Chưởng Sự
Quyển 2 Chương 17: Tổ nghiệp sáng lạn (nhị)
Tuy rằng Mặc Tử thở dài, nhưng sau khi cảm thán xong lại nói, “Cho nên, nữ tử chúng ta không nên chịu thua kém. Hoa Mộc Lan thay cha tòng quân, trong ngực cũng mang quyết tâm không kém gì nam tử. Cô nương xuất giá, ta thấy không phải là quá trình ủ rượu."
“Thế là cái gì?" Cầu Tam nương có chút hứng thú, không gảy bàn tính nữa, cười dài nhìn Mặc Tử.
“…" Muốn tìm một thích hợp từ, cuối cùng lời nói ra khỏi miệng lại là, “Giống như treo đầu dê bán thịt chó?"
Cầu Tam nương nghe thấy thế, vừa bực mình lại vừa buồn cười, “Cái gì?" Căn bản là chẳng liên quan.
Bản thân Mặc Tử cũng hiểu mình nói hươu nói vượn, vội vàng giải thích, “Chúng ta mượn thân phận Tam thiếu phu nhân của Kính Vương phủ, lại mượn thế lực của Kính Vương phủ nghe ngóng tình hình, mở nghề kiếm tiền, mà mục đích của Kính Vương phủ là muốn dùng thân phận chính thất của cô nương đè lên vị tiểu thiếp nào đó, hoặc là có thể giúp đỡ chút gì đó cho Tiêu Tam lang, cho nên đây là quan hệ lợi dụng lẫn nhau. Loại chuyện như ủ rượu, cho dù cô nương đồng ý, Bạch Hà, Lục Cúc cũng không muốn đâu."
Tiểu Y ở bên ngoài ho khan một tiếng, thò đầu vào bên trong, “Ta cũng không muốn."
Cầu Tam nương liếc nhìn Tiểu Y, “Không gì thoát khỏi lỗ tai của nha đầu này, bên ngoài ầm ỹ bên trong nói nhẹ như thế, mà một chữ cũng không bỏ sót."
“Ngày thường nếu cô nương không có việc gì, rảnh rỗi có thể ủ rượu, tìm vui còn được." Mặc Tử làm mặt quỷ với Tiểu Y, “Có phải không, Tiểu Y?"
Con ngươi Tiểu Y đảo một vòng, “Nếu ủ rượu trái cây, ta có thể phụ trách hái quả."
Vị này, kiếp trước nhất định là con khỉ. Suốt ngày, không muốn làm hiệp khách thay trời hành đạo, phấn đấu duy nhất chính là nhảy lên nhảy xuống, khiêu chiến những độ cao bất đồng.
Cầu Tam nương bị chọc cười, cười lớn, cho đến tận khi bụng đau mới dừng lại.
Lúc này Mặc Tử mới hỏi: “Cô nương, rốt cuộc chúng ta đi đến nơi nào?"
Cầu Tam nương cũng không lập tức mở miệng, từ bọc hành lý bên cạnh lấy ra một cái hộp gỗ hình chữ nhật, đưa cho Mặc Tử, “Tự mình nhìn xem."
Mặc Tử đầy bụng nghi vấn mở hộp gỗ ra, bên trong có một cuộn giấy lại, mở ra nhìn là một khế đất, bên trong viết một ngày nào đó của một tháng nào đó của một năm nào đó, ở một địa phương nào đó bên ngoài kinh thành, có một khu đất tên là Hồng Du ao thuộc sở quyền sở hữu của một vị họ Cầu nào đó.
“Khế đất này có từ khi nào, giấy đã ố vàng rồi?" Cũng may còn giữ gìn cẩn thận, loại giấy cũng rất dầy, cất ở trong hộp gỗ khô ráo nên chữ vẫn có thể đọc được. Còn về ngày tháng năm, nàng không quá rõ ràng là thời điểm nào.
“Có lẽ cũng phải trăm năm rồi. Cụ thể là ở thời vua nào, đừng hỏi ta." Cầu Tam nương cũng không quan tâm chính trị.
“Trăm năm trước?" Mặc Tử không cần nghĩ ngợi đã thốt lên, “Là thời Tắc Thiên đại đế sao?"
“Không phải thời bà ta thì sẽ là thời Nguyên đế." Cầu Tam nương không thể xác định.
Nguyên đế, là con cháu họ Võ duy nhất còn lại được Võ Tắc Thiên truyền ngôi vị. Theo sách sử Đại Chu ghi lại, Nguyên đế có tài nhưng lại trưởng thành muộn, trước mười tuổi, khả năng đọc sách tập võ trong đám huynh đệ là chậm nhất, sau mười tuổi trí tuệ được khai mở, văn thao võ lược mọi thứ đều xuất sắc. Sau khi Võ Tắc Thiên chết, Lý thị và Võ thị rơi vào một cuộc chiến loạn lớn nguyên nhân đều do vị Nguyên đế này. Cuối cùng hắn dùng kỳ mưu kì binh, nhất thống thiên hạ, lấy quốc hiệu đất nước là Chu, có điều tại vị không đến một năm, khi chết mới ba mươi lăm tuổi. Chính sách mang lại hoà bình và sự ổn định cho đất nước, chính sách dùng người, chính sách ngoại giao của Nguyên đế đến nay vẫn được người người ca tụng. Người đời cảm khái hắn tráng niên mất sớm, nếu không có thể sinh được người kế nhiệm, sau này cũng sẽ không xuất hiện hôn quân, Đại Chu cũng sẽ không chia làm bốn nước. [Đùa chứ bà tác giả dài dòng thật, hay là kiểu điền văn nó phải thế -_-?]
Đối với vị Nguyên đế này, Mặc Tử từng vô cùng tò mò, còn cho rằng hắn cũng là xuyên không. Nếu không, tại sao trước mười tuổi không khác gì đứa ngốc, mà sau mười tuổi lại thay đổi hoàn toàn như thế? Nhưng tra cứu sách sử, thấy phương pháp sử dụng binh pháp binh khí của Nguyên đế hoàn toàn không có cải tiến gì mới mẻ. Vật lớn không có, vật nhỏ cũng không. Nàng cẩn thận nghiên cứu những đồ dùng hằng ngày của Nguyên đế được ghi chép lại, một chút manh mối cách tân cũng không có gì. Cuối cùng, nàng đành phải tin tưởng, có lẽ Nguyên đế bị đụng đầu, cho nên được khai thông. Nếu không, ít nhất hắn cũng có thể phát minh ra vật gì đó như là —— giấy vệ sinh. Nàng là nha đầu, không tiền vốn tạo thứ này, bởi vậy cho dù có nghĩ tới, nhưng không thể thực hiện.
“Vị họ Cầu kia là ——" Mặc Tử còn chưa rõ ràng.
“Phụ thân nói, đó cụ tổ tổ tổ …" Vài cái tổ, Cầu Tam nương cũng lười đếm, “Nói chung chính là tổ tiên của Cầu gia."
Hai mắt Mặc Tử sáng rực, của cải tổ tiên để lại bình thường đều là đồ gia truyền. Tuy không phải tổ tiên của nàng, nhưng có lẽ nàng cũng được dính chút bảo khí. Hơn nữa, làm giàu cũng phải có “Tụ Bảo bồn", không biết ở Hồng Du ao kia sẽ có cái gì đây?
Cầu Tam nương nhìn vẻ mặt của Mặc Tử, cũng cười cười, nói: “Ta biết ngươi cũng có suy nghĩ giống ta. Lần này ta xuất giá, Trương thị ngay cả một thỏi bạc đều luyến tiếc cho ta, đừng nói đến cửa hàng. Phụ thân thương ta, cho nên mới âm thầm đưa cho ta khế đất trăm năm của Cầu gia truyền lại, nói là bảo bối tuyệt đối không thể bán. Ta đoán Hồng Du ao này ít nhất cũng là ngàn mẫu ruộng tốt, so với những thôn trang Trương thị cướp lấy còn lớn hơn. Hơn nữa nó còn là gia sản tổ tiên, chắc chắn không thể kém cỏi được."
Hồng Du ao, nghe tên đã thấy rất lớn rồi. Mặc Tử gật gật đầu, đồng ý với lời nói của Cầu Tam nương.
“Như lời ngươi nói, ngày mai ta sẽ gả vào vương phủ. Tình huống bên trong như thế nào chúng ta không rõ, có lẽ mười ngày nửa tháng ta cũng không thể xuất phủ, cho nên thừa dịp hôm nay, nhất định phải đến xem chỗ này một chút. Nhìn xem đến tột cùng lớn như thế nào, hiện tại là nơi như thế nào, bên trong nuôi bao nhiêu người, ai là quản sự. Cũng phải để bọn họ biết, nay ta đã là chủ nhân, sổ sách ghi chép từ trước đến nay, bao nhiêu tiền lời, giao nộp hàng năm như thế nào, đều phải báo cáo rõ ràng, không thể lừa gạt ta như phụ thân ta được."
“Làm sao cô nương biết bọ họ lừa gạt lão gia?" Mặc Tử không rõ.
“Ta giúp phụ thân quản lý sổ sách, những tài sản riêng của phụ thân ta đều rõ ràng, nhưng chưa từng thấy sổ sách về Hồng Du ao này. Lý do hơn nửa là những người tổ tiên để lại trông coi nơi đó, có lẽ cảm thấy thời gian quá dài, đã tự coi mình là chủ."
Mặc Tử nhíu mày, “Chuyện như thế cũng rất có khả năng. Có điều nếu lão gia đã đưa khế ước cho cô nương, không phải là muốn ném cho cô nương phiền toái lớn như vậy chứ?"
“Không biết. Có lẽ là phụ thân cũng không thể cho được ta thứ gì khác. Phiền toái thì phiền toái, nhưng khế đất ở trong tay ta, có kiện lên quan phủ thì người thắng vẫn là ta. Ta không sợ phiền toái, chỉ sợ tiền thu ít." Điền trang trên tay Cầu Tam nương đã có hai nơi, một là Hồng Du ao, một là Lâm Ngư tràng cho lãi hằng năm với ba ngàn mẫu ruộng màu mỡ. Lâm Ngư tràng không ở trên kinh thành, nhưng cách cũng không xa, chỉ mất khoảng bảy tám ngày đi xe.
Một đường phu xe ra roi thúc ngựa đi về phía thành đông, ra khỏi cổng thành, phong cảnh từ từ biến đổi. Núi xa sông gần, ruộng lúa xanh tươi, đồi hoa vàng óng ánh. Vừa đến giữa trưa, nhà nhà bốc lên khói xanh. Vài con chim én đập cánh, khi thì bay lướt trên mặt nước, khi thì lao vút vào trong mây. Khung cảnh yên bình tươi mát, như tranh sơn thủy.
Sau nửa canh giờ tiến vào thôn làng, xe ngựa ngừng lại.
Tiểu Y lần thứ hai ngó đầu vào trong nói, “Phu xe không biết đường, đi tìm người hỏi."
Cầu Tam nương gật đầu coi như đã biết, ánh mắt vẫn không rời khỏi sổ sách.
Mặc Tử nhìn ra bên ngoài, thấy một nông phụ bưng rổ cơm, đi đến bờ ruộng gọi chồng con, một nhà ba người ngồi ở bờ ruộng, trong rổ cơm chỉ có bánh màn thầu, cơm trắng một ít rau xanh và mấy quả trứng, còn có một món gì đó mà nàng không biết tên, nhưng ba người ăn đến ngon lành. Mặc Tử có thể khẳng định, nông phụ này ủ rượu không khổ. Cho dù có khổ, cũng có trượng phu và đứa nhỏ của nàng uống cùng, khổ như vậy cũng thành ngọt.
Nàng cứ nhìn xuất thần đến như vậy, cho đến tận khi xe ngựa bắt đầu dịch chuyển, bóng cây che khuất hoàn toàn bóng dáng của ba người nàng mới quay đầu lại.
“Sao càng đi lại càng hoang vắng như thế?" Rốt cục Cầu Tam nương cũng xem xong toàn bộ sổ sách, khẽ dụi mắt, nghiêng đầu nhìn ra bên ngoài, cảm thấy không đúng lắm.
Mặc Tử cũng lên tiếng đồng ý. Đúng thế, ruộng đồng thôn xóm tất cả đều lui lại phía sau, càng đi về phía trước chỉ thấy cỏ dại cao đến ngang người, những mỏm núi đá quái dị đứng hoặc thẳng hoặc nghiêng ngả che kín hai bên đường.
Trong không khí đột nhiên có thoang thoảng mùi vị ẩm ướt tiến vào trong mũi nàng, đó là mùi nước sông.
“Chung quanh đây có sông." Nàng nói.
“Sông?" Cầu Tam nương nhớ ra, “Ngoài thành phía đông, có lẽ là Nhã Giang."
Cầu Tam nương vừa nói xong, xe ngựa đã vòng quá một cái sườn dốc nhỏ, ngừng lại.
“Lại không biết đường sao?" Cầu Tam nương hơi nhíu mày, “Hai bên đường đều là cỏ dại núi đá, làm gì có người để hỏi? Đúng là, tám phần vừa mới hỏi sai người, đi lầm đường rồi." Vừa muốn gọi Tiểu Y, Tiểu Y đã nhấc mành lên, nhẹ giọng nói, “Tiểu thư, chúng ta đến rồi."
“Cái gì? Đến rồi?" Cầu Tam nương kinh ngạc không thể tin được, ngồi ngay ngắn ở trong xe, nhìn ra hai bên cửa sổ. Nhưng hai bên đều là cỏ dại rậm rạp, không nhìn được quá xa.
“Cô nương, xuống xe nhìn một chút đi." Tuy rằng không có cảnh tượng trăm mẫu ruộng tốt như trong phác họa của Cầu Tam nương, nhưng Mặc Tử vẫn muốn tận mắt nhìn xem.
Nàng đứng dậy, xoay người đi ra ngoài, nhảy xuống xe ngựa. Đưa mắt nhìn bốn phía, rốt cục cũng có ấn tượng, là sáu chữ kinh điển nhất ——
Cây khô, cành cỗi, quạ già. [Đây là câu thơ đầu tiên trong bài thơ “Thu Tứ" của Thiên Tịnh Nha]
Giữa một bụi cỏ tranh xanh xanh, một gốc cây khô héo. Hai con quạ đen vừa thấy có người đến, đập đập cánh, nhưng không hề tỏ vẻ sợ hãi.
Cầu Tam nương cũng bước ra, nhìn thấy cảnh này thì hai hàng lông mày đẹp như núi xa cũng nhíu chặt lại, đứng ở bên cạnh càng xe, trong mắt hoàn toàn là vẻ không thể tin nổi. Tiểu Y kê ghế xuống dưới, nhưng ngay cả ý muốn chạm chân xuống đất Cầu Tam nương cũng không có.
“Mặc Tử." Tổ nghiệp của Cầu gia, thì ra không phải có người chiếm làm của riêng mà là quá hoang vu, có lẽ đã bỏ hoang cả trăm năm rồi. Khi phụ thân đưa ra khế đất, có chút do dự, nàng vốn tưởng rằng là lão cha luyến tiếc, thì ra là xấu hổ.
“Có, chủ nhân." Mặc Tử cũng không hoàn toàn thất vọng như Cầu Tam nương, lực thích ứng với hoàn cảnh của nàng vô cùng lớn. Mà vừa ra khỏi xe, trước mặt phu xe, đã lập tức thay đổi cách xưng hô với Cầu Tam nương.
“Ngươi lên phía trước nhìn xem có người hay không, nếu có thì hỏi một chút xem nơi này có đúng là Hồng Du ao hay không." Cầu Tam nương có vẻ đã mất đi niềm tin với phu xe thoạt nhìn có vẻ chậm hiểu kia, bởi vậy muốn phái Mặc Tử đi tìm hiểu.
“Có lẽ không nhầm đâu. Vừa rồi ta hỏi người ta có nói, qua một con dốc nhỏ, có thể nhìn thấy một cái ao gần sông…" Phu xe không phục lắm, “Đúng rồi, còn có cái cây khô kia nữa, người nọ nói là bị sét đánh nên chết khô. Có một tấm bia đá ngay bên dưới ——" Phu xe đắc ý đi chung quanh nhìn xem, sau đó duỗi tay đi về phía xa.
Mặc Tử cách gần nhất, đi đến nơi duỗi tay gạt đám cỏ dại che lấp, lại phủi bụi đất bám bên trên bia đá. Ba chữ viết trên đó vốn có màu đỏ tươi, lúc này đã phai nhạt đi chỉ còn thoáng đỏ đục, nhưng nét khắc vẫn rất rõ ràng, nàng đọc ra tiếng, để cho Cầu Tam nương nghe rõ ——
“Hồng Du ao."
“Thế là cái gì?" Cầu Tam nương có chút hứng thú, không gảy bàn tính nữa, cười dài nhìn Mặc Tử.
“…" Muốn tìm một thích hợp từ, cuối cùng lời nói ra khỏi miệng lại là, “Giống như treo đầu dê bán thịt chó?"
Cầu Tam nương nghe thấy thế, vừa bực mình lại vừa buồn cười, “Cái gì?" Căn bản là chẳng liên quan.
Bản thân Mặc Tử cũng hiểu mình nói hươu nói vượn, vội vàng giải thích, “Chúng ta mượn thân phận Tam thiếu phu nhân của Kính Vương phủ, lại mượn thế lực của Kính Vương phủ nghe ngóng tình hình, mở nghề kiếm tiền, mà mục đích của Kính Vương phủ là muốn dùng thân phận chính thất của cô nương đè lên vị tiểu thiếp nào đó, hoặc là có thể giúp đỡ chút gì đó cho Tiêu Tam lang, cho nên đây là quan hệ lợi dụng lẫn nhau. Loại chuyện như ủ rượu, cho dù cô nương đồng ý, Bạch Hà, Lục Cúc cũng không muốn đâu."
Tiểu Y ở bên ngoài ho khan một tiếng, thò đầu vào bên trong, “Ta cũng không muốn."
Cầu Tam nương liếc nhìn Tiểu Y, “Không gì thoát khỏi lỗ tai của nha đầu này, bên ngoài ầm ỹ bên trong nói nhẹ như thế, mà một chữ cũng không bỏ sót."
“Ngày thường nếu cô nương không có việc gì, rảnh rỗi có thể ủ rượu, tìm vui còn được." Mặc Tử làm mặt quỷ với Tiểu Y, “Có phải không, Tiểu Y?"
Con ngươi Tiểu Y đảo một vòng, “Nếu ủ rượu trái cây, ta có thể phụ trách hái quả."
Vị này, kiếp trước nhất định là con khỉ. Suốt ngày, không muốn làm hiệp khách thay trời hành đạo, phấn đấu duy nhất chính là nhảy lên nhảy xuống, khiêu chiến những độ cao bất đồng.
Cầu Tam nương bị chọc cười, cười lớn, cho đến tận khi bụng đau mới dừng lại.
Lúc này Mặc Tử mới hỏi: “Cô nương, rốt cuộc chúng ta đi đến nơi nào?"
Cầu Tam nương cũng không lập tức mở miệng, từ bọc hành lý bên cạnh lấy ra một cái hộp gỗ hình chữ nhật, đưa cho Mặc Tử, “Tự mình nhìn xem."
Mặc Tử đầy bụng nghi vấn mở hộp gỗ ra, bên trong có một cuộn giấy lại, mở ra nhìn là một khế đất, bên trong viết một ngày nào đó của một tháng nào đó của một năm nào đó, ở một địa phương nào đó bên ngoài kinh thành, có một khu đất tên là Hồng Du ao thuộc sở quyền sở hữu của một vị họ Cầu nào đó.
“Khế đất này có từ khi nào, giấy đã ố vàng rồi?" Cũng may còn giữ gìn cẩn thận, loại giấy cũng rất dầy, cất ở trong hộp gỗ khô ráo nên chữ vẫn có thể đọc được. Còn về ngày tháng năm, nàng không quá rõ ràng là thời điểm nào.
“Có lẽ cũng phải trăm năm rồi. Cụ thể là ở thời vua nào, đừng hỏi ta." Cầu Tam nương cũng không quan tâm chính trị.
“Trăm năm trước?" Mặc Tử không cần nghĩ ngợi đã thốt lên, “Là thời Tắc Thiên đại đế sao?"
“Không phải thời bà ta thì sẽ là thời Nguyên đế." Cầu Tam nương không thể xác định.
Nguyên đế, là con cháu họ Võ duy nhất còn lại được Võ Tắc Thiên truyền ngôi vị. Theo sách sử Đại Chu ghi lại, Nguyên đế có tài nhưng lại trưởng thành muộn, trước mười tuổi, khả năng đọc sách tập võ trong đám huynh đệ là chậm nhất, sau mười tuổi trí tuệ được khai mở, văn thao võ lược mọi thứ đều xuất sắc. Sau khi Võ Tắc Thiên chết, Lý thị và Võ thị rơi vào một cuộc chiến loạn lớn nguyên nhân đều do vị Nguyên đế này. Cuối cùng hắn dùng kỳ mưu kì binh, nhất thống thiên hạ, lấy quốc hiệu đất nước là Chu, có điều tại vị không đến một năm, khi chết mới ba mươi lăm tuổi. Chính sách mang lại hoà bình và sự ổn định cho đất nước, chính sách dùng người, chính sách ngoại giao của Nguyên đế đến nay vẫn được người người ca tụng. Người đời cảm khái hắn tráng niên mất sớm, nếu không có thể sinh được người kế nhiệm, sau này cũng sẽ không xuất hiện hôn quân, Đại Chu cũng sẽ không chia làm bốn nước. [Đùa chứ bà tác giả dài dòng thật, hay là kiểu điền văn nó phải thế -_-?]
Đối với vị Nguyên đế này, Mặc Tử từng vô cùng tò mò, còn cho rằng hắn cũng là xuyên không. Nếu không, tại sao trước mười tuổi không khác gì đứa ngốc, mà sau mười tuổi lại thay đổi hoàn toàn như thế? Nhưng tra cứu sách sử, thấy phương pháp sử dụng binh pháp binh khí của Nguyên đế hoàn toàn không có cải tiến gì mới mẻ. Vật lớn không có, vật nhỏ cũng không. Nàng cẩn thận nghiên cứu những đồ dùng hằng ngày của Nguyên đế được ghi chép lại, một chút manh mối cách tân cũng không có gì. Cuối cùng, nàng đành phải tin tưởng, có lẽ Nguyên đế bị đụng đầu, cho nên được khai thông. Nếu không, ít nhất hắn cũng có thể phát minh ra vật gì đó như là —— giấy vệ sinh. Nàng là nha đầu, không tiền vốn tạo thứ này, bởi vậy cho dù có nghĩ tới, nhưng không thể thực hiện.
“Vị họ Cầu kia là ——" Mặc Tử còn chưa rõ ràng.
“Phụ thân nói, đó cụ tổ tổ tổ …" Vài cái tổ, Cầu Tam nương cũng lười đếm, “Nói chung chính là tổ tiên của Cầu gia."
Hai mắt Mặc Tử sáng rực, của cải tổ tiên để lại bình thường đều là đồ gia truyền. Tuy không phải tổ tiên của nàng, nhưng có lẽ nàng cũng được dính chút bảo khí. Hơn nữa, làm giàu cũng phải có “Tụ Bảo bồn", không biết ở Hồng Du ao kia sẽ có cái gì đây?
Cầu Tam nương nhìn vẻ mặt của Mặc Tử, cũng cười cười, nói: “Ta biết ngươi cũng có suy nghĩ giống ta. Lần này ta xuất giá, Trương thị ngay cả một thỏi bạc đều luyến tiếc cho ta, đừng nói đến cửa hàng. Phụ thân thương ta, cho nên mới âm thầm đưa cho ta khế đất trăm năm của Cầu gia truyền lại, nói là bảo bối tuyệt đối không thể bán. Ta đoán Hồng Du ao này ít nhất cũng là ngàn mẫu ruộng tốt, so với những thôn trang Trương thị cướp lấy còn lớn hơn. Hơn nữa nó còn là gia sản tổ tiên, chắc chắn không thể kém cỏi được."
Hồng Du ao, nghe tên đã thấy rất lớn rồi. Mặc Tử gật gật đầu, đồng ý với lời nói của Cầu Tam nương.
“Như lời ngươi nói, ngày mai ta sẽ gả vào vương phủ. Tình huống bên trong như thế nào chúng ta không rõ, có lẽ mười ngày nửa tháng ta cũng không thể xuất phủ, cho nên thừa dịp hôm nay, nhất định phải đến xem chỗ này một chút. Nhìn xem đến tột cùng lớn như thế nào, hiện tại là nơi như thế nào, bên trong nuôi bao nhiêu người, ai là quản sự. Cũng phải để bọn họ biết, nay ta đã là chủ nhân, sổ sách ghi chép từ trước đến nay, bao nhiêu tiền lời, giao nộp hàng năm như thế nào, đều phải báo cáo rõ ràng, không thể lừa gạt ta như phụ thân ta được."
“Làm sao cô nương biết bọ họ lừa gạt lão gia?" Mặc Tử không rõ.
“Ta giúp phụ thân quản lý sổ sách, những tài sản riêng của phụ thân ta đều rõ ràng, nhưng chưa từng thấy sổ sách về Hồng Du ao này. Lý do hơn nửa là những người tổ tiên để lại trông coi nơi đó, có lẽ cảm thấy thời gian quá dài, đã tự coi mình là chủ."
Mặc Tử nhíu mày, “Chuyện như thế cũng rất có khả năng. Có điều nếu lão gia đã đưa khế ước cho cô nương, không phải là muốn ném cho cô nương phiền toái lớn như vậy chứ?"
“Không biết. Có lẽ là phụ thân cũng không thể cho được ta thứ gì khác. Phiền toái thì phiền toái, nhưng khế đất ở trong tay ta, có kiện lên quan phủ thì người thắng vẫn là ta. Ta không sợ phiền toái, chỉ sợ tiền thu ít." Điền trang trên tay Cầu Tam nương đã có hai nơi, một là Hồng Du ao, một là Lâm Ngư tràng cho lãi hằng năm với ba ngàn mẫu ruộng màu mỡ. Lâm Ngư tràng không ở trên kinh thành, nhưng cách cũng không xa, chỉ mất khoảng bảy tám ngày đi xe.
Một đường phu xe ra roi thúc ngựa đi về phía thành đông, ra khỏi cổng thành, phong cảnh từ từ biến đổi. Núi xa sông gần, ruộng lúa xanh tươi, đồi hoa vàng óng ánh. Vừa đến giữa trưa, nhà nhà bốc lên khói xanh. Vài con chim én đập cánh, khi thì bay lướt trên mặt nước, khi thì lao vút vào trong mây. Khung cảnh yên bình tươi mát, như tranh sơn thủy.
Sau nửa canh giờ tiến vào thôn làng, xe ngựa ngừng lại.
Tiểu Y lần thứ hai ngó đầu vào trong nói, “Phu xe không biết đường, đi tìm người hỏi."
Cầu Tam nương gật đầu coi như đã biết, ánh mắt vẫn không rời khỏi sổ sách.
Mặc Tử nhìn ra bên ngoài, thấy một nông phụ bưng rổ cơm, đi đến bờ ruộng gọi chồng con, một nhà ba người ngồi ở bờ ruộng, trong rổ cơm chỉ có bánh màn thầu, cơm trắng một ít rau xanh và mấy quả trứng, còn có một món gì đó mà nàng không biết tên, nhưng ba người ăn đến ngon lành. Mặc Tử có thể khẳng định, nông phụ này ủ rượu không khổ. Cho dù có khổ, cũng có trượng phu và đứa nhỏ của nàng uống cùng, khổ như vậy cũng thành ngọt.
Nàng cứ nhìn xuất thần đến như vậy, cho đến tận khi xe ngựa bắt đầu dịch chuyển, bóng cây che khuất hoàn toàn bóng dáng của ba người nàng mới quay đầu lại.
“Sao càng đi lại càng hoang vắng như thế?" Rốt cục Cầu Tam nương cũng xem xong toàn bộ sổ sách, khẽ dụi mắt, nghiêng đầu nhìn ra bên ngoài, cảm thấy không đúng lắm.
Mặc Tử cũng lên tiếng đồng ý. Đúng thế, ruộng đồng thôn xóm tất cả đều lui lại phía sau, càng đi về phía trước chỉ thấy cỏ dại cao đến ngang người, những mỏm núi đá quái dị đứng hoặc thẳng hoặc nghiêng ngả che kín hai bên đường.
Trong không khí đột nhiên có thoang thoảng mùi vị ẩm ướt tiến vào trong mũi nàng, đó là mùi nước sông.
“Chung quanh đây có sông." Nàng nói.
“Sông?" Cầu Tam nương nhớ ra, “Ngoài thành phía đông, có lẽ là Nhã Giang."
Cầu Tam nương vừa nói xong, xe ngựa đã vòng quá một cái sườn dốc nhỏ, ngừng lại.
“Lại không biết đường sao?" Cầu Tam nương hơi nhíu mày, “Hai bên đường đều là cỏ dại núi đá, làm gì có người để hỏi? Đúng là, tám phần vừa mới hỏi sai người, đi lầm đường rồi." Vừa muốn gọi Tiểu Y, Tiểu Y đã nhấc mành lên, nhẹ giọng nói, “Tiểu thư, chúng ta đến rồi."
“Cái gì? Đến rồi?" Cầu Tam nương kinh ngạc không thể tin được, ngồi ngay ngắn ở trong xe, nhìn ra hai bên cửa sổ. Nhưng hai bên đều là cỏ dại rậm rạp, không nhìn được quá xa.
“Cô nương, xuống xe nhìn một chút đi." Tuy rằng không có cảnh tượng trăm mẫu ruộng tốt như trong phác họa của Cầu Tam nương, nhưng Mặc Tử vẫn muốn tận mắt nhìn xem.
Nàng đứng dậy, xoay người đi ra ngoài, nhảy xuống xe ngựa. Đưa mắt nhìn bốn phía, rốt cục cũng có ấn tượng, là sáu chữ kinh điển nhất ——
Cây khô, cành cỗi, quạ già. [Đây là câu thơ đầu tiên trong bài thơ “Thu Tứ" của Thiên Tịnh Nha]
Giữa một bụi cỏ tranh xanh xanh, một gốc cây khô héo. Hai con quạ đen vừa thấy có người đến, đập đập cánh, nhưng không hề tỏ vẻ sợ hãi.
Cầu Tam nương cũng bước ra, nhìn thấy cảnh này thì hai hàng lông mày đẹp như núi xa cũng nhíu chặt lại, đứng ở bên cạnh càng xe, trong mắt hoàn toàn là vẻ không thể tin nổi. Tiểu Y kê ghế xuống dưới, nhưng ngay cả ý muốn chạm chân xuống đất Cầu Tam nương cũng không có.
“Mặc Tử." Tổ nghiệp của Cầu gia, thì ra không phải có người chiếm làm của riêng mà là quá hoang vu, có lẽ đã bỏ hoang cả trăm năm rồi. Khi phụ thân đưa ra khế đất, có chút do dự, nàng vốn tưởng rằng là lão cha luyến tiếc, thì ra là xấu hổ.
“Có, chủ nhân." Mặc Tử cũng không hoàn toàn thất vọng như Cầu Tam nương, lực thích ứng với hoàn cảnh của nàng vô cùng lớn. Mà vừa ra khỏi xe, trước mặt phu xe, đã lập tức thay đổi cách xưng hô với Cầu Tam nương.
“Ngươi lên phía trước nhìn xem có người hay không, nếu có thì hỏi một chút xem nơi này có đúng là Hồng Du ao hay không." Cầu Tam nương có vẻ đã mất đi niềm tin với phu xe thoạt nhìn có vẻ chậm hiểu kia, bởi vậy muốn phái Mặc Tử đi tìm hiểu.
“Có lẽ không nhầm đâu. Vừa rồi ta hỏi người ta có nói, qua một con dốc nhỏ, có thể nhìn thấy một cái ao gần sông…" Phu xe không phục lắm, “Đúng rồi, còn có cái cây khô kia nữa, người nọ nói là bị sét đánh nên chết khô. Có một tấm bia đá ngay bên dưới ——" Phu xe đắc ý đi chung quanh nhìn xem, sau đó duỗi tay đi về phía xa.
Mặc Tử cách gần nhất, đi đến nơi duỗi tay gạt đám cỏ dại che lấp, lại phủi bụi đất bám bên trên bia đá. Ba chữ viết trên đó vốn có màu đỏ tươi, lúc này đã phai nhạt đi chỉ còn thoáng đỏ đục, nhưng nét khắc vẫn rất rõ ràng, nàng đọc ra tiếng, để cho Cầu Tam nương nghe rõ ——
“Hồng Du ao."
Tác giả :
Thanh Phong Linh Tâm