Chín Cây Số Tình Nhân
Chương 9
“Thời thiếu niên phóng khoáng sai nhịp, bàn tay số phận sớm nắng chiều mưa, hoang đường mà dẫn anh vào một con đường khác. Đến tột cùng là ai sai, hay là số phận đã định sẵn như vậy?"
***
Mới về Amsterdam được một ngày, đồng phục treo trên mắc áo lại được lấy xuống.
“Con không phải là hai ngày nữa mới có một chuyến bay ngắn đến Italia sao?" Mẹ bước vào phòng giúp anh sửa soạn hành lý.
Từ sau khi theo cha di cư đến Amsterdam, mẹ tham gia phỏng vấn vào hậu cần mặt đất hàng không Hà Lan, sau đó thành công vào làm hậu cần mặt đất tại trung tâm chỉ huy hàng không Hà Lan. Kể từ đó, đối với lịch làm việc của con trai rõ như lòng bàn tay.
“Vâng, đổi ca với Johnson, cậu ta ngày mai muốn bay tới La Mã."
Nhâm Viễn đóng vali lại, dựng nó cạnh tủ, nghe mẹ lại bắt đầu lải nhải bài cũ, “Hôm nay Hứa Huệ đến văn phòng tra lịch sắp xếp ca làm của con đấy."
“À."
“Con sao không nói lịch trước cho người ta?"
Nhâm Viễn trong nội tâm thật bất đắc dĩ, nhưng vẫn hoàn toàn giữ vững kiên nhẫn: “Cũng không cần làm vậy chứ? Bọn con cũng đâu phải thân quen gì."
“Người ta tự học làm món Ý cho con ăn, con không nghĩ nên mời lại con bé một bữa sao?"
Nhâm Viễn xoa xoa trán, triệt để đầu hàng: “Ngay cả lúc không dùng điện thoại mà tin tức của mẹ cũng có thể linh thông như vậy sao? Mẹ, mẹ không đi làm gián điệp gì đó, con cũng thấy đáng tiếc thay."
Người mẹ trẻ tuổi cười mắng: “Điều kiện của người ta cũng không tệ mà."
Cha Wart tựa ở cạnh cửa, gõ gõ cánh cửa: “… Đây là lần thứ mấy trong năm rồi?" Đi tới ôm lấy bờ vai mẹ, cười nói: “Em yêu, em cũng đừng lo lắng linh tinh. Em nghĩ nó còn trẻ sao? Trong lòng con nó còn rõ hơn em nhiều… Xuống ăn cơm đi, bữa tối đã chuẩn bị xong rồi."
Đúng lúc ngăn mẹ lải nhải cái đề tài này, Wart lúc thấy được ánh mắt cảm kích của con trai thì hiểu ý mà cười một cái.
Cha là đầu bếp nổi tiếng ở Amsterdam. Ông từng đến nhiều nơi trên thế giới tìm kiếm linh cảm nấu món ăn ngon. Khi còn trẻ từng ở Pháp học làm món Pháp; có lần đến Bắc Italia; cũng đã từng tới Trung Quốc học tập món ăn Trung Quốc, mà lần du lịch kia cuối cùng cũng tạo nên một đoạn nhân duyên tốt đẹp.
Người một nhà bởi vì lý do công việc mà ở chung thì ít xa cách thì nhiều, nhưng bầu không khí vẫn luôn vui vẻ đầm ấm.
“Vậy chuyến này con đến khi nào mới bay về?" Trên bàn cơm, mẹ vừa cắt thịt vừa dò hỏi.
“Chuyến bay sáng thứ năm này của ngài Robert."
“Hả? Đợi đã…" Mẹ buông dao nĩa xuống, đi tới trước máy tính kiểm tra gì đó, “Thứ năm… thứ năm… Có rồi! Là KL8022 lúc 9 giời 40 phút sáng à?"
“Vâng, sao vậy ạ?" Nhâm Viễn cầm lon soda trên bàn uống một ngụm.
“Em họ con thứ năm này muốn đi Copenhagen (thủ đô của Đan Mạch – hình ảnh đầu chương), chính là ngồi chuyến bay này của con đấy." Cha lau miệng nói.
Em họ? Nhâm Viễn suy nghĩ một lúc, “Ai vậy?"
“Con của dì con Tôn Vũ Tân ấy, khi còn bé các con còn chơi với nhau mà."
Vừa nghe mẹ nói thế, hình như đúng là có chút ấn tượng. Chỉ là từ sau khi ra nước ngoài, rất ít khi qua lại với họ hàng bên mẹ, quan hệ tự nhiên cũng xa cách không ít.
“Mấy đứa đã nhiều năm không gặp rồi đúng không? … Nhắc tới đứa nhỏ này, cũng không còn bé nữa, lần này đi Copenhagen chơi với bạn học, nhờ mẹ đặt vé giúp nó, đổi chuyến tại sân bay của chúng ta rồi lại bay tới Đan Mạch. Không ngờ lại khéo như vậy, một lát nữa mẹ đi gọi điện thoại cho dì con, để cho cô ấy yên tâm."
“Vâng."
Muốn nói tới ký ức thời thơ ấu, Nhâm Viễn cũng chẳng nhớ được nhiều. Ấn tượng sâu nhất, là vào mỗi ngày nghỉ liền muốn cùng mẹ bay đến bay đi, đi tới đi lui giữa Trung Quốc và Hà Lan. Lúc đó, sự nghiệp đầu bếp của cha ở Amsterdam vừa mới bắt đầu, mẹ cũng kẹt lại Trung Quốc cho mình đi học. Bởi vì ít khi gặp cha, nên luôn cực kỳ nhung nhớ, khi còn bé thấy máy bay cũng rất hưng phấn, nhận định rằng máy bay có thể đưa cậu đi gặp người mình yêu quý.
Thời gian còn ở trong nước, họ hàng bên kia của mẹ cũng ở rất gần, thường cùng chơi đùa với cậu em họ tên Tôn Vũ Tân này. Mãi cho đến khi di cư sang Amsterdam, liên lạc mới càng ngày càng ít. Không biết hiện giờ cậu ta sống như thế nào? Có gì thay đổi không, có còn giống như hồi bé không?"
Khi vừa xuống máy bay, liền xin mẹ số điện thoại để gọi cho cậu ta.
“A lô?" Đầu bên này nhanh chóng bắt máy, thanh tuyến nghe không cao không thấp.
“Vũ Tân à? Anh là Nhâm Viễn."
“Anh!? Là em! Anh đã đến rồi?" Âm điệu khi vui mừng vẫn là như vậy, quen thuộc từ lâu.
Đợi đến sau khi gặp mặt, mới phát hiện cậu em họ tinh quái đã hoàn toàn lớn rồi. Cậu ta kém mình sáu tuổi, vừa mới bắt đầu lên đại học.
Cậu ta rất hay nói, hai người gặp nhau, không có một chút không khí lúng túng nào.
Biết Nhâm Viễn thuê phòng ở trung tâm thành phố, Tôn Vũ Tân còn mời anh tới nhà mình ở, lời mời ở chung tuy bị Nhâm Viễn khéo léo cự tuyệt, nhưng đến nhà thăm hỏi trước sau gì vẫn phải làm. Bác trai bác gái gặp được Nhâm Viễn, cứ mãi khen lâu lắm rồi không gặp, thế mà đã cao đến vậy rồi, dường như xem Nhâm Viễn thành đứa nhóc choai choai, còn muốn nhân dịp mấy ngày trở về này bảo Tôn Vũ Tân đưa anh đi chơi khắp nơi.
Lúc đó, Nhâm Viễn và Tôn Vũ Tân vẫn là những chàng trai đơn thuần hoạt bát, không biết những thay đổi kinh thiên động địa trong mấy năm tới này, hoàn toàn không thể lường trước được. Thời thiếu niên phóng khoáng sai nhịp, bàn tay số phận sớm nắng chiều mưa, hoang đường mà dẫn anh vào một con đường khác.
***
Mới về Amsterdam được một ngày, đồng phục treo trên mắc áo lại được lấy xuống.
“Con không phải là hai ngày nữa mới có một chuyến bay ngắn đến Italia sao?" Mẹ bước vào phòng giúp anh sửa soạn hành lý.
Từ sau khi theo cha di cư đến Amsterdam, mẹ tham gia phỏng vấn vào hậu cần mặt đất hàng không Hà Lan, sau đó thành công vào làm hậu cần mặt đất tại trung tâm chỉ huy hàng không Hà Lan. Kể từ đó, đối với lịch làm việc của con trai rõ như lòng bàn tay.
“Vâng, đổi ca với Johnson, cậu ta ngày mai muốn bay tới La Mã."
Nhâm Viễn đóng vali lại, dựng nó cạnh tủ, nghe mẹ lại bắt đầu lải nhải bài cũ, “Hôm nay Hứa Huệ đến văn phòng tra lịch sắp xếp ca làm của con đấy."
“À."
“Con sao không nói lịch trước cho người ta?"
Nhâm Viễn trong nội tâm thật bất đắc dĩ, nhưng vẫn hoàn toàn giữ vững kiên nhẫn: “Cũng không cần làm vậy chứ? Bọn con cũng đâu phải thân quen gì."
“Người ta tự học làm món Ý cho con ăn, con không nghĩ nên mời lại con bé một bữa sao?"
Nhâm Viễn xoa xoa trán, triệt để đầu hàng: “Ngay cả lúc không dùng điện thoại mà tin tức của mẹ cũng có thể linh thông như vậy sao? Mẹ, mẹ không đi làm gián điệp gì đó, con cũng thấy đáng tiếc thay."
Người mẹ trẻ tuổi cười mắng: “Điều kiện của người ta cũng không tệ mà."
Cha Wart tựa ở cạnh cửa, gõ gõ cánh cửa: “… Đây là lần thứ mấy trong năm rồi?" Đi tới ôm lấy bờ vai mẹ, cười nói: “Em yêu, em cũng đừng lo lắng linh tinh. Em nghĩ nó còn trẻ sao? Trong lòng con nó còn rõ hơn em nhiều… Xuống ăn cơm đi, bữa tối đã chuẩn bị xong rồi."
Đúng lúc ngăn mẹ lải nhải cái đề tài này, Wart lúc thấy được ánh mắt cảm kích của con trai thì hiểu ý mà cười một cái.
Cha là đầu bếp nổi tiếng ở Amsterdam. Ông từng đến nhiều nơi trên thế giới tìm kiếm linh cảm nấu món ăn ngon. Khi còn trẻ từng ở Pháp học làm món Pháp; có lần đến Bắc Italia; cũng đã từng tới Trung Quốc học tập món ăn Trung Quốc, mà lần du lịch kia cuối cùng cũng tạo nên một đoạn nhân duyên tốt đẹp.
Người một nhà bởi vì lý do công việc mà ở chung thì ít xa cách thì nhiều, nhưng bầu không khí vẫn luôn vui vẻ đầm ấm.
“Vậy chuyến này con đến khi nào mới bay về?" Trên bàn cơm, mẹ vừa cắt thịt vừa dò hỏi.
“Chuyến bay sáng thứ năm này của ngài Robert."
“Hả? Đợi đã…" Mẹ buông dao nĩa xuống, đi tới trước máy tính kiểm tra gì đó, “Thứ năm… thứ năm… Có rồi! Là KL8022 lúc 9 giời 40 phút sáng à?"
“Vâng, sao vậy ạ?" Nhâm Viễn cầm lon soda trên bàn uống một ngụm.
“Em họ con thứ năm này muốn đi Copenhagen (thủ đô của Đan Mạch – hình ảnh đầu chương), chính là ngồi chuyến bay này của con đấy." Cha lau miệng nói.
Em họ? Nhâm Viễn suy nghĩ một lúc, “Ai vậy?"
“Con của dì con Tôn Vũ Tân ấy, khi còn bé các con còn chơi với nhau mà."
Vừa nghe mẹ nói thế, hình như đúng là có chút ấn tượng. Chỉ là từ sau khi ra nước ngoài, rất ít khi qua lại với họ hàng bên mẹ, quan hệ tự nhiên cũng xa cách không ít.
“Mấy đứa đã nhiều năm không gặp rồi đúng không? … Nhắc tới đứa nhỏ này, cũng không còn bé nữa, lần này đi Copenhagen chơi với bạn học, nhờ mẹ đặt vé giúp nó, đổi chuyến tại sân bay của chúng ta rồi lại bay tới Đan Mạch. Không ngờ lại khéo như vậy, một lát nữa mẹ đi gọi điện thoại cho dì con, để cho cô ấy yên tâm."
“Vâng."
Muốn nói tới ký ức thời thơ ấu, Nhâm Viễn cũng chẳng nhớ được nhiều. Ấn tượng sâu nhất, là vào mỗi ngày nghỉ liền muốn cùng mẹ bay đến bay đi, đi tới đi lui giữa Trung Quốc và Hà Lan. Lúc đó, sự nghiệp đầu bếp của cha ở Amsterdam vừa mới bắt đầu, mẹ cũng kẹt lại Trung Quốc cho mình đi học. Bởi vì ít khi gặp cha, nên luôn cực kỳ nhung nhớ, khi còn bé thấy máy bay cũng rất hưng phấn, nhận định rằng máy bay có thể đưa cậu đi gặp người mình yêu quý.
Thời gian còn ở trong nước, họ hàng bên kia của mẹ cũng ở rất gần, thường cùng chơi đùa với cậu em họ tên Tôn Vũ Tân này. Mãi cho đến khi di cư sang Amsterdam, liên lạc mới càng ngày càng ít. Không biết hiện giờ cậu ta sống như thế nào? Có gì thay đổi không, có còn giống như hồi bé không?"
Khi vừa xuống máy bay, liền xin mẹ số điện thoại để gọi cho cậu ta.
“A lô?" Đầu bên này nhanh chóng bắt máy, thanh tuyến nghe không cao không thấp.
“Vũ Tân à? Anh là Nhâm Viễn."
“Anh!? Là em! Anh đã đến rồi?" Âm điệu khi vui mừng vẫn là như vậy, quen thuộc từ lâu.
Đợi đến sau khi gặp mặt, mới phát hiện cậu em họ tinh quái đã hoàn toàn lớn rồi. Cậu ta kém mình sáu tuổi, vừa mới bắt đầu lên đại học.
Cậu ta rất hay nói, hai người gặp nhau, không có một chút không khí lúng túng nào.
Biết Nhâm Viễn thuê phòng ở trung tâm thành phố, Tôn Vũ Tân còn mời anh tới nhà mình ở, lời mời ở chung tuy bị Nhâm Viễn khéo léo cự tuyệt, nhưng đến nhà thăm hỏi trước sau gì vẫn phải làm. Bác trai bác gái gặp được Nhâm Viễn, cứ mãi khen lâu lắm rồi không gặp, thế mà đã cao đến vậy rồi, dường như xem Nhâm Viễn thành đứa nhóc choai choai, còn muốn nhân dịp mấy ngày trở về này bảo Tôn Vũ Tân đưa anh đi chơi khắp nơi.
Lúc đó, Nhâm Viễn và Tôn Vũ Tân vẫn là những chàng trai đơn thuần hoạt bát, không biết những thay đổi kinh thiên động địa trong mấy năm tới này, hoàn toàn không thể lường trước được. Thời thiếu niên phóng khoáng sai nhịp, bàn tay số phận sớm nắng chiều mưa, hoang đường mà dẫn anh vào một con đường khác.
Tác giả :
Cận Sắc Ivy