Chồng Hờ Vợ Tạm
Chương 110: Bố, con về rồi
Vì quê tôi ở dưới huyện nên tôi phải ngồi tàu hỏa từ thành phố A về đến thị trấn, rồi lại từ thị trấn bắt xe bus về nhà.
Thời tiết đã vào đông, chẳng mấy mà lại đến tết, nhưng cũng chưa đến xuân vận, vì thế mà người ngồi tàu về quê khá đông nhưng chưa đến mức phải chen lấn.
Lúc về đến thị trấn, những người cùng xuống tàu với tôi một phần ba số đó đều là sinh viên, còn gặp một vài người quen.
Sau khi chào hỏi xong, liền cùng nhau ra ngoài.
Rất nhanh đã ra đến cửa của ga tàu, những phụ huynh đang đứng chờ ở cửa, nhìn thấy con của mình liền nhanh chóng đến đón. Tôi cũng tạm biệt với mấy người quen, rồi tiếp tục đi đến trạm xe bus đối diện bắt xe về nhà.
Từ lúc nhập học hồi năm nhất, người nhà tôi chẳng có ai đưa tôi đi, vậy nên không có người đến đón cũng là điều đương nhiên.
Tôi chưa bao giờ mong rằng sẽ có người đến ga tàu đón mình, tất nhiên cũng sẽ không vì vậy mà thất vọng.
Đại học năm tư, và đây cũng là lần thứ tư tôi chở về nhà.
Vẫn còn nhớ hồi năm nhất trở về, dì Tống với em trai luôn đề phòng tôi như phòng trộm, chỉ sợ tôi vào phòng của bố và bà ta.
Đến năm hai, bọn họ không còn đề phòng tôi như lần trước nữa, nhưng lại coi tôi như đứa ăn bám vậy.
Khi tôi học năm ba thì em trai tôi lên trung học, lúc đầu hai chị em ở chung một phòng, nhưng em trai đã lớn, nam nữ bất tiện, vì vậy tôi không được ở trong phòng đó nữa phải ngủ ở sô pha ngoài phòng khách.
Bây giờ đã là năm tư.
Có những lúc tôi còn nghĩ, sao mình vẫn cứ cố chấp về quê ăn tết chứ?
Nếu tôi không về có lẽ cũng không có ai hỏi đến, giống như từ trước tới nay, tôi mà không gọi điện về nhà thì cũng chẳng có ai gọi cho tôi.
Mà mỗi lần điện về, cũng không có gì để nói ngoài mấy câu như hỏi thăm sức khỏe bọn họ, hay em trai học hành thế nào? Những câu mà đã biết trước câu trả lời.
Thỉnh thoảng bố tôi có hỏi thêm về việc học hành của tôi, rồi bảo tôi cố gắng học.
Ngoài những chuyện đấy ra cũng không còn chuyện gì để nói.
Chưa bao giờ có người hỏi tôi có được ăn no, có được mặc ấm không...
“Tiểu Như, về đến nhà chưa?" Trác tiên sinh gửi tin nhắn đến.
“Đang ngồi trên xe bus, khoảng hai mươi phút nữa là về đến nhà." Tôi trả lời.
...
Hai mươi phút sau, tôi đứng ở dưới nhà.
Nơi đây sớm đã không còn những ngôi nhà gian nữa, mà thay vào đó là một tòa chung cư năm tầng, mỗi phòng hơn tám mươi mét vuông, hai phòng ngủ, một phòng khách, một phòng bếp, một nhà vệ sinh, còn có một ban công.
Nhà tôi ở tầng bốn, tôi đứng dưới nhà có thể nhìn thấy quần áo đang phơi ở ngoài ban công, không biết có ai ở nhà không?
Tôi nhớ hai ngày trước đã điện về nhà, bảo với họ thời gian tàu chạy, khoảng tầm nào sẽ về đến nhà, dì Tống cũng đã “ừ" rồi, lúc đó tôi còn nhờ bà ta nói với bố tôi, nhưng bà ta cười kì quái nói: “Muốn về thì về, đừng mong sẽ có người đi đón cô!"
Tôi thở dài, xách túi to túi nhỏ leo từ tầng một lên tầng bốn.
Trong nhà có tiếng chơi mạt chược, tôi gõ cửa một lúc lâu mới có người ra mở cưởi, là dì Tống.
“Dì Tống."
Tôi chào một tiếng, sau đó nhìn thấy bàn mạt chược ở giữa phòng khách, bố tôi đang ngồi chơi, bên cạnh có một chiếc ghế trống, có lẽ là của dì Tống.
Xung quanh còn có một người đàn ông và một người đàn bà, người đàn ông đang hút thuốc, cả phòng toàn mùi với khói thuốc.
“Bố, con về rồi!" Tôi chào một tiếng.
Ông chỉ “ừ" một câu, quay lại nhìn tôi rồi nói: “Về rồi thì đi ôn bài đi!"
“Lão Khương, ông hồ đồ rồi à, Khương Kha cũng đã học đại học năm tư rồi, còn ôn bài gì nữa?" Hiếm khi dì Tống lại nhìn tôi có ý cười như vậy, “Khương Kha, lát nữa nhà có khách, mau mang đồ vào phòng em con đi, xong ra nấu cơm cùng dì."
“Vâng."
Thời tiết đã vào đông, chẳng mấy mà lại đến tết, nhưng cũng chưa đến xuân vận, vì thế mà người ngồi tàu về quê khá đông nhưng chưa đến mức phải chen lấn.
Lúc về đến thị trấn, những người cùng xuống tàu với tôi một phần ba số đó đều là sinh viên, còn gặp một vài người quen.
Sau khi chào hỏi xong, liền cùng nhau ra ngoài.
Rất nhanh đã ra đến cửa của ga tàu, những phụ huynh đang đứng chờ ở cửa, nhìn thấy con của mình liền nhanh chóng đến đón. Tôi cũng tạm biệt với mấy người quen, rồi tiếp tục đi đến trạm xe bus đối diện bắt xe về nhà.
Từ lúc nhập học hồi năm nhất, người nhà tôi chẳng có ai đưa tôi đi, vậy nên không có người đến đón cũng là điều đương nhiên.
Tôi chưa bao giờ mong rằng sẽ có người đến ga tàu đón mình, tất nhiên cũng sẽ không vì vậy mà thất vọng.
Đại học năm tư, và đây cũng là lần thứ tư tôi chở về nhà.
Vẫn còn nhớ hồi năm nhất trở về, dì Tống với em trai luôn đề phòng tôi như phòng trộm, chỉ sợ tôi vào phòng của bố và bà ta.
Đến năm hai, bọn họ không còn đề phòng tôi như lần trước nữa, nhưng lại coi tôi như đứa ăn bám vậy.
Khi tôi học năm ba thì em trai tôi lên trung học, lúc đầu hai chị em ở chung một phòng, nhưng em trai đã lớn, nam nữ bất tiện, vì vậy tôi không được ở trong phòng đó nữa phải ngủ ở sô pha ngoài phòng khách.
Bây giờ đã là năm tư.
Có những lúc tôi còn nghĩ, sao mình vẫn cứ cố chấp về quê ăn tết chứ?
Nếu tôi không về có lẽ cũng không có ai hỏi đến, giống như từ trước tới nay, tôi mà không gọi điện về nhà thì cũng chẳng có ai gọi cho tôi.
Mà mỗi lần điện về, cũng không có gì để nói ngoài mấy câu như hỏi thăm sức khỏe bọn họ, hay em trai học hành thế nào? Những câu mà đã biết trước câu trả lời.
Thỉnh thoảng bố tôi có hỏi thêm về việc học hành của tôi, rồi bảo tôi cố gắng học.
Ngoài những chuyện đấy ra cũng không còn chuyện gì để nói.
Chưa bao giờ có người hỏi tôi có được ăn no, có được mặc ấm không...
“Tiểu Như, về đến nhà chưa?" Trác tiên sinh gửi tin nhắn đến.
“Đang ngồi trên xe bus, khoảng hai mươi phút nữa là về đến nhà." Tôi trả lời.
...
Hai mươi phút sau, tôi đứng ở dưới nhà.
Nơi đây sớm đã không còn những ngôi nhà gian nữa, mà thay vào đó là một tòa chung cư năm tầng, mỗi phòng hơn tám mươi mét vuông, hai phòng ngủ, một phòng khách, một phòng bếp, một nhà vệ sinh, còn có một ban công.
Nhà tôi ở tầng bốn, tôi đứng dưới nhà có thể nhìn thấy quần áo đang phơi ở ngoài ban công, không biết có ai ở nhà không?
Tôi nhớ hai ngày trước đã điện về nhà, bảo với họ thời gian tàu chạy, khoảng tầm nào sẽ về đến nhà, dì Tống cũng đã “ừ" rồi, lúc đó tôi còn nhờ bà ta nói với bố tôi, nhưng bà ta cười kì quái nói: “Muốn về thì về, đừng mong sẽ có người đi đón cô!"
Tôi thở dài, xách túi to túi nhỏ leo từ tầng một lên tầng bốn.
Trong nhà có tiếng chơi mạt chược, tôi gõ cửa một lúc lâu mới có người ra mở cưởi, là dì Tống.
“Dì Tống."
Tôi chào một tiếng, sau đó nhìn thấy bàn mạt chược ở giữa phòng khách, bố tôi đang ngồi chơi, bên cạnh có một chiếc ghế trống, có lẽ là của dì Tống.
Xung quanh còn có một người đàn ông và một người đàn bà, người đàn ông đang hút thuốc, cả phòng toàn mùi với khói thuốc.
“Bố, con về rồi!" Tôi chào một tiếng.
Ông chỉ “ừ" một câu, quay lại nhìn tôi rồi nói: “Về rồi thì đi ôn bài đi!"
“Lão Khương, ông hồ đồ rồi à, Khương Kha cũng đã học đại học năm tư rồi, còn ôn bài gì nữa?" Hiếm khi dì Tống lại nhìn tôi có ý cười như vậy, “Khương Kha, lát nữa nhà có khách, mau mang đồ vào phòng em con đi, xong ra nấu cơm cùng dì."
“Vâng."
Tác giả :
Phong Qua Vô Hằng