Cổ Đại Khó Kiếm Cơm
Chương 13
Đang lúc ăn cơm tối, bỗng nghe thấy có tiếng gõ cửa, Thẩm Hi vội đặt bát đũa xuống đi mở cửa, mới mở cửa đã giật mình. Thì ra ở ngoài cửa không chỉ có một người mà là một đống người, nói đúng ra, là một nhóm thư sinh nhã nhặn đang đứng ở đó.
Mọi người thấy có người ra mở cửa, lại là một tiểu nương tử xinh xắn, không khỏi mỉm cười, nâng lễ chào nàng. Thẩm Hi vội đáp lễ, lễ phép hỏi: “Chào các vị tiên sinh, không biết các vị đến hàn xá có việc gì?" Đứng đầu là một thư sinh trẻ tuổi tuấn tú tầm mười bảy mười tám, nói: “Tiểu sinh có lễ, xin hỏi tiểu nương tử, nhà ta làm nghề nghiệp gì?"
Thẩm Hi dù thắc mắc không biết sao hắn lại hỏi như vậy nhưng vẫn lễ phép trả lời: “Tiểu phụ nhân bất tài, chỉ mở một sạp bán cháo nhỏ mưu sinh." Nàng chưa dứt lời, nhóm thư sinh đã bàn tán với nhau: “Đúng là bán cháo thật, Thanh Hiên huynh quả là tài cao, cái này cũng đoán được." Thư sinh Thanh Hiên kia cất cao giọng: “Không dám tự cao, chỉ là ta đã từng mua cháo bát bảo ở sạp của vị tiểu nương tử này mà thôi, nay nhìn thấy câu đối này liền nghĩ đến."
Lại có một thư sinh khác hỏi: “Xin hỏi loại cháo này sao có tên là bát bảo vậy?" Không đợi Thẩm Hi trả lời, thư sinh tên Thanh Hiên kia đã thay nàng trả lời: “Loại cháo này được tiểu nương tử cho thêm tám loại nguyên liệu là hạt cao lương, gạo tẻ, gạo nếp, hạt kê, đậu đỏ, đậu xanh, táo tàu, lạc nên được gọi là cháo bát bảo."
Các thư sinh đều khen: “Cho thêm nhiều đồ như vậy chắc vị rất ngon, không biết chỗ bán cháo của tiểu nương tử ở đâu?" hay: “Vị nương tử này, có thể dọn sạp đi bán cạnh Bác Sơn học viện ở Nam Lương thành được không, cơm canh bán trong học viện không khác gì cám lợn cả", “Tiểu nương tử ngươi bán cháo ở đâu, tiểu sinh nhất định sẽ đến cổ vũ."...
Thẩm Hi nghe các thư sinh mồm năm miệng mười nói chuyện, có chút lúng túng, họ có việc gì mà đến trước cửa nhà nàng thảo luận chuyện này vậy? Còn giúp nàng tuyên truyền cháo bát bảo? Hay việc buôn bán của nàng ra vấn đề gì?
Cuối cùng vẫn là vị thư sinh thanh hiên kia đáng tin, ho nhẹ một tiếng, quay ra bảo mọi người: “Được rồi được rồi, các vị, chúng ta nên nói chuyện chính. Câu đối của nhà vị tiểu nương tử này, khí thế bàng bạc, khoáng đạt bao la, theo ý của tiểu đệ, liễn đối khôi thủ năm nay của Tây Cốc trấn chính là đôi này!" Mọi người đều phụ họa: “Đúng vậy đúng vậy, tiểu đệ (ngu huynh) cũng đang có ý đó!"
Đến giờ Thẩm Hi mới vỡ lẽ, thì ra nhóm người này đến để bình chọn ra câu đối, xem tình hình này, câu đối mà Lý lão tiên sinh viết cho nhà mình đoạt được giải nhất rồi. Thư sinh Thanh Hiên kia vẫy tay, một tiểu đồng bưng lên một hộp lễ, đưa đến trước mặt nàng.
Thẩm Hi không nhận, nghi hoặc nhìn về thư sinh: “Đây là có ý gì?" Thanh Hiên giải thích: “Vào mùng Một tháng Giêng hàng năm Bác Sơn học viện chúng ta sẽ bình chọn ra câu đối xuất sắc nhất, mấy người tiểu sinh đây chịu trách nhiệm bình phán tròn Tây Cốc trấn. Khôi thủ của mỗi trấn, không kể là người viết hay nhà dán đều được tặng một phần hạ lễ, năm nay là câu đối của nhà tiểu nương tử đạt được khôi thủ, đây là một phần lễ mọn, kính xin tiểu nương tử nhận lấy. Mặ khác, mong tiểu nương tử báo cho bọn tiểu sinh câu đối này là do vị đại gia nào viết?"
Thẩm Hi không do dự nhận lấy hộp lễ, cười nói: “Đôi câu đối này chính là Lý Trinh Lý lão tiên sinh viết." Các thư sinh im bặt, mỗi người biểu cảm khác nhau, có hoài nghi, có gật gù, có bình tĩnh, cũng có người ngưỡng mộ, có người suy nghĩ sâu xa...
Ngược lại, thư sinh Thanh Hiên hào sảng cười nói: “ Quả nhiên là gừng càng già càng cay, tài hoa của Minh Trang Công tiền bối vẫn là khiến chúng ta xa không bì kịp. Chư vị, giờ chúng ta đến quý phủ của tiền bối thỉnh giáo được không?" Các thư sinh đều gật đầu đồng ý, đoàn người lại náo nhiệt thảo luận mà phía nam đi xa dần.
Thấy họ đã đi xa, Thẩm Hi mới đóng cửa, cầm cái hộp vào nhà. Mới vào đến phòng, nàng đã vui vẻ khoe ra: “Người mù này, đúng là may mắn đầu năm, điềm tốt cho năm nay đây, câu đối mà Lý lão tiên sinh viết cho nhà chúng ta thế mà được giải nhất toàn trấn đây, được một đám thư sinh trong thư viện tặng một hộp lễ. Hắc hắc, không biết trong hộp là cái gì đây, mong là không phải văn phòng tứ bảo, nếu là phải thì ta chả dùng được..." Thẩm Hi miệng nói tay làm, đã mở bung cái hộp ra. Sau đó nàng thập phần phiền muộn, đúng là văn phòng tứ bảo thật. Dù những đồ này chất lượng rất tốt nhưng nhìn lại, nàng là một người bán cháo, những thứ này hoàn toàn vô dụng!
Thẩm Hi dứt khoát đóng cái hộp lại, để sang một bên, nghĩ thầm dù sao câu đối cũng là Lý tiên sinh viết, thôi thì đợi mấy ngày nữa mang đi tặng cho ông ấy vậy.
Ngày mùng hai Tết, đúng là ngày thăm người thân, bạn bè, tiểu tức phụ về nhà ngoại. Thẩm Hi không có thân thích nào ở đây, nhưng cũng có hai nhà bằng hữu. Nàng mang lên đồ lễ đã chuẩn bị sẵn, trước tiên đi đến nhà Tôn đại gia. Hôm nay Tôn gia rất náo nhiệt, hai khuê nữ gả chồng đều trở lại, Thẩm Hi không nán lại lâu, chỉ đặt đồ lễ xuống, chuyện phiếm hai câu rồi cáo từ. Nhà thứ hai nàng đi là nhà Vương thư lại, lúc trước nếu không nhờ ông ấy giúp đỡ có lẽ nàng đã không dễ mua được nhà và làm hộ tịch như vậy. Thêm nữa, gây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với quan phủ cũng rất cần thiết.
Lễ mừng năm mới Thẩm Hi tặng Vương thư lại được nàng chuẩn bị tỉ mỉ, không hoa lệ nhưng lại đáng quý, Vương thư lại cười nhận lấy, vẫn cùng Thẩm Hi nói chuyện trong chốc lát, đến lúc có khách đến, Thẩm Hi mới đứng dậy cáo từ. Vương thư lại vẫn muốn Thẩm Hi nán lại ăn cơm nhưng nàng biết đây chỉ là lời khách sáo, liền nhẹ nhàng khước từ.
Đêm đó trời mưa tuyết, bầu trời phủ đầy tuyết lông ngỗng cả đêm, đến sáng ra vẫn chưa ngừng. Đến lúc Thẩm Hi dậy nấu cơm, tuyết đã rơi dày đến mức chắn ứ ở cửa không đẩy ra được. Nhìn lớp tuyết dày qua cửa sổ, Thẩm Hi thở dài, trong đầu lóe lên ý nghĩ đầu tiên không phải là đắp người tuyết mà là tuyết lớn như vậy, không biết có người bị chết rét không?
Nàng đã đến nơi này lâu như vậy, còn làm việc buôn bán ngoài đường phố, có thể nghe được đủ loại tin tức bát quái. Trong lời tán gẫu giữa khách hàng, Thẩm Hi đã sớm nhận biết được bản chất của xã hội này, vẫn có nhiều người ăn không đủ no mặc không đủ ấm, nàng cũng biết trên đời này có rất nhiều khất cái (người ăn xin) không có nhà cửa, tất nhiên cũng hiểu được thời tiết như vậy sẽ lấy đi rất nhiều mạng người.
Thẩm Hi không thể nào quên được ánh mắt hâm mộ khát vọng của tức phụ Quách gia khi thấy nàng mặc chiếc áo bông mới tinh, vì lúc nàng ta thành thân, cả nhà mẹ đẻ lẫn nhà chồng đều không thể lo được cho nàng một thân áo bông mới tinh mà chỉ là chiếc áo vải mới ở ngoài, lớp bông nhồi bên trong là bông cũ.
Thẩm Hi cũng nhớ rõ lần đầu mẹ chồng Thúy Cô đến chơi nhà nàng, vẻ mặt kích động của bà khi nhìn thấy bộ chăn bông mới tinh trên kháng. Vì cả đời bà cũng không được hưởng đến chăn ấm đệm êm như vậy, chăn nhà bà đều nhét đầy vụn vải, đầu sợi, rơm rạ, nặng trịch mà lạnh buốt.
Cùng những nhà nghèo, cả nhà nằm trong ổ rơm cho đỡ lạnh, sưởi ấm cho nhau, người lớn mặc áo da thú rách rưới, những đứa trẻ chỉ phải nằm trong ổ rơm suốt ngày, tay chân nhỏ bé bị rét lạnh đến tím tái, nứt nẻ...
(T nhớ đến câu chuyện Nhà bác Lê của nhà văn Thạch Lam, hồi đó đọc đến đoạn cuối của truyện mà ứa nước mắt...)
Nghĩ những chuyện này, Thẩm Hi bỗng cảm thấy tự dưng mình trở nên đa sầu đa cảm không giống kiếp trước. Trong kiếp trước, nàng có cuộc sống sung túc, chưa phải chịu gánh nặng cơm áo gạo tiền mưu sinh nên trong đầu toàn là ý nghĩ hưởng lạc vui chơi, giờ nghĩ lại, rất nhiều phiền não khi đó đều là vớ vẩn, không đáng nhắc đến. Bây giờ, nàng lăn lộn kiếm sống vất vả, những suy nghĩ bi thương vớ vẩn của đời trước đã biến mất sạch sẽ, không biết tự lúc nào, nàng trở nên lạc quan kiên cường lên rồi...
Thì ra, chính mình đã từ từ gia nhập vào thế giới này, thích ứng dần với nhịp sống nơi đây, được thế giới này tiếp nhận...
Thẩm Hi đứng bên cửa ngẩn người một lúc lâu, mới sắp xếp lại suy nghĩ bay xa hàng dặm của mình. Mặc kệ như thế nào, cuộc sống vẫn luôn tiếp tục, không ăn sáng thì bụng sẽ đói. Nàng dùng sức đẩy ra cửa bếp: xông vào nhà bếp như tướng quân xông lên chiến trường: Mấy hôm nay ăn thịt ngấy rồi, sáng nay ăn cháo!
Đến mười lăm tháng Giêng mới coi như qua hết Tết. Mấy hôm nay Thẩm Hi không vội bày quán mà ru rú trong nhà làm hai cái gối đầu từ vải vụn, ruột gối nhét đầy vỏ kiều mạch. Đến tối ngủ, nàng lấy một cái đưa cho người mù, đang định lấy cái nữa cho mình, người mù đã duỗi tay ra đợi nàng gối lên. Thẩm Hi mừng thầm, xem ra trong vòng mấy tháng này không chỉ có nàng quen thuộc mà người nam nhân bên cạnh cũng đang thích nghi dần đây.
Thẩm Hi vui mừng quăng cái gối của mình sang một bên, gối lên cánh tay người mù, quả nhiên vẫn là gối này tốt nhất, cứng mềm vừa phải, lại còn ấm áp, tốt hơn gối đầu bằng kiều mạch nhiều.
Trong suốt tháng Giêng, Thẩm Hi chưa mở hàng, muốn ăn gì thì làm cái đó, ăn rồi ngủ ngủ dậy ăn, chừng mười ngày trôi qua mà nàng cảm giác mình như béo lên một vòng, cả người mù cũng vậy, được nàng chăm bón béo tốt mấy cân thịt, cánh tay nàng gối lên cũng thoải mái hơn. Thẩm Hi rảnh rỗi không việc gì, bèn đem việc trêu đùa người mù ra làm chuyện thường tình, không có việc gì bèn cầm tay hắn nhéo nhéo, trộm hôn cái lên má... khiến người mù thói quen các chiêu nàng tập kích, dù Thẩm Hi có xáp lại cũng không giật mình như lúc đầu.
Ngày mười lăm tháng Giêng là tết Nguyên tiêu, không chỉ phải làm bánh trôi mà còn làm cả đèn lồng. Ở đây Tết Nguyên tiêu là ngày tết quan trọng sau Tết Nguyên đán, vừa đến ngày mười ba mười bốn trên đường đã bày bán không ít đèn lồng. Thẩm Hi vốn muốn mua một hai cái đèn lồng để đối phó là được, nhưng Thúy Cô bảo hoa đăng phải do chính tay mình làm mới thú vị.
Thúy Cô dù người hơi thô kệch tráng kiện nhưng lại rất khéo tay, nan tre trong tay nàng uốn dẻo, gập lại một chốc đã thành một chiếc hoa đăng, giấy hồng dán sát vào khung, trông rất đẹp mắt. Thẩm Hi dù cũng làm được nhưng tay nghề không bằng Thúy Cô, về sau nàng chỉ đành buông tay, lấy mấy chiếc của Thúy Cô làm mang về treo dưới mái hiên và ngoài cổng.
Theo phong tục của nơi đây, ngày mười lăm treo đèn lồng, cửa lớn không được đóng, nên khi đến ngày mười lăm, Thúy Cô đến rủ nàng đi ngắm hoa đăng, nàng bèn từ chối, nếu nàng đi thì trong nhà chỉ còn mỗi người mù, nàng không yên tâm.
Ăn xong bánh trôi, Thẩm Hi ngồi lên kháng, bóc quả quýt đút từng múi cho người mù, đợi hắn ăn xong, bèn cầm một đoạn thân cao lương với sợi chỉ, lấy vỏ cam rỗng làm thành từng chiếc đèn lồng nhỏ. Nàng lại cầm một ngọn nến ra cắt làm mấy đoạn, đốt lên rồi đặt vào trong đèn, xách mấy chiếc đèn nhỏ này ra ngồi ngoài bậc cửa. Có đứa trẻ đi ngang qua, nàng liền cười tủm tỉm tặng cho một chiếc đèn, những chiếc đèn lồng nho nhỏ đáng yêu hấp dẫn một nhóm tiểu hài tử đi ngang qua, chúng ríu rít vây quanh nàng, để xin nàng một chiếc đèn mà miệng ngọt như mía lùi, con có mấy đứa dễ thương thơm nàng mấy cái, khiến Thẩm Hi vui đến không khép miệng.
Thẩm Hi dứt khoát mang hết quả quýt còn lại trong nhà ra, bóc lấy múi quýt cho bọn nhỏ ăn, còn vỏ cam làm thành đèn lồng nhỏ, vừa được ăn lại được chơi, bọn nhỏ đều mừng đến quên cả đi chơi, vui sướng vây quanh Thẩm Hi, đợi đến lúc người lớn trong nhà tìm đến mới lưu luyến mà đi về.
Mọi người thấy có người ra mở cửa, lại là một tiểu nương tử xinh xắn, không khỏi mỉm cười, nâng lễ chào nàng. Thẩm Hi vội đáp lễ, lễ phép hỏi: “Chào các vị tiên sinh, không biết các vị đến hàn xá có việc gì?" Đứng đầu là một thư sinh trẻ tuổi tuấn tú tầm mười bảy mười tám, nói: “Tiểu sinh có lễ, xin hỏi tiểu nương tử, nhà ta làm nghề nghiệp gì?"
Thẩm Hi dù thắc mắc không biết sao hắn lại hỏi như vậy nhưng vẫn lễ phép trả lời: “Tiểu phụ nhân bất tài, chỉ mở một sạp bán cháo nhỏ mưu sinh." Nàng chưa dứt lời, nhóm thư sinh đã bàn tán với nhau: “Đúng là bán cháo thật, Thanh Hiên huynh quả là tài cao, cái này cũng đoán được." Thư sinh Thanh Hiên kia cất cao giọng: “Không dám tự cao, chỉ là ta đã từng mua cháo bát bảo ở sạp của vị tiểu nương tử này mà thôi, nay nhìn thấy câu đối này liền nghĩ đến."
Lại có một thư sinh khác hỏi: “Xin hỏi loại cháo này sao có tên là bát bảo vậy?" Không đợi Thẩm Hi trả lời, thư sinh tên Thanh Hiên kia đã thay nàng trả lời: “Loại cháo này được tiểu nương tử cho thêm tám loại nguyên liệu là hạt cao lương, gạo tẻ, gạo nếp, hạt kê, đậu đỏ, đậu xanh, táo tàu, lạc nên được gọi là cháo bát bảo."
Các thư sinh đều khen: “Cho thêm nhiều đồ như vậy chắc vị rất ngon, không biết chỗ bán cháo của tiểu nương tử ở đâu?" hay: “Vị nương tử này, có thể dọn sạp đi bán cạnh Bác Sơn học viện ở Nam Lương thành được không, cơm canh bán trong học viện không khác gì cám lợn cả", “Tiểu nương tử ngươi bán cháo ở đâu, tiểu sinh nhất định sẽ đến cổ vũ."...
Thẩm Hi nghe các thư sinh mồm năm miệng mười nói chuyện, có chút lúng túng, họ có việc gì mà đến trước cửa nhà nàng thảo luận chuyện này vậy? Còn giúp nàng tuyên truyền cháo bát bảo? Hay việc buôn bán của nàng ra vấn đề gì?
Cuối cùng vẫn là vị thư sinh thanh hiên kia đáng tin, ho nhẹ một tiếng, quay ra bảo mọi người: “Được rồi được rồi, các vị, chúng ta nên nói chuyện chính. Câu đối của nhà vị tiểu nương tử này, khí thế bàng bạc, khoáng đạt bao la, theo ý của tiểu đệ, liễn đối khôi thủ năm nay của Tây Cốc trấn chính là đôi này!" Mọi người đều phụ họa: “Đúng vậy đúng vậy, tiểu đệ (ngu huynh) cũng đang có ý đó!"
Đến giờ Thẩm Hi mới vỡ lẽ, thì ra nhóm người này đến để bình chọn ra câu đối, xem tình hình này, câu đối mà Lý lão tiên sinh viết cho nhà mình đoạt được giải nhất rồi. Thư sinh Thanh Hiên kia vẫy tay, một tiểu đồng bưng lên một hộp lễ, đưa đến trước mặt nàng.
Thẩm Hi không nhận, nghi hoặc nhìn về thư sinh: “Đây là có ý gì?" Thanh Hiên giải thích: “Vào mùng Một tháng Giêng hàng năm Bác Sơn học viện chúng ta sẽ bình chọn ra câu đối xuất sắc nhất, mấy người tiểu sinh đây chịu trách nhiệm bình phán tròn Tây Cốc trấn. Khôi thủ của mỗi trấn, không kể là người viết hay nhà dán đều được tặng một phần hạ lễ, năm nay là câu đối của nhà tiểu nương tử đạt được khôi thủ, đây là một phần lễ mọn, kính xin tiểu nương tử nhận lấy. Mặ khác, mong tiểu nương tử báo cho bọn tiểu sinh câu đối này là do vị đại gia nào viết?"
Thẩm Hi không do dự nhận lấy hộp lễ, cười nói: “Đôi câu đối này chính là Lý Trinh Lý lão tiên sinh viết." Các thư sinh im bặt, mỗi người biểu cảm khác nhau, có hoài nghi, có gật gù, có bình tĩnh, cũng có người ngưỡng mộ, có người suy nghĩ sâu xa...
Ngược lại, thư sinh Thanh Hiên hào sảng cười nói: “ Quả nhiên là gừng càng già càng cay, tài hoa của Minh Trang Công tiền bối vẫn là khiến chúng ta xa không bì kịp. Chư vị, giờ chúng ta đến quý phủ của tiền bối thỉnh giáo được không?" Các thư sinh đều gật đầu đồng ý, đoàn người lại náo nhiệt thảo luận mà phía nam đi xa dần.
Thấy họ đã đi xa, Thẩm Hi mới đóng cửa, cầm cái hộp vào nhà. Mới vào đến phòng, nàng đã vui vẻ khoe ra: “Người mù này, đúng là may mắn đầu năm, điềm tốt cho năm nay đây, câu đối mà Lý lão tiên sinh viết cho nhà chúng ta thế mà được giải nhất toàn trấn đây, được một đám thư sinh trong thư viện tặng một hộp lễ. Hắc hắc, không biết trong hộp là cái gì đây, mong là không phải văn phòng tứ bảo, nếu là phải thì ta chả dùng được..." Thẩm Hi miệng nói tay làm, đã mở bung cái hộp ra. Sau đó nàng thập phần phiền muộn, đúng là văn phòng tứ bảo thật. Dù những đồ này chất lượng rất tốt nhưng nhìn lại, nàng là một người bán cháo, những thứ này hoàn toàn vô dụng!
Thẩm Hi dứt khoát đóng cái hộp lại, để sang một bên, nghĩ thầm dù sao câu đối cũng là Lý tiên sinh viết, thôi thì đợi mấy ngày nữa mang đi tặng cho ông ấy vậy.
Ngày mùng hai Tết, đúng là ngày thăm người thân, bạn bè, tiểu tức phụ về nhà ngoại. Thẩm Hi không có thân thích nào ở đây, nhưng cũng có hai nhà bằng hữu. Nàng mang lên đồ lễ đã chuẩn bị sẵn, trước tiên đi đến nhà Tôn đại gia. Hôm nay Tôn gia rất náo nhiệt, hai khuê nữ gả chồng đều trở lại, Thẩm Hi không nán lại lâu, chỉ đặt đồ lễ xuống, chuyện phiếm hai câu rồi cáo từ. Nhà thứ hai nàng đi là nhà Vương thư lại, lúc trước nếu không nhờ ông ấy giúp đỡ có lẽ nàng đã không dễ mua được nhà và làm hộ tịch như vậy. Thêm nữa, gây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với quan phủ cũng rất cần thiết.
Lễ mừng năm mới Thẩm Hi tặng Vương thư lại được nàng chuẩn bị tỉ mỉ, không hoa lệ nhưng lại đáng quý, Vương thư lại cười nhận lấy, vẫn cùng Thẩm Hi nói chuyện trong chốc lát, đến lúc có khách đến, Thẩm Hi mới đứng dậy cáo từ. Vương thư lại vẫn muốn Thẩm Hi nán lại ăn cơm nhưng nàng biết đây chỉ là lời khách sáo, liền nhẹ nhàng khước từ.
Đêm đó trời mưa tuyết, bầu trời phủ đầy tuyết lông ngỗng cả đêm, đến sáng ra vẫn chưa ngừng. Đến lúc Thẩm Hi dậy nấu cơm, tuyết đã rơi dày đến mức chắn ứ ở cửa không đẩy ra được. Nhìn lớp tuyết dày qua cửa sổ, Thẩm Hi thở dài, trong đầu lóe lên ý nghĩ đầu tiên không phải là đắp người tuyết mà là tuyết lớn như vậy, không biết có người bị chết rét không?
Nàng đã đến nơi này lâu như vậy, còn làm việc buôn bán ngoài đường phố, có thể nghe được đủ loại tin tức bát quái. Trong lời tán gẫu giữa khách hàng, Thẩm Hi đã sớm nhận biết được bản chất của xã hội này, vẫn có nhiều người ăn không đủ no mặc không đủ ấm, nàng cũng biết trên đời này có rất nhiều khất cái (người ăn xin) không có nhà cửa, tất nhiên cũng hiểu được thời tiết như vậy sẽ lấy đi rất nhiều mạng người.
Thẩm Hi không thể nào quên được ánh mắt hâm mộ khát vọng của tức phụ Quách gia khi thấy nàng mặc chiếc áo bông mới tinh, vì lúc nàng ta thành thân, cả nhà mẹ đẻ lẫn nhà chồng đều không thể lo được cho nàng một thân áo bông mới tinh mà chỉ là chiếc áo vải mới ở ngoài, lớp bông nhồi bên trong là bông cũ.
Thẩm Hi cũng nhớ rõ lần đầu mẹ chồng Thúy Cô đến chơi nhà nàng, vẻ mặt kích động của bà khi nhìn thấy bộ chăn bông mới tinh trên kháng. Vì cả đời bà cũng không được hưởng đến chăn ấm đệm êm như vậy, chăn nhà bà đều nhét đầy vụn vải, đầu sợi, rơm rạ, nặng trịch mà lạnh buốt.
Cùng những nhà nghèo, cả nhà nằm trong ổ rơm cho đỡ lạnh, sưởi ấm cho nhau, người lớn mặc áo da thú rách rưới, những đứa trẻ chỉ phải nằm trong ổ rơm suốt ngày, tay chân nhỏ bé bị rét lạnh đến tím tái, nứt nẻ...
(T nhớ đến câu chuyện Nhà bác Lê của nhà văn Thạch Lam, hồi đó đọc đến đoạn cuối của truyện mà ứa nước mắt...)
Nghĩ những chuyện này, Thẩm Hi bỗng cảm thấy tự dưng mình trở nên đa sầu đa cảm không giống kiếp trước. Trong kiếp trước, nàng có cuộc sống sung túc, chưa phải chịu gánh nặng cơm áo gạo tiền mưu sinh nên trong đầu toàn là ý nghĩ hưởng lạc vui chơi, giờ nghĩ lại, rất nhiều phiền não khi đó đều là vớ vẩn, không đáng nhắc đến. Bây giờ, nàng lăn lộn kiếm sống vất vả, những suy nghĩ bi thương vớ vẩn của đời trước đã biến mất sạch sẽ, không biết tự lúc nào, nàng trở nên lạc quan kiên cường lên rồi...
Thì ra, chính mình đã từ từ gia nhập vào thế giới này, thích ứng dần với nhịp sống nơi đây, được thế giới này tiếp nhận...
Thẩm Hi đứng bên cửa ngẩn người một lúc lâu, mới sắp xếp lại suy nghĩ bay xa hàng dặm của mình. Mặc kệ như thế nào, cuộc sống vẫn luôn tiếp tục, không ăn sáng thì bụng sẽ đói. Nàng dùng sức đẩy ra cửa bếp: xông vào nhà bếp như tướng quân xông lên chiến trường: Mấy hôm nay ăn thịt ngấy rồi, sáng nay ăn cháo!
Đến mười lăm tháng Giêng mới coi như qua hết Tết. Mấy hôm nay Thẩm Hi không vội bày quán mà ru rú trong nhà làm hai cái gối đầu từ vải vụn, ruột gối nhét đầy vỏ kiều mạch. Đến tối ngủ, nàng lấy một cái đưa cho người mù, đang định lấy cái nữa cho mình, người mù đã duỗi tay ra đợi nàng gối lên. Thẩm Hi mừng thầm, xem ra trong vòng mấy tháng này không chỉ có nàng quen thuộc mà người nam nhân bên cạnh cũng đang thích nghi dần đây.
Thẩm Hi vui mừng quăng cái gối của mình sang một bên, gối lên cánh tay người mù, quả nhiên vẫn là gối này tốt nhất, cứng mềm vừa phải, lại còn ấm áp, tốt hơn gối đầu bằng kiều mạch nhiều.
Trong suốt tháng Giêng, Thẩm Hi chưa mở hàng, muốn ăn gì thì làm cái đó, ăn rồi ngủ ngủ dậy ăn, chừng mười ngày trôi qua mà nàng cảm giác mình như béo lên một vòng, cả người mù cũng vậy, được nàng chăm bón béo tốt mấy cân thịt, cánh tay nàng gối lên cũng thoải mái hơn. Thẩm Hi rảnh rỗi không việc gì, bèn đem việc trêu đùa người mù ra làm chuyện thường tình, không có việc gì bèn cầm tay hắn nhéo nhéo, trộm hôn cái lên má... khiến người mù thói quen các chiêu nàng tập kích, dù Thẩm Hi có xáp lại cũng không giật mình như lúc đầu.
Ngày mười lăm tháng Giêng là tết Nguyên tiêu, không chỉ phải làm bánh trôi mà còn làm cả đèn lồng. Ở đây Tết Nguyên tiêu là ngày tết quan trọng sau Tết Nguyên đán, vừa đến ngày mười ba mười bốn trên đường đã bày bán không ít đèn lồng. Thẩm Hi vốn muốn mua một hai cái đèn lồng để đối phó là được, nhưng Thúy Cô bảo hoa đăng phải do chính tay mình làm mới thú vị.
Thúy Cô dù người hơi thô kệch tráng kiện nhưng lại rất khéo tay, nan tre trong tay nàng uốn dẻo, gập lại một chốc đã thành một chiếc hoa đăng, giấy hồng dán sát vào khung, trông rất đẹp mắt. Thẩm Hi dù cũng làm được nhưng tay nghề không bằng Thúy Cô, về sau nàng chỉ đành buông tay, lấy mấy chiếc của Thúy Cô làm mang về treo dưới mái hiên và ngoài cổng.
Theo phong tục của nơi đây, ngày mười lăm treo đèn lồng, cửa lớn không được đóng, nên khi đến ngày mười lăm, Thúy Cô đến rủ nàng đi ngắm hoa đăng, nàng bèn từ chối, nếu nàng đi thì trong nhà chỉ còn mỗi người mù, nàng không yên tâm.
Ăn xong bánh trôi, Thẩm Hi ngồi lên kháng, bóc quả quýt đút từng múi cho người mù, đợi hắn ăn xong, bèn cầm một đoạn thân cao lương với sợi chỉ, lấy vỏ cam rỗng làm thành từng chiếc đèn lồng nhỏ. Nàng lại cầm một ngọn nến ra cắt làm mấy đoạn, đốt lên rồi đặt vào trong đèn, xách mấy chiếc đèn nhỏ này ra ngồi ngoài bậc cửa. Có đứa trẻ đi ngang qua, nàng liền cười tủm tỉm tặng cho một chiếc đèn, những chiếc đèn lồng nho nhỏ đáng yêu hấp dẫn một nhóm tiểu hài tử đi ngang qua, chúng ríu rít vây quanh nàng, để xin nàng một chiếc đèn mà miệng ngọt như mía lùi, con có mấy đứa dễ thương thơm nàng mấy cái, khiến Thẩm Hi vui đến không khép miệng.
Thẩm Hi dứt khoát mang hết quả quýt còn lại trong nhà ra, bóc lấy múi quýt cho bọn nhỏ ăn, còn vỏ cam làm thành đèn lồng nhỏ, vừa được ăn lại được chơi, bọn nhỏ đều mừng đến quên cả đi chơi, vui sướng vây quanh Thẩm Hi, đợi đến lúc người lớn trong nhà tìm đến mới lưu luyến mà đi về.
Tác giả :
Thập Tam Sinh