Chung Vô Diệm
Chương 32: Thiểm lôi chùy, quốc mẫu vong mạng túy vân sơn, công chúa bị cầm
Rạng ngày, Công chúa thấy dinh trại bị cháy mất phân nửa, còn chồng con lại bị bắt hết rồi không biết kế chi mà tính. Hồi lâu nghĩ ra một kế, bèn kêu Cao Kim Định tới bảo rằng:
- Con phải dẫn ba viên đại tướng Tề mà trả và nói với Chung quốc mẫu xin đổi cha con ra.
Kim Định lãnh mạng dẫn ba tướng thẳng qua dinh Tề. Còn Chung quốc mẫu khi độn thổ về tới dinh, thấy nội thành không hề phi sơ chi hết, bèn kiểm điểm tướng sĩ thì mất hết ba viên. Chung quốc mẫu còn đang ngồi lo liệu, bỗng thấy quân kỳ bài vào báo:
- Bên dinh Yên sai một viên nữ tướng sang dinh Tề có sự cơ mật.
Quốc mẫu cả mừng bèn truyền lệnh cho vào. Kim Định vô đến dinh ra mắt Chung quốc mẫu rồi tâu rằng:
- Yên Đơn công chúa sai tôi đem ba vị đại thần qua mà xin đổi Tôn phò mã với Tôn Hổ, xin Quốc mẫu định đoạt.
Chung quốc mẫu cả mừng, liền truyền thả Tôn phò mã với Tôn Hổ ra, hai cho con Tôn Tháo liền từ biệt Chung quốc mẫu đi với Kim Định trở về dinh mình. Công chúa nghe tin chồng con đã về, lật đật chạy ra nghinh tiếp.
Qua ngày sau Công chúa đòi Kim Định vào dạy hết mấy câu thần chú rồi đưa cây thần chùy cho và dặn rằng:
- Cây chùy này lợi hại lắm, con hãy đem nó theo mai phục nơi bên rừng, chờ cho mẹ dẫn dụ đặng con Chung Vô Diệm vào thì con hãy liệng cây chùy này lên và đọc thần chú mà hại nó mới xong.
Kim Định lãnh mạng. Công chúa liền nai nịt lên ngựa, phát ba tiếng pháo thẳng tới dinh Tề khiêu chiến. Quân kỳ bài vào cho Chung quốc mẫu hay, Quốc mẫu nhớ lại ngày trước Thánh mẫu có nói ngày nay là ngày tai họa mình tới. Nhưng vậy mà số trời đã định, sống thác có kỳ, chạy đâu cho khỏi. Nói như vậy, song cũng cầm đao lên ngựa nhưng sắc mặt có ý buồn rầu. Chung quốc mẫu khi ấy khiến Quản Thoại Hoa dẫn ba nghìn quân cung tiễn ra lược trận, rồi phát pháo đề binh, mở cửa thành xông ra đối chiến. Yên Đơn công chúa khi thấy Chung quốc mẫu thì chào rằng:
- Quốc mẫu bình an hé, tôi đợi ở đây đã lâu.
Chung quốc mẫu cười và nói rằng:
- Sao công chúa thuận theo lòng trời, đặng cho khỏi tàn hại sinh linh, chớ để cho đến thế đáo đầu rồi công chúa dầu có ăn năn thì đã muộn.
Công chúa nghe bấy nhiều thì cả giận, bèn nói rằng:
- Ta quyết ngày nay ra giao chiến, bắt cho đặng nàng mới đành dạ.
Nói rồi hơi cây kim sóc đâm đầu, Quốc mẫu đưa đao ra đỡ. Hai nàng đánh vùi với nhau có hơn hai trăm hiệp, mà chưa phân thắng bại, công chúa đã sắp đặt mưu kế trước xong rồi, nên đến chừng đó đâm bậy một sóc rồi quày ngựa chạy mù như gió, Quốc mẫu cũng giục ngựa đuổi theo, chạy vừa tới rừng tòng rậm rạp, Cao Kim Định xem thấy lấy cây chùy liệng lên và niệm bảy lần chân ngôn, còn Chung quốc mẫu cũng hở cơ, trước mặt ngó theo Yên Đơn công chúa, sau lưng nào biết có tiểu nhân, đến khi thấy hào quang sáng lòa đã gần đánh xuống thì mới độn thổ, mà không kịp nên bị cân thần chùy đánh trúng sau lưng, té nhào xuống ngựa chết liền. Công chúa liền nhảy ngựa lại,vừa muốn ra tay, thì bị ba ngàn quân cung tiễn của Quản Thoại Hoa bắn ra một lượt nên công chúa lại gần không được, quân Tề áp tới cướp thây Chung quốc mẫu đem về dinh. Khi ấy chúng tướng Tề đều nhóm lại kêu khóc vang trời dậy đất mà cũng không thấy tỉnh lại nằm dài thiêm thiếp thả hồn chơi tiên cảnh, còn xác hãy còn thoi thóp thôi.
Lúc này Lê San Thánh mẫu đang ngồi trong Tử tiêu cung, bỗng thấy trận gió thổi qua liền đánh tay xủ quẻ thì biết Mão đoan tinh đã bị Yên Đơn công chúa đánh nhằm một chùy, hồn gần lìa xác, bèn lật đật kêu sáu vị tiên cô dạy lấy thuốc linh đơn, và các món bửu bối, đằng vân theo với mình xuống Trâu bình quan mà cứu Chung Vô Diệm. Khi Thánh mẫu cưỡi hạc đằng vân vừa tới dinh thì nàng Trần Tam Thơ đã sa mây xuống trước và kêu Tề tướng bảo ra nghênh tiếp. Thánh mẫu và sáu vị tiên cô nhập thành rồi, thẳng vào hậu dinh, xem thấy Chung quốc mẫu còn nằm thiêm thiếp như người chết chưa chôn thì Thánh mẫu rơi lụy mà nói rằng:
- Cuộc đời phù sanh như thế, danh lợi mà chi, nếu không có sư phụ đến đây thì tánh mạng con đâu còn dương thế.
Nói rồi truyền quân lấy nước giếng mài một hườn linh đơn, cạy răng Chung quốc mẫu đổ vào, lại lấy ra một hườn nữa mài mà thoa nơi chỗ bị thương, giây phút Chung quốc mẫu tỉnh hồn, mở mắt ra xem thấy Thánh mẫu và sáu vị tiên cô bèn lật đật trổi dậy, xuống quỳ lạy tạ ơn cứu tử. Thánh mẫu đỡ dậy và nói rằng:
- Đồ đệ hãy bảo trọng thân thể, ấy là tai nạn của con, phải bị như vậy. Ngày mai đây là ngày hai mươi ba, Yên Đơn hãy còn dẫn binh tới đốt dinh của con nữa, vậy thì đồ đệ chia quân ra an dinh chỗ khác một nửa, còn một nửa thì mai phục bốn phía mà thủ thành, còn bao nhiêu dinh trại kia thì bỏ không, để mặc tình cho nó đốt,sư phụ đã có tiên pháp mà thâu phục nó.
Nói rồi liền kêu Trần Tam Thơ dặn rằng:
- Ngày mai ngươi hãy dời bốn tòa thiên sơn này mà vây khốn Yên Đơn lại, còn Hứa Hùynh Tiên giữ cái Tịnh thủy lưu ly, niệm sáu chữ chân ngôn mà thâu phép Hỏa long, Hồng Tiên Nữ cầm cây lão vân tiên đừng cho Yên Đơn đằng vân trốn thoát, Công Tôn Tiên dùng cái Phá hồng kiểng đừng cho Yên Đơn độn thổ mất đi, Hồng Duyên Tiên lấy Khổn tiên thằng mà bắt Yên Đơn cho đặng, còn Vương Thanh Tiêu lãnh cây tru tiên kiếm mà chém Yên Đơn, như chém nó không đứt đầu thì thôi, đừng là hại nó nữa. Các lời ta đã dặn ân cần, chúng bây ở lại mà giúp Đại thơ cho thành công và thâu phục Yên Đơn đặng rồi thì phải mau mau trở về động.
Sáu vị tiên cô vâng lệnh, Thánh mẫu lại dặn Mão đoan tinh rằng:
- Rồi đây, bên Sở dấy động binh đao, Thập sát tinh quân nó có dùng mũi tên độc, đồ đệ hãy ghi vào dạ mà giữ mình đừng quên lời thầy dặn.
Chung quốc mẫu cúi đầu lạy tạ. Thánh mẫu liền cưỡi hạc đằng vân bay về động. Chung quốc mẫu khi ấy sai Điền Năng lên núi Túy Vân, sửa sang lại một chỗ cho thanh tịnh cũng như kiểu Bồng lai rước sau vị tiên cô lên đó mà an trú.
Nói về Yên Đơn công chúa đến ngày hai mươi ba nhóm chúng tướng lại, phân cắt việc giao binh, khi ấy Phò mã với Tôn Hổ lãnh mười muôn kéo qua dinh Tề phía hữa, Tôn Long và Kim Định cũng lãnh mười muôn binh dẫn tới dinh tả, còn công chúa bổn thân cũng dắt một đạo binh kéo tới tiền dinh. Khi ba đạo binh đến nơi, công chúa liền niệm chân ngôn, đưa Hồ lô lên, năm trăm con Hỏa long bay ra, thẳng và dinh Tề đốt tứ phía, lửa dậy hừng trời, khói lên đen ngắt, mà không thấy binh Tề động tịnh chi hết. Công chúa liền giục binh áp tới đánh vào trung dinh cũng không thấy ai, thình lình bỗng nghe súng nổ vang trời, quân reo ỏi đất mà cũng không thấy người đâu, Công chúa bèn cả nghi mà nghĩ rằng: Nếu vậy thì Chung Vô Diệm đã chết rồi nên Tề tướng sợ ta phóng hỏa mới kéo binh lên trốn nơi núi Tùy Vân mà lánh nạn đây; vậy để ta lên đó thử coi, mới tỏ căn do dường cho biết. Nghĩ rồi bèn thâu phép liền giục ngựa thẳng tới núi Túy Vân.
Khi công chúa đi được một đỗi bỗng thấy có tướng Tề ấp ra vây phủ, bên tả thì Điền Thường, bên hữu thì Thanh Hổ, trước mặt thì Vương Hữu, sau lừng thì Quản Thoại Hoa. Công chúa một mình tả xông hữu đột đánh với bốn tướng giây lâu, bốn tướng đều quảy ngựa bỏ chạy, công chúa giục ngựa đuổi theo bỗng thấy trước mặt có hai lá cờ đỏ giăng ngang, thì bốn tướng và hốn túy Vân đều mất hết, công chúa khi ấy vừa muốn quày ngựa tháo lui, lại sau lưng cũng thấy một hòn nui khác, chận bít đường. Công chúa đang khi ngẩn ngơ, giây phút bốn phía núi non muôn trượng bao giăng thế chẳng khác như người sa vào đáy giếng, công chúa lấy làm lạ, chẳng biết núi ở đâu sanh ra muôn trùng cao vót, bèn kín miệng niệm chân ngôn muốn đằng vân mà bay lên thì mình nặng như đeo đá bay lên không nổi, bèn niệm chú độn thổ thì đất cứng tựa sắt không lỗ mà chui vào đâu. Công chúa đứng tư tưởng hồi lâu bèn sa nước mắt kêu chồng mà than khóc rằng:
- Phò mã ôi! Thiếp chẳng dè trong một phút hai ngã rẽ phân, thiếp chẳng thoát đặng chốn này, vậy chàng nếu có bình an xin hay dắt con thơ về nước, mà phò hộ cho cha già, kẻo hiu quạnh.
Than khóc rồi, lại vái cúng trời phật xin phò trì, như phen này dầu có biệt ly nguyện kiếp sau tái ngộ.Chung quốc mẫu khi ấy ở trên đỉnh núi, nghe hết mấy lời của công chúa than thở liền niệm chú hô thần, đòi Thổ địa tới, bảo phải làm như vậy như vậy… Thổ thần vâng lệnh hóa ra một tên mục đồng, chăn giữ một bầy trâu, vừa đi vừa hát nghêu ngao trên đỉnh núi. Công chúa nghe vẳng tiếng người liền kêu xin cứu mạng. Mục đồng đứng trên hòn đá lớn hỏi rằng:
- Ai đó, ai đó? Có phải loài yêu quái muốn bắt trâu ta chăng?
Công chúa đáp:
- Tôi vốn thiệt người lành, chẳng phải yêu quái, tên tôi là Yên Đơn công chúa vì theo giặc Tề, nên lạc nẻo nơi mới tới đây, xin người ra ân cứu tử; chừng tôi mà về nước đặng rồi, tâu cùng vương phụ phong cho đó làm chức Trị điện tướng quân.
Mục đồng nói:
- Không dám đâu, tôi vốn thiệt Tề bang dân thứ, có lẽ nếu đi cứu tử cho cừu nhân, tôi e sau vua Tề hay đặng căn duyên ắt bị tru di tam tộc, ấy là Trị điện tướng quân đâu chưa thấy chức mà tai ương trước mặt đã mạng vong.
Công chúa nói:
- Khuyên đó hãy giúp công chớ đem lòng nghi ngại, nếu chừng ta đặng về quan ải, thì ta cho kẻ đến rước gã về cung, dẫu Tề vương có tai mắt đi chăng nữa cũng không hay không thấy.
Nói về khi mục đồng nghe công chúa Yên Đơn năn nỉ các điều thì đáp rằng:
- Rất tốt! Rất tốt! Nhưng mà xin người bỏ hết thương mã đi và nương lấy mối dây này, mới đặng toàn thân trọng. Vả lạ bốn phía núi cao vọi vọi mà một tôi làm sao cứu đặng cả người cả ngựa.
Công chúa nghe nói thì thương tiếc con ngựa vô hồi, bèn rơi lụy than thở với ngựa rằng:
- Ngựa ôi! Hai mươi năm dư mi vì ta, mà phải lìa mi tại chốn này, mi có biết chăng?
Nói rồi khóc òa với con ngựa! Kế đó mục đồng ở trên thôi thúc nói rằng:
- Nếu người chẳng khứng bỏ con ngựa hay thì ta kíp đi chăn bầy trâu hoang của ta kẻo mất hết.
Công chúa nghe nói cực chẳng đã mới lìa con ngựa ra, mục đồng xem thấy thả dây thòng xuống, công chúa nắm lấy mối dây cột vào lưng rồi mục đồng ra sức rút lên đến nơi, tức thì lại hóa ra một bầy khỉ miệng lớn, con mắt đỏ lông lá dài lượt thượt chạy lại áp cắn sợi dây mà dành xé. Công chúa khi ấy ngó lại thì đã mất mục đồng, còn bầy khỉ ở đâu tựu tới đương nhe răng múa mỏ. Công chúa thấy vậy là tâm thần bải hoải, mặt mày ủ ê, nước mắt ra dầm dề, thoạt đâu Chung quốc mẫu giục con thần cu chạy tới, chào ra hỏi rằng:
- Công chúa mạnh giỏi hé? Vậy chớ công chúa làm gì mà ở chốn non xanh một mình vậy? Công chú có biết ta là ai chăng?
Công chúa nghe hỏi liền lau nước mắt mà ngó lên, thấy Chung Vô Diệm, bèn hỏi lại rằng:
- Chung xủ phụ! Nàng còn sống đó hay sao? Hay là nàng làm ma mà nhát ta vậy?
Chung quốc mẫu đáp:
- Tôi có chết đâu. Nay tôi quyết tới đây lấy đầu nàng, đem về dâng Tề chúa.
Nói rồi kêu Hồng Duyên tiên, khiến liệng sợi dây Khổn thiên thằng lên, bỗng thấy hào quang chiếu rạng tức thì có thần Huỳnh cân lực sĩ áp đến bắt công chúa mà trói lại. Rồi đó mấy tòa thần sơn cũng biến mất, Quản Thoại Hoa bèn lượm lấy thương, ngựa của công chúa, rồi dắt công chúa thẳng đến Lư Bồng sơn hầu lệnh. Lúc ấy sáu vị tiên cô thảy đều mừng tiếp, Chung quốc mẫu nói với công chúa rằng:
- Ta đã bao phen khuyên nàng thâu binh về nước mà nàng không chịu nghe lời, nàng tại tế Hỏa long mà đốt dinh trai ha tai phen, lại dụng thần chùy một lần mà sát tử ta nữa, nay nàng đã vào tay ta rồi quyết chém lấy đầu cho biết mặt.
Chung quốc mẫu nói thì nói vậy, song nháy các tướng biểu dụ công chúa hàng đầu mà công chúa cũng chẳng nghe, cứ nằng nằng mộ thác mà thôi. Chung quốc mẫu nổi giận truyền quân dắt xuống Lư Bồng, giao cây Tru tiên kiếm cho Quản Thoại Hoa xử quyết, Thoại Hoa vâng lệnh dẫn Yên Đơn xuống dưới đất bằng chém ba gươm đầu cũng không văng, lại thấy có một đạo hồng quang hộ thể rất lạ thường, Quản Thoại Hoa thấy vậy, bèn dẫn trở lại về phục chỉ. Khi ấy tiên cô là Trần Tam Thơ bước tới nói với Chung quốc mẫu rằng:
- Vì Yên Đơn lục giáp hoài thai, quả là một vị Đại la tiên giáng thế, sự ấy rất quan hệ, ngày sau thiệt là Tề quốc đồng lương, ít lời tỏ thiệt cho Nương nương hay, hãy ta tính kế lo phương hòa hiệp.
- Con phải dẫn ba viên đại tướng Tề mà trả và nói với Chung quốc mẫu xin đổi cha con ra.
Kim Định lãnh mạng dẫn ba tướng thẳng qua dinh Tề. Còn Chung quốc mẫu khi độn thổ về tới dinh, thấy nội thành không hề phi sơ chi hết, bèn kiểm điểm tướng sĩ thì mất hết ba viên. Chung quốc mẫu còn đang ngồi lo liệu, bỗng thấy quân kỳ bài vào báo:
- Bên dinh Yên sai một viên nữ tướng sang dinh Tề có sự cơ mật.
Quốc mẫu cả mừng bèn truyền lệnh cho vào. Kim Định vô đến dinh ra mắt Chung quốc mẫu rồi tâu rằng:
- Yên Đơn công chúa sai tôi đem ba vị đại thần qua mà xin đổi Tôn phò mã với Tôn Hổ, xin Quốc mẫu định đoạt.
Chung quốc mẫu cả mừng, liền truyền thả Tôn phò mã với Tôn Hổ ra, hai cho con Tôn Tháo liền từ biệt Chung quốc mẫu đi với Kim Định trở về dinh mình. Công chúa nghe tin chồng con đã về, lật đật chạy ra nghinh tiếp.
Qua ngày sau Công chúa đòi Kim Định vào dạy hết mấy câu thần chú rồi đưa cây thần chùy cho và dặn rằng:
- Cây chùy này lợi hại lắm, con hãy đem nó theo mai phục nơi bên rừng, chờ cho mẹ dẫn dụ đặng con Chung Vô Diệm vào thì con hãy liệng cây chùy này lên và đọc thần chú mà hại nó mới xong.
Kim Định lãnh mạng. Công chúa liền nai nịt lên ngựa, phát ba tiếng pháo thẳng tới dinh Tề khiêu chiến. Quân kỳ bài vào cho Chung quốc mẫu hay, Quốc mẫu nhớ lại ngày trước Thánh mẫu có nói ngày nay là ngày tai họa mình tới. Nhưng vậy mà số trời đã định, sống thác có kỳ, chạy đâu cho khỏi. Nói như vậy, song cũng cầm đao lên ngựa nhưng sắc mặt có ý buồn rầu. Chung quốc mẫu khi ấy khiến Quản Thoại Hoa dẫn ba nghìn quân cung tiễn ra lược trận, rồi phát pháo đề binh, mở cửa thành xông ra đối chiến. Yên Đơn công chúa khi thấy Chung quốc mẫu thì chào rằng:
- Quốc mẫu bình an hé, tôi đợi ở đây đã lâu.
Chung quốc mẫu cười và nói rằng:
- Sao công chúa thuận theo lòng trời, đặng cho khỏi tàn hại sinh linh, chớ để cho đến thế đáo đầu rồi công chúa dầu có ăn năn thì đã muộn.
Công chúa nghe bấy nhiều thì cả giận, bèn nói rằng:
- Ta quyết ngày nay ra giao chiến, bắt cho đặng nàng mới đành dạ.
Nói rồi hơi cây kim sóc đâm đầu, Quốc mẫu đưa đao ra đỡ. Hai nàng đánh vùi với nhau có hơn hai trăm hiệp, mà chưa phân thắng bại, công chúa đã sắp đặt mưu kế trước xong rồi, nên đến chừng đó đâm bậy một sóc rồi quày ngựa chạy mù như gió, Quốc mẫu cũng giục ngựa đuổi theo, chạy vừa tới rừng tòng rậm rạp, Cao Kim Định xem thấy lấy cây chùy liệng lên và niệm bảy lần chân ngôn, còn Chung quốc mẫu cũng hở cơ, trước mặt ngó theo Yên Đơn công chúa, sau lưng nào biết có tiểu nhân, đến khi thấy hào quang sáng lòa đã gần đánh xuống thì mới độn thổ, mà không kịp nên bị cân thần chùy đánh trúng sau lưng, té nhào xuống ngựa chết liền. Công chúa liền nhảy ngựa lại,vừa muốn ra tay, thì bị ba ngàn quân cung tiễn của Quản Thoại Hoa bắn ra một lượt nên công chúa lại gần không được, quân Tề áp tới cướp thây Chung quốc mẫu đem về dinh. Khi ấy chúng tướng Tề đều nhóm lại kêu khóc vang trời dậy đất mà cũng không thấy tỉnh lại nằm dài thiêm thiếp thả hồn chơi tiên cảnh, còn xác hãy còn thoi thóp thôi.
Lúc này Lê San Thánh mẫu đang ngồi trong Tử tiêu cung, bỗng thấy trận gió thổi qua liền đánh tay xủ quẻ thì biết Mão đoan tinh đã bị Yên Đơn công chúa đánh nhằm một chùy, hồn gần lìa xác, bèn lật đật kêu sáu vị tiên cô dạy lấy thuốc linh đơn, và các món bửu bối, đằng vân theo với mình xuống Trâu bình quan mà cứu Chung Vô Diệm. Khi Thánh mẫu cưỡi hạc đằng vân vừa tới dinh thì nàng Trần Tam Thơ đã sa mây xuống trước và kêu Tề tướng bảo ra nghênh tiếp. Thánh mẫu và sáu vị tiên cô nhập thành rồi, thẳng vào hậu dinh, xem thấy Chung quốc mẫu còn nằm thiêm thiếp như người chết chưa chôn thì Thánh mẫu rơi lụy mà nói rằng:
- Cuộc đời phù sanh như thế, danh lợi mà chi, nếu không có sư phụ đến đây thì tánh mạng con đâu còn dương thế.
Nói rồi truyền quân lấy nước giếng mài một hườn linh đơn, cạy răng Chung quốc mẫu đổ vào, lại lấy ra một hườn nữa mài mà thoa nơi chỗ bị thương, giây phút Chung quốc mẫu tỉnh hồn, mở mắt ra xem thấy Thánh mẫu và sáu vị tiên cô bèn lật đật trổi dậy, xuống quỳ lạy tạ ơn cứu tử. Thánh mẫu đỡ dậy và nói rằng:
- Đồ đệ hãy bảo trọng thân thể, ấy là tai nạn của con, phải bị như vậy. Ngày mai đây là ngày hai mươi ba, Yên Đơn hãy còn dẫn binh tới đốt dinh của con nữa, vậy thì đồ đệ chia quân ra an dinh chỗ khác một nửa, còn một nửa thì mai phục bốn phía mà thủ thành, còn bao nhiêu dinh trại kia thì bỏ không, để mặc tình cho nó đốt,sư phụ đã có tiên pháp mà thâu phục nó.
Nói rồi liền kêu Trần Tam Thơ dặn rằng:
- Ngày mai ngươi hãy dời bốn tòa thiên sơn này mà vây khốn Yên Đơn lại, còn Hứa Hùynh Tiên giữ cái Tịnh thủy lưu ly, niệm sáu chữ chân ngôn mà thâu phép Hỏa long, Hồng Tiên Nữ cầm cây lão vân tiên đừng cho Yên Đơn đằng vân trốn thoát, Công Tôn Tiên dùng cái Phá hồng kiểng đừng cho Yên Đơn độn thổ mất đi, Hồng Duyên Tiên lấy Khổn tiên thằng mà bắt Yên Đơn cho đặng, còn Vương Thanh Tiêu lãnh cây tru tiên kiếm mà chém Yên Đơn, như chém nó không đứt đầu thì thôi, đừng là hại nó nữa. Các lời ta đã dặn ân cần, chúng bây ở lại mà giúp Đại thơ cho thành công và thâu phục Yên Đơn đặng rồi thì phải mau mau trở về động.
Sáu vị tiên cô vâng lệnh, Thánh mẫu lại dặn Mão đoan tinh rằng:
- Rồi đây, bên Sở dấy động binh đao, Thập sát tinh quân nó có dùng mũi tên độc, đồ đệ hãy ghi vào dạ mà giữ mình đừng quên lời thầy dặn.
Chung quốc mẫu cúi đầu lạy tạ. Thánh mẫu liền cưỡi hạc đằng vân bay về động. Chung quốc mẫu khi ấy sai Điền Năng lên núi Túy Vân, sửa sang lại một chỗ cho thanh tịnh cũng như kiểu Bồng lai rước sau vị tiên cô lên đó mà an trú.
Nói về Yên Đơn công chúa đến ngày hai mươi ba nhóm chúng tướng lại, phân cắt việc giao binh, khi ấy Phò mã với Tôn Hổ lãnh mười muôn kéo qua dinh Tề phía hữa, Tôn Long và Kim Định cũng lãnh mười muôn binh dẫn tới dinh tả, còn công chúa bổn thân cũng dắt một đạo binh kéo tới tiền dinh. Khi ba đạo binh đến nơi, công chúa liền niệm chân ngôn, đưa Hồ lô lên, năm trăm con Hỏa long bay ra, thẳng và dinh Tề đốt tứ phía, lửa dậy hừng trời, khói lên đen ngắt, mà không thấy binh Tề động tịnh chi hết. Công chúa liền giục binh áp tới đánh vào trung dinh cũng không thấy ai, thình lình bỗng nghe súng nổ vang trời, quân reo ỏi đất mà cũng không thấy người đâu, Công chúa bèn cả nghi mà nghĩ rằng: Nếu vậy thì Chung Vô Diệm đã chết rồi nên Tề tướng sợ ta phóng hỏa mới kéo binh lên trốn nơi núi Tùy Vân mà lánh nạn đây; vậy để ta lên đó thử coi, mới tỏ căn do dường cho biết. Nghĩ rồi bèn thâu phép liền giục ngựa thẳng tới núi Túy Vân.
Khi công chúa đi được một đỗi bỗng thấy có tướng Tề ấp ra vây phủ, bên tả thì Điền Thường, bên hữu thì Thanh Hổ, trước mặt thì Vương Hữu, sau lừng thì Quản Thoại Hoa. Công chúa một mình tả xông hữu đột đánh với bốn tướng giây lâu, bốn tướng đều quảy ngựa bỏ chạy, công chúa giục ngựa đuổi theo bỗng thấy trước mặt có hai lá cờ đỏ giăng ngang, thì bốn tướng và hốn túy Vân đều mất hết, công chúa khi ấy vừa muốn quày ngựa tháo lui, lại sau lưng cũng thấy một hòn nui khác, chận bít đường. Công chúa đang khi ngẩn ngơ, giây phút bốn phía núi non muôn trượng bao giăng thế chẳng khác như người sa vào đáy giếng, công chúa lấy làm lạ, chẳng biết núi ở đâu sanh ra muôn trùng cao vót, bèn kín miệng niệm chân ngôn muốn đằng vân mà bay lên thì mình nặng như đeo đá bay lên không nổi, bèn niệm chú độn thổ thì đất cứng tựa sắt không lỗ mà chui vào đâu. Công chúa đứng tư tưởng hồi lâu bèn sa nước mắt kêu chồng mà than khóc rằng:
- Phò mã ôi! Thiếp chẳng dè trong một phút hai ngã rẽ phân, thiếp chẳng thoát đặng chốn này, vậy chàng nếu có bình an xin hay dắt con thơ về nước, mà phò hộ cho cha già, kẻo hiu quạnh.
Than khóc rồi, lại vái cúng trời phật xin phò trì, như phen này dầu có biệt ly nguyện kiếp sau tái ngộ.Chung quốc mẫu khi ấy ở trên đỉnh núi, nghe hết mấy lời của công chúa than thở liền niệm chú hô thần, đòi Thổ địa tới, bảo phải làm như vậy như vậy… Thổ thần vâng lệnh hóa ra một tên mục đồng, chăn giữ một bầy trâu, vừa đi vừa hát nghêu ngao trên đỉnh núi. Công chúa nghe vẳng tiếng người liền kêu xin cứu mạng. Mục đồng đứng trên hòn đá lớn hỏi rằng:
- Ai đó, ai đó? Có phải loài yêu quái muốn bắt trâu ta chăng?
Công chúa đáp:
- Tôi vốn thiệt người lành, chẳng phải yêu quái, tên tôi là Yên Đơn công chúa vì theo giặc Tề, nên lạc nẻo nơi mới tới đây, xin người ra ân cứu tử; chừng tôi mà về nước đặng rồi, tâu cùng vương phụ phong cho đó làm chức Trị điện tướng quân.
Mục đồng nói:
- Không dám đâu, tôi vốn thiệt Tề bang dân thứ, có lẽ nếu đi cứu tử cho cừu nhân, tôi e sau vua Tề hay đặng căn duyên ắt bị tru di tam tộc, ấy là Trị điện tướng quân đâu chưa thấy chức mà tai ương trước mặt đã mạng vong.
Công chúa nói:
- Khuyên đó hãy giúp công chớ đem lòng nghi ngại, nếu chừng ta đặng về quan ải, thì ta cho kẻ đến rước gã về cung, dẫu Tề vương có tai mắt đi chăng nữa cũng không hay không thấy.
Nói về khi mục đồng nghe công chúa Yên Đơn năn nỉ các điều thì đáp rằng:
- Rất tốt! Rất tốt! Nhưng mà xin người bỏ hết thương mã đi và nương lấy mối dây này, mới đặng toàn thân trọng. Vả lạ bốn phía núi cao vọi vọi mà một tôi làm sao cứu đặng cả người cả ngựa.
Công chúa nghe nói thì thương tiếc con ngựa vô hồi, bèn rơi lụy than thở với ngựa rằng:
- Ngựa ôi! Hai mươi năm dư mi vì ta, mà phải lìa mi tại chốn này, mi có biết chăng?
Nói rồi khóc òa với con ngựa! Kế đó mục đồng ở trên thôi thúc nói rằng:
- Nếu người chẳng khứng bỏ con ngựa hay thì ta kíp đi chăn bầy trâu hoang của ta kẻo mất hết.
Công chúa nghe nói cực chẳng đã mới lìa con ngựa ra, mục đồng xem thấy thả dây thòng xuống, công chúa nắm lấy mối dây cột vào lưng rồi mục đồng ra sức rút lên đến nơi, tức thì lại hóa ra một bầy khỉ miệng lớn, con mắt đỏ lông lá dài lượt thượt chạy lại áp cắn sợi dây mà dành xé. Công chúa khi ấy ngó lại thì đã mất mục đồng, còn bầy khỉ ở đâu tựu tới đương nhe răng múa mỏ. Công chúa thấy vậy là tâm thần bải hoải, mặt mày ủ ê, nước mắt ra dầm dề, thoạt đâu Chung quốc mẫu giục con thần cu chạy tới, chào ra hỏi rằng:
- Công chúa mạnh giỏi hé? Vậy chớ công chúa làm gì mà ở chốn non xanh một mình vậy? Công chú có biết ta là ai chăng?
Công chúa nghe hỏi liền lau nước mắt mà ngó lên, thấy Chung Vô Diệm, bèn hỏi lại rằng:
- Chung xủ phụ! Nàng còn sống đó hay sao? Hay là nàng làm ma mà nhát ta vậy?
Chung quốc mẫu đáp:
- Tôi có chết đâu. Nay tôi quyết tới đây lấy đầu nàng, đem về dâng Tề chúa.
Nói rồi kêu Hồng Duyên tiên, khiến liệng sợi dây Khổn thiên thằng lên, bỗng thấy hào quang chiếu rạng tức thì có thần Huỳnh cân lực sĩ áp đến bắt công chúa mà trói lại. Rồi đó mấy tòa thần sơn cũng biến mất, Quản Thoại Hoa bèn lượm lấy thương, ngựa của công chúa, rồi dắt công chúa thẳng đến Lư Bồng sơn hầu lệnh. Lúc ấy sáu vị tiên cô thảy đều mừng tiếp, Chung quốc mẫu nói với công chúa rằng:
- Ta đã bao phen khuyên nàng thâu binh về nước mà nàng không chịu nghe lời, nàng tại tế Hỏa long mà đốt dinh trai ha tai phen, lại dụng thần chùy một lần mà sát tử ta nữa, nay nàng đã vào tay ta rồi quyết chém lấy đầu cho biết mặt.
Chung quốc mẫu nói thì nói vậy, song nháy các tướng biểu dụ công chúa hàng đầu mà công chúa cũng chẳng nghe, cứ nằng nằng mộ thác mà thôi. Chung quốc mẫu nổi giận truyền quân dắt xuống Lư Bồng, giao cây Tru tiên kiếm cho Quản Thoại Hoa xử quyết, Thoại Hoa vâng lệnh dẫn Yên Đơn xuống dưới đất bằng chém ba gươm đầu cũng không văng, lại thấy có một đạo hồng quang hộ thể rất lạ thường, Quản Thoại Hoa thấy vậy, bèn dẫn trở lại về phục chỉ. Khi ấy tiên cô là Trần Tam Thơ bước tới nói với Chung quốc mẫu rằng:
- Vì Yên Đơn lục giáp hoài thai, quả là một vị Đại la tiên giáng thế, sự ấy rất quan hệ, ngày sau thiệt là Tề quốc đồng lương, ít lời tỏ thiệt cho Nương nương hay, hãy ta tính kế lo phương hòa hiệp.
Tác giả :
To-chan