Chuyện Tháng Tư
Chương 36
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Biên dịch: 1309
Biên tập: Kamyo
Đám hải tặc rất biết điều, tự động chia nhau canh chừng cả bốn mặt của container. Giữ cửa là tên duy nhất có thể nói vài câu tiếng Anh, chân xỏ vào thứ xịn nhất – đôi sandal nhựa đã sờn hết mép.
Xưa nay luôn phải làm vệ sĩ cho người khác, lần đầu tiên trong đời được người khác vây quanh bảo vệ, đều là nhờ hưởng ké Sầm Kim.
Vệ Lai đứng ở cửa nhìn, hỏi hắn: “Có thuốc lá không?"
Tên hải tặc kia đi lại, móc từ túi áo ra một nhúm lá khô trông khá kỳ quái, đưa cho anh, rồi khoa tay ra hiệu, ý bảo bỏ vào miệng: “Nhai, ngon lắm."
Đây là một loại lá trà Ả Rập, được hải tặc dùng để tạo cảm giác hưng phấn [1].
Vệ Lai nhận lấy, nói: “Cám ơn." Rồi bổ sung, “Cậu trông chừng nhé, tôi đi gọi điện thoại."
Anh bước vào phòng để điện thoại, nhấn số của Cây Cacao.
Trong khi chờ kết nối, Vệ Lai ngắt ít lá nhét vào miệng nhai.
Ngon cái mốc xì, vừa đắng vừa chát. Nhưng anh không nhả ra, cứ như mình mà nhả ra là thua cuộc ngay. Thế rồi nhai mãi tới khi chẳng còn mùi mẽ gì, nhai cho nó thành một mớ bã vụn nát.
Rốt cuộc Cây Cacao đã bắt máy, giọng nhừa nhựa, giống đang say, đằng sau có tiếng nhạc xập xình, tiếng cười kỳ dị và tiếng súng đì đoàng.
Vệ Lai hỏi: “Lại chiến sự à?"
“Vừa đánh một trận nhỏ thôi, đuổi được một tiểu đội vũ trang chống chính phủ. Đang ăn mừng đây, tôi thay ca rồi nên mới uống rượu. Bọn này chơi bựa lắm, còn nổ súng tẹt ga luôn."
Bỗng nhiên Vệ Lai thấy ghét khôn tả xiết, chưa khi nào anh căm ghét chiến tranh như bây giờ.
Chiến tranh là thứ hoa tẩm độc toàn thân, những tưởng vào thời bình, cho dù hoa kia chưa bị diệt sạch thì cũng nên lo sợ rúc vào một góc; nhưng nay mới biết, nó vẫn như loài quỷ ám, cứ bám chặt lấy, vĩnh viễn dốc sức nhấm nuốt từng đợt gió tanh mưa máu để nở rộ.
“Sao đấy? Tìm tôi làm giề?"
Cây Cacao say khướt, giọng hơi lè nhè.
“Tôi nhớ đâu là quê cậu ở Uda. Chỗ đó… có gần Kallon không?"
Cây Cacao cười khì khì.
“Gần lắm, nước láng giềng mà, cách một con sông cực cực lớn nhé. Tôi nhớ hồi đó có đợt đột nhiên nước sông đỏ lòm, dân tình kéo nhau ra bờ sông ngó thử, có người còn vớt được cả xác chết trôi.
“Sau mới nghe nói, lần đấy là một nhóm nạn dân muốn bơi qua sông trốn tới bờ bên này, nhưng không có thuyền… Người Huka đuổi kịp họ, rồi xử ngay trên bến sông… chặt chặt… chém chém…"
Cậu ta ợ hơi rượu.
Vệ Lai buồn bực khó chịu trong lòng: “Vậy khi đó, chắc cậu nghe được rất nhiều chuyện nhỉ. Có cái nào liên quan tới khu bảo hộ không, hay tình nguyện viên chấp nhận ở lại chẳng hạn?"
Cây Cacao đáp: “Hà, khu bảo hộ."
Cảm giác như ở đầu bên kia, cậu ta thiếu điều múa luôn một bài túy quyền.
“Đám phương Tây ấy hả, tưởng là mặt mũi mình trông khác hẳn dân da đen, đã dựng lên khu bảo hộ thì người người nhà nhà đều phải nể trọng — Ở chỗ khác có khi còn được vậy, chứ nơi này…
“Vệ, thị trường buôn nô lệ da đen tồn tại suốt 400 năm. Bị xách đi khắp thế giới làm nô lệ, anh nghĩ thử xem, từ trong thâm tâm họ sẽ có bao nhiêu thiện cảm với dân da trắng?
“Vả lại, chuyện ở Kallon khi đó vượt ra ngoài dự đoán của toàn thế giới — Về sau Liên Hiệp Quốc đã nói, Vết Thương Tháng Tư là một chương tăm tối nhất trong thế kỷ 20, tăm tối nhất đấy… À, tăm tối nhất chính là trời đêm, có ngôi sao nhấp nha nhấp nháy…"
Vệ Lai buộc phải ngắt lời cậu ta: “Nói chuyện khu bảo hộ đi."
Cây Cacao ậm ậm ừ ừ: “Khu bảo hộ hở… Có chỗ tiếp tục chống cự, có chỗ bị phá nát tan. Thực ra cô gì đó anh bảo vệ… A, cô Sầm, lợi hại lắm đấy. Tôi nghe có ông mục sư người Pháp bị giết, nạn dân trốn trong giáo đường đều bị chém sạch…"
Vệ Lai hỏi nhỏ: “Nếu ở đó Sầm Kim gặp phải chuyện xấu gì, cậu cảm thấy sẽ là thế nào?"
“Ai biết đâu, phụ nữ mà, à, còn xinh đẹp vậy…"
Bàn tay đang buông thõng của Vệ Lai siết chặt, lá trà khô trong tay bị nghiền thành vụn nhỏ. Anh thình lình ngắt lời Cây Cacao: “Đừng nói nữa, chuyện đã qua rồi."
Cây Cacao bị anh quát mà chẳng hiểu nổi: “Hở… Vừa kể gì nhỉ? À, Vệ này, sao anh lại gọi điện? Chúng ta đang tán chuyện à? Tôi mới nói gì với anh phỏng?"
Vệ Lai hỏi: “Nếu một người không vui, cứ luôn luẩn quẩn chuyện quá khứ, làm sao giúp họ quên đi được?"
Cây Cacao đáp: “Đối xử tốt gấp bội, nói đùa để vui vẻ lên, đã vui rồi thì đương nhiên sẽ quên quá khứ — Giống tôi này, giờ đã có tiền, có bà xã, có nhà, nên chả còn nhớ hồi chưa có đồ lót nó như nào nữa… À, Vệ, tôi đã kể cho anh chưa, quần lót đầu tiên của tôi là lột từ người một lão già…"
Vệ Lai cúp điện thoại cái rụp.
Anh ngồi thật lâu trong bóng đêm.
Khi trở về phòng, thấy tên hải tặc kia đang gác chân ngồi dưới dây phơi quần áo, nhàn nhã nhai nhóp nhép.
Đi lại gần giường, Sầm Kim vẫn ngủ say.
Trước kia anh không chú ý, hiện tại mới phát hiện, lúc ngủ cô nằm nghiêng, thân thể cuộn tròn lại, là tư thế ngủ khi thiếu cảm giác an toàn nhất.
Vệ Lai cúi xuống, sẽ sàng ôm cô. Nhịp thở của cô đều đều, khe khẽ, đầu lông mi dài mềm mại chạm vào môi anh.
Anh cảm nhận được, cả người cô như đang ẩn náu trong lớp vỏ thép, cứng rắn, không độ ấm. Những kẻ bị công kích trong mấy bài xã luận của cô đều thấy cô như vậy, người Saudi thấy cô như vậy, Nai cũng thấy cô như vậy.
Nhưng chỉ những ai ở bên lớp vỏ thép này đủ lâu mới biết, trong đấy có một cô bé, thi thoảng, sẽ len lén ra ngoài hít thở, rất đáng yêu, cũng khiến người khác thương xót.
Vệ Lai cúi gần tai cô, thì thầm: “Sầm Kim, bất kể quá khứ đã xảy ra chuyện gì, đều không còn quan trọng nữa."
***
Sầm Kim ngủ một giấc đến chiều hôm sau.
Lúc tỉnh lại, ánh nắng chênh chếch chiếu rọi vào nhà, bốn bề quanh làng hoang vắng tĩnh lặng. Nhất thời cô hơi ngơ ngác, tưởng chừng đã quên mất đang ở nơi đâu.
Trên cửa sổ có bóng người lay động, ngẩng đầu nhìn, là Vệ Lai đang thu quần áo, dáng người rắn rỏi, bờ vai vững chãi — Lòng bàn tay bỗng nhiên nóng hổi, hình như cảm giác tối qua vẫn chưa tan đi.
Khi ngẩng đầu lại, Vệ Lai đang nhìn cô: “Tỉnh rồi à."
Anh cất quần áo, nhanh chân bước vào.
Sầm Kim xuống giường, nói: “Sao yên tĩnh quá nhỉ?"
Vệ Lai cười, kéo cô qua, đẩy nhẹ ra cửa: “Em tự xem đi, tận bốn người bảo vệ cho đấy, nom y chang mấy tòa tháp sắt cắm tứ phía. Làng này mới giữa trưa mà đã gần như chẳng còn ai dám lượn lờ bên ngoài, cãi nhau cũng toàn thỏ thẻ."
Cả anh chàng cảnh sát kia, tính là về thành phố từ buổi tinh mơ, nhưng vẫn bất chấp nguy cơ bị trừ lương, thực lòng không muốn rời khỏi đây, cứ đuổi theo Vệ Lai hỏi: “Mấy người này không cướp thật chứ? Một lát nữa? Chính xác là khi nào mới đi?"
Vệ Lai trả lời, chờ cô Sầm tỉnh lại hẵng hay.
Hải tặc đều đã tới rồi.
Cô bị ca-nô nổ tan tành làm u mê, rốt cuộc ý thức liên quan tới “chuyến đi này là để đàm phán" đã quay lại vị trí cũ.
Vẫn nói tư duy của phụ nữ rất kỳ quái, phản ứng đầu tiên của cô lại là–
“Tôi còn mỗi một bộ để mặc đi đàm phán với hải tặc. Nói chuyện năm ba ngày, người ta sẽ cười tôi mấy ngày liền không thay đồ đấy…"
Người ta có rảnh đâu mà cười em không thay đồ? Hải tặc còn diện một bộ tới năm ba tháng liền kìa…
“Với cả, tôi đi dép lê…"
Hải tặc còn để chân đất đó, tên duy nhất có thứ xỏ chân còn chẳng bền bằng dép của em.
Ngoài bộ cô đang mặc ra thì còn lại gì, Vệ Lai lục sơ qua thử.
Không có thật, chưa tính bộ hôm qua ngâm trong biển xong đã giặt phơi khô, chỉ còn một chiếc quần lửng, một chiếc quần bó. Những thứ khác như khăn choàng lụa, son môi, sơmi, áo hai dây, quần dài… đều chìm xuống đáy biển rồi.
Sầm Kim nhìn Vệ Lai: “Mới đầu nhé, tôi mang ra cả một vali quần áo…"
Nữa rồi, phụ nữ chỉ thích càm ràm chuyện cũ.
“Thuê anh làm vệ sĩ mà cứ như bị ám quẻ, quần áo càng ngày càng thiếu, càng ngày càng ít…"
Đột nhiên im bặt.
Vệ Lai soi cô chằm chặp: “Nói tiếp đi."
Cô chẳng thèm lên tiếng, nghiêng đầu qua không nhìn anh.
Vệ Lai cười, ánh mặt trời chiếu lên người cô, có thể lờ mờ nhìn thấy được dáng eo thon, cô mặc thứ này đúng là khá rộng.
Anh vươn tay, một trái một phải nắm lấy phần áo thừa hai bên eo cô, từ từ gom hết vào lòng bàn tay, kéo về phía mình. Cô đứng không vững, bị áo lôi theo, xém chút đập vào lòng anh.
Vệ Lai khẽ giọng: “Tôi đồng ý với lời em vừa nói… Quần áo em vẫn có thể ít hơn nữa, tôi phải cố gắng nhiều."
Sầm Kim ngẩng đầu: “Lợi dụng sàm sỡ người khác thế vui nhỉ?"
Vệ Lai uốn nắn cô: “Đây là hai bên tình nguyện nhé. Em không ngầm bật đèn xanh thì sao tôi đi tới bước này được. Nếu ngay lần đầu thấy tôi càn rỡ, em cho ngay một bạt tai thì giờ tôi có làm gì cũng phải tránh xa em ba bước — Em dám cam đoan mình chẳng phải chịu trách nhiệm cho cục diện hôm nay không? Hử?"
Sầm Kim nhìn đăm đăm vào anh mấy giây, cuối cùng bật cười, hơi ngượng ngùng vùi đầu vào lòng anh.
Vệ Lai cúi đầu hỏi cô: “Quan hệ giữa chúng ta hiện giờ là gì nhỉ?"
Sầm Kim đáp: “Anh nói rồi đấy, hai bên tình nguyện."
Cô lẩm bẩm như đang tự nhủ: “Chẳng kể khi xưa, chẳng hỏi mai này, thỏa thích tận hưởng. Cùng người hữu tình, hưởng niềm hân hoan…"
Vệ Lai ngờ ngợ nhớ ra, hình như đây cũng là lời ca trong một bộ phim Hồng Kông rất cũ.
Cùng người hữu tình, hưởng niềm hân hoan, chớ hỏi đấy là duyên hay kiếp.
Em là kiếp của tôi, hay là duyên của tôi?
***
Cứ có cảm giác cả làng đang đội ơn đội đức tống tiễn họ một đoạn, thiếu điều khua chiêng gõ trống nữa thôi.
Viên cảnh sát kia cũng kè kè bên cạnh để bảo đảm hải tặc sẽ đi thật, sẽ không quấy phá làng. Vệ Lai rất khâm phục anh ta — Chẳng có súng, suốt ngày chỉ cắm đầu xử lý mấy vụ láo nháo vụn vặt, tới khi gặp chuyện thật thì lại rất dũng cảm.
Lúc rời làng, anh vô tình quay qua căn nhà ven đường. Một phụ nữ bản địa đang tò mò thò đầu ra ngoài, bỗng dưng chạm phải ánh mắt anh, hốt hoảng túm khăn trùm đầu che kín mặt.
Vệ Lai chợt lóe ra một ý, nói với Sầm Kim: “Chờ tôi chút nhé."
Anh lôi viên cảnh sát kia quay lại làng.
Trong làng có khá nhiều phụ nữ, theo tập tục ở đây, từ đầu đến chân họ phải trùm kín mít bằng khăn cotton hay satin màu sắc rực rỡ [2] —— Qua hỏi thử, biết đâu sẽ thuyết phục được các cô ấy bán cho vài tấm.
Vận may kha khá, anh lấy được 2 tấm thật, một màu đen, một nâu đỏ có hoa văn chìm ánh kim. Khi trả tiền, cô nàng kia sống chết chẳng dám nhận, căng thẳng kêu la gì đó bằng tiếng địa phương, viên cảnh sát phiên dịch: “Anh mau đi đi, làm ơn mau đi giùm đi!"
Vệ Lai dở khóc dở cười nhét khăn vào túi hành lý.
Hải tặc chính cống không lấy đi một cây kim sợi chỉ nào của dân làng, ngược lại là anh sắp quen thói ăn chùa ở chực cướp trắng luôn rồi.
Lúc tới gần Sầm Kim, cô thắc mắc: “Anh đi làm gì vậy?"
Vệ Lai chẳng hé môi, sau khi lên ca-nô, anh lấy tấm satin tông đỏ cho cô: “Trùm lên đi, đừng phơi nắng."
Sầm Kim nhận lấy mở bung ra, ngẩng đầu nhìn lên, xuyên thấu qua satin, ánh dương được lọc thành từng sợi kim tuyến lấp lánh dìu dịu.
Cô hỏi: “Tặng tôi à?"
Vệ Lai đáp: “Đã mặc đồ của tôi, nhận quà của tôi, quý cô đây cũng nên nghĩ xem phải báo đáp thế nào chứ."
Sầm Kim nói: “Mới có mặc đồ của anh, nhận quà của anh thôi, tôi còn tính tới ngày nào đó xin cả anh luôn kìa. Tôi chẳng biết báo đáp thế nào đâu, hay là cho ký sổ đi, dù sao thì giờ đã nợ sẵn cả đống rồi, không lo."
Vệ Lai cười ha ha, tên hải tặc đang nhai lá trà chẳng hiểu anh cười gì, mặt cứ ngơ ngác, quay qua khởi động ca-nô.
Gần như trong chớp mắt, ngôi làng dưới ánh trời chiều đã thu nhỏ nhập vào bờ biển, trôi tuột ra xa tít tắp phía sau.
Chiếc ca-nô này lớn hơn lần trước, chắc là để Sầm Kim đỡ khó chịu, tốc độ chạy chậm chạp thấy rõ nên không bị tròng trành. Khi đến được nửa đường, thậm chí mỗi người bọn anh còn nhận được một lon coca.
Sầm Kim nói: " Họ ở đây, có thể uống một lon coca đã là chuyện rất xa xỉ —— Chắc là quà của Cá Mập Hổ đấy, làm một mở đầu tốt đẹp cho cuộc đàm phán."
Vệ Lai cười mở nắp, ngửa đầu uống ừng ực hơn phân nửa. Thức uống có ga kích thích dạ dày, tự nhiên cảm giác hưng phấn quen thuộc lan khắp toàn thân.
…
Chẳng rõ đã chạy bao lâu, cũng chẳng rõ hải tặc phân biệt phương hướng kiểu gì, chỉ biết là khi trời sẩm tối, trước mặt thình lình xuất hiện một chiếc thuyền cá đen tuyền.
Không sáng đèn, không âm thanh, khá giống thuyền ma, giống cả sinh vật khổng lồ trồi lên mặt biển, lặng lẽ chờ mồi.
Tên hải tặc cầm đầu gào to mấy câu về phía thuyền, sau đó giơ súng lên, bắn chỉ thiên đoàng đoàng đoàng cả một băng đạn.
Kiểu như một loại ám hiệu, đèn trên thuyền bật sáng, có đèn bão, đèn pin, cả ánh đèn từ giữa thân thuyền. Đấy là chiếc thuyền thép to loang lổ vết gỉ, rất thường gặp ở Hồng Hải. Đèn tín hiệu trước sau cột buồm lay động giữa trời đêm trên cao, hệt như một đôi mắt quỷ dị.
Ca-nô chạy đến gần hơn, Vệ Lai đã thấy rõ người trên thuyền.
Ít nhất có 20-30 tên chia thành từng nhóm nhỏ, đều là người da đen, hoặc ngồi hoặc đứng, có kẻ trông thật chất phác, có kẻ ánh mắt hung bạo. Có kẻ ôm súng máy hạng nặng [3], quấn dây băng đạn vàng óng thành từng vòng trên cổ. Có kẻ đang ăn đường caster, mỗi lần nhón tay bốc là rơi vãi đầy sàn.
Còn có một cậu nhóc hải tặc chừng 11-12 tuổi, cứ nhe răng trợn mắt đe dọa, vừa tính xông lên ca-nô, lập tức bị một gã cao to gần đấy nhéo tai mắng, chắc là bảo nó đàng hoàng hơn.
Vệ Lai cười.
Cùng bước vào một thế giới chỉ mới nghe qua, chưa từng trông thấy thôi.
~♥~♥~♥~
Ghi chú:
[1] Lá trà Ả Rập (lá khat, Catha): Một loại lá gây nghiện nguy hiểm và độc hại hơn ma túy thông thường gấp nhiều lần.
Khăn trùm toàn thân (toob, toub, thobe…): Trang phục truyền thống của phụ nữ Sudan.
[3] Súng máy hạng nặng (Heavy machine gun, HMG): Loại súng máy lớn nhất, có thể bắn liên tục với mật độ dày đặc và độ chính xác cao, khuyết điểm là rất nặng và cồng kềnh nên khó di chuyển. Hai khẩu DShK và Browning.50 Caliber:
Đường caster (superfine/berry/castor sugar): Loại đường hạt nhỏ và mịn hơn cả đường xay (icing sugar), thường được ưu tiên dùng trong các công thức cần đường mịn và dễ tan như kem bơ, mousse, pudding…
Biên dịch: 1309
Biên tập: Kamyo
Đám hải tặc rất biết điều, tự động chia nhau canh chừng cả bốn mặt của container. Giữ cửa là tên duy nhất có thể nói vài câu tiếng Anh, chân xỏ vào thứ xịn nhất – đôi sandal nhựa đã sờn hết mép.
Xưa nay luôn phải làm vệ sĩ cho người khác, lần đầu tiên trong đời được người khác vây quanh bảo vệ, đều là nhờ hưởng ké Sầm Kim.
Vệ Lai đứng ở cửa nhìn, hỏi hắn: “Có thuốc lá không?"
Tên hải tặc kia đi lại, móc từ túi áo ra một nhúm lá khô trông khá kỳ quái, đưa cho anh, rồi khoa tay ra hiệu, ý bảo bỏ vào miệng: “Nhai, ngon lắm."
Đây là một loại lá trà Ả Rập, được hải tặc dùng để tạo cảm giác hưng phấn [1].
Vệ Lai nhận lấy, nói: “Cám ơn." Rồi bổ sung, “Cậu trông chừng nhé, tôi đi gọi điện thoại."
Anh bước vào phòng để điện thoại, nhấn số của Cây Cacao.
Trong khi chờ kết nối, Vệ Lai ngắt ít lá nhét vào miệng nhai.
Ngon cái mốc xì, vừa đắng vừa chát. Nhưng anh không nhả ra, cứ như mình mà nhả ra là thua cuộc ngay. Thế rồi nhai mãi tới khi chẳng còn mùi mẽ gì, nhai cho nó thành một mớ bã vụn nát.
Rốt cuộc Cây Cacao đã bắt máy, giọng nhừa nhựa, giống đang say, đằng sau có tiếng nhạc xập xình, tiếng cười kỳ dị và tiếng súng đì đoàng.
Vệ Lai hỏi: “Lại chiến sự à?"
“Vừa đánh một trận nhỏ thôi, đuổi được một tiểu đội vũ trang chống chính phủ. Đang ăn mừng đây, tôi thay ca rồi nên mới uống rượu. Bọn này chơi bựa lắm, còn nổ súng tẹt ga luôn."
Bỗng nhiên Vệ Lai thấy ghét khôn tả xiết, chưa khi nào anh căm ghét chiến tranh như bây giờ.
Chiến tranh là thứ hoa tẩm độc toàn thân, những tưởng vào thời bình, cho dù hoa kia chưa bị diệt sạch thì cũng nên lo sợ rúc vào một góc; nhưng nay mới biết, nó vẫn như loài quỷ ám, cứ bám chặt lấy, vĩnh viễn dốc sức nhấm nuốt từng đợt gió tanh mưa máu để nở rộ.
“Sao đấy? Tìm tôi làm giề?"
Cây Cacao say khướt, giọng hơi lè nhè.
“Tôi nhớ đâu là quê cậu ở Uda. Chỗ đó… có gần Kallon không?"
Cây Cacao cười khì khì.
“Gần lắm, nước láng giềng mà, cách một con sông cực cực lớn nhé. Tôi nhớ hồi đó có đợt đột nhiên nước sông đỏ lòm, dân tình kéo nhau ra bờ sông ngó thử, có người còn vớt được cả xác chết trôi.
“Sau mới nghe nói, lần đấy là một nhóm nạn dân muốn bơi qua sông trốn tới bờ bên này, nhưng không có thuyền… Người Huka đuổi kịp họ, rồi xử ngay trên bến sông… chặt chặt… chém chém…"
Cậu ta ợ hơi rượu.
Vệ Lai buồn bực khó chịu trong lòng: “Vậy khi đó, chắc cậu nghe được rất nhiều chuyện nhỉ. Có cái nào liên quan tới khu bảo hộ không, hay tình nguyện viên chấp nhận ở lại chẳng hạn?"
Cây Cacao đáp: “Hà, khu bảo hộ."
Cảm giác như ở đầu bên kia, cậu ta thiếu điều múa luôn một bài túy quyền.
“Đám phương Tây ấy hả, tưởng là mặt mũi mình trông khác hẳn dân da đen, đã dựng lên khu bảo hộ thì người người nhà nhà đều phải nể trọng — Ở chỗ khác có khi còn được vậy, chứ nơi này…
“Vệ, thị trường buôn nô lệ da đen tồn tại suốt 400 năm. Bị xách đi khắp thế giới làm nô lệ, anh nghĩ thử xem, từ trong thâm tâm họ sẽ có bao nhiêu thiện cảm với dân da trắng?
“Vả lại, chuyện ở Kallon khi đó vượt ra ngoài dự đoán của toàn thế giới — Về sau Liên Hiệp Quốc đã nói, Vết Thương Tháng Tư là một chương tăm tối nhất trong thế kỷ 20, tăm tối nhất đấy… À, tăm tối nhất chính là trời đêm, có ngôi sao nhấp nha nhấp nháy…"
Vệ Lai buộc phải ngắt lời cậu ta: “Nói chuyện khu bảo hộ đi."
Cây Cacao ậm ậm ừ ừ: “Khu bảo hộ hở… Có chỗ tiếp tục chống cự, có chỗ bị phá nát tan. Thực ra cô gì đó anh bảo vệ… A, cô Sầm, lợi hại lắm đấy. Tôi nghe có ông mục sư người Pháp bị giết, nạn dân trốn trong giáo đường đều bị chém sạch…"
Vệ Lai hỏi nhỏ: “Nếu ở đó Sầm Kim gặp phải chuyện xấu gì, cậu cảm thấy sẽ là thế nào?"
“Ai biết đâu, phụ nữ mà, à, còn xinh đẹp vậy…"
Bàn tay đang buông thõng của Vệ Lai siết chặt, lá trà khô trong tay bị nghiền thành vụn nhỏ. Anh thình lình ngắt lời Cây Cacao: “Đừng nói nữa, chuyện đã qua rồi."
Cây Cacao bị anh quát mà chẳng hiểu nổi: “Hở… Vừa kể gì nhỉ? À, Vệ này, sao anh lại gọi điện? Chúng ta đang tán chuyện à? Tôi mới nói gì với anh phỏng?"
Vệ Lai hỏi: “Nếu một người không vui, cứ luôn luẩn quẩn chuyện quá khứ, làm sao giúp họ quên đi được?"
Cây Cacao đáp: “Đối xử tốt gấp bội, nói đùa để vui vẻ lên, đã vui rồi thì đương nhiên sẽ quên quá khứ — Giống tôi này, giờ đã có tiền, có bà xã, có nhà, nên chả còn nhớ hồi chưa có đồ lót nó như nào nữa… À, Vệ, tôi đã kể cho anh chưa, quần lót đầu tiên của tôi là lột từ người một lão già…"
Vệ Lai cúp điện thoại cái rụp.
Anh ngồi thật lâu trong bóng đêm.
Khi trở về phòng, thấy tên hải tặc kia đang gác chân ngồi dưới dây phơi quần áo, nhàn nhã nhai nhóp nhép.
Đi lại gần giường, Sầm Kim vẫn ngủ say.
Trước kia anh không chú ý, hiện tại mới phát hiện, lúc ngủ cô nằm nghiêng, thân thể cuộn tròn lại, là tư thế ngủ khi thiếu cảm giác an toàn nhất.
Vệ Lai cúi xuống, sẽ sàng ôm cô. Nhịp thở của cô đều đều, khe khẽ, đầu lông mi dài mềm mại chạm vào môi anh.
Anh cảm nhận được, cả người cô như đang ẩn náu trong lớp vỏ thép, cứng rắn, không độ ấm. Những kẻ bị công kích trong mấy bài xã luận của cô đều thấy cô như vậy, người Saudi thấy cô như vậy, Nai cũng thấy cô như vậy.
Nhưng chỉ những ai ở bên lớp vỏ thép này đủ lâu mới biết, trong đấy có một cô bé, thi thoảng, sẽ len lén ra ngoài hít thở, rất đáng yêu, cũng khiến người khác thương xót.
Vệ Lai cúi gần tai cô, thì thầm: “Sầm Kim, bất kể quá khứ đã xảy ra chuyện gì, đều không còn quan trọng nữa."
***
Sầm Kim ngủ một giấc đến chiều hôm sau.
Lúc tỉnh lại, ánh nắng chênh chếch chiếu rọi vào nhà, bốn bề quanh làng hoang vắng tĩnh lặng. Nhất thời cô hơi ngơ ngác, tưởng chừng đã quên mất đang ở nơi đâu.
Trên cửa sổ có bóng người lay động, ngẩng đầu nhìn, là Vệ Lai đang thu quần áo, dáng người rắn rỏi, bờ vai vững chãi — Lòng bàn tay bỗng nhiên nóng hổi, hình như cảm giác tối qua vẫn chưa tan đi.
Khi ngẩng đầu lại, Vệ Lai đang nhìn cô: “Tỉnh rồi à."
Anh cất quần áo, nhanh chân bước vào.
Sầm Kim xuống giường, nói: “Sao yên tĩnh quá nhỉ?"
Vệ Lai cười, kéo cô qua, đẩy nhẹ ra cửa: “Em tự xem đi, tận bốn người bảo vệ cho đấy, nom y chang mấy tòa tháp sắt cắm tứ phía. Làng này mới giữa trưa mà đã gần như chẳng còn ai dám lượn lờ bên ngoài, cãi nhau cũng toàn thỏ thẻ."
Cả anh chàng cảnh sát kia, tính là về thành phố từ buổi tinh mơ, nhưng vẫn bất chấp nguy cơ bị trừ lương, thực lòng không muốn rời khỏi đây, cứ đuổi theo Vệ Lai hỏi: “Mấy người này không cướp thật chứ? Một lát nữa? Chính xác là khi nào mới đi?"
Vệ Lai trả lời, chờ cô Sầm tỉnh lại hẵng hay.
Hải tặc đều đã tới rồi.
Cô bị ca-nô nổ tan tành làm u mê, rốt cuộc ý thức liên quan tới “chuyến đi này là để đàm phán" đã quay lại vị trí cũ.
Vẫn nói tư duy của phụ nữ rất kỳ quái, phản ứng đầu tiên của cô lại là–
“Tôi còn mỗi một bộ để mặc đi đàm phán với hải tặc. Nói chuyện năm ba ngày, người ta sẽ cười tôi mấy ngày liền không thay đồ đấy…"
Người ta có rảnh đâu mà cười em không thay đồ? Hải tặc còn diện một bộ tới năm ba tháng liền kìa…
“Với cả, tôi đi dép lê…"
Hải tặc còn để chân đất đó, tên duy nhất có thứ xỏ chân còn chẳng bền bằng dép của em.
Ngoài bộ cô đang mặc ra thì còn lại gì, Vệ Lai lục sơ qua thử.
Không có thật, chưa tính bộ hôm qua ngâm trong biển xong đã giặt phơi khô, chỉ còn một chiếc quần lửng, một chiếc quần bó. Những thứ khác như khăn choàng lụa, son môi, sơmi, áo hai dây, quần dài… đều chìm xuống đáy biển rồi.
Sầm Kim nhìn Vệ Lai: “Mới đầu nhé, tôi mang ra cả một vali quần áo…"
Nữa rồi, phụ nữ chỉ thích càm ràm chuyện cũ.
“Thuê anh làm vệ sĩ mà cứ như bị ám quẻ, quần áo càng ngày càng thiếu, càng ngày càng ít…"
Đột nhiên im bặt.
Vệ Lai soi cô chằm chặp: “Nói tiếp đi."
Cô chẳng thèm lên tiếng, nghiêng đầu qua không nhìn anh.
Vệ Lai cười, ánh mặt trời chiếu lên người cô, có thể lờ mờ nhìn thấy được dáng eo thon, cô mặc thứ này đúng là khá rộng.
Anh vươn tay, một trái một phải nắm lấy phần áo thừa hai bên eo cô, từ từ gom hết vào lòng bàn tay, kéo về phía mình. Cô đứng không vững, bị áo lôi theo, xém chút đập vào lòng anh.
Vệ Lai khẽ giọng: “Tôi đồng ý với lời em vừa nói… Quần áo em vẫn có thể ít hơn nữa, tôi phải cố gắng nhiều."
Sầm Kim ngẩng đầu: “Lợi dụng sàm sỡ người khác thế vui nhỉ?"
Vệ Lai uốn nắn cô: “Đây là hai bên tình nguyện nhé. Em không ngầm bật đèn xanh thì sao tôi đi tới bước này được. Nếu ngay lần đầu thấy tôi càn rỡ, em cho ngay một bạt tai thì giờ tôi có làm gì cũng phải tránh xa em ba bước — Em dám cam đoan mình chẳng phải chịu trách nhiệm cho cục diện hôm nay không? Hử?"
Sầm Kim nhìn đăm đăm vào anh mấy giây, cuối cùng bật cười, hơi ngượng ngùng vùi đầu vào lòng anh.
Vệ Lai cúi đầu hỏi cô: “Quan hệ giữa chúng ta hiện giờ là gì nhỉ?"
Sầm Kim đáp: “Anh nói rồi đấy, hai bên tình nguyện."
Cô lẩm bẩm như đang tự nhủ: “Chẳng kể khi xưa, chẳng hỏi mai này, thỏa thích tận hưởng. Cùng người hữu tình, hưởng niềm hân hoan…"
Vệ Lai ngờ ngợ nhớ ra, hình như đây cũng là lời ca trong một bộ phim Hồng Kông rất cũ.
Cùng người hữu tình, hưởng niềm hân hoan, chớ hỏi đấy là duyên hay kiếp.
Em là kiếp của tôi, hay là duyên của tôi?
***
Cứ có cảm giác cả làng đang đội ơn đội đức tống tiễn họ một đoạn, thiếu điều khua chiêng gõ trống nữa thôi.
Viên cảnh sát kia cũng kè kè bên cạnh để bảo đảm hải tặc sẽ đi thật, sẽ không quấy phá làng. Vệ Lai rất khâm phục anh ta — Chẳng có súng, suốt ngày chỉ cắm đầu xử lý mấy vụ láo nháo vụn vặt, tới khi gặp chuyện thật thì lại rất dũng cảm.
Lúc rời làng, anh vô tình quay qua căn nhà ven đường. Một phụ nữ bản địa đang tò mò thò đầu ra ngoài, bỗng dưng chạm phải ánh mắt anh, hốt hoảng túm khăn trùm đầu che kín mặt.
Vệ Lai chợt lóe ra một ý, nói với Sầm Kim: “Chờ tôi chút nhé."
Anh lôi viên cảnh sát kia quay lại làng.
Trong làng có khá nhiều phụ nữ, theo tập tục ở đây, từ đầu đến chân họ phải trùm kín mít bằng khăn cotton hay satin màu sắc rực rỡ [2] —— Qua hỏi thử, biết đâu sẽ thuyết phục được các cô ấy bán cho vài tấm.
Vận may kha khá, anh lấy được 2 tấm thật, một màu đen, một nâu đỏ có hoa văn chìm ánh kim. Khi trả tiền, cô nàng kia sống chết chẳng dám nhận, căng thẳng kêu la gì đó bằng tiếng địa phương, viên cảnh sát phiên dịch: “Anh mau đi đi, làm ơn mau đi giùm đi!"
Vệ Lai dở khóc dở cười nhét khăn vào túi hành lý.
Hải tặc chính cống không lấy đi một cây kim sợi chỉ nào của dân làng, ngược lại là anh sắp quen thói ăn chùa ở chực cướp trắng luôn rồi.
Lúc tới gần Sầm Kim, cô thắc mắc: “Anh đi làm gì vậy?"
Vệ Lai chẳng hé môi, sau khi lên ca-nô, anh lấy tấm satin tông đỏ cho cô: “Trùm lên đi, đừng phơi nắng."
Sầm Kim nhận lấy mở bung ra, ngẩng đầu nhìn lên, xuyên thấu qua satin, ánh dương được lọc thành từng sợi kim tuyến lấp lánh dìu dịu.
Cô hỏi: “Tặng tôi à?"
Vệ Lai đáp: “Đã mặc đồ của tôi, nhận quà của tôi, quý cô đây cũng nên nghĩ xem phải báo đáp thế nào chứ."
Sầm Kim nói: “Mới có mặc đồ của anh, nhận quà của anh thôi, tôi còn tính tới ngày nào đó xin cả anh luôn kìa. Tôi chẳng biết báo đáp thế nào đâu, hay là cho ký sổ đi, dù sao thì giờ đã nợ sẵn cả đống rồi, không lo."
Vệ Lai cười ha ha, tên hải tặc đang nhai lá trà chẳng hiểu anh cười gì, mặt cứ ngơ ngác, quay qua khởi động ca-nô.
Gần như trong chớp mắt, ngôi làng dưới ánh trời chiều đã thu nhỏ nhập vào bờ biển, trôi tuột ra xa tít tắp phía sau.
Chiếc ca-nô này lớn hơn lần trước, chắc là để Sầm Kim đỡ khó chịu, tốc độ chạy chậm chạp thấy rõ nên không bị tròng trành. Khi đến được nửa đường, thậm chí mỗi người bọn anh còn nhận được một lon coca.
Sầm Kim nói: " Họ ở đây, có thể uống một lon coca đã là chuyện rất xa xỉ —— Chắc là quà của Cá Mập Hổ đấy, làm một mở đầu tốt đẹp cho cuộc đàm phán."
Vệ Lai cười mở nắp, ngửa đầu uống ừng ực hơn phân nửa. Thức uống có ga kích thích dạ dày, tự nhiên cảm giác hưng phấn quen thuộc lan khắp toàn thân.
…
Chẳng rõ đã chạy bao lâu, cũng chẳng rõ hải tặc phân biệt phương hướng kiểu gì, chỉ biết là khi trời sẩm tối, trước mặt thình lình xuất hiện một chiếc thuyền cá đen tuyền.
Không sáng đèn, không âm thanh, khá giống thuyền ma, giống cả sinh vật khổng lồ trồi lên mặt biển, lặng lẽ chờ mồi.
Tên hải tặc cầm đầu gào to mấy câu về phía thuyền, sau đó giơ súng lên, bắn chỉ thiên đoàng đoàng đoàng cả một băng đạn.
Kiểu như một loại ám hiệu, đèn trên thuyền bật sáng, có đèn bão, đèn pin, cả ánh đèn từ giữa thân thuyền. Đấy là chiếc thuyền thép to loang lổ vết gỉ, rất thường gặp ở Hồng Hải. Đèn tín hiệu trước sau cột buồm lay động giữa trời đêm trên cao, hệt như một đôi mắt quỷ dị.
Ca-nô chạy đến gần hơn, Vệ Lai đã thấy rõ người trên thuyền.
Ít nhất có 20-30 tên chia thành từng nhóm nhỏ, đều là người da đen, hoặc ngồi hoặc đứng, có kẻ trông thật chất phác, có kẻ ánh mắt hung bạo. Có kẻ ôm súng máy hạng nặng [3], quấn dây băng đạn vàng óng thành từng vòng trên cổ. Có kẻ đang ăn đường caster, mỗi lần nhón tay bốc là rơi vãi đầy sàn.
Còn có một cậu nhóc hải tặc chừng 11-12 tuổi, cứ nhe răng trợn mắt đe dọa, vừa tính xông lên ca-nô, lập tức bị một gã cao to gần đấy nhéo tai mắng, chắc là bảo nó đàng hoàng hơn.
Vệ Lai cười.
Cùng bước vào một thế giới chỉ mới nghe qua, chưa từng trông thấy thôi.
~♥~♥~♥~
Ghi chú:
[1] Lá trà Ả Rập (lá khat, Catha): Một loại lá gây nghiện nguy hiểm và độc hại hơn ma túy thông thường gấp nhiều lần.
Khăn trùm toàn thân (toob, toub, thobe…): Trang phục truyền thống của phụ nữ Sudan.
[3] Súng máy hạng nặng (Heavy machine gun, HMG): Loại súng máy lớn nhất, có thể bắn liên tục với mật độ dày đặc và độ chính xác cao, khuyết điểm là rất nặng và cồng kềnh nên khó di chuyển. Hai khẩu DShK và Browning.50 Caliber:
Đường caster (superfine/berry/castor sugar): Loại đường hạt nhỏ và mịn hơn cả đường xay (icing sugar), thường được ưu tiên dùng trong các công thức cần đường mịn và dễ tan như kem bơ, mousse, pudding…
Tác giả :
Vĩ Ngư