’ trong sách thiên tai thời Hán là chưa từng thử."
Vì chuyện Phạm Quan Âm, kim thượng vốn đã sinh lòng căm tức Giả Xương Triều, nghe xong lời ấy, ý định bãi tướng trong đầu lại càng thêm mãnh liệt, bèn hỏi thêm ý kiến ngự sử trung thừa Cao Nhược Nột, Cao Nhược Nột cũng thẳng thắn: “Âm dương bất hòa là tại tể tướng."
Gián thần Hồng Phạm tán đồng, lại đề cập chuyện Giả Xương Triều nhiều lần khắc khẩu với Ngô Dục trên triều, nói: “Đại thần không nghiêm, mưa sao đúng thời."
Kim thượng đập bàn, lập tức sai toả viện thảo chiếu, mệnh Hàn lâm học sĩ viện viết lệnh bãi tướng.
Hàn lâm học sĩ viện lúc gặp việc cơ mật trọng đại như soạn thảo chiếu thư sẽ phải đóng cửa viện, cắt đứt qua lại với bên ngoài trước để ngừa làm lộ bí mật, gọi là “toả viện". Giả bà bà vốn mua chuộc vài nội thị hầu hạ bên hoàng đế, khi ấy nội thị thấy kim thượng cho gọi chư thần thảo luận việc Giả Xương Triều đã lập tức thông báo với Giả bà bà.
Giả bà bà và Trương mỹ nhân hết sức lo lắng, định liên lạc với bộ hạ Giả thị, nhưng giờ đó đã tan triều, những thần tử này đều đã rời cung. Giả bà bà bèn tìm cớ muốn ra ngoài cung, chẳng ngờ bị Trương Mậu Tắc tiên sinh cản lại, nói trời đã tối, xuất cung bây giờ không thể về kịp trước khi đóng cửa, cho nên tuyệt đối không thể đi ra. Giả bà bà phẫn nộ quay về, sau lại chạy đến trước cửa Hàn lâm học sĩ viện canh chừng, rồi lại bị thị vệ giữ cửa đuổi về. Khó khăn lắm mới đợi được đến lúc trời sáng, lại đi Học sĩ viện, chỉ thấy cửa viện mở ra, học sĩ thừa chỉ giương cao chiếu lệnh ngênh ngang đi qua trước cái nhìn trân trân của mụ, vào Thủy Củng Điện diện thánh. Chừng nửa canh giờ sau, Giả Xương Triều đã bị bãi tướng ủ rũ cúi đầu từ trong điện đi ra…
Mà ngay sau khi ông ta bãi tướng, mưa lập tức tí tách rơi liền mấy ngày.
Chư vị nương tử miêu tả chuyện này sinh động như thật, người nghe thường đều cười to, chỉ duy công chúa nghe xong là mong manh hỏi: “Phạm tỷ tỷ còn quay lại chứ ạ?"
Miêu chiêu dung không đáp, gọi Gia Khánh Tử và Tiếu Diệp Nhi lại, bảo họ hầu công chúa ra sân chơi xích đu.
“Đã lấy danh cầu mưa mà đưa đi thì sao trở lại được?" Công chúa đi rồi, Miêu chiêu dung mới nói, là nói với mấy nương tử ngồi xung quanh.
Du tiệp dư cũng than: “Kể ra con bé Quan Âm này cũng đáng thương thật đấy, nữ nhân từng hầu hạ quan gia ai dám cưới chứ? Sau này chỉ còn nước làm ni cô thôi."
“Lại chẳng à." Miêu chiêu dung thờ ơ khều khều cành hoa cắm trong chiếc bình bên người, “Có khác nào cây đào đang yên đang lành, xuân nay mới nở được bông thứ nhất đã bị người ta chặt xuống làm củi đâu."
Tác giả :
Milan Lady