Cô Dâu Bị Đánh Tráo Của Tổng Tài
Chương 26: Kết quả xét nghiệm
Vốn dĩ Tống Thành chỉ định ở nhà mẹ một lát nhưng Hạ Cẩm muốn tranh thủ bồi dưỡng tình cảm của con trai với Vũ Như, quyết định giữ họ suốt hai ngày cuối tuần luôn. Thành ra, hẳn đành chôn chân ở lại.
Tuy là vẫn ở trong một thành phố bé nhỏ, nhưng hắn lại cảm thấy bản thân đang cách xa ngôi nhà của mình quá. Hà Văn Nhĩ vẫn đều đặn báo cáo tình hình cho Tống Thành.
Sau khi hắn đi, An Nhiên ngủ mê mệt nửa ngày trời không tỉnh. Cô gái nhỏ lần đầu bị uống thuốc kích dục, ý loạn tình mê đến chết đi sống lại, ngủ được một chút để hồi sức cũng tốt.
Trong lúc An Nhiên ngủ say, mẫu máu của cô được Lê Hiền mang tới phòng xét nghiệm.
Do được Hà Văn Nhĩ yêu cầu, mẫu máu này chỉ cần xem xét có thành phần scopolamine chất gây mất trí nhớ tạm thời hay không. Hắn biết một bệnh viện tư có thể làm loại xét nghiệm phức tạp này rất nhanh nên đã gửi mẫu máu tới đó, chỉ nửa ngày là có kết quả.
Lê Hiền sau khi làm thủ tục đăng kí thì ung dung đi hẹn hò với một cô em xinh đẹp, hoàn toàn không biết nhất cử nhất động của mình tại bệnh viện vừa rồi đều nằm trong tâm ngắm.
Lý Bảo An, người y tá bốn năm trước định làm thủ thuật phá thai cho An Nhiên giờ đã trở thành y tá trưởng. Chỉ năm phút ngay trước khi khi Lê Hiền làm thủ tục đăng kí xét nghiệm, điện thoại của Lý Bảo An đã rung lên. Đầu dây bên kia là Hoàng Phương, người chị em tốt của bà: “Sáng nay có người nào tên là Lê Hiền tới gửi mẫu máu xét nghiệm không?"
Lý Bảo An đăng nhập vào hệ thống tiếp nhận thông tin nội bộ, chưa thấy tên Lê Hiền xuất hiện. Hoàng Phương thở phào, nói với chị em tốt rằng đã mình không cẩn thận, để một người uống nhầm thuốc.
Chính là thuốc mất trí nhớ lúc trước Lý Bảo An bán cho. Đây là thuốc cấm, chỉ được dùng theo chỉ định đặc biệt của bác sĩ. Nếu để lộ việc thuốc bị tuồn ra ngoài, công an tìm ra manh mối thì Lý Bảo An cầm chắc tội đi tù. Bởi lẽ bà ta có một đường dây chuyên làm giả giấy tờ để trộm thuốc cấm ra ngoài bán
“Sao bà bất cẩn thế!", nghĩ đến viễn cảnh tai họa đó, Lý Bảo An không nén được một trận bực tức, “Lúc trước bà nói chỉ dùng cho con gái nên tôi mới lấy cho bà. Bây giờ mà lộ ra, người ta truy ra cả dây là tôi chết chung với bà đấy! Thế cái đứa uống nhầm thuốc ấy sao tồi?
Hoàng Phương trấn an bạn: “Đang nghỉ ngờ thôi. Vừa gọi bác sĩ lấy mẫu máu đi xét nghiệm. Tên bác sĩ là Lê Hiền, nam giới"
Cũng may là Vũ Như nhanh trí, vừa nghe lỏm được quản gia nói chuyện với Lê Hiền vài câu, cô đã đoán ngay được tình huống, vội báo ngay cho mẹ. Hoàng Phương nghe xong cũng hốt hoảng, không nghĩ An Nhiên lại dám đi làm xét nghiệm máu. Cũng may là thuốc này hiện chỉ có duy nhất bệnh viện của Lý Bảo.
An nhập, loại xét nghiệm này của bọn họ cũng làm nhanh nhất, chắc chắn Lê Hiền sẽ tìm tới đây gửi mẫu Lý Bảo An tặc lưỡi: “Được rồi. Để tôi nghĩ biện pháp"
“Chị em tốt, tôi nợ bà vụ này". Hoàng Phương nhẩm tính sẽ mua một chiếc túi Chanel đáp lễ Lý Bảo An.
Không thể để ai biết scopolamine xuất hiện ngoài cộng đồng được. Lý Bảo An vội đi xuống phòng xét nghiệm máu, đúng lúc Lê Hiền vừa tới Phòng xét nghiệm hôm nay vắng người do là cuối tuần, nhưng vì Lê Hiền là người trong nghề, lại còn là bác sĩ có tiếng của bệnh viện trung tâm thành phố nên bọn họ cũng nể mặt vài phần, chấp nhận làm xét nghiệm nhanh.
Mẫu máu vừa được hẳn gửi lại, Lý Bảo An cũng lấy lí do mệt mỏi, muốn nhờ phòng xét nghiệm lấy máu để kiểm tra sức khỏe. Nhân viên trực hôm nay vừa vặn là một cô gái trẻ mới làm việc không lâu, rất dễ bị Lý Bảo An qua mặt, đánh tráo mẫu.
Vì thế, tối hôm đó, khi Hà Văn Nhĩ nhận kết quả đưa cho An Nhiên xem, cô hoàn toàn suy sụp. Trong máu hoàn toàn không có scopolamine, loại chất mà trên giấy xét nghiệm của Vũ Như có.
Nếu vậy, cô không thể chứng minh được mình vô tội, lại càng hoang mang không biết rốt cuộc mọi chuyện đã xảy ra như thế nào.
“Tôi không phải là kẻ lừa đảo" Cô tuyệt vọng gục đầu xuống, cố ngăn trái tim mình tan vỡ. Nỗi oan không được giải, cô cũng không thể có tự do. Hà Văn Nhĩ tử tế khuyên nhủ: “Có thể do lâu ngày nên thuốc trong máu đã bị đào thải hết. Cô nên bình tĩnh lại. Tôi sẽ mang ít trà thanh lọc cho cô."
Ông nói xong liền đi ra ngoài, không quên khóa cửa ra vào nhưng cửa sổ vẫn để mở như buổi sáng Tống Thành còn ở. Hôm nay Cá Chép không ở nhà, cũng không lo An Nhiên sẽ nhìn thấy. Căn phòng bừa bộn, đậm hương vị tìnhdục lúc trước đã được người hầu gái dọn đẹp gọn gàng. An Nhiên ngây ngô ngồi trên ghế, không biết tiếp theo phải làm gì.
Cô tiến ra ngoài cửa sổ, chua xót nhìn bầu trời mênh mông bên ngoài. Cô nhớ con khủng khiếp, chưa bao giờ hai mẹ con cô phải xa nhau lâu đến như vậy. Nỗi nhớ cứ dai dẳng, âm ỉ trong lòng, chỉ chực chờ có cơ hội là sẽ bùng lên như một cơn đại hồng thủy.
Phía dưới ban công, bà Hai pha xong trà thì mang tới cho Hà Văn Nhĩ, thuận tiện cùng ông nói dăm ba câu. Tiếng bà Hai loáng thoáng vọng lên: “Ở lại bên đó hai ngày sao? Tôi còn chuẩn bị sẵn anh đào với táo mật để làm bánh kem hoa quả cho thăng bé rồi"
Tiếng Hà Văn Nhĩ trầm trầm đáp lại: “Bà chiều thằng nhỏ quá! Cho nó ăn nhiều bánh kẹo sẽ sâu răng"
Bà Hai xưa nay ghét nhất bị người khác.
khuyên đừng cho ai đó ăn quá nhiều. Rõ là bà nấu ngon nên người ta mới muốn ăn đấy chứ, khối người nấu dở, muốn người khác ăn hộ mà không ai thèm kìa. Mà cái người hay nói chuyện khiến bà mất hứng nhất lại chính là “đồng nghiệp lâu năm" này. Bà nguýt ông một cái: “Đồ tôi làm rất ít đường, chỉ có lão già ông răng sắp rụng hết mới dễ bị sâu"
Hà Văn Nhĩ bật cười, gật gật đầu: “Ừ, tôi chính là lão già răng sắp rụng hết. Bà cũng có còn là thanh niên trẻ trung phơi phới, suốt ngày búi tóc củ tỏi tung tăng chạy nhảy nữa đâu"
Cả hai đều đã ở độ tuổi xế chiều rồi, hình ảnh tươi trẻ, hoạt bát, năng nổ ngày nào cũng chỉ còn trong kí ức hay những bức ảnh hiếm hoi của bọn họ thôi. Bà Hai ngúng nguẩy đi vào, bỏ lại một câu: “Chờ cậu chủ mang Cá Chép về, làm một bữa bánh bột lọc và bún soạn cho nó. Ông đừng hòng ăn ké!"
Lời của bà bay lên tầng hai, làm An Nhiên sực tỉnh. Cá Chép?
Con của cô… Tống Thành bắt nó về đây rồi sao? Hóa ra hôm trước hắn hỏi bố của thằng tôi sẽ lại thịnh bé không phải là vô tình nói chơi, mà hẳn thực sự để mắt đến con trai cô. Hản sẽ làm gì với đứa con của “kẻ lừa đảo"?
An Nhiên vội vàng đập cửa gọi người “Con tôi đâu? Tôi muốn gặp nó. Mang con tôi ra đây! Mấy người mau trả con cho tôi."
Không một tiếng đáp lại Cô càng kinh sợ hơn. Tống Thành căm ghét cô, hắn có thể bóp cổ cô, vứt cô xuống hồ cá sấu, mắng mỏ cô, bắt nhốt giam cầm, thậm chí còn muốn cưỡng hiếp để trút hận.
Vậy thì hắn sẽ ra tay tàn bạo đến mức nào với một đứa trẻ ba tuổi?
“Không! Làm ơn… tôi muốn gặp con. Mấy người, cầu xin mấy người… trả lại con cho tôi.
Nó không có tội!" An Nhiên run rẩy nghĩ đến việc Cá Chép phải vì cô mà gánh chịu những sỉ nhục, đày đọa. Nó là tim gan, là khúc ruột của cô, cô có thể chịu đựng bất cứ điều gì, chỉ xin Tống Thành buông tha cho thăng bé. Cô đập cửa ầm 1, hoảng loạn kêu đến khản giọng, không biết rằng nước mắt đang chảy chan hòa trên gương mặt tái nhợt. “Tôi sẽ chịu tất cả. Tống Thành, anh muốn trừng phạt tôi thế nào cũng được. Tôi sẽ chịu đựng tất cả… Xin anh… tha cho con tôi… Tôi van anh, trả nó cho tôi…"
Trong cơn hoảng loạn, An Nhiên tự động đi đến một góc tường, quỳ xuống van vỉ. Khi cô còn nhỏ, mỗi lần mắc lỗi sai đều bị Hoàng Phương phạt quỳ ở góc nhà. Ngày nào cũng phải quỳ, có lần còn bị phạt từ trưa tới nửa đêm, không được ăn uống, tới mức hai đầu gối sưng lên, đau nhức nhối. Cứ thế đến khi mẹ bớt giận hoặc cô kiệt sức, ngã gục xuống mới được tha. Bị phạt quỳ lâu ngày khiến lớp da đầu gối của cô thâm dày lại, bạn bè trong lớp đều đang tuổi tò mò chuyện người lớn nhìn thấy, còn xì xào đồn đại những chuyện khiếm nhã về cô.
Dù đã bốn năm ra ngoài sống, nhưng phản xạ làm sai phải tự động quỳ gối trong cô.
vẫn không hề biến mất. Nó chỉ đang ngủ đông. Bây giờ Cá Chép và Tống Thành giống như cái công tắc, khởi động lại cơ chế đó trong tiềm thức của An Nhiên. Cô không có cách nào khác để cầu xin ngoài việc quỳ xuống, tới khi nào hẳn bớt giận. Hoặc tới khi cô kiệt sức.
Cá Chép và An Nhiên có một sợi dây tương thông giữa mẹ và con. Trong lúc mẹ nó đang tự đày đọa mình thì nó cũng không thoải mái gì. Ở nhà bà nội rất đông người, nhưng không giống với nhà chú Thành. Những người làm ở nhà chú Thành đều dễ chịu, trừ lúc nói chuyện với nó thì mỗi người đều bận rộn làm việc. Nhưng ở nhà bà nội, có người không làm việc cũng chẳng nói chuyện với Cá Chép. Bọn họ chỉ thì thào với nhau trong lúc nhìn nó chằm chằm, nhìn từ đầu đến chân rồi lại ngược từ chân lên đầu, mỗi lần nhìn xong lại cười đùa với nhau câu gì đó, khiến nó rất khó chịu.
Đám người bất lịch sự! Mẹ nói không được lén lút nhìn người khác rồi bàn tán, đấy là hành vi kém lịch sự, xem ra mấy người kia không nghe lời mẹ bọn họ dạy, hoặc bọn họ không được mẹ dạy dỗ rồi Thằng bé muốn trốn ánh mắt soi mói của mọi người, vội lủi vào một góc yên tĩnh, gần cây đàn dương cầm. Cây đàn to lớn giúp nó che đậy thân mình bé nhỏ trước rất nhiều ánh nhìn thiếu thiện chí.
Ngồi một lúc, mùi gỗ trầm ấm làm Cá Chép ngủ thiếp đi, không biết có một đôi giày cao gót đang chậm rãi tiến lại gần.